• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Đại Đường Tiểu Lang Trung (4 Viewers)

  • Chương 35

Tả Quý nghe nông phụ chửi lang trung thì bực dọc, dầu gì cũng là người cùng nghề: - Ngươi không được nói như thế, thuốc bổ còn có ba phần độc, nhiều loại thuốc chữa bệnh vốn có sẵn độc, chỉ cần dùng đúng thì độc dược cũng thành bổ dược. Chỉ là không thể quá liều, Lôi hoàn là thuốc trị giun, lang trung đó dùng thuốc không sai, tại ngươi cho con uống thuốc quá nhiều, không thể trách người ta.


Nông phụ thấy Tả Quý giận rồi thì thì ú ớ lúng túng, không dám chửi bừa bãi nữa, cầu xin Tả Quý cứu con mình.


- Đừng lo, ta kê đơn thuốc uống là được rồi, nhớ kỹ, về sau phải dựa theo lời dặn của lang trung mà uống thuốc, không được tự ý uống thuốc bừa bãi.


- Dạ dạ, đa tạ lão lang trung. Nông phụ rối rít gật đầu vâng dạ.


Tả Quý bảo Tả Thiếu Dương: - Cho đứa bé mấy viên Ma Tử Nhân hoàn.


- Dạ. Tả Thiếu Dương mồm thì đáp thế nhưng lòng nghĩ Ma tử nhân hoàn dùng để thông tiện, giúp bài trừ số giun say thuốc, nhưng không thể có hiệu quả diệt giun, phải phối hợp thêm thuốc giun.


Thực ra lang trung kia chế Lôi hoàn hơi non tay, sợ không dám bảo người mua dùng nhiều, nếu nông phụ kia dùng gấp đôi lượng lang trung bảo thì đã không có vấn đề, nhưng bây giờ cha y dọa có độc, có đánh chết cũng không thể bảo nàng cho con mình dùng thêm nữa.


Giờ phải dùng thuốc gì đây?


Khổ luyện bì? Không được, thuốc này thối, trẻ con không thích, hơn nữa có độc, dùng cho trẻ con bất cẩn một chút là có vấn đề. Vậy Sử quân tử, thuốc này ngọt, an toàn, nhưng mà ba bốn ngày mới có tác dụng, thằng bé đau như vậy không nên để lâu.


Nói thì lâu chứ tên các loại thuốc và công dụng lượt qua đầu Tả Thiếu Dương vèo vèo, tay không dừng lại mở rương, lấy thuốc.


Nhanh chóng nghĩ ra, dùng Tân lang an hồi, vừa diệt giun lại vừa say giun, khiến giun không quấy nữa, thằng bé sẽ không đau.


Chủ ý đã quyết, Tả Thiếu Dương trộn Tân lang an hồi trong Ma nhân hoàn, nói với nông phụ: - Đại tẩu chú ý quan sát đứa bé, bụng nó không đau nữa thì uống thêm một lần, đợi khi đại tẩu bán hết rau về nhà thì xem tình huống uống thêm một lần thuốc nữa. Nếu cháu bé đi nhà vệ sinh thì chú ý xem giun đã ra chưa, nếu giun ra rồi thì không uống thêm thuốc nữa, nếu không thì sẽ không có lợi cho sức khỏe.


Y dặn dò chu đáo khác hơn với lang trung khác chỉ kê đơn đưa thuốc không giải thích, hoặc nếu có cũng tuôn một tràng thứ nghe mà không hiểu nổi, nên nông phụ cảm kích lắm, trả tiền phí khám bệnh 6 đồng.


Không lâu sau đứa bé quả nhiên là không đau bụng nữa, nó vui lắm, tự chạy sang nói với Tả Thiếu Dương, Tả Thiếu Dương liền lấy Lôi hoàn đủ lượng, bảo thằng bé uống luôn. Xưa nay lấy thuốc cho người bệnh đều là Tả Thiếu Dương lo, Tả Quý không quản, nên Tả Thiếu Dương thuận lợi cho đứa bé uống thuốc.


Tính ra cha y kê một loại thuốc, Tả Thiếu Dương cho đứa bé uống ba loại, vậy là không có một đồng lãi nào, thậm chí còn lỗ vốn.


Khi chập tối, nông phụ sắp bán hết rau thì đứa bé nói muốn đi vệ sinh, nông phụ theo lời dặn của Tả Thiếu Dương đi theo, sau đó hớn hở quay về nói: - Ra rồi, ra nhiều lắm, thuốc của lão lang trung thật hiệu nghiệm.


Tả Quý vuốt râu mỉm cười, vì mình lại lần nữa thuốc tới bệnh trừ mà đắc ý.


Buổi trưa, khách khứa cũng không nhiều, Tả Thiếu Dương vốn trầm tính nên ngồi một chỗ với y cũng không thành vấn đề, chỉ có điều ánh mắt lúc nào cũng lướt ra phía cổng ngõa thị. Cuối cùng chờ đợi mòn mỏi nửa ngày đến khi Tả Thiếu Dương nghĩ rằng sắp Tết rồi cô nương đó không tới bán củi nữa thì thấy bóng thiếu nữ nhỏ nhắn đó sách bó củi cao hơn đi giữa đám đông bước vào ngõa thị, tuy xung quanh rất nhiều người qua kẻ lại làm thân hình nhỏ nhắn của nàng như chìm vào đó, nhưng trong mắt Tả Thiếu Dương chỉ có bóng hình nàng, chỉ có cô nương xinh đẹp tươi mát như dòng suối trong chảy ra từ khe đá đó.


Tả Thiếu Dương vội đứng dậy, ngại cha mình ở bên nên không lên tiếng gọi.


Cô nương xách bó củi đi qua, khóe mắt phát hiện một thanh niên trẻ đứng ngây nhìn mình, quay đầu sang nhận ra Tả Thiếu Dương liền khẽ gật đầu, nhẹ nhàng lướt qua bên người y không dừng lại chút nào.


Đợi một lúc, thấy cha có người quen đến chào hỏi không chú ý tới mình, Tả Thiếu Dương chạy tót đi, đến chỗ cô nương bán củi nhiệt thành nói: - Ta đang nghĩ sao giờ này cô nương còn chưa tới, nói không chừng cuối năm rồi nên không tới bán củi nữa thì cô nương tới luôn.


Đôi mắt to của cô nương cũng ánh lên niềm vui: - Huynh lại tới củi à?


Tả Thiếu Dương á khẩu, thì ra nàng vui mừng là vì nguyên nhân này, y muốn mua lắm chứ, muốn mua hết cho nàng vui, nhưng củi trong nhà vẫn còn, mai Quý Chi Đường có mở được nữa hay không còn chưa biết, một đồng cũng quý thì y lại vác bó củi tướng về, không làm cha mẹ y tức chết mới là lạ: - Không, à, ta và cha ta tới Ngõa thị mở quán khám bệnh, vừa vặn ở bên cạnh cô nương.


Cô nương khẽ gật đầu, sau đó phủi tảng đá ngồi xuống, hai tay ôm đầu gối, co người lại, chống cằm nhìn dòng người qua lại.


Tả Thiếu Dương bối rối đứng đó, không biết tiếp tục câu chuyện thế nào, chợt thấy trong lòng có cái gì đó ngọ nguậy, mắt sáng lên, lấy con sóc ra: - Cô nương xem, con sóc mở mắt rồi này, ta nghe lời cô nương cho nó ăn hạt thông, nó ăn ngon lành lắm.


Cô nương ngẩng đầu nhìn con sóc, mỉm cười không nói.


Vậy là hết chuyện, Tả Thiếu Dương không cam lòng, mình là nam nhân phải chủ động, hít hơi lấy dũng khí làm điều mà y chưa từng làm trong đời: - Phải rồi cô nương, chúng ta coi như cũng có duyên, cô cứu ta, lại còn tặng ta con sóc đáng yêu như thế, phải cho ta biết tên chứ. Ta họ Tả, tên Trung, nhà ở Quý Chi Đường ngay con phố phía trước, cô nương thì sao?


Cô nương nhìn y thật sâu, không trả lời ngay, ngẫm nghĩ một một lúc mới nói nhỏ: - Miêu Bội Lan.


Vậy là biết tên nàng rồi, Tả Thiếu Dương vui mừng vô hạn, cảm giác như bỗng dưng có hàng khách chờ xem bệnh ở Quý Chi Đường vậy, mổm tự động tuôn ra cả tràng: - Miêu Bội Lan? Bội Lan, cái tên thật hay, Bội Lan là một loại lan này thường dùng mùa hè hóa giải thấp nhiệt, lại có một mùi hương thơm mát thấm tận lòng. Cho nên Khuất Nguyên trong ( Ly tao) có nói, nữ hài tử thích "Nhân thu lan hề dĩ vi bội". Cô nương không đeo hoa lan, nhưng trên người thoảng mùi hương thơm phong lan vậy.


** Kết lan thu để đeo.


Miêu Bội Lan mở mắt còn to hơn bình thường mấy lần, kinh ngạc nhìn y như nhìn quái vật, Tả Thiếu Dương nóng rát mặt, chỉ muốn tát mình một cái, đoạn đầu nói tới thuốc men đã đủ ngốc rồi, khoe được ít kiến thức không bù được một câu bình luận mùi thơm trên người nữ tử, hành vi này thời đại phong kiến có thể liệt vào hàng ngũ những kẻ ăn chơi phóng đãng rồi.


Đang lúc Tả Thiếu Dương thấp tha thấp thỏm thì Miêu Bội Lan theo tiềm thức hơi nghiêng đầu ngửi, tựa hồ không cảm giác thấy trên người mình có mùi, nghĩ rằng Tả Thiếu Dương cố ý nói vậy mặt đỏ âu lườm y một cái cúi đầu xuống.


Dáng vẻ xấu hổ xen lẫn giận dỗi đó làm Tả Thiếu Dương chao đảo, đồng thời mừng không siết, nàng không giận là tốt rồi, lòng can đảm hơn nhiều, những lời ngớ ngẩn như vậy cũng nói ra rồi, còn gì mà phải ngại nữa, nâng con sóc trong lòng bàn tay đưa ra: - Bội Lan cô nương, chúng ta nên đặt tên cho con sóc này là gì bây giờ?


Miêu Bội Lan chưa hết đỏ mặt thì Tả Thiếu Dương đã mặt dày ngồi xuống bên cạnh, may mà còn cách nàng một khoảng, ở khu chợ đông đúc này không quá khiến người ta chú ý, không ngẩng đầu lên, đưa tay vuốt ve bộ lông vàng trơn mịn của nó, nói rất nhỏ: - Lông nó màu hoàng kim, cuộn cái đuôi lại ngủ giống như viên bi, hay gọi nó là Bi Vàng. Đặt tên trẻ con không đặt tên quá hay, sẽ bị thần nhân đố kỵ, nhiều bệnh nhiều tật, gọi là Bi Vàng cho dễ nuôi.


Tả Thiếu Dương không ngờ dụ được nàng nói nhiều như thế, lại thấy nàng coi sóc như nuôi trẻ con, phì cười: - Được, vậy từ giờ chúng ta cứ gọi nó là Bi Vàng.


Miêu Bội Lan
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom