Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lê Vân - Yêu và sống - Chương 11 phần 4
Bản “giao kèo” của chàng như tiếng chuông làm thức tỉnh đầu óc u mê rối bời nơi tôi. Thật may, như được Trời Phật phù hộ độ trì, tôi mở mắt bừng thoát khỏi cơn quẫn trí. Một cơn quẫn trí mang màu sắc lãng mạn: “Chúng mình yêu nhau và có với nhau một đứa con, như là một kỷ niệm chẳng thể nào quên được. Giờ anh hãy quay về với bổn phận làm chồng làm cha của anh đi, thỉnh thoảng chúng mình gặp nhau, thế cũng là đủ cho em rồi. Hãy tạm bằng lòng với số phận vậy…”
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu quyết định sống với chồng, tôi sẽ kéo theo hàng loạt sai lầm lớn trong suốt quãng đời còn lại Trước tiên, tôi sẽ là người có tội với con tôi.
Cuộc đời tôi và con sẽ trở nên lệch lạc, méo mó. Chúng tôi sẽ suốt đời phải sống dưới sự ban ơn rộng lượng của chàng. Ai mà biết được, lúc nào đó quẫn trí lên, chàng lại không moi móc chuyện xưa, làm khổ đứa bé.
“Không, mẹ không thể nào hành động như vậy được con ơi! Con không có tội. Tội là do mẹ, mẹ phải chịu. Con có cha, con phải được gọi cha. Con sinh ra bởi tình yêu của cha mẹ, con có quyền được hưởng tình yêu của cả cha lẫn mẹ”
Như gạt bỏ được đám mây đen bao phủ bấy lâu, tôi quyết định: Phải dũng cảm lên Vân ơi. Dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Dũng cảm chấp nhận sự trừng phạt của lương tâm, của dư luận người đời. Vân đã yêu thì Vân phải biết chấp nhận.
Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của mình, một bà mẹ hiếm muộn cô đơn nuôi con trong lúc không chính thức, lòng tràn ngập mâu thuẫn. Vừa xót xa thương cảm cho chồng (giá anh phũ phàng thì mọi chuyện lại dễ dàng), vừa hoang mang bối rối giằn vặt mình, lại vừa thấy tội nghiệp đứa con bé bỏng vô tội. Thêm vào đó là nỗi nhớ thương khắc khoải người đàn ông đã cho mình đứa con của đam mê. Ru rú trong căn buồng nhỏ dành cho bà đẻ, ôm con trai trong ánh sáng lờ mờ, tôi phát điên đầu lên vì bế tắc. Lắm lúc tặc lưỡi, kệ thây đời. Nghĩ mãi chẳng biết đi lối nào.
Cuối cùng, tôi ngộ ra, con đường sáng duy nhất là hành động vì quyền lợi của đứa bé vô tội. Gạt những thứ như tình yêu, tình nghĩa, danh dự, lòng sĩ diện… của đám người lớn tăm tối hão huyền chúng tôi sang một bên. Không thể vì muốn che dấu một lỗi lầm này mà phải bắt đầu một lỗi lầm khác. Cứ luẩn quẩn loanh quanh, tôi sẽ phải sống cả đời trong dối trá thì thật kinh khủng. Vâng, tôi đã sẵn sàng chấp nhận. Tôi đủ sức để chịu đựng tất cả sự trừng phạt.
Nhìn con trai bé bỏng ngây thơ ngủ ngon lành vô tội thế, tại sao tôi lại có thể đẩy bé đến một tương lai sai lầm! Tại sao bố đẻ không được gặp con? Tại sao lại bắt bé phải nhận một người dưng làm bố? Bé phải được hưởng tình yêu chính đáng của bố đẻ. Lẽ đời đơn giản thế, sao tôi cứ tự đẩy mình vào cơn khủng hoảng u mê loạn trí này!
Tuy thế, chàng nhất định không chịu viết đơn. Hay có lẽ, chàng cũng chẳng có khả năng viết một lá đơn cho đủ ý, gãy gọn, đàng hoàng. Chàng buông một câu dằn dỗi: “Anh không viết, nếu em muốn li hôn thì em đi mà viết”. Tôi đành cầm bút thảo lá đơn li hôn với chàng. Một lá đơn đẫm nước mắt.
Cầm bút, tôi ngẫm nghĩ, viết thế nào đây? Có hai cách: Một là, thôi thì sự việc đã vậy, chẳng cần vạch áo cho người xem lưng, sẽ viết như tất cả mọi người vẫn viết với lý do chúng tôi không hợp nhau, không yêu nhau nữa nên cùng nhau đi đến quyết định chia tay. Đó là cách đỡ bêu riếu nhau nhất. Nhưng tôi lại nghĩ viết như thế, nhỡ lúc ở tòa, chàng lại cười khẩy rằng cô ta nói dối, cô ta lừa cả tòa đấy, cô ta đi ngoại tình rồi về đòi bỏ tôi, chứ không phải vì hòa hợp hay không hòa hợp gì cả. Cho nên tôi chọn cách thứ hai là nói hết sự thật. Không có gì thuyết phục hơn sự chân thành. Thường thường, người ta hay đồng cảm với thân phận người phụ nữ cho dù họ có lỡ lầm. Tôi đoán vậy. Cho nên, mình phải viết một cách chân thành nhất. Có thế nào nói đúng như thế.
Không sợ bị đánh giá, chắc người ta sẽ thương cảm, giải quyết cho ly hôn, chứ không cố gắng hòa giải, hàn gắn. Tôi thảo lá đơn ấy trong nước mắt bởi tôi viết nó bằng tất cả sự chân thành từ trái tim.
Vào lúc thuận tiện, tôi đưa anh đọc lá đơn để ký. Chàng buột miệng: “Sao em đại thế. Nói thế nào chả được. Sao em lại đi nói thật hết thế này?”
May làm sao, chàng vẫn “ngoan ngoãn” cùng tôi ra tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Bản chất của chàng là người tốt, hiền lành, không thủ đoạn. Có lẽ chàng cũng nghĩ ngợi, đau khổ đến đờ đẫn đi rồi. Khi biết chẳng còn đường nao lùi nữa, bị đặt vào tình huống dở khóc dở cười như thế, chàng đành phải ký vào đơn ly hôn.
Hôm chia tay, hai chúng tôi đến tòa từ hai ngả khác nhau, như hai kẻ xa lạ. Lặng lẽ, chúng tôi ngồi đối diện với vị thẩm phán, nghe họ đọc lá đơn. Tôi vô cùng hồi hộp và lo lắng. Bỗng tiếng người thẩm phán cất lên:
“Anh có nhất trí với những điều chị Lê Vân trình bày trong đơn không?”
“Có đúng đứa con trình bày trong đơn là con riêng của chị Vân không?”
“Đúng”.
“Như vậy khẳng định cháu bé không phải là con của anh đúng không?”
“Đúng. Nó không phải là con tôi”
Tôi ngồi như bất động, nín thở.
Chàng có thể thay đổi ý kiến vào phút chót, không đồng ý thì sao? Ngẫm lại, đời tôi may mắn toàn gặp những người tử tế. Trong trường hợp này, chàng đã rất sững sờ, chẳng kịp phản ứng trước nỗi đau bàng hoàng. Chàng không bao giờ có thể tưởng tượng nổi đến một ngày lại phải đưa nhau ra tòa như thế này. Cuối cùng, vị thẩm phán tuyên bố: “Tài sản đã tự thỏa thuận, con chung không có, nếu sau mười lăm ngày không ai kháng án, không cần phải lập phiên tòa nữa, chúng tôi sẽ ra quyết định ly hôn”.
Tôi và chàng ra khỏi tòa án, mỗi người rẽ đi một lối, lặng câm.
Hai tuần sau, tòa gọi chúng tôi lên đưa quyết định ly hôn. Chàng chẳng thiết nhìn thấy nó. Tôi giữ cả bốn tờ cho tôi và cho chàng. Hi vọng một lúc nào đấy chàng sẽ cần đến nó.
Và thế là tôi được tự do.
Được tự do, tôi như người trút được một cái gánh nặng trĩu, cái gánh tôi mang từ lúc có bầu cho đến lúc sinh con, cái gánh làm tôí căng thẳng thần kinh, rời rã thể xác.
Cảm giác tự do thanh thản từng chút một trở về, từng chút một trả lại cho tôi sự an bài, tĩnh tâm, tĩnh trí. Có được điều này là nhờ có con trai tôi. Chỉ có con trai tôi là hiện thực. Bận bịu với con, vui đùa với con, hạnh phúc đó bù đắp cho tôi tất cả những thứ trìu tượng, hão huyền như danh vị, sự nổi tiếng hay thậm chí là phẩm giá. Con trai ruột thịt của tôi thực sự đã làm tôi biến đổi.
***
Tôi đã khao khát biết bao có một gia đình hạnh phúc, một mái ấm đi về, nơi có người vợ chăm chỉ thảo hiền, có người chồng trách nhiệm thương yêu và những đứa con ngoan đẹp thiên thần… Tôi đã mơ về ngôi nhà ấy trong suốt tuổi thơ bơ vơ, câm nín. Tôi thầm gọi tên ngôi nhà ấy, đau đáu nghĩ về nó trong mười năm bóng tối của mối tình vụng trộm tội lỗi. Tôi cật lực làm lụng như con ong cái kiến hàng ngày chắt chiu tình yêu cho gia đình mơ ước ấy trở thành hiện thực. Và hiện thực ấy đã đến, vào một ngày đẹp trời, khi hai mẹ con đáp máy bay xuống thành Rome cổ kính xinh đẹp, nơi có người đàn ông mạnh mẽ dang rộng cánh tay đón chúng tôi vào lòng che chở.
Để đón hai mẹ con sang, anh đã cực kỳ chu đáo, sắp đặt mọi kế hoạch, mọi tình huống giúp tôi hòa nhập với cuộc sống xa quê hương. Anh tìm thuê căn hộ gần công viên cho tôi dễ dàng đẩy bé ra vườn hoa cây xanh gặp gỡ những người mẹ khác, những đứa trẻ khác. Phòng khi anh đi làm xa, tôi vẫn có thể đưa con đi chơi được chứ không đến nỗi phải chờ anh về. Nơi chúng tôi ở thật đẹp và tiện nghi. Từ nhà, tôi chỉ cần đi bộ một dãy phố là đến khu chợ đầy những rau quả tươi của những người nông dân mang đến bán. Tìm được một nơi như thế không dễ vì thông thường người ta đi siêu thị mua đồ ướp lạnh. Anh biết, ở Việt Nam, tôi rất thích mua rau quả tươi. Hàng ngày, anh đi làm sớm, sẩm tối mới về. Hai mẹ con ở nhà chơi với nhau. Đến gần giờ anh đi làm về, hai mẹ con lại đẩy nhau từ công viên về chuẩn bị đón bố. Chiều xuống, đó là lúc không khí gia đình ùa về rất rõ, rất ấm cúng, là khoảnh khắc mọi người sau một ngày làm việc lại mơ ước trở về tổ ấm của mình để sum vầy, nghỉ ngơi. Và đó cũng là cái không khí tôi ao ước thèm khát bao nhiêu năm…
Giờ đây, tôi đang có một mái ấm thân thương của mình. Chiều chiều, hai mẹ con lại ra đứng ngóng bố từ cửa sổ tầng ba. Nhìn xuống sân, chốc chốc lại thấy một chiếc xe con tiến vào len lỏi tìm chỗ đậu, rồi một người đàn ông bước ra cùng tiếng cửa xe đóng sầm mạnh mẽ. Đã có một người đàn ông trở về. Nhiều chiếc xe trở về như thế mang theo những người chồng, người cha về với mái nhà ấm cúng. Hai mẹ con chờ một lát rồi cũng nhìn thấy màu xe xanh sẫm của nhà mình trở về. Người đàn ông của nhà mình bước ra. Tiếng cửa xe của nhà mình đóng sầm. Anh bao giờ cũng về muộn. Anh bao giờ cũng ngẩng lên ngay sau đó. Anh bao giờ cũng cười thật tươi với hai mẹ con đã chờ ở ngoài hành lang vẫy bố rồi. Những cử chỉ nhỏ thôi nhưng vô cùng trìu mến mà bao nhiêu năm tôi mơ ước, thèm khát. Bây giờ tôi đã được đúng như thế, thậm chí còn hơn thế.
Thời gian sống ở Ý, tôi được chứng kiến một sự kiện đặc biệt: Ngày Nhật thực, một hiện tượng bốn mươi năm mới có một lần. Họ thông báo, vào ngày 11 tháng 8 năm 1999, đúng vào lúc 11 giờ 30 phút sáng, bầu trời sẽ trở nên tối đen như ban đêm, nhật thực sẽ kéo dài khoảng hai tiếng, mọi người sẽ được chứng kiến cảnh mặt trời bị che khuất. Thông tin này còn đi kèm với một lời đồn đại. Có một nhóm cực đoan hồi giáo nào đó tiên tri giờ đó chính là ngày tận thế! Tôi không tin nhưng cứ bị ám ảnh bởi lời đồn thổi và không tránh khỏi nỗi lo lắng hồi hộp. Tờ báo còn nói rõ: Có một tổ chức những nhà khoa học tiên tri nhóm họp tại Hà Lan về ngày tận cùng của thế giới?
Tôi bị “nhiễm” tin đồn đến nỗi cái đầu óc hay bị tiểu thuyết hóa của tôi mới tưởng tượng, nếu điều đó là sự thật, nếu trong tích tắc, mọi thứ bị xóa sổ, biến mất thì kinh khủng quá? “Có nghĩa là chúng ta có thể không bao giờ gặp lại nhau nữa hả anh? Và em sẽ mãi mãi ở lại nơi này ư?” Tôi lo lắng hỏi anh. Anh nghĩ tôi nói đùa. Anh không biết rằng, trong cái sự đùa ấy, chắc hẳn phải có hơn một phần trăm là nỗi lo lắng thật.
Khi cái ngày đặc biệt ấy đến, bầu trời đang sáng sủa bỗng tối đen, tôi bế ngay con ra hành lang xem. Một màn đêm đen kịt bao phủ toàn thành phố. Tôi ôm chặt con trai vào lòng với bản năng che chở. Tôi nghĩ đến anh. Giờ này anh đang ở mãi tận châu Phi. Nghĩ đến lá thư viết cho anh ban sáng. Tôi miêu tả cảm xúc của mình, nó bồn chồn, bồi hồi, lo lắng, cứ như là chuẩn bị cho một cuộc chia tay vĩnh viễn. Tôi bày tỏ nỗi nuối tiếc, không lẽ, vừa mới được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao thế này, nay tôi lại phải biến mất cùng ngày tận thế, không bao giờ nhìn thấy anh nữa hay sao!…
Hết Nhật thực, anh gọi điện về nhà, mọi thứ trở lại bình thường. Nếu đọc lá thư đó, anh sẽ thấy tôi thật là điên rồ. Điên vì đau khổ đã đành, đôi khi người ta còn điên vì hạnh phúc nữa. Anh không biết, suốt hai tuần anh đi vắng, tôi và con chiều nào cũng vẫn ôm nhau đứng ở ban công đợi. Biết rằng, chẳng có cái xe màu xanh ấy của nhà mình về đâu, nhưng cứ ngóng đợi thế thôi Như một thói quen, một niềm hạnh phúc lặng lẽ. Mà biết đâu đấy, một phép lạ sẽ đến, anh bỗng trở về…, một phép lạ dành cho những người biết chờ đợi.
Có con, sống với anh, tôi thực sự được làm người đàn bà đúng nghĩa. Hàng ngày chỉ quẩn quanh chăm lo nhà cửa, con cái, cơm nước… Hoặc ở Việt Nam hoặc bế con sang thăm anh, ở với anh nhiều nhất là ba tháng. Trong suốt nhiệm kỳ ba năm của anh ở Ý, hai mẹ con cứ đi đi về về như thế.
Rồi chúng tôi có thêm một con trai nữa. Việc nhà dường như nhiều lên gấp ba. Khoảng thời gian sống ở nước ngoài, không có người giúp việc, tôi phải luôn chân luôn tay từ sáng tới chiều tối. Trẻ con không được chạy nhảy ra ngoài chơi nhiều nên chúng thả sức nghịch ngợm phá phách trong phòng. Một cậu lên năm, một cậu lên ba, chúng chưa tự ăn được. Tôi phải cho chúng ăn. Chơi với chúng. Mãi đến mười giờ tối, khi chúng đi ngủ, tôi mới được thở phào, rồi lại tiếp tục dọn dẹp.
Tôi muốn, sáng hôm sau, khi anh thức dậy, đã thấy nhà cửa gọn gàng rồi. Sau đó, mới đến lượt mình đi tắm giặt thay đồ, ngồi xả hơi xem một chút gì đó giải trí. Đó là khoảng thời gian tự do rất ngắn cho riêng mình.
Tôi luôn ý thức thu xếp nhà cửa tươm tất gọn gàng, để khi anh đi làm về, nhìn thấy một căn phòng sạch sẽ ngăn nắp, anh sẽ hết mệt mỏi. Và cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm đơn giản nhưng hợp ý… Nhưng cứ vừa dọn xong chỗ này thì hai ông tướng con lại bầy ra chỗ khác. Lắm lúc cứ choáng váng cả người. Loáng cái đã sáu giờ chiều. Bỗng tiếng chuông cửa réo lên. Anh đã về rồi ư? Tôi phát hoảng thấy công việc nhà cửa chưa đâu vào đâu cả… tôi chẳng biết làm gì trước làm gì sau nữa. Chỉ cảm thấy đuối sức, buồn bã và mệt đứt hơi. Cứ thế này thì chết mất. Tôi ngồi thừ người, bất lực. Anh về, thấy tôi im lặng chẳng chạy ra đón, đoán chắc có chuyện gì, bèn hỏi han. Tôi bỗng òa ra nức nở. Bọn trẻ con trố mắt nhìn không hiểu sao mẹ lại khóc. Anh bật ti vi cho trẻ con xem, kéo tôi ra ghế, bảo tôi ngồi vào lòng anh và dỗ dành: “Em ngồi xuống đây anh nói cho em nghe, anh rất hiểu và chia sẻ với công việc của em ở nhà. Nếu cho anh làm một phút thôi chắc anh phát điên lên chứ đừng nói gì làm từ sáng đến tối quần quật như thế. Em đừng bao giờ nghĩ rằng, anh là người đi làm kiếm tiền nuôi vợ con nên công việc của anh mới là quan trọng. Đừng bao giờ quan niệm như vậy. Nếu bắt anh ở nhà, làm công việc của em, anh khẳng định là anh không thể làm được. Đây cũng là cách em hi sinh tất cả để chăm con, anh không bao giờ dám coi thường”. Cũng may, anh là người tâm lý, hiểu ngay được sự khủng hoảng của tôi để mà chia sẻ, thông cảm. Nghe anh nói, cơn xúc động của tôi dịu di. Rõ ràng, anh có thiên chức của người bố và tôi có thiên chức của người mẹ, không ai làm hộ ai được.
Hạnh phúc chỉ đến khi người ta biết tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau thực hiện cái thiên chức của mỗi người. Hết nhiệm kỳ làm việc ở Ý, anh nhận công tác ở nước CHDCND Triều Tiên. Ở đó, điều kiện sống khắc nghiệt, nhưng may là gần Việt Nam. anh được về thăm mấy mẹ con tôi nhiều hơn. Lần đầu tiên đón ba mẹ con đến Triều Tiên chơi, anh lo tôi có thể bị sốc nặng. Tôi bảo, không sao đâu, tôi đã trải qua cái thời kỳ bao cấp khó khăn như vậy ở Việt Nam rồi. Anh dặn tôi phải cẩn thận, có nói thì chỉ nên nói những chuyện thông thường, tốt nhất là đừng đả động gì đến chuyện chính trị. Ở đây, người nước ngoài bị quản lý rất chặt, đi đâu cũng phải xin phép, hệt như một thời ở Việt Nam, nhìn thấy người nước ngoài nào cũng bị ám ảnh họ là gián điệp. Ở Triều Tiên, tôi gặp lại bầu không khí quen thuộc như ở Việt Nam cách đây mấy chục năm. Không điện đóm, đường phố tối om. Người dân ăn mặc toàn quần áo sẫm màu, chắc là không có đủ xà phòng. Trong cái thành phố không ánh sáng ấy, dân chúng vẫn phải đi lại dò dẫm chậm chạp, thành thử trông họ như những bóng ma không trọng lượng. Nếu mình không quen, không cẩn thận, mình sẽ đâm vào họ. Còn họ thì quen rồi, họ hòa mình vào bóng tối. Họa hoằn mới có một luồng sáng vút qua từ một chiếc xe hơi.
Cứ cuối tuần, đồng nghiệp của anh lại bay qua Hồng Kông giải trí. Đã có một số người nước ngoài làm việc ở đó bị phát điên vì quá căng thẳng. Giống như Việt Nam ngày xưa, sự căng thẳng luôn bao trùm lên bầu không khí xã hội. Dân chúng bị biến thành những con người sống chẳng giống ai, có lẽ giống như người ngoài hành tinh. Không bao giờ đủ điện thắp sáng. Mùa đông chắc là rất khó để chống chọi với những cơn giá buốt. Người dân sống trong những căn hộ cao mười mấy tầng không thang máy, là hình bóng xa xôi còn lại của cái thời được Liên Xô bao cấp. Khó khăn, thiếu thốn và bị kìm hâm nhiều bề. Đến đây rồi ngẫm lại, ở Việt Nam bây giờ thời mở cửa, mọi thứ thay đổi đến chóng mặt, được thoáng đãng hơn nhiều. Chính người Bắc Triều Tiên đã nhắc nhở tôi biết quí giá những gì tôi đang có hôm nay.
***
Nhờ thỉnh thoảng bồng bế con ra nước ngoài sống với anh, tôi khám phá thêm nhiều điều mới mẻ của chính tâm hồn mình.
Không ít lần, tôi băn khoăn, liệu tôi có thể định cư ở nước ngoài được không khi mà thời điểm đó đến? Nếu buộc phải theo chồng con đến sống nơi đất khách quê người, tôi sẽ bị cô đơn như thế nào? Cứ nghĩ đến cái ngày phải đi khỏi Việt Nam thì thấy hoảng sợ. Bởi tôi biết, tôi không thể nào hòa nhập được với cuộc sống ở nước ngoài. Ở đó, tôi sẽ buồn lắm. Sẽ không biết trò chuyện với ai. Con mình sẽ hòa nhập vào cuộc sống ở đó, thành những con người ở đó. Chồng mình và con mình sẽ không còn là đồng loại của mình, sẽ có một khoảng cách mà họ không thể chia sẻ hết với mình được.
Họ sẽ không hiểu tại sao mẹ lại có thể nhớ đến thẫn thờ cái heo may của mùa thu Hà Nội, vị chua của bát nước rau muống luộc dầm sấu, hay là vị cay đặc biệt của một bát bún riêu cua của bà già đầu ngõ. Sao mẹ lại khóc khi nghe một bài hát xưa, một giọng ca cũ… Chưa gì tôi đã hỏi anh, nếu sau này, em và con đi theo anh rồi, khi em chết, anh sẽ chôn em ở đâu? Nếu mang em về Việt Nam, anh và con sẽ không được năng lui tới thăm em, nếu để em lại một cái nghĩa trang xa lạ nào đấy, thì em sẽ mãi mãi cô đơn ư? Thật là lạc lõng nơi đất khách quê người cả khi sống lẫn khi chết. Đây là điều mà tôi có thể khẳng định.
Sống với người nước ngoài có cái thiệt thòi là mình không thể rút ruột rút gan mà nói cho họ hiểu và thông cảm hết những điều vui buồn của mình. Người ta có thể mường tượng thôi chứ không bao giờ biết được mình buồn ra sao, cô đơn thế nào, tủi hận thế nào. Đấy là một thiếu hụt lớn, bù lại, mình được một điều khác. Chính vì người ta không thể tìm hiểu cặn kẽ mình được, nên không thể đào sâu vào cuộc đời mình. Như vậy, mình còn có một bức ngăn nào đó, khoảng cách tự do nào đó cho riêng mình. Mình không thể thổ lộ hết bởi có nói người ta cũng không thể hiểu được. Như vậy mình lại giữ được một điều gì đó chỉ thuộc về riêng mình thôi.
Không biết những người khác lấy chồng nước ngoài hay sống ở nước ngoài cảm thấy thế nào, nhưng tôi, còn cả vì đứng chữ Mậu, tôi biết tôi sẽ phải cô đơn. Nói cái nghĩa cô đơn ở đây nó không hoàn chỉnh không đúng, vì bên cạnh vẫn có chồng và hai con trai ruột thịt thì tại sao lại bảo là cô đơn.
Nhưng con người có bao giờ chịu dừng lại, biết đâu nó lại còn khao khát những gì nữa còn hơn cả chồng, hơn cả con.
Ví dụ như khao khát đồng loại, thèm nghe tiếng đồng loại mình chẳng hạn! Ngay từ bây giờ, tôi đã có ý thức sưu tầm những cuốn sách tiếng Việt, những băng đĩa nhạc Việt tôi thích để dùng cho mai sau. Để trong cái không gian lạc lõng ấy, tôi vẫn nghe thấy đâu đây tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách tua đi tua lại cái bài hát ấy, băng nhạc ấy… Trong những cuốn sách mang theo, nhất định phải có hai cuốn Doctor Jivagor và Nỗi buồn chiến tranh. Đó là hai cuốn sách mà tôi có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, lần nào cũng vẫn cảm thấy đau một nỗi đau thăm thẳm kéo dài, một nỗi đau nâng tâm hồn con người vượt thoát lên trên những nỗi buồn đau vụn vặt hàng ngày. Hình như, khi tâm hồn càng hướng nội, càng giầu có thì càng cảm nhận sự cô đơn sâu sắc hơn. Sống giữa Roma, thành phố đẹp như một bảo tàng nghệ thuật, vậy mà tôi, một người mê kiến trúc, lúc nào cũng chỉ muốn nhìn ngắm, học hỏi về kiến trúc, sao vẫn thấy thiếu vắng…
Thành thực mà nói, tôi vẫn chưa dám mở to mắt để nhìn thẳng vào cái kết cục đời mình: nhiều phần sẽ bị cô đơn nơi đất khách quê người. Những điều tôi nói đây không hề vội vàng bởi tôi đã có ý thức thừ nghiệm cảm giác của mình.
Tôi không thể hiểu hết được tại sao người nước ngoài lại xử sự như vậy, tại sao lại sống như vậy. Họ có một nền văn hóa khác, mình bị đặt vào đó, làm sao mình tránh khỏi cảm giác lạc lõng bơ vơ? Hiển nhiên, mình là một kẻ xa lạ giữa đồng loại của họ. Vô hình chung, tự mình sẽ khép mình lại, thế là rơi vào khoảng cô đơn của riêng mình. Sẽ rất khó giao tiếp với người khác khi mình đang phải sống cuộc sống khác hẳn với đồng loại của mình. Giống như một cái cây bị đào lên đem trồng vào một vùng đất khác, cây càng lâu năm, càng to bao nhiêu thì càng khó sống ở vùng đất mới bấy nhiêu… Đó là điều tôi thấu hiểu sâu sắc mà chưa dám nói ra với anh.
Xa nhau thì khao khát gặp nhau, mong bồng bế con đi đoàn tụ gia đình, không có gì vui bằng được ăn với nhau bữa cơm hàng ngày như thứ hạnh phúc gia đình giản dị nhất, nhưng chỉ được hai tuần đầu, đến tuần thứ ba, tôi hoảng hốt nhận thấy, hình như chồng không đủ và con cũng không đủ. Như đọc được tâm hồn tôi, nhiều lần, anh ướm hỏi: “Em có chắc chắn rằng em sẽ không bị hẫng hụt như Vi không?”. Cô Vi hăm hở theo chồng đi Pháp cho một cuộc sống đoàn tụ gia đình. Cũng xác định thế nọ thế kia, mà rồi chỉ được một thời gian, lại như điên như rồ, cô gào lên trên điện thoại: “Đừng ai khuyên ngăn gì em hết, cả bố mẹ và các chị, em phải về đã, muốn khuyên gì thì khuyên sau, nếu cứ để em ở đây em sẽ phát điên mà chết”. Anh nhìn thấy cái gương đó nên lo lắm. Ai biết trước được cái gì sẽ xảy ra?
Anh bảo, nếu xác định định cư ở Hà Lan thì phải lên một kế hoạch từ bây giờ. Phải suy nghĩ thật chín chắn, chứ không thể một sớm một chiều mà di chuyển ngần ấy con người về lại Việt Nam được. Tôi an ủi anh rằng: “Ở tuổi này, từ khi có con em thay đổi rất nhiều, làm cái gì lớn hay nhỏ, đầu tiên là em nghĩ đến lợi ích của hai con. Và em phải xác định một cách không bồng bột, em sẽ hi sinh nốt quãng ngày còn lại của đời mình cho hai con. Chắc chắn là như vậy, bản năng người mẹ mách bảo em thế. Người mẹ nào cũng có cái bản năng ấy. Con nó còn nhỏ như thế, nó cần một chỗ dựa, cần người chở che dẫn dắt, vậy thì mình còn tiếc gì cái tuổi già của mình mà không hi sinh nốt cho hai đứa con thơ dại! Em muốn được tự nguyện dâng hiến nốt”. Đương nhiên, chẳng ai đòi hỏi sự hi sinh này. Cho dù sau này, chính những đứa con tôi bảo, nó không dám đòi hỏi điều đó.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu quyết định sống với chồng, tôi sẽ kéo theo hàng loạt sai lầm lớn trong suốt quãng đời còn lại Trước tiên, tôi sẽ là người có tội với con tôi.
Cuộc đời tôi và con sẽ trở nên lệch lạc, méo mó. Chúng tôi sẽ suốt đời phải sống dưới sự ban ơn rộng lượng của chàng. Ai mà biết được, lúc nào đó quẫn trí lên, chàng lại không moi móc chuyện xưa, làm khổ đứa bé.
“Không, mẹ không thể nào hành động như vậy được con ơi! Con không có tội. Tội là do mẹ, mẹ phải chịu. Con có cha, con phải được gọi cha. Con sinh ra bởi tình yêu của cha mẹ, con có quyền được hưởng tình yêu của cả cha lẫn mẹ”
Như gạt bỏ được đám mây đen bao phủ bấy lâu, tôi quyết định: Phải dũng cảm lên Vân ơi. Dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Dũng cảm chấp nhận sự trừng phạt của lương tâm, của dư luận người đời. Vân đã yêu thì Vân phải biết chấp nhận.
Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của mình, một bà mẹ hiếm muộn cô đơn nuôi con trong lúc không chính thức, lòng tràn ngập mâu thuẫn. Vừa xót xa thương cảm cho chồng (giá anh phũ phàng thì mọi chuyện lại dễ dàng), vừa hoang mang bối rối giằn vặt mình, lại vừa thấy tội nghiệp đứa con bé bỏng vô tội. Thêm vào đó là nỗi nhớ thương khắc khoải người đàn ông đã cho mình đứa con của đam mê. Ru rú trong căn buồng nhỏ dành cho bà đẻ, ôm con trai trong ánh sáng lờ mờ, tôi phát điên đầu lên vì bế tắc. Lắm lúc tặc lưỡi, kệ thây đời. Nghĩ mãi chẳng biết đi lối nào.
Cuối cùng, tôi ngộ ra, con đường sáng duy nhất là hành động vì quyền lợi của đứa bé vô tội. Gạt những thứ như tình yêu, tình nghĩa, danh dự, lòng sĩ diện… của đám người lớn tăm tối hão huyền chúng tôi sang một bên. Không thể vì muốn che dấu một lỗi lầm này mà phải bắt đầu một lỗi lầm khác. Cứ luẩn quẩn loanh quanh, tôi sẽ phải sống cả đời trong dối trá thì thật kinh khủng. Vâng, tôi đã sẵn sàng chấp nhận. Tôi đủ sức để chịu đựng tất cả sự trừng phạt.
Nhìn con trai bé bỏng ngây thơ ngủ ngon lành vô tội thế, tại sao tôi lại có thể đẩy bé đến một tương lai sai lầm! Tại sao bố đẻ không được gặp con? Tại sao lại bắt bé phải nhận một người dưng làm bố? Bé phải được hưởng tình yêu chính đáng của bố đẻ. Lẽ đời đơn giản thế, sao tôi cứ tự đẩy mình vào cơn khủng hoảng u mê loạn trí này!
Tuy thế, chàng nhất định không chịu viết đơn. Hay có lẽ, chàng cũng chẳng có khả năng viết một lá đơn cho đủ ý, gãy gọn, đàng hoàng. Chàng buông một câu dằn dỗi: “Anh không viết, nếu em muốn li hôn thì em đi mà viết”. Tôi đành cầm bút thảo lá đơn li hôn với chàng. Một lá đơn đẫm nước mắt.
Cầm bút, tôi ngẫm nghĩ, viết thế nào đây? Có hai cách: Một là, thôi thì sự việc đã vậy, chẳng cần vạch áo cho người xem lưng, sẽ viết như tất cả mọi người vẫn viết với lý do chúng tôi không hợp nhau, không yêu nhau nữa nên cùng nhau đi đến quyết định chia tay. Đó là cách đỡ bêu riếu nhau nhất. Nhưng tôi lại nghĩ viết như thế, nhỡ lúc ở tòa, chàng lại cười khẩy rằng cô ta nói dối, cô ta lừa cả tòa đấy, cô ta đi ngoại tình rồi về đòi bỏ tôi, chứ không phải vì hòa hợp hay không hòa hợp gì cả. Cho nên tôi chọn cách thứ hai là nói hết sự thật. Không có gì thuyết phục hơn sự chân thành. Thường thường, người ta hay đồng cảm với thân phận người phụ nữ cho dù họ có lỡ lầm. Tôi đoán vậy. Cho nên, mình phải viết một cách chân thành nhất. Có thế nào nói đúng như thế.
Không sợ bị đánh giá, chắc người ta sẽ thương cảm, giải quyết cho ly hôn, chứ không cố gắng hòa giải, hàn gắn. Tôi thảo lá đơn ấy trong nước mắt bởi tôi viết nó bằng tất cả sự chân thành từ trái tim.
Vào lúc thuận tiện, tôi đưa anh đọc lá đơn để ký. Chàng buột miệng: “Sao em đại thế. Nói thế nào chả được. Sao em lại đi nói thật hết thế này?”
May làm sao, chàng vẫn “ngoan ngoãn” cùng tôi ra tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Bản chất của chàng là người tốt, hiền lành, không thủ đoạn. Có lẽ chàng cũng nghĩ ngợi, đau khổ đến đờ đẫn đi rồi. Khi biết chẳng còn đường nao lùi nữa, bị đặt vào tình huống dở khóc dở cười như thế, chàng đành phải ký vào đơn ly hôn.
Hôm chia tay, hai chúng tôi đến tòa từ hai ngả khác nhau, như hai kẻ xa lạ. Lặng lẽ, chúng tôi ngồi đối diện với vị thẩm phán, nghe họ đọc lá đơn. Tôi vô cùng hồi hộp và lo lắng. Bỗng tiếng người thẩm phán cất lên:
“Anh có nhất trí với những điều chị Lê Vân trình bày trong đơn không?”
“Có đúng đứa con trình bày trong đơn là con riêng của chị Vân không?”
“Đúng”.
“Như vậy khẳng định cháu bé không phải là con của anh đúng không?”
“Đúng. Nó không phải là con tôi”
Tôi ngồi như bất động, nín thở.
Chàng có thể thay đổi ý kiến vào phút chót, không đồng ý thì sao? Ngẫm lại, đời tôi may mắn toàn gặp những người tử tế. Trong trường hợp này, chàng đã rất sững sờ, chẳng kịp phản ứng trước nỗi đau bàng hoàng. Chàng không bao giờ có thể tưởng tượng nổi đến một ngày lại phải đưa nhau ra tòa như thế này. Cuối cùng, vị thẩm phán tuyên bố: “Tài sản đã tự thỏa thuận, con chung không có, nếu sau mười lăm ngày không ai kháng án, không cần phải lập phiên tòa nữa, chúng tôi sẽ ra quyết định ly hôn”.
Tôi và chàng ra khỏi tòa án, mỗi người rẽ đi một lối, lặng câm.
Hai tuần sau, tòa gọi chúng tôi lên đưa quyết định ly hôn. Chàng chẳng thiết nhìn thấy nó. Tôi giữ cả bốn tờ cho tôi và cho chàng. Hi vọng một lúc nào đấy chàng sẽ cần đến nó.
Và thế là tôi được tự do.
Được tự do, tôi như người trút được một cái gánh nặng trĩu, cái gánh tôi mang từ lúc có bầu cho đến lúc sinh con, cái gánh làm tôí căng thẳng thần kinh, rời rã thể xác.
Cảm giác tự do thanh thản từng chút một trở về, từng chút một trả lại cho tôi sự an bài, tĩnh tâm, tĩnh trí. Có được điều này là nhờ có con trai tôi. Chỉ có con trai tôi là hiện thực. Bận bịu với con, vui đùa với con, hạnh phúc đó bù đắp cho tôi tất cả những thứ trìu tượng, hão huyền như danh vị, sự nổi tiếng hay thậm chí là phẩm giá. Con trai ruột thịt của tôi thực sự đã làm tôi biến đổi.
***
Tôi đã khao khát biết bao có một gia đình hạnh phúc, một mái ấm đi về, nơi có người vợ chăm chỉ thảo hiền, có người chồng trách nhiệm thương yêu và những đứa con ngoan đẹp thiên thần… Tôi đã mơ về ngôi nhà ấy trong suốt tuổi thơ bơ vơ, câm nín. Tôi thầm gọi tên ngôi nhà ấy, đau đáu nghĩ về nó trong mười năm bóng tối của mối tình vụng trộm tội lỗi. Tôi cật lực làm lụng như con ong cái kiến hàng ngày chắt chiu tình yêu cho gia đình mơ ước ấy trở thành hiện thực. Và hiện thực ấy đã đến, vào một ngày đẹp trời, khi hai mẹ con đáp máy bay xuống thành Rome cổ kính xinh đẹp, nơi có người đàn ông mạnh mẽ dang rộng cánh tay đón chúng tôi vào lòng che chở.
Để đón hai mẹ con sang, anh đã cực kỳ chu đáo, sắp đặt mọi kế hoạch, mọi tình huống giúp tôi hòa nhập với cuộc sống xa quê hương. Anh tìm thuê căn hộ gần công viên cho tôi dễ dàng đẩy bé ra vườn hoa cây xanh gặp gỡ những người mẹ khác, những đứa trẻ khác. Phòng khi anh đi làm xa, tôi vẫn có thể đưa con đi chơi được chứ không đến nỗi phải chờ anh về. Nơi chúng tôi ở thật đẹp và tiện nghi. Từ nhà, tôi chỉ cần đi bộ một dãy phố là đến khu chợ đầy những rau quả tươi của những người nông dân mang đến bán. Tìm được một nơi như thế không dễ vì thông thường người ta đi siêu thị mua đồ ướp lạnh. Anh biết, ở Việt Nam, tôi rất thích mua rau quả tươi. Hàng ngày, anh đi làm sớm, sẩm tối mới về. Hai mẹ con ở nhà chơi với nhau. Đến gần giờ anh đi làm về, hai mẹ con lại đẩy nhau từ công viên về chuẩn bị đón bố. Chiều xuống, đó là lúc không khí gia đình ùa về rất rõ, rất ấm cúng, là khoảnh khắc mọi người sau một ngày làm việc lại mơ ước trở về tổ ấm của mình để sum vầy, nghỉ ngơi. Và đó cũng là cái không khí tôi ao ước thèm khát bao nhiêu năm…
Giờ đây, tôi đang có một mái ấm thân thương của mình. Chiều chiều, hai mẹ con lại ra đứng ngóng bố từ cửa sổ tầng ba. Nhìn xuống sân, chốc chốc lại thấy một chiếc xe con tiến vào len lỏi tìm chỗ đậu, rồi một người đàn ông bước ra cùng tiếng cửa xe đóng sầm mạnh mẽ. Đã có một người đàn ông trở về. Nhiều chiếc xe trở về như thế mang theo những người chồng, người cha về với mái nhà ấm cúng. Hai mẹ con chờ một lát rồi cũng nhìn thấy màu xe xanh sẫm của nhà mình trở về. Người đàn ông của nhà mình bước ra. Tiếng cửa xe của nhà mình đóng sầm. Anh bao giờ cũng về muộn. Anh bao giờ cũng ngẩng lên ngay sau đó. Anh bao giờ cũng cười thật tươi với hai mẹ con đã chờ ở ngoài hành lang vẫy bố rồi. Những cử chỉ nhỏ thôi nhưng vô cùng trìu mến mà bao nhiêu năm tôi mơ ước, thèm khát. Bây giờ tôi đã được đúng như thế, thậm chí còn hơn thế.
Thời gian sống ở Ý, tôi được chứng kiến một sự kiện đặc biệt: Ngày Nhật thực, một hiện tượng bốn mươi năm mới có một lần. Họ thông báo, vào ngày 11 tháng 8 năm 1999, đúng vào lúc 11 giờ 30 phút sáng, bầu trời sẽ trở nên tối đen như ban đêm, nhật thực sẽ kéo dài khoảng hai tiếng, mọi người sẽ được chứng kiến cảnh mặt trời bị che khuất. Thông tin này còn đi kèm với một lời đồn đại. Có một nhóm cực đoan hồi giáo nào đó tiên tri giờ đó chính là ngày tận thế! Tôi không tin nhưng cứ bị ám ảnh bởi lời đồn thổi và không tránh khỏi nỗi lo lắng hồi hộp. Tờ báo còn nói rõ: Có một tổ chức những nhà khoa học tiên tri nhóm họp tại Hà Lan về ngày tận cùng của thế giới?
Tôi bị “nhiễm” tin đồn đến nỗi cái đầu óc hay bị tiểu thuyết hóa của tôi mới tưởng tượng, nếu điều đó là sự thật, nếu trong tích tắc, mọi thứ bị xóa sổ, biến mất thì kinh khủng quá? “Có nghĩa là chúng ta có thể không bao giờ gặp lại nhau nữa hả anh? Và em sẽ mãi mãi ở lại nơi này ư?” Tôi lo lắng hỏi anh. Anh nghĩ tôi nói đùa. Anh không biết rằng, trong cái sự đùa ấy, chắc hẳn phải có hơn một phần trăm là nỗi lo lắng thật.
Khi cái ngày đặc biệt ấy đến, bầu trời đang sáng sủa bỗng tối đen, tôi bế ngay con ra hành lang xem. Một màn đêm đen kịt bao phủ toàn thành phố. Tôi ôm chặt con trai vào lòng với bản năng che chở. Tôi nghĩ đến anh. Giờ này anh đang ở mãi tận châu Phi. Nghĩ đến lá thư viết cho anh ban sáng. Tôi miêu tả cảm xúc của mình, nó bồn chồn, bồi hồi, lo lắng, cứ như là chuẩn bị cho một cuộc chia tay vĩnh viễn. Tôi bày tỏ nỗi nuối tiếc, không lẽ, vừa mới được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao thế này, nay tôi lại phải biến mất cùng ngày tận thế, không bao giờ nhìn thấy anh nữa hay sao!…
Hết Nhật thực, anh gọi điện về nhà, mọi thứ trở lại bình thường. Nếu đọc lá thư đó, anh sẽ thấy tôi thật là điên rồ. Điên vì đau khổ đã đành, đôi khi người ta còn điên vì hạnh phúc nữa. Anh không biết, suốt hai tuần anh đi vắng, tôi và con chiều nào cũng vẫn ôm nhau đứng ở ban công đợi. Biết rằng, chẳng có cái xe màu xanh ấy của nhà mình về đâu, nhưng cứ ngóng đợi thế thôi Như một thói quen, một niềm hạnh phúc lặng lẽ. Mà biết đâu đấy, một phép lạ sẽ đến, anh bỗng trở về…, một phép lạ dành cho những người biết chờ đợi.
Có con, sống với anh, tôi thực sự được làm người đàn bà đúng nghĩa. Hàng ngày chỉ quẩn quanh chăm lo nhà cửa, con cái, cơm nước… Hoặc ở Việt Nam hoặc bế con sang thăm anh, ở với anh nhiều nhất là ba tháng. Trong suốt nhiệm kỳ ba năm của anh ở Ý, hai mẹ con cứ đi đi về về như thế.
Rồi chúng tôi có thêm một con trai nữa. Việc nhà dường như nhiều lên gấp ba. Khoảng thời gian sống ở nước ngoài, không có người giúp việc, tôi phải luôn chân luôn tay từ sáng tới chiều tối. Trẻ con không được chạy nhảy ra ngoài chơi nhiều nên chúng thả sức nghịch ngợm phá phách trong phòng. Một cậu lên năm, một cậu lên ba, chúng chưa tự ăn được. Tôi phải cho chúng ăn. Chơi với chúng. Mãi đến mười giờ tối, khi chúng đi ngủ, tôi mới được thở phào, rồi lại tiếp tục dọn dẹp.
Tôi muốn, sáng hôm sau, khi anh thức dậy, đã thấy nhà cửa gọn gàng rồi. Sau đó, mới đến lượt mình đi tắm giặt thay đồ, ngồi xả hơi xem một chút gì đó giải trí. Đó là khoảng thời gian tự do rất ngắn cho riêng mình.
Tôi luôn ý thức thu xếp nhà cửa tươm tất gọn gàng, để khi anh đi làm về, nhìn thấy một căn phòng sạch sẽ ngăn nắp, anh sẽ hết mệt mỏi. Và cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm đơn giản nhưng hợp ý… Nhưng cứ vừa dọn xong chỗ này thì hai ông tướng con lại bầy ra chỗ khác. Lắm lúc cứ choáng váng cả người. Loáng cái đã sáu giờ chiều. Bỗng tiếng chuông cửa réo lên. Anh đã về rồi ư? Tôi phát hoảng thấy công việc nhà cửa chưa đâu vào đâu cả… tôi chẳng biết làm gì trước làm gì sau nữa. Chỉ cảm thấy đuối sức, buồn bã và mệt đứt hơi. Cứ thế này thì chết mất. Tôi ngồi thừ người, bất lực. Anh về, thấy tôi im lặng chẳng chạy ra đón, đoán chắc có chuyện gì, bèn hỏi han. Tôi bỗng òa ra nức nở. Bọn trẻ con trố mắt nhìn không hiểu sao mẹ lại khóc. Anh bật ti vi cho trẻ con xem, kéo tôi ra ghế, bảo tôi ngồi vào lòng anh và dỗ dành: “Em ngồi xuống đây anh nói cho em nghe, anh rất hiểu và chia sẻ với công việc của em ở nhà. Nếu cho anh làm một phút thôi chắc anh phát điên lên chứ đừng nói gì làm từ sáng đến tối quần quật như thế. Em đừng bao giờ nghĩ rằng, anh là người đi làm kiếm tiền nuôi vợ con nên công việc của anh mới là quan trọng. Đừng bao giờ quan niệm như vậy. Nếu bắt anh ở nhà, làm công việc của em, anh khẳng định là anh không thể làm được. Đây cũng là cách em hi sinh tất cả để chăm con, anh không bao giờ dám coi thường”. Cũng may, anh là người tâm lý, hiểu ngay được sự khủng hoảng của tôi để mà chia sẻ, thông cảm. Nghe anh nói, cơn xúc động của tôi dịu di. Rõ ràng, anh có thiên chức của người bố và tôi có thiên chức của người mẹ, không ai làm hộ ai được.
Hạnh phúc chỉ đến khi người ta biết tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau thực hiện cái thiên chức của mỗi người. Hết nhiệm kỳ làm việc ở Ý, anh nhận công tác ở nước CHDCND Triều Tiên. Ở đó, điều kiện sống khắc nghiệt, nhưng may là gần Việt Nam. anh được về thăm mấy mẹ con tôi nhiều hơn. Lần đầu tiên đón ba mẹ con đến Triều Tiên chơi, anh lo tôi có thể bị sốc nặng. Tôi bảo, không sao đâu, tôi đã trải qua cái thời kỳ bao cấp khó khăn như vậy ở Việt Nam rồi. Anh dặn tôi phải cẩn thận, có nói thì chỉ nên nói những chuyện thông thường, tốt nhất là đừng đả động gì đến chuyện chính trị. Ở đây, người nước ngoài bị quản lý rất chặt, đi đâu cũng phải xin phép, hệt như một thời ở Việt Nam, nhìn thấy người nước ngoài nào cũng bị ám ảnh họ là gián điệp. Ở Triều Tiên, tôi gặp lại bầu không khí quen thuộc như ở Việt Nam cách đây mấy chục năm. Không điện đóm, đường phố tối om. Người dân ăn mặc toàn quần áo sẫm màu, chắc là không có đủ xà phòng. Trong cái thành phố không ánh sáng ấy, dân chúng vẫn phải đi lại dò dẫm chậm chạp, thành thử trông họ như những bóng ma không trọng lượng. Nếu mình không quen, không cẩn thận, mình sẽ đâm vào họ. Còn họ thì quen rồi, họ hòa mình vào bóng tối. Họa hoằn mới có một luồng sáng vút qua từ một chiếc xe hơi.
Cứ cuối tuần, đồng nghiệp của anh lại bay qua Hồng Kông giải trí. Đã có một số người nước ngoài làm việc ở đó bị phát điên vì quá căng thẳng. Giống như Việt Nam ngày xưa, sự căng thẳng luôn bao trùm lên bầu không khí xã hội. Dân chúng bị biến thành những con người sống chẳng giống ai, có lẽ giống như người ngoài hành tinh. Không bao giờ đủ điện thắp sáng. Mùa đông chắc là rất khó để chống chọi với những cơn giá buốt. Người dân sống trong những căn hộ cao mười mấy tầng không thang máy, là hình bóng xa xôi còn lại của cái thời được Liên Xô bao cấp. Khó khăn, thiếu thốn và bị kìm hâm nhiều bề. Đến đây rồi ngẫm lại, ở Việt Nam bây giờ thời mở cửa, mọi thứ thay đổi đến chóng mặt, được thoáng đãng hơn nhiều. Chính người Bắc Triều Tiên đã nhắc nhở tôi biết quí giá những gì tôi đang có hôm nay.
***
Nhờ thỉnh thoảng bồng bế con ra nước ngoài sống với anh, tôi khám phá thêm nhiều điều mới mẻ của chính tâm hồn mình.
Không ít lần, tôi băn khoăn, liệu tôi có thể định cư ở nước ngoài được không khi mà thời điểm đó đến? Nếu buộc phải theo chồng con đến sống nơi đất khách quê người, tôi sẽ bị cô đơn như thế nào? Cứ nghĩ đến cái ngày phải đi khỏi Việt Nam thì thấy hoảng sợ. Bởi tôi biết, tôi không thể nào hòa nhập được với cuộc sống ở nước ngoài. Ở đó, tôi sẽ buồn lắm. Sẽ không biết trò chuyện với ai. Con mình sẽ hòa nhập vào cuộc sống ở đó, thành những con người ở đó. Chồng mình và con mình sẽ không còn là đồng loại của mình, sẽ có một khoảng cách mà họ không thể chia sẻ hết với mình được.
Họ sẽ không hiểu tại sao mẹ lại có thể nhớ đến thẫn thờ cái heo may của mùa thu Hà Nội, vị chua của bát nước rau muống luộc dầm sấu, hay là vị cay đặc biệt của một bát bún riêu cua của bà già đầu ngõ. Sao mẹ lại khóc khi nghe một bài hát xưa, một giọng ca cũ… Chưa gì tôi đã hỏi anh, nếu sau này, em và con đi theo anh rồi, khi em chết, anh sẽ chôn em ở đâu? Nếu mang em về Việt Nam, anh và con sẽ không được năng lui tới thăm em, nếu để em lại một cái nghĩa trang xa lạ nào đấy, thì em sẽ mãi mãi cô đơn ư? Thật là lạc lõng nơi đất khách quê người cả khi sống lẫn khi chết. Đây là điều mà tôi có thể khẳng định.
Sống với người nước ngoài có cái thiệt thòi là mình không thể rút ruột rút gan mà nói cho họ hiểu và thông cảm hết những điều vui buồn của mình. Người ta có thể mường tượng thôi chứ không bao giờ biết được mình buồn ra sao, cô đơn thế nào, tủi hận thế nào. Đấy là một thiếu hụt lớn, bù lại, mình được một điều khác. Chính vì người ta không thể tìm hiểu cặn kẽ mình được, nên không thể đào sâu vào cuộc đời mình. Như vậy, mình còn có một bức ngăn nào đó, khoảng cách tự do nào đó cho riêng mình. Mình không thể thổ lộ hết bởi có nói người ta cũng không thể hiểu được. Như vậy mình lại giữ được một điều gì đó chỉ thuộc về riêng mình thôi.
Không biết những người khác lấy chồng nước ngoài hay sống ở nước ngoài cảm thấy thế nào, nhưng tôi, còn cả vì đứng chữ Mậu, tôi biết tôi sẽ phải cô đơn. Nói cái nghĩa cô đơn ở đây nó không hoàn chỉnh không đúng, vì bên cạnh vẫn có chồng và hai con trai ruột thịt thì tại sao lại bảo là cô đơn.
Nhưng con người có bao giờ chịu dừng lại, biết đâu nó lại còn khao khát những gì nữa còn hơn cả chồng, hơn cả con.
Ví dụ như khao khát đồng loại, thèm nghe tiếng đồng loại mình chẳng hạn! Ngay từ bây giờ, tôi đã có ý thức sưu tầm những cuốn sách tiếng Việt, những băng đĩa nhạc Việt tôi thích để dùng cho mai sau. Để trong cái không gian lạc lõng ấy, tôi vẫn nghe thấy đâu đây tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách tua đi tua lại cái bài hát ấy, băng nhạc ấy… Trong những cuốn sách mang theo, nhất định phải có hai cuốn Doctor Jivagor và Nỗi buồn chiến tranh. Đó là hai cuốn sách mà tôi có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, lần nào cũng vẫn cảm thấy đau một nỗi đau thăm thẳm kéo dài, một nỗi đau nâng tâm hồn con người vượt thoát lên trên những nỗi buồn đau vụn vặt hàng ngày. Hình như, khi tâm hồn càng hướng nội, càng giầu có thì càng cảm nhận sự cô đơn sâu sắc hơn. Sống giữa Roma, thành phố đẹp như một bảo tàng nghệ thuật, vậy mà tôi, một người mê kiến trúc, lúc nào cũng chỉ muốn nhìn ngắm, học hỏi về kiến trúc, sao vẫn thấy thiếu vắng…
Thành thực mà nói, tôi vẫn chưa dám mở to mắt để nhìn thẳng vào cái kết cục đời mình: nhiều phần sẽ bị cô đơn nơi đất khách quê người. Những điều tôi nói đây không hề vội vàng bởi tôi đã có ý thức thừ nghiệm cảm giác của mình.
Tôi không thể hiểu hết được tại sao người nước ngoài lại xử sự như vậy, tại sao lại sống như vậy. Họ có một nền văn hóa khác, mình bị đặt vào đó, làm sao mình tránh khỏi cảm giác lạc lõng bơ vơ? Hiển nhiên, mình là một kẻ xa lạ giữa đồng loại của họ. Vô hình chung, tự mình sẽ khép mình lại, thế là rơi vào khoảng cô đơn của riêng mình. Sẽ rất khó giao tiếp với người khác khi mình đang phải sống cuộc sống khác hẳn với đồng loại của mình. Giống như một cái cây bị đào lên đem trồng vào một vùng đất khác, cây càng lâu năm, càng to bao nhiêu thì càng khó sống ở vùng đất mới bấy nhiêu… Đó là điều tôi thấu hiểu sâu sắc mà chưa dám nói ra với anh.
Xa nhau thì khao khát gặp nhau, mong bồng bế con đi đoàn tụ gia đình, không có gì vui bằng được ăn với nhau bữa cơm hàng ngày như thứ hạnh phúc gia đình giản dị nhất, nhưng chỉ được hai tuần đầu, đến tuần thứ ba, tôi hoảng hốt nhận thấy, hình như chồng không đủ và con cũng không đủ. Như đọc được tâm hồn tôi, nhiều lần, anh ướm hỏi: “Em có chắc chắn rằng em sẽ không bị hẫng hụt như Vi không?”. Cô Vi hăm hở theo chồng đi Pháp cho một cuộc sống đoàn tụ gia đình. Cũng xác định thế nọ thế kia, mà rồi chỉ được một thời gian, lại như điên như rồ, cô gào lên trên điện thoại: “Đừng ai khuyên ngăn gì em hết, cả bố mẹ và các chị, em phải về đã, muốn khuyên gì thì khuyên sau, nếu cứ để em ở đây em sẽ phát điên mà chết”. Anh nhìn thấy cái gương đó nên lo lắm. Ai biết trước được cái gì sẽ xảy ra?
Anh bảo, nếu xác định định cư ở Hà Lan thì phải lên một kế hoạch từ bây giờ. Phải suy nghĩ thật chín chắn, chứ không thể một sớm một chiều mà di chuyển ngần ấy con người về lại Việt Nam được. Tôi an ủi anh rằng: “Ở tuổi này, từ khi có con em thay đổi rất nhiều, làm cái gì lớn hay nhỏ, đầu tiên là em nghĩ đến lợi ích của hai con. Và em phải xác định một cách không bồng bột, em sẽ hi sinh nốt quãng ngày còn lại của đời mình cho hai con. Chắc chắn là như vậy, bản năng người mẹ mách bảo em thế. Người mẹ nào cũng có cái bản năng ấy. Con nó còn nhỏ như thế, nó cần một chỗ dựa, cần người chở che dẫn dắt, vậy thì mình còn tiếc gì cái tuổi già của mình mà không hi sinh nốt cho hai đứa con thơ dại! Em muốn được tự nguyện dâng hiến nốt”. Đương nhiên, chẳng ai đòi hỏi sự hi sinh này. Cho dù sau này, chính những đứa con tôi bảo, nó không dám đòi hỏi điều đó.