-
Hương đồng nội - chương 2.
Màu trắng, mọi thứ đều mang sắc trắng, chỉ có chiếc đèn phòng phẫu thuật bật lên màu đỏ chói mắt. Không biết đây là lần thứ bao nhiêu Phương Ngọc nhìn đồng hồ, ca phẫu thuật của bố cô diễn ra đã bảy tiếng rồi, trễ hơn so với dự kiến tới hai tiếng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cô hết đi đi lại lại trước cửa phòng phẫu thuật rồi lại thở dài ngồi xuống ghế. Tất cả quãng thời gian đó chỉ có mình cô. Cô không ích kỷ đến nỗi không nói cho dì và hai cô em gái biết thời gian phẫu thuật của bố nhưng cô có nói thì hiện tại có khác gì việc cô im lặng là mấy.
Nhìn lên chiếc đồng hồ, cô cảm thấy những phút giây trôi qua như đang gặm nhấm từng sợi thần kinh của cô. Giờ thì cô đã hiểu rõ cảm giác bất lực, chỉ biết đứng nhìn người thân mình chênh vênh giữa ranh giới sống và chết. Cô muốn lắm, làm điều gì đó giúp bố nhưng ngay cả việc nắm chặt tay ông lúc này thôi cô cũng không thể. Cô thực sự chỉ biết trông mong vào ông trời...
Không biết bao lâu nữa trôi qua, đèn phòng phẫu thuật mới chịu tắt, cánh cửa phòng nặng nề mở ra.
- Bác sĩ, ca phẫu thuật của bố cháu thế nào rồi ạ? - Phương Ngọc thấy bác sĩ dời khỏi phòng liền chạy tới hỏi.
Người bác sĩ già mặc dù đối mặt với rất nhiều tình huống như vậy nhưng ông vẫn bối rối như lần đầu tiên.
- Xin lỗi cháu, chúng tôi đã cố gắng hết sức, mong cháu và gia đình đừng quá đau buồn.
- Không, không thể nào, bố sẽ không bỏ cháu lại mà đi như vậy đâu. - Cô khóc nấc lên, giọt nước mắt không biết từ lúc nào đã lăn dài trên khuôn mặt trái xoan của cô. - Cháu không tin, cháu không tin... - Cô như hét lên.
Khi chiếc băng ca bố cô nằm được đẩy ra cô mới buông tay bác sĩ, tiến tới đó, đôi bàn tay run run kéo tấm vải trắng, nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt của bố, cô không tin vào sự thật phơi bày trước mắt. Cô ngất đi trong lòng của người bố đã hết mực thương yêu, đã cố hết sức bù đắp cho cô cả phần tình cảm cô thiếu từ mẹ.
Cô đã được quay về những ngày bé. Ngày mà cô vẫn có bố bên cạnh.
- A ha, bố chơi trò này đi, con muốn con gấu bông màu hồng. - Cô con gái nhỏ dắt tay bố chỉ tay vào trò gắp thú trong một khu vui chơi.
- Vậy ra ngoài bố mua cho con con khác to hơn nhé.
- Không, con chỉ thích con này thôi.
Chỉ một lời nói ấy của cô con gái mà ông bố đã dành hết thời gian buổi chiều đi chơi ấy, gắp cho bằng được con thú bông để được nhìn thấy nụ cười trên môi cô con gái nhỏ.
Người bố hốt hoảng chạy đi trong công viên, đôi mắt ráo hoảnh, gọi tên con.
- Bố, con ở bên này. - Tiếng cô con gái cất lên.
- Con đã đi đâu vậy hả?
- Con đi sang bên kia mua kem. - Để chứng minh cho bố thấy cô con gái còn đưa cây kem lên khoe.
- Sao không nói với bố đã tự tiện đi mua, con có biết bố lo như thế nào không.
Người bố thương yêu nhưng cũng nghiêm khắc với con. Tối ấy về nhà ông bắt con úp mặt vào tường suy xét cho thật kĩ lỗi của mình. Từ ngày ấy, cô con gái không bao giờ dám tự tiện dời đi mà không nói với bố.
Khi cô con gái là một cô thiếu nữ, cô muốn làm nhân viên ở một nhà hàng để biết giá trị của đồng tiền. Người bố không phản đối, mỗi tối đều tự mình lái xe đến đón con mỗi khi con tan làm.
- Bố này, ngày mai con sẽ tự về bằng xe bus, bố không phải tới đón đâu.
- Con một mình đi tối nguy hiểm lắm, chẳng lẽ con lại không thích bố đến đón.
- Không phải, nhưng những bạn làm cùng con họ sẽ không thoải mái khi tiếp xúc nếu biết con là con của một gia đình khá giả. Các bạn ấy toàn là du học sinh nghèo, phải bươn trải kiếm tiền, chứ không phải muốn trải nghiệm như con đâu.
- Được rồi để bố xem.
Ngày hôm sau, lúc cô con gái tan làm không thấy xe ô tô mà chỉ thấy bố mình ăn mặc giản dị đang đứng đợi.
- Nhanh lên chúng ta về thôi, đứng ngoài trời lạnh lắm.
Nói rồi người bố nắm tay con đi đến bến đợi xe bus. Từ đó, hai bố con hôm nào cũng đi xe bus như vậy, cũng từ ngày đó, trong ví người bố lúc nào cũng có một ít tiền lẻ, chính những chuyến xe bus đi cùng con gái đã giúp người bố biết quý thêm sức lao động của con người để kiếm ra từng đồng tiền lẻ.
Thời gian sau, người bố phát hiện mình bị ung thư, ngày phẫu thuật, ông đã cùng con gái đi đến bãi biển mà mỗi khi buồn hay có chuyện gì khó giải quyết là ông lại tìm tới nó. Ông nói với con gái:
- Mỗi khi có chuyện buồn, bố đều đến đây, chỉ đứng lặng như vậy nhìn sóng xô bờ. Bố muốn lần cuối cùng mình đến đây sẽ là cùng con gái của bố.
- Không, bố sẽ còn rất nhiều cơ hội để tới đây nữa.
- Ngọc, nếu bố không qua khỏi, hãy để bố về với nơi này.
- Chuyện đó sẽ không xảy ra đâu, bố hãy tin con và tin vào chính bản thân bố nữa.
Người bố nói trong tiếng nấc:
- Con gái, bố xin lỗi. Xin lỗi con vì tất cả.
- Bố... - Người con gái cũng nghẹn ngào...
Phương Ngọc tỉnh dậy sau một hồi mê man, cô phải đối mặt với sự thật người yêu thương cô nhất đã đến một nơi rất xa. Cô thấy cảnh dì và hai cô em gái khóc thảm thiết bên linh cữu bố, mặc dù trong lòng không muốn nhưng nhìn cảnh này cô lại thấy ngán ngẩm, quá giả tạo. Sao họ không đến lúc bố chuẩn bị vào phòng phẫu thuật, lúc bố đang giành giật giữa sự sống và cái chết, giờ này ở đây vật vã đối với bố còn ý nghĩa gì không.
Phương Ngọc cứ ngồi im như vậy,không dời mắt khỏi tấm ảnh của bố.
“Bố, con thật sự thấy cô đơn, thấy mình bơ vơ lạc lõng. Bố đã từng hứa sẽ cùng con đón sinh nhật tuổi mười tám, còn hứa sẽ tặng con một món quà con không ngờ tới. Nhưng bố ơi, bố bỏ con lại trước sinh nhật con tròn hai mươi ngày, bố đã không giữ lời hứa. Bố, bố nỡ lòng nào...”
Nhìn lên chiếc đồng hồ, cô cảm thấy những phút giây trôi qua như đang gặm nhấm từng sợi thần kinh của cô. Giờ thì cô đã hiểu rõ cảm giác bất lực, chỉ biết đứng nhìn người thân mình chênh vênh giữa ranh giới sống và chết. Cô muốn lắm, làm điều gì đó giúp bố nhưng ngay cả việc nắm chặt tay ông lúc này thôi cô cũng không thể. Cô thực sự chỉ biết trông mong vào ông trời...
Không biết bao lâu nữa trôi qua, đèn phòng phẫu thuật mới chịu tắt, cánh cửa phòng nặng nề mở ra.
- Bác sĩ, ca phẫu thuật của bố cháu thế nào rồi ạ? - Phương Ngọc thấy bác sĩ dời khỏi phòng liền chạy tới hỏi.
Người bác sĩ già mặc dù đối mặt với rất nhiều tình huống như vậy nhưng ông vẫn bối rối như lần đầu tiên.
- Xin lỗi cháu, chúng tôi đã cố gắng hết sức, mong cháu và gia đình đừng quá đau buồn.
- Không, không thể nào, bố sẽ không bỏ cháu lại mà đi như vậy đâu. - Cô khóc nấc lên, giọt nước mắt không biết từ lúc nào đã lăn dài trên khuôn mặt trái xoan của cô. - Cháu không tin, cháu không tin... - Cô như hét lên.
Khi chiếc băng ca bố cô nằm được đẩy ra cô mới buông tay bác sĩ, tiến tới đó, đôi bàn tay run run kéo tấm vải trắng, nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt của bố, cô không tin vào sự thật phơi bày trước mắt. Cô ngất đi trong lòng của người bố đã hết mực thương yêu, đã cố hết sức bù đắp cho cô cả phần tình cảm cô thiếu từ mẹ.
Cô đã được quay về những ngày bé. Ngày mà cô vẫn có bố bên cạnh.
- A ha, bố chơi trò này đi, con muốn con gấu bông màu hồng. - Cô con gái nhỏ dắt tay bố chỉ tay vào trò gắp thú trong một khu vui chơi.
- Vậy ra ngoài bố mua cho con con khác to hơn nhé.
- Không, con chỉ thích con này thôi.
Chỉ một lời nói ấy của cô con gái mà ông bố đã dành hết thời gian buổi chiều đi chơi ấy, gắp cho bằng được con thú bông để được nhìn thấy nụ cười trên môi cô con gái nhỏ.
Người bố hốt hoảng chạy đi trong công viên, đôi mắt ráo hoảnh, gọi tên con.
- Bố, con ở bên này. - Tiếng cô con gái cất lên.
- Con đã đi đâu vậy hả?
- Con đi sang bên kia mua kem. - Để chứng minh cho bố thấy cô con gái còn đưa cây kem lên khoe.
- Sao không nói với bố đã tự tiện đi mua, con có biết bố lo như thế nào không.
Người bố thương yêu nhưng cũng nghiêm khắc với con. Tối ấy về nhà ông bắt con úp mặt vào tường suy xét cho thật kĩ lỗi của mình. Từ ngày ấy, cô con gái không bao giờ dám tự tiện dời đi mà không nói với bố.
Khi cô con gái là một cô thiếu nữ, cô muốn làm nhân viên ở một nhà hàng để biết giá trị của đồng tiền. Người bố không phản đối, mỗi tối đều tự mình lái xe đến đón con mỗi khi con tan làm.
- Bố này, ngày mai con sẽ tự về bằng xe bus, bố không phải tới đón đâu.
- Con một mình đi tối nguy hiểm lắm, chẳng lẽ con lại không thích bố đến đón.
- Không phải, nhưng những bạn làm cùng con họ sẽ không thoải mái khi tiếp xúc nếu biết con là con của một gia đình khá giả. Các bạn ấy toàn là du học sinh nghèo, phải bươn trải kiếm tiền, chứ không phải muốn trải nghiệm như con đâu.
- Được rồi để bố xem.
Ngày hôm sau, lúc cô con gái tan làm không thấy xe ô tô mà chỉ thấy bố mình ăn mặc giản dị đang đứng đợi.
- Nhanh lên chúng ta về thôi, đứng ngoài trời lạnh lắm.
Nói rồi người bố nắm tay con đi đến bến đợi xe bus. Từ đó, hai bố con hôm nào cũng đi xe bus như vậy, cũng từ ngày đó, trong ví người bố lúc nào cũng có một ít tiền lẻ, chính những chuyến xe bus đi cùng con gái đã giúp người bố biết quý thêm sức lao động của con người để kiếm ra từng đồng tiền lẻ.
Thời gian sau, người bố phát hiện mình bị ung thư, ngày phẫu thuật, ông đã cùng con gái đi đến bãi biển mà mỗi khi buồn hay có chuyện gì khó giải quyết là ông lại tìm tới nó. Ông nói với con gái:
- Mỗi khi có chuyện buồn, bố đều đến đây, chỉ đứng lặng như vậy nhìn sóng xô bờ. Bố muốn lần cuối cùng mình đến đây sẽ là cùng con gái của bố.
- Không, bố sẽ còn rất nhiều cơ hội để tới đây nữa.
- Ngọc, nếu bố không qua khỏi, hãy để bố về với nơi này.
- Chuyện đó sẽ không xảy ra đâu, bố hãy tin con và tin vào chính bản thân bố nữa.
Người bố nói trong tiếng nấc:
- Con gái, bố xin lỗi. Xin lỗi con vì tất cả.
- Bố... - Người con gái cũng nghẹn ngào...
Phương Ngọc tỉnh dậy sau một hồi mê man, cô phải đối mặt với sự thật người yêu thương cô nhất đã đến một nơi rất xa. Cô thấy cảnh dì và hai cô em gái khóc thảm thiết bên linh cữu bố, mặc dù trong lòng không muốn nhưng nhìn cảnh này cô lại thấy ngán ngẩm, quá giả tạo. Sao họ không đến lúc bố chuẩn bị vào phòng phẫu thuật, lúc bố đang giành giật giữa sự sống và cái chết, giờ này ở đây vật vã đối với bố còn ý nghĩa gì không.
Phương Ngọc cứ ngồi im như vậy,không dời mắt khỏi tấm ảnh của bố.
“Bố, con thật sự thấy cô đơn, thấy mình bơ vơ lạc lõng. Bố đã từng hứa sẽ cùng con đón sinh nhật tuổi mười tám, còn hứa sẽ tặng con một món quà con không ngờ tới. Nhưng bố ơi, bố bỏ con lại trước sinh nhật con tròn hai mươi ngày, bố đã không giữ lời hứa. Bố, bố nỡ lòng nào...”
Bình luận facebook