Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 149
Editor: Yoo Chan
Beta: Thanh Du
~0O0~
Phan Tử thấy sắc mặt tôi không ổn, bèn bảo tôi nghỉ ngơi một lát. Tôi quả cũng hơi quá sức, liền ngồi lên một vò rượu lớn mà thở dốc, còn những người khác sắp xếp lại trang bị. Thuận Tử chưa từng đến những nơi như thế này, bèn nhặt lên một cây pháo lạnh, tò mò ngắm nghía xung quanh, nói: “Đúng là trăm nghe không bằng một thấy, không ngờ trong lòng núi Trường Bạch lại chôn vùi một nơi như thế này. Lần này xem như tôi được mở rộng tầm mắt.”
“Xuống sâu thêm, sẽ còn gặp nhiều thứ anh chưa từng thấy.” Phan Tử nói: “Tôi đoán những vật phẩm năm đó Đại Kim cướp đoạt từ Nam Bắc Tống, cộng thêm những bảo bối Nam Tống tiến cống hàng năm, nếu không rơi vào tay Thành Cát Tư Hãn thì chắc chắn phải ở chỗ này.”
“Đừng có tưởng bở.” Bàn Tử nói: “Năm đó phần lớn đồ tiến cống của Nam Tống là vải vóc lụa là, những thứ này không dễ bán, mà cũng khó ra tay, tôi thấy dù có lấy ra được thì cũng mục nát cả rồi. Chúng ta đừng một mực tơ tưởng ngọc ngà châu báu trong địa cung, nên cân nhắc lợi ích trước mắt vẫn hơn.” Nói rồi đi săm soi mấy bình rượu, định di chuyển thử một bình xem dưới đáy có khắc chữ gì không.
Tôi nói với hắn: “Anh đừng táy máy, loại bình này rất thô ráp, có đem cho người bán lòng dê để chẹn dưa người ta cũng không thèm.”
Bàn Tử cãi: “Ai bảo tôi nghĩ đến mấy cái bình này? Đừng tưởng Bàn gia đây chỉ khoái minh khí nhé.” Hắn lấy dao găm rạch lớp giấy dán kín miệng bình, tức thì một mùi hương kì lạ nhẹ nhàng bay ra, nói thơm không thơm, nói hôi cũng không hôi, ngửi nhiều còn thấy nghiền, không biết là thứ rượu gì.
Trong cổ mộ cất giấu rượu, tôi xem sách cổ đã thấy nhắc đến rất nhiều, nhưng đây mới là lần đầu được thấy tận mắt. Cho nên tôi cũng nổi tính hiếu kì, lại gần xem thử.
Rượu màu đen, vô cùng tinh khiết, phần nước bên trong gần như không đã bay hơi hết nên chỉ còn lại có nửa bình. Người sành rượu đều biết đây là đặc trưng của rượu ủ lâu năm, nửa bình này chính là phần rượu tinh túy nhất, thực là mê người. Nhưng nói thế nào thì rượu này cũng để quá lâu rồi, không biết đã quá đát chưa.
Tôi nhớ rõ thứ rượu cổ nhất ở Trung Quốc là rượu khai quật được ở Hà Nam năm 1980 trong một ngôi mộ cổ cuối thời nhà Thương (từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XI TCN). Hiện tại đã được đưa vào viện bảo tàng cố cung, sơ sơ cũng được hơn 3000 năm tuổi. Nghe nói khi bật nắp vò rượu ra mùi hương đã quật ngã vài người, cũng không rõ mấy người này có uống thử hay không nữa, nếu không thì đã có cái mà tham khảo.
Bàn Tử dùng dao chấm một cái, định thử một ngụm thì bị tôi giữ chặt lại: “Anh chán sống rồi hả? Đồ quá đát cẩn thận ăn vào đau bụng đó.”
Bàn Tử nói: “Cậu chả hiểu cái khỉ biển gì cả, rượu ủ trong hầm có để mấy ngàn năm cũng không lo hỏng. Nghe nói ăn bã rượu nghìn năm dưới đáy bình còn có thể trường sinh bất lão, nghe đâu tổ tông chúng ta có người còn đi đổ đấu chỉ vì mấy bình rượu này. Mình chỉ nếm thử một tí chắc không sao đâu, cùng lắm thì đau bụng một trận.”
Còn chưa nói hết câu, Phan Tử đã bước tới tung một cước đá cho vò rượu kia ngã chổng kềnh, chất rượu màu đen cùng với bã rượu dưới đáy chảy tràn ra đất. Một mùi hương nồng đậm lập tức xông thẳng vào mũi, bàn Tử vừa định nổi giận thì Phan Tử đã nói: “Đừng nóng, anh xem trong đống bã rượu kia có cái gì?
Tôi và Bàn Tử ngoảnh lại thì thấy giữa đống bã rượu màu đen trông như bùn lầy có rất nhiều sợi màu đỏ sậm, giống như sợi bông xổ ra từ những cái chăn cũ, thứ này chúng tôi rất hay gặp trong những quan tài bị ngâm nước.
Bàn Tử lấy dao găm gảy gảy mấy cái, sắc mặt biến đổi. Tôi qua ngó một cái thôi cũng thấy da đầu tê rần, cảm giác cực kì ghê tởm, chỉ muốn nôn ra một trận.
Những sợi màu đỏ này là một khối thi thể trẻ con còn chưa rữa nát, thịt gần như đã tan vào với rượu nhưng da và xương vẫn ở dưới đáy nên mới hình thành một mớ trông như sợi bông rách nát.
Phan Tử thấy chúng tôi trợn mắt há mồm, bèn ngồi xuống, nói: “Đây là một loại rượu ở Quảng Tây có tên ‘Hầu đầu thiêu’, thứ này không phải người mà là khỉ con chưa đầy tháng. Có thể là rượu do triều đình Nam Tống tiến cống khi nước Đại Kim của người Nữ Chân còn cường thịnh, ủ trong hầm đến giờ.” Nói rồi vỗ vai Bàn Tử, dùng dao găm khêu một ít ‘sợi bông’, làm một động tác cung kính mời: “Có trường sinh bất lão hay không thì tôi chịu, nhưng nghe nói công hiệu tráng dương cũng không tồi. Anh thử xem, đừng khách khí.”
Bàn Tử ghê tởm hất con dao ra, mắng vốn mấy câu, rồi hỏi Phan Tử: “Thằng oắt này sao mà hiểu rõ thế? Con mẹ nó, hay anh đã từng uống cái thứ rượu này rồi hả?”
“Lúc vào núi Nam Cung ở Thiểm Tây tôi đã gặp những hũ rượu như thế này, khi đó Đại Khuê cùng với một người khác lấy thử một hũ đem ra. Từ đầu tôi đã thấy có gì đó không ổn nên không dám chạm vào, nhưng hai người kia không nghe. Kết quả uống đến cạn bình mới phát hiện thứ ở dưới đáy, sau đó vì chuyện này mà Đại Khuê phải nằm viện hai tháng.”
Nói đến Đại Khuê, Phan Tử lại có vẻ bồi hồi: “Tôi cũng chẳng ghét bỏ gì anh, nếu có ý hại anh tôi đã chờ anh uống một ngụm rồi mới đá ngã cái bình cho anh mất mặt chơi.”
Bàn Tử mặt mày nhăn nhó, muốn nổi cáu cũng không tìm ra cớ gì, trông rõ buồn cười.
Lúc này pháo lạnh đã lần lượt tắt, bóng tối lại bao phủ. Chúng tôi bật đèn pin, không khí xung quanh thoáng cái như nén chặt lại.
Nghỉ ngơi một lát, lại một lần nữa xung phong mở đường, Bàn Tử đòi lại cây súng trường bảo bối của hắn, lại kéo chốt an toàn ra, đây thực chất là một động tác quen tay của mấy người mang súng nhằm lấy thêm cho mình ít can đảm. Hắn nhìn hai mộ đạo hai bên, khẽ hỏi: “Đi hướng nào?”
Chúng tôi đều định thần lại, đúng lúc này Thuận Tử chỉ sang bên trái, nói: “Bên này có vẻ ổn hơn.”
Bình thường, khi gặp những tình huống thế này thì đều là Phan Tử hoặc tôi trả lời. Bây giờ Thuận Tử vốn nhu thuận lại liều lĩnh nêu ý kiến, khiến Bàn Tử không hiểu ra sao, bèn hỏi lại: “Vì sao?”
Thuận Tử chiếu đèn pin xuống mặt đất trước con đường bên trái, chúng tôi nhìn lên thì thấy ở một chỗ khuất tầm mắt cạnh hành lang có khắc vài kí tự tiếng Anh.
“Vừa rồi tôi tình cờ trông thấy, tôi nghĩ có người muốn chỉ đường cho các vị.” Hắn nói với chúng tôi.
Beta: Thanh Du
~0O0~
Phan Tử thấy sắc mặt tôi không ổn, bèn bảo tôi nghỉ ngơi một lát. Tôi quả cũng hơi quá sức, liền ngồi lên một vò rượu lớn mà thở dốc, còn những người khác sắp xếp lại trang bị. Thuận Tử chưa từng đến những nơi như thế này, bèn nhặt lên một cây pháo lạnh, tò mò ngắm nghía xung quanh, nói: “Đúng là trăm nghe không bằng một thấy, không ngờ trong lòng núi Trường Bạch lại chôn vùi một nơi như thế này. Lần này xem như tôi được mở rộng tầm mắt.”
“Xuống sâu thêm, sẽ còn gặp nhiều thứ anh chưa từng thấy.” Phan Tử nói: “Tôi đoán những vật phẩm năm đó Đại Kim cướp đoạt từ Nam Bắc Tống, cộng thêm những bảo bối Nam Tống tiến cống hàng năm, nếu không rơi vào tay Thành Cát Tư Hãn thì chắc chắn phải ở chỗ này.”
“Đừng có tưởng bở.” Bàn Tử nói: “Năm đó phần lớn đồ tiến cống của Nam Tống là vải vóc lụa là, những thứ này không dễ bán, mà cũng khó ra tay, tôi thấy dù có lấy ra được thì cũng mục nát cả rồi. Chúng ta đừng một mực tơ tưởng ngọc ngà châu báu trong địa cung, nên cân nhắc lợi ích trước mắt vẫn hơn.” Nói rồi đi săm soi mấy bình rượu, định di chuyển thử một bình xem dưới đáy có khắc chữ gì không.
Tôi nói với hắn: “Anh đừng táy máy, loại bình này rất thô ráp, có đem cho người bán lòng dê để chẹn dưa người ta cũng không thèm.”
Bàn Tử cãi: “Ai bảo tôi nghĩ đến mấy cái bình này? Đừng tưởng Bàn gia đây chỉ khoái minh khí nhé.” Hắn lấy dao găm rạch lớp giấy dán kín miệng bình, tức thì một mùi hương kì lạ nhẹ nhàng bay ra, nói thơm không thơm, nói hôi cũng không hôi, ngửi nhiều còn thấy nghiền, không biết là thứ rượu gì.
Trong cổ mộ cất giấu rượu, tôi xem sách cổ đã thấy nhắc đến rất nhiều, nhưng đây mới là lần đầu được thấy tận mắt. Cho nên tôi cũng nổi tính hiếu kì, lại gần xem thử.
Rượu màu đen, vô cùng tinh khiết, phần nước bên trong gần như không đã bay hơi hết nên chỉ còn lại có nửa bình. Người sành rượu đều biết đây là đặc trưng của rượu ủ lâu năm, nửa bình này chính là phần rượu tinh túy nhất, thực là mê người. Nhưng nói thế nào thì rượu này cũng để quá lâu rồi, không biết đã quá đát chưa.
Tôi nhớ rõ thứ rượu cổ nhất ở Trung Quốc là rượu khai quật được ở Hà Nam năm 1980 trong một ngôi mộ cổ cuối thời nhà Thương (từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XI TCN). Hiện tại đã được đưa vào viện bảo tàng cố cung, sơ sơ cũng được hơn 3000 năm tuổi. Nghe nói khi bật nắp vò rượu ra mùi hương đã quật ngã vài người, cũng không rõ mấy người này có uống thử hay không nữa, nếu không thì đã có cái mà tham khảo.
Bàn Tử dùng dao chấm một cái, định thử một ngụm thì bị tôi giữ chặt lại: “Anh chán sống rồi hả? Đồ quá đát cẩn thận ăn vào đau bụng đó.”
Bàn Tử nói: “Cậu chả hiểu cái khỉ biển gì cả, rượu ủ trong hầm có để mấy ngàn năm cũng không lo hỏng. Nghe nói ăn bã rượu nghìn năm dưới đáy bình còn có thể trường sinh bất lão, nghe đâu tổ tông chúng ta có người còn đi đổ đấu chỉ vì mấy bình rượu này. Mình chỉ nếm thử một tí chắc không sao đâu, cùng lắm thì đau bụng một trận.”
Còn chưa nói hết câu, Phan Tử đã bước tới tung một cước đá cho vò rượu kia ngã chổng kềnh, chất rượu màu đen cùng với bã rượu dưới đáy chảy tràn ra đất. Một mùi hương nồng đậm lập tức xông thẳng vào mũi, bàn Tử vừa định nổi giận thì Phan Tử đã nói: “Đừng nóng, anh xem trong đống bã rượu kia có cái gì?
Tôi và Bàn Tử ngoảnh lại thì thấy giữa đống bã rượu màu đen trông như bùn lầy có rất nhiều sợi màu đỏ sậm, giống như sợi bông xổ ra từ những cái chăn cũ, thứ này chúng tôi rất hay gặp trong những quan tài bị ngâm nước.
Bàn Tử lấy dao găm gảy gảy mấy cái, sắc mặt biến đổi. Tôi qua ngó một cái thôi cũng thấy da đầu tê rần, cảm giác cực kì ghê tởm, chỉ muốn nôn ra một trận.
Những sợi màu đỏ này là một khối thi thể trẻ con còn chưa rữa nát, thịt gần như đã tan vào với rượu nhưng da và xương vẫn ở dưới đáy nên mới hình thành một mớ trông như sợi bông rách nát.
Phan Tử thấy chúng tôi trợn mắt há mồm, bèn ngồi xuống, nói: “Đây là một loại rượu ở Quảng Tây có tên ‘Hầu đầu thiêu’, thứ này không phải người mà là khỉ con chưa đầy tháng. Có thể là rượu do triều đình Nam Tống tiến cống khi nước Đại Kim của người Nữ Chân còn cường thịnh, ủ trong hầm đến giờ.” Nói rồi vỗ vai Bàn Tử, dùng dao găm khêu một ít ‘sợi bông’, làm một động tác cung kính mời: “Có trường sinh bất lão hay không thì tôi chịu, nhưng nghe nói công hiệu tráng dương cũng không tồi. Anh thử xem, đừng khách khí.”
Bàn Tử ghê tởm hất con dao ra, mắng vốn mấy câu, rồi hỏi Phan Tử: “Thằng oắt này sao mà hiểu rõ thế? Con mẹ nó, hay anh đã từng uống cái thứ rượu này rồi hả?”
“Lúc vào núi Nam Cung ở Thiểm Tây tôi đã gặp những hũ rượu như thế này, khi đó Đại Khuê cùng với một người khác lấy thử một hũ đem ra. Từ đầu tôi đã thấy có gì đó không ổn nên không dám chạm vào, nhưng hai người kia không nghe. Kết quả uống đến cạn bình mới phát hiện thứ ở dưới đáy, sau đó vì chuyện này mà Đại Khuê phải nằm viện hai tháng.”
Nói đến Đại Khuê, Phan Tử lại có vẻ bồi hồi: “Tôi cũng chẳng ghét bỏ gì anh, nếu có ý hại anh tôi đã chờ anh uống một ngụm rồi mới đá ngã cái bình cho anh mất mặt chơi.”
Bàn Tử mặt mày nhăn nhó, muốn nổi cáu cũng không tìm ra cớ gì, trông rõ buồn cười.
Lúc này pháo lạnh đã lần lượt tắt, bóng tối lại bao phủ. Chúng tôi bật đèn pin, không khí xung quanh thoáng cái như nén chặt lại.
Nghỉ ngơi một lát, lại một lần nữa xung phong mở đường, Bàn Tử đòi lại cây súng trường bảo bối của hắn, lại kéo chốt an toàn ra, đây thực chất là một động tác quen tay của mấy người mang súng nhằm lấy thêm cho mình ít can đảm. Hắn nhìn hai mộ đạo hai bên, khẽ hỏi: “Đi hướng nào?”
Chúng tôi đều định thần lại, đúng lúc này Thuận Tử chỉ sang bên trái, nói: “Bên này có vẻ ổn hơn.”
Bình thường, khi gặp những tình huống thế này thì đều là Phan Tử hoặc tôi trả lời. Bây giờ Thuận Tử vốn nhu thuận lại liều lĩnh nêu ý kiến, khiến Bàn Tử không hiểu ra sao, bèn hỏi lại: “Vì sao?”
Thuận Tử chiếu đèn pin xuống mặt đất trước con đường bên trái, chúng tôi nhìn lên thì thấy ở một chỗ khuất tầm mắt cạnh hành lang có khắc vài kí tự tiếng Anh.
“Vừa rồi tôi tình cờ trông thấy, tôi nghĩ có người muốn chỉ đường cho các vị.” Hắn nói với chúng tôi.
Bình luận facebook