Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 75
Sau khi Ceasar từ thành phố San Francisco trở về, hầu hết thời gian anh không ở Long Island, mà là ở tại một thị trấn miền quê New England không quá xa New York. Anh biết rõ ý đồ của Arthur, bởi vì trong độ tuổi nổi loạn 12 13 tuổi, anh từng theo Hoover đến Nevada sống trong thị trấn nhỏ kiểu này.
Bây giờ, Arthur sẽ cảm thấy: anh đã chơi đủ rồi.
Đây là một hành động giam giữ vô ý thức, không có hại với người vị thành niên, nhưng cũng là một đòn trí mạng.
Trong tiếng Đức có một từ là langweilig, Ceasar vẫn cảm thấy từ này được phát minh là để hình dung thị trấn như vậy. Trong tiếng Anh, từ đó có nghĩa là boring hoặc có thể là peaceful; trong tiếng Trung có nghĩa là nhàm chán, trong tiếng Quảng lại có nghĩa là mão ẩn. Thế nhưng từ ngữ tiếng Anh và tiếng Trung đều không đủ để diễn tả khung cảnh yên ắng bình thản ở thôn làng này. Ở trên trấn hầu như chỉ có người già, là mộ phần của những người trẻ tuổi thích kiếm tìm thú vui.
Trong thị trấn nhỏ thế này thường có một quảng trường cổ, một cây đa khổng lồ cùng một nhà thờ màu trắng – nhưng cũng chỉ có mỗi thế mà thôi. Phương tiện giao thông phổ biến nhất là xe đạp. Sau 12 giờ trưa là gần như không thấy ai ở trên trấn, song hàng xóm với nhau thì vẫn có quen biết. Có lúc anh vừa đi bơi về, nằm dưới giàn nho trong sân nghỉ trưa, đến khi mở mắt là lại trông thấy bà cụ hàng xóm nhìn anh qua tường rào, nở nụ cười hiền hậu. Nụ cười như vậy, anh chưa bao giờ trông thấy ở trên mặt Arthur.
Thật ra Arthur lo lắng quá rồi. Bởi vì dù có đưa anh đến khu nhà trọ đối diện công viên trung tâm New York, anh cũng chẳng thèm bước chân ra khỏi nhà, thậm chí cũng không đoái hoài đến tiếng con nít chơi đùa ở trong công viên bên dưới cửa sổ. Cho dù bọn họ có nhốt anh và Lucinde trong một căn hộ thì cũng sẽ không xảy ra chuyện gì. Thậm chí anh cảm thấy bây giờ còn tốt hơn, bởi vì anh phát hiện cô nàng tóc vàng này sắp bị thị trấn miền quê này ép phát điên rồi —— nếu là ở New York thì chí ít cô ấy có thể bỏ lại mình ra ngoài chơi đùa.
Anh vẫn còn nhớ ngày đầu tiên khi đến thị trấn này, tất cả hành lý của cô gái kia đều là sách. Cô ấy thề thốt với anh rằng: em vẫn luôn thích vùng quê, bởi vì lúc em đọc sách không thích bị người ta làm phiền.
Anh nói, no problem.
Anh chưa từng nói thêm câu nào với cô ấy ngoài “no problem”, hai tuần sau, cô gái tóc vàng ngày ngày ngồi xích đu trong sân đọc sách, cuối cùng cũng để lộ tính tình của thiên kim nhà giàu Yankee kém cỏi. Có lúc anh cảm thấy mình và Lucinde giống nhau, có sự tự tin tự đại vượt quá mức bình thường vào bản thân, làm người ta thấy ghét. Người kiêu căng khi tự suy ngẫm thường không phải bắt đầu từ việc phạm sai lầm, mà là nhìn thấy đồng loại khiến người khác ghét hơn.
Mỗi ngày, hai người chỉ nhìn mặt nhau lúc trên bàn ăn sáng trong sân. Sau đó anh sẽ đi xe đến câu lạc bộ thể hình trong thị trấn, cuối cùng là ăn trưa tại quán ăn ở đó. Có một dòng sông bên cạnh thị trấn, có lẽ là nhánh sông chảy qua Delaware của New York, nước sông trong vắt, cứ đến chiều chiều là trong trấn lại có rất nhiều người bơi lội trên sông. Bơi mệt rồi, anh sẽ nằm trên bờ chợp mắt phơi nắng.
Một khi bình tĩnh lại, anh lại có rất nhiều thời gian để suy nghĩ lung tung. Không phải nghĩ ngợi vớ vẩn đều vô dụng. Chính tại nơi đây, anh đã hiểu vì sao Arthur lại gọi anh về lúc này.
Đạo luật Cable vẫn chưa công bố là thành công hay thất bại, nhưng anh không quan tâm đến kết quả cho dù thắng hay thua. Mà đây lại là điều bất thường nhất của anh. Anh chỉ mới 21 tuổi, anh đã từng có niềm đam mê trong đấu tranh chính trị. Khi anh bắt đầu bình tĩnh, suy nghĩ xem liệu quan điểm chính trị của mình có đúng hay không – điều này có ý nghĩa gì với một gia đình ủng hộ đảng Cộng hòa, vì có Hoover chống lưng mà lên cao như diều gặp gió? Huống hồ bất luận là với Muhlenberg hay cha đỡ đầu mà nói, anh đều “được” gửi gắm kỳ vọng rất lớn. Bây giờ anh bắt đầu cảm thấy, sự kỳ vọng cao mà anh đã từng kiêu ngạo tự mãn này lại trở nên vô cùng nặng nề.
Có lẽ Arthur biết cô gái ấy, nhưng cô không phải là nguyên nhân Arthur chỉ trích mình. Vì Arthur tin chắc rằng: “Dù tình cảm có lớn đến đâu, thì cùng lắm qua một mùa rồi cũng sẽ phai đi.”
Ngày trước ông cũng cảnh cáo cha anh như thế, còn bây giờ, tuy ông không lặp lại những câu đó, nhưng anh biết hiện tại chính là giới hạn của một mùa —— bắt đầu từ nay cho đến cuối mùa thu, tốt nhất anh phải ngoan ngoãn sống ở đây, không được làm chuyện gì chọc giận Arthur.
Mỗi lúc như vậy, anh lại nằm trên bờ sông tắm nắng, mặt nước cách bờ sông hai feet. Lúc có người vẩy nước đuổi bắt trên sông, hay ngồi trên bờ gảy đàn ghi-ta cạnh người yêu, anh lại bất giác nhớ về cô gái của anh.
Mùa hè ở bờ Đông nóng hơn nhiều so với San Francisco. Trong giấc mơ ban trưa, anh thấy mình bước vào phố người Hoa từ khu tài chính, đi vào cửa tiệm tối tăm trên con phố Grant Ave. Trong tiệm trống rỗng lạnh lẽo, đối lập hẳn với sự nhộn nhịp ở phố người Hoa bên ngoài.
Cô ngồi trong tiệm, phe phẩy chiếc quạt xếp đậm vết mực, cúi đầu cẩn thận xác định những câu phức tạp trong sách giáo khoa tiếng Anh. Từng cơn gió từ chiếc quạt thổi bay tóc mái trước trán cô, để lộ gương mặt bé nhỏ đang nhíu mày. Có người bước vào tiệm, cô nói gì đó, hình như đang mỉm cười. Một nửa khuôn mặt hờ hững bị bóng tối nuốt chửng, nụ cười cũng trở nên lặng lẽ nghiêm trang.
Cô thật đẹp, hầu hết thời gian đều bất động. Cô chính là vậy đấy, trên mặt bao giờ cũng hững hờ, không quan tâm sự đời. Phụ nữ da trắng trời sinh là nhà biểu diễn, con tim nối thẳng với mặt, động một tí là gió to sóng cả, cái gì cũng khái quát trọn vẹn. Còn cô là một vũng nước lặng, trừ khi có gió thổi lay động gợn sóng, thì dù người khác có cẩn thận nhìn kỹ cũng không thấy chút rung động nào.
Có lúc cô và anh bước ra khỏi thế giới bóng tối ấy, đưa anh bước vào con đường lát đá trên phố người Hoa ồn ào bẩn thỉu. Cơ thể nhỏ bé, nhịp bước tao nhã, bước chân nhanh nhảu, đi ngang qua những ngôi nhà gạch đen cổ xưa điêu khắc hình thù quái dị, bước tới phố tài chính cao ốc mọc chi chít. Sau đó lại nói với anh chính là nơi này, rồi ngay tức khắc xoay người chạy đến đầu kia con phố, biến mất trong sân nhà phương Đông trong cấu trúc đô thị hiện đại…
Anh cảm thấy mình sắp bị chìm đắm rồi.
Mà Hoài Chân sống trong khoảng sân phương Đông cũ kỹ ấy lại rất tự tại.
Thì ra hôm đó người không hài lòng về Lương Gia Khải không chỉ có Hoài Chân, mà còn có cả A Phúc.
Lương Gia Khải và mẹ anh ta thể hiện tâm trạng quá rõ ràng, chẳng qua nhà họ Quý vẫn khéo léo duy trì cục diện mà thôi.
Ngoài những tin tức qua lại giữa Lương Gia Khải và ngôi sao Hollywood hạng ba ra, cách cư xử của nhà họ Lương cũng là một trong những nguyên nhân làm A Phúc bất mãn. Ông chủ Lương vô cùng áy náy trước hành động của vợ mình. Vì Lương Gia Khải đã quả quyết, cho nên sau khi Hoài Chân đề nghị rời đi, trưởng bối hai nhà cũng không bàn bạc thêm về chuyện này nữa, mà thời gian còn lại đều xoay quanh chuyện xin điện thoại.
Vậy mà sau khi Lương Gia Khải về nhà lại thay đổi ý định, không chỉ không đi Paris với bạn học, mà còn thường xuyên tìm cớ đến tiệm giặt A Phúc để nói chuyện với Hoài Chân.
A Phúc nói với cô: “Thằng nhóc nhà họ Lương không tốt, chúng ta nên từ chối thẳng mới đúng, không phải lo có đắc tội với người ta hay không.”
Hoài Chân cũng nói thật với Lương Gia Khải: “Anh nên về đi, cứ ở phố người Hoa như thế lại làm trễ nãi công chuyện.”
Lương Gia Khải, “Ở phố người Hoa lâu đúng là dễ trở nên hạn hẹp kiến thức, nên anh hy vọng em có thể ra ngoài chơi với anh.”
Hoài Chân đáp, “Cả nhà chúng tôi đều là hộ dân truyền thống nhất ở phố người Hoa.”
Lương Gia Khải bình tĩnh đáp, “Em khác hẳn những cô gái ở phố người Hoa anh đã gặp.”
Từ ngày uyển chuyển từ chối Lương Gia Khải trở đi, anh ta càng năng đến phố Grant Ave hơn, có lúc mang theo sô cô la, có lúc đem gấu đồ chơi mua từ phố Union, thay đổi mọi biện pháp, mánh khóe nhiều vô số.
Hoài Chân không biết phải thế nào cả.
Có điều con người chính là như thế, dù đó là thứ đồ ngày trước không được coi trọng, nhưng nếu có một ngày muốn mà không được, thì nó sẽ càng khiến người ta thêm trân trọng.
Hay có câu con người không ai hoàn hảo. Nhưng một khi vắng mặt một người, thì trong lòng bạn người ấy sẽ dần dần trở nên hoàn mỹ không tì vết, không gì sánh bằng.
Bây giờ Hoài Chân đã hiểu được cảm giác này rồi.
Vào hai tuần trước khi đến Nhật bảo Trung Tây khảo hạch, ban ngày lúc chờ khách trong tiệm, Hoài Chân đều nằm nhoài trên bàn viết lại sổ sách hành nghề của Huệ đại phu ở San Francisco, buổi tối cũng ở trong tiệm viết. Vì ngày trước có gom góp một ít, nên nội dung phần này chỉ mất chưa đến một tuần là đã viết xong. Một tuần còn lại, ngày ngày cô ở trong nhà rảnh rỗi muốn chết.
Nhất là Lương Gia Khải thường xuyên đến cửa quấy rầy, lúc cô ngồi ngẩn ngơ bên bàn thì sẽ lải nhải nói với cô mấy chuyện rất chán. Nếu nói lần đầu tiên nghe anh ta nói những chuyện này là do cô lễ phép; thì những lần sau đó trở đi, với cô mà nói chuyện này đúng là quá phiền phức. Cô chưa từng nghĩ có người kể chuyện mà không buồn cười tẹo nào, thậm chí càng không có nội dung, thế mà lại lải nhải được một tiếng, thậm chí cô còn nghe không sót một chữ.
Điều khiến cô không thoải mái là vào ngày nhân viên hành chính ở tòa thị chính đến cửa hỏi chuyện cấp điện thoại. Cô còn chưa nghĩ xong phải trả lời người ta thế nào cho tốt, thì Lương Gia Khải đã tự chủ trương thay cô: “Người lớn khuyến khích chúng tôi qua lại.”
Sau khi nhân viên tòa thị chính rời đi, cô sầm mặt kiểm tra chỗ sai ngữ pháp trong bản ghi chép chữa bệnh, không nói năng gì với anh ta.
Lương Gia Khải nói, “Những người này rất khó đối phó, tuy anh giải thích như thế có hơi không đúng nhưng rất hữu dụng. Em nhìn đi, bọn họ không hỏi thêm gì nữa rồi còn gì.”
Lương Gia Khải có tiền có thì giờ, mỗi lần đến cửa lại hận không thể khua chiêng gõ trống, ồn ào tới mức khiến láng giềng bốn phía đều biết.
Hoài Chân khó xử, mọi người đều là hàng xóm, cô cũng không thể trở mặt nói nặng được. Cô bế tắc, người nhà họ Quý cũng bế tắc theo.
Dĩ nhiên hàng xóm càng bế tắc hơn, mỗi lần Lương Gia Khải đến, làng trên xóm dưới đều ra ngoài xem náo nhiệt, nói không chừng còn có người cho rằng cô thích như vậy nữa.
Mà thêm một chuyện đến không đúng lúc nữa chính là, vào một buổi sáng đầu tháng 7, khi Hoài Chân chỉ vừa ngủ dậy kéo mở cửa, thì một anh chàng đã lật đật chạy tới.
Hoài Chân nhận ra anh ta, chính là người làm ở tiệm cầm đồ Hoàng Ký.
Anh ta kéo Hoài Chân, gấp gáp nói: “Tối qua có một người đàn ông rất lạ vào tiệm, vừa vào đã hỏi anh, chiếc vòng em cầm ở chỗ anh từ đâu mà ra.”
Hoài Chân lập tức nặng nề đi nửa, “Anh trả lời thế nào?”
Anh ta nói, “Anh ta hỏi nó từ đâu đến, còn hỏi là ai làm, nhưng không hỏi giá tiền. Rõ ràng là nhằm vào người chứ không nhằm vào đồ. Nên anh đâu dám trả lời anh ta. Anh chỉ nói là mới tới không lâu, lúc đến thì chiếc vòng này đã ở đây rồi, cũng không biết rốt cuộc là của ai. Anh ta nói muốn tìm bà chủ bọn anh, anh bảo ngày mai bà chủ mới đến. Anh ngẫm nghĩ, thấy thế nào cũng phải hỏi ý em trước, rốt cuộc phải trả lời anh ta thế nào?
Bây giờ, Arthur sẽ cảm thấy: anh đã chơi đủ rồi.
Đây là một hành động giam giữ vô ý thức, không có hại với người vị thành niên, nhưng cũng là một đòn trí mạng.
Trong tiếng Đức có một từ là langweilig, Ceasar vẫn cảm thấy từ này được phát minh là để hình dung thị trấn như vậy. Trong tiếng Anh, từ đó có nghĩa là boring hoặc có thể là peaceful; trong tiếng Trung có nghĩa là nhàm chán, trong tiếng Quảng lại có nghĩa là mão ẩn. Thế nhưng từ ngữ tiếng Anh và tiếng Trung đều không đủ để diễn tả khung cảnh yên ắng bình thản ở thôn làng này. Ở trên trấn hầu như chỉ có người già, là mộ phần của những người trẻ tuổi thích kiếm tìm thú vui.
Trong thị trấn nhỏ thế này thường có một quảng trường cổ, một cây đa khổng lồ cùng một nhà thờ màu trắng – nhưng cũng chỉ có mỗi thế mà thôi. Phương tiện giao thông phổ biến nhất là xe đạp. Sau 12 giờ trưa là gần như không thấy ai ở trên trấn, song hàng xóm với nhau thì vẫn có quen biết. Có lúc anh vừa đi bơi về, nằm dưới giàn nho trong sân nghỉ trưa, đến khi mở mắt là lại trông thấy bà cụ hàng xóm nhìn anh qua tường rào, nở nụ cười hiền hậu. Nụ cười như vậy, anh chưa bao giờ trông thấy ở trên mặt Arthur.
Thật ra Arthur lo lắng quá rồi. Bởi vì dù có đưa anh đến khu nhà trọ đối diện công viên trung tâm New York, anh cũng chẳng thèm bước chân ra khỏi nhà, thậm chí cũng không đoái hoài đến tiếng con nít chơi đùa ở trong công viên bên dưới cửa sổ. Cho dù bọn họ có nhốt anh và Lucinde trong một căn hộ thì cũng sẽ không xảy ra chuyện gì. Thậm chí anh cảm thấy bây giờ còn tốt hơn, bởi vì anh phát hiện cô nàng tóc vàng này sắp bị thị trấn miền quê này ép phát điên rồi —— nếu là ở New York thì chí ít cô ấy có thể bỏ lại mình ra ngoài chơi đùa.
Anh vẫn còn nhớ ngày đầu tiên khi đến thị trấn này, tất cả hành lý của cô gái kia đều là sách. Cô ấy thề thốt với anh rằng: em vẫn luôn thích vùng quê, bởi vì lúc em đọc sách không thích bị người ta làm phiền.
Anh nói, no problem.
Anh chưa từng nói thêm câu nào với cô ấy ngoài “no problem”, hai tuần sau, cô gái tóc vàng ngày ngày ngồi xích đu trong sân đọc sách, cuối cùng cũng để lộ tính tình của thiên kim nhà giàu Yankee kém cỏi. Có lúc anh cảm thấy mình và Lucinde giống nhau, có sự tự tin tự đại vượt quá mức bình thường vào bản thân, làm người ta thấy ghét. Người kiêu căng khi tự suy ngẫm thường không phải bắt đầu từ việc phạm sai lầm, mà là nhìn thấy đồng loại khiến người khác ghét hơn.
Mỗi ngày, hai người chỉ nhìn mặt nhau lúc trên bàn ăn sáng trong sân. Sau đó anh sẽ đi xe đến câu lạc bộ thể hình trong thị trấn, cuối cùng là ăn trưa tại quán ăn ở đó. Có một dòng sông bên cạnh thị trấn, có lẽ là nhánh sông chảy qua Delaware của New York, nước sông trong vắt, cứ đến chiều chiều là trong trấn lại có rất nhiều người bơi lội trên sông. Bơi mệt rồi, anh sẽ nằm trên bờ chợp mắt phơi nắng.
Một khi bình tĩnh lại, anh lại có rất nhiều thời gian để suy nghĩ lung tung. Không phải nghĩ ngợi vớ vẩn đều vô dụng. Chính tại nơi đây, anh đã hiểu vì sao Arthur lại gọi anh về lúc này.
Đạo luật Cable vẫn chưa công bố là thành công hay thất bại, nhưng anh không quan tâm đến kết quả cho dù thắng hay thua. Mà đây lại là điều bất thường nhất của anh. Anh chỉ mới 21 tuổi, anh đã từng có niềm đam mê trong đấu tranh chính trị. Khi anh bắt đầu bình tĩnh, suy nghĩ xem liệu quan điểm chính trị của mình có đúng hay không – điều này có ý nghĩa gì với một gia đình ủng hộ đảng Cộng hòa, vì có Hoover chống lưng mà lên cao như diều gặp gió? Huống hồ bất luận là với Muhlenberg hay cha đỡ đầu mà nói, anh đều “được” gửi gắm kỳ vọng rất lớn. Bây giờ anh bắt đầu cảm thấy, sự kỳ vọng cao mà anh đã từng kiêu ngạo tự mãn này lại trở nên vô cùng nặng nề.
Có lẽ Arthur biết cô gái ấy, nhưng cô không phải là nguyên nhân Arthur chỉ trích mình. Vì Arthur tin chắc rằng: “Dù tình cảm có lớn đến đâu, thì cùng lắm qua một mùa rồi cũng sẽ phai đi.”
Ngày trước ông cũng cảnh cáo cha anh như thế, còn bây giờ, tuy ông không lặp lại những câu đó, nhưng anh biết hiện tại chính là giới hạn của một mùa —— bắt đầu từ nay cho đến cuối mùa thu, tốt nhất anh phải ngoan ngoãn sống ở đây, không được làm chuyện gì chọc giận Arthur.
Mỗi lúc như vậy, anh lại nằm trên bờ sông tắm nắng, mặt nước cách bờ sông hai feet. Lúc có người vẩy nước đuổi bắt trên sông, hay ngồi trên bờ gảy đàn ghi-ta cạnh người yêu, anh lại bất giác nhớ về cô gái của anh.
Mùa hè ở bờ Đông nóng hơn nhiều so với San Francisco. Trong giấc mơ ban trưa, anh thấy mình bước vào phố người Hoa từ khu tài chính, đi vào cửa tiệm tối tăm trên con phố Grant Ave. Trong tiệm trống rỗng lạnh lẽo, đối lập hẳn với sự nhộn nhịp ở phố người Hoa bên ngoài.
Cô ngồi trong tiệm, phe phẩy chiếc quạt xếp đậm vết mực, cúi đầu cẩn thận xác định những câu phức tạp trong sách giáo khoa tiếng Anh. Từng cơn gió từ chiếc quạt thổi bay tóc mái trước trán cô, để lộ gương mặt bé nhỏ đang nhíu mày. Có người bước vào tiệm, cô nói gì đó, hình như đang mỉm cười. Một nửa khuôn mặt hờ hững bị bóng tối nuốt chửng, nụ cười cũng trở nên lặng lẽ nghiêm trang.
Cô thật đẹp, hầu hết thời gian đều bất động. Cô chính là vậy đấy, trên mặt bao giờ cũng hững hờ, không quan tâm sự đời. Phụ nữ da trắng trời sinh là nhà biểu diễn, con tim nối thẳng với mặt, động một tí là gió to sóng cả, cái gì cũng khái quát trọn vẹn. Còn cô là một vũng nước lặng, trừ khi có gió thổi lay động gợn sóng, thì dù người khác có cẩn thận nhìn kỹ cũng không thấy chút rung động nào.
Có lúc cô và anh bước ra khỏi thế giới bóng tối ấy, đưa anh bước vào con đường lát đá trên phố người Hoa ồn ào bẩn thỉu. Cơ thể nhỏ bé, nhịp bước tao nhã, bước chân nhanh nhảu, đi ngang qua những ngôi nhà gạch đen cổ xưa điêu khắc hình thù quái dị, bước tới phố tài chính cao ốc mọc chi chít. Sau đó lại nói với anh chính là nơi này, rồi ngay tức khắc xoay người chạy đến đầu kia con phố, biến mất trong sân nhà phương Đông trong cấu trúc đô thị hiện đại…
Anh cảm thấy mình sắp bị chìm đắm rồi.
Mà Hoài Chân sống trong khoảng sân phương Đông cũ kỹ ấy lại rất tự tại.
Thì ra hôm đó người không hài lòng về Lương Gia Khải không chỉ có Hoài Chân, mà còn có cả A Phúc.
Lương Gia Khải và mẹ anh ta thể hiện tâm trạng quá rõ ràng, chẳng qua nhà họ Quý vẫn khéo léo duy trì cục diện mà thôi.
Ngoài những tin tức qua lại giữa Lương Gia Khải và ngôi sao Hollywood hạng ba ra, cách cư xử của nhà họ Lương cũng là một trong những nguyên nhân làm A Phúc bất mãn. Ông chủ Lương vô cùng áy náy trước hành động của vợ mình. Vì Lương Gia Khải đã quả quyết, cho nên sau khi Hoài Chân đề nghị rời đi, trưởng bối hai nhà cũng không bàn bạc thêm về chuyện này nữa, mà thời gian còn lại đều xoay quanh chuyện xin điện thoại.
Vậy mà sau khi Lương Gia Khải về nhà lại thay đổi ý định, không chỉ không đi Paris với bạn học, mà còn thường xuyên tìm cớ đến tiệm giặt A Phúc để nói chuyện với Hoài Chân.
A Phúc nói với cô: “Thằng nhóc nhà họ Lương không tốt, chúng ta nên từ chối thẳng mới đúng, không phải lo có đắc tội với người ta hay không.”
Hoài Chân cũng nói thật với Lương Gia Khải: “Anh nên về đi, cứ ở phố người Hoa như thế lại làm trễ nãi công chuyện.”
Lương Gia Khải, “Ở phố người Hoa lâu đúng là dễ trở nên hạn hẹp kiến thức, nên anh hy vọng em có thể ra ngoài chơi với anh.”
Hoài Chân đáp, “Cả nhà chúng tôi đều là hộ dân truyền thống nhất ở phố người Hoa.”
Lương Gia Khải bình tĩnh đáp, “Em khác hẳn những cô gái ở phố người Hoa anh đã gặp.”
Từ ngày uyển chuyển từ chối Lương Gia Khải trở đi, anh ta càng năng đến phố Grant Ave hơn, có lúc mang theo sô cô la, có lúc đem gấu đồ chơi mua từ phố Union, thay đổi mọi biện pháp, mánh khóe nhiều vô số.
Hoài Chân không biết phải thế nào cả.
Có điều con người chính là như thế, dù đó là thứ đồ ngày trước không được coi trọng, nhưng nếu có một ngày muốn mà không được, thì nó sẽ càng khiến người ta thêm trân trọng.
Hay có câu con người không ai hoàn hảo. Nhưng một khi vắng mặt một người, thì trong lòng bạn người ấy sẽ dần dần trở nên hoàn mỹ không tì vết, không gì sánh bằng.
Bây giờ Hoài Chân đã hiểu được cảm giác này rồi.
Vào hai tuần trước khi đến Nhật bảo Trung Tây khảo hạch, ban ngày lúc chờ khách trong tiệm, Hoài Chân đều nằm nhoài trên bàn viết lại sổ sách hành nghề của Huệ đại phu ở San Francisco, buổi tối cũng ở trong tiệm viết. Vì ngày trước có gom góp một ít, nên nội dung phần này chỉ mất chưa đến một tuần là đã viết xong. Một tuần còn lại, ngày ngày cô ở trong nhà rảnh rỗi muốn chết.
Nhất là Lương Gia Khải thường xuyên đến cửa quấy rầy, lúc cô ngồi ngẩn ngơ bên bàn thì sẽ lải nhải nói với cô mấy chuyện rất chán. Nếu nói lần đầu tiên nghe anh ta nói những chuyện này là do cô lễ phép; thì những lần sau đó trở đi, với cô mà nói chuyện này đúng là quá phiền phức. Cô chưa từng nghĩ có người kể chuyện mà không buồn cười tẹo nào, thậm chí càng không có nội dung, thế mà lại lải nhải được một tiếng, thậm chí cô còn nghe không sót một chữ.
Điều khiến cô không thoải mái là vào ngày nhân viên hành chính ở tòa thị chính đến cửa hỏi chuyện cấp điện thoại. Cô còn chưa nghĩ xong phải trả lời người ta thế nào cho tốt, thì Lương Gia Khải đã tự chủ trương thay cô: “Người lớn khuyến khích chúng tôi qua lại.”
Sau khi nhân viên tòa thị chính rời đi, cô sầm mặt kiểm tra chỗ sai ngữ pháp trong bản ghi chép chữa bệnh, không nói năng gì với anh ta.
Lương Gia Khải nói, “Những người này rất khó đối phó, tuy anh giải thích như thế có hơi không đúng nhưng rất hữu dụng. Em nhìn đi, bọn họ không hỏi thêm gì nữa rồi còn gì.”
Lương Gia Khải có tiền có thì giờ, mỗi lần đến cửa lại hận không thể khua chiêng gõ trống, ồn ào tới mức khiến láng giềng bốn phía đều biết.
Hoài Chân khó xử, mọi người đều là hàng xóm, cô cũng không thể trở mặt nói nặng được. Cô bế tắc, người nhà họ Quý cũng bế tắc theo.
Dĩ nhiên hàng xóm càng bế tắc hơn, mỗi lần Lương Gia Khải đến, làng trên xóm dưới đều ra ngoài xem náo nhiệt, nói không chừng còn có người cho rằng cô thích như vậy nữa.
Mà thêm một chuyện đến không đúng lúc nữa chính là, vào một buổi sáng đầu tháng 7, khi Hoài Chân chỉ vừa ngủ dậy kéo mở cửa, thì một anh chàng đã lật đật chạy tới.
Hoài Chân nhận ra anh ta, chính là người làm ở tiệm cầm đồ Hoàng Ký.
Anh ta kéo Hoài Chân, gấp gáp nói: “Tối qua có một người đàn ông rất lạ vào tiệm, vừa vào đã hỏi anh, chiếc vòng em cầm ở chỗ anh từ đâu mà ra.”
Hoài Chân lập tức nặng nề đi nửa, “Anh trả lời thế nào?”
Anh ta nói, “Anh ta hỏi nó từ đâu đến, còn hỏi là ai làm, nhưng không hỏi giá tiền. Rõ ràng là nhằm vào người chứ không nhằm vào đồ. Nên anh đâu dám trả lời anh ta. Anh chỉ nói là mới tới không lâu, lúc đến thì chiếc vòng này đã ở đây rồi, cũng không biết rốt cuộc là của ai. Anh ta nói muốn tìm bà chủ bọn anh, anh bảo ngày mai bà chủ mới đến. Anh ngẫm nghĩ, thấy thế nào cũng phải hỏi ý em trước, rốt cuộc phải trả lời anh ta thế nào?
Bình luận facebook