Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đọc Vị Bất Kỳ Ai - Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng - Chương 14: Anh Ta Có Lòng Tự Trọng Cao Hay Chỉ Giả Vờ? Năm Sai Lầm Dễ Mắc Phải
“Nếu bạn chỉ để dành tai nghe âm nhạc, nghĩa là bạn đang nuôi lớn “cái tôi” trong m.nh. Bạn bắt đầu từ chối nghe những âm thanh không phải là âm nhạc, nghĩa là bạn tự tước đi những trải nghiệm khác của chính bản thân.”
John Cage (1912 – 1992)
Trong thực tế, không hề khó khi đánh giá mức độ tự trọng của một người, cái khó là bạn có thể mắc phải sai lầm nếu không biết chú ý điểm nào và bỏ qua điểm nào. Dưới đây là năm sai lầm thường gặp sẽ giúp bạn phân biệt khi đánh giá một người.
Sai lầm 1: Đánh đồng giữa tự trọng và tự cao
Đừng bao giờ nhầm một người có lòng tự cao là một người biết trân trọng bản thân mình. Cần nhớ rằng mức độ tự trọng và tự cao của một người tỷ lệ nghịch với nhau. Dù người đó có thể hiện là anh ta hài lòng với bản thân đến mấy chăng nữa, nhưng anh ta lại là kẻ có lòng tự cao, thì thực sự không phải như vậy – chẳng qua anh ta đang cố chịu đựng thôi. Nhận định này không phải võ đoán mà đó là quy luật về bản chất con người – dựa trên những phân tích tâm lý mà có. Cơ chế tâm lý này rất phức tạp và khó nắm bắt, chính vì thế đôi khi một người có thể tự lừa mình rằng anh ta biết trân trọng bản thân, trong khi chính thái độ lại phản bội cảm xúc thực của anh ta.
Việc phân biệt tự trọng và tự cao có thể sẽ khó khăn. Lấy ví dụ một người đang mở đài rất to. Liệu chúng ta có thể kết luận rằng anh ta có tự trọng thấp và chỉ đơn thuần muốn thu hút sự chú ý của người khác, hay đó là người có lòng tự trọng cao và không thèm quan tâm tới suy nghĩ của người khác?
Và còn những biểu hiện cơ học khác thì sao? Một người lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt có thể là người tự trọng thấp và đang cần mọi người nghĩ về mình như một người đẹp đẽ, sành điệu, thời trang, từ đó có cảm giác tốt về bản thân. Hoặc, có thể cô ta là người rất biết trân trọng bản thân và cách ăn mặc ấy chỉ đơn thuần phản ánh giá trị của cô ta. Lật ngược vấn đề, liệu một người ăn mặc tuềnh toàng có phải vì anh ta cũng có tự trọng cao mà không thèm quan tâm tới người khác nghĩ gì không? Hay liệu đó là người tự trọng thấp mà thậm chí không thèm để ý tới vẻ bề ngoài? Bạn thấy đấy, việc đánh giá rất dễ mắc phải sai lầm, trong cuộc sống hiện đại ngày nay lại càng dễ lầm lẫn hơn nữa.
Ví dụ, rất dễ nhận ra một người ăn quá nhiều và không thèm quan tâm tới sức khỏe của mình là người không biết trân trọng bản thân. Tuy nhiên, có thể vì anh ta có lí do khác, như là mặc cảm tội lỗi với một vấn đề cụ thể nào đó hay là thời thơ ấu có một ký ức nào đó gắn chặt với thức ăn. Một người quan sát non kinh nghiệm có thể vội vàng kết luận đó là người có tự trọng thấp, trong khi trên thực tế điều ngược lại rất dễ có khả năng xảy ra. Hãy xem xét trường hợp ngược lại: có thể người đó tọng nhiều thức ăn như thế là do cơ thể trao đổi chất rất nhanh. Ngoại hình của anh ta cũng không nói lên anh ta có là người ăn quá nhiều hay không.
Sai lầm 2: Đánh đồng giữa tự trọng và tự tin
Làm cách nào để bạn phân biệt được lòng tự trọng và tự tin? Như đã phân tích trong những chương trước, một người có thể tự tin về bản thân trong một số trường hợp cụ thể và có các biểu hiện điển hình của một người biết tự tôn trọng bản thân. Tuy nhiên, ngược lại, trên thực tế một người cũng có thể có tự trọng cao nhưng trong một số trường hợp lại tỏ vẻ không tự tin, không thoải mái. Có thể thấy việc phân biệt hai khái niệm này là cả một vấn đề, nhưng nó cần thiết cho việc đọc vị chính xác người khác.
Sai lầm 3: Những câu chuyện thành công
Chúng ta không thể đánh giá một người có tự trọng cao hay không nếu chỉ dựa vào mức độ thành công của anh ta, vì khái niệm “thế nào là thành công” đối với từng người rất khác nhau.
Như các bạn đã biết, khi chúng ta chọn làm điều đúng đắn – không phụ thuộc vào sở thích/động cơ cá nhân cũng như những nhu cầu tự nhiên của cơ thể – điều đó sẽ mang lại cảm giác tự tôn trọng cho chúng ta. Điều này nhìn chung có thể thấy rõ nhất khi soi vào cuộc sống của một cá nhân. Khi ai đó làm được điều họ muốn làm, mà lại không phải vì “cái tôi” của anh ta, hay không phải vì những ham muốn nhất thời thoáng qua, thì nhất định anh ta sẽ có được tự trọng. Ngược lại, khi một người không làm được điều mình muốn và không được ở trong trạng thái “như ý”, anh ta sẽ không tự tôn trọng bản thân mình được.
Ví dụ, một cổ đông sở hữu một lượng cổ phần lớn trong một công ty luật danh tiếng có thể là một người rất thành công trong mắt người khác, nhưng vì trong thâm tâm anh này lúc nào cũng chỉ muốn làm nhạc công và việc học trường luật chẳng qua để thỏa mãn mong muốn của cha anh ta, thì anh ta hoàn toàn không có cảm giác tôn trọng bản thân vì quyết định đó là do sợ hãi mà làm. Ngược lại, một nhà thơ nghèo kiết xác nhưng lại thích viết lách và anh ta viết đơn thuần là vị nghệ thuật, thì anh ta tràn đầy tự trọng vì anh ta coi mình là một người thành công. Có người khi đang thực hiện một điều gì đó khác thường có thể cảm thấy buồn bã và không có lòng tự trọng vì anh ta không đạt được đúng mức thành công do anh ta tự đặt ra, đơn giản vì anh ta theo đuổi mục tiêu vì “cái tôi” và cần sự tán dương từ những người khác.
Sai lầm 4: Nhún nhường hay đáng khinh?
Sự khiêm tốn rất dễ bị nhầm là hành vi yếu kém; tuy nhiên, trên thực tế nó thể hiện sự mạnh mẽ. Một người lúc nào cũng nghĩ tới “cái tôi” của mình trước tiên sẽ là một kẻ cao ngạo, trái ngược với một người biết lễ độ, khiêm tốn. Người kiêu ngạo sẽ chỉ biết nhận mà không biết cho. Đó là kẻ sống chết vì cảm xúc, phụ thuộc vào thái độ của người khác để nuôi dưỡng phần cá nhân mỏng mảnh của anh ta, hoặc phụ thuộc vào chính những cơn bốc đồng để thỏa mãn bản thân mà không bao giờ tự vượt qua được chúng.
Còn khi một người có thái độ khiêm nhường, anh ta tự hài lòng với bản thân. Anh ta thoải mái làm điều đúng đắn chứ không làm để đánh bóng hình ảnh hay chỉ đơn thuần do bản thân cảm thấy làm nó dễ dàng. Bởi tính lễ độ cho phép chúng ta chọn lựa làm điều đúng đắn nên ta sẽ tự chủ được bản thân; đây lại là điều kiện tiên quyết để có lòng tự trọng và sự thoải mái về đầu óc, cảm xúc.
Vấn đề ở đây rất rõ ràng: làm thế nào để biết khi nào một người “giả vờ khiêm tốn”, trong khi thực tế anh ta làm thế không phải vì thích người khác mà chỉ vì muốn được người khác thích? Có thể anh ta làm vậy vì sợ phải từ chối hoặc sợ về sau mình sẽ không được gì. Rõ ràng chúng ta cần phân biệt được giữa người có lòng tự trọng thực sự và vì vậy biết khiêm nhường, lễ độ với người tự hạ thấp bản thân hòng chiếm được cảm tình của người khác.
Sai lầm 5: Đánh đồng giữa tự trọng và tâm trạng
Như các bạn đã biết, lòng tự trọng quyết định mức độ ảnh hưởng của tâm trạng trong quá trình đọc vị người khác. Không chỉ thế, việc phân biệt hai khái niệm này cũng là cả vấn đề, vì tâm trạng đôi khi có những biểu hiện rất giống với lòng tự trọng. Một người có thể vì đang ở trong tâm trạng tốt nên có những hành động và biểu hiện như thể anh ta biết tự hài lòng với bản thân cởi mở, duyên dáng, ấm áp, quan tâm… nhưng trên thực tế đó lại là kẻ ích kỷ chỉ biết bo bo cho bản thân, kẻ mà vì tâm trạng tốt nên trong thoáng chốc đã làm người khác hiểu lầm là có những đức tính trên. Bạn đã thấy vấn đề ở đây chưa?
Đừng lo lắng, có tin tốt cho bạn đây: chương tới sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp duy nhất – vô cùng hiệu quả và không dễ bị nhầm – trong việc xác định mức tự trọng của một người là cao hay thấp.
John Cage (1912 – 1992)
Trong thực tế, không hề khó khi đánh giá mức độ tự trọng của một người, cái khó là bạn có thể mắc phải sai lầm nếu không biết chú ý điểm nào và bỏ qua điểm nào. Dưới đây là năm sai lầm thường gặp sẽ giúp bạn phân biệt khi đánh giá một người.
Sai lầm 1: Đánh đồng giữa tự trọng và tự cao
Đừng bao giờ nhầm một người có lòng tự cao là một người biết trân trọng bản thân mình. Cần nhớ rằng mức độ tự trọng và tự cao của một người tỷ lệ nghịch với nhau. Dù người đó có thể hiện là anh ta hài lòng với bản thân đến mấy chăng nữa, nhưng anh ta lại là kẻ có lòng tự cao, thì thực sự không phải như vậy – chẳng qua anh ta đang cố chịu đựng thôi. Nhận định này không phải võ đoán mà đó là quy luật về bản chất con người – dựa trên những phân tích tâm lý mà có. Cơ chế tâm lý này rất phức tạp và khó nắm bắt, chính vì thế đôi khi một người có thể tự lừa mình rằng anh ta biết trân trọng bản thân, trong khi chính thái độ lại phản bội cảm xúc thực của anh ta.
Việc phân biệt tự trọng và tự cao có thể sẽ khó khăn. Lấy ví dụ một người đang mở đài rất to. Liệu chúng ta có thể kết luận rằng anh ta có tự trọng thấp và chỉ đơn thuần muốn thu hút sự chú ý của người khác, hay đó là người có lòng tự trọng cao và không thèm quan tâm tới suy nghĩ của người khác?
Và còn những biểu hiện cơ học khác thì sao? Một người lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt có thể là người tự trọng thấp và đang cần mọi người nghĩ về mình như một người đẹp đẽ, sành điệu, thời trang, từ đó có cảm giác tốt về bản thân. Hoặc, có thể cô ta là người rất biết trân trọng bản thân và cách ăn mặc ấy chỉ đơn thuần phản ánh giá trị của cô ta. Lật ngược vấn đề, liệu một người ăn mặc tuềnh toàng có phải vì anh ta cũng có tự trọng cao mà không thèm quan tâm tới người khác nghĩ gì không? Hay liệu đó là người tự trọng thấp mà thậm chí không thèm để ý tới vẻ bề ngoài? Bạn thấy đấy, việc đánh giá rất dễ mắc phải sai lầm, trong cuộc sống hiện đại ngày nay lại càng dễ lầm lẫn hơn nữa.
Ví dụ, rất dễ nhận ra một người ăn quá nhiều và không thèm quan tâm tới sức khỏe của mình là người không biết trân trọng bản thân. Tuy nhiên, có thể vì anh ta có lí do khác, như là mặc cảm tội lỗi với một vấn đề cụ thể nào đó hay là thời thơ ấu có một ký ức nào đó gắn chặt với thức ăn. Một người quan sát non kinh nghiệm có thể vội vàng kết luận đó là người có tự trọng thấp, trong khi trên thực tế điều ngược lại rất dễ có khả năng xảy ra. Hãy xem xét trường hợp ngược lại: có thể người đó tọng nhiều thức ăn như thế là do cơ thể trao đổi chất rất nhanh. Ngoại hình của anh ta cũng không nói lên anh ta có là người ăn quá nhiều hay không.
Sai lầm 2: Đánh đồng giữa tự trọng và tự tin
Làm cách nào để bạn phân biệt được lòng tự trọng và tự tin? Như đã phân tích trong những chương trước, một người có thể tự tin về bản thân trong một số trường hợp cụ thể và có các biểu hiện điển hình của một người biết tự tôn trọng bản thân. Tuy nhiên, ngược lại, trên thực tế một người cũng có thể có tự trọng cao nhưng trong một số trường hợp lại tỏ vẻ không tự tin, không thoải mái. Có thể thấy việc phân biệt hai khái niệm này là cả một vấn đề, nhưng nó cần thiết cho việc đọc vị chính xác người khác.
Sai lầm 3: Những câu chuyện thành công
Chúng ta không thể đánh giá một người có tự trọng cao hay không nếu chỉ dựa vào mức độ thành công của anh ta, vì khái niệm “thế nào là thành công” đối với từng người rất khác nhau.
Như các bạn đã biết, khi chúng ta chọn làm điều đúng đắn – không phụ thuộc vào sở thích/động cơ cá nhân cũng như những nhu cầu tự nhiên của cơ thể – điều đó sẽ mang lại cảm giác tự tôn trọng cho chúng ta. Điều này nhìn chung có thể thấy rõ nhất khi soi vào cuộc sống của một cá nhân. Khi ai đó làm được điều họ muốn làm, mà lại không phải vì “cái tôi” của anh ta, hay không phải vì những ham muốn nhất thời thoáng qua, thì nhất định anh ta sẽ có được tự trọng. Ngược lại, khi một người không làm được điều mình muốn và không được ở trong trạng thái “như ý”, anh ta sẽ không tự tôn trọng bản thân mình được.
Ví dụ, một cổ đông sở hữu một lượng cổ phần lớn trong một công ty luật danh tiếng có thể là một người rất thành công trong mắt người khác, nhưng vì trong thâm tâm anh này lúc nào cũng chỉ muốn làm nhạc công và việc học trường luật chẳng qua để thỏa mãn mong muốn của cha anh ta, thì anh ta hoàn toàn không có cảm giác tôn trọng bản thân vì quyết định đó là do sợ hãi mà làm. Ngược lại, một nhà thơ nghèo kiết xác nhưng lại thích viết lách và anh ta viết đơn thuần là vị nghệ thuật, thì anh ta tràn đầy tự trọng vì anh ta coi mình là một người thành công. Có người khi đang thực hiện một điều gì đó khác thường có thể cảm thấy buồn bã và không có lòng tự trọng vì anh ta không đạt được đúng mức thành công do anh ta tự đặt ra, đơn giản vì anh ta theo đuổi mục tiêu vì “cái tôi” và cần sự tán dương từ những người khác.
Sai lầm 4: Nhún nhường hay đáng khinh?
Sự khiêm tốn rất dễ bị nhầm là hành vi yếu kém; tuy nhiên, trên thực tế nó thể hiện sự mạnh mẽ. Một người lúc nào cũng nghĩ tới “cái tôi” của mình trước tiên sẽ là một kẻ cao ngạo, trái ngược với một người biết lễ độ, khiêm tốn. Người kiêu ngạo sẽ chỉ biết nhận mà không biết cho. Đó là kẻ sống chết vì cảm xúc, phụ thuộc vào thái độ của người khác để nuôi dưỡng phần cá nhân mỏng mảnh của anh ta, hoặc phụ thuộc vào chính những cơn bốc đồng để thỏa mãn bản thân mà không bao giờ tự vượt qua được chúng.
Còn khi một người có thái độ khiêm nhường, anh ta tự hài lòng với bản thân. Anh ta thoải mái làm điều đúng đắn chứ không làm để đánh bóng hình ảnh hay chỉ đơn thuần do bản thân cảm thấy làm nó dễ dàng. Bởi tính lễ độ cho phép chúng ta chọn lựa làm điều đúng đắn nên ta sẽ tự chủ được bản thân; đây lại là điều kiện tiên quyết để có lòng tự trọng và sự thoải mái về đầu óc, cảm xúc.
Vấn đề ở đây rất rõ ràng: làm thế nào để biết khi nào một người “giả vờ khiêm tốn”, trong khi thực tế anh ta làm thế không phải vì thích người khác mà chỉ vì muốn được người khác thích? Có thể anh ta làm vậy vì sợ phải từ chối hoặc sợ về sau mình sẽ không được gì. Rõ ràng chúng ta cần phân biệt được giữa người có lòng tự trọng thực sự và vì vậy biết khiêm nhường, lễ độ với người tự hạ thấp bản thân hòng chiếm được cảm tình của người khác.
Sai lầm 5: Đánh đồng giữa tự trọng và tâm trạng
Như các bạn đã biết, lòng tự trọng quyết định mức độ ảnh hưởng của tâm trạng trong quá trình đọc vị người khác. Không chỉ thế, việc phân biệt hai khái niệm này cũng là cả vấn đề, vì tâm trạng đôi khi có những biểu hiện rất giống với lòng tự trọng. Một người có thể vì đang ở trong tâm trạng tốt nên có những hành động và biểu hiện như thể anh ta biết tự hài lòng với bản thân cởi mở, duyên dáng, ấm áp, quan tâm… nhưng trên thực tế đó lại là kẻ ích kỷ chỉ biết bo bo cho bản thân, kẻ mà vì tâm trạng tốt nên trong thoáng chốc đã làm người khác hiểu lầm là có những đức tính trên. Bạn đã thấy vấn đề ở đây chưa?
Đừng lo lắng, có tin tốt cho bạn đây: chương tới sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp duy nhất – vô cùng hiệu quả và không dễ bị nhầm – trong việc xác định mức tự trọng của một người là cao hay thấp.
Bình luận facebook