Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hoa Hồng Xứ Khác - Chương 15
Hai ngày sau, tôi và Bá lò dò đến nhà Gia Khanh. Lúc đó khoảng ba giờ chiều. Tôi nôn nao muốn đi sớm hơn, nhưng Bá cản. Nó bảo có tới sớm hơn cũng chẳng gặp được. Mấy "nàng" đang ngủ trưa, chẳng lẽ mình thò đầu vô mùng mình gọi. Tới trễ cũng không được. Tới trễ, các tiểu thư lại bận nấu cơm. Đúng ba giờ xuất hành là lý tưởng nhất. Bá quả quyết với tôi như vậy.
Thực ra, chỉ có Bá là đi đến nơi đến chốn. Tới cách nhà Gia Khanh khoảng năm mươi thước, tôi phải dừng lại, đứng nấp sau cột đèn, chờ Bá thi hành diệu kế.
Bá đúng là điếc không sợ súng. Trong bọn, nó là đứa duy nhất không yêu iếc lôi thôi nên nó chẳng biết e dè là gì. Một mình một ngựa, nó đi xăm xăm đến hang cọp và đưa tay gõ cốc cốc vào cửa hang một cách hùng dũng. Nó gõ cửa mà tôi muốn đứng tim, mặc dù tôi đứng xa lắc xa lơ.
Một lát sau, Gia Khanh thò đầu ra. Gia Khanh thò đầu ra, tôi phải hấp tấp thụt đầu vào. Tôi hớ hênh nhô đầu ra ngoài cột đèn, nó bắt gặp thì khốn. Thấy tôi rình rập, dám nó tưởng tôi với Bá đang âm mưu đột nhập vào nhà nó để ăn trộm.
Thu mình sau cột đèn, tôi chỉ nhìn thấy loáng thoáng. Tôi thấy Gia Khanh biến mất. Sau đó, nhỏ Hồng đi ra. Lúc này, trống ngực tôi đập thình thịch. Khi nãy, sự xuất hiện của "người yêu mới" khiến tôi rung động bao nhiêu thì bây giờ, sự xuất hiện của "người yêu cũ" khiến tôi run rẩy bấy nhiêu. Tôi vừa cố ép người thật sát vào cái trụ xi-măng hâm hấp nắng chiều, vừa căng mắt hồi hộp theo dõi động tĩnh chỗ... cửa hang. Và tôi phải cố nén một tiếng kêu mừng rỡ khi thấy thằng Bá đang khoan thai xỏ mũi "con cọp" và dắt nó ra khỏi cửa hang. Tôi phục Bá quá xá. Chẳng hiểu nó ba hoa chích chòe những gì mà nhỏ Hồng chịu lẽo đẽo đi theo nó, không hề ngờ vực một tí ti.
Tôi nín thở chờ cho thằng Bá dẫn nhỏ Hồng đi xa thật xa, mới lật đật rời khỏi chỗ nấp và tiến về phía trước. Đến trước nhà nhỏ Hồng, tôi phải đứng yên vài phút để tự trấn tĩnh rồi mới rụt rè đưa tay lên gõ cửa. Và trong khi chờ đợi Gia Khanh bước ra "tiếp đón", tôi loay hoay sắp xếp sẵn một số câu đối đáp trong đầu. Khi nhìn thấy tôi, hẳn Gia Khanh sẽ ngạc nhiên hỏi "Khoa đi đâu đây?". Lúc ấy, tôi sẽ đáp như thế nào nhỉ? Tôi sẽ nói "Khoa đi chơi" hay là "Khoa đến thăm Gia Khanh"? Không, cả hai câu đều không ổn! Chúng có vẻ đường đột! Tốt nhất, tôi nên nói trước. Như vậy, tôi sẽ chủ động hơn. Binh pháp có câu "tiên hạ thủ vi cường". Khi cánh cửa vừa cọt kẹt hé mở, tôi sẽ nói ngay "Khoa đem cái này đến tặng cho Gia Khanh nè!". Vừa nói tôi vừa chìa bức tranh ra. Hẳn Gia Khanh sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi nhìn thấy chân dung của mình.
Tôi chưa kịp nghĩ ngợi thêm thì ngay lúc đó, cánh cửa kêu lên cọt kẹt và từ từ hé mở. Từ "lý thuyết", tôi chuyển sang "thực hành" ngay. Tôi chìa bức tranh về phía trước, miệng đon đả:
- Khoa đem cái này đến tặng cho... bác!
Đang nói năng hăm hở nửa chừng, tôi bỗng kinh hoàng nhận ra người đang đứng trước mặt tôi và nhìn tôi bằng ánh mắt tò mò không phải là Gia Khanh. Trong một sớm một chiều, Gia Khanh không thể già nhanh như thế. Người đàn bà vừa ra mở cửa có lẽ là mẹ nhỏ Hồng. Vì vậy, đang nói nửa câu, tôi liền hoảng hốt chuyển "tông". Tôi thốt lên tiếng "bác" một cách lúng túng và ngượng nghịu.
Mẹ nhỏ Hồng trố mắt:
- Cháu là ai? Cháu tặng gì cho bác vậy?
- Dạ, không... không ạ...
Tôi ấp úng đáp và vội vã rút tay về. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của người đàn bà, tôi bối rối đưa tay lau mồ hôi trán và nói lí nhí trong miệng:
- Cháu đến tìm... Gia Khanh.
- €!
Mẹ nhỏ Hồng bắt đầu hiểu ra. Bà tươi ngay nét mặt và vui vẻ mời tôi vào nhà:
- Gia Khanh có nhà đấy! Cháu vào chơi, để bác gọi nó!
Tôi thở phào và bước chân qua ngạch cửa. Ngay sau cửa là một bức bình phong vẽ hình hai con hạc, vừa dùng để chắn gió vừa để chắn những ánh mắt láo liên vụng trộm của những người như... tôi. Chiếc bàn kê cạnh bức bình phong. Tôi ngồi ở đó, chờ mẹ nhỏ Hồng vào gọi Gia Khanh.
Chẳng hiểu Gia Khanh đang làm gì ở trong nhà mà một lát sau mẹ nhỏ Hồng quay trở ra, nói:
- Cháu đợi Gia Khanh một chút xíu!
Rồi dường như thấy bỏ tôi ngồi một mình tội nghiệp, bà nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh, niềm nở hỏi chuyện.
Trong khi đó, thấy Gia Khanh nấn ná chưa chịu ra, bụng tôi cứ lo ngay ngáy. Tôi sợ nhỏ Hồng quay về nhà thình lình. Thằng Bá có tài ba cách mấy cũng chỉ "dụ cọp lìa rừng" một khoảng thời gian nào đó thôi, chứ chẳng lẽ nó khiến được cọp bỏ rừng đi biệt! Nhưng lo thì lo, tôi cũng không thể rút lui nửa chừng. Tôi phải đợi Gia Khanh ra để trao bức "chân dung tình yêu" cho nó.
Vì nỗi phập phồng đó, tôi trả lời những câu hỏi của mẹ nhỏ Hồng cứ ngắc nga ngắc ngứ, chả ra làm sao. Chỉ đến khi đề tài cuộc trò chuyện chuyển dần lên cao, liên quan đến gốc gác tổ tông của tôi, thì không khí đối thoại giữa tôi và mẹ nhỏ Hồng mới bắt đầu rôm rả.
Bà hỏi tôi:
- Cháu người ở đâu?
- Dạ cháu người Thăng Bình.
Mắt bà long lanh:
- Bác cũng là người Thăng Bình. Cháu ở Bình nào?
- Dạ, cháu ở Bình Tú.
Bà càng chưng hửng:
- Ủa, bác cũng người Bình Tú. Cháu ở Tú nào?
Sự phát hiện bất ngờ đó không chỉ khiến mẹ nhỏ Hồng ngạc nhiên. Ngay cả tôi cũng sững sờ. Hóa ra bà cùng quê với tôi. Linh tính báo cho tôi biết đó là một món quà vô giá mà thượng đế cố tình nhét vào túi áo tôi. Tôi hồi hộp đáp:
- Cháu ở Tú Phương.
Tới đây thì mẹ nhỏ Hồng chẳng thèm ở chung với tôi nữa. Bà chép miệng:
- Bác ở Tú Trà.
Nhưng bà nói thêm:
- Ở Tú Phương, bác quen biết cũng nhiều. Cháu là con ai ở đó?
Tôi lễ phép:
- Dạ, cháu là cháu ngoại ông Thất Kim.
Tôi không nói tên ba mẹ, mà cố tình kể tên ông tôi. Bởi ông tôi là thầy thuốc, ông chữa bệnh cho bao nhiêu người, ở Bình Tú ai cũng biết ông. Quả đúng như tôi nghĩ, vừa nghe tới tên ông tôi, mẹ nhỏ Hồng sửng sốt kêu lên:
- Ủa, hóa ra cháu là cháu ngoại thầy Thất? Vậy cháu là con cô Thạnh hay con cô Ngọc?
Thạnh là tên mẹ tôi. Còn Ngọc là tên dì tôi. Mẹ nhỏ Hồng hỏi vậy chứng tỏ bà biết khá rõ gia đình tôi. Tôi liếm môi:
- Dạ, mẹ cháu tên Thạnh.
Bà lại hỏi:
- Cháu thứ mấy?
- Dạ, cháu là con cả.
Tôi vừa nói xong, bà chồm tới đặt tay lên vai tôi, vẻ mừng rỡ như gặp lại cố nhân:
- Vậy cháu là thằng Khoa đây mà!
Rồi như sợ mình lầm, bà gặng hỏi:
- Tên cháu là Khoa phải không?
Tôi há hốc mồm:
- Ủa, sao bác biết tên cháu?
Mẹ nhỏ Hồng mỉm cười. Bà từ tốn nhắc lại chuyện xưa:
- Hồi trước, bác ở nhà ông ngoại cháu ba tháng. Hồi đó, con Hồng của bác bị bệnh thương hàn. Đưa đi bệnh viện nào, các bác sĩ cũng lắc đầu. Ai cũng bảo nó khó bề qua khỏi. Cuối cùng, bác đưa nó đến nhà ông ngoại cháu. Hai mẹ con bác ở đó suốt mấy tháng trời để điều trị.
Trong khi tôi nghệt mặt ra trước câu chuyện cổ tích lạ lùng của mẹ nhỏ Hồng thì bà xúc động nói tiếp:
- Ông cháu là một thầy thuốc bậc nhất, lại giàu lòng thương người, ai cũng quý. Con Hồng hồi đó lâm vào cảnh thập tử nhất sinh, gần đất xa trời rồi, may nhờ ông cháu tận tình cứu chữa, nó mới thoát chết. Cái ơn cứu tử của ông cháu, suốt đời bác không quên.
Rồi bà nhìn tôi, cười cười:
- Hồi mẹ con bác ở nhà ông ngoại cháu, cháu qua chơi hoài. Nhưng lúc đó cháu còn nhỏ, mới bảy, tám tuổi nên chắc cháu không nhớ.
Nghe mẹ nhỏ Hồng thuật chuyện xưa tích cũ, tự dưng tôi áy náy quá chừng. Tôi cố hồi tưởng lại hình ảnh trong ký ức, nhưng tôi chẳng mảy may nhớ được điều gì. Hồi đó tôi còn nhỏ xíu, suốt ngày mê chơi, đâu có để ý đến ai. Hơn nữa, những người đến nhờ ông tôi chữa bệnh có hàng khối, làm sao tôi nhớ hết.
Tôi nhìn mẹ nhỏ Hồng, ấp úng với vẻ biết lỗi:
- Dạ, lâu quá nên cháu quên.
Bà gật gù:
- Cháu quên. Con Hồng của bác cũng quên. Nhưng bác thì nhớ. Hồi đó, đang mùa mưa, ngày nào con Hồng cũng với cháu lấy giấy xếp thuyền cho nó. Rồi hai đứa đem thả lềnh bềnh đằng trước hiên. Cháu ngồi chồm hổm dưới đất. Con Hồng ngồi xếp bằng trên giường. Trôi một lát, chiếc thuyền ngấm nước, chìm nghỉm. Con Hồng khóc om sòm.
Chuyện mẹ nhỏ Hồng kể khiến tôi ngẩn ngơ. Hóa ra tôi đã đánh bạn với con Hồng "chà-và" từ nhỏ, chứ không phải đợi đến lúc "thương chơi" tôi mới "nghĩ về" nó. Và theo như lời mẹ nó kể thì ngay từ hồi đó, nhỏ Hồng cũng đã làm tình làm tội tôi tơi bời. Nó "sai" tôi xé giấy (hẳn là xé trong tập đi học) để xếp thuyền thả cho nó coi chơi. Khi tôi thả thuyền, nó lại tót lên giường nó ngồi như bà hoàng. Trong khi đó, nó bắt tôi ngồi dưới đất như một đứa ở. Nhưng mọi chuyện có lẽ không chỉ có thế. Chắc nó còn hành hạ tôi bao nhiêu thứ nhưng mẹ nó không nhớ hết đó thôi.
Mải nghĩ ngợi lan man, tôi quên béng mục đích của việc tôi đến đây. Đến khi Gia Khanh xuất hiện và hỏi:
- Khoa đến chơi hả?
Tôi mới giật bắn người và sực nhớ ra tình cảnh hiện tại của mình. Không thực hiện được phương châm tấn công như đã đề ra, tôi rơi tõm vào thế hạ phong và ấp a ấp úng như một thằng ngọng:
- €... à...
Trong khi tôi cứ "à, à" và chưa biết làm sao thoát ra khỏi sự bối rối cứ mỗi lúc một tăng, mẹ nhỏ Hồng đã kịp thời can thiệp. Có lẽ vẻ khổ sở tội nghiệp của tôi khiến bà động lòng. Bà nói với Gia Khanh:
- Khoa cùng quê với bác đó cháu! Nếu không có ông ngoại của Khoa thì con Hồng của bác đâu có sống đến ngày nay!
Cũng như tôi, Gia Khanh vô cùng ngạc nhiên trước sự tiết lộ bất ngờ đó. Chỉ sau khi nghe mẹ nhỏ Hồng thuật sơ qua "sự tích thương hàn", Gia Khanh mới thôi sửng sốt. Nó nhìn tôi, chớp chớp mắt:
- Ông ngoại của Khoa giỏi ghê hén?
Tôi hứng chí, bộp chộp:
- Ừ, ông Khoa chữa bệnh hay lắm! Chừng nào Gia Khanh bị...
Suýt một chút nữa tôi đã nói "Gia Khanh bị thương hàn". May thay tôi ngừng lại kịp. Nếu tôi lỡ miệng nói ra, hẳn Gia Khanh sẽ rủa tôi đến chết vì cái tội "trù ẻo". Nhưng Gia Khanh vẫn không chịu buông tha tôi. Nó hỏi:
- Gia Khanh bị sao?
Túng thế, tôi đành phải bịa:
- Ý Khoa muốn nói là chừng nào Gia Khanh bị... ho gà, Khoa sẽ nói ông Khoa chữa giùm cho!
Gia Khanh cười khúc khích:
- Khoa chỉ đùa! Lớn rồi, ai lại bị ho gà! Chỉ trẻ em mới mắc bệnh đó thôi!
Biết mình hớ, tôi không dám chống chế. Mà chỉ nhe răng cười khì, ra vẻ ta đây thích đùa lắm.
Mẹ nhỏ Hồng là một người đàn bà tốt bụng và vô cùng ý tứ. Thấy tôi và Gia Khanh bắt đầu cười nói "thân mật" với nhau, bà liền đứng dậy "cáo từ":
- Thôi, hai cháu ngồi nói chuyện nghen! Bác phải đi làm công chuyện đây!
Bà đi làm công chuyện của bà thì tôi cũng "làm công chuyện" của tôi. Đợi bà đi khuất vào nhà trong, tôi rụt rè đưa bức tranh đang cuộn tròn trên bàn cho Gia Khanh và sau khi nuốt nước bọt hai, ba cái, tôi thu hết can đảm thỏ thẻ:
- Khoa tặng Gia Khanh cái này nè!
Gia Khanh có vẻ bất ngờ trước sự liều lĩnh của tôi. Nó nhìn tờ croquis cuộn tròn như nhìn một con quái vật và hỏi, giọng cảnh giác:
- Cái gì vậy?
- Thì Gia Khanh cứ mở ra coi đi!
Tôi nói và lấy làm ngạc nhiên về thái độ hùng dũng đột xuất của mình. Thường ngày, tôi đâu có bạo gan như vậy. Bạn bè ai cũng bảo tôi là đứa chết nhát. Không hiểu sao bữa nay tôi bỗng nhiên oai phong lẫm liệt quá chừng. Có lẽ nhờ sự kiện "nhận bà con" của mẹ nhỏ Hồng. Điều đó giúp tôi tự tin hơn và trong thâm tâm, tôi có cảm giác tôi như một người thân trong gia đình.
Khi con người ta trở nên tự tin, người ta đâm ra có "uy" dễ sợ. Tôi cũng vậy. Gia Khanh tuân lệnh tôi răm rắp. Tôi vừa mới "phán" một câu, nó liền cầm lên cuộn giấy và tò mò mở ra. Tôi hồi hộp theo dõi từng động tác của nó và trong khi trố mắt nhìn, tôi nghe rất rõ tiếng dậm chân thình thịch theo điệu chachacha của trái tim trong lồng ngực tôi.
Nhưng như ông bà thường nói, họa phúc bất lường. Trong khi tôi đinh ninh Gia Khanh sẽ kêu lên thích thú và không ngớt trầm trồ khi nhìn thấy tặng phẩm tuyệt vời của tôi, và biết đâu vì quá xúc động, nó sẽ ôm chầm lấy tôi hôn lấy hôn để, thì lạ lùng làm sao, điều kỳ diệu đó chẳng có vẻ gì muốn xảy ra.
Gia Khanh nhìn chăm chăm vào tấm croquis đang trải rộng trên tay, mặt mày tự nhiên xám ngoét, miệng không thèm khen tôi lấy nửa lời.
Sự biến đổi kỳ lạ trên gương mặt của Gia Khanh khiến tôi chột dạ. Chẳng lẽ tặng phẩm của tôi khiến nó xúc động đến mức sắp xỉu thật sao? Tôi liền nghiêng đầu liếc vào bức tranh. Trong một thoáng, tôi bỗng nghe lạnh toát sống lưng và phải cố lắm tôi mới ngăn được một tiếng la thất thanh trồi lên ngang cổ họng. Đến lúc đó, tôi mới hiểu rằng nếu có ai đó ngất xỉu trong lúc này, thì người đó là tôi chứ không phải là Gia Khanh.
Bởi vì không biết tự lúc nào, bức "chân dung tình yêu" của tôi đã bị đứa khốn kiếp nào đó vẽ thêm hai sợi ria mép rậm rì và một chòm râu dê nhọn hoắt.
Thực ra, chỉ có Bá là đi đến nơi đến chốn. Tới cách nhà Gia Khanh khoảng năm mươi thước, tôi phải dừng lại, đứng nấp sau cột đèn, chờ Bá thi hành diệu kế.
Bá đúng là điếc không sợ súng. Trong bọn, nó là đứa duy nhất không yêu iếc lôi thôi nên nó chẳng biết e dè là gì. Một mình một ngựa, nó đi xăm xăm đến hang cọp và đưa tay gõ cốc cốc vào cửa hang một cách hùng dũng. Nó gõ cửa mà tôi muốn đứng tim, mặc dù tôi đứng xa lắc xa lơ.
Một lát sau, Gia Khanh thò đầu ra. Gia Khanh thò đầu ra, tôi phải hấp tấp thụt đầu vào. Tôi hớ hênh nhô đầu ra ngoài cột đèn, nó bắt gặp thì khốn. Thấy tôi rình rập, dám nó tưởng tôi với Bá đang âm mưu đột nhập vào nhà nó để ăn trộm.
Thu mình sau cột đèn, tôi chỉ nhìn thấy loáng thoáng. Tôi thấy Gia Khanh biến mất. Sau đó, nhỏ Hồng đi ra. Lúc này, trống ngực tôi đập thình thịch. Khi nãy, sự xuất hiện của "người yêu mới" khiến tôi rung động bao nhiêu thì bây giờ, sự xuất hiện của "người yêu cũ" khiến tôi run rẩy bấy nhiêu. Tôi vừa cố ép người thật sát vào cái trụ xi-măng hâm hấp nắng chiều, vừa căng mắt hồi hộp theo dõi động tĩnh chỗ... cửa hang. Và tôi phải cố nén một tiếng kêu mừng rỡ khi thấy thằng Bá đang khoan thai xỏ mũi "con cọp" và dắt nó ra khỏi cửa hang. Tôi phục Bá quá xá. Chẳng hiểu nó ba hoa chích chòe những gì mà nhỏ Hồng chịu lẽo đẽo đi theo nó, không hề ngờ vực một tí ti.
Tôi nín thở chờ cho thằng Bá dẫn nhỏ Hồng đi xa thật xa, mới lật đật rời khỏi chỗ nấp và tiến về phía trước. Đến trước nhà nhỏ Hồng, tôi phải đứng yên vài phút để tự trấn tĩnh rồi mới rụt rè đưa tay lên gõ cửa. Và trong khi chờ đợi Gia Khanh bước ra "tiếp đón", tôi loay hoay sắp xếp sẵn một số câu đối đáp trong đầu. Khi nhìn thấy tôi, hẳn Gia Khanh sẽ ngạc nhiên hỏi "Khoa đi đâu đây?". Lúc ấy, tôi sẽ đáp như thế nào nhỉ? Tôi sẽ nói "Khoa đi chơi" hay là "Khoa đến thăm Gia Khanh"? Không, cả hai câu đều không ổn! Chúng có vẻ đường đột! Tốt nhất, tôi nên nói trước. Như vậy, tôi sẽ chủ động hơn. Binh pháp có câu "tiên hạ thủ vi cường". Khi cánh cửa vừa cọt kẹt hé mở, tôi sẽ nói ngay "Khoa đem cái này đến tặng cho Gia Khanh nè!". Vừa nói tôi vừa chìa bức tranh ra. Hẳn Gia Khanh sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi nhìn thấy chân dung của mình.
Tôi chưa kịp nghĩ ngợi thêm thì ngay lúc đó, cánh cửa kêu lên cọt kẹt và từ từ hé mở. Từ "lý thuyết", tôi chuyển sang "thực hành" ngay. Tôi chìa bức tranh về phía trước, miệng đon đả:
- Khoa đem cái này đến tặng cho... bác!
Đang nói năng hăm hở nửa chừng, tôi bỗng kinh hoàng nhận ra người đang đứng trước mặt tôi và nhìn tôi bằng ánh mắt tò mò không phải là Gia Khanh. Trong một sớm một chiều, Gia Khanh không thể già nhanh như thế. Người đàn bà vừa ra mở cửa có lẽ là mẹ nhỏ Hồng. Vì vậy, đang nói nửa câu, tôi liền hoảng hốt chuyển "tông". Tôi thốt lên tiếng "bác" một cách lúng túng và ngượng nghịu.
Mẹ nhỏ Hồng trố mắt:
- Cháu là ai? Cháu tặng gì cho bác vậy?
- Dạ, không... không ạ...
Tôi ấp úng đáp và vội vã rút tay về. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của người đàn bà, tôi bối rối đưa tay lau mồ hôi trán và nói lí nhí trong miệng:
- Cháu đến tìm... Gia Khanh.
- €!
Mẹ nhỏ Hồng bắt đầu hiểu ra. Bà tươi ngay nét mặt và vui vẻ mời tôi vào nhà:
- Gia Khanh có nhà đấy! Cháu vào chơi, để bác gọi nó!
Tôi thở phào và bước chân qua ngạch cửa. Ngay sau cửa là một bức bình phong vẽ hình hai con hạc, vừa dùng để chắn gió vừa để chắn những ánh mắt láo liên vụng trộm của những người như... tôi. Chiếc bàn kê cạnh bức bình phong. Tôi ngồi ở đó, chờ mẹ nhỏ Hồng vào gọi Gia Khanh.
Chẳng hiểu Gia Khanh đang làm gì ở trong nhà mà một lát sau mẹ nhỏ Hồng quay trở ra, nói:
- Cháu đợi Gia Khanh một chút xíu!
Rồi dường như thấy bỏ tôi ngồi một mình tội nghiệp, bà nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh, niềm nở hỏi chuyện.
Trong khi đó, thấy Gia Khanh nấn ná chưa chịu ra, bụng tôi cứ lo ngay ngáy. Tôi sợ nhỏ Hồng quay về nhà thình lình. Thằng Bá có tài ba cách mấy cũng chỉ "dụ cọp lìa rừng" một khoảng thời gian nào đó thôi, chứ chẳng lẽ nó khiến được cọp bỏ rừng đi biệt! Nhưng lo thì lo, tôi cũng không thể rút lui nửa chừng. Tôi phải đợi Gia Khanh ra để trao bức "chân dung tình yêu" cho nó.
Vì nỗi phập phồng đó, tôi trả lời những câu hỏi của mẹ nhỏ Hồng cứ ngắc nga ngắc ngứ, chả ra làm sao. Chỉ đến khi đề tài cuộc trò chuyện chuyển dần lên cao, liên quan đến gốc gác tổ tông của tôi, thì không khí đối thoại giữa tôi và mẹ nhỏ Hồng mới bắt đầu rôm rả.
Bà hỏi tôi:
- Cháu người ở đâu?
- Dạ cháu người Thăng Bình.
Mắt bà long lanh:
- Bác cũng là người Thăng Bình. Cháu ở Bình nào?
- Dạ, cháu ở Bình Tú.
Bà càng chưng hửng:
- Ủa, bác cũng người Bình Tú. Cháu ở Tú nào?
Sự phát hiện bất ngờ đó không chỉ khiến mẹ nhỏ Hồng ngạc nhiên. Ngay cả tôi cũng sững sờ. Hóa ra bà cùng quê với tôi. Linh tính báo cho tôi biết đó là một món quà vô giá mà thượng đế cố tình nhét vào túi áo tôi. Tôi hồi hộp đáp:
- Cháu ở Tú Phương.
Tới đây thì mẹ nhỏ Hồng chẳng thèm ở chung với tôi nữa. Bà chép miệng:
- Bác ở Tú Trà.
Nhưng bà nói thêm:
- Ở Tú Phương, bác quen biết cũng nhiều. Cháu là con ai ở đó?
Tôi lễ phép:
- Dạ, cháu là cháu ngoại ông Thất Kim.
Tôi không nói tên ba mẹ, mà cố tình kể tên ông tôi. Bởi ông tôi là thầy thuốc, ông chữa bệnh cho bao nhiêu người, ở Bình Tú ai cũng biết ông. Quả đúng như tôi nghĩ, vừa nghe tới tên ông tôi, mẹ nhỏ Hồng sửng sốt kêu lên:
- Ủa, hóa ra cháu là cháu ngoại thầy Thất? Vậy cháu là con cô Thạnh hay con cô Ngọc?
Thạnh là tên mẹ tôi. Còn Ngọc là tên dì tôi. Mẹ nhỏ Hồng hỏi vậy chứng tỏ bà biết khá rõ gia đình tôi. Tôi liếm môi:
- Dạ, mẹ cháu tên Thạnh.
Bà lại hỏi:
- Cháu thứ mấy?
- Dạ, cháu là con cả.
Tôi vừa nói xong, bà chồm tới đặt tay lên vai tôi, vẻ mừng rỡ như gặp lại cố nhân:
- Vậy cháu là thằng Khoa đây mà!
Rồi như sợ mình lầm, bà gặng hỏi:
- Tên cháu là Khoa phải không?
Tôi há hốc mồm:
- Ủa, sao bác biết tên cháu?
Mẹ nhỏ Hồng mỉm cười. Bà từ tốn nhắc lại chuyện xưa:
- Hồi trước, bác ở nhà ông ngoại cháu ba tháng. Hồi đó, con Hồng của bác bị bệnh thương hàn. Đưa đi bệnh viện nào, các bác sĩ cũng lắc đầu. Ai cũng bảo nó khó bề qua khỏi. Cuối cùng, bác đưa nó đến nhà ông ngoại cháu. Hai mẹ con bác ở đó suốt mấy tháng trời để điều trị.
Trong khi tôi nghệt mặt ra trước câu chuyện cổ tích lạ lùng của mẹ nhỏ Hồng thì bà xúc động nói tiếp:
- Ông cháu là một thầy thuốc bậc nhất, lại giàu lòng thương người, ai cũng quý. Con Hồng hồi đó lâm vào cảnh thập tử nhất sinh, gần đất xa trời rồi, may nhờ ông cháu tận tình cứu chữa, nó mới thoát chết. Cái ơn cứu tử của ông cháu, suốt đời bác không quên.
Rồi bà nhìn tôi, cười cười:
- Hồi mẹ con bác ở nhà ông ngoại cháu, cháu qua chơi hoài. Nhưng lúc đó cháu còn nhỏ, mới bảy, tám tuổi nên chắc cháu không nhớ.
Nghe mẹ nhỏ Hồng thuật chuyện xưa tích cũ, tự dưng tôi áy náy quá chừng. Tôi cố hồi tưởng lại hình ảnh trong ký ức, nhưng tôi chẳng mảy may nhớ được điều gì. Hồi đó tôi còn nhỏ xíu, suốt ngày mê chơi, đâu có để ý đến ai. Hơn nữa, những người đến nhờ ông tôi chữa bệnh có hàng khối, làm sao tôi nhớ hết.
Tôi nhìn mẹ nhỏ Hồng, ấp úng với vẻ biết lỗi:
- Dạ, lâu quá nên cháu quên.
Bà gật gù:
- Cháu quên. Con Hồng của bác cũng quên. Nhưng bác thì nhớ. Hồi đó, đang mùa mưa, ngày nào con Hồng cũng với cháu lấy giấy xếp thuyền cho nó. Rồi hai đứa đem thả lềnh bềnh đằng trước hiên. Cháu ngồi chồm hổm dưới đất. Con Hồng ngồi xếp bằng trên giường. Trôi một lát, chiếc thuyền ngấm nước, chìm nghỉm. Con Hồng khóc om sòm.
Chuyện mẹ nhỏ Hồng kể khiến tôi ngẩn ngơ. Hóa ra tôi đã đánh bạn với con Hồng "chà-và" từ nhỏ, chứ không phải đợi đến lúc "thương chơi" tôi mới "nghĩ về" nó. Và theo như lời mẹ nó kể thì ngay từ hồi đó, nhỏ Hồng cũng đã làm tình làm tội tôi tơi bời. Nó "sai" tôi xé giấy (hẳn là xé trong tập đi học) để xếp thuyền thả cho nó coi chơi. Khi tôi thả thuyền, nó lại tót lên giường nó ngồi như bà hoàng. Trong khi đó, nó bắt tôi ngồi dưới đất như một đứa ở. Nhưng mọi chuyện có lẽ không chỉ có thế. Chắc nó còn hành hạ tôi bao nhiêu thứ nhưng mẹ nó không nhớ hết đó thôi.
Mải nghĩ ngợi lan man, tôi quên béng mục đích của việc tôi đến đây. Đến khi Gia Khanh xuất hiện và hỏi:
- Khoa đến chơi hả?
Tôi mới giật bắn người và sực nhớ ra tình cảnh hiện tại của mình. Không thực hiện được phương châm tấn công như đã đề ra, tôi rơi tõm vào thế hạ phong và ấp a ấp úng như một thằng ngọng:
- €... à...
Trong khi tôi cứ "à, à" và chưa biết làm sao thoát ra khỏi sự bối rối cứ mỗi lúc một tăng, mẹ nhỏ Hồng đã kịp thời can thiệp. Có lẽ vẻ khổ sở tội nghiệp của tôi khiến bà động lòng. Bà nói với Gia Khanh:
- Khoa cùng quê với bác đó cháu! Nếu không có ông ngoại của Khoa thì con Hồng của bác đâu có sống đến ngày nay!
Cũng như tôi, Gia Khanh vô cùng ngạc nhiên trước sự tiết lộ bất ngờ đó. Chỉ sau khi nghe mẹ nhỏ Hồng thuật sơ qua "sự tích thương hàn", Gia Khanh mới thôi sửng sốt. Nó nhìn tôi, chớp chớp mắt:
- Ông ngoại của Khoa giỏi ghê hén?
Tôi hứng chí, bộp chộp:
- Ừ, ông Khoa chữa bệnh hay lắm! Chừng nào Gia Khanh bị...
Suýt một chút nữa tôi đã nói "Gia Khanh bị thương hàn". May thay tôi ngừng lại kịp. Nếu tôi lỡ miệng nói ra, hẳn Gia Khanh sẽ rủa tôi đến chết vì cái tội "trù ẻo". Nhưng Gia Khanh vẫn không chịu buông tha tôi. Nó hỏi:
- Gia Khanh bị sao?
Túng thế, tôi đành phải bịa:
- Ý Khoa muốn nói là chừng nào Gia Khanh bị... ho gà, Khoa sẽ nói ông Khoa chữa giùm cho!
Gia Khanh cười khúc khích:
- Khoa chỉ đùa! Lớn rồi, ai lại bị ho gà! Chỉ trẻ em mới mắc bệnh đó thôi!
Biết mình hớ, tôi không dám chống chế. Mà chỉ nhe răng cười khì, ra vẻ ta đây thích đùa lắm.
Mẹ nhỏ Hồng là một người đàn bà tốt bụng và vô cùng ý tứ. Thấy tôi và Gia Khanh bắt đầu cười nói "thân mật" với nhau, bà liền đứng dậy "cáo từ":
- Thôi, hai cháu ngồi nói chuyện nghen! Bác phải đi làm công chuyện đây!
Bà đi làm công chuyện của bà thì tôi cũng "làm công chuyện" của tôi. Đợi bà đi khuất vào nhà trong, tôi rụt rè đưa bức tranh đang cuộn tròn trên bàn cho Gia Khanh và sau khi nuốt nước bọt hai, ba cái, tôi thu hết can đảm thỏ thẻ:
- Khoa tặng Gia Khanh cái này nè!
Gia Khanh có vẻ bất ngờ trước sự liều lĩnh của tôi. Nó nhìn tờ croquis cuộn tròn như nhìn một con quái vật và hỏi, giọng cảnh giác:
- Cái gì vậy?
- Thì Gia Khanh cứ mở ra coi đi!
Tôi nói và lấy làm ngạc nhiên về thái độ hùng dũng đột xuất của mình. Thường ngày, tôi đâu có bạo gan như vậy. Bạn bè ai cũng bảo tôi là đứa chết nhát. Không hiểu sao bữa nay tôi bỗng nhiên oai phong lẫm liệt quá chừng. Có lẽ nhờ sự kiện "nhận bà con" của mẹ nhỏ Hồng. Điều đó giúp tôi tự tin hơn và trong thâm tâm, tôi có cảm giác tôi như một người thân trong gia đình.
Khi con người ta trở nên tự tin, người ta đâm ra có "uy" dễ sợ. Tôi cũng vậy. Gia Khanh tuân lệnh tôi răm rắp. Tôi vừa mới "phán" một câu, nó liền cầm lên cuộn giấy và tò mò mở ra. Tôi hồi hộp theo dõi từng động tác của nó và trong khi trố mắt nhìn, tôi nghe rất rõ tiếng dậm chân thình thịch theo điệu chachacha của trái tim trong lồng ngực tôi.
Nhưng như ông bà thường nói, họa phúc bất lường. Trong khi tôi đinh ninh Gia Khanh sẽ kêu lên thích thú và không ngớt trầm trồ khi nhìn thấy tặng phẩm tuyệt vời của tôi, và biết đâu vì quá xúc động, nó sẽ ôm chầm lấy tôi hôn lấy hôn để, thì lạ lùng làm sao, điều kỳ diệu đó chẳng có vẻ gì muốn xảy ra.
Gia Khanh nhìn chăm chăm vào tấm croquis đang trải rộng trên tay, mặt mày tự nhiên xám ngoét, miệng không thèm khen tôi lấy nửa lời.
Sự biến đổi kỳ lạ trên gương mặt của Gia Khanh khiến tôi chột dạ. Chẳng lẽ tặng phẩm của tôi khiến nó xúc động đến mức sắp xỉu thật sao? Tôi liền nghiêng đầu liếc vào bức tranh. Trong một thoáng, tôi bỗng nghe lạnh toát sống lưng và phải cố lắm tôi mới ngăn được một tiếng la thất thanh trồi lên ngang cổ họng. Đến lúc đó, tôi mới hiểu rằng nếu có ai đó ngất xỉu trong lúc này, thì người đó là tôi chứ không phải là Gia Khanh.
Bởi vì không biết tự lúc nào, bức "chân dung tình yêu" của tôi đã bị đứa khốn kiếp nào đó vẽ thêm hai sợi ria mép rậm rì và một chòm râu dê nhọn hoắt.
Bình luận facebook