Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 2
Tả Thiếu Dương ướm túi tiền, quả nhiên chẳng có mấy mà xạ hương là thứ rất quý, ngượng ngùng nói với thiếu nữ: - Tỷ đệ ta đi hái thuốc không mang nhiều tiền, chỗ này không đủ, hay là khi nào cô nương tới Quý Chi Đường, ta trả bù, được không?
Hồi Hương lén đá đệ đệ mình một cái, cẩn thận nói: - Cô nương, túi xạ hương này cô định bán bao nhiêu tiền? Đắt quá ta không mua đâu.
- Tỷ!
- Nghe tỷ đi! Hồi Hương trừng mắt lên:
Thiếu nữ nhoẻn miệng cười, mở túi ra, đếm lấy chín đồng, sau đó trả số còn lại cho Tả Thiếu Dương.
Tả Thiếu Dương mặc dù không có khái niệm lắm 9 đồng này giá trị ra sao, nhưng chắc chắn là không đủ, nhét cả túi tiền vào tay thiếu nữ: - Không được, toàn bộ chỗ này còn chưa đủ đâu, cô nương cứ lấy cả đi.
Thiếu nữ khẽ lắc đầu, cho chín đồng tiền vào lòng, nhấc bó củi lên, xoay lưng bước đi, để lại một mùi thơm cỏ tươi mà chỉ mùa xuân mới có.
Hồi Hương thấy thiếu nữ không tùy tiện lấy tiền mới thở phào, lấy lại túi tiền từ tay Tả Thiếu Dương: - Đệ đệ, mặt trời sắp xuống núi rồi, còn không về là không nhìn thấy đường mà đi đâu.
Tả Thiếu Dương cầm túi xạ hương lật qua lật lại xem một lúc, thích lắm, đeo gùi vừa đi vừa cảm thán: - Cô nương ấy vừa xinh xắn lại tốt bụng, đáng tiếc là bị câm, ông trời thật bất công.
- Câm cái gì mà câm, người ta vừa nãy còn nói chuyện với tỷ, hẳn là con nông gia, sợ người lạ, thấy chàng trai tuấn tú như đệ nên xấu hổ thôi.
Dường như chứng minh lời Hồi Hương nói, xa xa truyền tới tiếng sơn ca trong trẻo, nghe hướng âm thanh là phía cô nương lấy củi phát ra.
Tả Thiếu Dương bị lời ca mộc mạc thu hút, quay đầu nhìn, không còn thấy bóng dáng cô nương lấy củi đâu nữa, bên tai vẫn văng vẳng tiếng sơn ca, bất giác có chút si dại, lẩm bẩm vài lượt trong miệng: - Bài sơn ca hay quá!.. Tỷ, cô nương ấy tên là gì?
- Cô ấy không nói, tỷ ở dưới thấy đệ bị ngã, suýt chút nữa là rơi xuống vách núi rồi, muốn leo lên mà không leo được, sợ phát khóc luôn. Cô nương ấy gánh củi đi qua, hỏi tỷ chuyện gì, nghe tỷ kể liền leo lên cứu đệ xuống, chỉ nói đúng mấy câu.
Tả Thiếu Dương nuối tiếc nói: - Tỷ cũng thật là, người ta cứu đệ mà không hỏi tên.
- Đệ lúc đó hôn mê, tỷ sợ hết hồn hết vía rồi, làm gì để ý tới chuyện đó. Sao? Thấy cô nương người ta xinh xắn nên động lòng rồi à? Hi hi..
- Làm gì có, nhưng người ta cứu đệ thế nào cũng phải hỏi tên tuổi chứ.
Hồi Hương liếc đệ đệ mình một cái, cười tủm tỉm: - Tỷ biết tâm tư của đệ, có gì mà xấu hổ, đệ cũng đến tuổi thành gia lập thất rồi, có điều nói câu này đệ không thích nghe, nhà ta bây giờ gia cảnh tuy không tốt, nhưng cha luôn tự cho mình là dòng dõi thư hương, tầm mắt cao lắm, đệ lại là nam đinh độc nhất kế thừa hương hỏa của Tả gia, cô nương nông gia như vậy không hi vọng gì lọt vào mắt cha đâu, đệ quên đi thì hơn, đừng làm khổ mình.
Người đọc sách cho dù có nghèo túng đến mấy cũng xem thường người chân lấm tay bùn, trừ một số dị loại cực ít như Đào Uyên Minh bỏ quan về làm ruộng, đến Mạnh Tử từng nói "lao tâm giả trì nhân, lao lực giả trì vu nhân", Đại văn học gia Lưu Vũ Tích triều Đường cho dù ở nhà cỏ sống nghèo đói, nhưng không thèm làm bạn với bách tính bình dân, trong ( Lậu Thất Minh) thanh cao nói:" Trò chuyện có hồng nho, qua lại không bạch đinh.". Từ xưa tới nay người làm y đa phần là theo học vấn không thành nên mới chuyển thành y, đó gọi là " không thể làm lương tướng, nguyện làm lương y". Tư tưởng này thể hiện rõ ràng ở Tả Quý cha y.
*** Người lao động đầu óc thống trị người khác, kẻ lao động chân tay bị người khác thống trị.
Tả Thiếu Dương vừa đi vừa quay đầu lại: - Tỷ nói gì thế, đệ vội gì chứ.. Á..
Tại vừa đi vừa nói không để ý, đường thì trơn trượt, thiếu chút nữa bị ngã, may mắn Hồi Hương đi bên cạnh luôn để ý chăm sóc ý, nhanh tay lẹ mắt vươn tay ra giữ lấy: - Cẩn thận chút, đường toàn tuyết, chú ý đi đi, đừng nghĩ tới cô nương nhà người ta nữa, đi chậm chút, tránh tuyết, dẫm lên bùn ấy, giày bẩn còn giặt được, dẫm lên tuyết để bị lạnh cẩn thận bị cảm.
Tả Thiếu Dương nghe Hồi Hương lải nhải không khác gì dặn trẻ con lên ba, trong lòng không thấy phiền, ngược lại còn thấy ấm áp.
Rốt cuộc đã rời khỏi núi, hai chân Tả Thiếu Dương khá mỏi rồi, ngọn núi này tên là Thiên Nhận Sơn, vì nhiều đỉnh núi, hơn nữa lại cao vút tận mây, vách đá cheo leo, cho nên được gọi bằng tên này. Nhà bọn họ ở huyện Thạch Kính, thuộc Hợp Châu, là nơi đặt châu phủ.
Dọc đường đi Tả Thiếu Dương thấy rất nhiều ruộng bằng phẳng nhưng mọc đầy cây gai, cỏ dại, hẳn là bỏ hoang nhiều năm rồi, hỏi: - Tỷ, sao không ai cày ruộng, để hoang tiếc quá.
Hồi Hương nghe đệ đệ hỏi chuyện rất ấu trĩ thì thở dài, lần trước đệ đệ cũng đi leo núi hái thuốc sau đó chẳng biết ngã hay làm sao, đến khi tìm ra thì đang nằm trên đống tuyết lớn, bị nhiễm lạnh sốt cao liên miên, sau đó đầu óc cũng bị ảnh hưởng, nhiều chuyện nhớ nhớ quên quên, thi thoảng hỏi nàng toàn câu ngớ ngẩn như thân thích bằng hữu có ai, châu huyện bao nhiêu người. Hồi Hương thương lắm, lo vô kể, nhưng sợ đệ đệ buồn, không thể hiện ra, kiên nhẫn trả lời từng câu một.
- Muốn cày ruộng thì cũng phải có trâu cày mới được chứ, bao năm qua chiến hỏa liên miên, trai tráng đều bị bắt đi lính đánh trận hết rồi, còn chết bao nhiêu là bao nhiêu, đến xương cốt không còn chỗ mà chôn, mà người chết toàn là con cái nông gia. Còn sống đại đa số là người già phụ nữ trẻ em, làm sao mà trồng cấy được nhiều ruộng đất như thế chứ? Đành bỏ hoang thôi.
Tả Thiếu Dương nhớ đại khái đoạn lịch sử này, sau khi nhà Tấn sụp đổ, tiếp đó hai ba trăm năm là cục diện quần hùng cát cứ, chiến loạn quanh năm suốt tháng, ngày tháng bình yên chẳng có mấy, nhân khẩu tất nhiên sụt giảm, ở thời đại công việc đồng áng hoàn toàn dựa vào sức lao động này, thiếu đi trai tráng, đất đai hoang vu không có gì là lạ, nhìn bốn xung quanh đồng ruộng chỉ có cỏ dại là cỏ dại, thi thoảng mới thấy một hai ông già ngoài đồng, không khỏi thầm buông tiếng thở dài.
Khi mặt trời chỉ còn leo lét ánh sáng đằng xa, hai tỷ đệ Tả gia về kịp huyện Thạch Kính trước khi thành đóng cửa.
Nhìn tòa thành từ xa cũng chẳng cao lớn vững trãi gì cho lắm, vài cái tháp canh vẫn còn chưa tu sửa hoàn thiện, hoặc là chẳng buồn tu sửa gì nữa, vẫn cứ nguyên dấu vết cháy xém sứt xẹo. Bao quanh có một con sông hộ thành, không biết khi kháng địch có ăn thua gì không, Tả Thiếu Dương ước chừng mình nhảy hai bước là qua, được cái trong xanh biêng biếc, cái cầu treo thì trông rất thiếu an toàn, móc bởi cái xích sắt to bằng cổ tay, rỉ sét hết cả chẳng biết trải nắng dầm mưa bao lâu rồi, cầu rộng đủ cho hai cái xe ngựa đi qua, gỗ thì rõ ràng là chắp vá.
Cổng thành có mấy binh sĩ mặc khải giáp nặng trịch, tay cầm trường mâu, hông dắt loan đao, cảnh giác nhìn dòng người đi qua đi lại, cứ thấy ai nghi ngờ là kéo sang bên tra hỏi ngay, chiến tranh chưa qua bao lâu, tính cảnh giác vẫn rất cao.
Lúc rời thành chẳng có tâm trạng nào nên chẳng chú ý, bây giờ quay về với tâm thái thoáng đạt cởi mở hơn, Tả Thiếu Dương hiếu kỳ ngó nghiêng xung quanh, còn chăm chú nhìn mấy binh sĩ, mặt mày phong sương, không cao lớn lừng lững oai phong lẫm liệt, có vẻ còi cọc như không đủ dinh dưỡng, nhưng trông người nào người nấy rất có tinh thần, ánh mắt đó nhìn là biết không nên trêu trọc vào họ. Những binh sĩ này chỉ lướt qua tỷ đệ họ một cái không hỏi han gì, cả hai thuận lợi vào thành.
Hồi Hương lén đá đệ đệ mình một cái, cẩn thận nói: - Cô nương, túi xạ hương này cô định bán bao nhiêu tiền? Đắt quá ta không mua đâu.
- Tỷ!
- Nghe tỷ đi! Hồi Hương trừng mắt lên:
Thiếu nữ nhoẻn miệng cười, mở túi ra, đếm lấy chín đồng, sau đó trả số còn lại cho Tả Thiếu Dương.
Tả Thiếu Dương mặc dù không có khái niệm lắm 9 đồng này giá trị ra sao, nhưng chắc chắn là không đủ, nhét cả túi tiền vào tay thiếu nữ: - Không được, toàn bộ chỗ này còn chưa đủ đâu, cô nương cứ lấy cả đi.
Thiếu nữ khẽ lắc đầu, cho chín đồng tiền vào lòng, nhấc bó củi lên, xoay lưng bước đi, để lại một mùi thơm cỏ tươi mà chỉ mùa xuân mới có.
Hồi Hương thấy thiếu nữ không tùy tiện lấy tiền mới thở phào, lấy lại túi tiền từ tay Tả Thiếu Dương: - Đệ đệ, mặt trời sắp xuống núi rồi, còn không về là không nhìn thấy đường mà đi đâu.
Tả Thiếu Dương cầm túi xạ hương lật qua lật lại xem một lúc, thích lắm, đeo gùi vừa đi vừa cảm thán: - Cô nương ấy vừa xinh xắn lại tốt bụng, đáng tiếc là bị câm, ông trời thật bất công.
- Câm cái gì mà câm, người ta vừa nãy còn nói chuyện với tỷ, hẳn là con nông gia, sợ người lạ, thấy chàng trai tuấn tú như đệ nên xấu hổ thôi.
Dường như chứng minh lời Hồi Hương nói, xa xa truyền tới tiếng sơn ca trong trẻo, nghe hướng âm thanh là phía cô nương lấy củi phát ra.
Tả Thiếu Dương bị lời ca mộc mạc thu hút, quay đầu nhìn, không còn thấy bóng dáng cô nương lấy củi đâu nữa, bên tai vẫn văng vẳng tiếng sơn ca, bất giác có chút si dại, lẩm bẩm vài lượt trong miệng: - Bài sơn ca hay quá!.. Tỷ, cô nương ấy tên là gì?
- Cô ấy không nói, tỷ ở dưới thấy đệ bị ngã, suýt chút nữa là rơi xuống vách núi rồi, muốn leo lên mà không leo được, sợ phát khóc luôn. Cô nương ấy gánh củi đi qua, hỏi tỷ chuyện gì, nghe tỷ kể liền leo lên cứu đệ xuống, chỉ nói đúng mấy câu.
Tả Thiếu Dương nuối tiếc nói: - Tỷ cũng thật là, người ta cứu đệ mà không hỏi tên.
- Đệ lúc đó hôn mê, tỷ sợ hết hồn hết vía rồi, làm gì để ý tới chuyện đó. Sao? Thấy cô nương người ta xinh xắn nên động lòng rồi à? Hi hi..
- Làm gì có, nhưng người ta cứu đệ thế nào cũng phải hỏi tên tuổi chứ.
Hồi Hương liếc đệ đệ mình một cái, cười tủm tỉm: - Tỷ biết tâm tư của đệ, có gì mà xấu hổ, đệ cũng đến tuổi thành gia lập thất rồi, có điều nói câu này đệ không thích nghe, nhà ta bây giờ gia cảnh tuy không tốt, nhưng cha luôn tự cho mình là dòng dõi thư hương, tầm mắt cao lắm, đệ lại là nam đinh độc nhất kế thừa hương hỏa của Tả gia, cô nương nông gia như vậy không hi vọng gì lọt vào mắt cha đâu, đệ quên đi thì hơn, đừng làm khổ mình.
Người đọc sách cho dù có nghèo túng đến mấy cũng xem thường người chân lấm tay bùn, trừ một số dị loại cực ít như Đào Uyên Minh bỏ quan về làm ruộng, đến Mạnh Tử từng nói "lao tâm giả trì nhân, lao lực giả trì vu nhân", Đại văn học gia Lưu Vũ Tích triều Đường cho dù ở nhà cỏ sống nghèo đói, nhưng không thèm làm bạn với bách tính bình dân, trong ( Lậu Thất Minh) thanh cao nói:" Trò chuyện có hồng nho, qua lại không bạch đinh.". Từ xưa tới nay người làm y đa phần là theo học vấn không thành nên mới chuyển thành y, đó gọi là " không thể làm lương tướng, nguyện làm lương y". Tư tưởng này thể hiện rõ ràng ở Tả Quý cha y.
*** Người lao động đầu óc thống trị người khác, kẻ lao động chân tay bị người khác thống trị.
Tả Thiếu Dương vừa đi vừa quay đầu lại: - Tỷ nói gì thế, đệ vội gì chứ.. Á..
Tại vừa đi vừa nói không để ý, đường thì trơn trượt, thiếu chút nữa bị ngã, may mắn Hồi Hương đi bên cạnh luôn để ý chăm sóc ý, nhanh tay lẹ mắt vươn tay ra giữ lấy: - Cẩn thận chút, đường toàn tuyết, chú ý đi đi, đừng nghĩ tới cô nương nhà người ta nữa, đi chậm chút, tránh tuyết, dẫm lên bùn ấy, giày bẩn còn giặt được, dẫm lên tuyết để bị lạnh cẩn thận bị cảm.
Tả Thiếu Dương nghe Hồi Hương lải nhải không khác gì dặn trẻ con lên ba, trong lòng không thấy phiền, ngược lại còn thấy ấm áp.
Rốt cuộc đã rời khỏi núi, hai chân Tả Thiếu Dương khá mỏi rồi, ngọn núi này tên là Thiên Nhận Sơn, vì nhiều đỉnh núi, hơn nữa lại cao vút tận mây, vách đá cheo leo, cho nên được gọi bằng tên này. Nhà bọn họ ở huyện Thạch Kính, thuộc Hợp Châu, là nơi đặt châu phủ.
Dọc đường đi Tả Thiếu Dương thấy rất nhiều ruộng bằng phẳng nhưng mọc đầy cây gai, cỏ dại, hẳn là bỏ hoang nhiều năm rồi, hỏi: - Tỷ, sao không ai cày ruộng, để hoang tiếc quá.
Hồi Hương nghe đệ đệ hỏi chuyện rất ấu trĩ thì thở dài, lần trước đệ đệ cũng đi leo núi hái thuốc sau đó chẳng biết ngã hay làm sao, đến khi tìm ra thì đang nằm trên đống tuyết lớn, bị nhiễm lạnh sốt cao liên miên, sau đó đầu óc cũng bị ảnh hưởng, nhiều chuyện nhớ nhớ quên quên, thi thoảng hỏi nàng toàn câu ngớ ngẩn như thân thích bằng hữu có ai, châu huyện bao nhiêu người. Hồi Hương thương lắm, lo vô kể, nhưng sợ đệ đệ buồn, không thể hiện ra, kiên nhẫn trả lời từng câu một.
- Muốn cày ruộng thì cũng phải có trâu cày mới được chứ, bao năm qua chiến hỏa liên miên, trai tráng đều bị bắt đi lính đánh trận hết rồi, còn chết bao nhiêu là bao nhiêu, đến xương cốt không còn chỗ mà chôn, mà người chết toàn là con cái nông gia. Còn sống đại đa số là người già phụ nữ trẻ em, làm sao mà trồng cấy được nhiều ruộng đất như thế chứ? Đành bỏ hoang thôi.
Tả Thiếu Dương nhớ đại khái đoạn lịch sử này, sau khi nhà Tấn sụp đổ, tiếp đó hai ba trăm năm là cục diện quần hùng cát cứ, chiến loạn quanh năm suốt tháng, ngày tháng bình yên chẳng có mấy, nhân khẩu tất nhiên sụt giảm, ở thời đại công việc đồng áng hoàn toàn dựa vào sức lao động này, thiếu đi trai tráng, đất đai hoang vu không có gì là lạ, nhìn bốn xung quanh đồng ruộng chỉ có cỏ dại là cỏ dại, thi thoảng mới thấy một hai ông già ngoài đồng, không khỏi thầm buông tiếng thở dài.
Khi mặt trời chỉ còn leo lét ánh sáng đằng xa, hai tỷ đệ Tả gia về kịp huyện Thạch Kính trước khi thành đóng cửa.
Nhìn tòa thành từ xa cũng chẳng cao lớn vững trãi gì cho lắm, vài cái tháp canh vẫn còn chưa tu sửa hoàn thiện, hoặc là chẳng buồn tu sửa gì nữa, vẫn cứ nguyên dấu vết cháy xém sứt xẹo. Bao quanh có một con sông hộ thành, không biết khi kháng địch có ăn thua gì không, Tả Thiếu Dương ước chừng mình nhảy hai bước là qua, được cái trong xanh biêng biếc, cái cầu treo thì trông rất thiếu an toàn, móc bởi cái xích sắt to bằng cổ tay, rỉ sét hết cả chẳng biết trải nắng dầm mưa bao lâu rồi, cầu rộng đủ cho hai cái xe ngựa đi qua, gỗ thì rõ ràng là chắp vá.
Cổng thành có mấy binh sĩ mặc khải giáp nặng trịch, tay cầm trường mâu, hông dắt loan đao, cảnh giác nhìn dòng người đi qua đi lại, cứ thấy ai nghi ngờ là kéo sang bên tra hỏi ngay, chiến tranh chưa qua bao lâu, tính cảnh giác vẫn rất cao.
Lúc rời thành chẳng có tâm trạng nào nên chẳng chú ý, bây giờ quay về với tâm thái thoáng đạt cởi mở hơn, Tả Thiếu Dương hiếu kỳ ngó nghiêng xung quanh, còn chăm chú nhìn mấy binh sĩ, mặt mày phong sương, không cao lớn lừng lững oai phong lẫm liệt, có vẻ còi cọc như không đủ dinh dưỡng, nhưng trông người nào người nấy rất có tinh thần, ánh mắt đó nhìn là biết không nên trêu trọc vào họ. Những binh sĩ này chỉ lướt qua tỷ đệ họ một cái không hỏi han gì, cả hai thuận lợi vào thành.
Bình luận facebook