Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 106
Cùng với câu nói cuối cùng của anh, trăng đã lên cao hẳn.
Giọng nói ấy như tiếng thì thầm giữa đêm hè, khiến Khang Kiều như nhìn thấy mình của năm mười sáu tuổi.
Không quá vui cũng chẳng quá buồn. Cô nằm trên bãi cỏ trong khu vườn bí mật, ngẩng đầu nhìn trời, nằm suốt mấy tiếng đồng hồ, ôm theo mong ước giản đơn mà trong sáng: Có một ngày mẹ sẽ không quan tâm tới những châu báu trong hộp trang sức nữa, Tiểu Phàn có thể mạnh khỏe trưởng thành, rồi đợi tới khi cô tốt nghiệp, có khả năng sinh tồn, cả nhà sẽ ra đi, tới một thành phố nào đó, an cư lạc nghiệp.
Nhưng hàng loạt những biến cố đã khiến mọi sự vật và con người thay đổi toàn diện, không còn là dáng vẻ ngày ấy nữa. Nước mặt lặng lẽ rơi, thế nên cô mới ghét Văn Tú Thanh, thật ra tận sâu đáy lòng, có lẽ cô cũng hiểu.
Không thể quay về được nữa, không thể nữa.
Cô lên tiếng: “Liên Ngao!”.
“Ừm.”
“Em ghét cần sa.”
“Được, sau này anh không động vào nữa.”
Cô nằm trong lòng anh, gật đầu.
Bàn tay vẫn không biết nên để ở đâu buông thõng, các ngón tay quấn chặt, ôm chặt lấy hông anh. Anh đặt tay lên tóc cô, dịu dàng chải lại mái tóc rối tung vì gió biển.
Không ai nhúc nhích, chẳng ai buồn lên tiếng, họ cứ như vậy, từng đợt sóng tràn qua eo.
Cũng chẳng biết đã qua bao lâu, có người cầm đèn pin đứng trên bãi cát, đó là đội tuần tra bãi biển ban đêm.
Ánh sáng đèn pin hắt về phía họ. Họ hét lên với hai người, đại khái nói giờ là lúc thủy triều lên, đứng như vậy có khả năng sẽ gặp nguy hiểm.
Cuối cùng, nhân viên tuần tra còn tự cho là mình hài hước, bổ sung thêm một câu: “Đây không phải là vực Uluwatu đâu nhé”.
Vực Uluwatu là thắng cảnh mang tính tiêu biểu của hang Tình Nhân. Tương truyền, ngày xưa có một đôi trai gái vì thân phận khác biệt, không nhận được chúc phúc đã cùng nhau nhảy từ trên vực Uluwatu xuống biển sâu để kết liễu sinh mạng của mình. Từ đó về sau, vực Uluwatu trở thành thánh địa làm chứng cho những mối tình trung trinh không đổi. Mỗi năm đều có những cặp đôi vì không có được lời chúc phúc mà tới hang Tình Nhân để chọn một cách thức khác vĩnh viễn sống bên nhau.
Tiếng hét của nhân viên tuần tra khiến Khang Kiều buông tay. Bàn tay vừa rơi xuống lại bị Hoắc Liên Ngao nắm chặt: “Chúng ta về nhé?”.
Khang Kiều gật đầu.
Anh nắm tay cô, đi từng bước, từng bước về phía bãi cát, về phía những nhân viên tuần tra. Có mấy lần anh quay sang nhìn cô, niềm vui trên gương mặt đã không cần ngôn ngữ nào diễn tả.
Mở cửa phòng, anh theo cô vào phòng, cô không cản anh. Anh nói với cô: “Hôm đó anh còn quần áo ở đây chưa mang theo”. Khang Kiều tìm ra cho anh.
Đưa quần áo cho anh, cô nói: “Có muốn ở lại đây tắm rửa rồi hẵng về không?”.
Anh gật đầu, rồi lắp bắp: “Đầu gỗ, mấy hôm nay anh ở ngay trên đầu em”.
Khang Kiều biết chứ, cô biết thừa vị khách trên tầng là ai.
Cô cũng biết mỗi tối, anh đều từ ban công nhà mình xuống ban công nhà cô, sau đó mở cửa sổ phòng cô. Vào phòng rồi, anh sẽ kiểm tra tỉ mỉ. Vì là nhà cũ nên nhiều bệnh lắm. Có rắn bò vào phòng không? Có chỗ nào hở điện không? Đã thắp hương đuổi muỗi chưa? Cô có bị vẹo cổ khi ngủ không?
Sau khi kiểm tra xong tất cả, anh yên lặng ngồi trước giường cô, ngồi suốt mấy tiếng.
Vẫn như lần trước, khi Khang Kiều tắm, Hoắc Liên Ngao đứng ở cửa. Tắm xong, cô mang những bộ quần áo ướt rượt nước biển của mình và Hoắc Liên Ngao tới phòng phơi đồ chung.
Giặt xong quần áo, phơi xong quần áo, Khang Kiều trở về phòng. Hoắc Liên Ngao đã tắm xong đang nằm hít đất dưới sàn. Cô vừa mở cửa, anh lập tức nằm rạp xuống đất.
Trong nháy mắt, anh đã đứng lên khỏi sàn, mặt đỏ bừng bừng, dè dặt đứng trước mặt cô, nhìn cô không chớp mắt.
Cô cúi đầu, hỏi anh có muốn uống trà không.
Cô lấy vài cánh hoa nhài từ trong lọ ra, bỏ vào cốc, sau đó đợi nước sôi. Vừa lấy nước vào trong ấm đun thì anh tới sau lưng, ôm chặt lấy cô.
Anh tháo chiếc cặp tóc xuống, để mái tóc chưa khô hẳn rơi xuống bả vai cô. Anh đẩy phần tóc bên trái của cô ra, hôn lên cổ cô, lẩm bẩm: “Thơm quá”.
“Hoắc Liên Ngao.” Giọng cô rõ ràng có chút yếu ớt.
Thật ra có những lời ngay từ lúc bên bờ biển cô đã muốn nói với anh, nhưng vì ánh trăng quá đẹp lại khiến cô chung quy không nói nên lời. Sau đó lúc đi trên đường cô cũng định nói với anh, nhưng anh liên tục quay sang nhìn cô mỉm cười, một lần nữa khiến cô nuốt xuống tất cả.
Sau đó về tới nhà, nhìn thấy quần áo anh ướt đẫm, ống quần dính đầy cát, cô lại muốn đợi anh tắm xong rồi nói. Cậu chủ Liên Ngao là người rất ưa sạch sẽ mà.
Tiếng gọi của cô trong đêm tối quá êm tai, nghe giống như nũng nịu, như thế càng khiến anh được nước lấn tới. Bàn tay lúc trước đặt trên eo cô dịch chuyển lên trên, đặt bên ngoài lớp áo, ôm lấy nơi mềm mại của cô. Anh vừa vần vò vừa thở dài bên tai cô: “Đầu gỗ, đã bao lâu rồi anh không chạm vào em?” Sau tiếng thở dài là tiếng thì thầm: “Em đoán, tối nay chúng ta được mấy lần, hử?”.
Bây giờ, chắc là nói được rồi nhỉ?
Cô hít sâu, gỡ tay anh ra, né tránh sự đụng chạm của anh, lạnh giọng nói: “Hoắc Liên Ngao, không được, một lần cũng không được!”.
“Sao lại không được?” Môi anh một lần nữa dán lên tai cô.
Khang Kiều nói rành mạch từng từ: “Vì bố anh tên là Hoắc Chính Khải. Bố anh hại em mất hết tất cả. Ngày nào nằm mơ em cũng muốn bố anh bệnh tật dầm dề mà chết. Ông ta sẽ chết như thế nào? Phải chết như thế nào mới đáng đây? Nhất định phải cả người mục nát mới được, hoặc máu trào ra từ bảy lỗ cũng được, mà tốt nhất là côn trùng bò đầy người”.
Câu nói của cô đã thành công khiến môi anh rời đi, cơ thể sau lưng trở nên cứng đờ.
Cô nhe răng cười: “Anh xem, chỉ nghe thôi đã khiến anh rất khó chịu rồi. Anh còn muốn ở bên một người ngày ngày trù ẻo bố anh không được chết tử tế ư? Anh có thể ở bên cô ấy bao lâu? Một tháng? Hai tháng? Hay ba tháng?”.
Lát sau, giọng anh vọng từ sau lưng tới: “Nếu anh nói anh không quan tâm thì sao?”.
“18 tuổi anh có thể cảm thấy anh không quan tâm, nhưng 28 tuổi anh còn không quan tâm sao? Cho dù anh không quan tâm thì em cũng không làm được. Em đã sống quá lâu trong khoảng thời gian tự lừa mình lừa người rồi, lâu tới nỗi em những tưởng đó là sự thật. Nếu lúc này không nhắc đến, em thật sự sợ một ngày mình sẽ quên mất.” Cô cười đắng chát: “Liên Ngao, bây giờ anh có dám thề không, cái chết của mẹ em không liên quan chút nào đến bố anh sao?”.
Cô nói từng câu từng chữ: “Trước kia anh đã dùng danh nghĩa của mẹ anh thề một lần rồi. Hay là, lần này đổi thành em đi. Hãy thề bằng danh nghĩa của em. Cái chết của Nghê Hải Đường không liên quan gì tới Hoắc Chính Khải. Nếu Hoắc Liên Ngao nói dối, Khang Kiều sẽ không được chết tử tế”.
Sau đó, bàn tay ôm eo cô từ từ buông thõng, cơ thể sau lưng lùi lại, cách xa cô. Cô quay lại, đối mặt với anh.
Cô nói: “Thật không may, Liên Ngao, bố anh tên là Hoắc Chính Khải. Nếu em ở bên anh, cả đời này em cũng không thể tha thứ cho mình. Nửa đời còn lại em sẽ sống trong áy náy, em cũng sẽ không thể có được hạnh phúc trọn vẹn”.
“Liên Ngao, anh cũng biết em là một người rất ích kỷ.” Cô liếm môi: “Bây giờ nhắc tới chuyện này, tuy có hơi muộn, nhưng em vẫn muốn truyền đạt lời xin lỗi tới bà ngoại anh”.
“Lúc đó, em không nên vì tham lam nhất thời mà trêu chọc để giữ anh lại, cuối cùng khiến anh không gặp được bà ngoại lần cuối.”
Lúc này nước sôi, Khang Kiều rót vào cốc. Mùi hoa nhài nồng nàn bao trùm cả căn phòng. Pha trà xong, cô quay người hỏi anh có muốn thêm chút đường viên không?
Anh đứng bên rèm trúc, yên lặng nhìn cô rồi quay người. Bóng anh vượt qua rèm trúc, đi vào phòng.
Bám sát theo anh, cô nói: “Hoắc Liên Ngao, anh về đi. Dù anh ở lại đây bao lâu, kết quả cũng chỉ có một. Bây giờ em nghĩ em đã không cần giải thích cho anh nghe vì sao chúng ta không thể ở bên nhau nữa rồi”.
Anh đã vượt qua cửa phòng, cô cũng đi theo anh.
“Hoắc Liên Ngao, lúc trước anh từng hứa với em sẽ không động vào cần…”
Những lời còn lại đột ngột nghẹn trong cổ họng. Anh quay lại bóp cổ cô, sau đó dưới sức của anh, cô bị đẩy lùi, cuối cùng bị dồn vào tường.
Cô dùng sức thở hắt ra: “Không động vào cần sa”.
Ánh sáng dưới mái hiên soi rõ sự chán ghét nơi đáy mắt Hoắc Liên Ngao. Giọng anh mang theo sự chế giễu nồng đậm: “Em buồn cười thật. Vừa diễn xong hình tượng ích kỷ độc ác, giờ lại sốt sắng muốn trở thành thánh mẫu Maria sao?”.
Cuối cùng anh thả cô ra.
Cúi người xuống, Khang Kiều thở mạnh.
Giọng anh vọng tới từ trên đỉnh đầu:
“Anh đang nghĩ, nếu những lời này em nói ngay lúc ở ngoài biển sẽ tốt hơn chút, nếu nói lúc đó tâm trạng anh bây giờ sẽ không khó chịu như vậy.”
“Trong khoảng thời gian từ bờ biển về tới đây, em đã hoàn toàn khiến anh hiểu được cảm giác tồi tệ khi ‘tốn công vô dụng’.”
Ánh trăng chiếu tới chiếc giếng trời vuông vức. Dựa vào tường, Khang Kiều nhe răng cười. Cậu chủ Liên Ngao lại mắc cái bệnh dùng thành ngữ loạn xị rồi.
“Tốn công vô dụng?” Là “tốn công vô ích mới đúng chứ, đồ ngốc.
Khi mắng ra tiếng “Đồ ngốc”, nước mắt cô cũng tuôn trào.
Vài ngày sau đó, mọi việc vẫn như trước. Cô gái Thái cao ráo vẫn đi theo Khang Kiều. Vị khách ở trên đầu cô vẫn nửa đêm tới mở cửa sổ. Khang Kiều cũng được biết từ chỗ A Bảo rằng Hoắc Liên Ngao không còn qua lại với đám dân Mexico nữa.
Lần thứ hai Khang Kiều nhập viện vì ngất xỉu cũng là lúc cô gặp lại Hoắc Liên Ngao. Cô quay mặt đi không dám nhìn, cũng là không nỡ nhìn.
Hoàng hôn đó, cậu chủ Liên Ngao tính tình tồi tệ đã đập nát tất cả những thứ có thể đập trong phòng bệnh. Xong xuôi anh nói với cô.
Ánh mắt lạnh lùng, ngữ điệu lạnh lùng: “Khang Kiều, đúng như em mong muốn!”.
Kể từ ngày đó, sau tiếng thở dài của bà chủ nhà, vị khách tầng trên cũng dọn đi. Cô gái Thái luôn đi theo Khang Kiều cũng không xuất hiện nữa, cũng không còn…
Không còn ai mở cửa sổ phòng cô.
Rất nhanh, có một cô gái Hàn Quốc xinh xắn ngọt ngào tới làm bạn chung nhà với Khang Kiều.
Tất cả trở về những này đầu khi Khang Kiều tới đảo Bali, yên ắng và bình lặng.
Cuộc sống của cô lại trở về chuỗi quy luật: Học xong lớp điêu khắc thì tới nhà hàng làm việc, làm việc xong thì về chỗ ở, tắm rửa và nghỉ ngơi.
Khoảng thời gian này, Khang Kiều phát hiện mình càng ngày càng lười. Cô thậm chí lười giở lịch. Thời gian dần trôi như không có chút quan hệ gì với cô cả. Cô chỉ biết khi mặt trời mọc trên đỉnh núi, vòng một vòng trên nóc nhà cô rồi chìm xuống biển, và trời sao xuất hiện, thế là hết một ngày.
Khang Kiều nghỉ ngơi vào Chủ Nhật hàng tuần. Mỗi tối Chủ Nhật đối với Khang Kiều luôn là những buổi tối rảnh rang. Khang Kiều từ trong nhà chuyển ra xích đu bên giếng trời. Cô ngồi trên xích đu, vừa nghe nhạc vừa ngắm bờ biển qua bức tường bao lùn tịt, nhìn những con sóng vỗ vào bờ từng đợt từng đợt, nhìn những con người chơi đùa trên mặt biển ban đểm, nhìn họ đùa cợt rồi hôn nhau.
Buổi tối Chủ Nhật này vô cùng yên ắng. Tối nay trên bãi biển có buổi ca nhạc ngoài trời, mọi người đều chạy đi xem biểu diễn.
Ánh trăng non mới nhú phản chiếu lên chiếc thùng lớn đựng nước trong giếng. Rất lâu trước kia, Jimbaran thiếu nguồn nước sạch, mỗi người dân sống ở đây đều phải chuẩn bị một thùng lớn để tích nước mưa. Họ dùng nước mưa ấy để giặt quần áo và tưới cây. Rất nhiều năm trôi qua, cho dù bây giờ người dân ở đây đã dùng nước từ khu vực lân cận chuyển tới, nhưng một số người nhung nhớ Jimbaran của quá khứ vẫn giữ những thói quen truyền thống cố chấp này.
Lúc này đây, vầng trăng trông như món quà vặt xa xỉ mà hồi nhỏ Khang Kiều được ăn, cái bánh phình to mỏng dính, vì nó trông giống trăng nên người ta gọi nó là bánh mặt trăng.
Lúc đó, khi Khang Kiều âm thầm nhớ mẹ, bà ngoại thường đứng sau lưng gọi tên cô. Thế là cô biết bà ngoại mang bánh mặt trăng tới. Cho dù cô đã ăn rất chậm, rất chậm nhưng cái đĩa tròn quay đó vẫn không cẩn thận biến thành vầng trăng đêm mùng ba, mùng bốn.
Tiếng chuông di động phá tan đêm tĩnh mịch. Đó là cuộc điện thoại của Chu Tùng An. Cứ khoảng mười ngày, Khang Kiều lại nói chuyện điện thoại với Chu Tùng An một lần. Anh ấy ở châu Úc xa xôi không hay biết gì, Khang Kiều nói gì anh ấy cũng tin. Bây giờ trong mắt đồ đại ngốc đó, Khang Kiều chỉ đang đi du lịch một chuyến sau khi tốt nghiệp. Cô đang ở Bali sống những ngày thảnh thơi, nhàn nhã.
Trong điện thoại, Chu Tùng An lại nói với Khang Kiều gần đây anh ấy đang học triết học của tinh tinh ở vườn bách thú.
Khang Kiều vừa nghe điện thoại vừa nhìn ánh trăng non trên thùng nước. Chu Tùng An nói một lượng lớn thuật ngữ, chúng khiến cô chập chờn muốn ngủ. Gió thổi qua mặt thùng, khiến vầng trăng xao động, sau đó có một cái bóng che khuất vầng trăng.
Khang Kiều khá ghét trăng bị che khuất. Miệng cô nói: “Anh chắn tôi rồi”, tay làm động tác xua đuổi người đó.
Nhưng, người đó vẫn đứng im bất động. Bên tai nghe tiếng Chu Tùng An hỏi: “Khang Kiều, em nói gì vậy? Chắn gì chứ?”. Ánh mắt cô vô thức nhìn lên.
Sau khi nhìn rõ người đứng trước mặt, Khang Kiều đờ đẫn nói: “Tùng An, giờ em có chút việc, em ngắt máy đây”.
Nói xong, di động bị lấy mất. Trong chớp mắt, chiếc di động bay về phía thùng nước, rơi “tõm” một cái. Ánh trăng trong thùng bị vỡ vụn, tan nát.
Trong chớp mắt, tay cô bị giữ chặt. Người đó kéo cô về phòng, bàn tay kia có mấy vết răng căn, đó là dấu răng cô để lại vào một ngày tháng nào đó.
Khi bị kéo đi, ánh mắt cô vẫn nhìn về phía giếng trời, mong có thể tìm được một người. Vậy mà không có một ai. Bây giờ cô hơi sợ anh, không, là rất sợ.
Cuối cùng, cô nhìn lên mặt thùng nước. Nước trong thùng đã lặng đi, vầng trăng lại đung đưa, nhưng đã dần dần cách cô rất xa.
Anh từng nói: “Ai chạm vào chiếc cốc của anh, kẻ đó gặp xui xẻo”.
Vài hôm trước, Khang Kiều biết được một tin. Người Hàn Quốc mở siêu thị ở Jimbaran luôn thể hiện ý tốt với cô đã dừng làm ăn, trở về nước. Không ai biết nguyên nhân gì, một vài người nói, khi rời đi, tinh thần của anh ta rất hoảng loạn.
Giọng nói ấy như tiếng thì thầm giữa đêm hè, khiến Khang Kiều như nhìn thấy mình của năm mười sáu tuổi.
Không quá vui cũng chẳng quá buồn. Cô nằm trên bãi cỏ trong khu vườn bí mật, ngẩng đầu nhìn trời, nằm suốt mấy tiếng đồng hồ, ôm theo mong ước giản đơn mà trong sáng: Có một ngày mẹ sẽ không quan tâm tới những châu báu trong hộp trang sức nữa, Tiểu Phàn có thể mạnh khỏe trưởng thành, rồi đợi tới khi cô tốt nghiệp, có khả năng sinh tồn, cả nhà sẽ ra đi, tới một thành phố nào đó, an cư lạc nghiệp.
Nhưng hàng loạt những biến cố đã khiến mọi sự vật và con người thay đổi toàn diện, không còn là dáng vẻ ngày ấy nữa. Nước mặt lặng lẽ rơi, thế nên cô mới ghét Văn Tú Thanh, thật ra tận sâu đáy lòng, có lẽ cô cũng hiểu.
Không thể quay về được nữa, không thể nữa.
Cô lên tiếng: “Liên Ngao!”.
“Ừm.”
“Em ghét cần sa.”
“Được, sau này anh không động vào nữa.”
Cô nằm trong lòng anh, gật đầu.
Bàn tay vẫn không biết nên để ở đâu buông thõng, các ngón tay quấn chặt, ôm chặt lấy hông anh. Anh đặt tay lên tóc cô, dịu dàng chải lại mái tóc rối tung vì gió biển.
Không ai nhúc nhích, chẳng ai buồn lên tiếng, họ cứ như vậy, từng đợt sóng tràn qua eo.
Cũng chẳng biết đã qua bao lâu, có người cầm đèn pin đứng trên bãi cát, đó là đội tuần tra bãi biển ban đêm.
Ánh sáng đèn pin hắt về phía họ. Họ hét lên với hai người, đại khái nói giờ là lúc thủy triều lên, đứng như vậy có khả năng sẽ gặp nguy hiểm.
Cuối cùng, nhân viên tuần tra còn tự cho là mình hài hước, bổ sung thêm một câu: “Đây không phải là vực Uluwatu đâu nhé”.
Vực Uluwatu là thắng cảnh mang tính tiêu biểu của hang Tình Nhân. Tương truyền, ngày xưa có một đôi trai gái vì thân phận khác biệt, không nhận được chúc phúc đã cùng nhau nhảy từ trên vực Uluwatu xuống biển sâu để kết liễu sinh mạng của mình. Từ đó về sau, vực Uluwatu trở thành thánh địa làm chứng cho những mối tình trung trinh không đổi. Mỗi năm đều có những cặp đôi vì không có được lời chúc phúc mà tới hang Tình Nhân để chọn một cách thức khác vĩnh viễn sống bên nhau.
Tiếng hét của nhân viên tuần tra khiến Khang Kiều buông tay. Bàn tay vừa rơi xuống lại bị Hoắc Liên Ngao nắm chặt: “Chúng ta về nhé?”.
Khang Kiều gật đầu.
Anh nắm tay cô, đi từng bước, từng bước về phía bãi cát, về phía những nhân viên tuần tra. Có mấy lần anh quay sang nhìn cô, niềm vui trên gương mặt đã không cần ngôn ngữ nào diễn tả.
Mở cửa phòng, anh theo cô vào phòng, cô không cản anh. Anh nói với cô: “Hôm đó anh còn quần áo ở đây chưa mang theo”. Khang Kiều tìm ra cho anh.
Đưa quần áo cho anh, cô nói: “Có muốn ở lại đây tắm rửa rồi hẵng về không?”.
Anh gật đầu, rồi lắp bắp: “Đầu gỗ, mấy hôm nay anh ở ngay trên đầu em”.
Khang Kiều biết chứ, cô biết thừa vị khách trên tầng là ai.
Cô cũng biết mỗi tối, anh đều từ ban công nhà mình xuống ban công nhà cô, sau đó mở cửa sổ phòng cô. Vào phòng rồi, anh sẽ kiểm tra tỉ mỉ. Vì là nhà cũ nên nhiều bệnh lắm. Có rắn bò vào phòng không? Có chỗ nào hở điện không? Đã thắp hương đuổi muỗi chưa? Cô có bị vẹo cổ khi ngủ không?
Sau khi kiểm tra xong tất cả, anh yên lặng ngồi trước giường cô, ngồi suốt mấy tiếng.
Vẫn như lần trước, khi Khang Kiều tắm, Hoắc Liên Ngao đứng ở cửa. Tắm xong, cô mang những bộ quần áo ướt rượt nước biển của mình và Hoắc Liên Ngao tới phòng phơi đồ chung.
Giặt xong quần áo, phơi xong quần áo, Khang Kiều trở về phòng. Hoắc Liên Ngao đã tắm xong đang nằm hít đất dưới sàn. Cô vừa mở cửa, anh lập tức nằm rạp xuống đất.
Trong nháy mắt, anh đã đứng lên khỏi sàn, mặt đỏ bừng bừng, dè dặt đứng trước mặt cô, nhìn cô không chớp mắt.
Cô cúi đầu, hỏi anh có muốn uống trà không.
Cô lấy vài cánh hoa nhài từ trong lọ ra, bỏ vào cốc, sau đó đợi nước sôi. Vừa lấy nước vào trong ấm đun thì anh tới sau lưng, ôm chặt lấy cô.
Anh tháo chiếc cặp tóc xuống, để mái tóc chưa khô hẳn rơi xuống bả vai cô. Anh đẩy phần tóc bên trái của cô ra, hôn lên cổ cô, lẩm bẩm: “Thơm quá”.
“Hoắc Liên Ngao.” Giọng cô rõ ràng có chút yếu ớt.
Thật ra có những lời ngay từ lúc bên bờ biển cô đã muốn nói với anh, nhưng vì ánh trăng quá đẹp lại khiến cô chung quy không nói nên lời. Sau đó lúc đi trên đường cô cũng định nói với anh, nhưng anh liên tục quay sang nhìn cô mỉm cười, một lần nữa khiến cô nuốt xuống tất cả.
Sau đó về tới nhà, nhìn thấy quần áo anh ướt đẫm, ống quần dính đầy cát, cô lại muốn đợi anh tắm xong rồi nói. Cậu chủ Liên Ngao là người rất ưa sạch sẽ mà.
Tiếng gọi của cô trong đêm tối quá êm tai, nghe giống như nũng nịu, như thế càng khiến anh được nước lấn tới. Bàn tay lúc trước đặt trên eo cô dịch chuyển lên trên, đặt bên ngoài lớp áo, ôm lấy nơi mềm mại của cô. Anh vừa vần vò vừa thở dài bên tai cô: “Đầu gỗ, đã bao lâu rồi anh không chạm vào em?” Sau tiếng thở dài là tiếng thì thầm: “Em đoán, tối nay chúng ta được mấy lần, hử?”.
Bây giờ, chắc là nói được rồi nhỉ?
Cô hít sâu, gỡ tay anh ra, né tránh sự đụng chạm của anh, lạnh giọng nói: “Hoắc Liên Ngao, không được, một lần cũng không được!”.
“Sao lại không được?” Môi anh một lần nữa dán lên tai cô.
Khang Kiều nói rành mạch từng từ: “Vì bố anh tên là Hoắc Chính Khải. Bố anh hại em mất hết tất cả. Ngày nào nằm mơ em cũng muốn bố anh bệnh tật dầm dề mà chết. Ông ta sẽ chết như thế nào? Phải chết như thế nào mới đáng đây? Nhất định phải cả người mục nát mới được, hoặc máu trào ra từ bảy lỗ cũng được, mà tốt nhất là côn trùng bò đầy người”.
Câu nói của cô đã thành công khiến môi anh rời đi, cơ thể sau lưng trở nên cứng đờ.
Cô nhe răng cười: “Anh xem, chỉ nghe thôi đã khiến anh rất khó chịu rồi. Anh còn muốn ở bên một người ngày ngày trù ẻo bố anh không được chết tử tế ư? Anh có thể ở bên cô ấy bao lâu? Một tháng? Hai tháng? Hay ba tháng?”.
Lát sau, giọng anh vọng từ sau lưng tới: “Nếu anh nói anh không quan tâm thì sao?”.
“18 tuổi anh có thể cảm thấy anh không quan tâm, nhưng 28 tuổi anh còn không quan tâm sao? Cho dù anh không quan tâm thì em cũng không làm được. Em đã sống quá lâu trong khoảng thời gian tự lừa mình lừa người rồi, lâu tới nỗi em những tưởng đó là sự thật. Nếu lúc này không nhắc đến, em thật sự sợ một ngày mình sẽ quên mất.” Cô cười đắng chát: “Liên Ngao, bây giờ anh có dám thề không, cái chết của mẹ em không liên quan chút nào đến bố anh sao?”.
Cô nói từng câu từng chữ: “Trước kia anh đã dùng danh nghĩa của mẹ anh thề một lần rồi. Hay là, lần này đổi thành em đi. Hãy thề bằng danh nghĩa của em. Cái chết của Nghê Hải Đường không liên quan gì tới Hoắc Chính Khải. Nếu Hoắc Liên Ngao nói dối, Khang Kiều sẽ không được chết tử tế”.
Sau đó, bàn tay ôm eo cô từ từ buông thõng, cơ thể sau lưng lùi lại, cách xa cô. Cô quay lại, đối mặt với anh.
Cô nói: “Thật không may, Liên Ngao, bố anh tên là Hoắc Chính Khải. Nếu em ở bên anh, cả đời này em cũng không thể tha thứ cho mình. Nửa đời còn lại em sẽ sống trong áy náy, em cũng sẽ không thể có được hạnh phúc trọn vẹn”.
“Liên Ngao, anh cũng biết em là một người rất ích kỷ.” Cô liếm môi: “Bây giờ nhắc tới chuyện này, tuy có hơi muộn, nhưng em vẫn muốn truyền đạt lời xin lỗi tới bà ngoại anh”.
“Lúc đó, em không nên vì tham lam nhất thời mà trêu chọc để giữ anh lại, cuối cùng khiến anh không gặp được bà ngoại lần cuối.”
Lúc này nước sôi, Khang Kiều rót vào cốc. Mùi hoa nhài nồng nàn bao trùm cả căn phòng. Pha trà xong, cô quay người hỏi anh có muốn thêm chút đường viên không?
Anh đứng bên rèm trúc, yên lặng nhìn cô rồi quay người. Bóng anh vượt qua rèm trúc, đi vào phòng.
Bám sát theo anh, cô nói: “Hoắc Liên Ngao, anh về đi. Dù anh ở lại đây bao lâu, kết quả cũng chỉ có một. Bây giờ em nghĩ em đã không cần giải thích cho anh nghe vì sao chúng ta không thể ở bên nhau nữa rồi”.
Anh đã vượt qua cửa phòng, cô cũng đi theo anh.
“Hoắc Liên Ngao, lúc trước anh từng hứa với em sẽ không động vào cần…”
Những lời còn lại đột ngột nghẹn trong cổ họng. Anh quay lại bóp cổ cô, sau đó dưới sức của anh, cô bị đẩy lùi, cuối cùng bị dồn vào tường.
Cô dùng sức thở hắt ra: “Không động vào cần sa”.
Ánh sáng dưới mái hiên soi rõ sự chán ghét nơi đáy mắt Hoắc Liên Ngao. Giọng anh mang theo sự chế giễu nồng đậm: “Em buồn cười thật. Vừa diễn xong hình tượng ích kỷ độc ác, giờ lại sốt sắng muốn trở thành thánh mẫu Maria sao?”.
Cuối cùng anh thả cô ra.
Cúi người xuống, Khang Kiều thở mạnh.
Giọng anh vọng tới từ trên đỉnh đầu:
“Anh đang nghĩ, nếu những lời này em nói ngay lúc ở ngoài biển sẽ tốt hơn chút, nếu nói lúc đó tâm trạng anh bây giờ sẽ không khó chịu như vậy.”
“Trong khoảng thời gian từ bờ biển về tới đây, em đã hoàn toàn khiến anh hiểu được cảm giác tồi tệ khi ‘tốn công vô dụng’.”
Ánh trăng chiếu tới chiếc giếng trời vuông vức. Dựa vào tường, Khang Kiều nhe răng cười. Cậu chủ Liên Ngao lại mắc cái bệnh dùng thành ngữ loạn xị rồi.
“Tốn công vô dụng?” Là “tốn công vô ích mới đúng chứ, đồ ngốc.
Khi mắng ra tiếng “Đồ ngốc”, nước mắt cô cũng tuôn trào.
Vài ngày sau đó, mọi việc vẫn như trước. Cô gái Thái cao ráo vẫn đi theo Khang Kiều. Vị khách ở trên đầu cô vẫn nửa đêm tới mở cửa sổ. Khang Kiều cũng được biết từ chỗ A Bảo rằng Hoắc Liên Ngao không còn qua lại với đám dân Mexico nữa.
Lần thứ hai Khang Kiều nhập viện vì ngất xỉu cũng là lúc cô gặp lại Hoắc Liên Ngao. Cô quay mặt đi không dám nhìn, cũng là không nỡ nhìn.
Hoàng hôn đó, cậu chủ Liên Ngao tính tình tồi tệ đã đập nát tất cả những thứ có thể đập trong phòng bệnh. Xong xuôi anh nói với cô.
Ánh mắt lạnh lùng, ngữ điệu lạnh lùng: “Khang Kiều, đúng như em mong muốn!”.
Kể từ ngày đó, sau tiếng thở dài của bà chủ nhà, vị khách tầng trên cũng dọn đi. Cô gái Thái luôn đi theo Khang Kiều cũng không xuất hiện nữa, cũng không còn…
Không còn ai mở cửa sổ phòng cô.
Rất nhanh, có một cô gái Hàn Quốc xinh xắn ngọt ngào tới làm bạn chung nhà với Khang Kiều.
Tất cả trở về những này đầu khi Khang Kiều tới đảo Bali, yên ắng và bình lặng.
Cuộc sống của cô lại trở về chuỗi quy luật: Học xong lớp điêu khắc thì tới nhà hàng làm việc, làm việc xong thì về chỗ ở, tắm rửa và nghỉ ngơi.
Khoảng thời gian này, Khang Kiều phát hiện mình càng ngày càng lười. Cô thậm chí lười giở lịch. Thời gian dần trôi như không có chút quan hệ gì với cô cả. Cô chỉ biết khi mặt trời mọc trên đỉnh núi, vòng một vòng trên nóc nhà cô rồi chìm xuống biển, và trời sao xuất hiện, thế là hết một ngày.
Khang Kiều nghỉ ngơi vào Chủ Nhật hàng tuần. Mỗi tối Chủ Nhật đối với Khang Kiều luôn là những buổi tối rảnh rang. Khang Kiều từ trong nhà chuyển ra xích đu bên giếng trời. Cô ngồi trên xích đu, vừa nghe nhạc vừa ngắm bờ biển qua bức tường bao lùn tịt, nhìn những con sóng vỗ vào bờ từng đợt từng đợt, nhìn những con người chơi đùa trên mặt biển ban đểm, nhìn họ đùa cợt rồi hôn nhau.
Buổi tối Chủ Nhật này vô cùng yên ắng. Tối nay trên bãi biển có buổi ca nhạc ngoài trời, mọi người đều chạy đi xem biểu diễn.
Ánh trăng non mới nhú phản chiếu lên chiếc thùng lớn đựng nước trong giếng. Rất lâu trước kia, Jimbaran thiếu nguồn nước sạch, mỗi người dân sống ở đây đều phải chuẩn bị một thùng lớn để tích nước mưa. Họ dùng nước mưa ấy để giặt quần áo và tưới cây. Rất nhiều năm trôi qua, cho dù bây giờ người dân ở đây đã dùng nước từ khu vực lân cận chuyển tới, nhưng một số người nhung nhớ Jimbaran của quá khứ vẫn giữ những thói quen truyền thống cố chấp này.
Lúc này đây, vầng trăng trông như món quà vặt xa xỉ mà hồi nhỏ Khang Kiều được ăn, cái bánh phình to mỏng dính, vì nó trông giống trăng nên người ta gọi nó là bánh mặt trăng.
Lúc đó, khi Khang Kiều âm thầm nhớ mẹ, bà ngoại thường đứng sau lưng gọi tên cô. Thế là cô biết bà ngoại mang bánh mặt trăng tới. Cho dù cô đã ăn rất chậm, rất chậm nhưng cái đĩa tròn quay đó vẫn không cẩn thận biến thành vầng trăng đêm mùng ba, mùng bốn.
Tiếng chuông di động phá tan đêm tĩnh mịch. Đó là cuộc điện thoại của Chu Tùng An. Cứ khoảng mười ngày, Khang Kiều lại nói chuyện điện thoại với Chu Tùng An một lần. Anh ấy ở châu Úc xa xôi không hay biết gì, Khang Kiều nói gì anh ấy cũng tin. Bây giờ trong mắt đồ đại ngốc đó, Khang Kiều chỉ đang đi du lịch một chuyến sau khi tốt nghiệp. Cô đang ở Bali sống những ngày thảnh thơi, nhàn nhã.
Trong điện thoại, Chu Tùng An lại nói với Khang Kiều gần đây anh ấy đang học triết học của tinh tinh ở vườn bách thú.
Khang Kiều vừa nghe điện thoại vừa nhìn ánh trăng non trên thùng nước. Chu Tùng An nói một lượng lớn thuật ngữ, chúng khiến cô chập chờn muốn ngủ. Gió thổi qua mặt thùng, khiến vầng trăng xao động, sau đó có một cái bóng che khuất vầng trăng.
Khang Kiều khá ghét trăng bị che khuất. Miệng cô nói: “Anh chắn tôi rồi”, tay làm động tác xua đuổi người đó.
Nhưng, người đó vẫn đứng im bất động. Bên tai nghe tiếng Chu Tùng An hỏi: “Khang Kiều, em nói gì vậy? Chắn gì chứ?”. Ánh mắt cô vô thức nhìn lên.
Sau khi nhìn rõ người đứng trước mặt, Khang Kiều đờ đẫn nói: “Tùng An, giờ em có chút việc, em ngắt máy đây”.
Nói xong, di động bị lấy mất. Trong chớp mắt, chiếc di động bay về phía thùng nước, rơi “tõm” một cái. Ánh trăng trong thùng bị vỡ vụn, tan nát.
Trong chớp mắt, tay cô bị giữ chặt. Người đó kéo cô về phòng, bàn tay kia có mấy vết răng căn, đó là dấu răng cô để lại vào một ngày tháng nào đó.
Khi bị kéo đi, ánh mắt cô vẫn nhìn về phía giếng trời, mong có thể tìm được một người. Vậy mà không có một ai. Bây giờ cô hơi sợ anh, không, là rất sợ.
Cuối cùng, cô nhìn lên mặt thùng nước. Nước trong thùng đã lặng đi, vầng trăng lại đung đưa, nhưng đã dần dần cách cô rất xa.
Anh từng nói: “Ai chạm vào chiếc cốc của anh, kẻ đó gặp xui xẻo”.
Vài hôm trước, Khang Kiều biết được một tin. Người Hàn Quốc mở siêu thị ở Jimbaran luôn thể hiện ý tốt với cô đã dừng làm ăn, trở về nước. Không ai biết nguyên nhân gì, một vài người nói, khi rời đi, tinh thần của anh ta rất hoảng loạn.
Bình luận facebook