• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Hot Đạo Mộ Bút Ký (2 Viewers)

  • Chương 334

Edit:Ala Ju

Beta: Thanh Du


*****

Tóm lại là, sau khi trở về Ba Nãi, đầu tiên tôi ăn một bữa rồi không ngừng không nghỉ đi đến một huyện thành gần đó, mua vài vật dụng bơi lội và dặn A Quý mang về, sau đó lên xe khách cỡ nhỏ rời khỏi Thập Vạn Đại Sơn.

Dọc đường xóc nảy ầm ầm, trong lòng lại sốt ruột, hiển nhiên là cực kỳ khó chịu.

Trên xe tôi gặp người bà con xa của lão Bàn Mã nói rặt một giọng Bắc Kinh, xem ra có tâm sự rất nặng nề, cả đoạn đường không hề lên tiếng, chỉ đăm đăm suy nghĩ chuyện gì, cũng không nhận ra tôi nữa.

Về đến cảng Phòng Thành, chọn một khách sạn rồi tôi bắt tay xử lý công việc.

Trước đây tôi từng đặt mua đồ, cũng biết những chuyện mờ ám và khó khăn trong đó nên tôi tiến hành rất có trật tự. Trước tiên gọi điện cho Phan Tử để anh mang tới một ít trang bị vì anh quen thuộc cửa nẻo, hiệu suất cũng cao nhất; tiếp đó lại gọi Vương Minh đến hỗ trợ, tôi cần một người nằm vùng.

Phan Tử nghe nói tôi cần trang bị lại hơi lo lắng, tôi cũng đành lừa anh, bảo là người khác nhờ tôi làm anh mới chịu đồng ý.

Người và vật năm ngày sau sẽ tới, ở cảng Phòng Thành tôi thuê một chiếc xe tốt để chở đồ thẳng đến Ba Nãi. Quốc lộ Bàn Sơn cheo leo hiểm trở, mà tôi chỉ có bằng lái cấp C cho phép lái xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, lần này nhắm mắt lái xe to là rất liều mạng, mấy lần suýt phi xuống vực. Do cả hành trình đều lái xe nép sát vào vách núi nên hai bên đầu xe bị va quẹt đến biến dạng, đến khi xuống xe hai chân Vương Minh đã mềm nhũn.

Những con đường ở Ba Nãi đều là đường rải cát đá hỗ trợ cho hộ nghèo, đến đoạn cuối cùng không tài nào đi tiếp được. Mà trời lại đổ mưa rào, nên tôi đành leo xuống chuyển qua xe nhỏ. Trang bị từ xe lớn phải dùng ba toa xe kéo mới chở hết vào làng, đến đây hết thảy đều thuận lợi, nhưng từ ngày tôi đi đến khi trở lại thôn Ba Nãi đã mất hai tuần.

Vốn đã hẹn với A Quý ra đón ở đầu thôn, trước hết chuyển đồ đạc tới nhà anh ta, nhưng đến khi dỡ hàng ở đầu thôn lại không thấy người của anh ta đâu cả. Tôi đã mệt bở hơi tai nên cũng hơi cáu, bèn bảo Vương Minh ở lại đầu thôn rồi đích thân đến nhà tìm A Quý.

Tòa nhà vừa là phòng khách vừa là phòng ăn mà chúng tôi ở lần trước giờ đây cửa đóng then cài, gõ mãi không thèm nhúc nhích, tôi đành phải tới căn nhà gỗ anh ta ở. Cửa nhà gỗ lại đang mở, đây là nơi ở của mấy người Vân Thái. Đại sảnh cũng gần giống với căn nhà chúng tôi trọ, ở đây không có bếp nên trông sạch sẽ hơn nhiều, trong góc nhà chất đống một mớ khung màu họ bện để bán cho khách tham quan. Trên tường dán vài bức tranh tết, khuê phòng của hai chị em ở nhà trong, A Quý ở phòng bên cạnh, ngoài ra còn có một cầu thang gỗ dẫn lên lầu hai.

Người dân ở đây thành thật chất phác, cửa lớn đều không khóa, phòng bên trong cũng chỉ có rèm che. Tôi gọi vài tiếng rồi cẩn thận bước vào, phát hiện không có ai mới gọi vọng lên lầu mấy tiếng nhưng vẫn không người đáp, hình như cả nhà đều đi vắng hết.

Trong lòng tôi bắt đầu chửi rủa, mẹ kiếp A Quý làm sao vậy? Đã hẹn phái người đứng đó chờ tôi sao lại cho tôi leo cây? Chẳng lẽ anh ta vào núi rồi? Vậy thì chết toi! Ở đây tôi chỉ quen biết mỗi mình anh ta, không biết phải chờ đến đời tám hoánh nào anh ta mới về nữa! Khi ấy tâm huyết tôi dâng trào, tuyệt không mê tín, sợ có thể anh ta làm việc trên lầu không nghe thấy, bèn bước thẳng lên lầu, vừa đi vừa gân cổ lên gọi tiếp.

Giữa lầu một và lầu hai có một tấm liếp đan bằng tre trông như cánh cửa đặt trên sàn gác, tôi nhanh chóng đẩy ra rồi bò lên, bên trên là một hành lang, đoạn cuối hành lang dẫn đến một bên ban công gỗ. Tường trúc cũng đã cũ, xem ra đều thó được từ mấy căn nhà gỗ bỏ hoang. Hai bên mỗi bên có một phòng, một bên dùng để chứa đồ đạc, trong phòng toàn là khung bện và da thú được căng ra phơi khô; còn bên kia đóng chặt, gõ cửa một hồi cũng không thấy gì, giống như người bên trong đã đi vắng.

Tôi thở gấp vài hơi để bản thân tỉnh táo lại, nổi giận cũng không được gì. Lúc này đột nhiên nhớ đến lời A Quý nói, đằng sau cánh cửa này hình như là phòng của con trai anh ta.

Tôi chỉ mới nghe anh ta nhắc đến con trai chứ vẫn chưa bao giờ được gặp, có lẽ nó bị tàn tật nên không hay gặp người, sao hôm nay cũng không ở nhà chứ? Nổi máu tò mò, tôi nhòm qua khe cửa thì thấy bên trong tối mù mù, chỉ thấy trên tường treo rất nhiều đồ đạc mà không nhìn rõ là cái gì, hình như đều là giấy, nhưng quả thực không có người, hơn nữa cũng không thấy vật dụng sinh hoạt thường ngày nào, căn phòng trống huơ trống hoác.

Quái lạ, con trai anh ta ngủ trong kiểu phòng như thế này hả? Phòng này làm sao cho người ở được? Muốn đẩy cửa bước vào xem cho kỹ nhưng cửa vẫn không nhúc nhích, hình như có then cài khóa kín rồi.(bạn Tà quá liều mạng, phải mình mình xách dép chuồn ngay rồi bạn lại còn muốn xông vào nữa ORZ)

Tôi không có thời gian suy nghĩ những chuyện này, bèn nén tò mò bước xuống lầu tìm hàng xóm hỏi thăm. Họ nói lâu rồi không thấy mặt A Quý đâu, hình như hai tuần trước đi vào sau núi đến giờ vẫn chưa trở ra. Có điều họ cũng không dám chắc vì anh ta thường ra ngoài tiếp khách, mấy ngày nay mưa lớn nên con gái nhỏ của anh ta đã tới nhà ông nội ở thôn bên.

Tôi chửi thề một tiếng, hai tuần trước cũng chính là lúc tôi rời khỏi đây, xem ra anh ta vào núi lần thứ hai rồi không ra nữa, cũng có thể anh ta đã quên béng lời dặn ra đón tôi rồi.

Thật là bó tay, tôi cũng chỉ còn cách tự bỏ tiền gọi dân làng hỗ trợ. Trước tiên chuyển trang bị đến nhà A Quý để Vương Minh trông coi, sau đó nhờ người hàng xóm kia tùm giúp một người dẫn đường vào núi, rồi mang theo một số trang bị trong khả năng đi vào núi, sau đó đổi cho A Quý ra, tìm người vác trang bị vào.

Nhưng vừa hỏi thăm, tôi lập tức hiểu ra vì sao A Quý không trở ra tiếp ứng.

Thì ra sau khi tôi rời đi, trời đổ mưa tầm tã mấy ngày liền, cả ngọn toàn là bùn nhão lẫn với đất đá sạt lở, đừng nói đi bộ ra, mà dù có mang theo mười mấy người dắt la vào núi cũng có thể chầu trời trong vài giây, rất có thể họ đều bị vây trong núi.

Chuyện xảy ra quá bất ngờ, nhất thời tôi cũng không biết phải làm sao. Người hàng xóm kia bảo tôi không cần lo lắng quá, A Quý biết phải đối phó thế nào. Họ chỉ cần chờ ở ven hồ, cùng lắm chỉ phải dầm mưa, sẽ không gặp nguy hiểm gì quá lớn. Nhưng nếu tôi muốn vào trong núi thì phải chờ ít nhất một tuần, nếu mưa vẫn không tạnh thì có thể còn phải chờ lâu hơn. Thời tiết này cũng chẳng có thợ săn nào chịu giúp đỡ, vấn đề ở đây không phải là tiền.

Một tuần, tôi tính lại thì thấy không ổn. Nếu A Quý vẫn chưa về thì đã hai tuần họ không được tiếp tế, đồ ăn rất có thể đã hết sạch, dù có thể đi săn nhưng trời mưa to như thế có con mồi hay không cũng là vấn đề.

Dù họ chịu đựng được thì tôi cũng không thể trì hoãn thêm một tuần, bèn ra giá gấp ba để tìm người cần tiền không cần mạng. Cuối cùng người hàng xóm bị hỏi nhiều phát phiền, bèn bảo tôi dưới thời tiết này dám đi vào núi chỉ có một người, chính là lão Bàn Mã, hay là anh qua đó hỏi ông ta xem?
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom