Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17
Hôm ấy, lúc Phó tứ lão gia mang chiếc một chiếc hộp đựng nhỏ về tới nhà, Vương thúc nói với ông, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái lại bị đánh.
Đại Ngô thị và Lư thị vô cùng đau lòng, oán giận phàn nàn tính cách của Tôn tiên sinh càng ngày càng tệ.
Phó tứ lão gia cười ha hả: "Nên đánh! Đòn đau nhớ đời!"
Lần trước bị đánh tay còn chưa hết đau, nay lại bị đánh tiếp, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái khóc đỏ cả mắt, đến tận lúc ăn vẫn còn thút thít.
trên bàn ăn có một đĩa thịt chưng gạo nếp bọc lá sen, gạo nếp trắng nõn, thịt béo ngậy ửng đỏ, lá sen thơm nồng. Phó Vân Thái thích ăn món này nên không đợi nha hoàn hầu hạ, tự lấy đũa gắp một miếng to nhưng lại bất cẩn đụng vào vết thương, a một tiếng, đau đến tái cả mặt.
Lư thị vội giật đi đôi đũa trên tay hắn, "Đừng tự gắp, để A Kim đút cơm cho con đi."
Bà vừa dứt lời, A Kim đã bước tới, cúi người bên cạnh Phó Vân Thái, cần chiếc thìa, định đút cho hắn.
Phó Vân Thái nhìn sang Phó Vân Khải, trên tay Phó Vân Khải vẫn quấn mấy lớp băng gạc, nước mắt lưng tròng, đứt quãng nức nở nhưng hắn không gọi nha hoàn hầu hạ, mặt mày nhăn nhúm lại nhưng vẫn cố chịu đau tự gắp thức ăn.
Đại Ngô thị và Phó tứ lão gia liếc nhìn hắn đầy vẻ ngợi khen.
Phó Vân Thái hừ lạnh một tiếng, đẩy A Kim ra, "Để ta tự ăn!"
Phó Vân Khải trong lòng thật khó chịu.
Từ khi ngũ muội muội cùng theo học Tôn tiên sinh với hai anh em họ, Tôn tiên sinh nhìn ngang thấy bọn họ không vừa mắt, nhìn dọc vẫn thấy anh em bọn họ không vừa mắt. Chỉ trong có mấy tháng, số lần bọn họ bị mắng còn nhiều hơn cả năm trước ấy chứ.
hắn lén lườm Phó Vân anh một cái, mũi nghèn nghẹn, ngũ muội nguội chính là khắc tinh của hắn! Nàng trở về chính là để cho hắn sống không được thoải mái mà!
Phó Vân anh cảm nhận được ánh mắt của Phó Vân Khải, khẽ nhướn mi lên, ánh mắt lướt qua mặt hắn, dừng lại một lát rồi bỗng nhiên cười với hắn.
Cạch một tiếng, chiếc đũa từ trên tay Phó Vân Khải rơi xuống, hắn sợ hãi giật mình thon thót, vội vàng xoay người sang bên cạnh nói chuyện với nha hoàn.
Phó Vân anh mỉm cười.
Ăn xong, Phó tứ lão gia bảo bà tử mang chiếc hộp ông mới mang về ra, mở nắp hộp, "Hôm nay tới nhà tri huyện uống rượu, tri huyện đại nhân tặng ta một hộp tích tô bào ốc, nha hoàn nhà ngài ấy là người phủ Tô Châu, tay chân khéo léo, biết hầm canh, lại còn biết làm món này. Mấy tỷ muội các con tự chia nhau đi."
nói rồi sắc mặt trầm xuống, quay qua nhìn Phó Vân Khải và Phó Vân Thái nói, "Hai đứa không có phần."
Hai anh em xấu hổ, lấy cớ mai còn phải dậy sớm đi học đường học, sợ ngủ muộn sẽ không dậy được, vội vàng lủi mất.
Phó Nguyệt là đại tỷ, nhận lấy chiếc hộp, nên trong có tổng cộng mười tám chiếc bào ốc. Đầu tiên, nàng chia làm ba phần đều nhau, sau đó lại từ phần của mình lấy ra ba cái đưa cho Phó Vân anh, "anh tỷ nhi chưa bao giờ ăn món này, tỷ cho muội một nửa."
Phó Quế lập tức cũng nói: "Muội đưa hết cho anh tỷ nhi, muội không ăn."
Phó Vân anh nhướn mày, đến cả cái này cũng phải hơn thua hay sao? Nàng cảm ơn hai chị họ, chỉ lấy phần của mình, "Muội không hảo ngọt, hai tỷ giữ lại ăn dần."
Phó nguyệt dịu dàng thật thà, người khác nói thế nào nàng liền tin như thế, nghe thấy cũng ừ một tiếng, cầm lấy ba cái của mình.
Phó Quế cầm tay Phó Vân anh, tươi cười: "Trước kia tỷ từng nói nếu lại có tích tô bào ốc thì sẽ nhường hết cho muội ăn, nói rồi phải giữ lời, đừng khách sáo với tỷ thế chứ. Giờ thời tiết không nóng, cũng để được mấy ngày, muội lấy ăn dần, mời cả bá nương nếm thử luôn."
Rồi không đợi Phó Vân anh từ chối lần nữa, nàng chủ động bảo nha hoàn Xương Bồ lấy bào ốc nhét vào tay Phương Tuế.
Lư thị bên cạnh cũng bực mình, tức đến không biết nói sao. Có đôi khi bà cũng hoài nghi Phó Nguyệt và Phó Quế khi nhỏ có phải bị nhầm cho nhau hay không, bà và chồng bà đều không ngu dốt gì, sao mà Phó Nguyệt lại không biết đối nhân xử thế như vậy? Phiền lòng tới tận tối, bà khẽ hỏi Phó tứ lão gia, "Chuyện Đồng ca nhi đã có quyết định gì chưa?"
Phó tứ lão gia gối đầu lên hai bàn tay đan vào nhau, thở dài một tiếng, nói, "Nàng cũng đừng nghĩ đến Đồng ca nhi nữa, cứ coi như tam lão gia không định chọn Đồng ca nhi, Nguyệt tỷ nhi nhà chúng ta cũng không đến lượt đâu. Hôm nay ta nghe tri huyện lão gia nói Tô nương tử từ chối cữu gia nhà tri huyện rồi, tri huyện phu nhân không chịu, tìm Tô nương tử hỏi cho rõ ràng, Tô nương tử đành phải nói thật với bà ấy. Trần lão thái thái định gả Phó Dung cho Đồng ca nhi. Chuyện của Nguyệt tỷ nhi ta có tính toán khác, Đồng ca nhi dẫu có học vấn tốt nhưng chưa chắc đã thích hợp với Nguyệt tỷ nhi."
Chỉ cần một Phó Viện đã đủ khiến Lư thị đau đầu, giờ lại thêm một Phó Dung, bà buồn bực: "Phó Dung là do lão thái thái nhận nuôi, cũng không tính là con gái Phó gia..."
Phó tứ lão gia cười, "Nhưng con bé đó họ Phó, có phải con gái ruột hay không thì có gì khác nhau? Nàng đừng quên anh trai người ta là nhị thiếu gia đấy nhé!"
Phó Viện là con gái tộc trưởng tam lão gia, cực kỳ xinh đẹp, là hòn ngọc quý trong nhà, nhà họ lại có ơn với Tô Đồng. Phó Dung là em gái của nhị thiếu gia Phó Vân Chương, có một anh trai tài hoa xuất chúng, Trần lão thái thái lại thương nàng, đồ cưới ắt sẽ phong phú.
Dù là Phó Viện hay Phó Dung, Phó Nguyệt đều không hơn được.
Lư thị trằn trọc mãi không ngủ được, bực bội nói: "Bỏ đi, coi như Đồng ca nhi và Nguyệt tỷ nhi không có duyên phận đi."
Sang tới cuối xuân đầu hạ, nắng ấm ngập tràn, cây táo trong viện đã trở nên đầu sức sống, những cành khô đen sì thuở trước nay đã được phủ một tầng xanh non.
Khi ánh mặt trời xuyên qua lớp sương mù dày đặc, phiến đá xanh trên mặt đất cũng lấp lánh ánh nắng, ngõ nhỏ dần náo nhiệt. Ông lão bán đậu hũ bắt đầu đẩy xe cút kít đi qua, bánh xe lộc cộc cán qua đường đất không bằng phẳng, gọi mọi người thức dậy. Rất nhanh, các hộ xung quanh cũng phát ra những âm thanh ngày mới: tiếng lão bộc mở cửa, đứng trên thềm đá cò kè mặc cả với ông lão bán hàng, tiếng trẻ con khóc, tiếng phụ nữ trách móc, tiếng trút rau vào chảo dầu... Cuộc sống vẫn tiếp diễn như thường ngày, đàn ông trên phố chào hỏi nhau, vừa ăn bánh bao nóng, mình xào, bánh quẩy, bánh nướng, vừa bàn luận mấy chuyện trong huyện, rủ nhau ra bờ sông chờ thuyền. Phụ nữ thì bưng chậu gỗ ra bờ sông giặt quần áo, dọc đường nói cười với nhau. Thi thoảng có cô con dâu nhà này trêu chọc cô con dâu nhà khác, thế là lại có là bị đuổi theo mắng mỏ. Tiếng cười đùa quanh quẩn khắp phố mãi không dứt.
Phó Vân anh bị thức dậy cùng tiếng chim hót lanh lảnh, đứng trong phòng đánh răng súc miệng. Sương mù còn chưa tan, trời lạnh buốt, bột đánh răng trộn lẫn bạc hà mát lạnh khiến nàng rung mình.
Nha đầu Phương Tuế lấy hoa khô cho vào nước rửa mặt cho nàng. Phó Vân anh dậy sớm, Phương Tuế cũng phải dậy sớm theo nên chưa kịp chải đầu, ngái ngủ ngáp một cái, đến nước mắt cũng trào ra, thắc mắc: "Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi vẫn chưa dậy, tại sao tiểu thư người sáng nào cũng dậy sớm như vậy?"
Phó Vân anh rửa mặt xong, ngồi trước gương đồng thoa một tầng trân châu phấn dưỡng da, cười mà không nói.
Nàng không dám lơi lỏng, con người một khi đã hạ thấp yêu cầu với bản thân mình, về sau tất sẽ tìm ra càng nhiều lý do để nuông chiều bản thân. Nàng không có thiên phú như nhị thiếu gia, chỉ có thể cần cù bù thông minh, người chậm chạp thì phải bắt đầu sớm mới bù lại được.
Tới khi Phó Vân Khải và Phó Vân Thái rửa mặt chải đầu, mỗi người cầm lấy một chiếc bánh bao vội vã chạy ra ngoài, nàng đã đứng dưới cây táo đọc "Khổng Tử gia ngữ" (có chú thích cuối chương của tác giả) được nửa canh giờ rồi.
Ăn sáng xong, Hàn thị ngồi bên cửa sổ làm khăn lưới, Phó Vân anh quay lại thư phòng luyện chữ. Nàng đã xin phép Lư thị, đổi sương phòng thành thư phòng, đám nha hoàn biết nàng cũng đọc sách luyện chữ như các thiếu gia nên tránh làm ồn, bình thường mỗi khi đi qua mái hiên lại nhón mũi chân, sợ làm ồn, ảnh hưởng đến nàng.
Nàng vừa mới chép xong một đoạn sách, trong viện bỗng vang lên tiếng bước chân, Phó tứ lão gia vén rèm bước vào thư phòng, cười nói: "anh tỷ nhi đang học bài à?"
Phó Vân anh buông bút đứng dậy chào hỏi, vén tay áo rót cho Phó tứ lão gia một ly trà, "Tứ thúc tới thăm con ạ."
"Tiền bán khăn lưới tháng này, con thử tính rồi ghi vào sổ đi."
Phó lão gia ngồi ở bàn uống một ngụm trà, chỉ về phía chiếc túi tiền bằng vải thô mà ông vừa mang tới rồi nói.
Phó Vân anh vâng một tiếng rồi đi đến phía sau bình phong, mở rương lấy sổ sách ra. Nha hoàn giúp nàng chuẩn bị bút, mực và bàn tính, đổ tiền trong túi ra, đặt trên bàn sách. Nàng đếm số tiền lời tháng này, sau đó rút một tờ giấy làm bằng gỗ tre ra ghi rõ tiền mua chỉ vải tháng này ra, từng mục từng mục một.
Khăn lưới dành cho nam giới, ai cũng phải dùng nên bán chạy nhưng giá cả không cao. Loại khăn lưới mà người giàu có dùng thường làm bằng tơ lụa thượng hạng, ngoài ra còn đính vàng, ngọc, đá quý nên giá cao nhất có thể lên tới mười lượng bạc nhưng dân chúng bình thường thì không cầu kì như thế, cùng lắm cũng chỉ mấy đồng.
Lợi nhuận không nhiều, nhưng ít ra còn nhiều hơn làm túi tiền. Phó tứ lão gia ra mặt gửi cho cửa hàng khăn mũ bán hộ, giá cả bên kia đưa ra cũng hợp lý, Hàn thị nhờ vậy mỗi tháng có thể tích cóp được hai ba tiền. Nếu cứ tiếp tục làm thế này, một năm không chừng có thể kiếm được hai lượng bát. Phó Vân anh ghi chi tiết các mục chi tiêu, ngón tay gảy bàn tính, tính đi tính lại ba lần rồi lại lấy một tờ giấy trắng, chép lại rồi đưa cho Phó tứ lão gia xem. Từ khi nàng bắt đầu đi học, Phó tứ lão gia đã tận dụng mọi cơ hội, cứ gặp nàng là lại khuyến khích nàng học tính toán sổ sách. Biết nhiều thứ cũng không hại gì, hơn nữa Phó tứ lão gia cũng rất quan tâm nàng và Hàn thị, nàng không do dự, lập tức đồng ý. Phó lão gia bảo nàng đầu tiên cứ lấy việc bán khăn lưới của Hàn thị để luyện tập trước đã.
Phó tứ lão gia không biết nhiều chữ, nhưng xem các mục chi tiêu vẫn hiểu được, xem xét thật kỹ xong gật đầu vui vẻ, nói: "đi thay quần áo đi, hôm nay ấm áp, tứ thẩm con đưa mấy chị em đi tiệm đồ bạc đánh trang sức."
Phó Nguyệt đã đến tuổi làm mai, theo phong tục địa phương, trước khi đính hôn, mẹ chồng sẽ đích thân tới nhà gặp mặt con dâu, Lư thị đã từng nói phải đánh cho con gái mấy bộ đồ trang sức thật đẹp.
Phó Vân anh trở về phòng báo với Hàn thị một tiếng, xõa tóc xuống, chải tóc song kế buộc sợi nhung, bên tóc cài mộc bông hoa nhài bằng lụa, mặc bộ váy màu đỏ hải đường thêu hoa văn tỳ bà và áo kép mỏng, phía dưới là quần lụa xanh nhạt. Hải đường khi nở vốn vô cùng vũ mị kiều diễm, Phương Tuế cảm thấy tiểu thư nhà mình bình thường quá giản dị, cố tình chọn bộ đồ tươi sáng này cho nàng mặc, ai ngờ mặc loại màu sắc này, anh tỷ nhi dường như càng thanh lãnh.
Mấy tháng sung sướng không cần lo chuyện cơm áo, lại kiên trì rèn luyện hằng ngày, Phó Vân anh cao lên không ít, tay áo và váy không cần gập lại nữa, cổ tay áo còn hơi chật. Phương Tuế sợ nàng bị lạnh, khuyên nàng khoác thêm chiếc áo xanh thêu hoa.
Khi nàng sang tới chính viện của Đại Ngô thị, Lư thị, Phó Nguyệt và Phó Quế đều đã chuẩn bị kĩ càng.
Cửa hàng đồ bạc không xa, thật ra có thể đi bộ ra nhưng Lư thị là phụ nữ, không thể thoải mái như Phó tứ lão gia. Vương thúc chuẩn bị xe rồi chờ bên ngoài, mấy thím cháu ngồi trên xe tới cửa hàng, chỉ về phía bến tàu bên sông hỏi Vương thẩm, "Đợt trước nói định xây cầu không phải sao? Sao đến giờ còn chưa thấy động tĩnh gì vậy nhỉ?"
Vương thẩm vỗ nhẹ lên đùi: "Ngài không biết sao, Trần lão thái thái bên đại phòng hôm nào cũng làm ầm cả nhà lên, nhị thiếu gia không muốn tranh cãi với lão thái thái nên cách đây không lâu đã lên thuyền đi phủ Võ Xương gặp bạn, chuyện xây cầu cũng bị hoãn lại rồi."
"Vẫn là vì việc lập đền thờ ư?" Lư thị hỏi.
"Còn không phải sao! Chuyện lập đền thờ không thành, lão thái thái trút hết bực tức lên người nhị thiếu gia. Vì chuyện này, nhị thiếu gia cũng ăn vài trận đòn, bị đánh đến phá tướng (đánh lên mặt), lão tiên sinh ở tộc học thấy lão thái thái làm quá nên khuyên nhị thiếu gia đi rồi."
Phó Nguyệt, Phó Quế và Phó Vân anh ngồi một bên yên lặng lắng nghe hai người to nhỏ chuyện đại phòng. Phó Quế bỗng nhiên giật nhẹ ống tay áo của Phó Vân anh, "anh tỷ nhi, muội đã gặp nhị thiếu gia rồi hả?"
Phó Vân anh nhớ tới bóng người tĩnh lặng kiêu ngạo sừng sững trong tuyết ngày ấy. Nếu như trong trời đất chỉ còn lại hai màu đen trắng, màu trắng của tuyết và màu đen lạnh lẽo của đêm đen thì Phó Vân Chương cũng sẽ không lẫn vào trong đó, giống một cây hồng mai đang nở, vừa cô độc, lạnh lùng là vậy nhưng cũng rực rỡ đến thế.
"Muội gặp rồi." Nàng gật đầu
Phó Quế lại hỏi: "Thế còn em gái của nhị thiếu gia, Dung tỷ nhi thì sao?" Nàng thì thầm với Phó Vân anh, "Muội cảm thấy tỷ ấy với Nguyệt tỷ nhi ai đẹp hơn?"
Phó Vân anh hơi nhíu mày, ánh mắt lướt qua trên mặt Phó Quế một lát rồi lại dời đi. Phó Quế liếc mắt rồi khẽ cười, "Tỷ cảm thấy Nguyệt tỷ nhi xinh đẹp hơn Dung tỷ nhi."
Phó Vân anh cười cười, vẫn không nói lời nào.
Trước đó, Phó tứ lão gia đã qua đánh tiếng trước với cửa tiệm đồ bạc nên khi xe ngựa vừa dừng lại trước tiệm, chưởng quầy đã ra ngoài đón Lư thị vào. Hôm nay Phó Nguyệt là nhân vật chính nên tiểu nhị trong tiệm đón tiếp Lư thị và Phó Nguyệt, mồm năm miệng mười nịnh nọt, nịnh đến mức Lư thị cười không khép miệng.
Trang sức phấn son lúc nào cũng có lực hấp dẫn với các tiểu nương tử, Phó Nguyệt và Phó Quế ít khi ra ngoài, nhìn thấy cái gì cũng thích mê, dù vòng tay cũng chỉ có đôi ba hình thức đơn điệu nhưng cũng phải thử tới mấy chục cái mà chưa tìm được cái nào ưng ý.
Phó Vân anh đi với họ một chút, nhân lúc Lư thị vui vẻ mới nói: "Thẩm thẩm, bên cạnh là tiệm sách, con nhớ tiên sinh nói con cần mua mấy quyển sách, con qua đó một chút, lát nữa sẽ trở về ngay."
Nếu người đưa ra yêu cầu là mấy thằng bé bướng bỉnh Phó Vân Khải hoặc Phó Vân Thái thì Lư thị nhất định sẽ không đồng ý, nhưng Phó Vân anh thì bà lại yên tâm tuyệt đối, cô cháu gái này y bà cụ non, chưa bao giờ làm nghịch ngợm. Bà lấy một xâu tiền từ trong tay áo, đưa cho Vương thẩm, bảo Vương thẩm đi tiệm sách với nàng, cười bảo: "Mua xong rồi về ngay nhé, đừng đi xa. Tiền do Vương thẩm của con giữ, muốn mua gì thì mua cái đó." Rồi dặn dò Vương thẩm, "Gọi chồng bà đi theo cùng đi, nếu tiền không đủ còn có người quay lại đây báo tin."
Vậy là nha hoàn Phương Tuế, Vương thẩm và Vương thúc đi theo Phó Vân anh bước vào tiệm sách bên cạnh.
Bên trong yên tĩnh, không khí tràn ngập mùi mực viết không biết có thể được miêu tả là thơm hay không. Tiệm sách gồm hai gian, một gian bày đủ các loại giá sách, trên giá là từng chồng sách; một gian là nhã gian, bên trong có bảy tám chiếc bàn và mười mấy băng ghế dài, có mấy nam nhân đầu đeo nho khăn, thân mặc trường bào đang ngồi trong đó sao chép gì đó. Họ là thư sinh trong huyện, không mua nổi sách, mỗi ngày chỉ có thể bỏ ra một hai tiền thuê chỗ ngồi chép lại sách để đọc, cũng có người chép sách thuê cho cửa tiệm để kiếm chút tiền giúp đỡ gia đình.
Bỗng Vương thẩm a lên một tiếng, chỉ vào một trong những thiếu niên trong đó: "Kia không phải là Tô thiếu gia sao?"
Phó Vân anh nhìn theo hướng ngón tay bà chỉ, đó là một thiếu niên mặc áo màu nguyệt bạch, ngũ quan thanh tú, dáng ngồi đoan chính. Hôm nay trời nắng nhưng trong tiệm sách lại lạnh, hắn ăn mặc mỏng manh, không biết là do bị lạnh hay là do đã ngồi một tư thế quá lâu, ngón tay cũng đã hơi xanh.
Nàng xoay người đi tới bên kệ, tìm sách mình muốn mua. Kệ trong tiệm quá cao, nàng kiễng chân cũng với không tới, thôi thì cứ xem giá ở dưới trước, sau lại nhờ Vương thẩm bế nàng lên tìm tiếp vậy.
Sách bán chạy nhất ở tiệm là cái loại đề mẫu, hành cuốn, hành văn cho kỳ thi đồng sinh và thi hương, tiếp theo là kinh Phật, cũng có cả bản thoại tiểu thuyết nhưng cũng không có nhiều lắm, bản thoại ở huyện Hoàng Châu đều là sách cũ từ phủ Võ Xương chuyển về.
Chủ tiệm cũng cùng tìm với Phó Vân anh nhưng cuối cùng cũng phải áy náy: "Cái tiệm nhỏ này của ta không có sách mà anh trai của tiểu nương tử muốn tìm, các vị chỉ có thể tới phủ Võ Xương mua thôi."
Phó Vân anh hơi thất vọng, tiện tay cầm một quyển sách, ý bảo Vương thẩm trả tiền, nói: "Làm phiền ngài."
Lúc này, phía sau vang lên một thanh âm trong sáng hiền hòa, tự như tiếng ngọc va vào nhau, "Muốn tìm sách gì?"
Lời tác giả:
Khổng Tử gia ngữ: Sách ghi chép về cuộc đời và tư tưởng của Khổng Tử, nhiều ý kiến cho rằng những thứ trong sách này không có thật nhưng cũng có nhiều người phản đối nhưng dù nói sao thì quyển sách này cũng được truyền bá rộng rãi,
Hành cuốn, hành văn: Văn mẫu do cử nhân viết.
Editor: Truyện này miêu tả chi tiết và rất hay ho về quần áo của nhân vật nhưng mình kiến thức có hạn về khoản áo quần thời Minh của TQ nên chỉ cố gắng hết chứ chắc chắn không chuyển ngữ hoàn chỉnh được. Mình đã đối chiếu với bản tiếng Trung, nhưng dù có google tra ra hình cái áo cũng không biết cái áo đó tiếng Việt gọi là gì. ) Về sách vở mình tự tin ngồi viết chú thích chứ về quần áo trang sức chẳng biết cái gì. Haha.
Đại Ngô thị và Lư thị vô cùng đau lòng, oán giận phàn nàn tính cách của Tôn tiên sinh càng ngày càng tệ.
Phó tứ lão gia cười ha hả: "Nên đánh! Đòn đau nhớ đời!"
Lần trước bị đánh tay còn chưa hết đau, nay lại bị đánh tiếp, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái khóc đỏ cả mắt, đến tận lúc ăn vẫn còn thút thít.
trên bàn ăn có một đĩa thịt chưng gạo nếp bọc lá sen, gạo nếp trắng nõn, thịt béo ngậy ửng đỏ, lá sen thơm nồng. Phó Vân Thái thích ăn món này nên không đợi nha hoàn hầu hạ, tự lấy đũa gắp một miếng to nhưng lại bất cẩn đụng vào vết thương, a một tiếng, đau đến tái cả mặt.
Lư thị vội giật đi đôi đũa trên tay hắn, "Đừng tự gắp, để A Kim đút cơm cho con đi."
Bà vừa dứt lời, A Kim đã bước tới, cúi người bên cạnh Phó Vân Thái, cần chiếc thìa, định đút cho hắn.
Phó Vân Thái nhìn sang Phó Vân Khải, trên tay Phó Vân Khải vẫn quấn mấy lớp băng gạc, nước mắt lưng tròng, đứt quãng nức nở nhưng hắn không gọi nha hoàn hầu hạ, mặt mày nhăn nhúm lại nhưng vẫn cố chịu đau tự gắp thức ăn.
Đại Ngô thị và Phó tứ lão gia liếc nhìn hắn đầy vẻ ngợi khen.
Phó Vân Thái hừ lạnh một tiếng, đẩy A Kim ra, "Để ta tự ăn!"
Phó Vân Khải trong lòng thật khó chịu.
Từ khi ngũ muội muội cùng theo học Tôn tiên sinh với hai anh em họ, Tôn tiên sinh nhìn ngang thấy bọn họ không vừa mắt, nhìn dọc vẫn thấy anh em bọn họ không vừa mắt. Chỉ trong có mấy tháng, số lần bọn họ bị mắng còn nhiều hơn cả năm trước ấy chứ.
hắn lén lườm Phó Vân anh một cái, mũi nghèn nghẹn, ngũ muội nguội chính là khắc tinh của hắn! Nàng trở về chính là để cho hắn sống không được thoải mái mà!
Phó Vân anh cảm nhận được ánh mắt của Phó Vân Khải, khẽ nhướn mi lên, ánh mắt lướt qua mặt hắn, dừng lại một lát rồi bỗng nhiên cười với hắn.
Cạch một tiếng, chiếc đũa từ trên tay Phó Vân Khải rơi xuống, hắn sợ hãi giật mình thon thót, vội vàng xoay người sang bên cạnh nói chuyện với nha hoàn.
Phó Vân anh mỉm cười.
Ăn xong, Phó tứ lão gia bảo bà tử mang chiếc hộp ông mới mang về ra, mở nắp hộp, "Hôm nay tới nhà tri huyện uống rượu, tri huyện đại nhân tặng ta một hộp tích tô bào ốc, nha hoàn nhà ngài ấy là người phủ Tô Châu, tay chân khéo léo, biết hầm canh, lại còn biết làm món này. Mấy tỷ muội các con tự chia nhau đi."
nói rồi sắc mặt trầm xuống, quay qua nhìn Phó Vân Khải và Phó Vân Thái nói, "Hai đứa không có phần."
Hai anh em xấu hổ, lấy cớ mai còn phải dậy sớm đi học đường học, sợ ngủ muộn sẽ không dậy được, vội vàng lủi mất.
Phó Nguyệt là đại tỷ, nhận lấy chiếc hộp, nên trong có tổng cộng mười tám chiếc bào ốc. Đầu tiên, nàng chia làm ba phần đều nhau, sau đó lại từ phần của mình lấy ra ba cái đưa cho Phó Vân anh, "anh tỷ nhi chưa bao giờ ăn món này, tỷ cho muội một nửa."
Phó Quế lập tức cũng nói: "Muội đưa hết cho anh tỷ nhi, muội không ăn."
Phó Vân anh nhướn mày, đến cả cái này cũng phải hơn thua hay sao? Nàng cảm ơn hai chị họ, chỉ lấy phần của mình, "Muội không hảo ngọt, hai tỷ giữ lại ăn dần."
Phó nguyệt dịu dàng thật thà, người khác nói thế nào nàng liền tin như thế, nghe thấy cũng ừ một tiếng, cầm lấy ba cái của mình.
Phó Quế cầm tay Phó Vân anh, tươi cười: "Trước kia tỷ từng nói nếu lại có tích tô bào ốc thì sẽ nhường hết cho muội ăn, nói rồi phải giữ lời, đừng khách sáo với tỷ thế chứ. Giờ thời tiết không nóng, cũng để được mấy ngày, muội lấy ăn dần, mời cả bá nương nếm thử luôn."
Rồi không đợi Phó Vân anh từ chối lần nữa, nàng chủ động bảo nha hoàn Xương Bồ lấy bào ốc nhét vào tay Phương Tuế.
Lư thị bên cạnh cũng bực mình, tức đến không biết nói sao. Có đôi khi bà cũng hoài nghi Phó Nguyệt và Phó Quế khi nhỏ có phải bị nhầm cho nhau hay không, bà và chồng bà đều không ngu dốt gì, sao mà Phó Nguyệt lại không biết đối nhân xử thế như vậy? Phiền lòng tới tận tối, bà khẽ hỏi Phó tứ lão gia, "Chuyện Đồng ca nhi đã có quyết định gì chưa?"
Phó tứ lão gia gối đầu lên hai bàn tay đan vào nhau, thở dài một tiếng, nói, "Nàng cũng đừng nghĩ đến Đồng ca nhi nữa, cứ coi như tam lão gia không định chọn Đồng ca nhi, Nguyệt tỷ nhi nhà chúng ta cũng không đến lượt đâu. Hôm nay ta nghe tri huyện lão gia nói Tô nương tử từ chối cữu gia nhà tri huyện rồi, tri huyện phu nhân không chịu, tìm Tô nương tử hỏi cho rõ ràng, Tô nương tử đành phải nói thật với bà ấy. Trần lão thái thái định gả Phó Dung cho Đồng ca nhi. Chuyện của Nguyệt tỷ nhi ta có tính toán khác, Đồng ca nhi dẫu có học vấn tốt nhưng chưa chắc đã thích hợp với Nguyệt tỷ nhi."
Chỉ cần một Phó Viện đã đủ khiến Lư thị đau đầu, giờ lại thêm một Phó Dung, bà buồn bực: "Phó Dung là do lão thái thái nhận nuôi, cũng không tính là con gái Phó gia..."
Phó tứ lão gia cười, "Nhưng con bé đó họ Phó, có phải con gái ruột hay không thì có gì khác nhau? Nàng đừng quên anh trai người ta là nhị thiếu gia đấy nhé!"
Phó Viện là con gái tộc trưởng tam lão gia, cực kỳ xinh đẹp, là hòn ngọc quý trong nhà, nhà họ lại có ơn với Tô Đồng. Phó Dung là em gái của nhị thiếu gia Phó Vân Chương, có một anh trai tài hoa xuất chúng, Trần lão thái thái lại thương nàng, đồ cưới ắt sẽ phong phú.
Dù là Phó Viện hay Phó Dung, Phó Nguyệt đều không hơn được.
Lư thị trằn trọc mãi không ngủ được, bực bội nói: "Bỏ đi, coi như Đồng ca nhi và Nguyệt tỷ nhi không có duyên phận đi."
Sang tới cuối xuân đầu hạ, nắng ấm ngập tràn, cây táo trong viện đã trở nên đầu sức sống, những cành khô đen sì thuở trước nay đã được phủ một tầng xanh non.
Khi ánh mặt trời xuyên qua lớp sương mù dày đặc, phiến đá xanh trên mặt đất cũng lấp lánh ánh nắng, ngõ nhỏ dần náo nhiệt. Ông lão bán đậu hũ bắt đầu đẩy xe cút kít đi qua, bánh xe lộc cộc cán qua đường đất không bằng phẳng, gọi mọi người thức dậy. Rất nhanh, các hộ xung quanh cũng phát ra những âm thanh ngày mới: tiếng lão bộc mở cửa, đứng trên thềm đá cò kè mặc cả với ông lão bán hàng, tiếng trẻ con khóc, tiếng phụ nữ trách móc, tiếng trút rau vào chảo dầu... Cuộc sống vẫn tiếp diễn như thường ngày, đàn ông trên phố chào hỏi nhau, vừa ăn bánh bao nóng, mình xào, bánh quẩy, bánh nướng, vừa bàn luận mấy chuyện trong huyện, rủ nhau ra bờ sông chờ thuyền. Phụ nữ thì bưng chậu gỗ ra bờ sông giặt quần áo, dọc đường nói cười với nhau. Thi thoảng có cô con dâu nhà này trêu chọc cô con dâu nhà khác, thế là lại có là bị đuổi theo mắng mỏ. Tiếng cười đùa quanh quẩn khắp phố mãi không dứt.
Phó Vân anh bị thức dậy cùng tiếng chim hót lanh lảnh, đứng trong phòng đánh răng súc miệng. Sương mù còn chưa tan, trời lạnh buốt, bột đánh răng trộn lẫn bạc hà mát lạnh khiến nàng rung mình.
Nha đầu Phương Tuế lấy hoa khô cho vào nước rửa mặt cho nàng. Phó Vân anh dậy sớm, Phương Tuế cũng phải dậy sớm theo nên chưa kịp chải đầu, ngái ngủ ngáp một cái, đến nước mắt cũng trào ra, thắc mắc: "Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi vẫn chưa dậy, tại sao tiểu thư người sáng nào cũng dậy sớm như vậy?"
Phó Vân anh rửa mặt xong, ngồi trước gương đồng thoa một tầng trân châu phấn dưỡng da, cười mà không nói.
Nàng không dám lơi lỏng, con người một khi đã hạ thấp yêu cầu với bản thân mình, về sau tất sẽ tìm ra càng nhiều lý do để nuông chiều bản thân. Nàng không có thiên phú như nhị thiếu gia, chỉ có thể cần cù bù thông minh, người chậm chạp thì phải bắt đầu sớm mới bù lại được.
Tới khi Phó Vân Khải và Phó Vân Thái rửa mặt chải đầu, mỗi người cầm lấy một chiếc bánh bao vội vã chạy ra ngoài, nàng đã đứng dưới cây táo đọc "Khổng Tử gia ngữ" (có chú thích cuối chương của tác giả) được nửa canh giờ rồi.
Ăn sáng xong, Hàn thị ngồi bên cửa sổ làm khăn lưới, Phó Vân anh quay lại thư phòng luyện chữ. Nàng đã xin phép Lư thị, đổi sương phòng thành thư phòng, đám nha hoàn biết nàng cũng đọc sách luyện chữ như các thiếu gia nên tránh làm ồn, bình thường mỗi khi đi qua mái hiên lại nhón mũi chân, sợ làm ồn, ảnh hưởng đến nàng.
Nàng vừa mới chép xong một đoạn sách, trong viện bỗng vang lên tiếng bước chân, Phó tứ lão gia vén rèm bước vào thư phòng, cười nói: "anh tỷ nhi đang học bài à?"
Phó Vân anh buông bút đứng dậy chào hỏi, vén tay áo rót cho Phó tứ lão gia một ly trà, "Tứ thúc tới thăm con ạ."
"Tiền bán khăn lưới tháng này, con thử tính rồi ghi vào sổ đi."
Phó lão gia ngồi ở bàn uống một ngụm trà, chỉ về phía chiếc túi tiền bằng vải thô mà ông vừa mang tới rồi nói.
Phó Vân anh vâng một tiếng rồi đi đến phía sau bình phong, mở rương lấy sổ sách ra. Nha hoàn giúp nàng chuẩn bị bút, mực và bàn tính, đổ tiền trong túi ra, đặt trên bàn sách. Nàng đếm số tiền lời tháng này, sau đó rút một tờ giấy làm bằng gỗ tre ra ghi rõ tiền mua chỉ vải tháng này ra, từng mục từng mục một.
Khăn lưới dành cho nam giới, ai cũng phải dùng nên bán chạy nhưng giá cả không cao. Loại khăn lưới mà người giàu có dùng thường làm bằng tơ lụa thượng hạng, ngoài ra còn đính vàng, ngọc, đá quý nên giá cao nhất có thể lên tới mười lượng bạc nhưng dân chúng bình thường thì không cầu kì như thế, cùng lắm cũng chỉ mấy đồng.
Lợi nhuận không nhiều, nhưng ít ra còn nhiều hơn làm túi tiền. Phó tứ lão gia ra mặt gửi cho cửa hàng khăn mũ bán hộ, giá cả bên kia đưa ra cũng hợp lý, Hàn thị nhờ vậy mỗi tháng có thể tích cóp được hai ba tiền. Nếu cứ tiếp tục làm thế này, một năm không chừng có thể kiếm được hai lượng bát. Phó Vân anh ghi chi tiết các mục chi tiêu, ngón tay gảy bàn tính, tính đi tính lại ba lần rồi lại lấy một tờ giấy trắng, chép lại rồi đưa cho Phó tứ lão gia xem. Từ khi nàng bắt đầu đi học, Phó tứ lão gia đã tận dụng mọi cơ hội, cứ gặp nàng là lại khuyến khích nàng học tính toán sổ sách. Biết nhiều thứ cũng không hại gì, hơn nữa Phó tứ lão gia cũng rất quan tâm nàng và Hàn thị, nàng không do dự, lập tức đồng ý. Phó lão gia bảo nàng đầu tiên cứ lấy việc bán khăn lưới của Hàn thị để luyện tập trước đã.
Phó tứ lão gia không biết nhiều chữ, nhưng xem các mục chi tiêu vẫn hiểu được, xem xét thật kỹ xong gật đầu vui vẻ, nói: "đi thay quần áo đi, hôm nay ấm áp, tứ thẩm con đưa mấy chị em đi tiệm đồ bạc đánh trang sức."
Phó Nguyệt đã đến tuổi làm mai, theo phong tục địa phương, trước khi đính hôn, mẹ chồng sẽ đích thân tới nhà gặp mặt con dâu, Lư thị đã từng nói phải đánh cho con gái mấy bộ đồ trang sức thật đẹp.
Phó Vân anh trở về phòng báo với Hàn thị một tiếng, xõa tóc xuống, chải tóc song kế buộc sợi nhung, bên tóc cài mộc bông hoa nhài bằng lụa, mặc bộ váy màu đỏ hải đường thêu hoa văn tỳ bà và áo kép mỏng, phía dưới là quần lụa xanh nhạt. Hải đường khi nở vốn vô cùng vũ mị kiều diễm, Phương Tuế cảm thấy tiểu thư nhà mình bình thường quá giản dị, cố tình chọn bộ đồ tươi sáng này cho nàng mặc, ai ngờ mặc loại màu sắc này, anh tỷ nhi dường như càng thanh lãnh.
Mấy tháng sung sướng không cần lo chuyện cơm áo, lại kiên trì rèn luyện hằng ngày, Phó Vân anh cao lên không ít, tay áo và váy không cần gập lại nữa, cổ tay áo còn hơi chật. Phương Tuế sợ nàng bị lạnh, khuyên nàng khoác thêm chiếc áo xanh thêu hoa.
Khi nàng sang tới chính viện của Đại Ngô thị, Lư thị, Phó Nguyệt và Phó Quế đều đã chuẩn bị kĩ càng.
Cửa hàng đồ bạc không xa, thật ra có thể đi bộ ra nhưng Lư thị là phụ nữ, không thể thoải mái như Phó tứ lão gia. Vương thúc chuẩn bị xe rồi chờ bên ngoài, mấy thím cháu ngồi trên xe tới cửa hàng, chỉ về phía bến tàu bên sông hỏi Vương thẩm, "Đợt trước nói định xây cầu không phải sao? Sao đến giờ còn chưa thấy động tĩnh gì vậy nhỉ?"
Vương thẩm vỗ nhẹ lên đùi: "Ngài không biết sao, Trần lão thái thái bên đại phòng hôm nào cũng làm ầm cả nhà lên, nhị thiếu gia không muốn tranh cãi với lão thái thái nên cách đây không lâu đã lên thuyền đi phủ Võ Xương gặp bạn, chuyện xây cầu cũng bị hoãn lại rồi."
"Vẫn là vì việc lập đền thờ ư?" Lư thị hỏi.
"Còn không phải sao! Chuyện lập đền thờ không thành, lão thái thái trút hết bực tức lên người nhị thiếu gia. Vì chuyện này, nhị thiếu gia cũng ăn vài trận đòn, bị đánh đến phá tướng (đánh lên mặt), lão tiên sinh ở tộc học thấy lão thái thái làm quá nên khuyên nhị thiếu gia đi rồi."
Phó Nguyệt, Phó Quế và Phó Vân anh ngồi một bên yên lặng lắng nghe hai người to nhỏ chuyện đại phòng. Phó Quế bỗng nhiên giật nhẹ ống tay áo của Phó Vân anh, "anh tỷ nhi, muội đã gặp nhị thiếu gia rồi hả?"
Phó Vân anh nhớ tới bóng người tĩnh lặng kiêu ngạo sừng sững trong tuyết ngày ấy. Nếu như trong trời đất chỉ còn lại hai màu đen trắng, màu trắng của tuyết và màu đen lạnh lẽo của đêm đen thì Phó Vân Chương cũng sẽ không lẫn vào trong đó, giống một cây hồng mai đang nở, vừa cô độc, lạnh lùng là vậy nhưng cũng rực rỡ đến thế.
"Muội gặp rồi." Nàng gật đầu
Phó Quế lại hỏi: "Thế còn em gái của nhị thiếu gia, Dung tỷ nhi thì sao?" Nàng thì thầm với Phó Vân anh, "Muội cảm thấy tỷ ấy với Nguyệt tỷ nhi ai đẹp hơn?"
Phó Vân anh hơi nhíu mày, ánh mắt lướt qua trên mặt Phó Quế một lát rồi lại dời đi. Phó Quế liếc mắt rồi khẽ cười, "Tỷ cảm thấy Nguyệt tỷ nhi xinh đẹp hơn Dung tỷ nhi."
Phó Vân anh cười cười, vẫn không nói lời nào.
Trước đó, Phó tứ lão gia đã qua đánh tiếng trước với cửa tiệm đồ bạc nên khi xe ngựa vừa dừng lại trước tiệm, chưởng quầy đã ra ngoài đón Lư thị vào. Hôm nay Phó Nguyệt là nhân vật chính nên tiểu nhị trong tiệm đón tiếp Lư thị và Phó Nguyệt, mồm năm miệng mười nịnh nọt, nịnh đến mức Lư thị cười không khép miệng.
Trang sức phấn son lúc nào cũng có lực hấp dẫn với các tiểu nương tử, Phó Nguyệt và Phó Quế ít khi ra ngoài, nhìn thấy cái gì cũng thích mê, dù vòng tay cũng chỉ có đôi ba hình thức đơn điệu nhưng cũng phải thử tới mấy chục cái mà chưa tìm được cái nào ưng ý.
Phó Vân anh đi với họ một chút, nhân lúc Lư thị vui vẻ mới nói: "Thẩm thẩm, bên cạnh là tiệm sách, con nhớ tiên sinh nói con cần mua mấy quyển sách, con qua đó một chút, lát nữa sẽ trở về ngay."
Nếu người đưa ra yêu cầu là mấy thằng bé bướng bỉnh Phó Vân Khải hoặc Phó Vân Thái thì Lư thị nhất định sẽ không đồng ý, nhưng Phó Vân anh thì bà lại yên tâm tuyệt đối, cô cháu gái này y bà cụ non, chưa bao giờ làm nghịch ngợm. Bà lấy một xâu tiền từ trong tay áo, đưa cho Vương thẩm, bảo Vương thẩm đi tiệm sách với nàng, cười bảo: "Mua xong rồi về ngay nhé, đừng đi xa. Tiền do Vương thẩm của con giữ, muốn mua gì thì mua cái đó." Rồi dặn dò Vương thẩm, "Gọi chồng bà đi theo cùng đi, nếu tiền không đủ còn có người quay lại đây báo tin."
Vậy là nha hoàn Phương Tuế, Vương thẩm và Vương thúc đi theo Phó Vân anh bước vào tiệm sách bên cạnh.
Bên trong yên tĩnh, không khí tràn ngập mùi mực viết không biết có thể được miêu tả là thơm hay không. Tiệm sách gồm hai gian, một gian bày đủ các loại giá sách, trên giá là từng chồng sách; một gian là nhã gian, bên trong có bảy tám chiếc bàn và mười mấy băng ghế dài, có mấy nam nhân đầu đeo nho khăn, thân mặc trường bào đang ngồi trong đó sao chép gì đó. Họ là thư sinh trong huyện, không mua nổi sách, mỗi ngày chỉ có thể bỏ ra một hai tiền thuê chỗ ngồi chép lại sách để đọc, cũng có người chép sách thuê cho cửa tiệm để kiếm chút tiền giúp đỡ gia đình.
Bỗng Vương thẩm a lên một tiếng, chỉ vào một trong những thiếu niên trong đó: "Kia không phải là Tô thiếu gia sao?"
Phó Vân anh nhìn theo hướng ngón tay bà chỉ, đó là một thiếu niên mặc áo màu nguyệt bạch, ngũ quan thanh tú, dáng ngồi đoan chính. Hôm nay trời nắng nhưng trong tiệm sách lại lạnh, hắn ăn mặc mỏng manh, không biết là do bị lạnh hay là do đã ngồi một tư thế quá lâu, ngón tay cũng đã hơi xanh.
Nàng xoay người đi tới bên kệ, tìm sách mình muốn mua. Kệ trong tiệm quá cao, nàng kiễng chân cũng với không tới, thôi thì cứ xem giá ở dưới trước, sau lại nhờ Vương thẩm bế nàng lên tìm tiếp vậy.
Sách bán chạy nhất ở tiệm là cái loại đề mẫu, hành cuốn, hành văn cho kỳ thi đồng sinh và thi hương, tiếp theo là kinh Phật, cũng có cả bản thoại tiểu thuyết nhưng cũng không có nhiều lắm, bản thoại ở huyện Hoàng Châu đều là sách cũ từ phủ Võ Xương chuyển về.
Chủ tiệm cũng cùng tìm với Phó Vân anh nhưng cuối cùng cũng phải áy náy: "Cái tiệm nhỏ này của ta không có sách mà anh trai của tiểu nương tử muốn tìm, các vị chỉ có thể tới phủ Võ Xương mua thôi."
Phó Vân anh hơi thất vọng, tiện tay cầm một quyển sách, ý bảo Vương thẩm trả tiền, nói: "Làm phiền ngài."
Lúc này, phía sau vang lên một thanh âm trong sáng hiền hòa, tự như tiếng ngọc va vào nhau, "Muốn tìm sách gì?"
Lời tác giả:
Khổng Tử gia ngữ: Sách ghi chép về cuộc đời và tư tưởng của Khổng Tử, nhiều ý kiến cho rằng những thứ trong sách này không có thật nhưng cũng có nhiều người phản đối nhưng dù nói sao thì quyển sách này cũng được truyền bá rộng rãi,
Hành cuốn, hành văn: Văn mẫu do cử nhân viết.
Editor: Truyện này miêu tả chi tiết và rất hay ho về quần áo của nhân vật nhưng mình kiến thức có hạn về khoản áo quần thời Minh của TQ nên chỉ cố gắng hết chứ chắc chắn không chuyển ngữ hoàn chỉnh được. Mình đã đối chiếu với bản tiếng Trung, nhưng dù có google tra ra hình cái áo cũng không biết cái áo đó tiếng Việt gọi là gì. ) Về sách vở mình tự tin ngồi viết chú thích chứ về quần áo trang sức chẳng biết cái gì. Haha.
Bình luận facebook