Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-3
Chương 3
28/12/2020
Edit: Nhật Nhật
...
Bảy rưỡi sáng, đồng hồ báo thức của Túng Phồn đúng giờ đổ chuông, cậu ở trêи giường lăn qua lộn lại thêm mười phút mới bò ra được khỏi giường để đi đánh răng rửa mặt.
Vừa đánh răng vừa nhìn khuôn mặt quen thuộc trong gương, Túng Phồn nghĩ thầm trong bụng, không biết có phải do có thêm hormone omega trong người thay không mà ngũ quan cậu so với lúc trước thì trông mềm mại hơn nhiều.
Tùng Phồn từ nhỏ đã là dạng mi thanh mục tú, đôi mắt vừa sáng vừa có thần, sống mũi cao thẳng, trông không lộ liễu mà rất hợp mắt, khuôn mặt cũng khác lúc nhỏ nhiều. Hồi còn nhỏ trông cậu phúng phính cực kỳ đang yêu, nhưng lớn lên, nét trẻ con không còn nữa, ngũ quan trêи mặt cũng rõ nét hơn. Dưới khóe miệng có một nốt ruồi son, dân gian thường gọi là "Thực chí", không những không gây chướng mắt mà còn thu hút ánh mắt của người khác lên đôi môi hồng hào đầy đặn của cậu.
Vẫn là gương mặt quen thuộc của mình, rất tốt! Nhưng mà trông có vẻ... Hơi bị èo hơn thì phải?
Đồ ăn sáng là do cậu mua ở dưới lầu về, cách giờ vào làm còn kha khá thời gian nên Túng Phồn chọn mang đồ về nhà ăn, thuận tiện thu thập mấy thứ cậu muốn mang tới cửa hàng.
Túi đựng đồ là loại túi vải thông thường, hôm qua Túng Phồn mua ở trong siêu thị, chín tệ một cái. Là một nhà thiết kế thời trang, cậu có thói quen ra khỏi nhà là mang theo sổ vẽ, lúc linh cảm tới là ở đâu cũng có thể vẽ lại được, ngoài ra cậu còn mang theo thẻ màu nữa, chẳng qua thẻ màu cậu vừa đặt mua trêи mạng tối qua còn chưa được ship tới, phải chờ thêm vài hôm nữa mới có.
Mẹ cho Túng Phồn tiền khiến cuộc sống của cậu cũng không đến mức quá túng quẫn, nhưng vẫn nên tiết kiệm một chút, dù sao đó cũng không phải tiền tự mình kiếm ra, phải giữ mặt mũi cho bản thân nữa.
Chín giờ mười lăm, Túng Phồn xách túi, khoác lên lưng, xịt thêm thuốc khử tin tức tố mùi bạc hà rồi ra khỏi nhà. Tình huống của cậu, tuyến thể không phát triển hoàn toàn, không cần dùng đến miếng dán, ra khỏi nhà cũng thuận tiện hơn nhiều.
Tới tiệm, cửa ngoài vẫn khóa, Túng Phồn đứng ngoài đợi một chốc, thì thấy dì Chân xỏ giầy da nhỏ thong thả đi tới. Ngày hôm nay dì Chân đổi sang mặc một chiếc áo vải lanh màu trắng, mái tóc xoăn buộc đơn giản về phía sau, nhìn vừa gọn gàng vừa nhanh nhẹn.
"Chào buổi sáng, dì Chân." Túng Phồn chào hỏi với bà.
Dì Chân cười tươi rói: "Chào buổi sáng, cháu ăn sáng chưa?"
Cái áo phông Túng Phồn mặc trông rất quen mắt, hôm qua bà cũng mua cho con trai một cái ý hệt, chắc Túng Phồn cũng mua cùng một tiệm với bà.
"Cháu ăn rồi, dì Chân ăn chưa ạ?" Túng Phồn tránh ra để bà lại mở cửa.
Cửa kính ngoài tiệm phản chiếu lại bóng của Túng Phồn, quần áo mặc trêи người tuy là đồ thanh lý nhưng trông rất gọn gàng sạch sẽ, trông không giống đồ rẻ tiền chút nào, đặc biệt là cái cài áo hình hồ ly trêи ngực, cái này là hôm quá Túng Phồn mò được ở quầy lưu niệm trong siêu thị.
"Ăn rồi, ăn rồi." Dì Chân mở cửa xong lại hỏi Túng Phồn buổi sáng ăn gì, cậu thành thật nói mấy món lúc sáng mới ăn. Dì Chân sống ở đây đã lâu, biết chỗ nào ăn vừa ngon lại vừa rẻ, bà lập tức giới thiệu cho Túng Phồn mấy cửa tiệm mà thanh niên trong khu hay tới ăn.
Túng Phồn đáp lời, nhớ kỹ mấy chỗ mà dì Chân nói, có bà giới thiệu cũng đỡ cho cậu ăn phải chỗ không ngon. Sáng nay cậu vẫn ăn bánh kếp trái cây ở tiệm ngày hôm qua, dì bán hàng lại cho thêm cậu một quả trứng làm cậu thấy ngại ơi là ngại, nghĩ một hồi cậu gọi thêm một cái bánh quẩy nữa cho dì, kết quả ăn xong no kềnh cả bụng.
Vào cửa tiệm, dì Chân mở cửa sổ ra xong quay lại nói với Túng Phồn: "Tiệm của chúng ta có hai phòng cắt may, dì dùng phòng phía bên phải, còn cái bên trái là để những lúc bận quá mướn thêm người tới phụ thì dì để họ dùng, giờ cháu dùng phòng đó đi, thấy còn thiếu cái gì thì nói với dì."
"Vâng ạ." Túng Phồn nói, "Cháu vào xem qua một chút để làm quen đã, lát nữa lại tìm dì để nhận việc."
"Đi đi." Dì Chân hớn hở vỗ vỗ cánh tay Túng Phồn rồi đi làm việc của mình. Cửa tiệm của bà nói bận thì cũng không đến nỗi, nhưng mà công việc khá vụn vặt, phải để tâm lưu ý từng yêu cầu nhỏ của khách.
Căn phòng Túng Phồn được phân cho cũng không nhỏ, cửa sổ bắt sáng tốt, có máy điều hòa riêng, trêи kệ bày đủ các loại vải vóc, chỉ màu và dụng cụ. Bàn cắt rất lớn, có cả manocanh nam nữ, nói chung là cái gì cần có thì đều có cả. Hoàn cảnh làm việc như vậy đối với Túng Phồn mà nói thì khá tốt rồi.
Sắp xếp lại đồ đạc một chút, Túng Phồn đi sang chỗ dì Chân.
"Có thiếu cái gì không?" Dì Chân hỏi.
Buổi sáng không có khách, dì Chân pha một ấm trà ngồi uống, vô cùng nhàn nhã. Trong cửa hàng cũng không có đơn hàng phải trả gấp cho khách, hầu hết đều là làm xong mới nhắn tin để người ta tới lấy.
"Cái gì cũng không thiếu ạ." Túng Phồn cười nói, "Có cần cháu làm gì không?"
Dì Chân đưa một cái váy nhỏ cho Túng Phồn: "Cháu sửa lại cái váy này trước đi vậy, cái này là của khách mua cho cháu gái, nhưng mà đứa nhỏ nói không thích, không giống váy công chúa, nói thế nào cũng nhất định không chịu mặc, lúc mua tốn không ít tiền, giờ bỏ đi thì tiếc nên người ta mang qua đây muốn sửa lại một chút."
"Cháu biết rồi." Bé gái nào cũng có ước mơ được làm công chúa, mà mỗi cô bé đều xứng đáng có được một chiếc váy lộng lẫy cho riêng mình, cái này Túng Phồn vô cùng thấu hiểu.
"À đúng rồi, ở trong phòng có café hòa tan con trai dì mang từ nước ngoài về đấy, nói là nếu có khách thì mời người ta uống, mà khách ở chỗ này của chúng ta nào có ai uống thứ đó bao giờ đâu, chỉ có thanh niên như mấy đứa mới thích cái đồ uống đó thôi. Cháu nếu muốn uống thì cứ lấy ra mà pha nhé, đừng có ngại."
"Ôi, vậy cháu cám ơn dì trước ạ." Có café miễn phí là có thể tiết kiệm một khoản kha khá rồi, thật là tốt!
Quay về phòng làm việc của mình, Túng Phồn trải cái váy ra. Cái váy của đứa nhỏ này thiết kế không cầu kỳ lắm, liếc mắt một cái là có thể thấy hết, phi thường đơn giản.
Váy thắt eo màu xanh nhạt, vải cotton nguyên chất, kiểu dáng rất phổ biến. Túng Phồn nghĩ một chút, lập tức có ý tưởng. Cậu vẽ phác họa qua trêи sổ vẽ kiểu dáng mình muốn làm, chú thích rõ nguyên liệu cần dùng, sau đó đi pha cho mình một ly café để nâng cao tình thần, bắt đầu thực hiện phần công việc đầu tiên trong ngày.
Khí trời lạnh hơn rồi, váy cộc tay không còn thích hợp với mùa này nữa, Túng Phồn dùng loại vải cotton cùng màu may thêm tay áo cho cái váy, là kiểu tay phồng đang rất thịnh hành, phần cổ áo thì dùng thiết kế kiểu cổ lá sen nhỏ. Phần thân áo giữ nguyên không đổi, chỉ đính thêm một cái nơ bướm bằng vải voan trắng lên phía trêи. Chân váy thì cắt ngắn lên một chút, vừa để làm lớp lót, vừa làm màu nền cho váy. Sau đó cậu tìm loại vải mềm màu xanh đậm và màu xanh nhạt hơn để tạo ra hiệu ứng loang màu. Đầu tiên may tầng thứ hai bằng vải màu xanh đậm, độ dài bằng với chiều dài chân váy bên trong, phía dưới viền thêm một dải ren hoa màu trắng, sau đó xếp ly phần vải may tầng ngoài cùng để tạo độ phồng cho chiếc váy. Phần eo thì đính thêm một chiếc nơ bướm cùng màu làm thắt lưng, che cho phần vải may thêm khỏi bị lộ, tránh cho người ta vừa nhìn đã biết là đồ sửa. Cuối cùng dùng chỉ màu vàng và xanh nhạt thêu thêm mấy bông hoa nho nhỏ lên phần chân váy, để chiếc váy trông không quá đơn điệu.
Loạt thao tác này nghe thì phức tạp nhưng thực tế không cần dùng đến quá nhiều nguyên liệu, quần áo của trẻ em thì không cần quá để ý đến đường nét hay chiết eo, nên máy thêm vải vào cũng không tốn thời gian, chưa đến hai tiếng Túng Phồn đã làm xong hết.
Đây không phải chiếc váy đẹp nhất Túng Phồn từng làm, cũng không phải chiếc váy được sửa tốt nhất, dù sao nguyên liệu dùng cho quần áo trẻ em cũng hạn chế, quá cứng không được, quá nặng cũng không được, làm được như thế này đã rất tốt rồi. Mà thiết kế đơn giản thế này cũng làm Tống Phồn cảm nhận được niềm vui khi thiết kế thời trang. Trước kia lúc đi làm, cậu cũng có mục tiêu cùng hoài bão lớn lao, nhưng cậu chỉ thường chỉ tiếp xúc với những người làm cố vấn thời trang, nhìn thấy sao chép nhiều hơn sáng tạo. Cậu không muốn bình luận về kiểu sản xuất theo dây chuyền, sản xuất công nghiệp hóa mà tư bản và thời đại xây nên, cậu chỉ biết, hiện giờ, trong căn phòng nhỏ này, cậu dùng phương thức đơn giản nhất để đánh thức linh cảm của mình, có lẽ sẽ không ai đánh giá cao chuyện này, nhưng đối với cậu mà nói bản thân cậu cảm thấy vô cùng vui sướиɠ được tự tay làm những công đoạn này.
Dì Chân nhìn chiếc váy cậu đã sửa xong, cười nói: "Thanh niên có khác, đầu óc đúng là linh hoạt, cái váy này sửa thật là đẹp."
Bà khen không phải thiết kế mà là đường may của Túng Phồn, hay mọi người vẫn hay gọi là "Đạp máy [1]". Túng Phồn may đường thẳng, không rườm rà, mấy bông hoa nhỏ được thêu kiểu Pháp cũng rất đẹp, hiển nhiên là tay nghề rất vững. Điều này khiến bà càng yên tâm hơn, nhận Túng Phồn vào làm quả thực là rất sáng suốt.
Túng Phồn cũng không bởi vì được dì Chân khen ngợi mà kiêu ngạo: "Cái váy này trẻ em có lẽ sẽ thích, nhưng mà người lớn thì phân nửa sẽ không."
Trẻ nhỏ chơi đùa nhiều, quần áo mặc một chốc đã phải thay ra giặt, kiểu váy áo phải giặt tay như cái này so với quần áo bằng cotton đơn giản khác, đúng là phiền toái hơn nhiều, chắc chắn không được người lớn thích.
Dì Chân hiểu ý của cậu, cười nói: "Cũng không có cách nào, nhu cầu và thẩm mỹ của trẻ nhỏ nhiều lúc người lớn cũng không thể hiểu nổi mà."
Không xoắn xuýt chuyện cái váy nhỏ nữa, dù sao cũng phải đợi lúc khách hàng tới nhận thì mới có thể đánh giá được, Túng Phồn chỉ dựa theo yêu cầu để làm thôi, mà cậu cũng rất hưởng thụ quá trình này.
Dì Chân cũng không nói nhiều lời, trực tiếp đưa cho cậu thêm năm bộ quần áo, yêu cầu sửa của mỗi bộ đều được ghi rõ trêи đơn hàng cả rồi, Túng Phồn làm theo đó là được.
Buổi trưa, Túng Phồn nghe dì Chân đề cử, gọi một phần cơm thịt sợi kho vị cá, vải vóc trong cửa hàng đều là đồ dễ cháy, cho nên để đề phòng hỏa hoạn, trong cửa hàng không dùng bếp nấu, đun nước thì dùng ấm điện, còn ăn cơm chỉ có thể gọi ở bên ngoài đưa tới.
Hai người chọn một quán cơm cách Chân Mỹ Lệ không xa, bà chủ tiệm cơm đích thân đưa đồ tới cho họ. Suất cơm được đơm đầy oặc, Túng Phồn là đàn ông phỏng chừng cũng không ăn hết nổi chỗ này.
Bà chủ tiệm cơm cũng trạc tuổi với dì Chân, vừa nhìn thấy Túng Phồn thì hồ hởi nói: "Tôi nói bà chủ Chân này, bà kiếm đâu ra cậu nhân viên trông đẹp trai dữ vậy? Cậu nhóc này mà làm trong tiệm của tôi, khéo cả ngày tôi không làm gì nổi mất."
Dì Chân cười mắng: "Đừng có nhìn thấy người ta dễ coi là hai mắt lại sáng như đèn pha ô tô thế, nhanh đi về làm việc của mình đi, đừng để chốc nữa chồng bà lại phải sang đây kéo người về."
"Mặc kệ, cho cái lão nát rượu đấy sang mà gọi." Nói xong, bà chủ lại gần Túng Phồn, Không chút khách khí hỏi cậu bao lớn rồi, có người yêu hay chưa, người ở đâu, có phải beta hay không.
Mấy câu hỏi này đối với Túng Phồn, người tử nhỏ lớn lên trong khu tập thể cũ là không thể quen thuộc hơn được nữa, cậu cũng không thấy phiền người khác hỏi mình như vậy.
Dì Chân thì lại sợ Túng Phồn ngại, thúc giục đuổi người đi về, xong quay lại nói với cậu: "Hàng xóm láng giềng với nhau cả chục năm rồi, ai cũng như vậy hết, không phải có ý xấu gì đâu, chỉ là thấy người trẻ tuổi thì thích mai mối cho người này người kia thôi, cháu cứ nghe là được, dì biết thanh niên như các cháu vẫn thích tự do yêu đương hơn."
Túng Phồn bới cơm, cười nói: "Cháu cũng lớn lên ở khu nhà tập thể cũ, nhìn các cô các dì như vậy thì cảm thấy rất thân thuộc, dì đừng bận tâm."
"Vậy thì tốt." Dì Chân rất thích tính cách của Túng Phồn, làm việc chăm chỉ, vừa thoải mái vừa lễ phép, quả thực chính là kiểu "con nhà người ta" tiêu chuẩn.
Hai người ngồi ở phòng trưng bày phía trước ăn cơm, đang vừa ăn vừa nói chuyện phiếm về khu tập thể bên đây thì có một thím độ chừng năm mươi tuổi dắt theo một bé gái ba, bốn tuổi, buộc tóc hai bên đi vào, "Bà chủ Chân, váy của Niếp Niếp đã sửa xong chưa vậy?"
"Chị Trịnh, chị tới thật khéo, buổi sáng nay vừa mới sửa xong đây." Dì Chân đứng dậy bắt chuyện với khách.
Bé gái gọi Niếp Niếp thì ngoan ngoãn kêu "Chào bà Chân ạ", sau đó tò mò nhìn Túng Phồn, cô bé hơi xấu hổ núp ra phía sau bà nội, đôi mắt to, tròn xoe như hai trái nho, ngây thơ nhìn Túng Phồn.
"Làm phiền em rồi, vốn chị cũng không vội lấy, nhưng mà con bé này hôm nay vừa tới đã quấn lấy chị đòi váy công chúa của nó, chị bị nó nhõng nhẽo suốt từ sáng đến giờ, không còn cách nào nên mới dắt nó qua đây hỏi một chút." Thím Trịnh ngại ngùng nói.
"Không sao không sao." Dì Chân lấy chiếc váy nhỏ ra, "Chị xem thử xem có được hay chưa?"
"Ôi, đúng là không thể nhận ra luôn." Thím Trịnh nhận lại cái váy, đầu tiên nhìn kiểu dáng một chút, ngoài miệng nghe không ra có thích hay là không, nhưng rõ ràng nét mặt có chút do dự, nụ cười cũng không rõ ràng như trước, chỉ cần người nào hơi để ý chút là có thể thấy bà không hài lòng với cái váy. Nhưng mà sau khi sờ sờ chất liệu vải thì sắc mặt dễ chịu hơn không ít, phần vải may thêm vào và đường may đều rất mềm mại, phù hợp cho trẻ con mặc.
Bà chưa kịp mở miệng nói gì thì đã nghe Niếp Niếp lớn tiếng hô: "Oa, váy công chúa của con!"
Thím Trịnh thấy hai mắt Niếp Niếp sáng bừng lên như có sao, mới đè lại lời bất mãn đã chuẩn bị ra tới miệng, ngồi xổm xuống giơ chiếc váy ra cho cô bé xem, hỏi: "Niếp Niếp có thích cái váy này không?"
"Thích ạ!" Cô bé gật đầu một cái thật mạnh, "So với cái bà nội mua đẹp hơn gấp trăm lần!"
Thím Trịnh nhất thời dở khóc dở cười, bà thực sự không thể hiểu nổi gu thời trang của mấy đứa nhỏ.
"Mặc, Niếp Niếp muốn mặc luôn cơ!" Niếp Niếp đòi bà nội cho mặc cô bé.
Dì Chân cười nói: "Chị Trịnh, chị cứ dẫn Niếp Niếp vào phòng thay đồ mặc thử đi, xem có vừa người hay không."
Chờ không lâu lắm, Niếp Niếp đã mặc xong váy công chúa của mình đi ra, cô bé chạy một mạch đến chỗ Túng Phồn, hỏi: "Anh ơi, em mặc có xinh không?"
"Xinh lắm, vừa trắng trẻo vừa đáng yêu, y như cô công chúa nhỏ vậy." Túng Phồn không ngần ngại mở miệng khen cô bé, màu xanh nhạt vốn dĩ đã tôn da rồi.
Niếp Niếp cười hì hì nói: "Anh cũng đẹp trai lắm, còn đẹp hơn cả Niếp Niếp!"
Thím Trịnh ấn ấn trán cô nhóc: "Con bé này mới lớn bao nhiều chứ, đã biết khen người ta đẹp trai rồi."
Dì Chân bật cười: "Tiểu Túng nhà em đúng là dễ nhìn thật mà. Cái váy này của Niếp Niếp là Tiểu Túng sửa cho đấy, nói cho cùng, vẫn là thanh niên mới biết trẻ con thích kiểu quần áo như thế nào."
Thím Trịnh cũng cười nói: "Đúng thế, nói như vậy, Niếp Niếp không thích váy chị mua cũng là có lý do cả. Sau này chị tìm mua cho con bé mấy cái váy trông cầu kỳ một chút, nói không chừng con bé sẽ thích." Sự bất mãn hồi nãy của bà đã hoàn toàn biến mất.
Túng Phồn chỉ yên lặng đứng nghe ở bên cạnh, không nói chen vào, cậu biết mới đầu dì Chân không nói cái váy do cậu sửa là vì sợ thím Trịnh không hài lòng, nếu bà ấy không thích thật, dì Chân sẽ tự ôm trách nhiệm về phía mình.
Cháu gái thích, thím Trịnh cũng không bắt bẻ nữa, vui vẻ trả tiền sau đó dẫn Niếp Niếp đi.
Niếp Niếp mặc váy mới, tung tăng nhảy chân sáo cả một đường, cô nhóc hiển nhiên là vô cùng vui vẻ.
"Dì Chân, sau này sửa đồ cháu sẽ để ý một chút." Túng Phồn cũng không muốn lần nào cũng để dì Chân phải ra mặt, cậu biết rõ gu thẩm mỹ của mỗi thế hệ là khác nhau, cậu sẽ kiên trì làm theo ý tưởng của mình, nhưng cũng không thể làm quá được.
Dì Chân không đồng ý nói: "Cháu có phong cách riêng của cháu, cái này vô cùng hiếm thấy, phải tự biết quý trọng thiên phú của mình, đừng có để nó bị mai một. Dì Chân cháu làm nghề này nhiều năm như vậy, cũng đã từng có những lúc mạnh dạn làm thử cái mới, cùng lắm thì đền cho người ta một bộ quần áo khác thôi, sợ cái gì?"
Túng Phồn vui vẻ nói: "Vậy sau này làm phiền dì Chân che chở cho cháu với nhé."
"Yên tâm đi." Dì Chân vỗ ngực, có cảm giác như bà là một nữ đại hiệp, hào khí ngất trời, không gì là không làm được.
___________________
28/12/2020
Edit: Nhật Nhật
...
Bảy rưỡi sáng, đồng hồ báo thức của Túng Phồn đúng giờ đổ chuông, cậu ở trêи giường lăn qua lộn lại thêm mười phút mới bò ra được khỏi giường để đi đánh răng rửa mặt.
Vừa đánh răng vừa nhìn khuôn mặt quen thuộc trong gương, Túng Phồn nghĩ thầm trong bụng, không biết có phải do có thêm hormone omega trong người thay không mà ngũ quan cậu so với lúc trước thì trông mềm mại hơn nhiều.
Tùng Phồn từ nhỏ đã là dạng mi thanh mục tú, đôi mắt vừa sáng vừa có thần, sống mũi cao thẳng, trông không lộ liễu mà rất hợp mắt, khuôn mặt cũng khác lúc nhỏ nhiều. Hồi còn nhỏ trông cậu phúng phính cực kỳ đang yêu, nhưng lớn lên, nét trẻ con không còn nữa, ngũ quan trêи mặt cũng rõ nét hơn. Dưới khóe miệng có một nốt ruồi son, dân gian thường gọi là "Thực chí", không những không gây chướng mắt mà còn thu hút ánh mắt của người khác lên đôi môi hồng hào đầy đặn của cậu.
Vẫn là gương mặt quen thuộc của mình, rất tốt! Nhưng mà trông có vẻ... Hơi bị èo hơn thì phải?
Đồ ăn sáng là do cậu mua ở dưới lầu về, cách giờ vào làm còn kha khá thời gian nên Túng Phồn chọn mang đồ về nhà ăn, thuận tiện thu thập mấy thứ cậu muốn mang tới cửa hàng.
Túi đựng đồ là loại túi vải thông thường, hôm qua Túng Phồn mua ở trong siêu thị, chín tệ một cái. Là một nhà thiết kế thời trang, cậu có thói quen ra khỏi nhà là mang theo sổ vẽ, lúc linh cảm tới là ở đâu cũng có thể vẽ lại được, ngoài ra cậu còn mang theo thẻ màu nữa, chẳng qua thẻ màu cậu vừa đặt mua trêи mạng tối qua còn chưa được ship tới, phải chờ thêm vài hôm nữa mới có.
Mẹ cho Túng Phồn tiền khiến cuộc sống của cậu cũng không đến mức quá túng quẫn, nhưng vẫn nên tiết kiệm một chút, dù sao đó cũng không phải tiền tự mình kiếm ra, phải giữ mặt mũi cho bản thân nữa.
Chín giờ mười lăm, Túng Phồn xách túi, khoác lên lưng, xịt thêm thuốc khử tin tức tố mùi bạc hà rồi ra khỏi nhà. Tình huống của cậu, tuyến thể không phát triển hoàn toàn, không cần dùng đến miếng dán, ra khỏi nhà cũng thuận tiện hơn nhiều.
Tới tiệm, cửa ngoài vẫn khóa, Túng Phồn đứng ngoài đợi một chốc, thì thấy dì Chân xỏ giầy da nhỏ thong thả đi tới. Ngày hôm nay dì Chân đổi sang mặc một chiếc áo vải lanh màu trắng, mái tóc xoăn buộc đơn giản về phía sau, nhìn vừa gọn gàng vừa nhanh nhẹn.
"Chào buổi sáng, dì Chân." Túng Phồn chào hỏi với bà.
Dì Chân cười tươi rói: "Chào buổi sáng, cháu ăn sáng chưa?"
Cái áo phông Túng Phồn mặc trông rất quen mắt, hôm qua bà cũng mua cho con trai một cái ý hệt, chắc Túng Phồn cũng mua cùng một tiệm với bà.
"Cháu ăn rồi, dì Chân ăn chưa ạ?" Túng Phồn tránh ra để bà lại mở cửa.
Cửa kính ngoài tiệm phản chiếu lại bóng của Túng Phồn, quần áo mặc trêи người tuy là đồ thanh lý nhưng trông rất gọn gàng sạch sẽ, trông không giống đồ rẻ tiền chút nào, đặc biệt là cái cài áo hình hồ ly trêи ngực, cái này là hôm quá Túng Phồn mò được ở quầy lưu niệm trong siêu thị.
"Ăn rồi, ăn rồi." Dì Chân mở cửa xong lại hỏi Túng Phồn buổi sáng ăn gì, cậu thành thật nói mấy món lúc sáng mới ăn. Dì Chân sống ở đây đã lâu, biết chỗ nào ăn vừa ngon lại vừa rẻ, bà lập tức giới thiệu cho Túng Phồn mấy cửa tiệm mà thanh niên trong khu hay tới ăn.
Túng Phồn đáp lời, nhớ kỹ mấy chỗ mà dì Chân nói, có bà giới thiệu cũng đỡ cho cậu ăn phải chỗ không ngon. Sáng nay cậu vẫn ăn bánh kếp trái cây ở tiệm ngày hôm qua, dì bán hàng lại cho thêm cậu một quả trứng làm cậu thấy ngại ơi là ngại, nghĩ một hồi cậu gọi thêm một cái bánh quẩy nữa cho dì, kết quả ăn xong no kềnh cả bụng.
Vào cửa tiệm, dì Chân mở cửa sổ ra xong quay lại nói với Túng Phồn: "Tiệm của chúng ta có hai phòng cắt may, dì dùng phòng phía bên phải, còn cái bên trái là để những lúc bận quá mướn thêm người tới phụ thì dì để họ dùng, giờ cháu dùng phòng đó đi, thấy còn thiếu cái gì thì nói với dì."
"Vâng ạ." Túng Phồn nói, "Cháu vào xem qua một chút để làm quen đã, lát nữa lại tìm dì để nhận việc."
"Đi đi." Dì Chân hớn hở vỗ vỗ cánh tay Túng Phồn rồi đi làm việc của mình. Cửa tiệm của bà nói bận thì cũng không đến nỗi, nhưng mà công việc khá vụn vặt, phải để tâm lưu ý từng yêu cầu nhỏ của khách.
Căn phòng Túng Phồn được phân cho cũng không nhỏ, cửa sổ bắt sáng tốt, có máy điều hòa riêng, trêи kệ bày đủ các loại vải vóc, chỉ màu và dụng cụ. Bàn cắt rất lớn, có cả manocanh nam nữ, nói chung là cái gì cần có thì đều có cả. Hoàn cảnh làm việc như vậy đối với Túng Phồn mà nói thì khá tốt rồi.
Sắp xếp lại đồ đạc một chút, Túng Phồn đi sang chỗ dì Chân.
"Có thiếu cái gì không?" Dì Chân hỏi.
Buổi sáng không có khách, dì Chân pha một ấm trà ngồi uống, vô cùng nhàn nhã. Trong cửa hàng cũng không có đơn hàng phải trả gấp cho khách, hầu hết đều là làm xong mới nhắn tin để người ta tới lấy.
"Cái gì cũng không thiếu ạ." Túng Phồn cười nói, "Có cần cháu làm gì không?"
Dì Chân đưa một cái váy nhỏ cho Túng Phồn: "Cháu sửa lại cái váy này trước đi vậy, cái này là của khách mua cho cháu gái, nhưng mà đứa nhỏ nói không thích, không giống váy công chúa, nói thế nào cũng nhất định không chịu mặc, lúc mua tốn không ít tiền, giờ bỏ đi thì tiếc nên người ta mang qua đây muốn sửa lại một chút."
"Cháu biết rồi." Bé gái nào cũng có ước mơ được làm công chúa, mà mỗi cô bé đều xứng đáng có được một chiếc váy lộng lẫy cho riêng mình, cái này Túng Phồn vô cùng thấu hiểu.
"À đúng rồi, ở trong phòng có café hòa tan con trai dì mang từ nước ngoài về đấy, nói là nếu có khách thì mời người ta uống, mà khách ở chỗ này của chúng ta nào có ai uống thứ đó bao giờ đâu, chỉ có thanh niên như mấy đứa mới thích cái đồ uống đó thôi. Cháu nếu muốn uống thì cứ lấy ra mà pha nhé, đừng có ngại."
"Ôi, vậy cháu cám ơn dì trước ạ." Có café miễn phí là có thể tiết kiệm một khoản kha khá rồi, thật là tốt!
Quay về phòng làm việc của mình, Túng Phồn trải cái váy ra. Cái váy của đứa nhỏ này thiết kế không cầu kỳ lắm, liếc mắt một cái là có thể thấy hết, phi thường đơn giản.
Váy thắt eo màu xanh nhạt, vải cotton nguyên chất, kiểu dáng rất phổ biến. Túng Phồn nghĩ một chút, lập tức có ý tưởng. Cậu vẽ phác họa qua trêи sổ vẽ kiểu dáng mình muốn làm, chú thích rõ nguyên liệu cần dùng, sau đó đi pha cho mình một ly café để nâng cao tình thần, bắt đầu thực hiện phần công việc đầu tiên trong ngày.
Khí trời lạnh hơn rồi, váy cộc tay không còn thích hợp với mùa này nữa, Túng Phồn dùng loại vải cotton cùng màu may thêm tay áo cho cái váy, là kiểu tay phồng đang rất thịnh hành, phần cổ áo thì dùng thiết kế kiểu cổ lá sen nhỏ. Phần thân áo giữ nguyên không đổi, chỉ đính thêm một cái nơ bướm bằng vải voan trắng lên phía trêи. Chân váy thì cắt ngắn lên một chút, vừa để làm lớp lót, vừa làm màu nền cho váy. Sau đó cậu tìm loại vải mềm màu xanh đậm và màu xanh nhạt hơn để tạo ra hiệu ứng loang màu. Đầu tiên may tầng thứ hai bằng vải màu xanh đậm, độ dài bằng với chiều dài chân váy bên trong, phía dưới viền thêm một dải ren hoa màu trắng, sau đó xếp ly phần vải may tầng ngoài cùng để tạo độ phồng cho chiếc váy. Phần eo thì đính thêm một chiếc nơ bướm cùng màu làm thắt lưng, che cho phần vải may thêm khỏi bị lộ, tránh cho người ta vừa nhìn đã biết là đồ sửa. Cuối cùng dùng chỉ màu vàng và xanh nhạt thêu thêm mấy bông hoa nho nhỏ lên phần chân váy, để chiếc váy trông không quá đơn điệu.
Loạt thao tác này nghe thì phức tạp nhưng thực tế không cần dùng đến quá nhiều nguyên liệu, quần áo của trẻ em thì không cần quá để ý đến đường nét hay chiết eo, nên máy thêm vải vào cũng không tốn thời gian, chưa đến hai tiếng Túng Phồn đã làm xong hết.
Đây không phải chiếc váy đẹp nhất Túng Phồn từng làm, cũng không phải chiếc váy được sửa tốt nhất, dù sao nguyên liệu dùng cho quần áo trẻ em cũng hạn chế, quá cứng không được, quá nặng cũng không được, làm được như thế này đã rất tốt rồi. Mà thiết kế đơn giản thế này cũng làm Tống Phồn cảm nhận được niềm vui khi thiết kế thời trang. Trước kia lúc đi làm, cậu cũng có mục tiêu cùng hoài bão lớn lao, nhưng cậu chỉ thường chỉ tiếp xúc với những người làm cố vấn thời trang, nhìn thấy sao chép nhiều hơn sáng tạo. Cậu không muốn bình luận về kiểu sản xuất theo dây chuyền, sản xuất công nghiệp hóa mà tư bản và thời đại xây nên, cậu chỉ biết, hiện giờ, trong căn phòng nhỏ này, cậu dùng phương thức đơn giản nhất để đánh thức linh cảm của mình, có lẽ sẽ không ai đánh giá cao chuyện này, nhưng đối với cậu mà nói bản thân cậu cảm thấy vô cùng vui sướиɠ được tự tay làm những công đoạn này.
Dì Chân nhìn chiếc váy cậu đã sửa xong, cười nói: "Thanh niên có khác, đầu óc đúng là linh hoạt, cái váy này sửa thật là đẹp."
Bà khen không phải thiết kế mà là đường may của Túng Phồn, hay mọi người vẫn hay gọi là "Đạp máy [1]". Túng Phồn may đường thẳng, không rườm rà, mấy bông hoa nhỏ được thêu kiểu Pháp cũng rất đẹp, hiển nhiên là tay nghề rất vững. Điều này khiến bà càng yên tâm hơn, nhận Túng Phồn vào làm quả thực là rất sáng suốt.
Túng Phồn cũng không bởi vì được dì Chân khen ngợi mà kiêu ngạo: "Cái váy này trẻ em có lẽ sẽ thích, nhưng mà người lớn thì phân nửa sẽ không."
Trẻ nhỏ chơi đùa nhiều, quần áo mặc một chốc đã phải thay ra giặt, kiểu váy áo phải giặt tay như cái này so với quần áo bằng cotton đơn giản khác, đúng là phiền toái hơn nhiều, chắc chắn không được người lớn thích.
Dì Chân hiểu ý của cậu, cười nói: "Cũng không có cách nào, nhu cầu và thẩm mỹ của trẻ nhỏ nhiều lúc người lớn cũng không thể hiểu nổi mà."
Không xoắn xuýt chuyện cái váy nhỏ nữa, dù sao cũng phải đợi lúc khách hàng tới nhận thì mới có thể đánh giá được, Túng Phồn chỉ dựa theo yêu cầu để làm thôi, mà cậu cũng rất hưởng thụ quá trình này.
Dì Chân cũng không nói nhiều lời, trực tiếp đưa cho cậu thêm năm bộ quần áo, yêu cầu sửa của mỗi bộ đều được ghi rõ trêи đơn hàng cả rồi, Túng Phồn làm theo đó là được.
Buổi trưa, Túng Phồn nghe dì Chân đề cử, gọi một phần cơm thịt sợi kho vị cá, vải vóc trong cửa hàng đều là đồ dễ cháy, cho nên để đề phòng hỏa hoạn, trong cửa hàng không dùng bếp nấu, đun nước thì dùng ấm điện, còn ăn cơm chỉ có thể gọi ở bên ngoài đưa tới.
Hai người chọn một quán cơm cách Chân Mỹ Lệ không xa, bà chủ tiệm cơm đích thân đưa đồ tới cho họ. Suất cơm được đơm đầy oặc, Túng Phồn là đàn ông phỏng chừng cũng không ăn hết nổi chỗ này.
Bà chủ tiệm cơm cũng trạc tuổi với dì Chân, vừa nhìn thấy Túng Phồn thì hồ hởi nói: "Tôi nói bà chủ Chân này, bà kiếm đâu ra cậu nhân viên trông đẹp trai dữ vậy? Cậu nhóc này mà làm trong tiệm của tôi, khéo cả ngày tôi không làm gì nổi mất."
Dì Chân cười mắng: "Đừng có nhìn thấy người ta dễ coi là hai mắt lại sáng như đèn pha ô tô thế, nhanh đi về làm việc của mình đi, đừng để chốc nữa chồng bà lại phải sang đây kéo người về."
"Mặc kệ, cho cái lão nát rượu đấy sang mà gọi." Nói xong, bà chủ lại gần Túng Phồn, Không chút khách khí hỏi cậu bao lớn rồi, có người yêu hay chưa, người ở đâu, có phải beta hay không.
Mấy câu hỏi này đối với Túng Phồn, người tử nhỏ lớn lên trong khu tập thể cũ là không thể quen thuộc hơn được nữa, cậu cũng không thấy phiền người khác hỏi mình như vậy.
Dì Chân thì lại sợ Túng Phồn ngại, thúc giục đuổi người đi về, xong quay lại nói với cậu: "Hàng xóm láng giềng với nhau cả chục năm rồi, ai cũng như vậy hết, không phải có ý xấu gì đâu, chỉ là thấy người trẻ tuổi thì thích mai mối cho người này người kia thôi, cháu cứ nghe là được, dì biết thanh niên như các cháu vẫn thích tự do yêu đương hơn."
Túng Phồn bới cơm, cười nói: "Cháu cũng lớn lên ở khu nhà tập thể cũ, nhìn các cô các dì như vậy thì cảm thấy rất thân thuộc, dì đừng bận tâm."
"Vậy thì tốt." Dì Chân rất thích tính cách của Túng Phồn, làm việc chăm chỉ, vừa thoải mái vừa lễ phép, quả thực chính là kiểu "con nhà người ta" tiêu chuẩn.
Hai người ngồi ở phòng trưng bày phía trước ăn cơm, đang vừa ăn vừa nói chuyện phiếm về khu tập thể bên đây thì có một thím độ chừng năm mươi tuổi dắt theo một bé gái ba, bốn tuổi, buộc tóc hai bên đi vào, "Bà chủ Chân, váy của Niếp Niếp đã sửa xong chưa vậy?"
"Chị Trịnh, chị tới thật khéo, buổi sáng nay vừa mới sửa xong đây." Dì Chân đứng dậy bắt chuyện với khách.
Bé gái gọi Niếp Niếp thì ngoan ngoãn kêu "Chào bà Chân ạ", sau đó tò mò nhìn Túng Phồn, cô bé hơi xấu hổ núp ra phía sau bà nội, đôi mắt to, tròn xoe như hai trái nho, ngây thơ nhìn Túng Phồn.
"Làm phiền em rồi, vốn chị cũng không vội lấy, nhưng mà con bé này hôm nay vừa tới đã quấn lấy chị đòi váy công chúa của nó, chị bị nó nhõng nhẽo suốt từ sáng đến giờ, không còn cách nào nên mới dắt nó qua đây hỏi một chút." Thím Trịnh ngại ngùng nói.
"Không sao không sao." Dì Chân lấy chiếc váy nhỏ ra, "Chị xem thử xem có được hay chưa?"
"Ôi, đúng là không thể nhận ra luôn." Thím Trịnh nhận lại cái váy, đầu tiên nhìn kiểu dáng một chút, ngoài miệng nghe không ra có thích hay là không, nhưng rõ ràng nét mặt có chút do dự, nụ cười cũng không rõ ràng như trước, chỉ cần người nào hơi để ý chút là có thể thấy bà không hài lòng với cái váy. Nhưng mà sau khi sờ sờ chất liệu vải thì sắc mặt dễ chịu hơn không ít, phần vải may thêm vào và đường may đều rất mềm mại, phù hợp cho trẻ con mặc.
Bà chưa kịp mở miệng nói gì thì đã nghe Niếp Niếp lớn tiếng hô: "Oa, váy công chúa của con!"
Thím Trịnh thấy hai mắt Niếp Niếp sáng bừng lên như có sao, mới đè lại lời bất mãn đã chuẩn bị ra tới miệng, ngồi xổm xuống giơ chiếc váy ra cho cô bé xem, hỏi: "Niếp Niếp có thích cái váy này không?"
"Thích ạ!" Cô bé gật đầu một cái thật mạnh, "So với cái bà nội mua đẹp hơn gấp trăm lần!"
Thím Trịnh nhất thời dở khóc dở cười, bà thực sự không thể hiểu nổi gu thời trang của mấy đứa nhỏ.
"Mặc, Niếp Niếp muốn mặc luôn cơ!" Niếp Niếp đòi bà nội cho mặc cô bé.
Dì Chân cười nói: "Chị Trịnh, chị cứ dẫn Niếp Niếp vào phòng thay đồ mặc thử đi, xem có vừa người hay không."
Chờ không lâu lắm, Niếp Niếp đã mặc xong váy công chúa của mình đi ra, cô bé chạy một mạch đến chỗ Túng Phồn, hỏi: "Anh ơi, em mặc có xinh không?"
"Xinh lắm, vừa trắng trẻo vừa đáng yêu, y như cô công chúa nhỏ vậy." Túng Phồn không ngần ngại mở miệng khen cô bé, màu xanh nhạt vốn dĩ đã tôn da rồi.
Niếp Niếp cười hì hì nói: "Anh cũng đẹp trai lắm, còn đẹp hơn cả Niếp Niếp!"
Thím Trịnh ấn ấn trán cô nhóc: "Con bé này mới lớn bao nhiều chứ, đã biết khen người ta đẹp trai rồi."
Dì Chân bật cười: "Tiểu Túng nhà em đúng là dễ nhìn thật mà. Cái váy này của Niếp Niếp là Tiểu Túng sửa cho đấy, nói cho cùng, vẫn là thanh niên mới biết trẻ con thích kiểu quần áo như thế nào."
Thím Trịnh cũng cười nói: "Đúng thế, nói như vậy, Niếp Niếp không thích váy chị mua cũng là có lý do cả. Sau này chị tìm mua cho con bé mấy cái váy trông cầu kỳ một chút, nói không chừng con bé sẽ thích." Sự bất mãn hồi nãy của bà đã hoàn toàn biến mất.
Túng Phồn chỉ yên lặng đứng nghe ở bên cạnh, không nói chen vào, cậu biết mới đầu dì Chân không nói cái váy do cậu sửa là vì sợ thím Trịnh không hài lòng, nếu bà ấy không thích thật, dì Chân sẽ tự ôm trách nhiệm về phía mình.
Cháu gái thích, thím Trịnh cũng không bắt bẻ nữa, vui vẻ trả tiền sau đó dẫn Niếp Niếp đi.
Niếp Niếp mặc váy mới, tung tăng nhảy chân sáo cả một đường, cô nhóc hiển nhiên là vô cùng vui vẻ.
"Dì Chân, sau này sửa đồ cháu sẽ để ý một chút." Túng Phồn cũng không muốn lần nào cũng để dì Chân phải ra mặt, cậu biết rõ gu thẩm mỹ của mỗi thế hệ là khác nhau, cậu sẽ kiên trì làm theo ý tưởng của mình, nhưng cũng không thể làm quá được.
Dì Chân không đồng ý nói: "Cháu có phong cách riêng của cháu, cái này vô cùng hiếm thấy, phải tự biết quý trọng thiên phú của mình, đừng có để nó bị mai một. Dì Chân cháu làm nghề này nhiều năm như vậy, cũng đã từng có những lúc mạnh dạn làm thử cái mới, cùng lắm thì đền cho người ta một bộ quần áo khác thôi, sợ cái gì?"
Túng Phồn vui vẻ nói: "Vậy sau này làm phiền dì Chân che chở cho cháu với nhé."
"Yên tâm đi." Dì Chân vỗ ngực, có cảm giác như bà là một nữ đại hiệp, hào khí ngất trời, không gì là không làm được.
___________________
Bình luận facebook