Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 33
Kính gửi anh Ngôn Tang,
Gần đây hay nghe người ta nói “ăn thứ gì thì sẽ giống thứ đó”, tuy cảm thấy không đáng tin lắm nhưng lại rất đáng yêu. Ăn khoai tây giống khoai tây, ăn trứng gà giống trứng gà, ăn bánh mì sẽ giống bánh mì… Đợi đến lúc gặp anh, chỉ cần thấy ai trông giống khoai tây, trứng gà, bánh mì hay phô mai, thì chắc chắn đó chính là anh rồi.
Mà dù vậy, có mập cũng không sao.
Gần đây bạn trên lớp rất thích chuyện ma đăng trên báo, một nhóm năm ba người thường xuyên tụ tập lại với nhau, có lúc nghe thú vị, cũng bình tĩnh tham gia câu chuyện. Thi thoảng còn dọa mọi người bỏ chạy tứ phía, vì thế mà được đặt mỹ danh là “Viên Mai* đường Hillwood”.
(*Viên Mai là tác giả của tác phẩm “Tử Bất Ngữ” – được xem là tiểu thuyết chí quái chí dị đặc sắc của văn học cổ Trung Hoa.)
Cho nên, anh Ngôn Tang à, có lẽ anh cũng sẽ bị Viên Mai đường Hillwood dọa sợ đấy.
Hương Cảng đang vào thu, ánh nắng dồi dào, nhưng không dám phơi nắng nhiều, vì sợ nếu đứng cùng anh sẽ biến thành Hắc Bạch Vô Thường, trông buồn cười lắm.
Cầu chúc anh yên bình
Ngày hai mươi chín tháng chín năm dân quốc thứ mười lăm
Sở Vọng.
***
Gần đây vì mấy cuốn “Tạp chí Đông Phương” từ Thượng Hải đưa đến có đăng tải tiểu thuyết chí quái, nên các cô gái trong dàn hợp xướng vô cùng đoàn kết. Kết thúc buổi lễ, bọn họ nắm tay nhau đi xe đến rạp chiếu bóng, tiệm sách hoặc quán cà phê: để kể nhau nghe chuyện ma.
Sau khi nghe xong, cô cảm thấy không có gì hay cả. Đối với Sở Vọng sinh ra ở thời đại bùng nổ thông tin mà nói, những câu chuyện này thật sự quá gượng. Thỉnh thoảng nổi hứng thú, cô lại xắn tay áo lên, kể cho bọn họ nghe vài mẩu chuyện cô cảm thấy thú vị:
Một là, ở trong ký túc xá nào đó có một cô gái bỗng dưng chết. Học sinh mới vào học, phát hiện không thể mở cánh cửa ký túc xá đó được, bèn nhìn vào trong qua lỗ khóa. Không có gì ngoài một mảng đỏ. Mọi người khó hiểu hồ nghi. Đi hỏi sinh viên khóa trên, người ta trả lời: Trước khi chết, cô gái đó đã chất chứa rất nhiều oán hận, nên con ngươi có màu đỏ.
Chuyện thứ hai là, hàng xóm một cô gái độc thân nào đó chết trong nhà. Vào ngày hàng xóm chết, cô ấy gặp một người xa lạ rời khỏi nhà hàng xóm, nhưng cũng không nghĩ nhiều. Hai hôm sau, cảnh sát đến hỏi: Có nhớ rõ tướng mạo của người đàn ông khả nghi hôm đó không? Cô ấy đáp: Không nhớ rõ lắm. Sau đó cảnh sát rời đi. Hai hôm sau, hung thủ bị bắt, trên báo đăng ảnh của thủ phạm, chính là người cảnh sát ngày đó tới hỏi.
Hai câu chuyện trên đã dọa các cô gái sợ hãi ré ầm lên, cũng vì thế mà Sở Vọng trở nên nổi tiếng. Ngoài miệng các cô gái nói: “Lần sau không chơi chung với Sở Vọng nữa, nhớ đến cậu ấy là lại nhớ hai câu chuyện kia.” Nhưng một tuần sau bọn họ đã quên khuấy lời thề đó, buổi lễ vừa kết thúc lại kéo Sở Vọng tới, nhao nhao bày tỏ muốn “mời cô uống cà phê” và “nghe cô kể chuyện”.
Sắp đến lễ Tạ Ơn, có không ít cô gái bàn nhau sẽ đến vịnh Nước Cạn, hoặc tới đảo nhỏ bên cạnh chơi. Nhưng phần lớn bọn họ toàn là đại tiểu thư không cần lo cơm ăn áo mặc, nên không có nhiều kinh nghiệm về việc đi du lịch xa, thế là chuyện này đành tạm gác lại, nhưng vẫn lẩm bẩm muốn đến chỗ này chỗ nọ chơi.
Di Nhã và Chân Chân là hai thủ lĩnh của hai phe trong lớp, nhưng gần đây vì Sở Vọng nên cũng hòa thuận ngồi chung với nhau. Cãi nhau còn tốt, đáng sợ nhất là khi hai người không nói gì, đứng xa xa, làm mọi người có thể cảm nhận được áp suất thấp vô hình giữa họ.
Trong trường hợp bình thường, giữa bọn họ chỉ cách một Sở Vọng.
Một hôm nào đó khi các cô gái đang bàn nhau xem nên đi đâu, chợt có người hỏi Sở Vọng: “Viên Mai đường Hillwood hiểu biết rộng rãi có đề xuất nơi nào không?”
Cô nghĩ ngợi rồi nói, “Diệp Văn Dữ có nhờ mình rủ chị đến nhà chú của anh ta đánh tennis.”
Tiết Chân Chân nhìn cô, “Anh ta mời chị em thì bọn này đi làm gì, làm nền cho họ à.”
“Không phải cô ta không thích người Nam Dương* đó à, sao lại chịu đi?” Có người hỏi.
(*Nam Dương là tên do người Trung Hoa đặt cho một vùng địa lý nằm phía Nam Trung Hoa, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, hiện nay có nghĩa thông dụng ám chỉ cộng đồng Hoa kiều sống ở Đông Nam Á, cụ thể là ở Việt Nam, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.)
Sở Vọng cười, “Các cậu vẫn không hiểu chị mình rồi.”
Di Nhã cười nói: “Mình đoán nếu như Tiết đại tiểu thư đi, thì kiểu gì Lâm nhị tiểu thư cũng đi thôi.”
Tiết Chân Chân giễu cợt, “Tôi chẳng thèm đi phá đám chuyện tốt của người ta đâu.”
Di Nhã nháy mắt, dẫn dắt từng bước: “Chúng ta có phá đám gì đâu? Rõ ràng là đi xem kịch vui, sao có thể không đi.”
Chân Chân nói: “Nếu cô ta đi thật, vậy thì tôi phải mau chóng đến xem mặt của tài nữ tiểu thư có dày như cuốn từ điển Vĩnh Lạc không.”
Có lẽ không ai hiểu được lý do Chân Chân và Doãn Yên đồng ý đến chơi tennis, có điều quan hệ nhân quả thì lại rất rõ.
Sở Vọng lại rất nghiêm túc, âm thầm dùng danh nghĩa của Diệp Văn Dữ mời Doãn Yên, có điều cũng bị cô nàng từ chối thẳng mặt. Nhưng sau khi lộ ra tin Tiết Chân Chân cũng muốn đi đánh tennis, Doãn Yên lại rất đúng lúc xuất hiện ở trạm xe buýt quận Thuyên Loan vào ngày hẹn.
Đối với chuyện chị gái mình nhất định sẽ đi chơi tennis, cô chưa bao giờ mang thái độ hoài nghi.
Chín cô gái lúng túng lên xe buýt, mặc váy tennis, đi tất trắng và giày vải. Đã bắt đầu vào đông, cho nên nếu ở ngoài thì bọn họ sẽ mặc áo khoác hoặc áo gió, trái lại khá thu hút ánh nhìn của người khác. Mà người thu hút nhất chính là Doãn Yên: Cô nàng thực sự rất muốn nổi bật nên đã mặc váy dài tay màu hồng nhạt có kiểu dáng từa tựa sườn xám, bên dưới phối một đôi giày da đen. Trong tay cô không có gì, chỉ có một tập nguyên tác“Giông tố”của Shakespeare. Ăn mặc như thế, thật sự rất giống bông sen trong hồ nước xanh, vô cùng xuất chúng.
Có cô gái cười hỏi cô: “Lâm nhị tiểu thư muốn đến thư viện Thuyên Loan đấy à?”
Doãn Yên chỉ cười không đáp.
Một lúc sau, cô nàng cầm sách theo mọi người xuống xe ở đại lộ Lotus. Một cô gái vừa rồi cười hỏi: “Không phải nghe nói cậu từ chối lời mời chơi tennis của Diệp Văn Dữ à?”
“Tuy người tôi không thoải mái lắm, có điều người ta cứ năm lần bảy lượt mời tôi, từ chối mãi cũng không hay. Nên tuy chúng ta đến đây, nhưng tôi sẽ không chơi.” Nói rồi cô nàng mỉm cười, “Tôi nhìn các cậu chơi là được rồi.”
Chân Chân liếc mắt nhìn, “Hôm nay cô ta lại giở trò này à?”
Di Nhã dựa đến gần, chậc chậc thở dài: “Kế hay.”
Chân Chân có vẻ không hiểu được sự huyền diệu trong đó, nhưng cũng quyết định không chịu hạ mình xin người ngoài chỉ giáo, tự nghi ngờ một hồi, chốc chốc lại nhìn sang Doãn Yên, có điều vẫn không nhìn ra được gì.
Sở Vọng cảm thấy buồn cười.
Diệp Văn Dữ nghe nói Sở Vọng “không chỉ mời một mình Doãn Yên” nên cũng rủ thêm hai cậu bạn trong đội tennis đến. Tưởng ngoài Doãn Yên ra, cùng lắm Sở Vọng chỉ mời hai ba người, nào ngờ vừa đến lại thấy hẳn chín người. Vì chín cô gái này đều có chỗ xuất sắc riêng, khiến hai anh chàng cầu thủ tennis kia mở cờ trong bụng.
Tuy chị Từ thích sôi nổi, nhưng cảm giác vì là trưởng bối, lo một nhóm nam nữ sẽ không thoải mái vì sự có mặt của mình, nên chỉ tới chào một tiếng, dặn dì Văn chuẩn bị nhiều bánh trái rồi vào phòng nằm nghỉ. Sở Vọng vẫn ở trong sân trước nói chuyện với chị Từ một lúc, đến khi Từ Thiếu Khiêm trở lại, cô mới bị chị Từ xua đi chơi tennis. Chỉ chốc lát đã đi ra khỏi phòng chị Từ, nhưng bị Từ Thiếu Khiêm ngăn lại.
Từ Thiếu Khiêm vẫn đặt tấm ảnh kia trong túi áo âu phục, định bụng bao giờ gặp lại Sở Vọng thì sẽ trả ảnh cho cô. Nhưng hôm nay anh lại mặc áo dài Trung Hoa màu xám, không mặc âu phục.
Chị Từ thấy anh sờ soạng khắp áo một hồi mà cũng không tìm ra được gì, bèn cười nói: “Em đã là phẳng chiếc áo kia cho anh rồi, lát nữa anh vào trong tìm thử xem.”
Từ Thiếu Khiêm *ừm* một tiếng, nói với Sở Vọng: “Em đi chơi trước đi, lát nữa tôi sẽ đưa đồ đến cho em.”
Sở Vọng đáp vâng, đang định đi thì bất chợt nghĩ đến gì đó: “Giáo sư Từ?”
“Ừ?”
“Một lát nữa, em có thể được phép lỗ mãng một xíu ở chỗ thầy không?”
Từ Thiếu Khiêm bỗng cảm thấy thú vị, “Em còn biết giương oai nữa hả?” Thấy vẻ nghiêm túc của Sở Vọng, anh khoát tay đồng ý, “Được, chỉ cần không quá đáng là được.”
Sở Vọng ôm giỏ quýt ngọt mà chị Từ khăng khăng nhét cho cô, đi về sân tennis. Trong thời gian cô không có mặt ở đây, các chàng trai cô gái đã thân thiết vui đùa với nhau, tiếng cười nói không dứt, bầu không khí rất vui vẻ. Các cô gái ai cũng đẹp, nhưng trong mắt cánh con trai, mỗi người có một vẻ đẹp riêng.
Nhìn khắp sân tennis cũng không thấy bóng dáng Diệp Văn Dữ đâu, tầm mắt thoáng lệch sang bên, người đang ngồi cạnh chị cô trên bãi cỏ ngoài biên sân đánh, không phải là Diệp Văn Dữ đấy sao.
Nhìn bộ dạng đó của Diệp Văn Dữ, có lẽ vì lo cho Doãn Yên “cơ thể không khỏe” nên chưa chơi trận tennis nào. Doãn Yên chỉ cần hơi động não nghĩ mưu kế, là trong im lặng đã có thể rạch rõ giới hạn giữa Diệp Văn Dữ cùng các cô gái khác, để anh ta chỉ quan tâm mỗi mình trước mặt nhiều người, cũng là một kế hay.
Mọi tâm tư của Chân Chân không nằm trên sân bóng, đương nhiên thua một trận. Thấy Sở Vọng đi đến, cô tức giận ném vợt đi, nói: “Mình đánh mệt rồi, Sở Vọng đến chơi thay chị đi!”
Sở Vọng giơ giỏ quýt trong tay lên cho Chân Chân xem, cười hì hì nói: “Đến ăn ít quýt đi đã nào.” Nói rồi, cô ôm giỏ quýt ngồi xuống cạnh Diệp Văn Dữ và Doãn Yên đang trò chuyện say sưa.
Cô vừa ngồi xuống là hai người không nói chuyện nữa, mà quay sang nhìn Sở Vọng. Trong mắt hai người in rõ cô đang làm vướng bận mình, Sở Vọng lại vờ như không thấy gì, cười hì hì đẩy giỏ quýt đến trước mặt hai người, nói, “Ăn ít quýt cho nhuận cổ đi.”
Có người khác ngồi đây, dĩ nhiên hai người không thể thoải mái trò chuyện được, nên cũng không hàn huyên thêm. Diệp Văn Dữ hỏi Doãn Yên: “Em ăn quýt không?”
Doãn Yên lạnh lùng nói: “Quýt lạnh, ăn sẽ bị tiêu chảy.”
Sở Vọng vừa bóc vừa ăn, “Ngọt cực kỳ.”
Diệp Văn Dữ lấy một quả ủ trong tay, nói với Doãn Yên, “Người anh nóng, anh ủ hết lạnh rồi em ăn nhé?”
Di Nhã thấy thế thì cũng không chơi nữa, cầm vợt tennis hổn hển ngồi cạnh Doãn Yên ăn quýt. Ánh mắt của hai cậu bạn Diệp Văn Dữ gần như mọc trên người Di Nhã. Di Nhã đến, mọi người cũng ồn ào tập trung lại ăn quýt. Cô ăn hai múi, thấy Diệp Văn Dữ đang ủ quýt trong tay thì cười hỏi, “Anh ủ làm gì thế, đàn ông con trai, không ăn mà còn chờ cho hết lạnh à?”
Sở Vọng cười đáp, “Ủ hộ chị gái mình.”
Di Nhã cũng cười: “Cậu Diệp đúng là thiên vị Doãn Yên.”
Doãn Yên tức giận ra mặt: “Cô đừng nói bậy bạ.”
Di Nhã mới hỏi Diệp Văn Dữ: “Em cũng không ăn quýt lạnh được, hay anh ủ hộ em đi?”
Diệp Văn Dữ cười, vỗ vai người bạn khác trong đội tennis của mình, “Vĩnh Hoa, Di Nhã muốn ăn quýt không lạnh kìa.”
Di Nhã cười nói: “Em chỉ ăn quả mà Diệp Văn Dữ ủ cho Lâm Doãn Yên thôi, có cho không?”
Bị người ta đùa cợt ngay mặt, Doãn Yên xấu hổ, khẽ mắng Diệp Văn Dữ: “Em đã nói là không ăn quýt rồi mà, sao anh tự tiện thế?”
Sở Vọng hòa giải: “Chị à, em thấy Văn Dữ tốt với chị lắm, sao chị hay lạnh nhạt với anh ấy vậy?”
Doãn Yên lạnh lùng nhìn cô, “Em không biết là chị có hôn ước rồi à? Muốn tốt với anh ta thì em đi mà tốt.”
Sở Vọng cũng không nổi giận, cười nói: “Wow, không phải chị nói hôn ước kia hơn nửa là không thành hả? Từ nhỏ chị đã đọcNữ Giới, vậy mà sao chị lại coi lệnh của cha mẹ và một tờ hôn thư như trò đùa vậy.”
Doãn Yên hừ lạnh: “Hôn sự định quá sớm. Hai năm nữa Trịnh Diệc Dân tốt nghiệp xong sẽ đến Mỹ du học, chị cũng vào đại học rồi. Không nói tới chuyện xấu, đến khi đó, tư tưởng lẫn cách nghĩ đều sẽ khác nhau, cha cũng nói qua rồi.”
Sở Vọng bừng tỉnh gật gù, “Có nghĩa là chị cho rằng mình là một người tự do. Vậy vì sao chị nhiều lần gửi thơ đến đại học Hương Cảng, nhưng không đáp lại lời theo đuổi của cậu Diệp? Chị giải thích thế nào đây?”
Diệp Văn Dữ đỏ mặt, hỏi Doãn Yên: “Thơ… là em gửi?”
“Ăn nói hồ đồ!” Doãn Yên tức giận, khép sách lại toan bỏ đi, nhưng Tiết Chân Chân đã chặn đường cô nàng lại.
Chân Chân cười nói: “Đừng có đi chứ, nói cho rõ chuyện này đi đã.”
Doãn Yên cười lạnh, “Liên quan gì đến cô!”
Chân Chân nói: “Hôm đó tôi đã hỏi Bùi Jenny rồi. Người biết Diệp Văn Dữ trước là Bùi Jenn, lúc đó cậu ta còn đến hỏi cô xem nên theo đuổi Diệp Văn Dữ thế nào, cô đã nói gì với cậu ta nhỉ?”
Doãn Yên ngoái đầu lại: “Làm sao tôi biết!”
Chân Chân cười nói: “Lâm nhị tiểu thư đệ nhất Giang Nam của chúng ta đã nói: ‘Thế thì cậu làm một bài thơ tặng anh ta đi. Nếu cậu không làm được thì để mình làm giúp cậu.’ Và kết quả là? Tuy bài thơ tình kia mang tên Bùi Jenny, nhưng trên báo sinh viên đại học hương Cảng cũng đăng một bài giống y hệt, ghi là thơ của quý cô Lâm Doãn Yên. Vừa đưa thơ cho người ta, mà bản thân cũng lấy nó đi đăng báo, chất văn học của Lâm nhị tiểu thư đúng là hay ho nhỉ.”
Lâm Doãn Yên chột dạ nhìn Diệp Văn Dữ, Diệp Văn Dữ ngơ ngác: “Là… là thật hả, em…”
Sở Vọng cười nói: “Em đã nói là trong thâm tâm chị hai thích cậu Diệp mà. Hai người đều là người tự do, không cần đoán mò tâm sự của nhau nữa.”
Diệp Văn Dữ vẫn sững sờ nhìn Lâm Doãn Yên, không biết đang nghĩ gì. Doãn Yên nghiến răng nghiến lợi nói: “Chị có người trong lòng rồi!”
Sở Vọng nghiêng đầu, bình tĩnh nhìn chị mình, khẽ cười hỏi: “Người trong lòng chị hai là ai thế, sao em không biết vậy? Nếu chị không nói, mà bọn em cũng chưa ai thấy, vậy thì sẽ coi như chị đang lừa bọn em. Không có người này đúng không?”
Gần đây hay nghe người ta nói “ăn thứ gì thì sẽ giống thứ đó”, tuy cảm thấy không đáng tin lắm nhưng lại rất đáng yêu. Ăn khoai tây giống khoai tây, ăn trứng gà giống trứng gà, ăn bánh mì sẽ giống bánh mì… Đợi đến lúc gặp anh, chỉ cần thấy ai trông giống khoai tây, trứng gà, bánh mì hay phô mai, thì chắc chắn đó chính là anh rồi.
Mà dù vậy, có mập cũng không sao.
Gần đây bạn trên lớp rất thích chuyện ma đăng trên báo, một nhóm năm ba người thường xuyên tụ tập lại với nhau, có lúc nghe thú vị, cũng bình tĩnh tham gia câu chuyện. Thi thoảng còn dọa mọi người bỏ chạy tứ phía, vì thế mà được đặt mỹ danh là “Viên Mai* đường Hillwood”.
(*Viên Mai là tác giả của tác phẩm “Tử Bất Ngữ” – được xem là tiểu thuyết chí quái chí dị đặc sắc của văn học cổ Trung Hoa.)
Cho nên, anh Ngôn Tang à, có lẽ anh cũng sẽ bị Viên Mai đường Hillwood dọa sợ đấy.
Hương Cảng đang vào thu, ánh nắng dồi dào, nhưng không dám phơi nắng nhiều, vì sợ nếu đứng cùng anh sẽ biến thành Hắc Bạch Vô Thường, trông buồn cười lắm.
Cầu chúc anh yên bình
Ngày hai mươi chín tháng chín năm dân quốc thứ mười lăm
Sở Vọng.
***
Gần đây vì mấy cuốn “Tạp chí Đông Phương” từ Thượng Hải đưa đến có đăng tải tiểu thuyết chí quái, nên các cô gái trong dàn hợp xướng vô cùng đoàn kết. Kết thúc buổi lễ, bọn họ nắm tay nhau đi xe đến rạp chiếu bóng, tiệm sách hoặc quán cà phê: để kể nhau nghe chuyện ma.
Sau khi nghe xong, cô cảm thấy không có gì hay cả. Đối với Sở Vọng sinh ra ở thời đại bùng nổ thông tin mà nói, những câu chuyện này thật sự quá gượng. Thỉnh thoảng nổi hứng thú, cô lại xắn tay áo lên, kể cho bọn họ nghe vài mẩu chuyện cô cảm thấy thú vị:
Một là, ở trong ký túc xá nào đó có một cô gái bỗng dưng chết. Học sinh mới vào học, phát hiện không thể mở cánh cửa ký túc xá đó được, bèn nhìn vào trong qua lỗ khóa. Không có gì ngoài một mảng đỏ. Mọi người khó hiểu hồ nghi. Đi hỏi sinh viên khóa trên, người ta trả lời: Trước khi chết, cô gái đó đã chất chứa rất nhiều oán hận, nên con ngươi có màu đỏ.
Chuyện thứ hai là, hàng xóm một cô gái độc thân nào đó chết trong nhà. Vào ngày hàng xóm chết, cô ấy gặp một người xa lạ rời khỏi nhà hàng xóm, nhưng cũng không nghĩ nhiều. Hai hôm sau, cảnh sát đến hỏi: Có nhớ rõ tướng mạo của người đàn ông khả nghi hôm đó không? Cô ấy đáp: Không nhớ rõ lắm. Sau đó cảnh sát rời đi. Hai hôm sau, hung thủ bị bắt, trên báo đăng ảnh của thủ phạm, chính là người cảnh sát ngày đó tới hỏi.
Hai câu chuyện trên đã dọa các cô gái sợ hãi ré ầm lên, cũng vì thế mà Sở Vọng trở nên nổi tiếng. Ngoài miệng các cô gái nói: “Lần sau không chơi chung với Sở Vọng nữa, nhớ đến cậu ấy là lại nhớ hai câu chuyện kia.” Nhưng một tuần sau bọn họ đã quên khuấy lời thề đó, buổi lễ vừa kết thúc lại kéo Sở Vọng tới, nhao nhao bày tỏ muốn “mời cô uống cà phê” và “nghe cô kể chuyện”.
Sắp đến lễ Tạ Ơn, có không ít cô gái bàn nhau sẽ đến vịnh Nước Cạn, hoặc tới đảo nhỏ bên cạnh chơi. Nhưng phần lớn bọn họ toàn là đại tiểu thư không cần lo cơm ăn áo mặc, nên không có nhiều kinh nghiệm về việc đi du lịch xa, thế là chuyện này đành tạm gác lại, nhưng vẫn lẩm bẩm muốn đến chỗ này chỗ nọ chơi.
Di Nhã và Chân Chân là hai thủ lĩnh của hai phe trong lớp, nhưng gần đây vì Sở Vọng nên cũng hòa thuận ngồi chung với nhau. Cãi nhau còn tốt, đáng sợ nhất là khi hai người không nói gì, đứng xa xa, làm mọi người có thể cảm nhận được áp suất thấp vô hình giữa họ.
Trong trường hợp bình thường, giữa bọn họ chỉ cách một Sở Vọng.
Một hôm nào đó khi các cô gái đang bàn nhau xem nên đi đâu, chợt có người hỏi Sở Vọng: “Viên Mai đường Hillwood hiểu biết rộng rãi có đề xuất nơi nào không?”
Cô nghĩ ngợi rồi nói, “Diệp Văn Dữ có nhờ mình rủ chị đến nhà chú của anh ta đánh tennis.”
Tiết Chân Chân nhìn cô, “Anh ta mời chị em thì bọn này đi làm gì, làm nền cho họ à.”
“Không phải cô ta không thích người Nam Dương* đó à, sao lại chịu đi?” Có người hỏi.
(*Nam Dương là tên do người Trung Hoa đặt cho một vùng địa lý nằm phía Nam Trung Hoa, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, hiện nay có nghĩa thông dụng ám chỉ cộng đồng Hoa kiều sống ở Đông Nam Á, cụ thể là ở Việt Nam, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.)
Sở Vọng cười, “Các cậu vẫn không hiểu chị mình rồi.”
Di Nhã cười nói: “Mình đoán nếu như Tiết đại tiểu thư đi, thì kiểu gì Lâm nhị tiểu thư cũng đi thôi.”
Tiết Chân Chân giễu cợt, “Tôi chẳng thèm đi phá đám chuyện tốt của người ta đâu.”
Di Nhã nháy mắt, dẫn dắt từng bước: “Chúng ta có phá đám gì đâu? Rõ ràng là đi xem kịch vui, sao có thể không đi.”
Chân Chân nói: “Nếu cô ta đi thật, vậy thì tôi phải mau chóng đến xem mặt của tài nữ tiểu thư có dày như cuốn từ điển Vĩnh Lạc không.”
Có lẽ không ai hiểu được lý do Chân Chân và Doãn Yên đồng ý đến chơi tennis, có điều quan hệ nhân quả thì lại rất rõ.
Sở Vọng lại rất nghiêm túc, âm thầm dùng danh nghĩa của Diệp Văn Dữ mời Doãn Yên, có điều cũng bị cô nàng từ chối thẳng mặt. Nhưng sau khi lộ ra tin Tiết Chân Chân cũng muốn đi đánh tennis, Doãn Yên lại rất đúng lúc xuất hiện ở trạm xe buýt quận Thuyên Loan vào ngày hẹn.
Đối với chuyện chị gái mình nhất định sẽ đi chơi tennis, cô chưa bao giờ mang thái độ hoài nghi.
Chín cô gái lúng túng lên xe buýt, mặc váy tennis, đi tất trắng và giày vải. Đã bắt đầu vào đông, cho nên nếu ở ngoài thì bọn họ sẽ mặc áo khoác hoặc áo gió, trái lại khá thu hút ánh nhìn của người khác. Mà người thu hút nhất chính là Doãn Yên: Cô nàng thực sự rất muốn nổi bật nên đã mặc váy dài tay màu hồng nhạt có kiểu dáng từa tựa sườn xám, bên dưới phối một đôi giày da đen. Trong tay cô không có gì, chỉ có một tập nguyên tác“Giông tố”của Shakespeare. Ăn mặc như thế, thật sự rất giống bông sen trong hồ nước xanh, vô cùng xuất chúng.
Có cô gái cười hỏi cô: “Lâm nhị tiểu thư muốn đến thư viện Thuyên Loan đấy à?”
Doãn Yên chỉ cười không đáp.
Một lúc sau, cô nàng cầm sách theo mọi người xuống xe ở đại lộ Lotus. Một cô gái vừa rồi cười hỏi: “Không phải nghe nói cậu từ chối lời mời chơi tennis của Diệp Văn Dữ à?”
“Tuy người tôi không thoải mái lắm, có điều người ta cứ năm lần bảy lượt mời tôi, từ chối mãi cũng không hay. Nên tuy chúng ta đến đây, nhưng tôi sẽ không chơi.” Nói rồi cô nàng mỉm cười, “Tôi nhìn các cậu chơi là được rồi.”
Chân Chân liếc mắt nhìn, “Hôm nay cô ta lại giở trò này à?”
Di Nhã dựa đến gần, chậc chậc thở dài: “Kế hay.”
Chân Chân có vẻ không hiểu được sự huyền diệu trong đó, nhưng cũng quyết định không chịu hạ mình xin người ngoài chỉ giáo, tự nghi ngờ một hồi, chốc chốc lại nhìn sang Doãn Yên, có điều vẫn không nhìn ra được gì.
Sở Vọng cảm thấy buồn cười.
Diệp Văn Dữ nghe nói Sở Vọng “không chỉ mời một mình Doãn Yên” nên cũng rủ thêm hai cậu bạn trong đội tennis đến. Tưởng ngoài Doãn Yên ra, cùng lắm Sở Vọng chỉ mời hai ba người, nào ngờ vừa đến lại thấy hẳn chín người. Vì chín cô gái này đều có chỗ xuất sắc riêng, khiến hai anh chàng cầu thủ tennis kia mở cờ trong bụng.
Tuy chị Từ thích sôi nổi, nhưng cảm giác vì là trưởng bối, lo một nhóm nam nữ sẽ không thoải mái vì sự có mặt của mình, nên chỉ tới chào một tiếng, dặn dì Văn chuẩn bị nhiều bánh trái rồi vào phòng nằm nghỉ. Sở Vọng vẫn ở trong sân trước nói chuyện với chị Từ một lúc, đến khi Từ Thiếu Khiêm trở lại, cô mới bị chị Từ xua đi chơi tennis. Chỉ chốc lát đã đi ra khỏi phòng chị Từ, nhưng bị Từ Thiếu Khiêm ngăn lại.
Từ Thiếu Khiêm vẫn đặt tấm ảnh kia trong túi áo âu phục, định bụng bao giờ gặp lại Sở Vọng thì sẽ trả ảnh cho cô. Nhưng hôm nay anh lại mặc áo dài Trung Hoa màu xám, không mặc âu phục.
Chị Từ thấy anh sờ soạng khắp áo một hồi mà cũng không tìm ra được gì, bèn cười nói: “Em đã là phẳng chiếc áo kia cho anh rồi, lát nữa anh vào trong tìm thử xem.”
Từ Thiếu Khiêm *ừm* một tiếng, nói với Sở Vọng: “Em đi chơi trước đi, lát nữa tôi sẽ đưa đồ đến cho em.”
Sở Vọng đáp vâng, đang định đi thì bất chợt nghĩ đến gì đó: “Giáo sư Từ?”
“Ừ?”
“Một lát nữa, em có thể được phép lỗ mãng một xíu ở chỗ thầy không?”
Từ Thiếu Khiêm bỗng cảm thấy thú vị, “Em còn biết giương oai nữa hả?” Thấy vẻ nghiêm túc của Sở Vọng, anh khoát tay đồng ý, “Được, chỉ cần không quá đáng là được.”
Sở Vọng ôm giỏ quýt ngọt mà chị Từ khăng khăng nhét cho cô, đi về sân tennis. Trong thời gian cô không có mặt ở đây, các chàng trai cô gái đã thân thiết vui đùa với nhau, tiếng cười nói không dứt, bầu không khí rất vui vẻ. Các cô gái ai cũng đẹp, nhưng trong mắt cánh con trai, mỗi người có một vẻ đẹp riêng.
Nhìn khắp sân tennis cũng không thấy bóng dáng Diệp Văn Dữ đâu, tầm mắt thoáng lệch sang bên, người đang ngồi cạnh chị cô trên bãi cỏ ngoài biên sân đánh, không phải là Diệp Văn Dữ đấy sao.
Nhìn bộ dạng đó của Diệp Văn Dữ, có lẽ vì lo cho Doãn Yên “cơ thể không khỏe” nên chưa chơi trận tennis nào. Doãn Yên chỉ cần hơi động não nghĩ mưu kế, là trong im lặng đã có thể rạch rõ giới hạn giữa Diệp Văn Dữ cùng các cô gái khác, để anh ta chỉ quan tâm mỗi mình trước mặt nhiều người, cũng là một kế hay.
Mọi tâm tư của Chân Chân không nằm trên sân bóng, đương nhiên thua một trận. Thấy Sở Vọng đi đến, cô tức giận ném vợt đi, nói: “Mình đánh mệt rồi, Sở Vọng đến chơi thay chị đi!”
Sở Vọng giơ giỏ quýt trong tay lên cho Chân Chân xem, cười hì hì nói: “Đến ăn ít quýt đi đã nào.” Nói rồi, cô ôm giỏ quýt ngồi xuống cạnh Diệp Văn Dữ và Doãn Yên đang trò chuyện say sưa.
Cô vừa ngồi xuống là hai người không nói chuyện nữa, mà quay sang nhìn Sở Vọng. Trong mắt hai người in rõ cô đang làm vướng bận mình, Sở Vọng lại vờ như không thấy gì, cười hì hì đẩy giỏ quýt đến trước mặt hai người, nói, “Ăn ít quýt cho nhuận cổ đi.”
Có người khác ngồi đây, dĩ nhiên hai người không thể thoải mái trò chuyện được, nên cũng không hàn huyên thêm. Diệp Văn Dữ hỏi Doãn Yên: “Em ăn quýt không?”
Doãn Yên lạnh lùng nói: “Quýt lạnh, ăn sẽ bị tiêu chảy.”
Sở Vọng vừa bóc vừa ăn, “Ngọt cực kỳ.”
Diệp Văn Dữ lấy một quả ủ trong tay, nói với Doãn Yên, “Người anh nóng, anh ủ hết lạnh rồi em ăn nhé?”
Di Nhã thấy thế thì cũng không chơi nữa, cầm vợt tennis hổn hển ngồi cạnh Doãn Yên ăn quýt. Ánh mắt của hai cậu bạn Diệp Văn Dữ gần như mọc trên người Di Nhã. Di Nhã đến, mọi người cũng ồn ào tập trung lại ăn quýt. Cô ăn hai múi, thấy Diệp Văn Dữ đang ủ quýt trong tay thì cười hỏi, “Anh ủ làm gì thế, đàn ông con trai, không ăn mà còn chờ cho hết lạnh à?”
Sở Vọng cười đáp, “Ủ hộ chị gái mình.”
Di Nhã cũng cười: “Cậu Diệp đúng là thiên vị Doãn Yên.”
Doãn Yên tức giận ra mặt: “Cô đừng nói bậy bạ.”
Di Nhã mới hỏi Diệp Văn Dữ: “Em cũng không ăn quýt lạnh được, hay anh ủ hộ em đi?”
Diệp Văn Dữ cười, vỗ vai người bạn khác trong đội tennis của mình, “Vĩnh Hoa, Di Nhã muốn ăn quýt không lạnh kìa.”
Di Nhã cười nói: “Em chỉ ăn quả mà Diệp Văn Dữ ủ cho Lâm Doãn Yên thôi, có cho không?”
Bị người ta đùa cợt ngay mặt, Doãn Yên xấu hổ, khẽ mắng Diệp Văn Dữ: “Em đã nói là không ăn quýt rồi mà, sao anh tự tiện thế?”
Sở Vọng hòa giải: “Chị à, em thấy Văn Dữ tốt với chị lắm, sao chị hay lạnh nhạt với anh ấy vậy?”
Doãn Yên lạnh lùng nhìn cô, “Em không biết là chị có hôn ước rồi à? Muốn tốt với anh ta thì em đi mà tốt.”
Sở Vọng cũng không nổi giận, cười nói: “Wow, không phải chị nói hôn ước kia hơn nửa là không thành hả? Từ nhỏ chị đã đọcNữ Giới, vậy mà sao chị lại coi lệnh của cha mẹ và một tờ hôn thư như trò đùa vậy.”
Doãn Yên hừ lạnh: “Hôn sự định quá sớm. Hai năm nữa Trịnh Diệc Dân tốt nghiệp xong sẽ đến Mỹ du học, chị cũng vào đại học rồi. Không nói tới chuyện xấu, đến khi đó, tư tưởng lẫn cách nghĩ đều sẽ khác nhau, cha cũng nói qua rồi.”
Sở Vọng bừng tỉnh gật gù, “Có nghĩa là chị cho rằng mình là một người tự do. Vậy vì sao chị nhiều lần gửi thơ đến đại học Hương Cảng, nhưng không đáp lại lời theo đuổi của cậu Diệp? Chị giải thích thế nào đây?”
Diệp Văn Dữ đỏ mặt, hỏi Doãn Yên: “Thơ… là em gửi?”
“Ăn nói hồ đồ!” Doãn Yên tức giận, khép sách lại toan bỏ đi, nhưng Tiết Chân Chân đã chặn đường cô nàng lại.
Chân Chân cười nói: “Đừng có đi chứ, nói cho rõ chuyện này đi đã.”
Doãn Yên cười lạnh, “Liên quan gì đến cô!”
Chân Chân nói: “Hôm đó tôi đã hỏi Bùi Jenny rồi. Người biết Diệp Văn Dữ trước là Bùi Jenn, lúc đó cậu ta còn đến hỏi cô xem nên theo đuổi Diệp Văn Dữ thế nào, cô đã nói gì với cậu ta nhỉ?”
Doãn Yên ngoái đầu lại: “Làm sao tôi biết!”
Chân Chân cười nói: “Lâm nhị tiểu thư đệ nhất Giang Nam của chúng ta đã nói: ‘Thế thì cậu làm một bài thơ tặng anh ta đi. Nếu cậu không làm được thì để mình làm giúp cậu.’ Và kết quả là? Tuy bài thơ tình kia mang tên Bùi Jenny, nhưng trên báo sinh viên đại học hương Cảng cũng đăng một bài giống y hệt, ghi là thơ của quý cô Lâm Doãn Yên. Vừa đưa thơ cho người ta, mà bản thân cũng lấy nó đi đăng báo, chất văn học của Lâm nhị tiểu thư đúng là hay ho nhỉ.”
Lâm Doãn Yên chột dạ nhìn Diệp Văn Dữ, Diệp Văn Dữ ngơ ngác: “Là… là thật hả, em…”
Sở Vọng cười nói: “Em đã nói là trong thâm tâm chị hai thích cậu Diệp mà. Hai người đều là người tự do, không cần đoán mò tâm sự của nhau nữa.”
Diệp Văn Dữ vẫn sững sờ nhìn Lâm Doãn Yên, không biết đang nghĩ gì. Doãn Yên nghiến răng nghiến lợi nói: “Chị có người trong lòng rồi!”
Sở Vọng nghiêng đầu, bình tĩnh nhìn chị mình, khẽ cười hỏi: “Người trong lòng chị hai là ai thế, sao em không biết vậy? Nếu chị không nói, mà bọn em cũng chưa ai thấy, vậy thì sẽ coi như chị đang lừa bọn em. Không có người này đúng không?”
Bình luận facebook