• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

New Đoản Văn Ỷ Thiên (2 Viewers)

  • Chương 3: Võ Đang Thất Hiệp

*Võ Đang Thất Hiệp

Là bảy đệ tử đầu tiên của Tam Phong, ông thật có mắt nhìn người khi thu nhận đồ đệ đều là những người có tài lẫn đức, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và sẵn sàng cùng chung hoạn nạn.

Đại hiệp Tống Viễn Kiều

Ông đứng đầu Võ Đang Thất hiệp, thay mặt sư phụ điều hành và giải quyết mọi công việc, được đồng môn sư huynh đệ hết lòng kính trọng. Tống Viễn Kiều là người ôn hòa, sống có phép tắc lễ nghi, rất dứt khoát trong việc đưa ra các quyết định xử lý mọi rắc rối của phái Võ Đang. Tuy ít xuất hiện trong các sự kiện quan trọng nhưng ông vẫn chiếm được tình cảm của phần lớn khán giả.
Con trai ông là Tống Thanh Thư giết chết thất hiệp Mạc Thanh Cốc, nghe kẻ gian xúi bậy bỏ thuốc vào đồ ăn nhằm khống chế phái Võ Đang và đi theo Chu Chỉ Nhược dẫn tới thân bại danh liệt. Điều này khiến ông bị liên lụy cách chức chưởng môn, kể từ đó chỉ chuyên tâm luyện võ.

Nhị hiệp Du Liên Châu

Là người có võ công cao cường nhất trong thất hiệp. Du Liên Châu ghét kẻ ác như kẻ thù, ít nói, vui buồn không lộ mặt nhưng thực chất là người rất tình cảm. Chính ông là người đón gia đình Trương Thúy Sơn về đất liền, hết lòng bảo vệ họ trải qua sóng gió giang hồ. Trong số bảy huynh đệ, ông có cơ hội tiếp xúc lâu nhất với Ân Tố Tố và hiểu rõ hoàn cảnh, con người nàng. Điều đó khiến ông yêu thương Trương Vô Kỵ hơn cả.
Sau này khi biết Tống Thanh Thư nhân phẩm đồi bại, ông dứt khoát đánh hắn suýt chết rồi lại nương tay cho đại ca xử lý. Du Liên Châu hành xử cẩn trọng, biết suy tính trước sau nên được Trương Tam Phong tin tưởng giao chức chưởng môn thay thế Tống Viễn Kiều.

Tam hiệp Du Đại Nham

Trên đường về chúc thọ Trương Tam Phong, Du Đại Nham vô tình bị cuốn vào cuộc tranh chấp bảo đao Đồ Long. Ân Tố Tố đã phóng ngân châm khiến ông bị liệt và trúng độc nặng nhằm cướp đao. Tuy nhiên, vì kính trọng vị đại hiệp này, Ân Tố Tố đã trả giá rất cao cho Đô Đại Cẩm ở Long Môn Tiêu Cục để đưa Du Đại Nham về núi Võ Đang, đe dọa nếu không hoàn thành sẽ giết sạch cả nhà.
Đô Đại Cẩm giao nhầm Du Đại Nham cho bọn tay sai Mông Cổ, chúng dùng Đại lực kim cương chỉ bẻ gãy xương cốt Du Đại Nham khiến ông tàn phế phải nằm cáng gần 20 năm. Sau này Trương Vô Kỵ chữa trị thành công, Du Đại Nham có thể chống nạng đi lại.

Tứ hiệp Trương Tòng Khê

Trương Tòng Khê thông minh cơ trí, hiểu rộng biết nhiều, thường đượcTrương Tam Phong và các huynh đệ tín nhiệm hỏi ý kiến. Ông luôn tin rằng Trương Thúy Sơn không hại chết toàn gia quyến Long Môn Tiêu Cục nên suốt mười năm liền nghĩ cách giảng hòa cứu giúp ngũ đệ.
Biết rõ những vị tiêu đầu khác sẽ kết thù với Trương Thúy Sơn, ông khổ cực tìm hiểu ngọn ngành cuộc sống của họ có gì khó khăn rồi hết lòng cứu giúp. Những người đó mang ơn phái Võ Đang nên không sinh sự nữa, đủ thấy Trương Tòng Khê thật biết tính toán sâu xa. Ông còn góp công lớn trong trận chiến chống quân Nguyên nhờ mưu trí và sự nhiệt tình của mình.

Ngũ hiệp Trương Thúy Sơn

Ngoại hiệu “Ngân câu Thiết hoạch”, là cha đẻ nam chính Trương Vô Kỵ. Ông văn võ song toàn, được Trương Tam Phong hết lòng yêu thương, có ý định truyền y bát. Trương Thúy Sơn bị hiểu lầm đã giết 72 mạng người ở Long Môn Tiêu Cục, lại dính vào rắc rối trên đại hội Vương Bàn Sơn, cuối cùng phải đi theo Tạ Tốn và Ân Tố Tố rồi bị mắc kẹt trên hoang đảo mười năm liền. Ông nên duyên với Ân Tố Tố, kết nghĩa kim lang với Tạ Tốn.
Khi trở về trung nguyên, Trương Thúy Sơn bị quần hùng ép nói ra tung tích Tạ Tốn và bảo đao Đồ Long, lại biết chuyện người hại Du Đại Nham là Ân Tố Tố nên đã tự sát để chuộc lỗi, bảo toàn nghĩa khí huynh đệ.

Lục hiệp Ân Lê Đình

Tuy võ công cao cường lừng danh thiên hạ nhưng Ân Lê Đình lại rất trẻ con ngây thơ, nhạy cảm yếu lòng. Vị hôn thê của ông - Kỉ Hiểu Phù bị Dương Tiêu cưỡng bức sinh ra Dương Bất Hối và lại đem lòng yêu Dương Tiêu. Từ đó Ân Lê Đình ghi hận Minh giáo. Ông sáng tạo ra chiêu Thiên Địa Đồng Thọ, ý muốn trả thù xong sẽ chết chung.
Sau trận chiến Quang Minh đỉnh, ông bị Đại lực kim cương chỉ đánh gãy chân tay giống Du Đại Nham nhưng nhẹ hơn. Trong quá trình chữa bệnh, Ân Lê Đình được Dương Bất Hối ngày đêm chăm sóc rồi nảy sinh tình cảm, lấy nàng làm vợ. Mối quan hệ phức tạp giữa bốn người đã kết thúc tốt đẹp như vậy.

Thất hiệp Mạc Thanh Cốc

Đệ tử cuối cùng của Trương Tam Phong, ông là người bộc trực, ăn nói ngay thẳng, thích đấu khẩu. Phát hiện Tống Thanh Thư nửa đêm nhìn lén phái Nga Mi, ông nóng nảy mắng hắn một trận rồi động thủ. Trần Hữu Lượng rình ở đó cố tình đánh lén khiến Mạc Thanh Cốc chết, khống chế Tống Thanh Thư. Có thể nói, cái chết của Mạc Thanh Cốc đã khiến Tống Thanh Thư trượt dài vào sa ngã, trở thành phản đồ Võ Đang và bị Chu Chỉ Nhược lợi dụng dẫn đến bi kịch sau này.

**Một số võ công tiêu biểu của phái Võ Đang

Võ Đang Cửu Dương Công


Là môn nội công biến hóa từ Cửu Dương Thần Công, do Trương Tam Phong sáng lập nên. Đây là là trấn phái tuyệt học của phái Võ Đang.
Năm xưa Giác Viễn Đại Sư qua đời đã đọc lại Cửu Dương Thần Công, khi đó Trương Quân Bảo (Trương Tam Phong, đệ tử của Giác Viễn đại sư), Vô Sắc Thiền Sư và Quách Tương (người lập nên phái Nga Mi) mỗi người đã học một phần của nó. Nhờ vậy mà Trương Quân Bảo đã có được nội lực cao thâm, võ công cái thế, sau này uy chấn thiên hạ, lập nên môn Phái Võ Đang được muôn người kính nể.

Thê Vân Tung

Là khinh công của Phái Võ Đang do tổ sư Trương Tam Phong sáng tạo ra. Khi sử dụng thân thể nhảy vọt lên như chim hạc bay, linh hoạt dị thường. Cũng nhờ tuyệt chiêu này mà Trương Thúy Sơn ghi điểm trong mắt Ấn Tố Tố ở đại hội Vương Bàn Sơn.

Thái Cực Kiếm Pháp

Do tôn sư chưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong sáng tạo ra, là tuyệt kỹ truyền thế của phái Võ Đang, tập hợp tinh hoa của tư tưởng đạo gia, tập trung khí phách của âm dương lưỡng cực, bất kể kiếm nặng hay nhẹ, cũng có thể gần xa thu phóng như thường.
Nhờ học được kiếm pháp này Vô Kỵ đã đánh bại Bát Tý Kiếm Pháp của A Đại – cao thủ thiếu lâm Tây Vực.

Thái Cực Quyền

Môn võ này do Trương Tam Phong sáng tạo ra.
Yếu quyết của môn võ học này đi ngược lại hoàn toàn yếu chỉ của những môn võ công hiện tại, đó là lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy tứ lạng bạt ngàn cân, tưởng lỏng nhưng không phải lỏng, sắp bung ra nhưng chưa bung ra, kình dứt rồi mà ý chưa dứt. Dùng ý chứ không dùng sức, cốt sao thái cực xoay vòng, không được để cho đứt đoạn. Mỗi chiêu mỗi thức, cần phải liền lạc với nhau, như sông dài biển rộng, chảy hoài không hết. Các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở còn có thể tăng cường khí lực dưỡng sinh dưỡng khí.
Nhờ học được bộ quyền pháp này mà Trương Vô Kỵ đã đánh thắng 2 đại cao thủ của môn phái Thiếu Lâm Tây Vực là A Tam và A Nhị.

Thiên Địa Đồng Thọ

Là kiếm pháp do Ân Lê Đình phái Võ Đang nghĩ ra với ý định sẽ dùng nó với Dương Tiêu để trả thù cho Kỷ Hiểu Phù. Chiêu này là con dao hai lưỡi sẽ khiến ta và địch cùng lưỡng bại câu thương.
Triệu Mẫn cũng đã học được kiếm pháp này từ đệ tử của Ân Lê Đình lúc nàng bắt giam Lục đại môn phái ở chùa Vạn An. Lúc Trương Vô Kỵ gặp nạn khi đánh nhau với ba tên sứ giả Tổng đàn giáo xứ Ba Tư, nàng đã liều mình dùng kiếm pháp này đánh nhau với chúng để giải cứu tình lang. Thật không may là nàng bị kiếm rạch ngay bụng nên Vô Kỵ ôm nàng và Ân Ly lên vai cùng Tạ Tốn chạy về chỗ thuyền neo đậu, ở trên thuyền chàng Trương trị thương cho nàng Mẫn.​
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom