Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 14
Nhìn cái quỷ ấy. Người yêu đang ở bên dưới kìa, đang yên đang lành nhìn tôi làm gì?
Hoài Chân đưa hạt dưa lên miệng một cách chậm rãi, hàm răng kéo theo gân trên mặt khẽ giật, cắn cái rắc. Đồng thời cô bình tĩnh nhìn lại như đang khiêu khích. Miệng cẩn thận nhai phần dưa rồi nhổ vỏ ra.
Ánh mắt người kia nhìn cô chốc lát rồi dời đi.
Ngón tay kẹp bức tranh của hắn giật giật, một tên hầu cầm lấy tranh trên tay hắn, đứng bên cửa sổ mời người xướng phiếu đi đến, nghiêng người lại nói nhỏ với ông ta mấy câu.
Chỉ trong chốc lát, người xướng phiếu lập tức quay về sân khấu, ho khan một tiếng rồi cao giọng nói: “Hồng thiếu gia hỏi, bức tranh này do ai vẽ? Không bắt được phong thái của hôn thê cậu ấy chút nào. Cậu ấy mời người lập tức vẽ lại một bức ngay tại đây, nếu muốn đấu giá thì xướng phiếu lại cũng không muộn.”
Người xướng phiếu vừa dứt lời, cánh đàn ông ồn ào trên băng ghế im phăng phắc.
Chỉ một lúc sau, một chiếc bàn đơn sơ được đem vào. Họa sĩ cầm bút lông dê vẽ trên giấy.
Không phải nói là hay đối nghịch với cha ư? Không phải là không muốn lấy vợ sao?
Vậy anh ta đang giở trò gì thế kia?
Hoài Chân ngồi trên ghế suy tư.
“Hôn thê của tôi”… Cái xưng danh thân mật này vừa thốt ra, vừa nghe thì thấy như đang dọa những người có mặt, song cẩn thận suy nghĩ lại, càng như cố ý nói lẫy cho người nào đó nghe.
Đột nhiên cô nhớ lại lời mấy thanh niên kia trêu ghẹo anh ta: “Ở trước mặt tình nhân cũ, phải chứng minh bản thân trong sạch…”
Nghĩ đến đây, Hoài Chân chỉ vào thanh y ở trên sân khấu, hỏi: “Cùng là nữ ký khế ước bán thân cho Khương Tố ma ma, nhưng vì sao cô ấy có thê ở đây ca diễn?”
Người hầu kia đáp: “Cô nói đào kép nào? Đào kép kia muốn đến sân khấu Grant diễn, là cây hái tiền của ma ma và Hồng gia: các cô gái khác ở nhà thổ mỗi tháng có thể kiếm được bốn mươi đô, nhưng cô ấy thì kiếm được gấp ba. Cô gái như vậy, dĩ nhiên cũng phải nhân nhượng rồi. Có điều Hồng gia đã nói, ở toàn bộ nước Mỹ cũng chỉ có một sân khấu có quy mô như sân khấu Grant. Hằng năm tiếp đón người da trắng hay khách quý quốc hội nhiều không đếm xuể. Muốn đến đó hát thì trước tiên phải thử hát một tháng ở rạp hát bí mật này đã…”
Hoài Chân ồ một tiếng.
Thì ra là thế.
Có ai trên phố người Hoa không biết đại danh của Hồng Lục thiếu? Hôm nay gần nửa bà con trên phố đều ở đây, thế là mọi người đều biết tình nhân cũ ngay trước mắt mọi người mắt đi mày lại với gã da trắng đầu mập tai to. Mà nơi này không thể so được với Trung Quốc, ở đây,, Hồng thiếu gia không thể để mình mất mặt được.
Lúc này đối với anh ta mà nói, cưới một cô vợ về so với việc bị mất mặt trước hàng xóm láng giềng, thì thật sự không phải là chuyện gì to tát.
Biết con không bằng cha. Hồng gia và cô đánh cược một lần, nói không chừng còn thật sự chỉ là dùng kế để thuận nước đẩy thuyền, dùng phép khích tướng ép con trai vì mặt mũi mà phải ngoan ngoãn cưới vợ về.
Chỉ chốc lát, họa sĩ chuyên nghiệp do Hồng Lục thiếu gọi đến đã vẽ liền hơn mười bức tranh to chừng bàn tay, đưa thằng bé kia đem đi.
Nếu Hồng Lục thiếu buông lời chê bai thì không ai trong số những người ngồi bên dưới dám đưa tay xin tranh. Hơn mười tấm quả thật không tính là nhiều, nhưng hết thảy đều rơi vào trong tay khách ở hai tầng trên.
Người xướng phiếu kia nói tiếp: “Sáng nay Hồng thiếu ngủ quên nên quên ra bến Ngư Phủ đón người, bởi vậy thiếu nãi mới giận Hồng thiếu. Đây chính là người Hồng thiếu đặt trong tim, thề cả đời này không phải cô ấy thì không được. Mọi người có mặt ở đây, nếu ai thật sự coi trọng thì nhất định phải cạnh tranh công bằng, nhưng dù sao cũng phải đánh tiếng với Hồng thiếu, để cậu ấy biết cuối cùng người tâm can bảo bối đi theo trông ra sao, cũng để cậu ấy được yên tâm.”
Người xướng phiếu nói xong mấy lời buồn nôn này thì đến bản thân cũng không chịu nổi, quay đầu đi run lên.
Thoáng chốc dưới khán đài hít hà bốn phía: Cái gì mà thà phá mười căn miếu cũng không phá cuộc hôn nhân, vợ chồng son đầu giường gây gổ cuối giường làm hòa; tưởng kịch hay thế nào, ai ngờ cô tình nhân nhỏ năm ấy Hồng thiếu về nước tìm lại đi tán tỉnh ve vãn kẻ khác…
Hoài Chân nhìn Hồng Lương Sinh một cái. Anh ta ngồi trên ghế như thái sơn, không hề nhúc nhích, che đi ý cười trên mặt.
Người xướng phiếu kia hỏi tiếp: “Lục thiếu, vậy có cần bảo người ra giá trước đó lộ mặt không, hay là?”
Người hầu sau lưng Hồng thiếu thay mặt trả lời: “Hồng thiếu nói, bốn trăm đồng mua đâu ra một Hồng thiếu nãi? Vốn là chuyện nhà, nên một nghìn đô này, Hồng thiếu gia mời chư vị đang ngồi đây uống trà hỉ. Không vì gì khác, chỉ muốn được trời sinh một đôi, đất tạo một đôi, làm chim liền cánh.”
Bên dưới rối rít lên tiếng ủng hộ: “Được! Chuyện tốt thành đôi!”
Người xướng phiếu lại hỏi: “Vậy còn xướng phiếu này nữa không?”
Bên dưới lại ồn ào một hồi, mắng người xướng phiếu không thức thời: “Đã hát xong tuồng kịch này rồi còn gì, mọi người chuyển chỗ đến tiệm Thượng Hải uống rượu mừng của Hồng thiếu gia và Hồng thiếu nãi đi, còn xướng cái gì nữa?”
Người xướng phiếu cười nói: “Được rồi. Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúc mừng Hồng thiếu gia ôm ——”
Ôm cái quỷ nhà ông…
Hoài Chân không nghe nổi nữa, lập tức lắc chuông ngắt lời người xướng phiếu.
Mọi người ngẩng đầu lên nhìn, thấy người lắc chuông chính là thiếu nãi ngồi trên ghế, cô để lộ ra nửa người, treo bức tranh ghi giá ở đằng sau lên ngoài lan can, không ngờ trên đó lại viết: 1001.
Hồng Lương Sinh nhìn cả trong mắt, giơ quạt xếp che nửa gương mặt, gọi người hầu đến dặn dò.
Người hầu kia cao giọng nói: “Thiếu nãi, à tiền trong túi cô, Hồng thiếu bảo cô cứ giữ lại mà tiêu vặt. Nếu không dùng đủ thì cứ lấy ở chỗ cậu ấy.”
Trong tiếng cười ầm, Hoài Chân lắc chuông mấy lần, mọi người chỉ coi như cô đang phát giận, tiểu đồng kia cũng không để ý tới cô nữa.
Ông chủ đoàn kịch cũng đi đến hỏi: “Có còn hát kịch tiếp không thế? Vẫn chưa hát xong, hay mọi người cùng đến tiệm cơm Thượng Hải uống trà hỉ của Hồng thiếu?”
Bên trong có người nói: “Hát cái gì mà hát? Uống trà hỉ tự đi mà uống, để tôi lên cõng Hồng thiếu nãi xuống nháo động phòng.”
Những con hát chưa tẩy trang ở sau sân khấu cũng tranh nhau chen ra.
Diệp Thùy Hồng dựa vào cạnh sân khấu, quét mắt nhìn lên chỗ của Hồng Lương Sinh rồi lại ngẩng đầu nhìn Hoài Chân, trên mặt mang ý cười, vì lớp trang điểm hồ yêu nên trông nụ cười kia có mấy phần ghê rợn.
Hồng Lương Sinh không nhìn cô nữa, từ đầu chí cuối luôn ra vẻ trầm tĩnh.
Thần tiên đánh nhau, người thường nằm không cũng trúng đạn.
Đồ thần kinh… Hoài Chân suýt nữa đã trợn trắng mắt.
Việc đã đến nước này rồi, có cuống lên cũng không làm được gì. Hoài Chân dứt khoát ngồi xuống ghế nhấp một hớp trà, đè nén cơn giận.
Trong túi da chứa hơn bốn nghìn đô, nhưng chỉ cần bốn nghìn đô này nằm trong tay cô thì sẽ trở thành phế vật không có hiệu quả. Người khác nhận định đây là chuyện nhà họ Hồng, cô tự dày vò, người ngoài cũng không xen vào được.
Liệu có khả năng, tốt nhất là một người đàn ông, có thể đấu giá thay cô?
Đúng lúc cô đang trầm tư thì tiếng chuông dồn dập vang lên.
“Leng keng leng keng ——”
Hoài Chân ngẩng đầu lên đầu tiên, nhìn đến chỗ phát ra tiếng chuông.
Mọi người rối rít quay đầu, lại phát hiện không phải cô dâu lắc chuông: hai tay cô đang cầm ly trà, ngẩng đầu lên khỏi ly, vẻ mặt cũng mơ màng.
Tiếng chuông không đến từ phía sau Hồng thiếu nãi nãi “giở tính khí”. Có người ngẩng đầu nhìn, phát hiện nơi tiếng chuông phát ra là…
Một căn phòng bao ở tầng ba, ở ngoài dán một bức tranh vẽ: gương mặt nho nhỏ, nhìn kỹ có thể nhận ra đường nét cổ điển; hai bút mực đỏ phác họa đôi môi mỏng; màu vẽ điểm xuyết lông mày trăng non, không to nhưng có thần, năm móng tay sơn đỏ trên bàn tay ngọc ngà, đầu ngón tay kẹp một thứ đồ màu đen nho nhỏ.
Tuy nhạt mà xinh xắn, đơn giản, rất khác biệt lại đặc biệt —— đây không phải là chân dung Hồng thiếu mới sai người vẽ lại thiếu nãi ư?
Treo nó ra đây làm gì?
Khách tới rạp hát ngầm này đa số đều ngồi ở tầng hai. Bình thường tầng ba chẳng có mấy người, cho dù có thì cũng đều là số ít khách quen da trắng ngưỡng mộ mà đến, hoặc là các du học sinh chưa quen với cuộc sống. Cũng vì thế nên đa số mọi người đều không thấy rõ mặt mũi vị khách trên tầng ba.
Thế là người xướng phiếu cao giọng hỏi thay đám đông: “Xin hỏi vị khách ở tầng ba, ngài có ý gì?”
Người xướng phiếu vừa dứt lời thì bức tranh vẽ đó được lật lại, mọi người thấy rõ đằng sau viết một dãy số: “1002.”
Hoài Chân suýt nữa phun trà ra ngoài.
Xung quanh lặng như tờ, có người lập tức hiểu được dụng ý của vị khách trên tầng ba, cười to: “Hồng thiếu, trên phố người Hoa lại có người công khai dám cướp Hồng thiếu nãi với cậu kìa ——”
Hồng Lương Sinh híp mắt nhìn một lúc, gọi người hầu khách khí thay mặt anh ta nói: “Vị khách ở tầng ba có thể lộ mặt được không, hoặc là lên tiếng để mọi người biết liệu có phải có người giở trò không, hay thật sự muốn đấu giá?”
Có người giở trò, hay là có người thật sự muốn cướp người của Hồng Lục ngay trên địa bàn phố người Hoa?
Mọi người tập trung nín thở lắng nghe, mong chờ người trên tầng ba ló đầu ra.
Qua một lúc lâu, người trong căn phòng mới dùng tiếng Quảng Đông chậm rãi nói: “Được.”
Giọng nam trung trầm thấp dễ nghe, phát âm rất chuẩn, nghe giống như người lớn lên ở Quảng Đông thật, hơn nữa còn là người trẻ tuổi.
Người Quảng Đông dám công khai cướp gái với Hồng thiếu!
Nhất thời bên dưới nổ tung.
Trong một mảnh xôn xao, Hoài Chân ngồi xuống ghế cười.
Người tốt! Người tốt!
***
Nếu nói tuồng kịch sân khấu này chứng minh ấn tượng gì về Trung Quốc của Ceasar, thì anh sẽ cảm thấy, vở kịch này quá ồn ào.
Không phải bi hài kịch, dĩ nhiên càng không phải ca kịch. Thanh nhạc kỳ quái phối hợp với tiếng chiêng trống đinh tai nhức óc.
Cái này mà cũng gọi là hát hả?
Mặc dù có người liên tục hút thuốc ở nơi công cộng, cho dù tiếng nhạc quá đỗi ồn ào… Nhưng từ nhỏ được dạy dỗ nên anh vẫn tôn trọng người trên sân khấu. Song, sự tôn trọng ấy đã sụp đổ trong tiếng hô hào đùa giỡn của đám thanh niên.
Anh có cảm giác bị đùa bỡn.
Đương nhiên anh biết rõ đây không phải là một vở kịch trang trọng. Nhưng anh cảm thấy, dù có trang trọng tới mấy thì cũng không thể tốt hơn được nữa.
Cho đến lúc có người đưa một bức tranh đến. Chỉ lác đác vài nét bút nhưng anh vẫn có thể nhận ra, người trong tranh chính là cô gái ăn mặc lộng lẫy trang nghiêm, nhưng trên mặt lại có vẻ không mảy may đếm xỉa kia.
Xét về quy tắc bán người của người Trung, trông cô gái này có vẻ khó bán được, đây chính là hy vọng của cô;
Quần áo cử chỉ của hắn kia sặc mùi tư tưởng nước ngoài, trông có vẻ rất có tiếng tăm ở phố người Hoa, hình như là chủ sở hữu của cô gái kia;
Người yêu cũ của hắn ta cũng có mặt ở đây, nhưng cô ấy có niềm vui mới, mà niềm vui mới này lại còn là một người trung niên da trắng, nên về phương diện nào đó thì hắn đã bị cười nhạo;
Đám đàn ông có mặt phát hiện ra chuyện này, hy vọng hắn có thể bán rẻ cô gái này;
Nhưng lúc này hắn ta lại thay đổi chủ ý, muốn thông qua việc công bố quyền sở hữu về cô gái này và chứng minh tài sản kếch xù, để đổi lại sự tôn nghiêm của mình.
Anh cầm bức tranh trong tay nhìn một lúc lâu, cảm thấy có vẻ thú vị. Thế là anh lắc chuông, viết cái giá một nghìn không trăm lẻ hai đô lên sau bức tranh rồi treo lên.
***
Hồng Lương Sinh cúi đầu bật cười, bảo người hầu hô giá thay mình: “Hai nghìn đô.”
Người xướng phiếu vừa nghe thấy, lập tức gõ chiêng đồng: “Hoài Chân, hai nghìn đô lần một!”
Ceasar cũng không hoảng hốt, chậm rãi báo giá: “Hai nghìn lẻ một.”
Hoài Chân đưa hạt dưa lên miệng một cách chậm rãi, hàm răng kéo theo gân trên mặt khẽ giật, cắn cái rắc. Đồng thời cô bình tĩnh nhìn lại như đang khiêu khích. Miệng cẩn thận nhai phần dưa rồi nhổ vỏ ra.
Ánh mắt người kia nhìn cô chốc lát rồi dời đi.
Ngón tay kẹp bức tranh của hắn giật giật, một tên hầu cầm lấy tranh trên tay hắn, đứng bên cửa sổ mời người xướng phiếu đi đến, nghiêng người lại nói nhỏ với ông ta mấy câu.
Chỉ trong chốc lát, người xướng phiếu lập tức quay về sân khấu, ho khan một tiếng rồi cao giọng nói: “Hồng thiếu gia hỏi, bức tranh này do ai vẽ? Không bắt được phong thái của hôn thê cậu ấy chút nào. Cậu ấy mời người lập tức vẽ lại một bức ngay tại đây, nếu muốn đấu giá thì xướng phiếu lại cũng không muộn.”
Người xướng phiếu vừa dứt lời, cánh đàn ông ồn ào trên băng ghế im phăng phắc.
Chỉ một lúc sau, một chiếc bàn đơn sơ được đem vào. Họa sĩ cầm bút lông dê vẽ trên giấy.
Không phải nói là hay đối nghịch với cha ư? Không phải là không muốn lấy vợ sao?
Vậy anh ta đang giở trò gì thế kia?
Hoài Chân ngồi trên ghế suy tư.
“Hôn thê của tôi”… Cái xưng danh thân mật này vừa thốt ra, vừa nghe thì thấy như đang dọa những người có mặt, song cẩn thận suy nghĩ lại, càng như cố ý nói lẫy cho người nào đó nghe.
Đột nhiên cô nhớ lại lời mấy thanh niên kia trêu ghẹo anh ta: “Ở trước mặt tình nhân cũ, phải chứng minh bản thân trong sạch…”
Nghĩ đến đây, Hoài Chân chỉ vào thanh y ở trên sân khấu, hỏi: “Cùng là nữ ký khế ước bán thân cho Khương Tố ma ma, nhưng vì sao cô ấy có thê ở đây ca diễn?”
Người hầu kia đáp: “Cô nói đào kép nào? Đào kép kia muốn đến sân khấu Grant diễn, là cây hái tiền của ma ma và Hồng gia: các cô gái khác ở nhà thổ mỗi tháng có thể kiếm được bốn mươi đô, nhưng cô ấy thì kiếm được gấp ba. Cô gái như vậy, dĩ nhiên cũng phải nhân nhượng rồi. Có điều Hồng gia đã nói, ở toàn bộ nước Mỹ cũng chỉ có một sân khấu có quy mô như sân khấu Grant. Hằng năm tiếp đón người da trắng hay khách quý quốc hội nhiều không đếm xuể. Muốn đến đó hát thì trước tiên phải thử hát một tháng ở rạp hát bí mật này đã…”
Hoài Chân ồ một tiếng.
Thì ra là thế.
Có ai trên phố người Hoa không biết đại danh của Hồng Lục thiếu? Hôm nay gần nửa bà con trên phố đều ở đây, thế là mọi người đều biết tình nhân cũ ngay trước mắt mọi người mắt đi mày lại với gã da trắng đầu mập tai to. Mà nơi này không thể so được với Trung Quốc, ở đây,, Hồng thiếu gia không thể để mình mất mặt được.
Lúc này đối với anh ta mà nói, cưới một cô vợ về so với việc bị mất mặt trước hàng xóm láng giềng, thì thật sự không phải là chuyện gì to tát.
Biết con không bằng cha. Hồng gia và cô đánh cược một lần, nói không chừng còn thật sự chỉ là dùng kế để thuận nước đẩy thuyền, dùng phép khích tướng ép con trai vì mặt mũi mà phải ngoan ngoãn cưới vợ về.
Chỉ chốc lát, họa sĩ chuyên nghiệp do Hồng Lục thiếu gọi đến đã vẽ liền hơn mười bức tranh to chừng bàn tay, đưa thằng bé kia đem đi.
Nếu Hồng Lục thiếu buông lời chê bai thì không ai trong số những người ngồi bên dưới dám đưa tay xin tranh. Hơn mười tấm quả thật không tính là nhiều, nhưng hết thảy đều rơi vào trong tay khách ở hai tầng trên.
Người xướng phiếu kia nói tiếp: “Sáng nay Hồng thiếu ngủ quên nên quên ra bến Ngư Phủ đón người, bởi vậy thiếu nãi mới giận Hồng thiếu. Đây chính là người Hồng thiếu đặt trong tim, thề cả đời này không phải cô ấy thì không được. Mọi người có mặt ở đây, nếu ai thật sự coi trọng thì nhất định phải cạnh tranh công bằng, nhưng dù sao cũng phải đánh tiếng với Hồng thiếu, để cậu ấy biết cuối cùng người tâm can bảo bối đi theo trông ra sao, cũng để cậu ấy được yên tâm.”
Người xướng phiếu nói xong mấy lời buồn nôn này thì đến bản thân cũng không chịu nổi, quay đầu đi run lên.
Thoáng chốc dưới khán đài hít hà bốn phía: Cái gì mà thà phá mười căn miếu cũng không phá cuộc hôn nhân, vợ chồng son đầu giường gây gổ cuối giường làm hòa; tưởng kịch hay thế nào, ai ngờ cô tình nhân nhỏ năm ấy Hồng thiếu về nước tìm lại đi tán tỉnh ve vãn kẻ khác…
Hoài Chân nhìn Hồng Lương Sinh một cái. Anh ta ngồi trên ghế như thái sơn, không hề nhúc nhích, che đi ý cười trên mặt.
Người xướng phiếu kia hỏi tiếp: “Lục thiếu, vậy có cần bảo người ra giá trước đó lộ mặt không, hay là?”
Người hầu sau lưng Hồng thiếu thay mặt trả lời: “Hồng thiếu nói, bốn trăm đồng mua đâu ra một Hồng thiếu nãi? Vốn là chuyện nhà, nên một nghìn đô này, Hồng thiếu gia mời chư vị đang ngồi đây uống trà hỉ. Không vì gì khác, chỉ muốn được trời sinh một đôi, đất tạo một đôi, làm chim liền cánh.”
Bên dưới rối rít lên tiếng ủng hộ: “Được! Chuyện tốt thành đôi!”
Người xướng phiếu lại hỏi: “Vậy còn xướng phiếu này nữa không?”
Bên dưới lại ồn ào một hồi, mắng người xướng phiếu không thức thời: “Đã hát xong tuồng kịch này rồi còn gì, mọi người chuyển chỗ đến tiệm Thượng Hải uống rượu mừng của Hồng thiếu gia và Hồng thiếu nãi đi, còn xướng cái gì nữa?”
Người xướng phiếu cười nói: “Được rồi. Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúc mừng Hồng thiếu gia ôm ——”
Ôm cái quỷ nhà ông…
Hoài Chân không nghe nổi nữa, lập tức lắc chuông ngắt lời người xướng phiếu.
Mọi người ngẩng đầu lên nhìn, thấy người lắc chuông chính là thiếu nãi ngồi trên ghế, cô để lộ ra nửa người, treo bức tranh ghi giá ở đằng sau lên ngoài lan can, không ngờ trên đó lại viết: 1001.
Hồng Lương Sinh nhìn cả trong mắt, giơ quạt xếp che nửa gương mặt, gọi người hầu đến dặn dò.
Người hầu kia cao giọng nói: “Thiếu nãi, à tiền trong túi cô, Hồng thiếu bảo cô cứ giữ lại mà tiêu vặt. Nếu không dùng đủ thì cứ lấy ở chỗ cậu ấy.”
Trong tiếng cười ầm, Hoài Chân lắc chuông mấy lần, mọi người chỉ coi như cô đang phát giận, tiểu đồng kia cũng không để ý tới cô nữa.
Ông chủ đoàn kịch cũng đi đến hỏi: “Có còn hát kịch tiếp không thế? Vẫn chưa hát xong, hay mọi người cùng đến tiệm cơm Thượng Hải uống trà hỉ của Hồng thiếu?”
Bên trong có người nói: “Hát cái gì mà hát? Uống trà hỉ tự đi mà uống, để tôi lên cõng Hồng thiếu nãi xuống nháo động phòng.”
Những con hát chưa tẩy trang ở sau sân khấu cũng tranh nhau chen ra.
Diệp Thùy Hồng dựa vào cạnh sân khấu, quét mắt nhìn lên chỗ của Hồng Lương Sinh rồi lại ngẩng đầu nhìn Hoài Chân, trên mặt mang ý cười, vì lớp trang điểm hồ yêu nên trông nụ cười kia có mấy phần ghê rợn.
Hồng Lương Sinh không nhìn cô nữa, từ đầu chí cuối luôn ra vẻ trầm tĩnh.
Thần tiên đánh nhau, người thường nằm không cũng trúng đạn.
Đồ thần kinh… Hoài Chân suýt nữa đã trợn trắng mắt.
Việc đã đến nước này rồi, có cuống lên cũng không làm được gì. Hoài Chân dứt khoát ngồi xuống ghế nhấp một hớp trà, đè nén cơn giận.
Trong túi da chứa hơn bốn nghìn đô, nhưng chỉ cần bốn nghìn đô này nằm trong tay cô thì sẽ trở thành phế vật không có hiệu quả. Người khác nhận định đây là chuyện nhà họ Hồng, cô tự dày vò, người ngoài cũng không xen vào được.
Liệu có khả năng, tốt nhất là một người đàn ông, có thể đấu giá thay cô?
Đúng lúc cô đang trầm tư thì tiếng chuông dồn dập vang lên.
“Leng keng leng keng ——”
Hoài Chân ngẩng đầu lên đầu tiên, nhìn đến chỗ phát ra tiếng chuông.
Mọi người rối rít quay đầu, lại phát hiện không phải cô dâu lắc chuông: hai tay cô đang cầm ly trà, ngẩng đầu lên khỏi ly, vẻ mặt cũng mơ màng.
Tiếng chuông không đến từ phía sau Hồng thiếu nãi nãi “giở tính khí”. Có người ngẩng đầu nhìn, phát hiện nơi tiếng chuông phát ra là…
Một căn phòng bao ở tầng ba, ở ngoài dán một bức tranh vẽ: gương mặt nho nhỏ, nhìn kỹ có thể nhận ra đường nét cổ điển; hai bút mực đỏ phác họa đôi môi mỏng; màu vẽ điểm xuyết lông mày trăng non, không to nhưng có thần, năm móng tay sơn đỏ trên bàn tay ngọc ngà, đầu ngón tay kẹp một thứ đồ màu đen nho nhỏ.
Tuy nhạt mà xinh xắn, đơn giản, rất khác biệt lại đặc biệt —— đây không phải là chân dung Hồng thiếu mới sai người vẽ lại thiếu nãi ư?
Treo nó ra đây làm gì?
Khách tới rạp hát ngầm này đa số đều ngồi ở tầng hai. Bình thường tầng ba chẳng có mấy người, cho dù có thì cũng đều là số ít khách quen da trắng ngưỡng mộ mà đến, hoặc là các du học sinh chưa quen với cuộc sống. Cũng vì thế nên đa số mọi người đều không thấy rõ mặt mũi vị khách trên tầng ba.
Thế là người xướng phiếu cao giọng hỏi thay đám đông: “Xin hỏi vị khách ở tầng ba, ngài có ý gì?”
Người xướng phiếu vừa dứt lời thì bức tranh vẽ đó được lật lại, mọi người thấy rõ đằng sau viết một dãy số: “1002.”
Hoài Chân suýt nữa phun trà ra ngoài.
Xung quanh lặng như tờ, có người lập tức hiểu được dụng ý của vị khách trên tầng ba, cười to: “Hồng thiếu, trên phố người Hoa lại có người công khai dám cướp Hồng thiếu nãi với cậu kìa ——”
Hồng Lương Sinh híp mắt nhìn một lúc, gọi người hầu khách khí thay mặt anh ta nói: “Vị khách ở tầng ba có thể lộ mặt được không, hoặc là lên tiếng để mọi người biết liệu có phải có người giở trò không, hay thật sự muốn đấu giá?”
Có người giở trò, hay là có người thật sự muốn cướp người của Hồng Lục ngay trên địa bàn phố người Hoa?
Mọi người tập trung nín thở lắng nghe, mong chờ người trên tầng ba ló đầu ra.
Qua một lúc lâu, người trong căn phòng mới dùng tiếng Quảng Đông chậm rãi nói: “Được.”
Giọng nam trung trầm thấp dễ nghe, phát âm rất chuẩn, nghe giống như người lớn lên ở Quảng Đông thật, hơn nữa còn là người trẻ tuổi.
Người Quảng Đông dám công khai cướp gái với Hồng thiếu!
Nhất thời bên dưới nổ tung.
Trong một mảnh xôn xao, Hoài Chân ngồi xuống ghế cười.
Người tốt! Người tốt!
***
Nếu nói tuồng kịch sân khấu này chứng minh ấn tượng gì về Trung Quốc của Ceasar, thì anh sẽ cảm thấy, vở kịch này quá ồn ào.
Không phải bi hài kịch, dĩ nhiên càng không phải ca kịch. Thanh nhạc kỳ quái phối hợp với tiếng chiêng trống đinh tai nhức óc.
Cái này mà cũng gọi là hát hả?
Mặc dù có người liên tục hút thuốc ở nơi công cộng, cho dù tiếng nhạc quá đỗi ồn ào… Nhưng từ nhỏ được dạy dỗ nên anh vẫn tôn trọng người trên sân khấu. Song, sự tôn trọng ấy đã sụp đổ trong tiếng hô hào đùa giỡn của đám thanh niên.
Anh có cảm giác bị đùa bỡn.
Đương nhiên anh biết rõ đây không phải là một vở kịch trang trọng. Nhưng anh cảm thấy, dù có trang trọng tới mấy thì cũng không thể tốt hơn được nữa.
Cho đến lúc có người đưa một bức tranh đến. Chỉ lác đác vài nét bút nhưng anh vẫn có thể nhận ra, người trong tranh chính là cô gái ăn mặc lộng lẫy trang nghiêm, nhưng trên mặt lại có vẻ không mảy may đếm xỉa kia.
Xét về quy tắc bán người của người Trung, trông cô gái này có vẻ khó bán được, đây chính là hy vọng của cô;
Quần áo cử chỉ của hắn kia sặc mùi tư tưởng nước ngoài, trông có vẻ rất có tiếng tăm ở phố người Hoa, hình như là chủ sở hữu của cô gái kia;
Người yêu cũ của hắn ta cũng có mặt ở đây, nhưng cô ấy có niềm vui mới, mà niềm vui mới này lại còn là một người trung niên da trắng, nên về phương diện nào đó thì hắn đã bị cười nhạo;
Đám đàn ông có mặt phát hiện ra chuyện này, hy vọng hắn có thể bán rẻ cô gái này;
Nhưng lúc này hắn ta lại thay đổi chủ ý, muốn thông qua việc công bố quyền sở hữu về cô gái này và chứng minh tài sản kếch xù, để đổi lại sự tôn nghiêm của mình.
Anh cầm bức tranh trong tay nhìn một lúc lâu, cảm thấy có vẻ thú vị. Thế là anh lắc chuông, viết cái giá một nghìn không trăm lẻ hai đô lên sau bức tranh rồi treo lên.
***
Hồng Lương Sinh cúi đầu bật cười, bảo người hầu hô giá thay mình: “Hai nghìn đô.”
Người xướng phiếu vừa nghe thấy, lập tức gõ chiêng đồng: “Hoài Chân, hai nghìn đô lần một!”
Ceasar cũng không hoảng hốt, chậm rãi báo giá: “Hai nghìn lẻ một.”
Bình luận facebook