Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 697
Hoa tuyết rơi không ngừng, đậu lại trên mình một già một trẻ, hai nhân vật xuất sắc đại diện cho hai thế hệ của Trung Thổ.
Tống Khuyết nhận ra thần thái khác thường của Khấu Trọng, ngạc nhiên nhìn gã hỏi:
- Ngươi đang nghĩ gì vậy?
Khấu Trọng buồn rầu đáp:
- Con từ tư tưởng khác biệt giữa phiệt chủ và trai chủ Thanh Huệ mà liên tưởng tới những bất đồng cùng Ngọc Trí, vì thế cảm nhận một cách sâu sắc tâm tình của phiệt chủ ngày ấy.
Tống Khuyết cười nhẹ, vuốt cằm, đáp:
- Sự khác biệt về tư tưởng giữa ta và Thanh Huệ đúng là đã khiến bọn ta khó có thể tiến thêm một bước, những nguyên nhân khác đều là thứ yếu. Thanh Huệ cho rằng Hán tộc không chỉ chiếm ưu thế về dân số, mà trong kinh tế và văn hóa cũng có tính ưu việt rõ ràng, chỉ cần có đủ thời gian, là có thể đồng hóa ngoại tộc xâm nhập, khi sự khác biệt dân tộc biến mất, hỗn chiến giữa các dân tộc sẽ tự nhiên kết thúc, từ phân liệt đi tới thống nhất, đây là lẽ tất nhiên của lịch sử. Ở một góc độ nào đó, ta đồng ý với kiến giải của nàng trên phương diện này. Tuy nhiên nàng cho rằng dung hợp các dân tộc phương Bắc sau khi đồng hóa mới là sự phát triển tương lai của Hán tộc ta, ở điểm này Tống mỗ thật không dám đồng tình.
Khấu Trọng lần đầu tiên nghe được, có người từ góc độ này nhìn biến hóa của cục thế Trung Thổ, nên có cảm giác mới mẻ. Ở phương Bắc, Hán tộc bị Hồ hóa hay Hồ tộc bị Hán hóa, đã là sự thật. Bọn người như Vũ Văn Hóa Cập và Vương Thế Sung chính là người Hồ sau khi Hán hóa hoặc người Hán sau khi Hồ hóa không hơn không kém, Lý gia cũng có huyết thống của người Hồ.
Nhưng muốn Tống Khuyết, người kiên trì ủng hộ huyết thống Hán như vậy, tiếp nhận người Hồ đã Hán hóa hoặc người Hán đã Hồ hóa, cũng là không có khả năng. Sự khác biệt giữa Phạm Thanh Huệ và Tống Khuyết đã rất rõ ràng, mà sự khác biệt này càng hiện rõ trên tình thế trước mắt.
Tống Khuyết trầm giọng nói:
- Ta không hề phản đối văn hóa ngoại lai, đó là bí pháp để bảo trì tiến bộ và sức sống dân tộc. Phật học mặc dù bắt nguồn từ Thiên Trúc, truyền vào Trung Thổ cùng kết hợp với nền văn hóa sâu rộng tinh vi, có nguồn gốc lâu đời của Hán tộc ta mới phát dương quang đại. Tuy nhiên đối với ngoại tộc không có lòng đề phòng, chỉ chút sơ xuất sẽ biến thành dẫn sói vào nhà. Bọn Lưu Vũ Chu và Lương Sư Đô, chính vì Hồ hóa quá sâu nên coi thường mối họa của người Đột Quyết. Còn cha con họ Lý chính là đi vào vết xe đổ của nhà hậu Trần, cùng các tộc Tái Ngoại quan hệ mật thiết, sớm muộn gì cũng trở thành đại họa. Ta cũng khen Thanh Huệ có lòng nhân ái bao dung, nhưng đối mặt với thực tế, ta phải bảo trì nghiêm cẩn sự khác biệt giữa Hán tộc và ngoại tộc, nếu không các tộc Tái Ngoại sẽ trước sau nối gót tiến vào Trung Nguyên, Trung Thổ hẳn sẽ vĩnh viễn không có ngày thanh bình. Phương Bắc đã không có lực tự cứu, chỉ đành để người Nam bọn ta đứng lên thống nhất thiên hạ, dẹp loạn đem lại bình yên. Ngoài cách đó không còn con đường nào khác nữa, nếu không đại Hán của bọn ta sẽ mất đi sự đồng nhất về văn hóa, chỗ dựa cho việc thống nhất, thiên hạ sẽ bị hãm vào sự phân liệt lâu dài.
Tiếp đó ông cười ha hả rồi nói:
- Dốc hết tâm sự về Thanh Huệ, khiến cho bao phiền não ứ đọng trong đầu gần bốn mươi năm nay trào ra như nước lũ, Tống mỗ cảm thấy rất thống khoái. Thiếu Soái bây giờ đã hiểu rõ mục tiêu và lý tưởng của Tống Khuyết ta. Ta giúp ngươi ngồi lên ngôi vị, không phải là vì vinh quang của Tống gia, mà là sự chính thống của Hoa Hạ và huyết thống đại Hán ta. Sự xuất hiện của một dân tộc vĩ đại, tịnh không phải lẽ tự nhiên của lịch sử, đạt được không phải dễ, cũng không phải không thể vì ý chí của con người mà thay đổi. Nếu như không có Thủy Hoàng Doanh Chính, Trung Thổ có thể vẫn có cục diện chư hùng cát cứ. Ta hy vọng ngàn vạn năm sau, khi người dân Hoa Hạ nhắc tới Khấu Trọng ngươi, đều sẽ công nhận Khấu Trọng ngươi là nhân vật thứ ba sau Doanh Chính và Dương Kiên kết thúc tình trạng phân liệt của Trung Thổ. Đó là một sứ mệnh vĩ đại, những việc còn lại tất cả đều không quan trọng.
Trong lòng Khấu Trọng nhiệt huyết trào dâng, đồng thời gã hiểu rõ dụng ý của Tống Khuyết khi chịu thổ lộ tâm sự ấp ủ nơi đáy lòng đã nhiều năm, đó là ông kỳ thật không mấy lạc quan đối với trận chiến cùng Ninh Đạo Kỳ.
Quyết chiến. Điểm yếu của Tống Khuyết là Phạm Thanh Huệ. Khi ông cho rằng bản thân đã không còn vương vấn tình cảm với Phạm Thanh Huệ nữa, thì Sư Phi Huyên đại diện Ninh Đạo Kỳ gửi thư khiêu chiến, làm sống dậy hồi ức tình cảm của ông năm đó, bộc phát tới mức không thể thu lại được, khiến ông không cách gì giữ vững cảnh giới tột cùng “Xá đao chi ngoại, tái vô tha vật” của Đao đạo, mất đi niềm tin tất thắng.
Tống Khuyết chẳng những muốn Khấu Trọng hiểu rõ ràng khổ tâm thống nhất thiên hạ của ông, càng muốn gã kiên trì niềm tin, cho dù Tống Khuyết có thua trận bỏ mình, cũng không bị Sư Phi Huyên dùng lời đại nghĩa, khiến Khấu Trọng buông bỏ chí hướng chấn hưng Hán thống thiên thu đại nghiệp của ông.
Khấu Trọng nghiêm mặt đáp:
- Phiệt chủ yên tâm. Khấu Trọng sẽ kiên trì đi tiếp, cho tới khi hoàn thành lý tưởng trong lòng của Phiệt chủ.
Tống Khuyết cười dài:
- Tốt! Tống Khuyết ta tuyệt không nhìn lầm ngươi. Nhớ kỹ, bọn ta không phải vì lợi ích cá nhân, mà chính là vì hạnh phúc của một dân tộc. Bây giờ ta có thể bỏ hết tâm sự, toàn tâm toàn ý nghĩ tới trận quyết đấu cùng Ninh Đạo Kỳ, xem xem là đạo thiền của hắn được, hay là Thiên đao của ta thắng. Ngươi vẫn muốn theo ta quan chiến sao?
Khấu Trọng không chút do dự gật đầu.
Tống Khuyết lại cười dài một trận, phi thân về phía trước, tiến sâu vào vùng bình nguyên hoang dã mênh mông đầy tuyết.
Khấu Trọng theo sát phía sau ông, một già một trẻ hai đại cao thủ hàng đầu, thoáng chốc đã chìm thân vào màn tuyết trắng tinh khiết thăm thẳm vô tận.
oOo
“Cạch! Cạch!”
Từ Tử Lăng đang ngồi một mình trong phòng đáp lời:
- Hiển Hạc mời vào, cửa không cài then.
Âm Hiển Hạc đẩy cửa tiến vào trong phòng, đóng cửa lại, rồi thần sắc buồn bã ngồi xuống bên cạnh Từ Tử Lăng.
Đây là một lữ quán khá quy mô cách tửu quán lúc nãy một ngã tư. Sau khi chia tay với Phục Khiên, bọn họ mướn hai căn phòng hảo hạng ở đây.
Từ Tử Lăng quan tâm hỏi:
- Ngủ không được sao?
Âm Hiển Hạc đờ đẫn gật đầu, rồi buồn bã đáp:
- Ta phải chăng rất vô dụng?
Từ Tử Lăng không đồng ý:
- Sao lại coi thường bản thân mình như vậy. Ngươi lo lắng cũng là hợp với nhân tình. Từ khi lệnh muội thất tung, ngươi đi khắp chân trời góc biển tìm cô ta, mặc dù không có kết quả, nhưng vẫn luôn nuôi một tia hy vọng. Bây giờ chỗ ở của lệnh muội khả năng là Kỷ Thiến biết. Nếu đổi lại ta là ngươi, ta cũng sợ sẽ phải nghe một sự thật đáng sợ không cách gì vãn hồi, khi đó ngươi hẳn sẽ mất hết hy vọng, thậm chí ngay cả ý nghĩa của việc sinh tồn, cho nên sợ cũng là hợp lý thôi.
Âm Hiển Hạc cười khổ đáp:
- Ngươi thì ra rất hiểu ta.
Từ Tử Lăng mắt xạ kỳ quang, nói:
- Nhưng ta có dự cảm ngươi nhất định có thể đoàn tụ cùng tiểu muội. Ta thật sự có cảm giác này, tuyệt không phải vì ai ủi ngươi mà nói.
Âm Hiển Hạc tỉnh táo hơn một chút, hỏi:
- Ngươi đối với Phục Khiên có cảm giác gì?
Từ Tử Lăng ngây ngốc nhìn hắn một lát, rồi cười khổ đáp:
- Ta không muốn nghĩ tới vấn đề của hắn, mọi người cuối cùng thì cũng là bằng hữu cả.
Âm Hiển Hạc nói:
- Đột Lợi chẳng phải là bằng hữu sinh tử của ngươi sao? Nhưng tình thế bắt buộc, cuối cùng cũng có ngày ngươi cùng hắn phải quyết đấu nơi sa trường. Hiệt Lợi và Đột Lợi tuy thường xung đột, nhưng trong chiến tranh đối với người ngoài, vì lợi ích chung, sẽ đoàn kết nhất trí. Ta đồng ý với cách nhìn của Phục Khiên, liên quân của Hiệt Lợi và Đột Lợi bất kỳ lúc nào cũng có thể ồ ạt xâm lược Trung Nguyên, đây là hiện thực không ai có thể thay đổi.
Từ Tử Lăng hỏi:
- Bọn họ có lợi ích chung gì?
Âm Hiển Hạc đáp:
- Ta phiêu bạt khắp nơi trong ngoài Tái Ngoại tìm Tiểu Kỷ, cho nên hiểu sâu sắc hơn ngươi hay Khấu Trọng về tâm tính của các tộc vùng Tái Ngoại. Điều bọn họ sợ nhất chính là xuất hiện một đế quốc Trung Nguyên thống nhất cường mạnh, cái họa Dương Quảng trong ký ức bọn họ vẫn còn mới. Điểm duy nhất ta không đồng ý với Phục Khiên là Thống Diệp Hộ của Tây Đột Quyết tuyệt sẽ không ngáng chân Hiệt Lợi vào thời điểm này, đây là truyền thống lang sói của bọn họ, thấy một con dê béo, cả đàn xông vào cắn xé, ních đầy cái bụng đói. Trước mắt Lý Phiệt chia rẽ trong ngoài, Trung Thổ tất vì Khấu Trọng nổi dậy mà trở thành Nam Bắc đối đầu. Nếu người Đột Quyết còn không lợi dụng thời cơ trời cho mà cắn xé con dê béo bọn ta, một khi Lý Phiệt hoặc Khấu Trọng bất cứ bên nào thống nhất Trung Nguyên, bọn chúng đều mất đi cơ hội.
Từ Tử Lăng cảm thấy lưng toát đầy mồ hôi. Âm Hiển Hạc chưa từng dùng nhiều lời hay lý luận to tát để nói về bất cứ chuyện gì như thế này, hôm nay đại khai kim khẩu, vả lại từng lời từng lời như châu ngọc, đem tình thế trong ngoài Tái Ngoại phân tích vừa sinh động tới đáng sợ vừa chính xác cùng cực.
Trong thoáng chốc, gã hiểu sâu sắc nguyên nhân vì sao Sư Phi Huyên lại bước vào chốn phàm trần, chính là muốn bất chấp tất cả ngăn cản sự tình phát triển như lời Âm Hiển Hạc nói.
Chính trị là không kể động cơ, chỉ nói kết quả.
Việc tranh bá thiên hạ của Khấu Trọng rất có khả năng sẽ mang tới tai họa càng lớn.
“Tử Lăng! Huynh từng nói qua, nếu Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế, huynh sẽ khuyên Khấu Trọng rời bỏ. Vì thiên hạ chúng sinh, Tử Lăng có thể đổi sang thái độ tích cực, giúp hoàn thành tâm nguyện của Phi Huyên không?”
Lời Sư Phi Huyên vang dội trong đầu gã.
Khi đó gã tịnh không nghiền ngẫm lời nói đó của nàng, lúc này nó giống như tiếng chuông sáng trống chiều, làm gã sực tỉnh, toàn thân đổ đầy mồ hôi lạnh.
Hạnh phúc của vạn dân nằm trong một ý niệm này đây.
Thanh âm của Âm Hiển Hạc vang lên bên tai Từ Tử Lăng:
- Vì sao sắc mặt ngươi trở nên khó coi như vậy?
Từ Tử Lăng đáp một cách khó khăn:
- Ta đã từng tận mắt chứng kiến tình cảnh đáng sợ của đàn sói cắn xé con dê, cho nên sự so sánh của ngươi khiến ta từ đáy lòng sinh ra cảm giác sợ hãi.
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Người Đột Quyết luôn coi sói là thầy, chiến thuật của bọn họ chính là chiến thuật của sói, trước tiên từ bốn phía quanh ngươi rít gào thăm dò hư thực, làm tan rã đấu chí của ngươi, khiến tinh thần ngươi chịu áp lực, chỉ cần ngươi lộ ra chút sợ hãi, lập tức cả đàn tấn công, dùng công thế hung tàn nhất xé nát con mồi, vả lại còn không để ý tới sự an toàn của bản thân.
Hắn ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Nếu ta là Hiệt Lợi, càng không để Khấu Trọng có cơ hội thống nhất thiên hạ. Sự cố kỵ của hắn đối với Khấu Trọng khẳng định vượt quá đối với Lý Thế Dân, bởi vì không ai hiểu rõ hơn Hiệt Lợi năng lực trên chiến trường của Khấu Trọng. Thời gian nước sông đóng băng ba tháng này chính là thời cơ tốt nhất cho việc xâm lấn của Hiệt Lợi.
Từ Tử Lăng chấn động nói:
- May mà có Hiển Hạc nhắc nhở ta. Ta tịnh không nghĩ ra đóng băng có điểm hại như vậy.
Âm Hiển Hạc trả lời:
- Tử Lăng lớn lên ở miền Nam, đương nhiên không hiểu được sự khổ sở lo lắng ngày đêm của dân vùng biên cương phía Bắc. Người Đột Quyết tựa như bầy sói xuất quỷ nhập thần, tiến lui như gió, nơi nào bọn chúng đi qua gạch ngói cũng không còn.
Từ Tử Lăng quả quyết:
- Không! Ta tuyệt không để tình huống như vậy xuất hiện.
Âm Hiển Hạc chán nản nói:
- Bọn ta còn có thể nghĩ ra biện pháp gì đây.
Từ Tử Lăng nhíu mày hỏi:
- Đột Lợi chẳng lẽ hoàn toàn không nể mặt ta và Khấu Trọng sao?
Âm Hiển Hạc lắc đầu đáp:
- Người Đột Quyết vĩnh viễn đặt dân tộc lên đầu, cá nhân là phụ, Khả Đạt Chí là một ví dụ tốt. Hà huống có Tất Huyền ủng hộ Hiệt Lợi, chỉ cần Tất Huyền nhúng tay vào, Đột Lợi sẽ không dám không theo, nếu không vị trí Khả Hãn của hắn khó mà giữ. Đối mặt với tình huống như vậy, tình huynh đệ gì gì cũng đều không có tác dụng. Tử Lăng phải đối diện với sự thật.
Từ Tử Lăng trầm giọng:
- Ta phải đi gặp Lý Thế Dân.
Âm Hiển Hạc ngạc nhiên nói:
- Gặp hắn có tác dụng gì, các ngươi không còn là bằng hữu nữa, mà là tử địch ở vào thế bất lưỡng lập.
Từ Tử Lăng thần tình kiên quyết, đáp:
-Cuộc trò chuyện với ngươi đêm nay đã khiến ta giải tỏa nhiều khúc mắc, nghĩ thông suốt rất nhiều việc. Trong quá khứ ta và Khấu Trọng luôn đứng trên lập trường cá nhân mình mà quyết định lý tưởng và mục tiêu, chưa từng nghĩ tới hậu quả theo đó mà tới.
Tới phiên Âm Hiển Hạc nhăn trán hỏi:
- Tình thế đã tới mức không thể thu thập nổi rồi. Tống Khuyết đã ra khỏi Lĩnh Nam, thiên hạ không ai có thể nghịch chuyển tình thế này. Tử Lăng gặp Lý Thế Dân còn có gì để nói?
Từ Tử Lăng đáp:
- Ta không biết! Có thể đây là cơ hội cuối cùng khiến cho Trung Nguyên tránh được đại họa. Nếu ta không hết sức thử làm, ta sẽ ân hận cả đời, còn phụ lòng kỳ vọng của Phi Huyên đối với ta.
Âm Hiển Hạc bắt đầu hiểu ra tâm ý của Từ Tử Lăng, hắn hít dài một hơi khẩu khí rồi nói:
- Thuyết phục Lý Thế Dân có tác dụng gì. Trên Lý Thế Dân còn có Lý Uyên, còn Kiến Thành và Nguyên Cát thì đều muốn đẩy Lý Thế Dân vào chỗ chết. Theo ta thấy thì Tử Lăng đang làm một việc thừa thãi rồi.
Từ Tử Lăng lộ ra thần sắc khổ sở, không trả lời hắn.
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Khấu Trọng không còn là Khấu Trọng trước kia nữa. Hắn bây giờ không chỉ là thống lĩnh của Thiếu Soái quân, mà còn là người kế thừa của Tống Khuyết. Trên vai hắn gánh trách nhiệm rất nặng nề. Ta thật không muốn thấy các ngươi hai huynh đệ tốt vì chuyện này mà bất hòa.
Từ Tử Lăng đáp:
- Ta không cách nào so đo hơn thiệt từng chút một, chỉ biết bá tính Trung Thổ sắp gặp đại họa. Bọn họ chịu đựng đã nhiều, cũng nên có một đoạn thời gian dài có được cuộc sống an nhàn thanh bình.
Âm Hiển Hạc gật đầu nói:
- Tử Lăng chính là một người luôn nghĩ cho người khác như vậy, bất kể thua thiệt của bản thân. Đáng tiếc thời gian và tình thế đều đã đến mức tuyệt vọng. Ngay cả nếu Khấu Trọng đầu hàng nhà Đường của họ Lý, Tống Khuyết cũng không ngừng lại. Ngươi hiểu rõ Khấu Trọng nhất, hắn ở vào tình cảnh ác liệt nhất cũng không chịu khuất phục đầu hàng, hà huống hiện tại là thời khắc có hy vọng thống nhất thiên hạ, hắn không những không giải thích nổi với bản thân, còn khó ăn nói với những người theo hắn, càng có lỗi với những tướng sĩ đã vì hắn mà hy sinh.
Hắn ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Ta nói nhiều như vậy, không phải là không biết khổ tâm và hoài bão của Tử Lăng, mà là sợ ngươi gặp nguy hiểm. Chiến trường trước giờ là không nói chuyện nhân tình.
Ngươi gặp Lý Thế Dân thế này, hắn sẽ đối phó với ngươi ra sao thật là khó dự đoán. Cho dù hắn niệm tình cũ, thì bọn Lý Nguyên Cát, Dương Hư Ngạn cũng tuyệt không bỏ qua cho ngươi. Giết được ngươi cũng như phế bỏ nửa người của Khấu Trọng. Theo ta thấy thì Lý Thế Dân sẽ không chịu bỏ qua cơ hội Từ Tử Lăng đưa thân vào miệng hổ thế này đâu.
Từ Tử Lăng cảm nhận một cách sâu sắc sự quan tâm đối với mình của người tựa như đối với mọi việc đều không để ý này, gã cảm động đáp:
- Ta sẽ cẩn thận hành sự.
Trong lòng gã nghĩ tới chính là Lý Tịnh. Gã vốn không định tìm y, bây giờ lại phải cùng y gặp mặt trước, cũng bất kể nguy hiểm mà việc này sẽ mang tới.
Âm Hiển Hạc thấy không thể thuyết phục gã, nỗ lực lần cuối cùng:
- Ngươi nếu muốn thuyết phục Khấu Trọng đầu hàng, vì sao phải gặp Lý Thế Dân?
Từ Tử Lăng đáp:
- Nếu không thể thuyết phục Lý Thế Dân, càng không có khả năng đả động Khấu Trọng, vì thế phải thuyết phục y trước. Việc này phức tạp cực kỳ, liên quan sâu rộng, một lời khó nói hết.
Âm Hiển Hạc trầm giọng hỏi:
- Vấn đề của Tống Khuyết giải quyết thế nào?
Từ Tử Lăng buồn bã đáp:
- Ta không biết, đành phải đi từng bước một. Phi Huyên nói nàng sẽ tạo ra một cơ hội cho việc thống nhất hòa bình, hy vọng nàng thật sự có thể làm được.
Âm Hiển Hạc quả quyết nói:
- Ta theo ngươi đi gặp Lý Thế Dân.
Từ Tử Lăng đáp:
- Gặp xong Kỷ Thiến rồi mới nói!
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Cuộc nói chuyện cùng Tử Lăng đêm nay đối với ta rất có ích, so với hòa bình hạnh phúc của bá tính thiên hạ, nỗi đau cá nhân không đáng để nhắc tới.
Từ Tử Lăng đột nhiên vung tay quạt tắt ngọn đèn dầu, nói:
- Có người tới.
Âm Hiển Hạc chụp lên thanh trường kiếm bằng thép cứng trên lưng. Tiếng xé gió từ ngoài cửa sổ và cửa chính vang lên.
oOo
Giữa gió tuyết ngập trời, Tống Khuyết và Khấu Trọng đứng bên bờ Đông sông Y Thủy, ung dung nhìn dòng nước chảy qua trước mắt.
Cho tới lúc này, Khấu Trọng vẫn không biết thời gian và địa điểm Ninh Đạo Kỳ hẹn quyết chiến cùng Tống Khuyết.
Tống Khuyết thần thái nhàn nhã, không có lấy nửa điểm biểu hiện vội vã lên đường.
Ông đột nhiên mỉm cười hỏi:
- Thiếu Soái đối với sông Trường Giang có cảm giác gì?
Khấu Trọng nhớ tới đủ loại quan hệ với Trường Giang, nhất thời trăm thứ tình cảm lẫn lộn, khẽ thở dài một hơi, đáp:
- Một lời khó nói hết.
Tống Khuyết hào phóng nói:
- Trường Giang giống như một con rồng lớn, từ ngọn Các Lạp Đan mùa đông tuyết phủ của dãy núi Đường Cổ Lạp Sơn xa xôi chảy về, chảy ngang qua Trung Thổ, từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển, nuôi dưỡng thành cảnh văn minh phồn hoa phương Nam. So với Hoàng Hà, sông Trường Giang có vài phần ôn nhu tươi đẹp hơn. Giang, Hoài, Hà, Tế được gọi là “Tứ Độc”, đều là cửa sông thông ra biển. Danh xưng thiên hạ đệ nhất đại hà (sông lớn nhất thiên hạ) tuy là sông Hoàng Hà, nhưng ta lại yêu mến Trường Giang, trên nhiều phương diện Hoàng Hà không thể so sánh được.
Khấu Trọng băn khoăn, không hiểu Tống Khuyết vì sao đột nhiên lại nói tới sông Trường Giang, tuy tựa như có một loại tình cảm hoài niệm khắc sâu đối với dòng sông này, nhưng ngữ điệu lại thê lương đầy thương cảm.
Tống Khuyết tiếp tục nói:
- Ta từng vì thăm dò ngọn nguồn của con sông mà men theo bờ đi về phía Tây, gặp qua rất nhiều đoạn sông băng. Nơi đó có những dãy núi trập trùng, tuyết phủ trắng xóa, những khối tuyết khổng lồ dưới ánh mặt trời tan ra, theo sườn núi chảy xuống, hình thành trăm ngàn ngọn thác nhỏ, hợp lại thành sông, chảy về phía Đông, khí thế cực kỳ mạnh mẽ, nếu không phải tận mắt chứng kiến, thật không dám tin.
Khấu Trọng nghe xong, trong lòng ấp ủ hoài bão, nói:
- Có cơ hội nhất định phải cùng Tử Lăng đi một chuyến.
Tống Khuyết nhắc nhở gã:
- Ngươi hình như quên mất Ngọc Trí.
Khấu Trọng buồn bã đáp:
- Nàng tuyệt sẽ không đi cùng con!
Tống Khuyết mỉm cười nói:
- Nếu đổi lại là hôm qua, ta có lẽ sẽ nói với ngươi rằng thời gian có thể hàn gắn mọi chuyện, nhưng bây giờ không dám khẳng định nữa. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ngươi tưởng rằng còn có thể tùy tiện chạy khắp nơi sao?
Khấu Trọng cảm thấy u sầu mất mát, không đáp lời.
Tống Khuyết quay trở lại chủ đề lúc trước, nói:
- Người ta nói hợp cốc “Tam Hạp” giống như Hoàng Hà, có sự hùng vĩ hiểm trở của Cù Đường hạp, sự tú lệ thanh tĩnh của Vu hạp và sự chảy mãi không ngừng nghỉ của Tây Lăng hạp, là những nơi đẹp nhất của Trường Giang. Đó chỉ là lời của kẻ vô tri. Kỳ cảnh Hổ Khiêu hạp nằm trong đoạn sông Kim Sa của Trường Giang, dài tới hơn mười dặm, mượt mà liên tục chảy, sóng tuyết dập dờn, khói nước mênh mông, hai bên bờ tuyết trắng ngàn dặm, hoa băng rủ xuống, mây mù uốn lượn, hẻm sông sâu tới vạn trượng, xa lánh trần thế, đó mới là nơi đẹp nhất của Trường Giang.
Khấu Trọng cười khổ:
- Chỉ sợ con vĩnh viễn không có duyên tới nơi đó chứng nghiệm lời của lão nhân gia.
Tống Khuyết không để ý, mơ màng nói:
- Thuyền của ta chìm ở nơi đó. Khi ta chuyển qua thuyền chở khách đi Ba Thục, vào một đêm trăng sáng vằng vặc, trên sàn thuyền ta đã gặp Thanh Huệ. Ta chưa từng chủ động nói chuyện cùng bất cứ mỹ nữ nào, nhưng đêm đó không cầm lòng được dùng một bài thơ để mở màn, khiến ta vĩnh viễn ôm một đoạn tình thương tâm mỹ lệ, khi ta tưởng rằng đã quên thì hồi ức lại càng khắc sâu hơn bao giờ hết.
Khấu Trọng trong lòng rúng động, không thể tưởng tượng nổi Tống Khuyết vẫn chưa thể thoát thân khỏi hồi ức đối với Phạm Thanh Huệ, trận chiến này thật không thể lạc quan.
(Hết hồi 698)
Tống Khuyết nhận ra thần thái khác thường của Khấu Trọng, ngạc nhiên nhìn gã hỏi:
- Ngươi đang nghĩ gì vậy?
Khấu Trọng buồn rầu đáp:
- Con từ tư tưởng khác biệt giữa phiệt chủ và trai chủ Thanh Huệ mà liên tưởng tới những bất đồng cùng Ngọc Trí, vì thế cảm nhận một cách sâu sắc tâm tình của phiệt chủ ngày ấy.
Tống Khuyết cười nhẹ, vuốt cằm, đáp:
- Sự khác biệt về tư tưởng giữa ta và Thanh Huệ đúng là đã khiến bọn ta khó có thể tiến thêm một bước, những nguyên nhân khác đều là thứ yếu. Thanh Huệ cho rằng Hán tộc không chỉ chiếm ưu thế về dân số, mà trong kinh tế và văn hóa cũng có tính ưu việt rõ ràng, chỉ cần có đủ thời gian, là có thể đồng hóa ngoại tộc xâm nhập, khi sự khác biệt dân tộc biến mất, hỗn chiến giữa các dân tộc sẽ tự nhiên kết thúc, từ phân liệt đi tới thống nhất, đây là lẽ tất nhiên của lịch sử. Ở một góc độ nào đó, ta đồng ý với kiến giải của nàng trên phương diện này. Tuy nhiên nàng cho rằng dung hợp các dân tộc phương Bắc sau khi đồng hóa mới là sự phát triển tương lai của Hán tộc ta, ở điểm này Tống mỗ thật không dám đồng tình.
Khấu Trọng lần đầu tiên nghe được, có người từ góc độ này nhìn biến hóa của cục thế Trung Thổ, nên có cảm giác mới mẻ. Ở phương Bắc, Hán tộc bị Hồ hóa hay Hồ tộc bị Hán hóa, đã là sự thật. Bọn người như Vũ Văn Hóa Cập và Vương Thế Sung chính là người Hồ sau khi Hán hóa hoặc người Hán sau khi Hồ hóa không hơn không kém, Lý gia cũng có huyết thống của người Hồ.
Nhưng muốn Tống Khuyết, người kiên trì ủng hộ huyết thống Hán như vậy, tiếp nhận người Hồ đã Hán hóa hoặc người Hán đã Hồ hóa, cũng là không có khả năng. Sự khác biệt giữa Phạm Thanh Huệ và Tống Khuyết đã rất rõ ràng, mà sự khác biệt này càng hiện rõ trên tình thế trước mắt.
Tống Khuyết trầm giọng nói:
- Ta không hề phản đối văn hóa ngoại lai, đó là bí pháp để bảo trì tiến bộ và sức sống dân tộc. Phật học mặc dù bắt nguồn từ Thiên Trúc, truyền vào Trung Thổ cùng kết hợp với nền văn hóa sâu rộng tinh vi, có nguồn gốc lâu đời của Hán tộc ta mới phát dương quang đại. Tuy nhiên đối với ngoại tộc không có lòng đề phòng, chỉ chút sơ xuất sẽ biến thành dẫn sói vào nhà. Bọn Lưu Vũ Chu và Lương Sư Đô, chính vì Hồ hóa quá sâu nên coi thường mối họa của người Đột Quyết. Còn cha con họ Lý chính là đi vào vết xe đổ của nhà hậu Trần, cùng các tộc Tái Ngoại quan hệ mật thiết, sớm muộn gì cũng trở thành đại họa. Ta cũng khen Thanh Huệ có lòng nhân ái bao dung, nhưng đối mặt với thực tế, ta phải bảo trì nghiêm cẩn sự khác biệt giữa Hán tộc và ngoại tộc, nếu không các tộc Tái Ngoại sẽ trước sau nối gót tiến vào Trung Nguyên, Trung Thổ hẳn sẽ vĩnh viễn không có ngày thanh bình. Phương Bắc đã không có lực tự cứu, chỉ đành để người Nam bọn ta đứng lên thống nhất thiên hạ, dẹp loạn đem lại bình yên. Ngoài cách đó không còn con đường nào khác nữa, nếu không đại Hán của bọn ta sẽ mất đi sự đồng nhất về văn hóa, chỗ dựa cho việc thống nhất, thiên hạ sẽ bị hãm vào sự phân liệt lâu dài.
Tiếp đó ông cười ha hả rồi nói:
- Dốc hết tâm sự về Thanh Huệ, khiến cho bao phiền não ứ đọng trong đầu gần bốn mươi năm nay trào ra như nước lũ, Tống mỗ cảm thấy rất thống khoái. Thiếu Soái bây giờ đã hiểu rõ mục tiêu và lý tưởng của Tống Khuyết ta. Ta giúp ngươi ngồi lên ngôi vị, không phải là vì vinh quang của Tống gia, mà là sự chính thống của Hoa Hạ và huyết thống đại Hán ta. Sự xuất hiện của một dân tộc vĩ đại, tịnh không phải lẽ tự nhiên của lịch sử, đạt được không phải dễ, cũng không phải không thể vì ý chí của con người mà thay đổi. Nếu như không có Thủy Hoàng Doanh Chính, Trung Thổ có thể vẫn có cục diện chư hùng cát cứ. Ta hy vọng ngàn vạn năm sau, khi người dân Hoa Hạ nhắc tới Khấu Trọng ngươi, đều sẽ công nhận Khấu Trọng ngươi là nhân vật thứ ba sau Doanh Chính và Dương Kiên kết thúc tình trạng phân liệt của Trung Thổ. Đó là một sứ mệnh vĩ đại, những việc còn lại tất cả đều không quan trọng.
Trong lòng Khấu Trọng nhiệt huyết trào dâng, đồng thời gã hiểu rõ dụng ý của Tống Khuyết khi chịu thổ lộ tâm sự ấp ủ nơi đáy lòng đã nhiều năm, đó là ông kỳ thật không mấy lạc quan đối với trận chiến cùng Ninh Đạo Kỳ.
Quyết chiến. Điểm yếu của Tống Khuyết là Phạm Thanh Huệ. Khi ông cho rằng bản thân đã không còn vương vấn tình cảm với Phạm Thanh Huệ nữa, thì Sư Phi Huyên đại diện Ninh Đạo Kỳ gửi thư khiêu chiến, làm sống dậy hồi ức tình cảm của ông năm đó, bộc phát tới mức không thể thu lại được, khiến ông không cách gì giữ vững cảnh giới tột cùng “Xá đao chi ngoại, tái vô tha vật” của Đao đạo, mất đi niềm tin tất thắng.
Tống Khuyết chẳng những muốn Khấu Trọng hiểu rõ ràng khổ tâm thống nhất thiên hạ của ông, càng muốn gã kiên trì niềm tin, cho dù Tống Khuyết có thua trận bỏ mình, cũng không bị Sư Phi Huyên dùng lời đại nghĩa, khiến Khấu Trọng buông bỏ chí hướng chấn hưng Hán thống thiên thu đại nghiệp của ông.
Khấu Trọng nghiêm mặt đáp:
- Phiệt chủ yên tâm. Khấu Trọng sẽ kiên trì đi tiếp, cho tới khi hoàn thành lý tưởng trong lòng của Phiệt chủ.
Tống Khuyết cười dài:
- Tốt! Tống Khuyết ta tuyệt không nhìn lầm ngươi. Nhớ kỹ, bọn ta không phải vì lợi ích cá nhân, mà chính là vì hạnh phúc của một dân tộc. Bây giờ ta có thể bỏ hết tâm sự, toàn tâm toàn ý nghĩ tới trận quyết đấu cùng Ninh Đạo Kỳ, xem xem là đạo thiền của hắn được, hay là Thiên đao của ta thắng. Ngươi vẫn muốn theo ta quan chiến sao?
Khấu Trọng không chút do dự gật đầu.
Tống Khuyết lại cười dài một trận, phi thân về phía trước, tiến sâu vào vùng bình nguyên hoang dã mênh mông đầy tuyết.
Khấu Trọng theo sát phía sau ông, một già một trẻ hai đại cao thủ hàng đầu, thoáng chốc đã chìm thân vào màn tuyết trắng tinh khiết thăm thẳm vô tận.
oOo
“Cạch! Cạch!”
Từ Tử Lăng đang ngồi một mình trong phòng đáp lời:
- Hiển Hạc mời vào, cửa không cài then.
Âm Hiển Hạc đẩy cửa tiến vào trong phòng, đóng cửa lại, rồi thần sắc buồn bã ngồi xuống bên cạnh Từ Tử Lăng.
Đây là một lữ quán khá quy mô cách tửu quán lúc nãy một ngã tư. Sau khi chia tay với Phục Khiên, bọn họ mướn hai căn phòng hảo hạng ở đây.
Từ Tử Lăng quan tâm hỏi:
- Ngủ không được sao?
Âm Hiển Hạc đờ đẫn gật đầu, rồi buồn bã đáp:
- Ta phải chăng rất vô dụng?
Từ Tử Lăng không đồng ý:
- Sao lại coi thường bản thân mình như vậy. Ngươi lo lắng cũng là hợp với nhân tình. Từ khi lệnh muội thất tung, ngươi đi khắp chân trời góc biển tìm cô ta, mặc dù không có kết quả, nhưng vẫn luôn nuôi một tia hy vọng. Bây giờ chỗ ở của lệnh muội khả năng là Kỷ Thiến biết. Nếu đổi lại ta là ngươi, ta cũng sợ sẽ phải nghe một sự thật đáng sợ không cách gì vãn hồi, khi đó ngươi hẳn sẽ mất hết hy vọng, thậm chí ngay cả ý nghĩa của việc sinh tồn, cho nên sợ cũng là hợp lý thôi.
Âm Hiển Hạc cười khổ đáp:
- Ngươi thì ra rất hiểu ta.
Từ Tử Lăng mắt xạ kỳ quang, nói:
- Nhưng ta có dự cảm ngươi nhất định có thể đoàn tụ cùng tiểu muội. Ta thật sự có cảm giác này, tuyệt không phải vì ai ủi ngươi mà nói.
Âm Hiển Hạc tỉnh táo hơn một chút, hỏi:
- Ngươi đối với Phục Khiên có cảm giác gì?
Từ Tử Lăng ngây ngốc nhìn hắn một lát, rồi cười khổ đáp:
- Ta không muốn nghĩ tới vấn đề của hắn, mọi người cuối cùng thì cũng là bằng hữu cả.
Âm Hiển Hạc nói:
- Đột Lợi chẳng phải là bằng hữu sinh tử của ngươi sao? Nhưng tình thế bắt buộc, cuối cùng cũng có ngày ngươi cùng hắn phải quyết đấu nơi sa trường. Hiệt Lợi và Đột Lợi tuy thường xung đột, nhưng trong chiến tranh đối với người ngoài, vì lợi ích chung, sẽ đoàn kết nhất trí. Ta đồng ý với cách nhìn của Phục Khiên, liên quân của Hiệt Lợi và Đột Lợi bất kỳ lúc nào cũng có thể ồ ạt xâm lược Trung Nguyên, đây là hiện thực không ai có thể thay đổi.
Từ Tử Lăng hỏi:
- Bọn họ có lợi ích chung gì?
Âm Hiển Hạc đáp:
- Ta phiêu bạt khắp nơi trong ngoài Tái Ngoại tìm Tiểu Kỷ, cho nên hiểu sâu sắc hơn ngươi hay Khấu Trọng về tâm tính của các tộc vùng Tái Ngoại. Điều bọn họ sợ nhất chính là xuất hiện một đế quốc Trung Nguyên thống nhất cường mạnh, cái họa Dương Quảng trong ký ức bọn họ vẫn còn mới. Điểm duy nhất ta không đồng ý với Phục Khiên là Thống Diệp Hộ của Tây Đột Quyết tuyệt sẽ không ngáng chân Hiệt Lợi vào thời điểm này, đây là truyền thống lang sói của bọn họ, thấy một con dê béo, cả đàn xông vào cắn xé, ních đầy cái bụng đói. Trước mắt Lý Phiệt chia rẽ trong ngoài, Trung Thổ tất vì Khấu Trọng nổi dậy mà trở thành Nam Bắc đối đầu. Nếu người Đột Quyết còn không lợi dụng thời cơ trời cho mà cắn xé con dê béo bọn ta, một khi Lý Phiệt hoặc Khấu Trọng bất cứ bên nào thống nhất Trung Nguyên, bọn chúng đều mất đi cơ hội.
Từ Tử Lăng cảm thấy lưng toát đầy mồ hôi. Âm Hiển Hạc chưa từng dùng nhiều lời hay lý luận to tát để nói về bất cứ chuyện gì như thế này, hôm nay đại khai kim khẩu, vả lại từng lời từng lời như châu ngọc, đem tình thế trong ngoài Tái Ngoại phân tích vừa sinh động tới đáng sợ vừa chính xác cùng cực.
Trong thoáng chốc, gã hiểu sâu sắc nguyên nhân vì sao Sư Phi Huyên lại bước vào chốn phàm trần, chính là muốn bất chấp tất cả ngăn cản sự tình phát triển như lời Âm Hiển Hạc nói.
Chính trị là không kể động cơ, chỉ nói kết quả.
Việc tranh bá thiên hạ của Khấu Trọng rất có khả năng sẽ mang tới tai họa càng lớn.
“Tử Lăng! Huynh từng nói qua, nếu Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế, huynh sẽ khuyên Khấu Trọng rời bỏ. Vì thiên hạ chúng sinh, Tử Lăng có thể đổi sang thái độ tích cực, giúp hoàn thành tâm nguyện của Phi Huyên không?”
Lời Sư Phi Huyên vang dội trong đầu gã.
Khi đó gã tịnh không nghiền ngẫm lời nói đó của nàng, lúc này nó giống như tiếng chuông sáng trống chiều, làm gã sực tỉnh, toàn thân đổ đầy mồ hôi lạnh.
Hạnh phúc của vạn dân nằm trong một ý niệm này đây.
Thanh âm của Âm Hiển Hạc vang lên bên tai Từ Tử Lăng:
- Vì sao sắc mặt ngươi trở nên khó coi như vậy?
Từ Tử Lăng đáp một cách khó khăn:
- Ta đã từng tận mắt chứng kiến tình cảnh đáng sợ của đàn sói cắn xé con dê, cho nên sự so sánh của ngươi khiến ta từ đáy lòng sinh ra cảm giác sợ hãi.
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Người Đột Quyết luôn coi sói là thầy, chiến thuật của bọn họ chính là chiến thuật của sói, trước tiên từ bốn phía quanh ngươi rít gào thăm dò hư thực, làm tan rã đấu chí của ngươi, khiến tinh thần ngươi chịu áp lực, chỉ cần ngươi lộ ra chút sợ hãi, lập tức cả đàn tấn công, dùng công thế hung tàn nhất xé nát con mồi, vả lại còn không để ý tới sự an toàn của bản thân.
Hắn ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Nếu ta là Hiệt Lợi, càng không để Khấu Trọng có cơ hội thống nhất thiên hạ. Sự cố kỵ của hắn đối với Khấu Trọng khẳng định vượt quá đối với Lý Thế Dân, bởi vì không ai hiểu rõ hơn Hiệt Lợi năng lực trên chiến trường của Khấu Trọng. Thời gian nước sông đóng băng ba tháng này chính là thời cơ tốt nhất cho việc xâm lấn của Hiệt Lợi.
Từ Tử Lăng chấn động nói:
- May mà có Hiển Hạc nhắc nhở ta. Ta tịnh không nghĩ ra đóng băng có điểm hại như vậy.
Âm Hiển Hạc trả lời:
- Tử Lăng lớn lên ở miền Nam, đương nhiên không hiểu được sự khổ sở lo lắng ngày đêm của dân vùng biên cương phía Bắc. Người Đột Quyết tựa như bầy sói xuất quỷ nhập thần, tiến lui như gió, nơi nào bọn chúng đi qua gạch ngói cũng không còn.
Từ Tử Lăng quả quyết:
- Không! Ta tuyệt không để tình huống như vậy xuất hiện.
Âm Hiển Hạc chán nản nói:
- Bọn ta còn có thể nghĩ ra biện pháp gì đây.
Từ Tử Lăng nhíu mày hỏi:
- Đột Lợi chẳng lẽ hoàn toàn không nể mặt ta và Khấu Trọng sao?
Âm Hiển Hạc lắc đầu đáp:
- Người Đột Quyết vĩnh viễn đặt dân tộc lên đầu, cá nhân là phụ, Khả Đạt Chí là một ví dụ tốt. Hà huống có Tất Huyền ủng hộ Hiệt Lợi, chỉ cần Tất Huyền nhúng tay vào, Đột Lợi sẽ không dám không theo, nếu không vị trí Khả Hãn của hắn khó mà giữ. Đối mặt với tình huống như vậy, tình huynh đệ gì gì cũng đều không có tác dụng. Tử Lăng phải đối diện với sự thật.
Từ Tử Lăng trầm giọng:
- Ta phải đi gặp Lý Thế Dân.
Âm Hiển Hạc ngạc nhiên nói:
- Gặp hắn có tác dụng gì, các ngươi không còn là bằng hữu nữa, mà là tử địch ở vào thế bất lưỡng lập.
Từ Tử Lăng thần tình kiên quyết, đáp:
-Cuộc trò chuyện với ngươi đêm nay đã khiến ta giải tỏa nhiều khúc mắc, nghĩ thông suốt rất nhiều việc. Trong quá khứ ta và Khấu Trọng luôn đứng trên lập trường cá nhân mình mà quyết định lý tưởng và mục tiêu, chưa từng nghĩ tới hậu quả theo đó mà tới.
Tới phiên Âm Hiển Hạc nhăn trán hỏi:
- Tình thế đã tới mức không thể thu thập nổi rồi. Tống Khuyết đã ra khỏi Lĩnh Nam, thiên hạ không ai có thể nghịch chuyển tình thế này. Tử Lăng gặp Lý Thế Dân còn có gì để nói?
Từ Tử Lăng đáp:
- Ta không biết! Có thể đây là cơ hội cuối cùng khiến cho Trung Nguyên tránh được đại họa. Nếu ta không hết sức thử làm, ta sẽ ân hận cả đời, còn phụ lòng kỳ vọng của Phi Huyên đối với ta.
Âm Hiển Hạc bắt đầu hiểu ra tâm ý của Từ Tử Lăng, hắn hít dài một hơi khẩu khí rồi nói:
- Thuyết phục Lý Thế Dân có tác dụng gì. Trên Lý Thế Dân còn có Lý Uyên, còn Kiến Thành và Nguyên Cát thì đều muốn đẩy Lý Thế Dân vào chỗ chết. Theo ta thấy thì Tử Lăng đang làm một việc thừa thãi rồi.
Từ Tử Lăng lộ ra thần sắc khổ sở, không trả lời hắn.
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Khấu Trọng không còn là Khấu Trọng trước kia nữa. Hắn bây giờ không chỉ là thống lĩnh của Thiếu Soái quân, mà còn là người kế thừa của Tống Khuyết. Trên vai hắn gánh trách nhiệm rất nặng nề. Ta thật không muốn thấy các ngươi hai huynh đệ tốt vì chuyện này mà bất hòa.
Từ Tử Lăng đáp:
- Ta không cách nào so đo hơn thiệt từng chút một, chỉ biết bá tính Trung Thổ sắp gặp đại họa. Bọn họ chịu đựng đã nhiều, cũng nên có một đoạn thời gian dài có được cuộc sống an nhàn thanh bình.
Âm Hiển Hạc gật đầu nói:
- Tử Lăng chính là một người luôn nghĩ cho người khác như vậy, bất kể thua thiệt của bản thân. Đáng tiếc thời gian và tình thế đều đã đến mức tuyệt vọng. Ngay cả nếu Khấu Trọng đầu hàng nhà Đường của họ Lý, Tống Khuyết cũng không ngừng lại. Ngươi hiểu rõ Khấu Trọng nhất, hắn ở vào tình cảnh ác liệt nhất cũng không chịu khuất phục đầu hàng, hà huống hiện tại là thời khắc có hy vọng thống nhất thiên hạ, hắn không những không giải thích nổi với bản thân, còn khó ăn nói với những người theo hắn, càng có lỗi với những tướng sĩ đã vì hắn mà hy sinh.
Hắn ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Ta nói nhiều như vậy, không phải là không biết khổ tâm và hoài bão của Tử Lăng, mà là sợ ngươi gặp nguy hiểm. Chiến trường trước giờ là không nói chuyện nhân tình.
Ngươi gặp Lý Thế Dân thế này, hắn sẽ đối phó với ngươi ra sao thật là khó dự đoán. Cho dù hắn niệm tình cũ, thì bọn Lý Nguyên Cát, Dương Hư Ngạn cũng tuyệt không bỏ qua cho ngươi. Giết được ngươi cũng như phế bỏ nửa người của Khấu Trọng. Theo ta thấy thì Lý Thế Dân sẽ không chịu bỏ qua cơ hội Từ Tử Lăng đưa thân vào miệng hổ thế này đâu.
Từ Tử Lăng cảm nhận một cách sâu sắc sự quan tâm đối với mình của người tựa như đối với mọi việc đều không để ý này, gã cảm động đáp:
- Ta sẽ cẩn thận hành sự.
Trong lòng gã nghĩ tới chính là Lý Tịnh. Gã vốn không định tìm y, bây giờ lại phải cùng y gặp mặt trước, cũng bất kể nguy hiểm mà việc này sẽ mang tới.
Âm Hiển Hạc thấy không thể thuyết phục gã, nỗ lực lần cuối cùng:
- Ngươi nếu muốn thuyết phục Khấu Trọng đầu hàng, vì sao phải gặp Lý Thế Dân?
Từ Tử Lăng đáp:
- Nếu không thể thuyết phục Lý Thế Dân, càng không có khả năng đả động Khấu Trọng, vì thế phải thuyết phục y trước. Việc này phức tạp cực kỳ, liên quan sâu rộng, một lời khó nói hết.
Âm Hiển Hạc trầm giọng hỏi:
- Vấn đề của Tống Khuyết giải quyết thế nào?
Từ Tử Lăng buồn bã đáp:
- Ta không biết, đành phải đi từng bước một. Phi Huyên nói nàng sẽ tạo ra một cơ hội cho việc thống nhất hòa bình, hy vọng nàng thật sự có thể làm được.
Âm Hiển Hạc quả quyết nói:
- Ta theo ngươi đi gặp Lý Thế Dân.
Từ Tử Lăng đáp:
- Gặp xong Kỷ Thiến rồi mới nói!
Âm Hiển Hạc thở dài nói:
- Cuộc nói chuyện cùng Tử Lăng đêm nay đối với ta rất có ích, so với hòa bình hạnh phúc của bá tính thiên hạ, nỗi đau cá nhân không đáng để nhắc tới.
Từ Tử Lăng đột nhiên vung tay quạt tắt ngọn đèn dầu, nói:
- Có người tới.
Âm Hiển Hạc chụp lên thanh trường kiếm bằng thép cứng trên lưng. Tiếng xé gió từ ngoài cửa sổ và cửa chính vang lên.
oOo
Giữa gió tuyết ngập trời, Tống Khuyết và Khấu Trọng đứng bên bờ Đông sông Y Thủy, ung dung nhìn dòng nước chảy qua trước mắt.
Cho tới lúc này, Khấu Trọng vẫn không biết thời gian và địa điểm Ninh Đạo Kỳ hẹn quyết chiến cùng Tống Khuyết.
Tống Khuyết thần thái nhàn nhã, không có lấy nửa điểm biểu hiện vội vã lên đường.
Ông đột nhiên mỉm cười hỏi:
- Thiếu Soái đối với sông Trường Giang có cảm giác gì?
Khấu Trọng nhớ tới đủ loại quan hệ với Trường Giang, nhất thời trăm thứ tình cảm lẫn lộn, khẽ thở dài một hơi, đáp:
- Một lời khó nói hết.
Tống Khuyết hào phóng nói:
- Trường Giang giống như một con rồng lớn, từ ngọn Các Lạp Đan mùa đông tuyết phủ của dãy núi Đường Cổ Lạp Sơn xa xôi chảy về, chảy ngang qua Trung Thổ, từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển, nuôi dưỡng thành cảnh văn minh phồn hoa phương Nam. So với Hoàng Hà, sông Trường Giang có vài phần ôn nhu tươi đẹp hơn. Giang, Hoài, Hà, Tế được gọi là “Tứ Độc”, đều là cửa sông thông ra biển. Danh xưng thiên hạ đệ nhất đại hà (sông lớn nhất thiên hạ) tuy là sông Hoàng Hà, nhưng ta lại yêu mến Trường Giang, trên nhiều phương diện Hoàng Hà không thể so sánh được.
Khấu Trọng băn khoăn, không hiểu Tống Khuyết vì sao đột nhiên lại nói tới sông Trường Giang, tuy tựa như có một loại tình cảm hoài niệm khắc sâu đối với dòng sông này, nhưng ngữ điệu lại thê lương đầy thương cảm.
Tống Khuyết tiếp tục nói:
- Ta từng vì thăm dò ngọn nguồn của con sông mà men theo bờ đi về phía Tây, gặp qua rất nhiều đoạn sông băng. Nơi đó có những dãy núi trập trùng, tuyết phủ trắng xóa, những khối tuyết khổng lồ dưới ánh mặt trời tan ra, theo sườn núi chảy xuống, hình thành trăm ngàn ngọn thác nhỏ, hợp lại thành sông, chảy về phía Đông, khí thế cực kỳ mạnh mẽ, nếu không phải tận mắt chứng kiến, thật không dám tin.
Khấu Trọng nghe xong, trong lòng ấp ủ hoài bão, nói:
- Có cơ hội nhất định phải cùng Tử Lăng đi một chuyến.
Tống Khuyết nhắc nhở gã:
- Ngươi hình như quên mất Ngọc Trí.
Khấu Trọng buồn bã đáp:
- Nàng tuyệt sẽ không đi cùng con!
Tống Khuyết mỉm cười nói:
- Nếu đổi lại là hôm qua, ta có lẽ sẽ nói với ngươi rằng thời gian có thể hàn gắn mọi chuyện, nhưng bây giờ không dám khẳng định nữa. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ngươi tưởng rằng còn có thể tùy tiện chạy khắp nơi sao?
Khấu Trọng cảm thấy u sầu mất mát, không đáp lời.
Tống Khuyết quay trở lại chủ đề lúc trước, nói:
- Người ta nói hợp cốc “Tam Hạp” giống như Hoàng Hà, có sự hùng vĩ hiểm trở của Cù Đường hạp, sự tú lệ thanh tĩnh của Vu hạp và sự chảy mãi không ngừng nghỉ của Tây Lăng hạp, là những nơi đẹp nhất của Trường Giang. Đó chỉ là lời của kẻ vô tri. Kỳ cảnh Hổ Khiêu hạp nằm trong đoạn sông Kim Sa của Trường Giang, dài tới hơn mười dặm, mượt mà liên tục chảy, sóng tuyết dập dờn, khói nước mênh mông, hai bên bờ tuyết trắng ngàn dặm, hoa băng rủ xuống, mây mù uốn lượn, hẻm sông sâu tới vạn trượng, xa lánh trần thế, đó mới là nơi đẹp nhất của Trường Giang.
Khấu Trọng cười khổ:
- Chỉ sợ con vĩnh viễn không có duyên tới nơi đó chứng nghiệm lời của lão nhân gia.
Tống Khuyết không để ý, mơ màng nói:
- Thuyền của ta chìm ở nơi đó. Khi ta chuyển qua thuyền chở khách đi Ba Thục, vào một đêm trăng sáng vằng vặc, trên sàn thuyền ta đã gặp Thanh Huệ. Ta chưa từng chủ động nói chuyện cùng bất cứ mỹ nữ nào, nhưng đêm đó không cầm lòng được dùng một bài thơ để mở màn, khiến ta vĩnh viễn ôm một đoạn tình thương tâm mỹ lệ, khi ta tưởng rằng đã quên thì hồi ức lại càng khắc sâu hơn bao giờ hết.
Khấu Trọng trong lòng rúng động, không thể tưởng tượng nổi Tống Khuyết vẫn chưa thể thoát thân khỏi hồi ức đối với Phạm Thanh Huệ, trận chiến này thật không thể lạc quan.
(Hết hồi 698)
Bình luận facebook