• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full KINH THÀNH VỀ ĐÊM (DẠ LAN KINH HOA) (10 Viewers)

  • Chương 75: Nguyện Thống Nhất Cửu Châu 5

Ngày thứ hai sau khi Tạ Vụ Thanh về Bắc Bình, Hà Cửu gia đã gửi thiệp mời đến những gia đình có căn cơ ở Bình Tân.
Sau khi những tướng quân lớn nhỏ theo phái quân phiệt ở Bắc Bình và Thiên Tân quyết định cởi bỏ quân phục để ẩn cư, nhiều người trong số họ đầu tư vào các ngành công nghiệp Bình Tân, khai quật mỏ than, mở ngân hàng cũng như gia nhập các lĩnh vực khác.

Bọn họ tiếp nhận lời mời của Cửu gia tất nhiên vì nể mặt quý nhân, bảo gã sai vặt đáp lời rằng, nhất định sẽ đến.
Hà Vị và chú chín đến nơi.

Cô đẩy xe lăn men theo hành lang tiến vào bên trong.
“Từ lúc Bắc Kinh đổi tên thành Bắc Bình, chỉ có Thái Phong Lâu này hình như chưa bao giờ thay đổi”.

Hà Tri Khanh mở lời.
Hà Vị đáp “vâng”.

Trong tiếng “ròng rọc” của trục lăn bánh xe, hai người lướt qua những vị khách bên cạnh.
Thái Phong Lâu hôm nay được bao trọn.

Những người xuất hiện mặc dù không diện quân trang nhưng nhìn giày da dưới chân cùng tư thế nện bước trên sàn đều có thể nhận ra bóng dáng quân phiệt xưa kia.

Đàn ông đứng lại cùng nhau, nhỏ giọng bàn luận tình hình chiến sự ở phía bắc Vạn Lý Trường Thành, nghe không rõ nội dung.

Chỉ biết thỉnh thoảng họ nhắc đến “Sát Cáp Nhĩ”, “Đa Luân” và “Bảo Định”.
“Không ít người bên Bảo Định quy phục”, có kẻ nói, “Chỉ có phía hồng quân là kiên trì không lui”.
“Quân đội Nhật Bản ngày càng tiến gần, phía chính phủ Nam Kinh vẫn ra lệnh tập kích”, một người khác phụ hoạ, “Nếu không quy phục, không lẽ chờ chết sao?”
“Cửu gia”, ông chủ Thái Phong Lâu từ xa nhìn thấy Hà Tri Khanh và Hà Vị xuất hiện liền hồ hởi chào đón, chắp tay với Hà Vị, “Cô hai đến rồi”.
“Mọi chuyện ổn cả chứ?” Hà Tri Khanh hỏi.

“Cửu gia căn dặn, tôi không dám để xảy ra sơ suất”, ông chủ báo cáo, “Đã chuẩn bị xong phòng riêng ở yeutruyen.net phía đông sảnh lớn, mượn ngày lành hôm nay, chúc chuyện tốt của Cửu gia thành công thắng lợi”.
Ông chủ đích thân dẫn đường.

Đám đàn ông bàn luận sôi nổi lập tức dừng lại.

Bọn họ trông thấy có 2 người lạ mặt không có tuỳ tùng hay nha hoàn.

Một kẻ trong đó từng nghe Hà Cửu gia có tật ở chân nên không đi đứng tự nhiên, liền đoán biết họ chính là chủ nhân bữa tiệc.

Hắn lập tức tiến lên gật đầu niềm nở: “Cửu gia”.
Nhất thời, hết đợt này đến đợt khác tiếng chào “Cửu gia” vang lên, che lấp những nghi ngại về quân đồng minh vừa nãy.
Theo thông lệ nơi đãi tiệc thường được ngăn cách bởi bức bình phong.
Lúc này khách cũng đến đông đủ, khắp nơi người qua kẻ lại không ngừng lên đồ ăn cho những gian phòng.

Ở phía đông có một gánh hát đang chuẩn bị tiết mục.

Thời buổi hiện giờ, lớp người trẻ đều yêu thích rạp chiếu bóng và vũ trường, chỉ có nhóm người xưa là vẫn đam mê kinh kịch truyền thống.
Đối với những người xưa, khi đãi tiệc không có gánh hát chính là không hiểu quy củ.
Hà Vị đẩy chú chín vòng qua bức bình phong, dừng lại cạnh giá sơn màu trắng, bên trên ông chủ trải đầy hoa dâm bụt, mắt gà trống [1], long đảm cùng hoa lan.

Trên bàn tròn gần bình phong có một người trung niên mặc áo lụa xanh, vắt chéo chân thư thả nghịch chén trà trong tay.

Hắn vừa ngẩng đầu thấy Hà Tri Khanh, sự lạnh lùng trong đáy mắt thoáng ấm áp: “Anh chín đến muộn rồi”.
[1] Mắt gà trống là một loại thực vật thân thảo thuộc họ Cúc, tên khoa học của nó là “Sanvitalia procumbens”.
Hà Tri Khanh khoát tay: “Trước khi ra ngoài phải uống thuốc, đã làm mọi người chờ lâu”.
Nói đoạn, ông kéo Hà Vị đến trước xe lăn: “Những vị ở đây đều là tiền bối định cư lâu năm ở tô giới Thiên Tân, trước nay ít khi xuất hiện”, dứt lời, ông hướng mắt nhìn mọi người, “Còn đây là cháu gái hai của ta”.
Một vị khách mặc áo dài nâu, râu tóc bạc phơ mỉm cười: “Là con gái của chú hai Hà sao?”.
“Đúng vậy, chính là nó”.

Hà Tri Khanh nói.
Lúc Hà Vị danh chính ngôn thuận tiếp nhận công ty vận tải đường thuỷ đã là thời hậu chiến quân phiệt.
Cô vốn không phải người thuộc thế hệ của chú hai, chú chín.

Đối với những người quen cũ của họ, cô vẫn là hậu bối, sau khi giới thiệu xong thì nên rót rượu ra mắt.

Nhận được cái nhìn ám hiệu của chú chín, cô cầm bình rượu cẩn thận đổ vào từng chén nhỏ trên bàn.

Đến chén thứ ba thì nghe phía sau bình phong có tiếng thì thầm.
Tay cô hơi chững lại.
Phía sau bình phong, bóng dáng cô độc của một người đàn ông bước vào.
Hôm nay anh không mặc quân phục, trên người chỉ có áo sơ mi cùng quần dài, trên tay là áo khoác tây trang.

Để tránh tai mắt của mọi người, anh đeo kính râm che nửa khuôn mặt, tóc vuốt hết ra sau, không khác gì bộ dạng của một công tử đào hoa đang đi dạo ở Lưu Ly Xưởng [2] hay phố Yên Đại Tà [3] bất chợt ghé ngang nếm rượu thưởng hoa đến nửa đêm mới về.
[2] Lưu Ly Xưởng (từng được nhắc đến ở chương 28) là tên gọi một khu phố buôn bán những món hàng thuộc văn hoá truyền thống nổi tiếng ở Bắc Kinh.

Mặt hàng phổ biến nhất nơi này là tranh chữ cổ, văn phòng tứ bảo, trang sức ngọc bích.

Chính vì thế đây là nơi các văn nhân công tử có thú vui thi từ ca phú thường đến chơi.

[3] Phố Yên Đại Tà cũng giống ngõ Nam La Cổ, là một trong những con đường có tuổi thọ lâu đời nhất Bắc Kinh.

Vào những năm 1920-1930 cuối thời Thanh, phố Yên Đại Tà bán nhiều ống tẩu và thuốc phiện khô cùng nhiều mặt hàng khác như đồ cổ, tranh vẽ, văn phòng phẩm, đồ ăn vặt…
Căn phòng chìm vào yên tĩnh.
Cô vờ như không thấy, đè nén ý muốn ngẩng đầu, rót xong chén rượu thứ tư.
Ông lão mặc áo dài nâu bỗng nhiên cười, đứng dậy đưa hai tay nhiệt tình ôm lấy bóng người đàn ông cao lớn dưới ánh đèn chói lọi, luôn miệng gọi “cháu trai ngoan”.

Những người còn lại nước mắt lưng tròng nói, không nghĩ đứa nhỏ này có thể sống sót quay về, hết lần này đến lần khác cảm thán, đàn ông Tạ gia quả nhiên thật vất cả…
Hà Vị rót xong 7 chén rượu, khẽ lướt qua mắt anh.
Kể từ lúc Tạ Vụ Thanh bị giam lỏng đến nay, cô chưa từng tiếp xúc với những người có quan hệ với anh.

Hiện tại, cũng xem như gặp một lần.
Chỗ này có bạn cũ của Tạ lão tướng quân, cũng có chủ mưu đứng đằng sau vụ bắt cóc cô tư Tạ giam lỏng ở kinh thành năm đó, bọn họ nhìn thấy người cháu trai may mắn toàn vẹn trở về trong cuộc kháng chiến chống Nhật, không giấu được xúc động, xót xa.

Cả đám người vừa ngồi vừa đứng bao quanh hỏi han Tạ Vụ Thanh ân cần.
Tạ Vụ Thanh gỡ kính râm, khiêm tốn đáp lại từng người, lúc nào cũng mỉm cười lễ phép.
Ông lão mặc áo dài nâu ngồi xuống bên cạnh Tạ Vụ Thanh, không biết bất chợt nghĩ đến điều gì, hết nhìn anh lại nhìn Hà Vị cười: “Cô hai cũng là người quen cũ của cháu trai tôi đúng không”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Hà Vị và Tạ thiếu tướng quân từng có một đoạn quá khứ, không ai không biết.
Chỉ là không rõ quan hệ thế nào, sự thật ra sao.
Hà Vị cười yeutruyen.net nhạt: “Đúng ạ, là người quen cũ”.
Tạ Vụ Thanh đưa áo khoác cho cảnh vệ phía sau, bình tĩnh đáp: “Từ lâu cháu và cô hai đã là tri kỷ.

Hôm nay gặp lại các vị chú bác, cũng nhờ sự giúp đỡ của em ấy và Cửu tiên sinh”.
“Nếu cháu muốn gặp mọi người, còn cần người khác sắp xếp sao?”.

Có người đính chính.
“Quan hệ của Tạ gia với chúng ta cũng không kém Cửu gia.

Mọi người ở đây đều là chiến hữu cũ với cha cháu”, một người khác tiếp lời, “Cuối nhà Thanh, lúc ta bị bao vây ở Tương Giang, may mắn có cha cháu đưa binh đến cứu”.
Hà Vị ngồi cạnh chú chín, đối diện Tạ Vụ Thanh, cách anh một sân khấu dài 2 mét.
Cô thoáng thấy người trung niên áo lụa phất tay, gánh hát lập tức im bặt, lần lượt lui ra ngoài.
Người đó bật cười, hai tay chống lên gối, hơi cúi người về trước quan sát Tạ Vụ Thanh.
“Tuổi tác chúng ta cùng lứa, cha ta từng nói, Tạ gia có ân tình với nhà mình”, người trung niên tiếc nuối, “Hiện tại người Tạ gia không còn bao nhiêu, nếu có thể ra tay giúp đỡ, chúng ta không thể bỏ mặt từ chối”.
Hắn tuy nhỏ tuổi nhưng địa vị cao, giọng nói bình tĩnh đầy khí phách.
Những kẻ ngồi đây có ai không phải lão hồ ly cáo già, nếu không sao có thể vượt qua vạn ngày chiến đấu để bình an đến tận hôm nay.

Tạ Vụ Thanh mượn yến tiệc của chú chín Hà để xuất hiện ở Thái Phong Long Bắc Bình, tất nhiên không phải ngẫu hứng.
Ý muốn của anh, những kẻ ngồi đây đều tự tính toán trong lòng, cân nhắc thiệt hơn.
Có điều, bọn họ không hẹn mà cùng duy trì sự hoà nhã trên mặt.
Tạ Vụ Thanh cũng cười đáp: “Tạ mỗ vừa trở lại từ Sát Cáp Nhĩ”.
Người đàn ông trung niên mặc áo lụa hơi bất ngờ: “Đa Luân?”
Tạ Vụ Thanh gật đầu.
“Trận đánh ở Đa Luân hừng hực ý chí”, người trung niên đáp, “Phẩm chất của Tạ tướng quân thật khiến người khác khâm phục.

Có điều…” Người kia như đang lo lắng cho tình cảnh của Tạ Vụ Thanh, thương tiếc nói, “Quân đồng minh hôm nay đã không còn đường lui”.
Trong lòng Hà Vị đanh lại.
“Tuy hai người chúng ta mới gặp lần đầu, vốn không nên quá thẳng thắn, nhưng dựa vào quan hệ thân thiết của hai nhà, chỉ sợ một mai xuống cửu tuyền không còn mặt mũi gặp cha”, người trung niên vén áo lụa lên, lộ ra quần dài cùng giày vải.


Hắn nghiêm túc nhìn Tạ Vụ Thanh, “Tình hình thực tại còn trầm trọng hơn so với những gì đồn đãi bên ngoài, quân báo cũng không tỉ mỉ đến thế.

Phía chính phủ Nam Kinh lệnh một vị tướng quân họ Hà dẫn theo 16 sư đoàn đến để đối phó với các người”.
Hắn nói xong, thấp giọng cười giễu: “Là 16 sư đoàn đó, chỉ có nhiều hơn chứ không thể kém đi”.
Cô từ xa quan sát Tạ Vụ Thanh, mặc dù mọi người ở đây đều có cùng suy nghĩ nhưng bị một kẻ lạ mặt nói thẳng thừng như vậy, nỗi đau này… dù cô không phải người trong cuộc nhưng trái tim không khác gì bị dao cứa.
“Cháu trai”, ông lão áo dài nâu thấy Tạ Vụ Thanh không nói lời nào, thở dài thườn thượt: “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, câu này tuy cũ nhưng không sai.

Người Nhật Bản không thể đánh lui trong 1-2 ngày, cần phải bàn bạc xem xét kỹ lưỡng”.
Tiếng chiêng bỗng vang lên, ngày càng gấp gáp, từng tiếng “keng keng” như gõ vào lòng người.
Gánh hát vừa rồi bị đuổi ra ngoài không biết được phòng nào gọi vào, bắt đầu vở kịch.
Người trung niên áo lụa nhíu mày, không thích tiếng ồn nhưng lại nghĩ trong tình hình nói chuyện cơ mật, để tránh tai mắt của người khác thì cứ mặc kệ cấp dưới hưởng thụ.
Hắn thấy Tạ Vụ Thanh vẫn im ắng, tự mình cầm bình rượu, rót cho anh một chén dạ quang bôi.

Chất lỏng trong suốt, sóng sánh đầy cái chén màu xanh, mỏng như cánh ve, đẹp đến mức người khác phải cảm thán: “Trận đánh ở Đa Luân, quả thật đã khơi gợi lại lòng quân.

Nhưng các người không có chi viện, lương thực đạn dược ngày càng thiếu thốn, có thể chịu đựng được bao lâu? Bản thân tôi từng dẫn binh hiểu rõ gian khổ của các người.

Anh Vụ Thanh, tôi có thể sắp xếp cho anh đến ẩn cư ở Thiên Tân, đảm bảo khắp Hoa Bắc không ai động đến anh.

Để mặc em trai thoả sức hưởng thụ mấy năm, không cần tự làm khó chính mình”.
Tạ Vụ Thanh thong thả nhấc chén rượu, uống cạn nửa ly,
Hà Vị cảm nhận được vị cay nồng của rượu phương bắc chảy xuống từ yết hầu, xộc thẳng đến lục phủ ngũ tạng.
“Lần này Tạ mỗ tới”, một tay anh cầm dạ quang bôi, xuyên qua thành chén còn lại một nửa, giống như cố định không hề dao động, “Chỉ muốn hỏi mượn binh trong tay các vị”.
Từ lúc Tạ Vụ Thanh bước vào căn phòng này, trong lòng hiểu rõ thứ mình đối mặt là gì, kiên trì là vì sao.
Với bản tính anh trong quá khứ, nghe những lời nói bác bỏ lập trường tự tôn dân tộc kia, anh đã không ngồi đây đến tận giờ phút này mà đã quay lưng bỏ đi từ lâu.

Nhưng hiện tại, anh đến đây để yêu cầu sự giúp đỡ, muốn mượn binh từ bọn họ.
“Mượn binh để đánh đuổi bọn Nhật”.

Tạ Vụ Thanh nhấn mạnh.
“Về quân chi viện chúng tôi có thể nghĩ cách sau”, Tạ Vụ Thanh nói tiếp, “Nhưng sau khi những tướng lĩnh và quân sĩ đầu hàng, lúc này trong doanh đang thiếu người, không thể cố thủ thành quách.

Chúng tôi rất khó khăn, bán sống bán chết giành lại được lãnh thổ, không thể để người Nhật cướp đoạt lần nữa”.
Cuối cùng anh nói: “Quả thật kháng chiến chống Nhật không phải chuyện một sớm một chiều.

Nhưng nếu bảo tôi buông tay giao ra Đa Luân, tôi không còn mặt mũi nhìn những tướng sĩ đã hy sinh.

Một trận ở Đa Luân ác liệt kéo dài rất lâu, cuối cùng quân ta đều anh dũng cầm đao xông pha… Người bỏ mạng dưới cổng thành, máu vẫn chưa tan, bảo tôi sao có thể… để Đa Luân bị chiếm đóng lần nữa”..
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom