1.
Bùi Nghi Chi đến phủ tìm ta là lúc ta đang quét dọn trong sân.
Hắn đẩy cửa ra đi vào, giống như gió vàng sương ngọc thổi vào núi hoang.
Hắn liếc nhìn cây chổi trong tay ta, cau mày nói:
"Ta và Đoạn Hạc công chúa sẽ thành thân vào ngày mười lăm tháng sau."
Ta đứng thẳng người, bình tĩnh đáp:
"Vậy ta chúc ngươi cùng công chúa trăm năm hòa hợp."
Hắn lóe lên sự kinh ngạc, nhìn ta chằm chằm thật lâu mà không di chuyển.
Ta biết nếu là ta của đời trước, giờ phút này hẳn là phải ném cây chổi, nhào tới ôm hắn, khóc lóc cầu xin hắn đừng bỏ ta.
Nhưng đã trải qua một lần, sao lại có thể đâm đầu vào vết xe đổ.
Ta thấy hắn trầm mặt thật lâu, mới hỏi hắn:
"Thế nào? Chẳng lẽ còn muốn đòi ta quà mừng?"
Hắn không đáp trả, nhưng lông mày cau lại chặt hơn. Ta duỗi tay về phía cửa:
"Mời đi thong thả, không tiễn!"
Vào ngày đại hôn của bọn họ, đường xá mười dặm trở nên ồn ào. Ta đứng giữa đám đông, nhìn thấy hắn trong đám người, trên ngực cài bông hoa đỏ, vẻ mặt trông rất tự mãn.
Dù lòng ta sáng như gương, cũng không tránh khỏi nghiến răng nghiến lợi.
............
Hắn vốn là cô nhi được cha ta nhận về nuôi nấng với tư cách là phu quân tương lai của ta.
Khi ta mười ba tuổi, cha sinh bệnh nặng và về với nương ta.
Trước khi c.h.ế.t, ông nắm tay ta và hắn, căn dặn:
"Về sau nha đầu liền giao cho con, con phải đối đãi thật tốt với nó."
Lúc đó hắn đã lớn tiếng đáp lại:
"Bá phụ yên tâm, con chắc chắn sẽ chiếu cố Ninh nhi!"
Sau khi cha mất, ta cầm ngân lượng mà ông để lại lo cho hắn tiếp tục đọc sách.
Hai năm sau, hắn đỗ Trạng Nguyên, tại điện Kim Loan được hoàng đế phong làm Đệ nhất học sĩ Kim Luân.
Năm ấy, ta vừa vặn tuổi cập kê.
Trong thôn đều biết ta và hắn đã có hôn ước, kéo đến trước cửa sôi nổi chúc mừng.
"Ninh tiểu thư thật may mắn. Tương lai sẽ là trạng nguyên phu nhân."
Đáng tiếc, không bao lâu sau, truyền đến tin tức hắn không chỉ là Đệ nhất học sĩ mà còn sắp trở thành Phò mã của Đoạn Hạc công chúa.
Lúc biết chuyện, ta còn không tin, đi tìm hắn rất nhiều lần, nhưng đều bị hắn tìm cớ tránh mặt.
Khi ấy, ta nhìn phủ đệ mới toanh của hắn, cùng với lính canh hung hãn chặn cửa, mới nhận ra rằng thân phận hiện tại của ta và hắn đã khác nhau hoàn toàn.
Cuối cùng khi gặp được hắn, đã là lúc hắn bái đường cùng công chúa.
Ta chạy tới cửa náo loạn, muốn phá đại hôn của họ. Không ngờ công chúa trước mặt mọi người vén khăn voan đỏ, lạnh lùng liếc ta một cái:
"Dân nữ nơi nào lại chạy tới đây? Người đâu, lôi ra phạt đánh cho ta."
Lại không nghĩ, cứ như vậy mà bị đánh c.h.ế.t.
Từ đầu đến cuối, hắn chỉ đứng nhìn, bày ra vẻ mặt không quen biết ta.
Chỉ khi nằm trên đường lớn, máu thịt loang lổ, đau đến vô tri, ta mới nhận ra, hắn chưa từng nghĩ đến việc sẽ lấy ta.
Hắn chỉ xem ta như là đá kê chân để mở rộng con đường thăng quan tiến chức của mình.
Ta liền ôm hận mà c.h.ế.t.
Mở mắt ra lần nữa, ta trọng sinh về thời điểm hắn vừa mới đỗ trạng nguyên.
Lúc đó, trong thôn truyền tay nhau, ta sắp trở thành trạng nguyên phu nhân, cả đời hưởng phúc. Mà ta cũng đi tìm hắn rất nhiều lần, giống như đời trước, nhưng chưa lần nào gặp hắn.
Hôm nay, hắn thành thân, ta chỉ là trùng hợp đi ngang qua, lại tận mắt chứng kiến thời khắc huy hoàng trong đời hắn.
Dừng như cảm nhận được điều gì đó, hắn liếc nhìn qua, vừa lúc đối mặt với ta.
Mặt hắn lập tức đanh lại, sợ ta xông ra phá hỏng ngày lành của mình.
Ta cười chế nhạo một tiếng, không chút lưu tình xoay người bỏ đi...
2.
Về đến phủ, ta đặt đồ xuống, tiếp tục quét dọn trong sân.
Cha ta khi còn sống là một sĩ tử, nhiều lần tham gia thi cử nhưng không đậu, sau này ông không thi nữa mà mở một lớp dạy học trong thôn.
Khi đó, Bùi Nghi Chi từ nơi khác đến lánh nạn, đi tới thôn ta, hắn trốn ở bức tường bên ngoài sân đình.
Cha ta phát hiện ra hắn, hỏi han vài câu, mắt thấy hắn là một thiếu niên ham học, không dám chậm trễ, nhận hắn làm phu quân tương lai của ta.
Sau này, ta phát hiện hắn là một thiên tài hiếm có, vì vậy, ta càng chú ý đến hắn nhiều hơn.
Mỗi ngày đều thúc giục hắn đọc sách.
Lúc đầu hắn còn giúp ta quét dọn, nhóm lửa, chẻ củi, về sau cha ta không cho hắn làm nữa, chỉ kêu hắn phải chăm lo đèn sách.
Khi đó, hắn đã quỳ xuống trước mặt cha ta, lời nói hứa hẹn vẫn còn văng vẳng:
"Con, Bùi Nghi Chi, đời này, quyết không phụ lòng dạy dỗ của bá phụ!"
Thời điểm cha ta qua đời, hắn cũng đã đổ cử nhân, chỉ cách trạng nguyên một bước. Hơn nửa, hắn luôn ngoan ngoãn mà chiều ý ta, vì vậy cha ta rất hài lòng khi giao ta cho hắn.
Chỉ là không ngờ, Bùi Nghi Chi đã lừa gạt tất cả chúng ta.
Một sớm thi đậu, liền vong ân phụ nghĩa!
Cùng cầm thú có khác gì nhau?
Chỉ tiếc, thẳng đến khi ta c.h.ế.t, mới hoàn toàn thấy rõ điều này.
Hiện giờ, trời cao thương xót cho ta sống lại, ta sẽ không có ý định vương vấn gì với hắn nữa.
Ta muốn bắt đầu cuộc sống của chính mình!
Lần này, ta đi kinh thành mua một ít giấy, bút, mực, nghiên, dự định mở lại lớp học.
Ta đã suy nghĩ thật lâu, trên người chỉ biết viết chữ, đọc sách, vì vậy, dạy học giúp mọi người khai sáng là việc duy nhất mà hiện nay ta có thể làm.
Ta đã dán thông báo ngoài cửa: "Ba ngày sau, lớp học bắt đầu."
Ba ngày này, ta đem lớp học quét dọn sạch sẽ, mang bàn ghế, sách vở ra lau sạch, rồi đi phơi nắng, trong lòng tràn ngập vui mừng.
Ta, sắp bắt đầu cuộc sống của chính mình!
Không ngờ ba ngày sau, lớp học tan hoang.
"Nữ nhân, có thể dạy được cái gì, hơn nửa còn là một cô nương, đúng là không biết trời cao đất dày."
Đồ tể cách vách cầm dao đi ngang đã nói những lời này.
Mọi người trong thôn cũng bắt đầu chỉ chỏ.
"Ninh tiểu thư, cha cô là sĩ tử, còn cô thì không, cô có thể dạy cái gì cho nhị cẩu nhà ta?"
"Đúng vậy, nữ nhân nếu không tìm được chỗ tốt gả đi, thì cũng không nên làm thầy."
"Suỵt! Nhỏ giọng đi. Ngươi quên rằng cô ta là trạng nguyên phu nhân sao, thật đáng thương."
"Cô dạy cái gì mà dạy, mau đến giúp ta làm việc đi!"
"Tiểu tử nhà ta cho cô cũng không dám dạy."
Vì vậy, noi gương cha ta, ta đến ngôi chùa đổ nát bên ngoài thôn, nhặt một người ăn xin và mang về.
Ta đặc biệt chọn một nha đầu.
Nhị nha từ thôn khác đến đây xin ăn, người trong thôn lương thiên, lại gặp mùa màng bội thu nên thỉnh thoảng sẽ cho Nhị nha một ít đồ ăn thức uống, có khi là cơm dư canh cặn, có khi là xương thịt ăn thừa.
Tốt xấu gì, Nhị nha vẫn còn sống, vẫn luôn sinh hoạt ở ngôi chùa này.
Ta hỏi nó:
"Nhị nha, muội có nguyện ý theo ta về nhà không?"
Ta cười nói:
"Không chỉ có đồ ăn, thức uống, còn có giường to, ta còn dạy muội đọc sách?"
Nhị nha vui sướng mà nhảy cẩng lên:
"Tốt quá, muội đi cùng tỷ về nhà, về nhà."
Ta đem Nhị nha về nhà, cho nó tắm rửa sạch sẽ, mới phát hiện da nó tái nhợt, tóc xù, chắc do bị đói đã lâu.
Cha đặt cho ta cái tên Vương Nhất Ninh, là mong ta bình an vô sự, giữ vững tự trọng, hạnh phúc cả đời.
Vì vậy, ta cũng đặt tên cho Nhị nha, là Vương Thanh Ninh, hy vọng lòng nó như suối, tâm không thay đổi.
Thanh Ninh nhận được tên này vô cùng vui vẻ, cả ngày hưng phấn nhảy lên trong sân.
Khi ta chuẩn bị bữa tối, nó lấy ghế nhỏ lại ngồi cạnh bên. Ở trước miệng bếp, không ngừng nhắc tên, vô cùng thích thú.
3.
Sau khi thu xếp mọi thứ ổn thỏa, ta bắt đầu dạy Thanh Ninh đọc sách.
Lúc đầu, ta dạy muội ấy đọc và viết. Bắt đầu từ "một, hai, ba,..." đơn giản nhất. Trong một tháng, muội ấy đã học xong Tam Tự Kinh.
Thanh Ninh không có tài năng thiên bẩm, nhưng đã tiến bộ nhờ vào sự chăm chỉ.
Mỗi khi ta dạy muội ấy một chữ, muội ấy đều sẽ ngấm ngầm luyện viết nhiều lần. Muội ấy trân trọng giấy mực, nên thường bẻ cây viết lên mặt đất, đến khi mặt đất đầy rẫy vết chữ, lại dùng đôi chân dặm phẳng, rồi tiếp tục viết, ngày này qua ngày khác.
Ta cũng không ngăn cản muội ấy.
Bởi vì, ta thật sự căng thẳng!
Lúc trước, để hỗ trợ Bùi Nghi Chi đọc sách, đã gần như dùng hết ngân lượng mà cha để lại. Bút, mực, giấy, nghiên mua được lần trước là do ta cầm cố chiếc trâm bạc mà nương để lại.
Vốn muốn đặt cược một lần, kết quả căn bản không ai tin ta.
Khi đó, ta ở trong thành chép sách, đổi lấy vận dụng, lương thực, mà Bùi Nghi Chi lại chuyên tâm đọc sách, căn bản không biết thức ăn mà mình đang ăn được đổi lại bằng đôi bàn tay biến dạng vì chép sách của ta.
Bây giờ, nghĩ đến việc đó, ta tin, nhất định mình sẽ vượt qua.
Chép một quyển sách được hai quan tiền, còn tùy theo chữ ít chữ nhiều.
Ta thường sao chép hai, ba quyển một ngày, có khi thì được đến bốn, năm quyển.
Chỉ là không được mang sách về nhà, nếu không ta có thể chép thêm vài quyển.
Bằng cách này, ban ngày ta đi chép sách, tối đến mới dạy Thanh Ninh học.
Trước khi ra ngoài, ta sẽ chuẩn bị thức ăn trong một ngày, để lại một phần trên bếp, một phần thì ta mang theo.
Giặt giũ nấu nướng, Thanh Ninh cơ hồ là xem ta làm, rồi học theo, ta không cần dạy.
Hôm ấy ta về đến nhà, y phục đã được muội ấy giặt sạch, phơi ngay ngắn ngoài sân, tung bay trong gió.
Muội ấy đang gặm một quả dưa chuột, chống nạnh nhìn ta, cười đến không khép được miệng.
Lúc này, trong lòng ta bỗng nhiên chắc chắn: Thanh Ninh hoàn toàn khác so với Bùi Nghi Chi.
Con người có học nhưng không phân biệt được ngũ cốc, chân tay không chăm chỉ, cuối cùng thậm chí quên mất đạo lý làm người.
Vì vậy, ta dạy Thanh Ninh thực khác so với lúc cha dạy Bùi Nghi Chi.
Ta hy vọng muội ấy học làm người trước khi học chữ.
Buổi tối hôm đó, ta xin về sớm, lấy ra bánh bao nhân thịt mua trong thành, chia cho Thanh Ninh.
Muội ấy rất vui vì hiếm khi được ăn thịt.
Khi đã no, muội ấy hỏi ta: "Tỷ tỷ, sao muội phải học chữ?"
Lúc ấy, ta mới ý thức rằng nha đầu này không thích đọc sách, bởi vì theo ta về nhà, ta muốn nó đọc sách, nên nó mới đọc.
Ta có chút không hài lòng.
Ta lấy ra quyển Tam Tự Kinh nó đã học thuộc, chỉ vào một đoạn, bảo nó đọc lên.
Nó nghiêng người, dứt khoát đọc:
"Không học chính là không đúng, còn trẻ không học, lớn lên sẽ làm được gì."
Nó dừng lại và khẽ nhìn ta.
Ta nói:
"Tiếp tục."
Nó đọc tiếp:
"Ngọc không mài không sáng, người không học, không biết lễ nghi."
Ta nói:
"Thanh Ninh, muội nhớ kĩ, đọc sách không chỉ là vì học thức, biết lễ nghi, càng quan trọng là hiểu biết đạo lý, biết đúng biết sai, tránh làm xằng bậy. Một người cho dù có tài, nhưng thiếu đạo đức, không rõ thế nào là "nghĩa", cho dù đọc bao nhiêu sách, cũng chỉ vô ích."
Thanh Ninh trầm tư.
Về sau, nó liền yêu thích bốn câu nói này, không có việc gì thì liền ngâm nga.
Giọng nó trong trẻo như chim vàng anh, rõ và vang, dáng người nhỏ bé đứng trong sân đình, vừa cầm cây chổi quét dọn, vừa đọc vanh vách, tiếng đã vang xa mấy dặm.
Lúc đó, ta cảm thấy rằng, nó đã thật sự yêu thích đọc sách.
Nhưng không ngờ rằng, chỉ với giọng đọc trong trẻo của muội ấy, đã thành công mở lại lớp học...
Bình luận facebook