Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 410
- Vâng ạ.
Tả Thiếu Dương gật đầu xác nhận.
Tả Quý đứng dậy, rồi lại ngồi xuống, không biết bản thân làm gì nữa, lại cầm từ giấy lên đọc, đọc rất lâu, đọc đi đọc lại, đôi mắt mờ đục chảy ra hai hàng nước mắt:
- Con, con dấu cha, lén tham gia khoa cử sao?
Nhìn cha mừng phát khóc, Tả Thiếu Dương thấy quyết định này của mình hết sức đúng đắn:
- Không phải, con trị bệnh cho một vị quan lớn trong triều, ông ấy tán thưởng y thuật của con, cho nên trực tiếp tiến cử con tham gia thi hội.
Tả Quý xem lại văn giải hồi chấp lần nữa, quả nhiên nơi lấy văn giải là kinh thành, chứ không phải là Hợp Châu, vậy là được quan lớn kinh thành tiến cử rồi:
- Vị đại nhân đó là ai, cha, cha phải tới tạ ơn.
- Cha, vị đại nhân đó không muốn con nói, còn bảo ông ta chỉ giúp con có chứng nhận tham gia khoa cử, đỗ được hay không là tùy bản thân, sau này sĩ đồ tiến xa thế nào ông ấy cũng không hỏi tới.
Tả Quý hiểu quan trường nhiều kỵ húy, nhiều người không muốn phô trương, sợ bị người ta nói kéo bè kết phái gì đó, không hỏi nữa:
- Hay, hay lắm, nhi tử, con được quý nhân tương trợ đó. Ha ha ha, không ngờ chúng ta lên kinh tương thân không thành, được ông trời đền bù lớn như thế, ông trời vẫn còn có mắt. Cũng may, cũng may con chưa thành hôn, nếu không phí rồi, Vu gia, Vu gia, rồi các người sẽ hối hận tới cuối đời.
Trong mắt Tả Quý, chỉ cần nhi tử thi đỗ, làm quan, lo gì không cưới được tức phụ như ý? Lúc đó chẳng cần mình nhờ người làm mai tương thân, người ta xếp hàng tới tận cửa, còn nếu như đỗ trạng nguyên, sẽ thành đối tượng được hoàng thân quốc thích, vương công đại thần chú ý, nói không chừng còn cưới được quận chúa công chúa cũng nên.
Chỉ trong chớp mắt, Tả Quý đã vẽ ra một tiền đồ huy hoàng rực rỡ cho nhi tử, không ngồi yên được nửa, ngửa đầu cười dài, ra sân, đi vòng vòng, lại ngửa đầu cười mấy tràng nữa.
Tả Thiếu Dương khẩn trương nhìn cha, sợ cha mừng quá mà bị điên thì chuyện vui hóa buồn.
- Cha luôn nói nhà ta là con cháu quan hoạn, thực ra sao cha không biết nhà ta không xứng tự xưng thế nữa, chỉ là lừa mình lựa người, bấu víu hào quang tổ tiên thôi...
Tả Quý đi chán vào phòng, cười mãi rồi lại thành khóc, giọng bi thương vô cùng:
- Người làm quan cuối cùng là tằng tổ phụ con rồi, tới thời tổ phụ con, rồi tới cha đây, đều không có duyên với sĩ đồ. Vi phu thời trẻ dùi mài kinh sử, lòng đầy hào khí tham gia khoa cử phục hồi vinh diệu tổ tông, chỉ tiếc tài không bằng người, ngay cả thi huyện cũng trượt, tới năm bốn mươi tuổi mới đành chấp nhận sự thực... Mọi hi vọng gửi gắm vào con, nhưng gia cảnh khó khăn, con tuy chăm chỉ hiếu học, nhưng không có tiền theo học danh gia, cha tài hèn, chẳng thể giúp con vươn lên... Vốn nghĩ rằng, hi vọng nhà ta chấm dứt từ đây, cha chấp nhận rồi, từ đó không dám nghĩ tới khoa cử nữa, không ngờ con hiền lành nhân hậu, được báo đáp, trước thì gặp lão thần tiên truyền cho bản lĩnh... Bây giờ lại có quý nhân đề cử... Tổ tông, tổ tông dưới suối vàng hẳn cũng mỉm cười được rồi, cha, hài nhi bất hiếu, phụ lòng cha, nhưng tôn tử của người nhất định không làm người thất vọng.
Tả Thiếu Dương nghe cha vừa khóc vừa nói một tràng dài mới cảm nhận khoa cử cổ đại trọng yếu thế nào, sợ cha hi vọng quá nhiều lại thất vọng, nói:
- Cha, con có đỗ được hay không còn chưa biết mà.
- Đỗ, con nhất định sẽ đỗ.
Tả Quý nhìn nhi tử tràn trề kiêu ngạo và tự tin:
- Cha tin con, ngay cả Nghê đại phu còn khen ngợi con hết lời, Chân lão thần y không chữa được bệnh của Xảo Nhi, con lại chữa được, nếu con không đỗ thì quá bất công rồi. Nếu như con phải tham gia thi châu thì sẽ phải dựa vào may mắn, số phận rất nhiều, nhưng thi hội, với năng lực của con, về điểm thi chắc chắn sẽ đạt, lại thêm thư tiến cử là lợi thế lớn, cha đảm bảo con sẽ đỗ.
Năm xưa Tả Quý cũng theo đuổi khoa cử, tuy ngay cả thi huyện cũng không qua nổi, nhưng hiểu khá rõ. Nếu ở thi châu, cả châu trung đẳng như Hợp Châu, chỉ chọn duy nhất hai người, thì ngay cả người giỏi nhất cũng không dám khẳng định mình sẽ đỗ được, ai cũng cần chút may mắn. Còn thi hội lại khác, sẽ không giới hạn người đỗ đạt ở mỗi vùng nữa, điểm số cứ tính từ cao xuống thấp, đủ người thì thôi.
Hợp Châu có danh y như Nghê đại phu, có dược hành lớn cả kinh thành cũng biết tên, nơi này luôn có nhiều người giỏi y, người thi trượt ở Hợp Châu nếu mà tới nơi khác thi có khi lại đỗ thủ khoa, bởi thế Tả Quý mới nói thi châu còn khó hơn thi hội là vậy.
Tả Thiếu Dương trước kia không hiểu điều này, nhưng y cũng không tin là mình trượt nổi, nếu không y đập đầu chết cho rồi, có đỗ được trạng nguyên hay không thì khó nói, nhưng đỗ ấy à, y không mảy may nghi ngờ bản thân, chẳng qua thấy cha hưng phấn quá đà nên dội ít nước lạnh thôi.
- Cho dù đỗ rồi cũng chưa chắc được làm quan, nghe nói nếu có vị trí trống mới được bổ nhiệm, nếu không phải đợi.
- Nói thừa, còn cần con chỉ điểm vi phụ à?
Tả Quý giáo huấn con nhưng miệng cười khà khà:
- Nếu con thi khoa tú tài, tiến sĩ, minh kinh, chưa chắc đỗ rồi đã được làm quan, người thi nhiều, cạnh tranh nhiều, có khi ở kinh thành đợi bổ nhiệm vài ba năm, nếu không biết lo lót quan hệ, chạy đúng cửa, người ta cho một chức quan ở vùng man hoang thì cũng xong đời. Nhưng y cử lại khác, những địa phương cần tới y quan nhiều lắm, đôi khi không có đủ y quan mà đảm nhiệm. Tốt nhất có thể làm tới thái y giám tòng bát phẩm, kém chút còn có y chính thái y thự... Chỉ tiếc là xuất thân y cử chỉ có thể làm y quan mà thôi, có điều không sao cả, nhà ta học y, làm y quan là đủ rồi.
Vậy đấy, trong nhà không ai không mê quan, đoán chừng về nhà nói, mẹ đi đặt may quan phục luôn chưa biết chừng, chuyến này mà đỗ thì phải làm quan là cái chắc rồi.
Hay cố tình thi trượt? Dù sao mục đích y nhận lấy cái phong thư này là để cha từ bỏ vụ kiện Vu gia mà trở về thôi, chỉ vô tình ở bên rìa cuộc tranh đấu vừa rồi đã sợ hết hồn.
Cơ mà đoán chừng năm nay thi trượt, năm sau cha cũng đốc thúc mình thi tiếp thôi, cha đã thấy được viễn cảnh này rồi làm gì chịu tha cho mình.
Định mệnh, ghét của nào trời trao của đấy.
Thôi cứ làm quan vài ba năm, nếu không chịu nổi thì từ quan về quê, chẳng phải trên lịch sử mấy ông bỏ quan về làm ruộng hay được ca tụng lắm sao, đến lúc đó lão tử cũng làm một con lừa, một bọc hành lý, học Lưu Dung vỗ đít về quê, oai phong nhường nào.
Cứ quyết định như thế đi, song ý định này tuyệt đối không nên để cho ai biết, nhất là nha đầu Răng Thỏ tinh ma đó phải cẩn thận, nếu không dám cho mình ngủ ngoài cửa lắm.
Chuyện tiếp đó thì quá thuận lợi rồi, Tả Quý tới nha môn, Bành huyện úy mặt nhăn như bị đi ra tiếp, kẹp giữa khó xử đã đành, lại không dám nhận tiền của bất kỳ bên nào, đúng là uất con mẹ nó ức. Ai ngờ Tả Quý tuyên bố không kiện nữa, muốn cùng Vu gia hòa giải nhận lại tiền sính lễ, Bành huyện lệnh mừng phát khóc, cuống cuồng sai người đi gọi người Vu gia tới, mang tiền tới, tới ngay lập tức.
Vu đại phu thở hồng hộc chạy tới nơi, mang theo sính lễ, gấp đôi khoản tiền Tả gia bỏ ra, Tả Quý chỉ nhận đúng 50 quan nhà mình, không thèm nói một lời, ném hôn thư vào mặt Vu đại phu, sau đó chắp tay với Bành huyện úy trở về, Bành huyện úy tiễn ra tới tận cửa nha môn.
Khỏi nói, uất ức thời gian qua của Bành đại nhân phải được đền bù, nghiêm giọng chỉ trích Vu đại phu thất tín bội nghĩa làm hỏng thanh danh Vu gia, ông ta phải dùng hết nước bọt khuyên giải, Tả gia mới chịu bỏ qua, thế là số tiền Tả Quý không thèm nhận nghiễm nhiên vào túi ông ta.
Một chuyện tưởng chừng lâm vào bế tắc, đột nhiên giải quyết nhanh gọn, không biết vì sao Tả Quý thay đổi đột ngột như vậy, song cả làng đều vui là tốt rồi.
Tả Thiếu Dương gật đầu xác nhận.
Tả Quý đứng dậy, rồi lại ngồi xuống, không biết bản thân làm gì nữa, lại cầm từ giấy lên đọc, đọc rất lâu, đọc đi đọc lại, đôi mắt mờ đục chảy ra hai hàng nước mắt:
- Con, con dấu cha, lén tham gia khoa cử sao?
Nhìn cha mừng phát khóc, Tả Thiếu Dương thấy quyết định này của mình hết sức đúng đắn:
- Không phải, con trị bệnh cho một vị quan lớn trong triều, ông ấy tán thưởng y thuật của con, cho nên trực tiếp tiến cử con tham gia thi hội.
Tả Quý xem lại văn giải hồi chấp lần nữa, quả nhiên nơi lấy văn giải là kinh thành, chứ không phải là Hợp Châu, vậy là được quan lớn kinh thành tiến cử rồi:
- Vị đại nhân đó là ai, cha, cha phải tới tạ ơn.
- Cha, vị đại nhân đó không muốn con nói, còn bảo ông ta chỉ giúp con có chứng nhận tham gia khoa cử, đỗ được hay không là tùy bản thân, sau này sĩ đồ tiến xa thế nào ông ấy cũng không hỏi tới.
Tả Quý hiểu quan trường nhiều kỵ húy, nhiều người không muốn phô trương, sợ bị người ta nói kéo bè kết phái gì đó, không hỏi nữa:
- Hay, hay lắm, nhi tử, con được quý nhân tương trợ đó. Ha ha ha, không ngờ chúng ta lên kinh tương thân không thành, được ông trời đền bù lớn như thế, ông trời vẫn còn có mắt. Cũng may, cũng may con chưa thành hôn, nếu không phí rồi, Vu gia, Vu gia, rồi các người sẽ hối hận tới cuối đời.
Trong mắt Tả Quý, chỉ cần nhi tử thi đỗ, làm quan, lo gì không cưới được tức phụ như ý? Lúc đó chẳng cần mình nhờ người làm mai tương thân, người ta xếp hàng tới tận cửa, còn nếu như đỗ trạng nguyên, sẽ thành đối tượng được hoàng thân quốc thích, vương công đại thần chú ý, nói không chừng còn cưới được quận chúa công chúa cũng nên.
Chỉ trong chớp mắt, Tả Quý đã vẽ ra một tiền đồ huy hoàng rực rỡ cho nhi tử, không ngồi yên được nửa, ngửa đầu cười dài, ra sân, đi vòng vòng, lại ngửa đầu cười mấy tràng nữa.
Tả Thiếu Dương khẩn trương nhìn cha, sợ cha mừng quá mà bị điên thì chuyện vui hóa buồn.
- Cha luôn nói nhà ta là con cháu quan hoạn, thực ra sao cha không biết nhà ta không xứng tự xưng thế nữa, chỉ là lừa mình lựa người, bấu víu hào quang tổ tiên thôi...
Tả Quý đi chán vào phòng, cười mãi rồi lại thành khóc, giọng bi thương vô cùng:
- Người làm quan cuối cùng là tằng tổ phụ con rồi, tới thời tổ phụ con, rồi tới cha đây, đều không có duyên với sĩ đồ. Vi phu thời trẻ dùi mài kinh sử, lòng đầy hào khí tham gia khoa cử phục hồi vinh diệu tổ tông, chỉ tiếc tài không bằng người, ngay cả thi huyện cũng trượt, tới năm bốn mươi tuổi mới đành chấp nhận sự thực... Mọi hi vọng gửi gắm vào con, nhưng gia cảnh khó khăn, con tuy chăm chỉ hiếu học, nhưng không có tiền theo học danh gia, cha tài hèn, chẳng thể giúp con vươn lên... Vốn nghĩ rằng, hi vọng nhà ta chấm dứt từ đây, cha chấp nhận rồi, từ đó không dám nghĩ tới khoa cử nữa, không ngờ con hiền lành nhân hậu, được báo đáp, trước thì gặp lão thần tiên truyền cho bản lĩnh... Bây giờ lại có quý nhân đề cử... Tổ tông, tổ tông dưới suối vàng hẳn cũng mỉm cười được rồi, cha, hài nhi bất hiếu, phụ lòng cha, nhưng tôn tử của người nhất định không làm người thất vọng.
Tả Thiếu Dương nghe cha vừa khóc vừa nói một tràng dài mới cảm nhận khoa cử cổ đại trọng yếu thế nào, sợ cha hi vọng quá nhiều lại thất vọng, nói:
- Cha, con có đỗ được hay không còn chưa biết mà.
- Đỗ, con nhất định sẽ đỗ.
Tả Quý nhìn nhi tử tràn trề kiêu ngạo và tự tin:
- Cha tin con, ngay cả Nghê đại phu còn khen ngợi con hết lời, Chân lão thần y không chữa được bệnh của Xảo Nhi, con lại chữa được, nếu con không đỗ thì quá bất công rồi. Nếu như con phải tham gia thi châu thì sẽ phải dựa vào may mắn, số phận rất nhiều, nhưng thi hội, với năng lực của con, về điểm thi chắc chắn sẽ đạt, lại thêm thư tiến cử là lợi thế lớn, cha đảm bảo con sẽ đỗ.
Năm xưa Tả Quý cũng theo đuổi khoa cử, tuy ngay cả thi huyện cũng không qua nổi, nhưng hiểu khá rõ. Nếu ở thi châu, cả châu trung đẳng như Hợp Châu, chỉ chọn duy nhất hai người, thì ngay cả người giỏi nhất cũng không dám khẳng định mình sẽ đỗ được, ai cũng cần chút may mắn. Còn thi hội lại khác, sẽ không giới hạn người đỗ đạt ở mỗi vùng nữa, điểm số cứ tính từ cao xuống thấp, đủ người thì thôi.
Hợp Châu có danh y như Nghê đại phu, có dược hành lớn cả kinh thành cũng biết tên, nơi này luôn có nhiều người giỏi y, người thi trượt ở Hợp Châu nếu mà tới nơi khác thi có khi lại đỗ thủ khoa, bởi thế Tả Quý mới nói thi châu còn khó hơn thi hội là vậy.
Tả Thiếu Dương trước kia không hiểu điều này, nhưng y cũng không tin là mình trượt nổi, nếu không y đập đầu chết cho rồi, có đỗ được trạng nguyên hay không thì khó nói, nhưng đỗ ấy à, y không mảy may nghi ngờ bản thân, chẳng qua thấy cha hưng phấn quá đà nên dội ít nước lạnh thôi.
- Cho dù đỗ rồi cũng chưa chắc được làm quan, nghe nói nếu có vị trí trống mới được bổ nhiệm, nếu không phải đợi.
- Nói thừa, còn cần con chỉ điểm vi phụ à?
Tả Quý giáo huấn con nhưng miệng cười khà khà:
- Nếu con thi khoa tú tài, tiến sĩ, minh kinh, chưa chắc đỗ rồi đã được làm quan, người thi nhiều, cạnh tranh nhiều, có khi ở kinh thành đợi bổ nhiệm vài ba năm, nếu không biết lo lót quan hệ, chạy đúng cửa, người ta cho một chức quan ở vùng man hoang thì cũng xong đời. Nhưng y cử lại khác, những địa phương cần tới y quan nhiều lắm, đôi khi không có đủ y quan mà đảm nhiệm. Tốt nhất có thể làm tới thái y giám tòng bát phẩm, kém chút còn có y chính thái y thự... Chỉ tiếc là xuất thân y cử chỉ có thể làm y quan mà thôi, có điều không sao cả, nhà ta học y, làm y quan là đủ rồi.
Vậy đấy, trong nhà không ai không mê quan, đoán chừng về nhà nói, mẹ đi đặt may quan phục luôn chưa biết chừng, chuyến này mà đỗ thì phải làm quan là cái chắc rồi.
Hay cố tình thi trượt? Dù sao mục đích y nhận lấy cái phong thư này là để cha từ bỏ vụ kiện Vu gia mà trở về thôi, chỉ vô tình ở bên rìa cuộc tranh đấu vừa rồi đã sợ hết hồn.
Cơ mà đoán chừng năm nay thi trượt, năm sau cha cũng đốc thúc mình thi tiếp thôi, cha đã thấy được viễn cảnh này rồi làm gì chịu tha cho mình.
Định mệnh, ghét của nào trời trao của đấy.
Thôi cứ làm quan vài ba năm, nếu không chịu nổi thì từ quan về quê, chẳng phải trên lịch sử mấy ông bỏ quan về làm ruộng hay được ca tụng lắm sao, đến lúc đó lão tử cũng làm một con lừa, một bọc hành lý, học Lưu Dung vỗ đít về quê, oai phong nhường nào.
Cứ quyết định như thế đi, song ý định này tuyệt đối không nên để cho ai biết, nhất là nha đầu Răng Thỏ tinh ma đó phải cẩn thận, nếu không dám cho mình ngủ ngoài cửa lắm.
Chuyện tiếp đó thì quá thuận lợi rồi, Tả Quý tới nha môn, Bành huyện úy mặt nhăn như bị đi ra tiếp, kẹp giữa khó xử đã đành, lại không dám nhận tiền của bất kỳ bên nào, đúng là uất con mẹ nó ức. Ai ngờ Tả Quý tuyên bố không kiện nữa, muốn cùng Vu gia hòa giải nhận lại tiền sính lễ, Bành huyện lệnh mừng phát khóc, cuống cuồng sai người đi gọi người Vu gia tới, mang tiền tới, tới ngay lập tức.
Vu đại phu thở hồng hộc chạy tới nơi, mang theo sính lễ, gấp đôi khoản tiền Tả gia bỏ ra, Tả Quý chỉ nhận đúng 50 quan nhà mình, không thèm nói một lời, ném hôn thư vào mặt Vu đại phu, sau đó chắp tay với Bành huyện úy trở về, Bành huyện úy tiễn ra tới tận cửa nha môn.
Khỏi nói, uất ức thời gian qua của Bành đại nhân phải được đền bù, nghiêm giọng chỉ trích Vu đại phu thất tín bội nghĩa làm hỏng thanh danh Vu gia, ông ta phải dùng hết nước bọt khuyên giải, Tả gia mới chịu bỏ qua, thế là số tiền Tả Quý không thèm nhận nghiễm nhiên vào túi ông ta.
Một chuyện tưởng chừng lâm vào bế tắc, đột nhiên giải quyết nhanh gọn, không biết vì sao Tả Quý thay đổi đột ngột như vậy, song cả làng đều vui là tốt rồi.
Bình luận facebook