Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 81
Editor: Tiểu Phong Hoa
*****
Lặn lội suốt năm tiếng đồng hồ đằng đẵng, cuối cùng chúng tôi cũng vòng qua được núi Xà Đầu. Sau khi đặt chân được tới tiểu thôn đầu tiên dưới chân núi, chúng tôi rối rít cảm tạ người bí thư đã dẫn đường rồi chia tay đường ai nấy đi. Lão Dương hăng hái dẫn tôi đi tìm hộ lần trước đã cho lão tá túc bởi nơi này trước đây lão đã từng ghé qua.
Sơn thôn được xây dựa vào thế dốc của sườn núi, nhấp nhô những ngôi nhà dân bằng đá theo kiến trúc thời Minh, Thanh đã được hàng trăm năm tuổi, đường vào thôn trên dốc núi cũng lát toàn đá xanh. Đứng bên dưới nhìn lên, ngôi nhà trên đỉnh dốc cao hơn dưới chân dốc phải đến trăm mét. Một dòng suối nhỏ chảy men theo con rạch ven đường, dưới đáy tuyền một màu rêu xanh biếc. Tôi đảo mắt thăm dò, thấy tường bao của nhiều hộ dân ở đây thường xây lẫn gạch lấy từ những ngôi mộ có niên đại khác nhau, qua đó có thể thấy tập tục đào mộ lấy gạch đã xuất hiện rải rác từ thời xa xưa.
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà lão Dương từng trọ mua một ít lương khô, tranh thủ dùng nước suối tắm rửa sạch sẽ, quần áo cũng giặt giũ rồi đem phơi nắng. Sau cùng trên mình cả hai chỉ còn cái quần đùi, đành ngồi luôn bên suối chụm đầu bàn bạc xem tiếp theo nên làm gì.
Muốn qua mặt năm người kia cũng không phải không có khả năng, kiểu gì chúng tôi cũng đã vượt núi suôn sẻ, nhưng trước mắt vẫn phải dựa vào ký hiệu của lão Dương để tìm ra địa điểm ba năm trước hắn đã tới.
Tôi tra hỏi một hồi để xem rốt cuộc lão để lại ký hiệu quỷ quái gì, liệu bây giờ còn không hay lão tự tin quá hóa nói liều. Lão Dương kể, khi đó hắn tìm đến địa đạo tuẫn táng phải vượt qua một địa điểm vô cùng kỳ bí tên là Giáp Tử Câu. Mọi người đa phần đều biết nơi này, đến được Giáp Tử Câu là đến được địa đạo. Chỉ có điều, Giáp Tử Câu cách sơn thôn này hơn bốn mươi cây số, tức là nằm sâu trong rừng.
Nghĩ lại thảm cảnh bi thống khi vào núi mà không có người dẫn đường, chúng tôi liền hỏi bí thư một người có khả năng đương đầu với hành trình gian nan trước mắt.
Viên bí thư gọi đứa con nhỏ, bảo nó dẫn chúng tôi đi tìm một lão thợ săn. Hai người chúng tôi theo chân một đứa trẻ trần như nhộng đi lòng vòng trong thôn mấy lượt, tới một căn nhà ngói hai tầng, nó bèn chỉ vào một ông già đang phơi nắng nói với chúng tôi: “Chính là ông Lưu đấy.”
Ông Lưu là người vùng khác, thời trẻ trốn việc tráng đinh mà lưu lạc rồi định cư luôn ở đây, lấy nghề săn bắn làm kế mưu sinh. Ông đã hơn tám mươi tuổi nhưng sức khỏe vẫn còn tốt, hầu như tất cả những người muốn vào rừng, từ đoàn khảo cổ cho đến dân trộm mộ đều phải nhờ ông dẫn đường, ông lão cũng vui vẻ giúp đỡ. Thứ nhất rút tiền phải lẹ, thứ hai địa vị phải cao, nghe chúng tôi trình bày ý định ông chẳng hề tỏ vẻ kinh ngạc, chỉ lắc đầu nói: “Không được, thời điểm này đi Giáp Tử Câu là hỏng.”
Tôi nghe vậy không khỏi chán nản, hỏi ông: “Vì sao không thể vào núi? Bây giờ đang là cuối thu, thời tiết mát mẻ săn thú rất thuận lợi. Lúc này không đi thì còn đi lúc nào?”
Ông gọi con ra rót trà cho tôi, đáp: “Mùa này trên núi tà khí dày đặc, ma quỷ quậy phá dữ lắm. Tôi tám mươi tuổi đầu rồi không lẽ còn đi lừa đứa trẻ ranh như cậu? Cho cậu hay, vùng Giáp Tử Câu đó kỳ thực chính là một đoạn đường núi của âm binh, cậu gặp chúng mà nhường đường thế nào cũng bị câu hồn hấp phách, tà ma quỷ quái vô cùng!”
Tôi chưa bao giờ tới đó đương nhiên làm sao biết được địa lý địa hình ra sao, nghe ông nói thế chỉ thấy buồn cười. Nhưng người già có quan điểm của người già, chúng tôi cũng không miễn cưỡng, năn nỉ kỳ kèo mãi cũng không có kết quả, chỉ hỏi lão kỹ càng về lộ trình.
Ông lão cho chúng tôi hay, từ thôn này tiến vào vùng núi non trùng điệp Tần Xuyên, theo hướng Tây mà đi, bảy ngày sau sẽ gặp một ngọn núi có tên Thiên Môn, hai bên đều là vách đá trơn trượt, leo lên là điều không tưởng nhưng trong núi có một khe đường kì lạ, hai người đi song song có thể băng qua, người ta thường gọi là “đường trời”, cũng chính là Giáp Tử Câu mà lão Dương nhắc tới. Tương truyền cuối thời Nam Bắc triều, ở nơi đó chứng kiến một đạo quân Bắc Ngụy thông qua đường núi vào Tần Xuyên. Đạo quân này cực kỳ bí hiểm, trong lúc hành quân ai nấy mặt lạnh như tiền không hề lên tiếng, cứ thế đi thẳng vào trong núi. Khi họ vừa đặt chân vào trong khe đường đó, đột nhiên đất trời rung chuyển, khe hở lớn bất ngờ khép kín, toàn bộ đội quân bị nuốt vào trong, từ đó về sau biệt tung biệt tích không thấy trở ra.
Thời nhà Thanh có mấy thầy phong thủy giúp một người giàu nứt đố đổ vách tìm mộ, vào núi hơn mười ngày, khi trở về chẳng còn ra hình người, một mực nói rằng hôm đó ở sơn môn có thác Hoàng tuyền thông tới Địa phủ, bọn họ thiếu chút nữa có đi mà không có về.
Ban đầu dân cư quanh núi còn bán tín bán nghi, nhưng càng về sau càng có nhiều người khẳng định ở rạch nước đó nghe thấy trên núi rành rành tiếng chiến mã chồm lên. Sự việc từ đó lan truyền mạnh mẽ, người ta xâu chuỗi các sự việc rồi cho rằng đó là âm binh từ thác Hoàng tuyền ra vào giữa hai giới âm dương. Bắc Ngụy quân thời Nam Bắc triều chính là một đạo quỷ binh từ dương gian trở về âm giới.
Ông lão còn nói chúng tôi có thể đi tới núi Thiên Môn, nhưng vùng đất phía sau núi là cực hạn chịu đựng của con người, bên trong cây cối thâm u rậm rạp có những thứ quái gở gì, không một ai biết. Phàm là người đặt chân đến đó, bất luận là Thát Tử quân của nhà Thanh hay bại binh thời Quốc Dân đảng đều bặt vô âm tín. Ông tuổi đã quá cao không thể dẫn chúng tôi đi được, người trong thôn cũng không ai dám cả gan. Nếu chúng tôi vẫn ngoan cố muốn đi, ông chỉ có thể chỉ đường. Theo chỉ dẫn của ông chắc chắn chỉ sau khoảng bảy tám ngày có thể đến nơi, nhưng có sự cố gì phát sinh thì ông ta nhất định không chịu trách nhiệm.
Bút ký của ông nội có ghi, trong quá trình tìm kiếm lăng mộ, phàm là vùng đất có truyền thuyết địa phương tường tận đến thế đều phải lưu ý. Tôi y lời, đặc biệt chú tâm đến những dặn dò của ông lão, trong lòng càng thêm nắm chắc địa điểm chúng tôi muốn tìm hẳn là chỉ ở quanh đây.
Chúng tôi cảm ơn ông lão rồi muốn ra về nhưng hình như ông lão bình thường rất ít khách viếng thăm, một mực giữ chúng tôi lại ăn cơm, phải ra sức từ chối. Ông lão hết cách đành dúi cho tôi một túi đầy đồ muối. Tôi ngại làm phiền người khác, đang muốn trả lại thì liếc thấy bên trong có thịt nướng. Cái bụng mấy ngày nay lấp toàn bằng lương khô dứt khoát biểu tình không chịu thiệt thòi, đành phải nhận.
Sau một ngày nghỉ ngơi chúng tôi bắt đầu lên đường. Giờ đây mục tiêu đã xác định, chúng tôi cứ trực chỉ hướng Bắc mà đi, cắn răng chịu khổ, trèo đèo lội suối, dứt khoát chui vào thám hiểm khu rừng nguyên sinh thần bí nhất Trung Quốc đại lục.
Dọc đường không có chuyện gì đáng nói, tôi cũng nghĩ chẳng cần ghi chép giấy trắng mực đen làm gì cho mệt. Sau bảy ngày, khi lão Dương chỉ lên phía những tán cây cao vút, tôi mới nhận thấy đỉnh núi Thiên Môn đã hiện ra tự lúc nào. Chúng tôi dừng lại chỉnh đốn, phát hiện bản thân chẳng khác dã nhân là bao.
Lão Dương chăm chú xem xét bốn phía một hồi, hớn hở thông báo chính là nơi này. Đi qua Giáp Tử Câu sang phía bên kia sẽ gặp một cái khe nhỏ nhưng rất sâu, đó cũng là địa điểm bọn họ phát hiện ra địa đạo tuẫn táng.
Tôi trèo lên một cây sam lớn, một tay bám vào thân cây, một tay cầm ống nhòm quan sát. Núi Thiên Sơn cao chọc trời, hình thế kỳ vĩ, thoạt nhìn vô cùng thâm u trùng điệp khiến quang cảnh rất kỳ quái. Có điều ngọn núi này không hề có dạng cánh cổng như tôi nghĩ, cái tên núi Thiên Môn không biết từ đâu mà ra. “Đường trời” ở chính giữa kia, lúc này nhìn lại chỉ tựa như một sợi chỉ đen nhỏ xíu.
Chúng tôi leo lên ngọn núi tiếp giáp với núi Thiên Môn, cứ thuận theo thế núi mà vừa đi vừa xem xét địa hình phía trước, gần chính Ngọ thì tới được chân núi Thiên Môn. Đoạn Giáp Tử Câu đầu tiên nhìn thấy giống như một đoạn đường núi bình thường đầy rẫy những đất đá rải rác.
Tần Lĩnh, nếu nói là một nơi kỳ diệu cũng không ngoa, đặc biệt ở thời điểm này vẫn chưa mở đường để khai thác du lịch, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ. Dưới vách đá Thiên Môn ngẩng đầu nhìn lên, địa thế cực kỳ hùng vĩ nhưng hình dạng cũng bình thường, ở giữa có một khe núi hẹp giống như đá núi bị một thanh kiếm sắc bén bổ xuống mà thành. Dưới đáy khe núi này chính là Giáp Tử Câu. Địa hình núi rất cao nên nơi này sản sinh ra một “đường trời”, cảnh quan tách biệt hẳn với những dãy núi thấp còn lại. Phóng tầm mắt cao nữa có thể thấy tia sáng rất nhỏ từ trên đỉnh núi xa xôi, y như cả không gian bị ép vào thành một đoạn. Nếu không phải tận mắt chứng kiến làm sao có thể lĩnh hội dù chỉ một phần.
Trong Giáp Tử Câu, phía đáy đá núi lởm chởm trùng trùng điệp điệp, hai bên rải rác những dòng suối nhỏ trong vắt, rêu xanh bám đầy trên đá rất khó đi nhưng xem ra đường cũng không xa mấy, ánh sáng lại rõ ràng. Đoạn đầu đường này chưa lên cao nên bầu trời cũng chưa hẳn là “đường trời”, có lẽ nên gọi là “khoảng trời” thì hơn.
Lão Dương nhớ lại, muốn đi hết Giáp Tử Câu cũng phải mất một buổi chiều, hơn nữa càng vào sâu bên trong gió lùa càng lớn, mặt đất càng ẩm ướt, không tiện nhóm lửa. Chúng tôi quyết định dừng lại ngay gần điểm xuất phát, đốt một đống lửa trại ăn một bữa cơm trưa. Đồ ăn muối ông lão cho tôi đều bỏ vào nồi đem đun lên, cũng từa tựa như ăn lẩu. Dân miền núi khi nấu ăn rất chú trọng các loại gia vị, hương vị cũng không tệ nếu không muốn nói so với gặm lương khô thì ngon hơn vạn lần. Mấy hôm trước ăn uống phải chi li hà tiện, giờ cũng sắp đến nơi, có thể thả phanh một bữa, tôi và lão Dương ăn như hai con hổ đói, chẳng mấy chốc đã giải quyết sạch sành sanh cả đống thịt muối.
Tôi ăn còn chưa no, sực nhớ ra có một gói gà rừng ngâm măng. Đang muốn lôi ra ăn quách cho rồi nhưng sờ soạng một hồi vẫn không thấy đâu, hóa ra cả gói thịt to tướng đã không cánh mà bay.
Tôi tìm lại xung quanh một lượt vẫn chẳng thấy đâu, bực mình định hỏi lão Dương, đột nhiên hắn rống lên: “Chết dẫm, thằng nào phun hết cả xương vào cổ áo ta thế này???”
Tôi ngớ người, làm gì có chuyện đấy. Lúc tôi ăn, bao nhiêu xương xẩu đều nuốt hết, đâu có lãng phí đến mức để văng bừa văng bãi như thế.
Còn đang lấy làm lạ, một cục xương đã từ trên vách núi rơi xuống đất. Tôi ngẩng đầu lên liền bắt gặp mười mấy con khỉ lông vàng to tướng, chẳng biết từ khi nào đã tụ tập ở vách núi. Một con trong đó đang ôm gói gà rừng ngâm măng mà ăn, xem cách thức ăn của nó hẳn là đã đói đến mềm ruột, nuốt không còn một miếng.
Nó giải quyết nhanh gọn gói thịt xong xuôi bắt đầu bò xuống dưới, mắt chăm chú dán chặt vào ba lô của tôi.
Tôi thầm kêu không ổn, con khỉ chết tiệt này hẳn là cho rằng trong túi toàn là đồ ăn, âm mưu cướp lấy, mà như thế thì phiền phải biết. Còn đang tính cách, con khỉ kia đã kêu lên một hồi chói tai, trong chớp mắt, toàn bộ đám khỉ đều lao bổ về phía chúng tôi.
*****
Lặn lội suốt năm tiếng đồng hồ đằng đẵng, cuối cùng chúng tôi cũng vòng qua được núi Xà Đầu. Sau khi đặt chân được tới tiểu thôn đầu tiên dưới chân núi, chúng tôi rối rít cảm tạ người bí thư đã dẫn đường rồi chia tay đường ai nấy đi. Lão Dương hăng hái dẫn tôi đi tìm hộ lần trước đã cho lão tá túc bởi nơi này trước đây lão đã từng ghé qua.
Sơn thôn được xây dựa vào thế dốc của sườn núi, nhấp nhô những ngôi nhà dân bằng đá theo kiến trúc thời Minh, Thanh đã được hàng trăm năm tuổi, đường vào thôn trên dốc núi cũng lát toàn đá xanh. Đứng bên dưới nhìn lên, ngôi nhà trên đỉnh dốc cao hơn dưới chân dốc phải đến trăm mét. Một dòng suối nhỏ chảy men theo con rạch ven đường, dưới đáy tuyền một màu rêu xanh biếc. Tôi đảo mắt thăm dò, thấy tường bao của nhiều hộ dân ở đây thường xây lẫn gạch lấy từ những ngôi mộ có niên đại khác nhau, qua đó có thể thấy tập tục đào mộ lấy gạch đã xuất hiện rải rác từ thời xa xưa.
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà lão Dương từng trọ mua một ít lương khô, tranh thủ dùng nước suối tắm rửa sạch sẽ, quần áo cũng giặt giũ rồi đem phơi nắng. Sau cùng trên mình cả hai chỉ còn cái quần đùi, đành ngồi luôn bên suối chụm đầu bàn bạc xem tiếp theo nên làm gì.
Muốn qua mặt năm người kia cũng không phải không có khả năng, kiểu gì chúng tôi cũng đã vượt núi suôn sẻ, nhưng trước mắt vẫn phải dựa vào ký hiệu của lão Dương để tìm ra địa điểm ba năm trước hắn đã tới.
Tôi tra hỏi một hồi để xem rốt cuộc lão để lại ký hiệu quỷ quái gì, liệu bây giờ còn không hay lão tự tin quá hóa nói liều. Lão Dương kể, khi đó hắn tìm đến địa đạo tuẫn táng phải vượt qua một địa điểm vô cùng kỳ bí tên là Giáp Tử Câu. Mọi người đa phần đều biết nơi này, đến được Giáp Tử Câu là đến được địa đạo. Chỉ có điều, Giáp Tử Câu cách sơn thôn này hơn bốn mươi cây số, tức là nằm sâu trong rừng.
Nghĩ lại thảm cảnh bi thống khi vào núi mà không có người dẫn đường, chúng tôi liền hỏi bí thư một người có khả năng đương đầu với hành trình gian nan trước mắt.
Viên bí thư gọi đứa con nhỏ, bảo nó dẫn chúng tôi đi tìm một lão thợ săn. Hai người chúng tôi theo chân một đứa trẻ trần như nhộng đi lòng vòng trong thôn mấy lượt, tới một căn nhà ngói hai tầng, nó bèn chỉ vào một ông già đang phơi nắng nói với chúng tôi: “Chính là ông Lưu đấy.”
Ông Lưu là người vùng khác, thời trẻ trốn việc tráng đinh mà lưu lạc rồi định cư luôn ở đây, lấy nghề săn bắn làm kế mưu sinh. Ông đã hơn tám mươi tuổi nhưng sức khỏe vẫn còn tốt, hầu như tất cả những người muốn vào rừng, từ đoàn khảo cổ cho đến dân trộm mộ đều phải nhờ ông dẫn đường, ông lão cũng vui vẻ giúp đỡ. Thứ nhất rút tiền phải lẹ, thứ hai địa vị phải cao, nghe chúng tôi trình bày ý định ông chẳng hề tỏ vẻ kinh ngạc, chỉ lắc đầu nói: “Không được, thời điểm này đi Giáp Tử Câu là hỏng.”
Tôi nghe vậy không khỏi chán nản, hỏi ông: “Vì sao không thể vào núi? Bây giờ đang là cuối thu, thời tiết mát mẻ săn thú rất thuận lợi. Lúc này không đi thì còn đi lúc nào?”
Ông gọi con ra rót trà cho tôi, đáp: “Mùa này trên núi tà khí dày đặc, ma quỷ quậy phá dữ lắm. Tôi tám mươi tuổi đầu rồi không lẽ còn đi lừa đứa trẻ ranh như cậu? Cho cậu hay, vùng Giáp Tử Câu đó kỳ thực chính là một đoạn đường núi của âm binh, cậu gặp chúng mà nhường đường thế nào cũng bị câu hồn hấp phách, tà ma quỷ quái vô cùng!”
Tôi chưa bao giờ tới đó đương nhiên làm sao biết được địa lý địa hình ra sao, nghe ông nói thế chỉ thấy buồn cười. Nhưng người già có quan điểm của người già, chúng tôi cũng không miễn cưỡng, năn nỉ kỳ kèo mãi cũng không có kết quả, chỉ hỏi lão kỹ càng về lộ trình.
Ông lão cho chúng tôi hay, từ thôn này tiến vào vùng núi non trùng điệp Tần Xuyên, theo hướng Tây mà đi, bảy ngày sau sẽ gặp một ngọn núi có tên Thiên Môn, hai bên đều là vách đá trơn trượt, leo lên là điều không tưởng nhưng trong núi có một khe đường kì lạ, hai người đi song song có thể băng qua, người ta thường gọi là “đường trời”, cũng chính là Giáp Tử Câu mà lão Dương nhắc tới. Tương truyền cuối thời Nam Bắc triều, ở nơi đó chứng kiến một đạo quân Bắc Ngụy thông qua đường núi vào Tần Xuyên. Đạo quân này cực kỳ bí hiểm, trong lúc hành quân ai nấy mặt lạnh như tiền không hề lên tiếng, cứ thế đi thẳng vào trong núi. Khi họ vừa đặt chân vào trong khe đường đó, đột nhiên đất trời rung chuyển, khe hở lớn bất ngờ khép kín, toàn bộ đội quân bị nuốt vào trong, từ đó về sau biệt tung biệt tích không thấy trở ra.
Thời nhà Thanh có mấy thầy phong thủy giúp một người giàu nứt đố đổ vách tìm mộ, vào núi hơn mười ngày, khi trở về chẳng còn ra hình người, một mực nói rằng hôm đó ở sơn môn có thác Hoàng tuyền thông tới Địa phủ, bọn họ thiếu chút nữa có đi mà không có về.
Ban đầu dân cư quanh núi còn bán tín bán nghi, nhưng càng về sau càng có nhiều người khẳng định ở rạch nước đó nghe thấy trên núi rành rành tiếng chiến mã chồm lên. Sự việc từ đó lan truyền mạnh mẽ, người ta xâu chuỗi các sự việc rồi cho rằng đó là âm binh từ thác Hoàng tuyền ra vào giữa hai giới âm dương. Bắc Ngụy quân thời Nam Bắc triều chính là một đạo quỷ binh từ dương gian trở về âm giới.
Ông lão còn nói chúng tôi có thể đi tới núi Thiên Môn, nhưng vùng đất phía sau núi là cực hạn chịu đựng của con người, bên trong cây cối thâm u rậm rạp có những thứ quái gở gì, không một ai biết. Phàm là người đặt chân đến đó, bất luận là Thát Tử quân của nhà Thanh hay bại binh thời Quốc Dân đảng đều bặt vô âm tín. Ông tuổi đã quá cao không thể dẫn chúng tôi đi được, người trong thôn cũng không ai dám cả gan. Nếu chúng tôi vẫn ngoan cố muốn đi, ông chỉ có thể chỉ đường. Theo chỉ dẫn của ông chắc chắn chỉ sau khoảng bảy tám ngày có thể đến nơi, nhưng có sự cố gì phát sinh thì ông ta nhất định không chịu trách nhiệm.
Bút ký của ông nội có ghi, trong quá trình tìm kiếm lăng mộ, phàm là vùng đất có truyền thuyết địa phương tường tận đến thế đều phải lưu ý. Tôi y lời, đặc biệt chú tâm đến những dặn dò của ông lão, trong lòng càng thêm nắm chắc địa điểm chúng tôi muốn tìm hẳn là chỉ ở quanh đây.
Chúng tôi cảm ơn ông lão rồi muốn ra về nhưng hình như ông lão bình thường rất ít khách viếng thăm, một mực giữ chúng tôi lại ăn cơm, phải ra sức từ chối. Ông lão hết cách đành dúi cho tôi một túi đầy đồ muối. Tôi ngại làm phiền người khác, đang muốn trả lại thì liếc thấy bên trong có thịt nướng. Cái bụng mấy ngày nay lấp toàn bằng lương khô dứt khoát biểu tình không chịu thiệt thòi, đành phải nhận.
Sau một ngày nghỉ ngơi chúng tôi bắt đầu lên đường. Giờ đây mục tiêu đã xác định, chúng tôi cứ trực chỉ hướng Bắc mà đi, cắn răng chịu khổ, trèo đèo lội suối, dứt khoát chui vào thám hiểm khu rừng nguyên sinh thần bí nhất Trung Quốc đại lục.
Dọc đường không có chuyện gì đáng nói, tôi cũng nghĩ chẳng cần ghi chép giấy trắng mực đen làm gì cho mệt. Sau bảy ngày, khi lão Dương chỉ lên phía những tán cây cao vút, tôi mới nhận thấy đỉnh núi Thiên Môn đã hiện ra tự lúc nào. Chúng tôi dừng lại chỉnh đốn, phát hiện bản thân chẳng khác dã nhân là bao.
Lão Dương chăm chú xem xét bốn phía một hồi, hớn hở thông báo chính là nơi này. Đi qua Giáp Tử Câu sang phía bên kia sẽ gặp một cái khe nhỏ nhưng rất sâu, đó cũng là địa điểm bọn họ phát hiện ra địa đạo tuẫn táng.
Tôi trèo lên một cây sam lớn, một tay bám vào thân cây, một tay cầm ống nhòm quan sát. Núi Thiên Sơn cao chọc trời, hình thế kỳ vĩ, thoạt nhìn vô cùng thâm u trùng điệp khiến quang cảnh rất kỳ quái. Có điều ngọn núi này không hề có dạng cánh cổng như tôi nghĩ, cái tên núi Thiên Môn không biết từ đâu mà ra. “Đường trời” ở chính giữa kia, lúc này nhìn lại chỉ tựa như một sợi chỉ đen nhỏ xíu.
Chúng tôi leo lên ngọn núi tiếp giáp với núi Thiên Môn, cứ thuận theo thế núi mà vừa đi vừa xem xét địa hình phía trước, gần chính Ngọ thì tới được chân núi Thiên Môn. Đoạn Giáp Tử Câu đầu tiên nhìn thấy giống như một đoạn đường núi bình thường đầy rẫy những đất đá rải rác.
Tần Lĩnh, nếu nói là một nơi kỳ diệu cũng không ngoa, đặc biệt ở thời điểm này vẫn chưa mở đường để khai thác du lịch, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ. Dưới vách đá Thiên Môn ngẩng đầu nhìn lên, địa thế cực kỳ hùng vĩ nhưng hình dạng cũng bình thường, ở giữa có một khe núi hẹp giống như đá núi bị một thanh kiếm sắc bén bổ xuống mà thành. Dưới đáy khe núi này chính là Giáp Tử Câu. Địa hình núi rất cao nên nơi này sản sinh ra một “đường trời”, cảnh quan tách biệt hẳn với những dãy núi thấp còn lại. Phóng tầm mắt cao nữa có thể thấy tia sáng rất nhỏ từ trên đỉnh núi xa xôi, y như cả không gian bị ép vào thành một đoạn. Nếu không phải tận mắt chứng kiến làm sao có thể lĩnh hội dù chỉ một phần.
Trong Giáp Tử Câu, phía đáy đá núi lởm chởm trùng trùng điệp điệp, hai bên rải rác những dòng suối nhỏ trong vắt, rêu xanh bám đầy trên đá rất khó đi nhưng xem ra đường cũng không xa mấy, ánh sáng lại rõ ràng. Đoạn đầu đường này chưa lên cao nên bầu trời cũng chưa hẳn là “đường trời”, có lẽ nên gọi là “khoảng trời” thì hơn.
Lão Dương nhớ lại, muốn đi hết Giáp Tử Câu cũng phải mất một buổi chiều, hơn nữa càng vào sâu bên trong gió lùa càng lớn, mặt đất càng ẩm ướt, không tiện nhóm lửa. Chúng tôi quyết định dừng lại ngay gần điểm xuất phát, đốt một đống lửa trại ăn một bữa cơm trưa. Đồ ăn muối ông lão cho tôi đều bỏ vào nồi đem đun lên, cũng từa tựa như ăn lẩu. Dân miền núi khi nấu ăn rất chú trọng các loại gia vị, hương vị cũng không tệ nếu không muốn nói so với gặm lương khô thì ngon hơn vạn lần. Mấy hôm trước ăn uống phải chi li hà tiện, giờ cũng sắp đến nơi, có thể thả phanh một bữa, tôi và lão Dương ăn như hai con hổ đói, chẳng mấy chốc đã giải quyết sạch sành sanh cả đống thịt muối.
Tôi ăn còn chưa no, sực nhớ ra có một gói gà rừng ngâm măng. Đang muốn lôi ra ăn quách cho rồi nhưng sờ soạng một hồi vẫn không thấy đâu, hóa ra cả gói thịt to tướng đã không cánh mà bay.
Tôi tìm lại xung quanh một lượt vẫn chẳng thấy đâu, bực mình định hỏi lão Dương, đột nhiên hắn rống lên: “Chết dẫm, thằng nào phun hết cả xương vào cổ áo ta thế này???”
Tôi ngớ người, làm gì có chuyện đấy. Lúc tôi ăn, bao nhiêu xương xẩu đều nuốt hết, đâu có lãng phí đến mức để văng bừa văng bãi như thế.
Còn đang lấy làm lạ, một cục xương đã từ trên vách núi rơi xuống đất. Tôi ngẩng đầu lên liền bắt gặp mười mấy con khỉ lông vàng to tướng, chẳng biết từ khi nào đã tụ tập ở vách núi. Một con trong đó đang ôm gói gà rừng ngâm măng mà ăn, xem cách thức ăn của nó hẳn là đã đói đến mềm ruột, nuốt không còn một miếng.
Nó giải quyết nhanh gọn gói thịt xong xuôi bắt đầu bò xuống dưới, mắt chăm chú dán chặt vào ba lô của tôi.
Tôi thầm kêu không ổn, con khỉ chết tiệt này hẳn là cho rằng trong túi toàn là đồ ăn, âm mưu cướp lấy, mà như thế thì phiền phải biết. Còn đang tính cách, con khỉ kia đã kêu lên một hồi chói tai, trong chớp mắt, toàn bộ đám khỉ đều lao bổ về phía chúng tôi.
Bình luận facebook