-
#9 TIN NHẮN
Ngày 17 tháng 3 năm 2009
Ăn trưa về, tôi bắt gặp vài người nhà bệnh nhân đang nói chuyện với Bác sĩ.
“Bác sĩ Cố, có thể cho tôi số điện thoại liên hệ được không?”
“Chị y tá trưởng có số máy trực của phòng làm việc và phòng y tá.”
“Vậy số điện thoại riêng của anh thì sao?”
“Chúng tôi không công khai được.”
“Bác sĩ, anh cứ nói với tôi thôi, tôi hứa sẽ không cho ai hết.”
“Xin lỗi, nhưng thực sự là cho số điện thoại riêng rất bất tiện.”
Về phòng bệnh, thấy thầy Lâm đang ra ngoài.
“Ba đi đâu đó?”
“Đi xin số điện thoại của bác sĩ nha.”
Tôi giơ tờ giấy trong tay: “Điện thoại trực ban á? Con xin chị y tá trưởng rồi.”
Thầy Lâm khinh bỉ: “Người ta bảo điện thoại trực ban hay bận lắm. Ba đi hỏi của bác sĩ cơ.”
“Người ta không cho đâ…” Ơ ba, ba đi xa con quá…
Mười phút sau, tôi rửa hoa quả xong ra ngoài đã thấy thầy Lâm đủng đỉnh nằm trên giường xem TV.
“Xin được chưa?” Tôi thuận miệng hỏi.
“Rồi.”
Tôi giật mình quay lại: “Của ai?”
Thầy Lâm thong dong ăn nho: “Bác sĩ Cố chứ ai.”
Chiều. Bác sĩ Cố đến cắt phần chỉ còn lại. Tôi cố gắng tìm một biểu hiện bất thường nào đó trên gương mặt anh, nhưng không, anh vẫn rất bình tĩnh, tự nhiên. Thầy Lâm chuyện trò vui vẻ: “Nhanh tay thật đấy, ồ, cắt chuyên nghiệp ghê.”
Bác sĩ cắt xong đứng dậy mỉm cười: “Vì cháu là người khâu mà.”
Tôi cầm giấy bút chạy lại: “Bác sĩ, sau khi về nhà phải chú ý những gì ạ? Có được rửa vết mổ không? Ăn uống cần kiêng khem những gì? Kiểm tra toàn bộ sinh hóa ba hay bốn ngày một lần?”
Bác sĩ trả lời lần lượt từng câu, vừa nhìn tôi loay hoay ghi chép, vừa nói chuyện với mẹ, khi tôi viết xong, anh lễ phép gật đầu chào tạm biệt ra ngoài, không có gì bất thường hết.
Tôi nhìn quyển sổ trong tay, chẳng lẽ là mình nghĩ nhiều?
Ngày 18 tháng 3 năm 2009
Kiểm tra buổi sáng xong là Bác sĩ hoàn toàn biến mất. Không có giấy thông báo xuất viện của bác sĩ phụ trách, chúng tôi không làm được thủ tục xuất viện.
“Sáng nay thằng bé có hai ca phẫu thuật.” Chị y tá trưởng chỉ chỉ lịch làm việc trên tường, ca thứ nhất lúc tám rưỡi, ca thứ hai lúc mười rưỡi, “Em chịu khó đợi đến giờ làm việc buổi chiều vậy.”
Mười giờ hơn, tôi đang sắp xếp hành lý thì có tiếng gõ cửa, vẫn là bộ đồ phẫu thuật kín từ đầu đến chân chỉ lộ đôi mắt ấy, tay anh cầm bệnh án, rút ra một tờ giấy thông báo đã ký đầy đủ.
“Tưởng anh phải phẫu thuật?”
“Có hai mươi phút nghỉ giải lao.”
Tôi nhìn anh, bỗng nhiên không biết phải nói gì.
“Đi xử lý thủ tục đi, không thì hôm nay không làm kịp đâu.” Rồi vội vàng đi.
Lấy thuốc, photo ca bệnh, kiểm kê, chứng nhận bảo hiểm y tế, chứng nhận của viện khoa,… Hai giờ chiều, lúc xe rời khỏi bệnh viện, tôi ngoái lại nhìn tòa trụ sở chính của bệnh viện, lòng trào dâng một thứ cảm xúc không thể gọi tên.
Ngày 3 tháng 4 năm 2009
Về sau, trừ điện thoại hỏi thăm định kỳ của phòng y tá, lần duy nhất tôi liên hệ với bệnh viện là khi chỉ số bạch cầu của thầy Lâm đột ngột hạ thấp, ngồi bên cạnh nghe mẹ gọi cho Bác sĩ hai cuộc điện thoại, cũng chỉ đơn giản vài câu “cảm ơn”, “không có gì”.
Tôi chống cằm ngẩn ngơ nhìn đường hầm tối om ngoài cửa sổ, tấm kính thủy tinh phản chiếu hình ảnh một người đang nghịch thẻ IC trong tay, tôi bỗng nhớ lại một người, tan tầm cũng vừa nghịch thẻ IC vừa đi bộ về bến tàu điện ngầm.
Hôm nay, về thành phố X, thoát khỏi đống sách vở nặng đầu, bỗng cảm thấy có thứ cảm xúc vô hình nào đó tràn ngập trong lòng.
Tối, ở ký túc xá của Tam Tam, trường nó và địa điểm thi vòng hai nghiên cứu sinh của tôi ở cùng một khu đại học. Tắm rửa lau tóc xong, quay lại thấy Tam Tam mặt mũi đăm chiêu: “Cô gái, sao tự nhiên mày lại có vẻ ‘Vừa lọt mi cong/Lòng dâng muôn nỗi’ thế?”
(Miêu tả nỗi niềm tương tư triền miên một cách khéo léo.)
“Lòng tự trọng của học sinh chuyên lý đâu, mày khoe văn khoe vẻ cái gì?”
“Thế mày định bao giờ hạ gục anh bác sĩ kia?”
“…Thôi mày ngâm thơ Đường tiếp đi.” Loại nó chắc chẳng biết cái gì gọi là dè dặt.
“Biết thừa mày nhát trai, vừa nãy chị đã nhắn tin thay mày rồi ahihi.”
“Hả?”
Tôi luống cuống tìm điện thoại, một tin “Anh đã có bạn gái chưa?” nằm tênh hênh trong hộp tin đã gửi.
Chọn bạn mà chơi các cậu ạ! Phải biết chọn bạn mà chơi! Trời ơi sao số tôi lại khổ thế này!!!
“Lạy chị! Ngày mai em phải thi vòng hai rồi! Chị không thể để em chuẩn bị tinh thần cho tốt à?!”
“Đàn ông tốt mới hiếm, tinh thần tốt thiếu gì. Đồng chí cần cố gắng nhiều hơn, cố lên!” Tam Tam giật khăn, bay vào phòng tắm.
Tôi đau đớn trùm chăn, nhìn tin nhắn kia bay bổng trên màn hình, chưa bao giờ như bây giờ, tôi hy vọng điện thoại bị lỗi, nhà mạng bị lỗi, lỗi lỗi lỗi lỗi hết!
Đến tận khi đi ngủ vẫn không thấy có tin nhắn lại. Trong lúc mơ màng, tôi tự huyễn hoặc mình: “Không sao, không sao cả, anh ấy không có số mình, chắc chỉ nghĩ là tin rác thôi.”
Mãi về sau tôi mới biết, mình đã sai lầm như thế nào.
__________
Bác sĩ: Ha ha ha ha…
(Cười cái gì? Em còn chưa xử vụ mới quen mười ngày đã dám lưu số em đấy!)
Ăn trưa về, tôi bắt gặp vài người nhà bệnh nhân đang nói chuyện với Bác sĩ.
“Bác sĩ Cố, có thể cho tôi số điện thoại liên hệ được không?”
“Chị y tá trưởng có số máy trực của phòng làm việc và phòng y tá.”
“Vậy số điện thoại riêng của anh thì sao?”
“Chúng tôi không công khai được.”
“Bác sĩ, anh cứ nói với tôi thôi, tôi hứa sẽ không cho ai hết.”
“Xin lỗi, nhưng thực sự là cho số điện thoại riêng rất bất tiện.”
Về phòng bệnh, thấy thầy Lâm đang ra ngoài.
“Ba đi đâu đó?”
“Đi xin số điện thoại của bác sĩ nha.”
Tôi giơ tờ giấy trong tay: “Điện thoại trực ban á? Con xin chị y tá trưởng rồi.”
Thầy Lâm khinh bỉ: “Người ta bảo điện thoại trực ban hay bận lắm. Ba đi hỏi của bác sĩ cơ.”
“Người ta không cho đâ…” Ơ ba, ba đi xa con quá…
Mười phút sau, tôi rửa hoa quả xong ra ngoài đã thấy thầy Lâm đủng đỉnh nằm trên giường xem TV.
“Xin được chưa?” Tôi thuận miệng hỏi.
“Rồi.”
Tôi giật mình quay lại: “Của ai?”
Thầy Lâm thong dong ăn nho: “Bác sĩ Cố chứ ai.”
Chiều. Bác sĩ Cố đến cắt phần chỉ còn lại. Tôi cố gắng tìm một biểu hiện bất thường nào đó trên gương mặt anh, nhưng không, anh vẫn rất bình tĩnh, tự nhiên. Thầy Lâm chuyện trò vui vẻ: “Nhanh tay thật đấy, ồ, cắt chuyên nghiệp ghê.”
Bác sĩ cắt xong đứng dậy mỉm cười: “Vì cháu là người khâu mà.”
Tôi cầm giấy bút chạy lại: “Bác sĩ, sau khi về nhà phải chú ý những gì ạ? Có được rửa vết mổ không? Ăn uống cần kiêng khem những gì? Kiểm tra toàn bộ sinh hóa ba hay bốn ngày một lần?”
Bác sĩ trả lời lần lượt từng câu, vừa nhìn tôi loay hoay ghi chép, vừa nói chuyện với mẹ, khi tôi viết xong, anh lễ phép gật đầu chào tạm biệt ra ngoài, không có gì bất thường hết.
Tôi nhìn quyển sổ trong tay, chẳng lẽ là mình nghĩ nhiều?
Ngày 18 tháng 3 năm 2009
Kiểm tra buổi sáng xong là Bác sĩ hoàn toàn biến mất. Không có giấy thông báo xuất viện của bác sĩ phụ trách, chúng tôi không làm được thủ tục xuất viện.
“Sáng nay thằng bé có hai ca phẫu thuật.” Chị y tá trưởng chỉ chỉ lịch làm việc trên tường, ca thứ nhất lúc tám rưỡi, ca thứ hai lúc mười rưỡi, “Em chịu khó đợi đến giờ làm việc buổi chiều vậy.”
Mười giờ hơn, tôi đang sắp xếp hành lý thì có tiếng gõ cửa, vẫn là bộ đồ phẫu thuật kín từ đầu đến chân chỉ lộ đôi mắt ấy, tay anh cầm bệnh án, rút ra một tờ giấy thông báo đã ký đầy đủ.
“Tưởng anh phải phẫu thuật?”
“Có hai mươi phút nghỉ giải lao.”
Tôi nhìn anh, bỗng nhiên không biết phải nói gì.
“Đi xử lý thủ tục đi, không thì hôm nay không làm kịp đâu.” Rồi vội vàng đi.
Lấy thuốc, photo ca bệnh, kiểm kê, chứng nhận bảo hiểm y tế, chứng nhận của viện khoa,… Hai giờ chiều, lúc xe rời khỏi bệnh viện, tôi ngoái lại nhìn tòa trụ sở chính của bệnh viện, lòng trào dâng một thứ cảm xúc không thể gọi tên.
Ngày 3 tháng 4 năm 2009
Về sau, trừ điện thoại hỏi thăm định kỳ của phòng y tá, lần duy nhất tôi liên hệ với bệnh viện là khi chỉ số bạch cầu của thầy Lâm đột ngột hạ thấp, ngồi bên cạnh nghe mẹ gọi cho Bác sĩ hai cuộc điện thoại, cũng chỉ đơn giản vài câu “cảm ơn”, “không có gì”.
Tôi chống cằm ngẩn ngơ nhìn đường hầm tối om ngoài cửa sổ, tấm kính thủy tinh phản chiếu hình ảnh một người đang nghịch thẻ IC trong tay, tôi bỗng nhớ lại một người, tan tầm cũng vừa nghịch thẻ IC vừa đi bộ về bến tàu điện ngầm.
Hôm nay, về thành phố X, thoát khỏi đống sách vở nặng đầu, bỗng cảm thấy có thứ cảm xúc vô hình nào đó tràn ngập trong lòng.
Tối, ở ký túc xá của Tam Tam, trường nó và địa điểm thi vòng hai nghiên cứu sinh của tôi ở cùng một khu đại học. Tắm rửa lau tóc xong, quay lại thấy Tam Tam mặt mũi đăm chiêu: “Cô gái, sao tự nhiên mày lại có vẻ ‘Vừa lọt mi cong/Lòng dâng muôn nỗi’ thế?”
(Miêu tả nỗi niềm tương tư triền miên một cách khéo léo.)
“Lòng tự trọng của học sinh chuyên lý đâu, mày khoe văn khoe vẻ cái gì?”
“Thế mày định bao giờ hạ gục anh bác sĩ kia?”
“…Thôi mày ngâm thơ Đường tiếp đi.” Loại nó chắc chẳng biết cái gì gọi là dè dặt.
“Biết thừa mày nhát trai, vừa nãy chị đã nhắn tin thay mày rồi ahihi.”
“Hả?”
Tôi luống cuống tìm điện thoại, một tin “Anh đã có bạn gái chưa?” nằm tênh hênh trong hộp tin đã gửi.
Chọn bạn mà chơi các cậu ạ! Phải biết chọn bạn mà chơi! Trời ơi sao số tôi lại khổ thế này!!!
“Lạy chị! Ngày mai em phải thi vòng hai rồi! Chị không thể để em chuẩn bị tinh thần cho tốt à?!”
“Đàn ông tốt mới hiếm, tinh thần tốt thiếu gì. Đồng chí cần cố gắng nhiều hơn, cố lên!” Tam Tam giật khăn, bay vào phòng tắm.
Tôi đau đớn trùm chăn, nhìn tin nhắn kia bay bổng trên màn hình, chưa bao giờ như bây giờ, tôi hy vọng điện thoại bị lỗi, nhà mạng bị lỗi, lỗi lỗi lỗi lỗi hết!
Đến tận khi đi ngủ vẫn không thấy có tin nhắn lại. Trong lúc mơ màng, tôi tự huyễn hoặc mình: “Không sao, không sao cả, anh ấy không có số mình, chắc chỉ nghĩ là tin rác thôi.”
Mãi về sau tôi mới biết, mình đã sai lầm như thế nào.
__________
Bác sĩ: Ha ha ha ha…
(Cười cái gì? Em còn chưa xử vụ mới quen mười ngày đã dám lưu số em đấy!)
Bình luận facebook