Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lê Vân - Yêu và sống - Chương 11 phần 6
Đến bây giờ, cô con gái đã hai mươi rồi, vẫn chưa thấy gì, chỉ nói là “đang”, anh đang làm, đang tiến hành. Và tôi tin như vậy. Không bao giờ tôi nghĩ anh có điều gì đó không thật lòng với tôi. Tôi biết hoàn cảnh anh sống xa nhà, thường là dành hết thời gian nghỉ cho mấy mẹ con bên Việt nam. Một năm chỉ một hoặc hai lần, nhân những dịp thật đặc biệt mới bay về Hà Lan thăm bố mẹ và các con. Tôi cũng chẳng băn khoăn nhiều, nhưng đôi khi cũng thầm tự hỏi, thế lời hứa của anh cách đây gần chục năm, rằng đợi cho con gái anh trưởng thành qua sinh nhật mười bốn nó đến đâu rồi? Thỉnh thoảng tôi bâng quơ: “Con gái anh năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?”. Chỉ vu vơ thế thôi. Chắc hẳn anh còn phải nhớ đến lời hứa của mình nhiều hơn tôi chứ!
Tôi biết, anh là người không muốn nói trước những điều chưa trọn vẹn, chỉ đôi khi hé mở ra rằng, anh lại đang tiến hành “việc đó”. Vừa rồi anh về Hà Lan, cũng điện thoại sang nói anh đang lo chuyện nhà cửa, làm tôi rất cảm động. Anh hỏi tôi thích có nhà ở vị trí tiện lợi đi lại chợ búa hay thích nhà lùi xa hơn trung tâm một chút nhưng có vườn và đất rộng. Tôi nghĩ mới sang chắc sẽ buồn bã lắm, nên tôi muốn trước mắt ở chỗ nào đó gần trung tâm thì tốt hơn.
Chúng tôi đã bàn với nhau những chuyện rất cụ thể như thế, cho nên tôi không một mảy may nghi ngờ anh có chuyện gì khuất tất, chần chừ cả. Tại sao tôi phải thúc giục? Dù là muộn nhưng thực tâm anh vẫn đang tiến hành mọi thủ tục để đi đến chính thức với tôi. Cái tâm của anh sáng rõ như thế thì dù dăm năm hay lâu hơn nữa, với tôi cũng chẳng quan trọng.
Cứ sau ba năm, anh lại chuyển đến một nước khác làm việc. Tôi và hai con ở Việt Nam, thỉnh thoảng đi thăm anh. Tình yêu của chúng tôi luôn ở trong tình trạng bị đói, luôn rất nồng nàn. Có lẽ thế lại hay. Vì chả ai nói trước được rằng nó sẽ không bị nhàm chán cả. Chả thánh tướng gì để mà nói được rằng tình yêu là mãi mãi. Bởi tình yêu là tinh thần chứ có phải là vật chất đâu mà bảo có thể giữ nó thế nọ thế kia. Và nếu không có tờ giấy kết hôn mà bù lại luôn có tình yêu thì cũng hay chứ sao?
Anh hứa sẽ lấy cái ngày tôi gọi anh trở lại Khách sạn ở Indonesia là ngày khai sinh cho tình yêu của chúng tôi. Sang năm, vào ngày đó, ngày chín tháng tư, là tròn kỷ niệm mười năm, chúng tôi sẽ làm một bữa tiệc coi như là chính thức. Gọi là cưới cũng chẳng phải vì đã có hai con rồi không lẽ mới cưới, nhưng để vui với nhau, lấy cớ kỷ niệm mười năm quen nhau. Rồi sẽ đặt một vài mâm cỗ, mời nội tộc gia đình họ hàng hai bên nội ngoại. Chắc rằng cũng chẳng ai dám hỏi thế hai đứa đã đăng ký kết hôn chưa? Chắc chắn là sẽ rất nhiều người muốn hỏi, chúng nó đã chính thức chưa mà sao không thấy làm cái gì. Những bà bác, họ hàng thân thiết thế nào chẳng nhỏ to với nhau thế nhưng sẽ chẳng ai biết để mà trả lời, còn hỏi thẳng mình thì không ai nỡ hỏi.
***
Abraham là người yêu nghệ thuật. Thời trẻ, anh từng thuộc rất nhiều bài hát của các ban nhạc nổi tiếng. Anh cho tôi xem những cái ảnh chụp thời anh để tóc dài, mặc áo chẽn theo kiểu dân xì ke ngày xưa. Từng có thời nổi loạn, ngang ngạnh lắm, cũng thử hết các kiểu sống cả rồi… Nhưng đó là chuyện của thời trai trẻ “ngông cuồng và rồ dại”. Cho đến nay, hầu như anh đã chinh phục được tất cả mọi thành viên trong gia đình tôi. Tôi cảm thấy, cuối đời, mình đã may mắn gặp được và dừng lại với một người đàn ông xứng đáng. Anh không chỉ rất đàn ông ở vóc dáng thể chất, mà còn thực sự là người dày dạn bản lĩnh đàn ông với thái độ sống tích cực, lạc quan. Đặc biệt, anh còn là người tình cảm, sống có tình có nghĩa, có trách nhiệm với bản thân và gia đình… những phẩm chất đạo đức mà người Việt Nam cực kỳ đề cao, tôn trọng.
Abraham yêu công việc của mình đến mức lý tưởng hóa nó, cứ ở đâu có khó khăn là anh muốn xung phong đi cứu trợ ở đó. Xác định làm việc cho Liên Hợp Quốc tức là làm việc thiện, anh luôn ghi nhớ lời bố anh dặn, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ mình, không được kiếm tiền một cách bất hợp pháp, thì mới được thanh thản và lâu dài. Có lần anh bảo: “Em có nghĩ rằng anh rất dễ dàng để trở thành triệu phú không? Anh có thể như thế được đấy? Không hiếm gì những lần người ta cố tình ấn tiền vào người anh. Mình đi làm công việc để cứu trợ người khác, không lý nào mình lại qua đó làm lợi cho mình. Trước khi rời Việt Nam, có người đã mang rất nhiều nhẫn, dây chuyền mặt ngọc đến ấn vào tay anh. Rồi lần đi Indonesia, chỉ cần đồng ý để mua lương thực của người ta, gửi cho một nước nghèo nào đó chẳng hạn, ký một chữ là nhận được bao nhiêu phần trăm thì nó nhiều khủng khiếp thế nào.
Nhưng anh không thể nào làm được vì coi đó là việc làm vô phúc. Anh không chấp nhận việc một ai đó nhân danh công việc từ thiện để làm tiền. Tại sao mình phải làm thế khi mà lương mình đã cao rồi, con cái mình thì được trợ cấp nuôi ăn học để mình khỏi bận tâm lo lắng, để toàn tâm toàn ý làm việc cho tốt, tại sao có thể đang tâm làm tiền như thế được”.
Nhờ tinh thần trách nhiệm của người làm việc trong một tổ chức luôn đi giúp đỡ cứu trợ những người gặp nạn, ở anh hình thành nên một nhân cách của một người có lương tâm, có trách nhiệm với công việc và gia đình. Khi chúng tôi bắt đầu có con, anh đã vạch ra một chương trình cụ thể từ A đến Z, đã tính đến tận năm nảo năm nào cho con rồi. Anh đã cho tôi cái điều tôi ao ước nhất: có người đàn ông giải quyết những việc nặng nhọc thuộc về cái xương sống của gia dình. Tôi cảm thấy nhẹ người. Không có lời nào tả xiết cái sự thanh thản và hạnh phúc của một người đàn bà, một người vợ không phải đầu tắt mặt tối lo chuyện kinh tế, tiền bạc. Anh đã chìa ra một bờ vai gánh giúp tôi những việc nặng nhọc đó rồi.
Nó không đơn giản chỉ là việc anh đủ sức kiếm tiền nuôi vợ con, nghe như tầm thường quá, nhưng về một nghĩa nào đấy, thì làm được như vậy mới đáng mặt đàn ông?
Như bố anh chẳng hạn, cụ nuôi được vợ, hai con riêng của vợ (chồng trước của bà mất), đẻ thêm sáu đứa con, rồi bốn người giúp việc trong nhà. Cho đến tận năm ngoái, trước khi bà mất, vẫn là ông nuôi bà bằng tiền hưu của ông. Bà chỉ có bổn phận chăm lo con cái cho ông đi làm. Rất tự nhiên, bổn phận người nào người ấy làm.
Người đàn ông không phải sinh nở, thức khuya dậy sớm chăm con, đưa con đi học, đi bệnh viện khi cần thiết, bởi cái thiên chức ấy, người phụ nữ biết lo toan khéo léo hơn.
Nhưng với sức vóc khỏe mạnh và trí thông minh, anh ta phải dấn thân ra ngoài xã hội, làm việc cật lực để chăm lo nuôi nấng gia đình vợ con. Chắc hẳn những người đàn ông thực thụ không bao giờ từ chối cái bổn phận ấy.
Khi chúng tôi sống ở Ý. Nhà tôi ở tầng ba, từ đó nhìn ra bốn cây thông người ta trồng từ bao giờ nay ngọn đã cao đến cửa sổ nhà mình. Tôi rất thích mở cửa để ngắm những cây thông ẩy. Từ dưới gốc cây thông, có những cây leo rất mỏng manh quấn quít theo cây thông lớn lên. Nó gợi cho tôi một hình ảnh đúng như ước nguyện của mình. Tôi gọi anh ra gần cửa sổ, tựa đầu vào bờ vai rộng rãi khỏe mạnh của anh, chỉ cho anh xem những cái cây ấy: “Anh có thấy không, anh như cây thông khỏe mạnh vững chãi, còn em thì chỉ là cây leo mỏng mảnh kia thôi, phụ nữ cần nơi nương tựa, hiện nay em đang cảm thấy như thế. Em chỉ có thể tả như thế, và em thấy con thuyền đời em đã tìm thấy bến, em mong muốn dừng lại ở cuộc sống với anh, thế là mãn nguyện”.
***
Từ khi có anh, cuộc sống của tôi tự nhiên đổi khác rất nhiều: đó là sự thay đổi trong chính con người tôi, tâm hồn mình, tính cách tôi. Ngày chính thức quan hệ với tôi, anh đặt luôn vấn đề hòa giải mâu thuẫn gia đình. Anh biết một sự thật mà tôi không né tránh: quan hệ giữa tôi và mẹ cực kỳ căng thẳng. Mẹ và tôi không bao giờ hỏi han đến nhau, chẳng bao giờ gặp mặt, thậm chí mẹ còn không hề nhìn mặt đứa con đầu lòng của tôi. Tình mẫu tử bị tổn thương trầm trọng đến mức gần như không thể nối lại. Mâu thuẫn bắt nguồn từ một chuyện rất cụ thể mà không giải quyết được và không biết đến bao giờ mới đủ nghị lực để nối lại quan hệ, cảm giác dù chỉ ở mức xã giao cũng khó khăn làm sao?
Biết tôi trực tính, dứt khoát nên anh từ từ khuyên nhủ: “Dù sao đấy là người đẻ ra mình, em có nhún mình đi một chút thì cũng chẳng thiệt gì, vì đó là mẹ mình chứ ai?”. Và anh đưa luôn ra ý kiến: “Anh có nguyện vọng, chính em đưa anh đến gặp những người trong gia đình em, mẹ và các em để chính thức nói về mối quan hệ của anh và em một cách đàng hoàng và công khai”.
Cái ngày ấy sao khó khăn thế! Bao nhiêu ngày không gặp, bây giờ dẫn anh lên, không biết nói năng gì, bắt đầu câu chuyện ra làm sao. Nhưng rồi, dù vẫn còn đầy giận hờn trong người, tôi vẫn phải phôn cho mẹ nói: “Anh ấy có nguyện vọng thăm bà, gặp gỡ mọi người trong gia đình nội ngoại, như một cách ra mắt chính thức”. Với nguyện vọng chính đáng như vậy thì rõ ràng là mình phải đáp lễ. Ông anh ruột của mẹ từ Hải Phòng lên, cậu em ruột cũng đến. Cả hai người đó đều nói tiếng Anh giỏi. Chúng tôi đã có một buổi gặp gỡ ấm cúng, trang trọng. Qua buổi ra mắt đó, tôi buộc phải nói chuyện lại với mẹ mình.
Với bố cũng thế, cứ hậm hực với đời, vì suốt một đời cống hiến không được phân nhà cửa bèn quay qua hục hặc với con gái: “Chỉ tại con Vân, tao có nhà của tao sao lại đưa tao lên đây ở, chúng nó thấy ở rộng rồi, nó mới không cho nữa”. Nghe ác kinh khủng. Nó hằn vào tim vào óc. Nhưng đó là bố mình, là mẹ mình. Chả lẽ lại giận? Nhưng đúng là có một cái gì đó đã chết đi, không lấy lại được nữa. Cố làm gì đó thì được nhưng không thể cố để thương yêu! Thế mà nhờ tấm lòng tình nghĩa và cách cư xử đàng hoàng, chín chắn của anh, mọi chuyện với bố cũng dần dần trở lại bình thường. Khi sự căng thẳng trong gia đình được giải tỏa, tôi như trút được gánh nặng, như cắt được một khối u nhức nhối lâu nay. Tôi vô cùng biết ơn anh về điều đó. Bây giờ mọi chuyện đã đỡ hơn nhiều, dịu đi nhiều.
Bình tĩnh nhìn lại, tôi thấy mình khác trước nhiều lắm. Tôi biết nhịn, biết nén lại, chứ không thẳng băng như với những người lạ bên ngoài. Thẳng băng theo kiểu nếu không thích thì dù chỉ dùng lại ở mức xã giao thôi cũng không thể? Tôi thấy nó cứ giả tạo thế nào ấy. Vậy mà tôi đã tĩnh tâm lại để nghĩ ngợi để hàn gắn, mong có chút thanh thản trong tâm hồn.
Mới đầu là vì anh mà phải nối lại quan hệ gia đình, bây giờ, thực sự nhìn lại mình, tôi nhận thấy: không phải lúc nào mình cũng đã làm đúng, làm tròn trách nhiệm của đạo làm con. Mình cũng đã làm nhiều điều không phải, nay tự nguyện nhún nhường, chẳng đi đâu mà thiệt. Dù có thể bị nghĩ là phải “xuống nước” cũng chẳng sao cả, vì đó là bổn phận, và khi đã làm trong bổn phận thì không ai có thể dèm pha chê trách được. Bởi người đời bao giờ cũng nhìn xuống lỗi của người con chứ chẳng bao giờ nhìn lên lỗi của bố mẹ. Nó là con cơ mà! Con dường như bao giờ cũng sai. Thế mà rồi cũng dằn lòng lại để biến mối quan hệ giữa những người ruột thịt thành không nặng nề. Tuy không xuất phát từ bản chất yêu thương nhưng cũng đã tạo được một tình cảm gần gũi hơn, có một chút nào đấy ấm cúng hơn.
Sau một thời gian dài tôi chẳng đến nhà ai, chẳng gặp ai, giờ thỉnh thoảng cả nhà lại xum họp với nhau, hoặc là kéo lên nhà bà hay nhà cô Khanh, hoặc là kéo nhau về nhà tôi bày biện ăn uống…
Một lần lên thăm mẹ tôi, chỉ chốc lát thôi mà anh để ý thấy trên giường bà có một tấm chăn cũ kỹ, một tấm chăn tiết kiệm từ thời nảo thời nào. Tết đến, anh bảo: “Anh thương cụ quá, sao cụ không có được một bộ chăn gối đẹp đẽ mà dùng”.
Tôi giải thích, không phải là cụ không có tiền, nhưng tính người già là thế, vẫn dùng dược thì tại sao lại phải vứt đi, vứt đi đâu? Anh nhờ tôi đưa đi mua cho cụ một bộ chăn vừa ấm vừa đẹp, bảo tôi mang lên nói với cụ: “Anh thấy bà đắp cái chăn ấy cũ rồi nên muốn mua tặng bà bộ chăn mới”. Hành động đó tưởng như đơn giản, nhưng nếu không xuất phát từ tình cảm chân thành và một sự quan tâm chăm sóc thiết thực thì không làm được. Anh đi rồi, tôi mới giật mình, xấu hổ. Anh làm được như vậy mà tại sao sống với mẹ bao nhiêu năm trời nay tôi không làm được? Có phải vì tôi cứ cứng lòng?
Hai bà bác ruột của tôi cũng rất quí anh, người già rất hay để ý những chi tiết nhỏ để nhận xét con người. Cứ đến Tết, bốn người trong cái gia đình nhỏ của tôi cũng cưỡi xe máy đến chúc Tết hai bà đầu tiên. Một lần sinh nhật anh, gọi là tổ chức cho vui, anh cũng bảo nhân cớ ấy mời hai bà đến chơi với các cháu. Tôi e ngại, sinh nhật ăn thì đáng là bao mà hai bà lại phải lo quà mừng, nhưng vì chiều anh tôi cũng mời phất phơ vậy thôi, thế mà hai bà đi thật? Hai bà già yếu, thuê xe ôm đi, mỗi bà một bó hoa, bỏ cả ông ở nhà để đi. Sau này còn kể mãi: “Cái thằng ấy người nước ngoài mà sao nó tình cảm thế! Con Vân nó chẳng nghĩ ra mời hai bà, thế mà nó lại vẫn nhớ để mời”.
Sau khi mẹ anh mất, anh lại càng hay nhắc nhở tôi, những gì em có thể làm cho bố mẹ bây giờ thì hãy làm ngay đi, kẻo sau này lại hối hận. Đừng để như anh, còn có bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà không kịp nữa.
***
Nhìn bố mẹ anh, cụ bà 85, cụ ông 87, lúc nào cũng rủ rỉ rù rì chuyện trò như đôi chim cú già đầy ý nhị, tôi vô cùng thích thú và cảm phục. Không biết cụ ông nói gì mà cụ bà cứ tủm tỉm cười. Đi đâu cũng đi cùng nhau, chăm sóc nhau. Tôi nói với anh: “Nhìn bố mẹ anh em thèm lắm. Em ước, chúng mình phải học sao cho về già sống với nhau được như thế. Tốt với nhau cho đến tận cuối đời”. Bố mẹ tôi không được như vậy, vừa hết tuổi trẻ con là đã lấy nhau và sau đó là mối bất hòa triền miên. Các cụ nhà anh có đến tám người con mà con nào các cụ cũng yêu cũng quí. Cứ nhìn mắt các cụ là biết. Tôi tự hỏi, nhiều con thế, cụ có yêu người nào hơn người nào không nhỉ? Rồi lại trả lời, các cụ yêu thương tất cả như nhau, như mình có hai đứa con đây và không thể nói được là mình yêu đứa con nào hơn. Cùng là do mình đẻ ra, mình yêu tất.
Khi nói về con cái, mắt các cụ long lanh sáng ngời, thể hiện niềm tự hào và vô cùng hài lòng. Cụ ông nói: “Bố rất bằng lòng về chồng con, nó có một công việc tốt. Bản chất công việc này cũng mang lại một tấm lòng nhân hậu, chưa kể đến chuyện có một đỏng lương ổn định nuôi được vợ con”.
Anh yêu bố mẹ vô cùng. Rất ít khi được sống gần bố mẹ nên cứ nhắc đến họ là anh lại thương xót. Lần nào chia tay với mẹ, anh cũng sợ đấy là lần cuối. Làm việc xa nhà đã 25 năm, không có nhiều thời gian gần gũi trò chuyện với bố mẹ. Chỉ sợ đi xa, nhỡ một lúc nào đấy anh về mà không kịp.
Lúc nào cũng nơm nớp lo. Mồng 3 Tết vừa rồi, nghe tin cụ ngã bệnh nặng, đang ăn tết ở Việt Nam, anh phải bay thẳng về Hà Lan, vào thẳng bệnh viện. Cụ đã chết lâm sàng, chỉ còn nhịp tim vẫn đập. Anh kể: “Lúc đó, anh vẫn cố gắng nói thầm vào tai mẹ anh, sao anh muốn nói thế, anh mong mẹ nghe được anh nói, anh còn bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà chưa thực hiện được. Anh còn muốn đưa mẹ đi chơi nơi này nơi kia, vào Casino cho biết. Muốn mua cho mẹ những bộ váy áo mà mẹ thích nhưng không kịp nữa. Kỳ lạ sao, hình như mẹ anh có nghe thấy những điều anh nói. Anh thấy mi mắt mẹ động đậy, một cử động tỏ ra là cụ có nghe thấy. Hai ngày sau, cụ ra đi”
Nhớ lại hai lần các cụ sang chơi Việt Nam, mỗi lần ở lại ba tuần, các cụ thích lắm, suốt ngày khen con dâu Việt Nam nấu ăn khéo. May làm sao, tôi vẫn còn kịp gặp và được sống chung với các cụ. Sau khi cụ bà qui tiên, cụ ông sống với một chú út chưa lấy vợ. Chú út không được khỏe nên mọi người bàn bán nhà của chú đi để chú về sống với ông cho tiện mọi người chăm sóc. Hàng ngày, có hai bà chị gái rất chu đáo đi qua nấu nướng chăm sóc ba người. Mấy anh chị em sống quây quần ở đó và thay phiên nhau sang chăm sóc cụ ông.
Ngày cụ bà chưa mất, anh bàn với tôi: “Anh muốn hỏi ý kiến em, nếu em thấy được thì anh rất vui. Rồi sẽ có một ngày, một trong hai cụ đi trước, không biết là ai, khi đó, nếu chúng mình về Hà Lan rồi, anh muốn đón người còn lại về ở với mình. Anh muốn được sống gần bố mẹ. Vì 25 năm lang thang, có mấy khi được về thăm bố mẹ. Đó là ước nguyện của anh, em thấy có phiền không?” Tôi trả lời anh ngay: “Em yêu quí bố mẹ anh thật lòng. Em sẽ rất vui nếu được đón các cụ về ở cùng. Các cụ không phải lo gì cả. Em sẽ chăm sóc các cụ cho các cụ vui tuổi già”
Khi người ta già đi, người ta cần được chăm sóc chiều chuộng như trẻ thơ. Nhất là đối với các cụ ông, mất cụ bà coi như mất nơi nương tựa. Không biết đến bao giờ chúng tôi mới được về đoàn tụ ở Hà Lan để mà đón cụ ông về ở cùng.
Tôi mơ ước sau này con mình cũng nhìn mình như thế. Nếu mình thương yêu dịu dàng với con lẽ nào nó lại ác với mình. Tôi đã bàn với anh, phải lên kế hoạch, khi trẻ con hết tiểu học, cả gia đình phải được sống đoàn tụ quây quần với nhau, dù chưa được về hưu, anh cũng phải xin nghỉ sớm đi. Con cái cần có cả bố lẫn mẹ. Nhất là khi trở thành thanh thiếu niên, chúng rất cần sự chăm sóc của bố. Chỉ mẹ thôi không đủ. Cái uy của phụ nữ không đủ mạnh, nhất là với hai cậu con trai. Dù mẹ có quát tháo ầm ĩ thế nào, chúng vẫn không thể răm rắp bằng một ánh nhìn nghiêm khắc của bố. Lương tiền cũng cần, nhưng biết bao nhiêu là đủ! Nếu anh cứ mải mê kiếm sống, con anh sẽ rất thiệt thòi vì bị thiếu hụt hẳn một bàn tay mạnh mẽ dậy dỗ của người cha. Cho nên, phải biết chọn đằng nào hơn? Dậy dỗ con cái hay tiếp tục kiếm tiền?
***
Abraham, anh như là một chất xúc tác giúp tôi hòa giải với thế giới mà tôi đang sống, đặc biệt là với cái gia đình ruột thịt mà tôi là một tế bào lạ cứ chực long ra ngoài. Có anh, tôi có một chỗ dựa vững chắc. Dù cho con đường phía trước có gặp bất cứ chông gai nào, tôi cũng không sợ hãi.
Hiện tại, mỗi lần anh về Việt Nam, mấy mẹ con lại hân hoan chuẩn bị dọn dẹp sửa sang nhà cửa như đón… tổng thống. Nếu ngày nghỉ dài, anh thích đưa các con đi chơi những nơi danh lam thắng cảnh như Sapa, Tam Đảo… Nếu chỉ ở nhà, anh thích mời ông bà, gia đình ăn một bữa cơm ngoài tiệm vì không muốn tôi vất vả.
Anh không bao giờ muốn tôi bán cái nhà Thụy Khuê này. Cứ giữ cái nhà này để mai sau con cháu có về thăm quê ngoại Việt Nam, chúng còn có chỗ ở. Anh bảo tôi thế. Và nhắc đi nhắc lại rằng: em đừng sợ, đừng lo lắng gì cả, anh đủ sức nuôi mấy mẹ con.
Tin anh, tôi ước nguyện được đi đến tận cùng đời sống với anh, bởi tôi biết, dù bất cứ lúc nào, nếu tôi kiệt sức mỏi mệt thì…
… ở nơi ấy luôn có một bờ vai rộng.
Tôi biết, anh là người không muốn nói trước những điều chưa trọn vẹn, chỉ đôi khi hé mở ra rằng, anh lại đang tiến hành “việc đó”. Vừa rồi anh về Hà Lan, cũng điện thoại sang nói anh đang lo chuyện nhà cửa, làm tôi rất cảm động. Anh hỏi tôi thích có nhà ở vị trí tiện lợi đi lại chợ búa hay thích nhà lùi xa hơn trung tâm một chút nhưng có vườn và đất rộng. Tôi nghĩ mới sang chắc sẽ buồn bã lắm, nên tôi muốn trước mắt ở chỗ nào đó gần trung tâm thì tốt hơn.
Chúng tôi đã bàn với nhau những chuyện rất cụ thể như thế, cho nên tôi không một mảy may nghi ngờ anh có chuyện gì khuất tất, chần chừ cả. Tại sao tôi phải thúc giục? Dù là muộn nhưng thực tâm anh vẫn đang tiến hành mọi thủ tục để đi đến chính thức với tôi. Cái tâm của anh sáng rõ như thế thì dù dăm năm hay lâu hơn nữa, với tôi cũng chẳng quan trọng.
Cứ sau ba năm, anh lại chuyển đến một nước khác làm việc. Tôi và hai con ở Việt Nam, thỉnh thoảng đi thăm anh. Tình yêu của chúng tôi luôn ở trong tình trạng bị đói, luôn rất nồng nàn. Có lẽ thế lại hay. Vì chả ai nói trước được rằng nó sẽ không bị nhàm chán cả. Chả thánh tướng gì để mà nói được rằng tình yêu là mãi mãi. Bởi tình yêu là tinh thần chứ có phải là vật chất đâu mà bảo có thể giữ nó thế nọ thế kia. Và nếu không có tờ giấy kết hôn mà bù lại luôn có tình yêu thì cũng hay chứ sao?
Anh hứa sẽ lấy cái ngày tôi gọi anh trở lại Khách sạn ở Indonesia là ngày khai sinh cho tình yêu của chúng tôi. Sang năm, vào ngày đó, ngày chín tháng tư, là tròn kỷ niệm mười năm, chúng tôi sẽ làm một bữa tiệc coi như là chính thức. Gọi là cưới cũng chẳng phải vì đã có hai con rồi không lẽ mới cưới, nhưng để vui với nhau, lấy cớ kỷ niệm mười năm quen nhau. Rồi sẽ đặt một vài mâm cỗ, mời nội tộc gia đình họ hàng hai bên nội ngoại. Chắc rằng cũng chẳng ai dám hỏi thế hai đứa đã đăng ký kết hôn chưa? Chắc chắn là sẽ rất nhiều người muốn hỏi, chúng nó đã chính thức chưa mà sao không thấy làm cái gì. Những bà bác, họ hàng thân thiết thế nào chẳng nhỏ to với nhau thế nhưng sẽ chẳng ai biết để mà trả lời, còn hỏi thẳng mình thì không ai nỡ hỏi.
***
Abraham là người yêu nghệ thuật. Thời trẻ, anh từng thuộc rất nhiều bài hát của các ban nhạc nổi tiếng. Anh cho tôi xem những cái ảnh chụp thời anh để tóc dài, mặc áo chẽn theo kiểu dân xì ke ngày xưa. Từng có thời nổi loạn, ngang ngạnh lắm, cũng thử hết các kiểu sống cả rồi… Nhưng đó là chuyện của thời trai trẻ “ngông cuồng và rồ dại”. Cho đến nay, hầu như anh đã chinh phục được tất cả mọi thành viên trong gia đình tôi. Tôi cảm thấy, cuối đời, mình đã may mắn gặp được và dừng lại với một người đàn ông xứng đáng. Anh không chỉ rất đàn ông ở vóc dáng thể chất, mà còn thực sự là người dày dạn bản lĩnh đàn ông với thái độ sống tích cực, lạc quan. Đặc biệt, anh còn là người tình cảm, sống có tình có nghĩa, có trách nhiệm với bản thân và gia đình… những phẩm chất đạo đức mà người Việt Nam cực kỳ đề cao, tôn trọng.
Abraham yêu công việc của mình đến mức lý tưởng hóa nó, cứ ở đâu có khó khăn là anh muốn xung phong đi cứu trợ ở đó. Xác định làm việc cho Liên Hợp Quốc tức là làm việc thiện, anh luôn ghi nhớ lời bố anh dặn, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ mình, không được kiếm tiền một cách bất hợp pháp, thì mới được thanh thản và lâu dài. Có lần anh bảo: “Em có nghĩ rằng anh rất dễ dàng để trở thành triệu phú không? Anh có thể như thế được đấy? Không hiếm gì những lần người ta cố tình ấn tiền vào người anh. Mình đi làm công việc để cứu trợ người khác, không lý nào mình lại qua đó làm lợi cho mình. Trước khi rời Việt Nam, có người đã mang rất nhiều nhẫn, dây chuyền mặt ngọc đến ấn vào tay anh. Rồi lần đi Indonesia, chỉ cần đồng ý để mua lương thực của người ta, gửi cho một nước nghèo nào đó chẳng hạn, ký một chữ là nhận được bao nhiêu phần trăm thì nó nhiều khủng khiếp thế nào.
Nhưng anh không thể nào làm được vì coi đó là việc làm vô phúc. Anh không chấp nhận việc một ai đó nhân danh công việc từ thiện để làm tiền. Tại sao mình phải làm thế khi mà lương mình đã cao rồi, con cái mình thì được trợ cấp nuôi ăn học để mình khỏi bận tâm lo lắng, để toàn tâm toàn ý làm việc cho tốt, tại sao có thể đang tâm làm tiền như thế được”.
Nhờ tinh thần trách nhiệm của người làm việc trong một tổ chức luôn đi giúp đỡ cứu trợ những người gặp nạn, ở anh hình thành nên một nhân cách của một người có lương tâm, có trách nhiệm với công việc và gia đình. Khi chúng tôi bắt đầu có con, anh đã vạch ra một chương trình cụ thể từ A đến Z, đã tính đến tận năm nảo năm nào cho con rồi. Anh đã cho tôi cái điều tôi ao ước nhất: có người đàn ông giải quyết những việc nặng nhọc thuộc về cái xương sống của gia dình. Tôi cảm thấy nhẹ người. Không có lời nào tả xiết cái sự thanh thản và hạnh phúc của một người đàn bà, một người vợ không phải đầu tắt mặt tối lo chuyện kinh tế, tiền bạc. Anh đã chìa ra một bờ vai gánh giúp tôi những việc nặng nhọc đó rồi.
Nó không đơn giản chỉ là việc anh đủ sức kiếm tiền nuôi vợ con, nghe như tầm thường quá, nhưng về một nghĩa nào đấy, thì làm được như vậy mới đáng mặt đàn ông?
Như bố anh chẳng hạn, cụ nuôi được vợ, hai con riêng của vợ (chồng trước của bà mất), đẻ thêm sáu đứa con, rồi bốn người giúp việc trong nhà. Cho đến tận năm ngoái, trước khi bà mất, vẫn là ông nuôi bà bằng tiền hưu của ông. Bà chỉ có bổn phận chăm lo con cái cho ông đi làm. Rất tự nhiên, bổn phận người nào người ấy làm.
Người đàn ông không phải sinh nở, thức khuya dậy sớm chăm con, đưa con đi học, đi bệnh viện khi cần thiết, bởi cái thiên chức ấy, người phụ nữ biết lo toan khéo léo hơn.
Nhưng với sức vóc khỏe mạnh và trí thông minh, anh ta phải dấn thân ra ngoài xã hội, làm việc cật lực để chăm lo nuôi nấng gia đình vợ con. Chắc hẳn những người đàn ông thực thụ không bao giờ từ chối cái bổn phận ấy.
Khi chúng tôi sống ở Ý. Nhà tôi ở tầng ba, từ đó nhìn ra bốn cây thông người ta trồng từ bao giờ nay ngọn đã cao đến cửa sổ nhà mình. Tôi rất thích mở cửa để ngắm những cây thông ẩy. Từ dưới gốc cây thông, có những cây leo rất mỏng manh quấn quít theo cây thông lớn lên. Nó gợi cho tôi một hình ảnh đúng như ước nguyện của mình. Tôi gọi anh ra gần cửa sổ, tựa đầu vào bờ vai rộng rãi khỏe mạnh của anh, chỉ cho anh xem những cái cây ấy: “Anh có thấy không, anh như cây thông khỏe mạnh vững chãi, còn em thì chỉ là cây leo mỏng mảnh kia thôi, phụ nữ cần nơi nương tựa, hiện nay em đang cảm thấy như thế. Em chỉ có thể tả như thế, và em thấy con thuyền đời em đã tìm thấy bến, em mong muốn dừng lại ở cuộc sống với anh, thế là mãn nguyện”.
***
Từ khi có anh, cuộc sống của tôi tự nhiên đổi khác rất nhiều: đó là sự thay đổi trong chính con người tôi, tâm hồn mình, tính cách tôi. Ngày chính thức quan hệ với tôi, anh đặt luôn vấn đề hòa giải mâu thuẫn gia đình. Anh biết một sự thật mà tôi không né tránh: quan hệ giữa tôi và mẹ cực kỳ căng thẳng. Mẹ và tôi không bao giờ hỏi han đến nhau, chẳng bao giờ gặp mặt, thậm chí mẹ còn không hề nhìn mặt đứa con đầu lòng của tôi. Tình mẫu tử bị tổn thương trầm trọng đến mức gần như không thể nối lại. Mâu thuẫn bắt nguồn từ một chuyện rất cụ thể mà không giải quyết được và không biết đến bao giờ mới đủ nghị lực để nối lại quan hệ, cảm giác dù chỉ ở mức xã giao cũng khó khăn làm sao?
Biết tôi trực tính, dứt khoát nên anh từ từ khuyên nhủ: “Dù sao đấy là người đẻ ra mình, em có nhún mình đi một chút thì cũng chẳng thiệt gì, vì đó là mẹ mình chứ ai?”. Và anh đưa luôn ra ý kiến: “Anh có nguyện vọng, chính em đưa anh đến gặp những người trong gia đình em, mẹ và các em để chính thức nói về mối quan hệ của anh và em một cách đàng hoàng và công khai”.
Cái ngày ấy sao khó khăn thế! Bao nhiêu ngày không gặp, bây giờ dẫn anh lên, không biết nói năng gì, bắt đầu câu chuyện ra làm sao. Nhưng rồi, dù vẫn còn đầy giận hờn trong người, tôi vẫn phải phôn cho mẹ nói: “Anh ấy có nguyện vọng thăm bà, gặp gỡ mọi người trong gia đình nội ngoại, như một cách ra mắt chính thức”. Với nguyện vọng chính đáng như vậy thì rõ ràng là mình phải đáp lễ. Ông anh ruột của mẹ từ Hải Phòng lên, cậu em ruột cũng đến. Cả hai người đó đều nói tiếng Anh giỏi. Chúng tôi đã có một buổi gặp gỡ ấm cúng, trang trọng. Qua buổi ra mắt đó, tôi buộc phải nói chuyện lại với mẹ mình.
Với bố cũng thế, cứ hậm hực với đời, vì suốt một đời cống hiến không được phân nhà cửa bèn quay qua hục hặc với con gái: “Chỉ tại con Vân, tao có nhà của tao sao lại đưa tao lên đây ở, chúng nó thấy ở rộng rồi, nó mới không cho nữa”. Nghe ác kinh khủng. Nó hằn vào tim vào óc. Nhưng đó là bố mình, là mẹ mình. Chả lẽ lại giận? Nhưng đúng là có một cái gì đó đã chết đi, không lấy lại được nữa. Cố làm gì đó thì được nhưng không thể cố để thương yêu! Thế mà nhờ tấm lòng tình nghĩa và cách cư xử đàng hoàng, chín chắn của anh, mọi chuyện với bố cũng dần dần trở lại bình thường. Khi sự căng thẳng trong gia đình được giải tỏa, tôi như trút được gánh nặng, như cắt được một khối u nhức nhối lâu nay. Tôi vô cùng biết ơn anh về điều đó. Bây giờ mọi chuyện đã đỡ hơn nhiều, dịu đi nhiều.
Bình tĩnh nhìn lại, tôi thấy mình khác trước nhiều lắm. Tôi biết nhịn, biết nén lại, chứ không thẳng băng như với những người lạ bên ngoài. Thẳng băng theo kiểu nếu không thích thì dù chỉ dùng lại ở mức xã giao thôi cũng không thể? Tôi thấy nó cứ giả tạo thế nào ấy. Vậy mà tôi đã tĩnh tâm lại để nghĩ ngợi để hàn gắn, mong có chút thanh thản trong tâm hồn.
Mới đầu là vì anh mà phải nối lại quan hệ gia đình, bây giờ, thực sự nhìn lại mình, tôi nhận thấy: không phải lúc nào mình cũng đã làm đúng, làm tròn trách nhiệm của đạo làm con. Mình cũng đã làm nhiều điều không phải, nay tự nguyện nhún nhường, chẳng đi đâu mà thiệt. Dù có thể bị nghĩ là phải “xuống nước” cũng chẳng sao cả, vì đó là bổn phận, và khi đã làm trong bổn phận thì không ai có thể dèm pha chê trách được. Bởi người đời bao giờ cũng nhìn xuống lỗi của người con chứ chẳng bao giờ nhìn lên lỗi của bố mẹ. Nó là con cơ mà! Con dường như bao giờ cũng sai. Thế mà rồi cũng dằn lòng lại để biến mối quan hệ giữa những người ruột thịt thành không nặng nề. Tuy không xuất phát từ bản chất yêu thương nhưng cũng đã tạo được một tình cảm gần gũi hơn, có một chút nào đấy ấm cúng hơn.
Sau một thời gian dài tôi chẳng đến nhà ai, chẳng gặp ai, giờ thỉnh thoảng cả nhà lại xum họp với nhau, hoặc là kéo lên nhà bà hay nhà cô Khanh, hoặc là kéo nhau về nhà tôi bày biện ăn uống…
Một lần lên thăm mẹ tôi, chỉ chốc lát thôi mà anh để ý thấy trên giường bà có một tấm chăn cũ kỹ, một tấm chăn tiết kiệm từ thời nảo thời nào. Tết đến, anh bảo: “Anh thương cụ quá, sao cụ không có được một bộ chăn gối đẹp đẽ mà dùng”.
Tôi giải thích, không phải là cụ không có tiền, nhưng tính người già là thế, vẫn dùng dược thì tại sao lại phải vứt đi, vứt đi đâu? Anh nhờ tôi đưa đi mua cho cụ một bộ chăn vừa ấm vừa đẹp, bảo tôi mang lên nói với cụ: “Anh thấy bà đắp cái chăn ấy cũ rồi nên muốn mua tặng bà bộ chăn mới”. Hành động đó tưởng như đơn giản, nhưng nếu không xuất phát từ tình cảm chân thành và một sự quan tâm chăm sóc thiết thực thì không làm được. Anh đi rồi, tôi mới giật mình, xấu hổ. Anh làm được như vậy mà tại sao sống với mẹ bao nhiêu năm trời nay tôi không làm được? Có phải vì tôi cứ cứng lòng?
Hai bà bác ruột của tôi cũng rất quí anh, người già rất hay để ý những chi tiết nhỏ để nhận xét con người. Cứ đến Tết, bốn người trong cái gia đình nhỏ của tôi cũng cưỡi xe máy đến chúc Tết hai bà đầu tiên. Một lần sinh nhật anh, gọi là tổ chức cho vui, anh cũng bảo nhân cớ ấy mời hai bà đến chơi với các cháu. Tôi e ngại, sinh nhật ăn thì đáng là bao mà hai bà lại phải lo quà mừng, nhưng vì chiều anh tôi cũng mời phất phơ vậy thôi, thế mà hai bà đi thật? Hai bà già yếu, thuê xe ôm đi, mỗi bà một bó hoa, bỏ cả ông ở nhà để đi. Sau này còn kể mãi: “Cái thằng ấy người nước ngoài mà sao nó tình cảm thế! Con Vân nó chẳng nghĩ ra mời hai bà, thế mà nó lại vẫn nhớ để mời”.
Sau khi mẹ anh mất, anh lại càng hay nhắc nhở tôi, những gì em có thể làm cho bố mẹ bây giờ thì hãy làm ngay đi, kẻo sau này lại hối hận. Đừng để như anh, còn có bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà không kịp nữa.
***
Nhìn bố mẹ anh, cụ bà 85, cụ ông 87, lúc nào cũng rủ rỉ rù rì chuyện trò như đôi chim cú già đầy ý nhị, tôi vô cùng thích thú và cảm phục. Không biết cụ ông nói gì mà cụ bà cứ tủm tỉm cười. Đi đâu cũng đi cùng nhau, chăm sóc nhau. Tôi nói với anh: “Nhìn bố mẹ anh em thèm lắm. Em ước, chúng mình phải học sao cho về già sống với nhau được như thế. Tốt với nhau cho đến tận cuối đời”. Bố mẹ tôi không được như vậy, vừa hết tuổi trẻ con là đã lấy nhau và sau đó là mối bất hòa triền miên. Các cụ nhà anh có đến tám người con mà con nào các cụ cũng yêu cũng quí. Cứ nhìn mắt các cụ là biết. Tôi tự hỏi, nhiều con thế, cụ có yêu người nào hơn người nào không nhỉ? Rồi lại trả lời, các cụ yêu thương tất cả như nhau, như mình có hai đứa con đây và không thể nói được là mình yêu đứa con nào hơn. Cùng là do mình đẻ ra, mình yêu tất.
Khi nói về con cái, mắt các cụ long lanh sáng ngời, thể hiện niềm tự hào và vô cùng hài lòng. Cụ ông nói: “Bố rất bằng lòng về chồng con, nó có một công việc tốt. Bản chất công việc này cũng mang lại một tấm lòng nhân hậu, chưa kể đến chuyện có một đỏng lương ổn định nuôi được vợ con”.
Anh yêu bố mẹ vô cùng. Rất ít khi được sống gần bố mẹ nên cứ nhắc đến họ là anh lại thương xót. Lần nào chia tay với mẹ, anh cũng sợ đấy là lần cuối. Làm việc xa nhà đã 25 năm, không có nhiều thời gian gần gũi trò chuyện với bố mẹ. Chỉ sợ đi xa, nhỡ một lúc nào đấy anh về mà không kịp.
Lúc nào cũng nơm nớp lo. Mồng 3 Tết vừa rồi, nghe tin cụ ngã bệnh nặng, đang ăn tết ở Việt Nam, anh phải bay thẳng về Hà Lan, vào thẳng bệnh viện. Cụ đã chết lâm sàng, chỉ còn nhịp tim vẫn đập. Anh kể: “Lúc đó, anh vẫn cố gắng nói thầm vào tai mẹ anh, sao anh muốn nói thế, anh mong mẹ nghe được anh nói, anh còn bao nhiêu điều muốn làm cho mẹ mà chưa thực hiện được. Anh còn muốn đưa mẹ đi chơi nơi này nơi kia, vào Casino cho biết. Muốn mua cho mẹ những bộ váy áo mà mẹ thích nhưng không kịp nữa. Kỳ lạ sao, hình như mẹ anh có nghe thấy những điều anh nói. Anh thấy mi mắt mẹ động đậy, một cử động tỏ ra là cụ có nghe thấy. Hai ngày sau, cụ ra đi”
Nhớ lại hai lần các cụ sang chơi Việt Nam, mỗi lần ở lại ba tuần, các cụ thích lắm, suốt ngày khen con dâu Việt Nam nấu ăn khéo. May làm sao, tôi vẫn còn kịp gặp và được sống chung với các cụ. Sau khi cụ bà qui tiên, cụ ông sống với một chú út chưa lấy vợ. Chú út không được khỏe nên mọi người bàn bán nhà của chú đi để chú về sống với ông cho tiện mọi người chăm sóc. Hàng ngày, có hai bà chị gái rất chu đáo đi qua nấu nướng chăm sóc ba người. Mấy anh chị em sống quây quần ở đó và thay phiên nhau sang chăm sóc cụ ông.
Ngày cụ bà chưa mất, anh bàn với tôi: “Anh muốn hỏi ý kiến em, nếu em thấy được thì anh rất vui. Rồi sẽ có một ngày, một trong hai cụ đi trước, không biết là ai, khi đó, nếu chúng mình về Hà Lan rồi, anh muốn đón người còn lại về ở với mình. Anh muốn được sống gần bố mẹ. Vì 25 năm lang thang, có mấy khi được về thăm bố mẹ. Đó là ước nguyện của anh, em thấy có phiền không?” Tôi trả lời anh ngay: “Em yêu quí bố mẹ anh thật lòng. Em sẽ rất vui nếu được đón các cụ về ở cùng. Các cụ không phải lo gì cả. Em sẽ chăm sóc các cụ cho các cụ vui tuổi già”
Khi người ta già đi, người ta cần được chăm sóc chiều chuộng như trẻ thơ. Nhất là đối với các cụ ông, mất cụ bà coi như mất nơi nương tựa. Không biết đến bao giờ chúng tôi mới được về đoàn tụ ở Hà Lan để mà đón cụ ông về ở cùng.
Tôi mơ ước sau này con mình cũng nhìn mình như thế. Nếu mình thương yêu dịu dàng với con lẽ nào nó lại ác với mình. Tôi đã bàn với anh, phải lên kế hoạch, khi trẻ con hết tiểu học, cả gia đình phải được sống đoàn tụ quây quần với nhau, dù chưa được về hưu, anh cũng phải xin nghỉ sớm đi. Con cái cần có cả bố lẫn mẹ. Nhất là khi trở thành thanh thiếu niên, chúng rất cần sự chăm sóc của bố. Chỉ mẹ thôi không đủ. Cái uy của phụ nữ không đủ mạnh, nhất là với hai cậu con trai. Dù mẹ có quát tháo ầm ĩ thế nào, chúng vẫn không thể răm rắp bằng một ánh nhìn nghiêm khắc của bố. Lương tiền cũng cần, nhưng biết bao nhiêu là đủ! Nếu anh cứ mải mê kiếm sống, con anh sẽ rất thiệt thòi vì bị thiếu hụt hẳn một bàn tay mạnh mẽ dậy dỗ của người cha. Cho nên, phải biết chọn đằng nào hơn? Dậy dỗ con cái hay tiếp tục kiếm tiền?
***
Abraham, anh như là một chất xúc tác giúp tôi hòa giải với thế giới mà tôi đang sống, đặc biệt là với cái gia đình ruột thịt mà tôi là một tế bào lạ cứ chực long ra ngoài. Có anh, tôi có một chỗ dựa vững chắc. Dù cho con đường phía trước có gặp bất cứ chông gai nào, tôi cũng không sợ hãi.
Hiện tại, mỗi lần anh về Việt Nam, mấy mẹ con lại hân hoan chuẩn bị dọn dẹp sửa sang nhà cửa như đón… tổng thống. Nếu ngày nghỉ dài, anh thích đưa các con đi chơi những nơi danh lam thắng cảnh như Sapa, Tam Đảo… Nếu chỉ ở nhà, anh thích mời ông bà, gia đình ăn một bữa cơm ngoài tiệm vì không muốn tôi vất vả.
Anh không bao giờ muốn tôi bán cái nhà Thụy Khuê này. Cứ giữ cái nhà này để mai sau con cháu có về thăm quê ngoại Việt Nam, chúng còn có chỗ ở. Anh bảo tôi thế. Và nhắc đi nhắc lại rằng: em đừng sợ, đừng lo lắng gì cả, anh đủ sức nuôi mấy mẹ con.
Tin anh, tôi ước nguyện được đi đến tận cùng đời sống với anh, bởi tôi biết, dù bất cứ lúc nào, nếu tôi kiệt sức mỏi mệt thì…
… ở nơi ấy luôn có một bờ vai rộng.
Bình luận facebook