Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 304
Editor: Dứa
Beta: Thanh Du
*****
Thôn làng ở Quảng Tây, trong thôn có người câm điếc, mẹ kiếp, càng nói càng lan man. Nhưng những điều gã họ Sở nói ra lại làm tôi ngứa ngáy trong lòng, rốt cuộc gã đã thấy gì trong nhà Muộn Du Bình, tôi truy hỏi vài lần mà gã cứ khăng khăng ngậm miệng không chịu khai ra. Xem cái kiểu của gã, tôi cảm thấy hơi quái quái, cứ như gã đang cố làm bộ làm tịch vậy. Cuối cùng đến cả giám thị trại giam cũng vào hỏi có chuyện gì thế, đến nước này nếu cứ ép uổng khéo lại sinh sự nên tôi đành thôi.
Phan Tử cũng ức chế không kém, anh bảo hay cứ tìm người đến tẩn cho gã một trận, cạy miệng gã ra. Tôi bảo không cần, trông tay này cứ giả giả sao đó, không chừng gã cũng chả biết cái qué gì đâu.
“Vì sao? “ Phan Tử hỏi.
“Đây gọi là phô trương thanh thế. Có thể gã biết trong nhà có một cái bàn, trên bàn có ảnh, nhưng lại không biết chính xác ảnh chụp cái gì. Loại người chuyên bán tin tức và cho vay nặng lãi này đều thích phô trương như thế đấy.” Tôi nói. “Nhưng gã đương nhiên phải đến tận nơi rồi mới dám quả quyết như vậy.”
Đây cũng chỉ là phỏng đoán của tôi, mà thật ra có phỏng đoán cũng chẳng để làm gì, dù sao đi chăng nữa tôi cũng muốn đích thân đi kiểm chứng một lần. Đến lúc đó, tự nhiên sẽ biết chuyện gã nói có quá khoa trương hay không.
Theo địa chỉ thôn Ba Nãi mà tay họ Sở đưa, chúng tôi chốt kế hoạch đến Quảng Tây.
Ba Nãi là một sơn trại của người Dao, nằm lọt giữa Thập Vạn Đại Sơn của Quảng Tây. Mọi người vẫn gọi nó là Siberia của Quảng Tây, ám chỉ sự nghèo khó lâu đời của vùng này. Nhìn địa chỉ, e rằng chỗ đó còn không nằm trong thôn Ba Nãi mà chỉ là cụm dân cư sống giữa bốn bề rừng núi mà thôi.
Trần Bì A Tứ là người cổ hủ, chắc lão thích chọn cái chốn lỡ có đứa nào báo công an thì cũng phải mất ít nhất hai ngày mới đến được này làm căn cứ vì gặp chuyện không may chỉ cần chạy lên núi là thoát, chỉ có bọn tôi là khốn khổ.
Bàn Tử và Muộn Du Bình đến Hàng Châu trước chờ ngày hội họp. Hắn nói thế cũng tốt, thừa dịp này móc nối với đám người phía Nam tăng nguồn hàng, chớ dạo này làm ăn chật vật, hắn sắp đói ăn đến nơi rồi. Thế là chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày rồi bay từ Hàng Châu tới Nam Ninh, sau đó chuyển sang đi tàu hỏa đến Thượng Tư.
Không phải đi đổ đấu, thành ra cả bọn chẳng mang gì. Chúng tôi trang bị nhẹ nhàng, cười đùa suốt dọc đường đi, một toa có sáu người, hai tay từ vùng khác đến Thượng Tư làm thuê, người còn lại là hướng dẫn viên du lịch. Tay hướng dẫn viên dạy cả đám chơi bài Đại Tự (1), kiểu na ná mạt chược, rất vui vẻ.
Đến gần Thượng Tư, xung quanh đã bạt ngàn đồi núi. Tàu hỏa nhích dần qua các đường hầm, xa xa núi non chìm trong sương, tay hướng dẫn viên nói đó là vùng trung tâm của Thập Vạn Đại Sơn.
Vùng núi của Quảng Tây được gọi là Thập Vạn Đại Sơn, gồm những rặng núi chạy dài mấy trăm km quây quần lại với nhau, rừng rậm rộng hơn ngăn trăm vạn mẫu, trung tâm của nó là vài chục vạn mẫu là rừng nguyên sinh. Núi non trùng điệp, rừng rậm xanh tươi, thác reo suối chảy, nghe nói là danh lam thắng cảnh nơi chư tiên tụ hội. Có điều địa hình kiểu này khiến việc đi lại cực kỳ khó khăn, chúng tôi chọn tàu hỏa cũng vì lẽ đó. Dân đồng bằng mà đòi đi ô tô vào khu trung tâm Quảng Tây ấy à, có mà nôn mửa đến khô người đi.
Tôi ngắm những ngọn núi lớn, tâm trạng rất khác thường. Trước kia thấy cảnh tượng này thường đồng nghĩa với việc sau đó tôi sẽ dấn thân vào giữa núi non trùng điệp, truy tìm một vài bí mật chôn giấu bên trong. Còn lúc này đây, đích đến của chúng tôi lại là một huyện thành nằm sâu trong núi.
Cảm giác này hết sức kỳ lạ, không biết là thất vọng hay là vui mừng. Nhìn những mỏm núi đá hoa cương hòa lẫn vào rừng núi ngút ngàn đằng xa, tôi bất chợt sởn da gà.
Tới Thượng Tư, chuyển sang Nam Bình rồi đến Ba Nãi, ngồi trên xe vào giữa trưa hè, phong cảnh tươi đẹp trên đường đi khiến người ta muốn tan chảy. Tôi và Bàn Tử mải mê ngắm đến hoa mắt, ngay cả ánh mắt của Muộn Du Bình cũng trở nên có thần.
Thời gian đi đường có vẻ chậm trễ hơn dự tính, đến Ba Nãi đã gần chạng vạng. Trước đó tôi đã hỏi thăm vài người qua đường lấy thông tin, biết có thể xin tá túc qua đêm ở làng người Dao. Hỏi thăm suốt dọc đường, đến khi hỏi một người bản địa tên A Quý mới coi như tìm được đúng đường.
A Quý đã ngoại tứ tuần, có hai gái một trai, tuổi đó cũng chưa phải là già. A Quý có hai căn nhà sàn gỗ kiểu người Dao, mội căn để ở, một căn dùng làm quán trọ, cũng được coi là người tài ba trong làng, rất nhiều du khách đến đây đều do anh ta giới thiệu. A Quý liếc nhìn Muộn Du Bình, tôi cứ tưởng anh ta sẽ nhận ra, ai dè lại chẳng có phản ứng gì. Bàn Tử giới thiệu lai lịch của chúng tôi, A Quý khoát tay bảo không cần, cũng chẳng thèm cò kè mặc cả đã đồng ý cho ở trọ. A Quý khá quen với dạng khách như chúng tôi, rất có phong thái ông chủ nhà nông, còn ra ý trên địa bàn này chuyện gì anh ta cũng có thể giúp chúng tôi giải quyết.
Dọc đường tàu xe mệt mỏi, tôi cũng chẳng nghĩ ra có việc gì cần anh ta giúp, chỉ thấy bụng mình đói meo, bèn bảo giờ cứ giúp tôi bữa cơm chiều cái đã!
A Quý bảo hai cô con gái làm cơm, còn mình thì đi bố trí chỗ ở cho chúng tôi. Quăng hành lý xuống sàn gỗ, tôi lấy nước suối lau người. Ngồi trên nhà sàn cao cao, vô cùng mát mẻ khoan khoái, toàn thân thả lỏng, lại nhìn hai cô gái yểu điệu người Dao bận rộn bếp núc, tôi bống dưng cảm thấy đây mới chính là cuộc sống mà tôi ao ước.
Nhân lúc còn chưa đến bữa, Muộn Du Bình liền hỏi A Quý địa chỉ mà tay họ Sở cung cấp cho chúng tôi nằm ở đâu, hắn có vẻ sốt ruột.
A Quý nói nằm ngay trong làng, cơ mà hơi chếch lên trên. Bàn Tử khuyên hắn đừng vội: “Tuy đấy là nhà cậu, nhưng muộn thế này rồi còn bảo người ta dẫn cậu đi, mà cậu cũng không có chìa khóa, rất dễ khiến người ta nghi ngờ. Chúng ta đã đến đây rồi, thời gian còn nhiều lắm, chờ đến mai hẵng đi cũng chả sao.”
Tôi cũng đồng ý, Muộn Du Bình liền gật đầu, tôi tin hắn chắc chắn có đủ kiên nhẫn.
Cơm chiều có thịt hầm ăn với rượu ngọt, người trong làng Dao còn làm nghề săn, nghe nói đây là thịt sóc, cảm giác rất quái. Nhưng rượu ngọt thì tương đối ok, vừa vào miệng đã ngọt lịm, hơn nữa nước ở đây cũng ổn, vào đến miệng là mát rười rượi. Bàn Tử uống say, bắt đầu bốc phét, ba hoa với A Quý mình là ông chủ lớn, giờ chỉ muốn ở lại đây thôi, còn bảo A Quý gả cả hai cô con gái cho mình, mình sẽ chăm chỉ “cày cấy”.
Tôi sợ hắn nói lung tung lại đắc tội với người ta, vội vàng thu mâm, giúp hai cô con gái dọn dẹp, để Bàn Tử nằm chỏng chơ một mình hứng gió lạnh cho tỉnh ra một chút.
Vừa lau dọn vừa chuyện phiếm với hai cô gái, hỏi hình hình trong làng người Dao. Hai cô cho tôi biết, trước kia nơi này rất nghèo, ăn không đủ no, sau này có người đến du lịch thì mới khá khẩm lên. Cha họ dẫn người về trọ lại, tiền kiếm được cũng đủ ăn, ông không cần lên núi đi săn nữa, có thể mua những món đồ người ta mang tới, nhà họ còn đủ dư dả để nuôi vài gia nhân.
Tôi chú tâm hỏi thăm tình hình của Trần Bì A Tứ, lại hỏi hai cô nơi này có người Việt Nam ở không.
Các cô nói người Việt Nam cũng có, nhưng không ở Ba Nãi mà ở sâu trong núi cơ. Nơi này hiện có khá nhiều người, các cô cũng chẳng rõ trong đó có người Trường Sa không.
Thu dọn xong tôi vẩy tay, thầm nghĩ xem ra Trần Bì A Tứ đúng là cẩn thận, thậm chí còn không dám ở lại trong thôn.
Mà có khi bọn họ hóa trang thành khách du lịch đến Ba Nãi, còn người Việt Nam thì đi thẳng vào rừng, hai bên gặp gỡ trao đổi trong núi cũng nên. Nếu là như thế thì thứ được trao đổi trong đó e là phải nhiều hơn chúng tôi nghĩ rất nhiều, chí ít cũng được Trần Bì A Tứ cực kỳ coi trọng. Mối quan hệ này, có thể cũng là do lão cài cắm vào hồi còn chạy nạn ở Quảng Tây.
Nghĩ vậy, tôi bước vào phòng ăn định xin A Quý ít trái cây, đúng lúc này thì thấy Bàn Tử toàn thân chếnh choáng men say đang nhìn đăm đăm vào bức tường.
Tôi cứ tưởng hắn uống quá chén nên đầu óc cũng lơ tơ mơ đi rồi, ai ngờ hắn vừa thấy tôi đã kéo đi, bảo: “Tiểu Ngô, cậu qua đây.”
Tôi bước qua, hỏi hắn có chuyện gì thế? Hắn đưa mắt ra hiệu cho tôi nhìn về một hướng, tôi thấy trên bức tường gỗ trong phòng ăn có treo một khung hình, bên trong chèn rất nhiều ảnh. Hắn hất cằm về phía một tấm ảnh trong số đó, hỏi tôi: “Cậu nhìn xem, ai kia?”
——————————–
(1) Bài Đại Tự là loại bài rất phổ biến ở Quảng Tây, một bộ có 80 lá cho 3 người chơi, luật có vẻ khá rắc rối, ai thích tìm hiểu kỹ thì vàođâychớ mình đọc một hồi mà cóc hiểu =))
Beta: Thanh Du
*****
Thôn làng ở Quảng Tây, trong thôn có người câm điếc, mẹ kiếp, càng nói càng lan man. Nhưng những điều gã họ Sở nói ra lại làm tôi ngứa ngáy trong lòng, rốt cuộc gã đã thấy gì trong nhà Muộn Du Bình, tôi truy hỏi vài lần mà gã cứ khăng khăng ngậm miệng không chịu khai ra. Xem cái kiểu của gã, tôi cảm thấy hơi quái quái, cứ như gã đang cố làm bộ làm tịch vậy. Cuối cùng đến cả giám thị trại giam cũng vào hỏi có chuyện gì thế, đến nước này nếu cứ ép uổng khéo lại sinh sự nên tôi đành thôi.
Phan Tử cũng ức chế không kém, anh bảo hay cứ tìm người đến tẩn cho gã một trận, cạy miệng gã ra. Tôi bảo không cần, trông tay này cứ giả giả sao đó, không chừng gã cũng chả biết cái qué gì đâu.
“Vì sao? “ Phan Tử hỏi.
“Đây gọi là phô trương thanh thế. Có thể gã biết trong nhà có một cái bàn, trên bàn có ảnh, nhưng lại không biết chính xác ảnh chụp cái gì. Loại người chuyên bán tin tức và cho vay nặng lãi này đều thích phô trương như thế đấy.” Tôi nói. “Nhưng gã đương nhiên phải đến tận nơi rồi mới dám quả quyết như vậy.”
Đây cũng chỉ là phỏng đoán của tôi, mà thật ra có phỏng đoán cũng chẳng để làm gì, dù sao đi chăng nữa tôi cũng muốn đích thân đi kiểm chứng một lần. Đến lúc đó, tự nhiên sẽ biết chuyện gã nói có quá khoa trương hay không.
Theo địa chỉ thôn Ba Nãi mà tay họ Sở đưa, chúng tôi chốt kế hoạch đến Quảng Tây.
Ba Nãi là một sơn trại của người Dao, nằm lọt giữa Thập Vạn Đại Sơn của Quảng Tây. Mọi người vẫn gọi nó là Siberia của Quảng Tây, ám chỉ sự nghèo khó lâu đời của vùng này. Nhìn địa chỉ, e rằng chỗ đó còn không nằm trong thôn Ba Nãi mà chỉ là cụm dân cư sống giữa bốn bề rừng núi mà thôi.
Trần Bì A Tứ là người cổ hủ, chắc lão thích chọn cái chốn lỡ có đứa nào báo công an thì cũng phải mất ít nhất hai ngày mới đến được này làm căn cứ vì gặp chuyện không may chỉ cần chạy lên núi là thoát, chỉ có bọn tôi là khốn khổ.
Bàn Tử và Muộn Du Bình đến Hàng Châu trước chờ ngày hội họp. Hắn nói thế cũng tốt, thừa dịp này móc nối với đám người phía Nam tăng nguồn hàng, chớ dạo này làm ăn chật vật, hắn sắp đói ăn đến nơi rồi. Thế là chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày rồi bay từ Hàng Châu tới Nam Ninh, sau đó chuyển sang đi tàu hỏa đến Thượng Tư.
Không phải đi đổ đấu, thành ra cả bọn chẳng mang gì. Chúng tôi trang bị nhẹ nhàng, cười đùa suốt dọc đường đi, một toa có sáu người, hai tay từ vùng khác đến Thượng Tư làm thuê, người còn lại là hướng dẫn viên du lịch. Tay hướng dẫn viên dạy cả đám chơi bài Đại Tự (1), kiểu na ná mạt chược, rất vui vẻ.
Đến gần Thượng Tư, xung quanh đã bạt ngàn đồi núi. Tàu hỏa nhích dần qua các đường hầm, xa xa núi non chìm trong sương, tay hướng dẫn viên nói đó là vùng trung tâm của Thập Vạn Đại Sơn.
Vùng núi của Quảng Tây được gọi là Thập Vạn Đại Sơn, gồm những rặng núi chạy dài mấy trăm km quây quần lại với nhau, rừng rậm rộng hơn ngăn trăm vạn mẫu, trung tâm của nó là vài chục vạn mẫu là rừng nguyên sinh. Núi non trùng điệp, rừng rậm xanh tươi, thác reo suối chảy, nghe nói là danh lam thắng cảnh nơi chư tiên tụ hội. Có điều địa hình kiểu này khiến việc đi lại cực kỳ khó khăn, chúng tôi chọn tàu hỏa cũng vì lẽ đó. Dân đồng bằng mà đòi đi ô tô vào khu trung tâm Quảng Tây ấy à, có mà nôn mửa đến khô người đi.
Tôi ngắm những ngọn núi lớn, tâm trạng rất khác thường. Trước kia thấy cảnh tượng này thường đồng nghĩa với việc sau đó tôi sẽ dấn thân vào giữa núi non trùng điệp, truy tìm một vài bí mật chôn giấu bên trong. Còn lúc này đây, đích đến của chúng tôi lại là một huyện thành nằm sâu trong núi.
Cảm giác này hết sức kỳ lạ, không biết là thất vọng hay là vui mừng. Nhìn những mỏm núi đá hoa cương hòa lẫn vào rừng núi ngút ngàn đằng xa, tôi bất chợt sởn da gà.
Tới Thượng Tư, chuyển sang Nam Bình rồi đến Ba Nãi, ngồi trên xe vào giữa trưa hè, phong cảnh tươi đẹp trên đường đi khiến người ta muốn tan chảy. Tôi và Bàn Tử mải mê ngắm đến hoa mắt, ngay cả ánh mắt của Muộn Du Bình cũng trở nên có thần.
Thời gian đi đường có vẻ chậm trễ hơn dự tính, đến Ba Nãi đã gần chạng vạng. Trước đó tôi đã hỏi thăm vài người qua đường lấy thông tin, biết có thể xin tá túc qua đêm ở làng người Dao. Hỏi thăm suốt dọc đường, đến khi hỏi một người bản địa tên A Quý mới coi như tìm được đúng đường.
A Quý đã ngoại tứ tuần, có hai gái một trai, tuổi đó cũng chưa phải là già. A Quý có hai căn nhà sàn gỗ kiểu người Dao, mội căn để ở, một căn dùng làm quán trọ, cũng được coi là người tài ba trong làng, rất nhiều du khách đến đây đều do anh ta giới thiệu. A Quý liếc nhìn Muộn Du Bình, tôi cứ tưởng anh ta sẽ nhận ra, ai dè lại chẳng có phản ứng gì. Bàn Tử giới thiệu lai lịch của chúng tôi, A Quý khoát tay bảo không cần, cũng chẳng thèm cò kè mặc cả đã đồng ý cho ở trọ. A Quý khá quen với dạng khách như chúng tôi, rất có phong thái ông chủ nhà nông, còn ra ý trên địa bàn này chuyện gì anh ta cũng có thể giúp chúng tôi giải quyết.
Dọc đường tàu xe mệt mỏi, tôi cũng chẳng nghĩ ra có việc gì cần anh ta giúp, chỉ thấy bụng mình đói meo, bèn bảo giờ cứ giúp tôi bữa cơm chiều cái đã!
A Quý bảo hai cô con gái làm cơm, còn mình thì đi bố trí chỗ ở cho chúng tôi. Quăng hành lý xuống sàn gỗ, tôi lấy nước suối lau người. Ngồi trên nhà sàn cao cao, vô cùng mát mẻ khoan khoái, toàn thân thả lỏng, lại nhìn hai cô gái yểu điệu người Dao bận rộn bếp núc, tôi bống dưng cảm thấy đây mới chính là cuộc sống mà tôi ao ước.
Nhân lúc còn chưa đến bữa, Muộn Du Bình liền hỏi A Quý địa chỉ mà tay họ Sở cung cấp cho chúng tôi nằm ở đâu, hắn có vẻ sốt ruột.
A Quý nói nằm ngay trong làng, cơ mà hơi chếch lên trên. Bàn Tử khuyên hắn đừng vội: “Tuy đấy là nhà cậu, nhưng muộn thế này rồi còn bảo người ta dẫn cậu đi, mà cậu cũng không có chìa khóa, rất dễ khiến người ta nghi ngờ. Chúng ta đã đến đây rồi, thời gian còn nhiều lắm, chờ đến mai hẵng đi cũng chả sao.”
Tôi cũng đồng ý, Muộn Du Bình liền gật đầu, tôi tin hắn chắc chắn có đủ kiên nhẫn.
Cơm chiều có thịt hầm ăn với rượu ngọt, người trong làng Dao còn làm nghề săn, nghe nói đây là thịt sóc, cảm giác rất quái. Nhưng rượu ngọt thì tương đối ok, vừa vào miệng đã ngọt lịm, hơn nữa nước ở đây cũng ổn, vào đến miệng là mát rười rượi. Bàn Tử uống say, bắt đầu bốc phét, ba hoa với A Quý mình là ông chủ lớn, giờ chỉ muốn ở lại đây thôi, còn bảo A Quý gả cả hai cô con gái cho mình, mình sẽ chăm chỉ “cày cấy”.
Tôi sợ hắn nói lung tung lại đắc tội với người ta, vội vàng thu mâm, giúp hai cô con gái dọn dẹp, để Bàn Tử nằm chỏng chơ một mình hứng gió lạnh cho tỉnh ra một chút.
Vừa lau dọn vừa chuyện phiếm với hai cô gái, hỏi hình hình trong làng người Dao. Hai cô cho tôi biết, trước kia nơi này rất nghèo, ăn không đủ no, sau này có người đến du lịch thì mới khá khẩm lên. Cha họ dẫn người về trọ lại, tiền kiếm được cũng đủ ăn, ông không cần lên núi đi săn nữa, có thể mua những món đồ người ta mang tới, nhà họ còn đủ dư dả để nuôi vài gia nhân.
Tôi chú tâm hỏi thăm tình hình của Trần Bì A Tứ, lại hỏi hai cô nơi này có người Việt Nam ở không.
Các cô nói người Việt Nam cũng có, nhưng không ở Ba Nãi mà ở sâu trong núi cơ. Nơi này hiện có khá nhiều người, các cô cũng chẳng rõ trong đó có người Trường Sa không.
Thu dọn xong tôi vẩy tay, thầm nghĩ xem ra Trần Bì A Tứ đúng là cẩn thận, thậm chí còn không dám ở lại trong thôn.
Mà có khi bọn họ hóa trang thành khách du lịch đến Ba Nãi, còn người Việt Nam thì đi thẳng vào rừng, hai bên gặp gỡ trao đổi trong núi cũng nên. Nếu là như thế thì thứ được trao đổi trong đó e là phải nhiều hơn chúng tôi nghĩ rất nhiều, chí ít cũng được Trần Bì A Tứ cực kỳ coi trọng. Mối quan hệ này, có thể cũng là do lão cài cắm vào hồi còn chạy nạn ở Quảng Tây.
Nghĩ vậy, tôi bước vào phòng ăn định xin A Quý ít trái cây, đúng lúc này thì thấy Bàn Tử toàn thân chếnh choáng men say đang nhìn đăm đăm vào bức tường.
Tôi cứ tưởng hắn uống quá chén nên đầu óc cũng lơ tơ mơ đi rồi, ai ngờ hắn vừa thấy tôi đã kéo đi, bảo: “Tiểu Ngô, cậu qua đây.”
Tôi bước qua, hỏi hắn có chuyện gì thế? Hắn đưa mắt ra hiệu cho tôi nhìn về một hướng, tôi thấy trên bức tường gỗ trong phòng ăn có treo một khung hình, bên trong chèn rất nhiều ảnh. Hắn hất cằm về phía một tấm ảnh trong số đó, hỏi tôi: “Cậu nhìn xem, ai kia?”
——————————–
(1) Bài Đại Tự là loại bài rất phổ biến ở Quảng Tây, một bộ có 80 lá cho 3 người chơi, luật có vẻ khá rắc rối, ai thích tìm hiểu kỹ thì vàođâychớ mình đọc một hồi mà cóc hiểu =))
Bình luận facebook