Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
Tôi chưa kịp trả lời Gatsby là láng giềng của tôi thì người lên báo bữa tối đã dọn xong. Thọc mạnh cánh tay rắn chắc của anh khoác lấy tay tôi, Tom Buchanan lôi tuột tôi ra khỏi gian phòng như đẩy một quân cờ từ ô này sang ô khác. Hai người phụ nữ trẻ, dáng thon thả, uể oải, tay chống nhẹ lên hai bên hông, bước đi trước chúng tôi ra hàng hiên phơn phớt hồng đã được mở ra đón ánh hoàng hôn. Ở đó, trên mặt bàn đã có bốn ngọn nến run rẩy trước làn gió bây giờ chỉ còn hây hây nhè nhẹ.
- Nến làm gì? – Daisy cau mày phản đối. Nàng nhón tay dụi tắt mấy ngọn nến. – Hai tuần nữa là đã đến ngày dài nhất trong năm rồi. – Nàng nhìn tất cả chúng tôi, nét mặt tươi roi rói. – Phải chăng người ta bao giờ cũng chờ đợi ngày dài nhất trong năm để rồi nó trôi qua lúc nào không hay? Tôi bao giờ cũng chờ đón ngày dài nhất trong năm nhưng rồi lại bỏ lỡ.
- Ta phải bàn với nhau làm cái gì đi, – Baker vừa ngáp vừa ngồi xuống bên bàn, loay hoay y như định ngả mình xuống giường.
- Đúng đấy, nhưng mà là cái gì? – Daisy nói, rồi nàng quay sang tôi, giọng phân vân: - Những người khác, họ làm gì nhỉ?
Tôi chưa kịp trả lời thì Daisy đã cúi xuống nhìn ngón tay út của mình, vẻ kinh hoàng.
- Xem này, – Daisy kêu lên, – ngón tay em đau.
Tất cả chúng tôi cùng nhìn: một đốt ngón tay bị tím bầm.
- Tom, chính mình gây ra đấy, – giọng Daisy cáo buộc. – Không phải mình cố ý nhưng mà là tại mình. Thật đáng đời cho em vì đã lấy phải một gã thô lỗ, to xác.
- Tôi ghét cái từ to xác này, dù là đùa, – Tôm cáu kỉnh gạt đi.
- To xác! – Daisy lại càng nhấn mạnh thêm.
Đôi khi Daisy và Baker cùng nói một lúc, nói một cách kín đáo, lửng lơ, cợt nhả, không bao giờ đi đến chỗ huyên thuyên mà chỉ là những lời mát lạnh như các tà áo trắng và đôi mắt trống rỗng không chứa đựng một ham muốn nào hết của họ. Họ ngồi đó, chấp nhận sự có mặt của Tom và tôi, chỉ nhẹ nhàng và lịch sự cố giải trí chúng tôi hoặc để chính họ được giải trí. Họ biết rằng chẳng mấy chốc sẽ xong bữa tối, rồi ít phút nữa buổi tối cũng sẽ qua đi và sẽ bị vô tình xếp xó. Cuộc sống ở đây khác hẳn với miền Tây, nơi các buổi tối diễn ra dồn dập hết phần này đến phần khác cho tới lúc kết thúc, trong sự chờ đón luôn luôn thất vọng hoặc trong nỗi bồn chồn khiếp sợ chính giây phút hiện tại.
Sau cốc rượu thứ hai, một thứ rượu vang chát đỏ nồng mùi nút chai, nhưng trong thời kì cấm rượu lúc này thứ rượu ấy cũng đã là khá ghê gớm rồi, tôi thú thực:
- Daisy ạ, cạnh em, anh cảm thấy không còn là một người văn minh nữa. Em không thể nói đến mùa màng hay một chuyện gì khác được à?
Tôi không có chủ ý gì đặc biệt khi nói câu này nhưng lời tôi được dẫn lại một cách bất ngờ. Tom lớn tiếng, giọng gay gắt:
- Nền văn minh sắp bị phá tan tành rồi. Tôi vô cùng bi quan về tình thế. Anh đã đọc cuốn “Bước hưng thịnh của các đế quốc da màu” của một gã tên là Goddard chưa?
- Quả thực, chưa, – tôi trả lời, hơi ngạc nhiên trước giọng Tom.
- Đó là một cuốn sách hay mà mọi người cần phải đọc. Cuốn sách nêu lên ý kiến là nếu chúng ta không cẩn thận thì giống người da trắng cuối cùng sẽ bị hoàn toàn nhấn chìm. Ý kiến rất khoa học, nó đã được chứng minh.
- Anh Tom dạo này rất uyên thâm, – Daisy nói với một vẻ buồn rầu vô cớ, – Anh ấy đọc những cuốn sách ác liệt, có những từ dài dằng dặc. Cái từ mà chúng ta…
- Những cuốn sách ấy đều rất khoa học, – Tom nhấn mạnh, con mắt bồn chồn nhìn Daisy. – Gã này đã nghiên cứu vấn đề rất sâu. Chúng ta, nòi giống thống trị, phải coi chừng, nếu không các nòi giống khác sẽ ngoi lên cầm đầu.
- Chúng ta phải đánh gục chúng. – Daisy thì thào, nháy mắt một cách dữ tợn với mặt trời đỏ rực.
- Anh lẽ ra đã phải sống ở California, – Baker bắt đầu, nhưng Tom đã cắt ngang lời cô và nặng nề xoay người trên ghế.
- Tác giả đưa ra ý kiến nói rằng tất cả chúng ta đều là dân phương Bắc: tôi này, anh này, cô này, và… – sau một phần giây đồng hồ ngập ngừng, Tom gộp cả Daisy bằng một cái gật đầu nhẹ, và nàng lại nháy mắt với tôi, – và chúng ta là những người đã sản xuất ra tất cả những gì tạo nên nền văn minh – nào là khoa học, nghệ thuật, và mọi thứ khác. Anh hiểu không?
Có một vẻ bi ai trong cách Tom nặn óc suy nghĩ, tưởng đâu tính tự mãn của anh bây giờ mạnh hơn trước nhưng vẫn không đủ đối với anh nữa. Ngay cùng lúc ấy, chuông điện thoại réo vang trong nhà, và người hầu phòng rời khỏi hàng hiên đi vào. Daisy lợi dụng sự gián đoạn chốc lát này ngả người về phía tôi, thì thào giọng hào hứng.
- Em tiết lộ với anh một điều bí mật trong nhà nhé. Đó là cái mũi của người hầu phòng. Anh có muốn nghe chuyện cái mũi của người hầu phòng không?
- Chính vì chuyện ấy mà tôi đến đây đấy.
- Hoá ra, xưa nay không phải ông ta chỉ làm hầu phòng đâu. Trước kia ông ta chuyên đánh bóng các bộ đồ ăn bạc cho một gia đình ở New York, họ có một bộ đồ ăn gần hai trăm thực khách. Ông ta phải lau chùi đánh bóng suốt từ sáng đến tối, việc ấy cuối cùng ảnh hưởng đến cái mũi của ông ta.
- Tình hình ngày một tệ hơn, – Baker nhắc.
- Phải rồi, tình hình ngày một tệ hơn, đến nỗi cuối cùng ông ta phải bỏ nghề.
Trong giây lát, tia nắng cuối cùng rọi lên gương mặt rạng rỡ của Daisy với vẻ âu yếm lãng mạn. Giọng nàng làm tôi phải nén thở ngả người về phía nàng khi nghe nàng nói… Thế rồi vầng sáng ấy tan dần, các tia nắng nấn ná luyến tiếc khi phải rời nàng, như lũ trẻ con phải bỏ hè đường náo nhiệt về nhà lúc chiều tối.
Người hầu phòng trở lại, nói nhỏ vào tai Tom vài ba câu. Tom cau mày xô ghế, bỏ vào trong nhà không nói một lời. Y như sự vắng mặt của Tom đã khơi dậy ở Daisy một điều gì đó, nàng lại ngả người về phía trước, giọng rạng rỡ véo von:
- Em rất thích có anh tại bàn ăn, anh Nick ạ. Anh làm em nghĩ đến… một bông hồng, đúng là một bông hồng. Có đúng anh ấy giống một bông hồng không? – Daisy quay sang Baker tìm lời xác nhận. – Đúng là một bông hồng!
Nói thế không đúng. Tôi không có vẻ gì giống một bông hồng. Daisy chỉ nói tào lao thế thôi, nhưng một làn hơi ấm áp làm cho người ta xao xuyến toả ra từ người nàng như thể trái tim nàng ẩn náu trong những lời nói nhẹ như không vương hơi thở và say đắm lòng người kia muốn trào ra đến với ta. Bỗng nhiên, Daisy quẳng khăn ăn lên mặt bàn, xin lỗi rồi vào trong nhà.
Baker và tôi đưa mặt vội nhìn nhau, cố tình không bộc lộ gì trong ánh mắt đấy. Tôi toan nói thì Baker đã nhanh nhẹn ngồi nhỏm dậy, khẽ nhắc nhở: “Suỵt!”. Có tiếng rì rầm sôi nổi trầm trầm trong phòng bên, và Baker không chút ngượng nghịu nghiêng người cố dỏng tai nghe. Tiếng rì rầm vang lên to gần tới mức nghe rõ lời, sau lắng xuống rồi lại nổi lên sôi nổi và cuối cùng thì im bặt.
- Ông Gatsby mà cô nói là láng giềng của tôi,… – Tôi mở đầu câu chuyện.
- Ấy, đừng nói, ông. Để tôi nghe xem lại có chuyện gì.
- Chuyện gì? – Tôi ngây thơ hỏi.
Baker thành thật ngạc nhiên:
- Ông không biết ư? Tôi tưởng mọi người biết hết cả.
- Tôi không biết.
- Ơ kìa…, – cô ta ngập ngừng, – Tom có một ả nhân tình ở New York mà.
- Tom có một ả nhân tình? – Tôi ngây ngô nhắc lại.
Baker gật đầu:
- Lẽ ra ả phải biết phép lịch sự không gọi điện thoại vào đúng bữa tối chứ. Có phải không ông?
Tôi gần như chưa kịp hiểu lời cô ta thì đã có tiếng áo sột soạt và tiếng giày da kêu xin xít. Tom và Daisy trở lại bàn ăn.
- Không đừng được mà! – Daisy reo lên với giọng vui vẻ gay gắt.
Nàng ngồi xuống, dò xét nét mặt trên Baker rồi nhìn sang tôi, nói tiếp:
- Em vừa mới ra ngoài vườn một phút, ngoài vườn rất thơ mộng. Trên bãi cỏ có một con chim. Em chắc là một con hoạ mi đã theo chuyến tàu White Star Line hoặc tàu Cunard đến đây. Nó vừa tung cánh bay đi vừa hót. – Giọng nàng véo von: - Thật là thơ mộng, có phải không Tom?
- Rất thơ mộng, – Tom đáp, rồi quay sang tôi với giọng thiểu não. – Ăn xong, nếu trời còn đủ sáng, tôi sẽ dẫn anh đi xem chuồng ngựa.
Chuông điện thoại trong nhà vang lên làm mọi người giật mình. Daisy nhìn Tom lắc đầu một cách dứt khoát, và thế là vấn đề đi thăm chuồng ngựa, và thực ra là mọi vấn đề, đều tan ra mây khói. Giữa những mẩu chuyện rời rạc trong năm phút cuối cùng bên bàn ăn, tôi còn nhớ là mấy ngọn nến lại được thắp lên, tuy không cần thiết, và tôi cảm thấy muốn nhìn thẳng vào mặt mọi người, nhưng đồng thời lại muốn tránh mọi con mắt. Tôi không đoán nổi Daisy và Tom đang nghĩ gì, nhưng tôi chắc rằng ngay cả Baker là người xem chừng đã tạo được cho mình một thái độ hoài nghi dày dạn, cũng không hoàn toàn xua nổi khỏi đầu tiếng kêu lanh lảnh chói tai giục giã của người thực khách thứ năm kia. Tuỳ tâm tình, có người có thể thấy tình thế này hay hay. Còn tôi thì bản năng thúc giục tôi phải gọi điện ngay cho cảnh sát.
Khỏi phải nói là chuyện ra xem ngựa không được nêu lại nữa. Tom và Baker đi cách nhau vài ba bước trong ánh sáng lờ mờ về phòng sách như để đứng canh bên một thi thể bằng xương bằng thịt, còn tôi, cố làm ra vẻ hào hứng và hơi giả điếc nữa, tôi đi theo Daisy qua một dãy hành lang nối liền nhau đến tận những bậc thềm đằng trước. Tôi và nàng ngồi xuống cạnh nhau trên một chiếc ghế mây đôi trong bóng tối dày đặc.
Daisy lấy hai bàn tay đỡ mặt như vuốt ve những đường nét kiều diễm, đôi mắt nàng thong thả đưa đi đưa lại nhìn vào bóng hoàng hôn mượt như nhung. Thấy nàng bị xúc động dữ dội, tôi hỏi chuyện về con gái nàng vài ba câu cho khuây khoả.
- Anh Nick ạ, anh và em không hiểu biết nhau nhiều, dù chúng mình là anh em họ với nhau. – Daisy đột ngột nói. – Anh đã không đến dự đám cưới của em.
- Lúc đó anh ở mặt trận chưa về.
- Ừ nhỉ. – Nàng ngập ngừng. – Đời em đã có lúc bất hạnh, anh Nick ạ, và bây giờ em oán ghét hết cả.
Tất nhiên Daisy có lí do gì đấy để oán ghét. Tôi chờ nghe tiếp nhưng nàng không nói gì thêm. Một lúc sau, tôi rụt rè trở lại chuyện con gái nàng.
- Anh chắc rằng con bé nói… nó ăn, và đã làm được nhiều trò rồi, em nhỉ.
- À vâng, – Daisy nhìn tôi với vẻ thẫn thờ, – Anh Nick, em bảo này, em sẽ kể cho anh nghe em đã nói gì sau khi sinh nó. Anh có muốn nghe không?
- Có chứ.
- Chuyện này sẽ cho anh thấy em đã đi đến chỗ nghĩ như thế nào về… cuộc sống. Anh ạ, con bé ra đời chưa được một giờ thì Tom đã đi đâu không biết. Em tỉnh dậy sau khi tan thuốc mê với một cảm giác bơ vơ trơ trọi vô cùng. Em hỏi ngay người nữ y tá xem con trai hay con gái. Chị ta bảo là con gái, thế là em quay mặt đi và khóc. Sau em tự nhỏ: “Thôi được, con gái càng hay. Hi vọng lớn lên nó sẽ ngu ngốc. Trên đời này, không có gì tốt cho bằng đối với một đứa con gái – xinh xắn và ngu ngốc”.
Daisy nói tiếp, giọng quả quyết:
- Anh thấy đấy, em nghĩ cuộc đời thật kinh khủng. Mà ai cũng nghĩ như em, cả những người tân tiến nhất. Em biết thế. Em đã đi khắp mọi nơi, đã thấy đủ mọi chuyện và đã làm đủ mọi điều. – Đôi mắt nàng đảo quanh với những ánh thách thức, gần giống Tom, và nàng cười khanh khách với một giọng khinh bỉ xúc động. – Hiện đại, ôi lạy Chúa, em là một con người hiện đại.
Khi tiếng nàng tắt đi, thôi bắt tôi phải chú ý và phải tin lời nàng, tôi đã cảm thấy ngay sự không thành thật cơ bản ở những lời nàng vừa mới nói ra. Nó làm tôi khó chịu, như thể cả buổi tối nay chỉ là một trò đùa nhằm khai thác một xúc cảm ở tôi để góp phần vào trò đùa đó. Tôi chờ đợi, và tôi đã không lầm. Chẳng mấy chốc, nàng nhìn tôi với một nụ cười hoàn toàn giả dối trên gương mặt xinh đẹp, khác nào để cho tôi hiểu rằng nàng nằm trong một cái hội kín khá quý phái mà cả nàng lẫn Tom đều là hội viên.
*
* *
Trong nhà, gian phòng màu đỏ thẫm được thắp những chùm đèn toả sáng như những chùm hoa nở rộ. Tom và Baker mỗi người ngồi ở đầu một chiếc đi văng dài. Baker đang đọc tờ “Bưu điện chiều thứ bảy” cho Tom nghe – rì rầm và đều đều, những từ mắc quyện vào với nhau thành một giọng làm tâm hồn thư thái. Ánh đèn phản chiếu sáng chói trên đôi ủng của người đàn ông và mờ đục trên mái tóc vàng rực màu lá thu của người phụ nữ, hắt lại đánh loáng một cái trên các trang báo mỗi khi Baker giở sang một trang mới làm cho những bắp thịt thon thon hơi di động trên cánh tay cô.
Thấy chúng tôi vào, Baker giơ tay ra hiệu bảo chúng tôi hãy im lặng một lúc đã.
- Còn nữa, xin xem tiếp phần sau trong số tới, – cuối cùng Baker nói và vứt tờ báo lên bàn.
Cô ưỡn thẳng người, rung rung đầu gối rồi đứng dậy.
- Mười giờ, – Baker nói, tưởng đâu như nhìn giờ trên trần nhà. – Đã đến giờ ngủ đối với một cô gái ngoan.
Daisy giải thích:
- Jordan sẽ đấu giải ngày mai tại Weschester.
- Ồ, cô là Jordan Baker à?
Bây giờ tôi đã hiểu tại sao trông cô ta quen thế – vẻ mặt câng câng đáng yêu ấy đã nhìn tôi nhiều lần từ những bức ảnh trên các báo trong mục sinh hoạt thể thao tại Asheville, Hot Springs và Palm Beach. Tôi cũng đã được nghe kể một chuyện về cô ta, một chuyện không hay ho, hàm ý chê bai, nhưng là chuyện gì thì tôi quên mất từ lâu rồi.
- Chúc chị ngủ ngon, – giọng Baker dịu dàng. – Đánh thức em dậy vào lúc tám giờ nhé.
- Nếu em chịu dậy.
- Em sẽ dậy chứ. Ông Carraway, chúc ông ngủ ngon. Mong sớm gặp lại ông.
- Tất nhiên là sẽ gặp lại rồi, – Daisy xác nhận – Quả thực, em đang tính đến chuyện làm mối đấy, anh Nick ạ. Anh hãy năng đến đây chơi đi, em sẽ… ồ… em sẽ ghép hai người lại với nhau. Anh hiểu chứ, em sẽ giả vờ vô tình nhốt cả hai người vào trong tủ, cho lên thuyền rồi đẩy ra biển, đại khái như vậy.
- Chúc tất cả ngủ ngon nhé, – Baker từ trên cầu thang nói vọng xuống. – Em không nghe thấy gì cả đâu.
- Một cô bé hay đáo để, – một lúc sau Tom cất lời – Lẽ ra họ không nên để cô ấy đi lăng quăng khắp nơi như thế.
- Họ là ai? – Daisy hỏi, giọng lạnh lùng.
- Gia đình cô ấy.
- Gia đình cô ấy chỉ có một bà cô già đến mười thế kỉ. Vả lại, anh Nick sẽ trông nom cô ấy, có phải không, anh Nick? Mùa hè năm nay, hầu như tất cả các ngày nghỉ cuối tuần Jordan Baker đều sẽ về chơi đây. Em nghĩ không khí gia đình sẽ rất tốt đối với cô ấy.
Daisy và Tom bỗng im lặng nhìn nhau.
- Cô ấy là người New York à? – Tôi vội hỏi.
- Người Louisville. Hai chúng em đã sống tuổi thơ ấu trong trắng bên nhau ở đấy. Tuổi thơ ấu trong trắng đẹp đẽ…
- Mình đã huyên thuyên tâm sự với anh Nick ở ngoài hiên rồi phải không? – Tom đột nhiên hỏi.
- Em ấy ư? – Daisy nhìn tôi. – Em không nhớ nổi, nhưng hình như em với anh Nick nói chuyện với nhau về giống người phương Bắc thì phải. Đúng thế. Ngẫu nhiên bập vào chuyện ấy rồi, chưa kịp nhận ra thì…
- Anh không nên nghe gì cũng tin, Nick ạ. – Tom khuyên tôi.
Tôi trả lời nhẹ nhàng là tôi không nghe được một điều gì cả, và mấy phút sau tôi đứng dậy ra về. Họ tiễn tôi đến tận cửa và đứng cạnh nhau trong một khoảng ánh sáng tươi vui. Tôi vừa mới nổ máy chiếc xe của tôi thì Daisy gọi to, giọng như ra lệnh:
- Khoan đã! Em quên chưa hỏi anh cái này, rất quan trọng. Nghe đâu anh đã đính hôn với một cô gái ở miền Tây rồi thì phải.
Tom thân mật phụ hoạ:
- Đúng. Nghe đâu anh đã đính hôn rồi.
- Người ta bịa đấy. Tôi quá nghèo.
- Nhưng chúng em có nghe thấy thế, – Daisy vẫn một mực khẳng định, lại cởi mở như một bông hoa khiến tôi ngạc nhiên. – Có ba người nói, vậy phải là có thật.
Tất nhiên, tôi biết họ ám chỉ đến chuyện gì, nhưng tôi chưa phải đã đính hôn, dù là mập mờ. Có những kẻ mách lẻo đã tung tin đính hôn và đó là một trong những lí do làm tôi phải chuyển đến miền Đông này. Ta không thể ngừng giao du với một người bạn lâu năm chỉ vì có những lời đồn đại, mặt khác tôi không muốn bị đẩy đến chỗ lấy người ấy chỉ vì có những lời xào.
Sự quan tâm của họ làm tôi khá xúc động và làm cho họ bớt xa cách trong cảnh giàu sang của họ. Tuy nhiên, khi lái xe ra về, tôi thấy băn khoăn và hơi ngao ngán. Tôi dường như cảm thấy Daisy lẽ ra phải bế con chạy khỏi cái nhà này, nhưng rõ ràng nàng tuyệt nhiên không có ý định đấy. Còn Tom, việc anh ta “có một người tình ở New York” thực sự không làm tôi ngạc nhiên bằng việc anh ta chán nản sau khi đọc một cuốn sách. Có một cái gì đó làm anh ta phải đớp lấy những tư tưởng cũ rích như thể cái tấm thân ích kỉ lực lưỡng của anh không còn nuôi nổi quả tim hống hách bên trong nó nữa.
Mùa hè đã đến từ lâu trên nóc các quán ăn và trước cửa các hiệu sửa chữa xe cạnh đường với những cột bơm xăng sơn đỏ mới toanh đứng sừng sững trong những vũng ánh sáng. Về đến nhà ở West Egg, tôi cất xe rồi ra sân ngồi một lúc trên một chiếc máy xén cỏ hỏng. Gió lặng, để lại một đêm trăng sáng vằng vặc ồn ào những tiếng chim đập cánh trong các vòm cây và tiếng ì ộp không dứt của lũ ếch nhái trong bụng căng đầy hơi thở của trái đất. Bóng một con mèo ăn đêm chập chờn dưới ánh trăng. Khi ngoái đầu nhìn theo con mèo, tôi nhận ra không phải chỉ có một mình tôi ngồi đây – cách tôi năm mươi bước, từ trong bóng đen của toàn lâu đài cạnh nhà tôi nổi lên một bóng người, hai tay thọc trong túi quần, đang đứng nhìn những vì sao lốm đốm như rắc bạc trên bầu trời. Một vẻ gì đó trong dáng điệu ung dung và đôi chân vững chãi đứng trên nền cỏ bảo tôi đó chính là Gatsby: anh ta ra đây xác định xem phần thuộc về mình trong bầu trời địa phương của chúng tôi là bao nhiêu.
Tôi toan gọi anh ta. Baker đã nói đến anh ta trong bữa ăn và đó đủ là một lời giới thiệu. Nhưng tôi đã không gọi vì Gatsby bỗng có một động tác ngụ ý anh ta muốn được một mình – anh ta giơ tay về phía trước làn nước đen sẫm với một động tác kì quặc và tuy đứng cách xa như vậy, tôi vẫn nhận thấy người anh run run. Bất giác tôi nhìn về phía biển, nhưng không thấy gì ngoài một đốm sáng xanh đơn độc, nhỏ xíu và xa tít, có thể là đầu một bến thuyền. Khi tôi quay lại đưa mắt tìm Gatsby thì anh đã biến mất, và tôi lại ngồi một mình trong bóng tối xôn xao.
Chú thích:
(1) Trường đại học tổng hợp Yale ở bang New Haven (Những chú thích trong sách là của người dịch).
(2) Các nhân vật nổi tiếng giàu có trong huyền thoại (Midas), trong lịch sử (Maecenas) và trong xã hội đương thời ở Mỹ (Morgan).
- Nến làm gì? – Daisy cau mày phản đối. Nàng nhón tay dụi tắt mấy ngọn nến. – Hai tuần nữa là đã đến ngày dài nhất trong năm rồi. – Nàng nhìn tất cả chúng tôi, nét mặt tươi roi rói. – Phải chăng người ta bao giờ cũng chờ đợi ngày dài nhất trong năm để rồi nó trôi qua lúc nào không hay? Tôi bao giờ cũng chờ đón ngày dài nhất trong năm nhưng rồi lại bỏ lỡ.
- Ta phải bàn với nhau làm cái gì đi, – Baker vừa ngáp vừa ngồi xuống bên bàn, loay hoay y như định ngả mình xuống giường.
- Đúng đấy, nhưng mà là cái gì? – Daisy nói, rồi nàng quay sang tôi, giọng phân vân: - Những người khác, họ làm gì nhỉ?
Tôi chưa kịp trả lời thì Daisy đã cúi xuống nhìn ngón tay út của mình, vẻ kinh hoàng.
- Xem này, – Daisy kêu lên, – ngón tay em đau.
Tất cả chúng tôi cùng nhìn: một đốt ngón tay bị tím bầm.
- Tom, chính mình gây ra đấy, – giọng Daisy cáo buộc. – Không phải mình cố ý nhưng mà là tại mình. Thật đáng đời cho em vì đã lấy phải một gã thô lỗ, to xác.
- Tôi ghét cái từ to xác này, dù là đùa, – Tôm cáu kỉnh gạt đi.
- To xác! – Daisy lại càng nhấn mạnh thêm.
Đôi khi Daisy và Baker cùng nói một lúc, nói một cách kín đáo, lửng lơ, cợt nhả, không bao giờ đi đến chỗ huyên thuyên mà chỉ là những lời mát lạnh như các tà áo trắng và đôi mắt trống rỗng không chứa đựng một ham muốn nào hết của họ. Họ ngồi đó, chấp nhận sự có mặt của Tom và tôi, chỉ nhẹ nhàng và lịch sự cố giải trí chúng tôi hoặc để chính họ được giải trí. Họ biết rằng chẳng mấy chốc sẽ xong bữa tối, rồi ít phút nữa buổi tối cũng sẽ qua đi và sẽ bị vô tình xếp xó. Cuộc sống ở đây khác hẳn với miền Tây, nơi các buổi tối diễn ra dồn dập hết phần này đến phần khác cho tới lúc kết thúc, trong sự chờ đón luôn luôn thất vọng hoặc trong nỗi bồn chồn khiếp sợ chính giây phút hiện tại.
Sau cốc rượu thứ hai, một thứ rượu vang chát đỏ nồng mùi nút chai, nhưng trong thời kì cấm rượu lúc này thứ rượu ấy cũng đã là khá ghê gớm rồi, tôi thú thực:
- Daisy ạ, cạnh em, anh cảm thấy không còn là một người văn minh nữa. Em không thể nói đến mùa màng hay một chuyện gì khác được à?
Tôi không có chủ ý gì đặc biệt khi nói câu này nhưng lời tôi được dẫn lại một cách bất ngờ. Tom lớn tiếng, giọng gay gắt:
- Nền văn minh sắp bị phá tan tành rồi. Tôi vô cùng bi quan về tình thế. Anh đã đọc cuốn “Bước hưng thịnh của các đế quốc da màu” của một gã tên là Goddard chưa?
- Quả thực, chưa, – tôi trả lời, hơi ngạc nhiên trước giọng Tom.
- Đó là một cuốn sách hay mà mọi người cần phải đọc. Cuốn sách nêu lên ý kiến là nếu chúng ta không cẩn thận thì giống người da trắng cuối cùng sẽ bị hoàn toàn nhấn chìm. Ý kiến rất khoa học, nó đã được chứng minh.
- Anh Tom dạo này rất uyên thâm, – Daisy nói với một vẻ buồn rầu vô cớ, – Anh ấy đọc những cuốn sách ác liệt, có những từ dài dằng dặc. Cái từ mà chúng ta…
- Những cuốn sách ấy đều rất khoa học, – Tom nhấn mạnh, con mắt bồn chồn nhìn Daisy. – Gã này đã nghiên cứu vấn đề rất sâu. Chúng ta, nòi giống thống trị, phải coi chừng, nếu không các nòi giống khác sẽ ngoi lên cầm đầu.
- Chúng ta phải đánh gục chúng. – Daisy thì thào, nháy mắt một cách dữ tợn với mặt trời đỏ rực.
- Anh lẽ ra đã phải sống ở California, – Baker bắt đầu, nhưng Tom đã cắt ngang lời cô và nặng nề xoay người trên ghế.
- Tác giả đưa ra ý kiến nói rằng tất cả chúng ta đều là dân phương Bắc: tôi này, anh này, cô này, và… – sau một phần giây đồng hồ ngập ngừng, Tom gộp cả Daisy bằng một cái gật đầu nhẹ, và nàng lại nháy mắt với tôi, – và chúng ta là những người đã sản xuất ra tất cả những gì tạo nên nền văn minh – nào là khoa học, nghệ thuật, và mọi thứ khác. Anh hiểu không?
Có một vẻ bi ai trong cách Tom nặn óc suy nghĩ, tưởng đâu tính tự mãn của anh bây giờ mạnh hơn trước nhưng vẫn không đủ đối với anh nữa. Ngay cùng lúc ấy, chuông điện thoại réo vang trong nhà, và người hầu phòng rời khỏi hàng hiên đi vào. Daisy lợi dụng sự gián đoạn chốc lát này ngả người về phía tôi, thì thào giọng hào hứng.
- Em tiết lộ với anh một điều bí mật trong nhà nhé. Đó là cái mũi của người hầu phòng. Anh có muốn nghe chuyện cái mũi của người hầu phòng không?
- Chính vì chuyện ấy mà tôi đến đây đấy.
- Hoá ra, xưa nay không phải ông ta chỉ làm hầu phòng đâu. Trước kia ông ta chuyên đánh bóng các bộ đồ ăn bạc cho một gia đình ở New York, họ có một bộ đồ ăn gần hai trăm thực khách. Ông ta phải lau chùi đánh bóng suốt từ sáng đến tối, việc ấy cuối cùng ảnh hưởng đến cái mũi của ông ta.
- Tình hình ngày một tệ hơn, – Baker nhắc.
- Phải rồi, tình hình ngày một tệ hơn, đến nỗi cuối cùng ông ta phải bỏ nghề.
Trong giây lát, tia nắng cuối cùng rọi lên gương mặt rạng rỡ của Daisy với vẻ âu yếm lãng mạn. Giọng nàng làm tôi phải nén thở ngả người về phía nàng khi nghe nàng nói… Thế rồi vầng sáng ấy tan dần, các tia nắng nấn ná luyến tiếc khi phải rời nàng, như lũ trẻ con phải bỏ hè đường náo nhiệt về nhà lúc chiều tối.
Người hầu phòng trở lại, nói nhỏ vào tai Tom vài ba câu. Tom cau mày xô ghế, bỏ vào trong nhà không nói một lời. Y như sự vắng mặt của Tom đã khơi dậy ở Daisy một điều gì đó, nàng lại ngả người về phía trước, giọng rạng rỡ véo von:
- Em rất thích có anh tại bàn ăn, anh Nick ạ. Anh làm em nghĩ đến… một bông hồng, đúng là một bông hồng. Có đúng anh ấy giống một bông hồng không? – Daisy quay sang Baker tìm lời xác nhận. – Đúng là một bông hồng!
Nói thế không đúng. Tôi không có vẻ gì giống một bông hồng. Daisy chỉ nói tào lao thế thôi, nhưng một làn hơi ấm áp làm cho người ta xao xuyến toả ra từ người nàng như thể trái tim nàng ẩn náu trong những lời nói nhẹ như không vương hơi thở và say đắm lòng người kia muốn trào ra đến với ta. Bỗng nhiên, Daisy quẳng khăn ăn lên mặt bàn, xin lỗi rồi vào trong nhà.
Baker và tôi đưa mặt vội nhìn nhau, cố tình không bộc lộ gì trong ánh mắt đấy. Tôi toan nói thì Baker đã nhanh nhẹn ngồi nhỏm dậy, khẽ nhắc nhở: “Suỵt!”. Có tiếng rì rầm sôi nổi trầm trầm trong phòng bên, và Baker không chút ngượng nghịu nghiêng người cố dỏng tai nghe. Tiếng rì rầm vang lên to gần tới mức nghe rõ lời, sau lắng xuống rồi lại nổi lên sôi nổi và cuối cùng thì im bặt.
- Ông Gatsby mà cô nói là láng giềng của tôi,… – Tôi mở đầu câu chuyện.
- Ấy, đừng nói, ông. Để tôi nghe xem lại có chuyện gì.
- Chuyện gì? – Tôi ngây thơ hỏi.
Baker thành thật ngạc nhiên:
- Ông không biết ư? Tôi tưởng mọi người biết hết cả.
- Tôi không biết.
- Ơ kìa…, – cô ta ngập ngừng, – Tom có một ả nhân tình ở New York mà.
- Tom có một ả nhân tình? – Tôi ngây ngô nhắc lại.
Baker gật đầu:
- Lẽ ra ả phải biết phép lịch sự không gọi điện thoại vào đúng bữa tối chứ. Có phải không ông?
Tôi gần như chưa kịp hiểu lời cô ta thì đã có tiếng áo sột soạt và tiếng giày da kêu xin xít. Tom và Daisy trở lại bàn ăn.
- Không đừng được mà! – Daisy reo lên với giọng vui vẻ gay gắt.
Nàng ngồi xuống, dò xét nét mặt trên Baker rồi nhìn sang tôi, nói tiếp:
- Em vừa mới ra ngoài vườn một phút, ngoài vườn rất thơ mộng. Trên bãi cỏ có một con chim. Em chắc là một con hoạ mi đã theo chuyến tàu White Star Line hoặc tàu Cunard đến đây. Nó vừa tung cánh bay đi vừa hót. – Giọng nàng véo von: - Thật là thơ mộng, có phải không Tom?
- Rất thơ mộng, – Tom đáp, rồi quay sang tôi với giọng thiểu não. – Ăn xong, nếu trời còn đủ sáng, tôi sẽ dẫn anh đi xem chuồng ngựa.
Chuông điện thoại trong nhà vang lên làm mọi người giật mình. Daisy nhìn Tom lắc đầu một cách dứt khoát, và thế là vấn đề đi thăm chuồng ngựa, và thực ra là mọi vấn đề, đều tan ra mây khói. Giữa những mẩu chuyện rời rạc trong năm phút cuối cùng bên bàn ăn, tôi còn nhớ là mấy ngọn nến lại được thắp lên, tuy không cần thiết, và tôi cảm thấy muốn nhìn thẳng vào mặt mọi người, nhưng đồng thời lại muốn tránh mọi con mắt. Tôi không đoán nổi Daisy và Tom đang nghĩ gì, nhưng tôi chắc rằng ngay cả Baker là người xem chừng đã tạo được cho mình một thái độ hoài nghi dày dạn, cũng không hoàn toàn xua nổi khỏi đầu tiếng kêu lanh lảnh chói tai giục giã của người thực khách thứ năm kia. Tuỳ tâm tình, có người có thể thấy tình thế này hay hay. Còn tôi thì bản năng thúc giục tôi phải gọi điện ngay cho cảnh sát.
Khỏi phải nói là chuyện ra xem ngựa không được nêu lại nữa. Tom và Baker đi cách nhau vài ba bước trong ánh sáng lờ mờ về phòng sách như để đứng canh bên một thi thể bằng xương bằng thịt, còn tôi, cố làm ra vẻ hào hứng và hơi giả điếc nữa, tôi đi theo Daisy qua một dãy hành lang nối liền nhau đến tận những bậc thềm đằng trước. Tôi và nàng ngồi xuống cạnh nhau trên một chiếc ghế mây đôi trong bóng tối dày đặc.
Daisy lấy hai bàn tay đỡ mặt như vuốt ve những đường nét kiều diễm, đôi mắt nàng thong thả đưa đi đưa lại nhìn vào bóng hoàng hôn mượt như nhung. Thấy nàng bị xúc động dữ dội, tôi hỏi chuyện về con gái nàng vài ba câu cho khuây khoả.
- Anh Nick ạ, anh và em không hiểu biết nhau nhiều, dù chúng mình là anh em họ với nhau. – Daisy đột ngột nói. – Anh đã không đến dự đám cưới của em.
- Lúc đó anh ở mặt trận chưa về.
- Ừ nhỉ. – Nàng ngập ngừng. – Đời em đã có lúc bất hạnh, anh Nick ạ, và bây giờ em oán ghét hết cả.
Tất nhiên Daisy có lí do gì đấy để oán ghét. Tôi chờ nghe tiếp nhưng nàng không nói gì thêm. Một lúc sau, tôi rụt rè trở lại chuyện con gái nàng.
- Anh chắc rằng con bé nói… nó ăn, và đã làm được nhiều trò rồi, em nhỉ.
- À vâng, – Daisy nhìn tôi với vẻ thẫn thờ, – Anh Nick, em bảo này, em sẽ kể cho anh nghe em đã nói gì sau khi sinh nó. Anh có muốn nghe không?
- Có chứ.
- Chuyện này sẽ cho anh thấy em đã đi đến chỗ nghĩ như thế nào về… cuộc sống. Anh ạ, con bé ra đời chưa được một giờ thì Tom đã đi đâu không biết. Em tỉnh dậy sau khi tan thuốc mê với một cảm giác bơ vơ trơ trọi vô cùng. Em hỏi ngay người nữ y tá xem con trai hay con gái. Chị ta bảo là con gái, thế là em quay mặt đi và khóc. Sau em tự nhỏ: “Thôi được, con gái càng hay. Hi vọng lớn lên nó sẽ ngu ngốc. Trên đời này, không có gì tốt cho bằng đối với một đứa con gái – xinh xắn và ngu ngốc”.
Daisy nói tiếp, giọng quả quyết:
- Anh thấy đấy, em nghĩ cuộc đời thật kinh khủng. Mà ai cũng nghĩ như em, cả những người tân tiến nhất. Em biết thế. Em đã đi khắp mọi nơi, đã thấy đủ mọi chuyện và đã làm đủ mọi điều. – Đôi mắt nàng đảo quanh với những ánh thách thức, gần giống Tom, và nàng cười khanh khách với một giọng khinh bỉ xúc động. – Hiện đại, ôi lạy Chúa, em là một con người hiện đại.
Khi tiếng nàng tắt đi, thôi bắt tôi phải chú ý và phải tin lời nàng, tôi đã cảm thấy ngay sự không thành thật cơ bản ở những lời nàng vừa mới nói ra. Nó làm tôi khó chịu, như thể cả buổi tối nay chỉ là một trò đùa nhằm khai thác một xúc cảm ở tôi để góp phần vào trò đùa đó. Tôi chờ đợi, và tôi đã không lầm. Chẳng mấy chốc, nàng nhìn tôi với một nụ cười hoàn toàn giả dối trên gương mặt xinh đẹp, khác nào để cho tôi hiểu rằng nàng nằm trong một cái hội kín khá quý phái mà cả nàng lẫn Tom đều là hội viên.
*
* *
Trong nhà, gian phòng màu đỏ thẫm được thắp những chùm đèn toả sáng như những chùm hoa nở rộ. Tom và Baker mỗi người ngồi ở đầu một chiếc đi văng dài. Baker đang đọc tờ “Bưu điện chiều thứ bảy” cho Tom nghe – rì rầm và đều đều, những từ mắc quyện vào với nhau thành một giọng làm tâm hồn thư thái. Ánh đèn phản chiếu sáng chói trên đôi ủng của người đàn ông và mờ đục trên mái tóc vàng rực màu lá thu của người phụ nữ, hắt lại đánh loáng một cái trên các trang báo mỗi khi Baker giở sang một trang mới làm cho những bắp thịt thon thon hơi di động trên cánh tay cô.
Thấy chúng tôi vào, Baker giơ tay ra hiệu bảo chúng tôi hãy im lặng một lúc đã.
- Còn nữa, xin xem tiếp phần sau trong số tới, – cuối cùng Baker nói và vứt tờ báo lên bàn.
Cô ưỡn thẳng người, rung rung đầu gối rồi đứng dậy.
- Mười giờ, – Baker nói, tưởng đâu như nhìn giờ trên trần nhà. – Đã đến giờ ngủ đối với một cô gái ngoan.
Daisy giải thích:
- Jordan sẽ đấu giải ngày mai tại Weschester.
- Ồ, cô là Jordan Baker à?
Bây giờ tôi đã hiểu tại sao trông cô ta quen thế – vẻ mặt câng câng đáng yêu ấy đã nhìn tôi nhiều lần từ những bức ảnh trên các báo trong mục sinh hoạt thể thao tại Asheville, Hot Springs và Palm Beach. Tôi cũng đã được nghe kể một chuyện về cô ta, một chuyện không hay ho, hàm ý chê bai, nhưng là chuyện gì thì tôi quên mất từ lâu rồi.
- Chúc chị ngủ ngon, – giọng Baker dịu dàng. – Đánh thức em dậy vào lúc tám giờ nhé.
- Nếu em chịu dậy.
- Em sẽ dậy chứ. Ông Carraway, chúc ông ngủ ngon. Mong sớm gặp lại ông.
- Tất nhiên là sẽ gặp lại rồi, – Daisy xác nhận – Quả thực, em đang tính đến chuyện làm mối đấy, anh Nick ạ. Anh hãy năng đến đây chơi đi, em sẽ… ồ… em sẽ ghép hai người lại với nhau. Anh hiểu chứ, em sẽ giả vờ vô tình nhốt cả hai người vào trong tủ, cho lên thuyền rồi đẩy ra biển, đại khái như vậy.
- Chúc tất cả ngủ ngon nhé, – Baker từ trên cầu thang nói vọng xuống. – Em không nghe thấy gì cả đâu.
- Một cô bé hay đáo để, – một lúc sau Tom cất lời – Lẽ ra họ không nên để cô ấy đi lăng quăng khắp nơi như thế.
- Họ là ai? – Daisy hỏi, giọng lạnh lùng.
- Gia đình cô ấy.
- Gia đình cô ấy chỉ có một bà cô già đến mười thế kỉ. Vả lại, anh Nick sẽ trông nom cô ấy, có phải không, anh Nick? Mùa hè năm nay, hầu như tất cả các ngày nghỉ cuối tuần Jordan Baker đều sẽ về chơi đây. Em nghĩ không khí gia đình sẽ rất tốt đối với cô ấy.
Daisy và Tom bỗng im lặng nhìn nhau.
- Cô ấy là người New York à? – Tôi vội hỏi.
- Người Louisville. Hai chúng em đã sống tuổi thơ ấu trong trắng bên nhau ở đấy. Tuổi thơ ấu trong trắng đẹp đẽ…
- Mình đã huyên thuyên tâm sự với anh Nick ở ngoài hiên rồi phải không? – Tom đột nhiên hỏi.
- Em ấy ư? – Daisy nhìn tôi. – Em không nhớ nổi, nhưng hình như em với anh Nick nói chuyện với nhau về giống người phương Bắc thì phải. Đúng thế. Ngẫu nhiên bập vào chuyện ấy rồi, chưa kịp nhận ra thì…
- Anh không nên nghe gì cũng tin, Nick ạ. – Tom khuyên tôi.
Tôi trả lời nhẹ nhàng là tôi không nghe được một điều gì cả, và mấy phút sau tôi đứng dậy ra về. Họ tiễn tôi đến tận cửa và đứng cạnh nhau trong một khoảng ánh sáng tươi vui. Tôi vừa mới nổ máy chiếc xe của tôi thì Daisy gọi to, giọng như ra lệnh:
- Khoan đã! Em quên chưa hỏi anh cái này, rất quan trọng. Nghe đâu anh đã đính hôn với một cô gái ở miền Tây rồi thì phải.
Tom thân mật phụ hoạ:
- Đúng. Nghe đâu anh đã đính hôn rồi.
- Người ta bịa đấy. Tôi quá nghèo.
- Nhưng chúng em có nghe thấy thế, – Daisy vẫn một mực khẳng định, lại cởi mở như một bông hoa khiến tôi ngạc nhiên. – Có ba người nói, vậy phải là có thật.
Tất nhiên, tôi biết họ ám chỉ đến chuyện gì, nhưng tôi chưa phải đã đính hôn, dù là mập mờ. Có những kẻ mách lẻo đã tung tin đính hôn và đó là một trong những lí do làm tôi phải chuyển đến miền Đông này. Ta không thể ngừng giao du với một người bạn lâu năm chỉ vì có những lời đồn đại, mặt khác tôi không muốn bị đẩy đến chỗ lấy người ấy chỉ vì có những lời xào.
Sự quan tâm của họ làm tôi khá xúc động và làm cho họ bớt xa cách trong cảnh giàu sang của họ. Tuy nhiên, khi lái xe ra về, tôi thấy băn khoăn và hơi ngao ngán. Tôi dường như cảm thấy Daisy lẽ ra phải bế con chạy khỏi cái nhà này, nhưng rõ ràng nàng tuyệt nhiên không có ý định đấy. Còn Tom, việc anh ta “có một người tình ở New York” thực sự không làm tôi ngạc nhiên bằng việc anh ta chán nản sau khi đọc một cuốn sách. Có một cái gì đó làm anh ta phải đớp lấy những tư tưởng cũ rích như thể cái tấm thân ích kỉ lực lưỡng của anh không còn nuôi nổi quả tim hống hách bên trong nó nữa.
Mùa hè đã đến từ lâu trên nóc các quán ăn và trước cửa các hiệu sửa chữa xe cạnh đường với những cột bơm xăng sơn đỏ mới toanh đứng sừng sững trong những vũng ánh sáng. Về đến nhà ở West Egg, tôi cất xe rồi ra sân ngồi một lúc trên một chiếc máy xén cỏ hỏng. Gió lặng, để lại một đêm trăng sáng vằng vặc ồn ào những tiếng chim đập cánh trong các vòm cây và tiếng ì ộp không dứt của lũ ếch nhái trong bụng căng đầy hơi thở của trái đất. Bóng một con mèo ăn đêm chập chờn dưới ánh trăng. Khi ngoái đầu nhìn theo con mèo, tôi nhận ra không phải chỉ có một mình tôi ngồi đây – cách tôi năm mươi bước, từ trong bóng đen của toàn lâu đài cạnh nhà tôi nổi lên một bóng người, hai tay thọc trong túi quần, đang đứng nhìn những vì sao lốm đốm như rắc bạc trên bầu trời. Một vẻ gì đó trong dáng điệu ung dung và đôi chân vững chãi đứng trên nền cỏ bảo tôi đó chính là Gatsby: anh ta ra đây xác định xem phần thuộc về mình trong bầu trời địa phương của chúng tôi là bao nhiêu.
Tôi toan gọi anh ta. Baker đã nói đến anh ta trong bữa ăn và đó đủ là một lời giới thiệu. Nhưng tôi đã không gọi vì Gatsby bỗng có một động tác ngụ ý anh ta muốn được một mình – anh ta giơ tay về phía trước làn nước đen sẫm với một động tác kì quặc và tuy đứng cách xa như vậy, tôi vẫn nhận thấy người anh run run. Bất giác tôi nhìn về phía biển, nhưng không thấy gì ngoài một đốm sáng xanh đơn độc, nhỏ xíu và xa tít, có thể là đầu một bến thuyền. Khi tôi quay lại đưa mắt tìm Gatsby thì anh đã biến mất, và tôi lại ngồi một mình trong bóng tối xôn xao.
Chú thích:
(1) Trường đại học tổng hợp Yale ở bang New Haven (Những chú thích trong sách là của người dịch).
(2) Các nhân vật nổi tiếng giàu có trong huyền thoại (Midas), trong lịch sử (Maecenas) và trong xã hội đương thời ở Mỹ (Morgan).
Bình luận facebook