Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lê Vân - Yêu và sống - Chương 04
4
Từ nhỏ, tôi đã biết cất giữ một bí mật gia đình…
Ngay từ hai, ba tuổi, tôi đã luôn phải chứng kiến sự xô sát, mối bất hòa, đúng hơn là sự cắn xé, hành hạ, đầy ải nhau giữa hai bố mẹ. Tôi cứ âm thầm một câu hỏi, họ sống khổ như vậy, bất hạnh như vậy mà sao không bỏ nhau, cứ phải sống với nhau để làm gì? Nhất là khi họ không còn yêu nhau nữa. Đó là một câu hỏi mà tôi không biết hỏi ai, càng không bao giờ dám hỏi bố mẹ.
Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, ấn tượng mạnh mẽ nhất, ám ảnh nhất trong tôi, tiếc thay, chỉ là hình ảnh bố mẹ cãi nhau. Không hiểu tại sao họ thường thích cãi nhau vào ban đêm. Có lẽ vì họ nghĩ rằng lúc đó con cái đã ngủ say và chẳng biết gì chăng? Một đêm, tôi tỉnh dậy trong tiếng gào thét của mẹ. Cái bóng mẹ trắng, rất gầy. Đó là bóng trắng của cái áo hay là thân thể mẹ tôi không rõ. Mẹ gầy lắm. Chỉ nặng có ba tư cân. Mẹ suy nhược cơ thể và tinh thần một cách trầm trọng. Không còn thanh sắc, mất việc làm. Mẹ không nhờ cậy được ở bố bất kì điều gì kể cả kiếm tiền lẫn nuôi dạy con cái. Hoàn toàn một tay mẹ gánh vác gia đình, đan len thuê hoặc làm bất kỳ việc gì có thể để kiếm sống nuôi con. Bố chỉ nhởn nhơ kéo bạn về nhậu nhẹt và bồ bịch.
Không hiểu sao mẹ có thể vượt qua được cái thời kỳ khủng hoảng ấy. Mẹ quả là đáng kính phục. Người khác vào hoàn cảnh đó chắc phải tự tử từ lâu rồi.
Đêm đó như rất nhiều đêm khác, tôi bị tỉnh dậy thấy cái bóng gầy mỏng của mẹ đang cố lao vào tường. Mẹ muốn đập đầu cho đến chết. Trong cơn điên loạn tuyệt vọng, mẹ muốn chết thật. Mẹ chẳng dọa đâu. Có thể lúc tỉnh táo, mẹ không dám chết. Nhưng trong cơn điên của sự ghen tuông, của nỗi đau đời, mẹ có thể làm liều lắm chứ. Bố cố ôm chặt mẹ ngăn chặn hành động điên rồ ấy. Bố sợ. Nếu mẹ liều chết thật, các con của bố sẽ mất mẹ và có thể bố còn sợ một điều gì đó sâu xa hơn nữa…
Sáng ra, áo mẹ rách toạc, trên người bố đầy những vết cào cấu cắn xé. Đó chỉ là kết quả của một đêm trong rất nhiều đêm trường địa ngục…
***
Không hiểu sao, ngay từ nhỏ, tôi đã đủ khôn để cất giữ một bí mật. Cái bí mật kinh hoàng tôi tình cờ nghe thấy bố mẹ bột phát ra vào một trong những đêm cãi nhau tăm tối. Cái sự thật làm tôi vô cùng sợ hãi và lo âu. Tôi đã gần như không ngủ cả đêm ấy để chỉ chờ đêm qua đi. Sáng ra, tôi khóc ôm lấy Khanh, thương Khanh vô cùng. Tôi bảo, lớn lên chị sẽ kể cho em nghe một sự thật…
Như tôi đã nói, nguyên nhân chủ yếu những lần cãi vã của bố mẹ là do ghen tuông. Không chỉ mẹ ghen bố mà cả bố ghen mẹ nữa. Họ ghen lẫn nhau. Mẹ không thể chịu đựng cảnh bố luôn có những người đàn bà khác, mẹ cũng cần phải có niềm an ủi cho mình chứ! Và trong một lân cãi nhau vì ghen tuông ấy, bố nói thẳng ra rằng: Khanh không phải là con của bố, mà là con của một người đàn ông khác, một người yêu nào đấy của mẹ. Tôi nghe thấy thế và suy diễn, thảo nào, trong bản án li hôn của bố mẹ, bố nhận nuôi Vi mẹ nhận nuôi Khanh! Theo lẽ thường, khi chia con, đứa con nhỏ hay được ở với mẹ chứ không phải là đứa con lớn.
Giờ tôi lại nghĩ khác. Tôi băn khoăn, liệu những gì tôi nghe đêm đó có phải là sự thật? Và như vậy, tôi có nên kể lại cho em gái nghe một câu chuyện mà chính mình còn đang đặt nhiều nghi vấn? Mặc dù nhiều lần Khanh gặng hỏi: “Bây giờ chúng mình lớn cả rồi, chị bảo sẽ nói với em chuyện gì đó thì nói được rồi đấy”.
Có thể, điều đó là vô căn cứ, trong lúc ghen tuông thì bố nói vậy thôi. Tất nhiên là mẹ phủ định. Nhưng lúc đó tôi tin là thật và hoảng sợ lắm. Thế rồi, thời gian vùn vụt trôi.
Khanh lớn lên ngoan ngoãn, hiếu thảo, yêu thương cả hai ngựời. Bây giờ, Khanh lại đang rất thành công, chẳng ai lại từ chối một người con như thế!
Có thể, bằng linh cảm của người mẹ, mẹ biết chắc chắn Khanh là con ai. Nhất định mẹ phải biết, nhưng chẳng ai đủ can đảm hỏi mẹ. Và có hỏi, chẳng bao giờ mẹ nói. Nếu như dấy là lỗi lầm của mẹ thời trẻ thì mẹ lại càng không dám cho con cái biết. Tâm lý người mẹ là thế. Muốn cho qua thì tốt hơn, cũng có thể, ngoài xã hội, họ đồn thổi chuyện này là thật. Và cũng có thể, Khanh đã biết câu chuyện mà tôi cứ tưởng là bí mật thời thơ ấu của riêng mình. Kể cũng lạ, có những bí mật, ngay cả những bí mật về bản thân mình, đôi khi ta cứ tưởng chỉ mình ta nắm giữ, hóa ra ai cũng biết. Lại có những bí mật về những người ngay cạnh ta, nhưng ta lại là người biết sau cùng. Có lẽ, điều ta biết về ta vẫn là chính xác nhất, cả công lẫn tội, cả cái được lẫn cái chưa được.
Nhưng tại sao bố mẹ tôi vẫn cứ sống với nhau để tiếp tục làm khổ nhau? Chính vì hoàn cảnh gia đình như vậy, nên khi nhìn những người nghệ sĩ, những bạn bè gia đình làm nghệ thuật, tôi thường chỉ nhìn thấy cái mặt trái của nó. Cái nhìn của tôi trở nên rất một chiều trong suốt một thời gian dài.
***
Bố mẹ li dị. Căn phòng 24 mét vuông được chia làm đôi bởi một tấm vách tre mỏng manh. Làm gì có tiền mà xây ngăn cho kiên cố, cho riêng biệt. Bố ở bên trong, mẹ bên ngoài. Ba đứa con gái rúc cả vào với mẹ. Cơm nước hàng ngày, các con vẫn nấu rồi mang sang cho bố ăn. Đương nhiên là bố không thể nào tự nấu ăn cho mình. Thấy bố ăn một mình tội nghiệp, vả lại cũng lười mang sang, các con lại rủ bố về ăn cùng cho vui. Thế là lại vun vén hai người quay lại với nhau, trở lại cuộc sống lùng nhùng hơn, phức tạp hơn, địa ngục trần gian hơn.
Dù bỏ nhau về mặt pháp lý nhưng bố mẹ vẫn đi lại qua vách ngăn mỏng mảnh ấy, nghĩa là họ lại trở thành của nhau, nghĩa là họ vẫn có quyền ghen. Ghen tuông ngoài pháp luật. Giá một trong hai người có thêm một chỗ ở khác, tách hẳn nhau ra, biết đâu bố mẹ lại có điều kiện để tìm được một nửa thực sự của đời họ! Cuộc sống bùng nhùng như thế mãi làm mẹ không chịu đựng nổi. Nhà có một cái bếp 5 mét vuông, mẹ chuyển xuống đó ở, tách hẳn ra khỏi bố. Mẹ cơi thêm một tầng nữa. Mẹ ở bên trên bên dưới vẫn là cái bếp của cả nhà. Mẹ có một cái cầu thang nhỏ, chỉ cần leo lên trên để ngủ.
Họ thực sự tách nhau từ đấy. Từ đấy, mẹ cũng chẳng quan tâm đến việc bố có ai không. Không có chuyện ghen tuông nữa, có lẽ vì khi đó con cái đã lớn. Mẹ âm thầm chịu đựng, chẳng bao giờ tâm sự với con cái một điều gì. Hình như trong gia đình tôi, mỗi người là một thế giới. Không ai có nhu cầu tâm sự với ai cả. Có lẽ mọi người sợ chạm đến nỗi đau của nhau chăng?
Qua cuộc hôn nhân “tách nhập, nhập tách” của bố mẹ, tôi rút ra một bài học, rằng những đứa con không nên ích kỷ khi tham gia vào chuyện của bố mẹ, cố tình vun vén vào cho họ. Về phía bố mẹ, một khi không còn tình yêu nữa, họ chẳng nên níu kéo làm gì. Nhiều người có thiện chí, để cho những đứa con khỏi bị chia lìa, họ đành hi sinh nốt quãng đời còn lại. Nhiều người sợ dư luận nhìn vào, họ tạo ra một cuộc sống gia đình êm ấm giả tạo và bảo đấy là vì con cái. Thật ra, đó là một cách sống rất không văn minh.
Bố mẹ nên nhìn thẳng vào sự thật, khi không còn tình yêu nữa, nghĩa là họ chẳng còn gì. Bố mẹ nên tỉnh táo nhận biết rằng, nếu tiếp tục sống như vậy, chính lại làm đau những đứa con. Chúng đủ thông minh nhạy cảm để hiểu rằng bố mẹ đang sống giả dối, đang cố tạo nên một cái gia đình giả. Toàn là diễn với nhau cả thôi. Như thế, họ vô tình dạy những đứa con sống giả dối. Rõ ràng là bố mẹ chẳng hạnh phúc gì, chỉ toàn là giả vờ thôi. Khi khách khứa về rồi, bạn bè về rồi, chỉ còn lại người trong gia đình với nhau mới thấy thật sượng sùng. Tốt hơn nên cắt đứt một lần, bản thân họ đỡ phải hành hạ nhau, lại đỡ khổ cho những đứa con. Sau này, khi con cái trưởng thành, chúng bảo thẳng, chúng con đâu cần cái sự hi sinh ẩy của bố mẹ! Tại sao bố mẹ lại khổ thế. Bọn con có cuộc sống của mình. Phải hiểu được đó là qui luật của cuộc sống. Ai sống đời của người ấy…
Phải chăng cũng vì quan niệm ai sống đời người nấy nên khi con gái lấy chồng, bố mẹ không có lấy một chỉ vàng cho con, cả ba đứa đều thế. Một chỉ vàng không phải mang giá trị vật chất, mà là một kỷ niệm. Không phải vì họ nghèo khó, mà vì họ không hề nghĩ đến. Không hiểu sao lại thế. Có lẽ bố mẹ không đủ sâu sắc để nghĩ rằng các con họ cần điều ấy thế nào. Họ không làm được cái điều giản dị hết sức tình cảm ấy, bởi từ đáy lòng, họ không nghĩ như thế. Rất đơn giản thôi, tôi cứ mơ ước rằng, mẹ sẽ nói: “Con ơi, nay các con đi lấy chồng, bố mẹ chẳng có gì cho con làm của hồi môn, thôi thì nhận lấy cái nhẫn này làm kỷ niệm”. Nửa chỉ thôi cũng được, như là sự tượng trưng cho tình cảm giữa mẹ và con gái.
Cũng không thể có. Không thể nói như thế. Không thể làm được Mà đúng thật, cái điều thiêng liêng ấy, nó phải xuất phát từ tình cảm, chứ không ai dạy bảo, khuyên cho ai làm như thế được.
Và bố mẹ tôi chỉ việc tự hào rằng cuộc sống của họ có hậu hơn người khác, hơn bạn bè rất nhiều. Ngoảnh lại, thấy tất cả các con đều trưởng thành, có gia đình, có sự nghiệp vững vàng. Cứ thế học hành, đi làm, không phải xin xỏ ai, ra trường đã có những đoàn tốt nhất xin về. Cuối cùng, tự các con nỗ lực rồi cũng ổn hết. Cả ba chị em đều nhà cửa con cái đàng hoàng. Đương nhiên bố mẹ cảm thấy mình là người có phúc.
***
Từ nhà Hộ sinh, tôi được đón về căn nhà đầu tiên ở 136 phố Quan Thánh. Tôi muốn nhấn mạnh địa chỉ này vì đó chính là nhà của ông nội để lại cho con cháu. Ông nội ra đi đột ngột khi mới 52 tuổi. Bác Đoàn kể: ông đang ngồi đánh tổ tôm thì đổ vật xuống và ra đi mãi mãi không một lời trăng trối. Bố tôi lúc đó mới 15 hay 16 tuổi đời, là con út trong 6 anh chị em. Khi bố lấy mẹ, hai người được dành cho một phòng nhỏ trong ngôi nhà chung của ông để lại. Đó là lý do để mỗi khi cãi vã, bố lại đuổi mẹ đi…
Bỗng một ngày của năm 1962, không hiểu sao tất cả các bác và bố mẹ bị đẩy ra khỏi ngôi nhà ông nội để lại, bị phân tán đi đến nhiều địa chỉ khác nhau. Từ chỗ là chủ nhân, họ biến thành những kẻ đi thuê nhà của nhà nước để ở. Ngôi nhà của ông nội trở thành một trụ sở gì đó. Bố mẹ tôi chuyển về số nhà 20 Phan Đình Phùng. Khi đó tôi vừa tròn 4 tuổi.
Đó là một căn phòng rộng 24 mét vuông thuộc ngôi biệt thự Pháp cổ. Có mỗi một cái nhà vệ sinh công cộng lại luôn bị long cánh cửa. Cái cánh cửa thủng trên thủng dưới. Chẳng ai bận tâm. Cha chung không ai khóc. Không ai muốn góp tiền góp sức để sửa cái cánh cửa đó. Nó cứ tồn tại thế mà hình như chẳng ai lấy thế làm phiền. Nhà vệ sinh được thiết kế cho một gia đình, nay có cả thảy hơn 60 người thay phiên nhau sử dụng. Bao nhiêu chuyện bi hài. Mọi thứ cứ như thể là sống tạm bợ cho qua ngày, vậy mà, tôi cũng không thể ngờ rằng, cuộc đời mình lại “tạm bợ” gắn bó với nơi này đến gần ba chục năm trời!
Ba chục năm trời với bao nhiêu là kỷ niệm… bao nhiêu chuyện bi hài. Vào một dịp Tết nguyên đán, căn phòng nhỏ bé của chúng tôi đã được đón một vị khách đặc biệt. Người của bộ Văn hóa và Thông tin báo tin, vì là gia đình duy nhất có 5 người làm nghệ thuật dược “vua biết mặt chúa biết tên”, chúng tôi vinh dự được chọn cho vị lãnh đạo cao cấp đến chúc Tết, tặng quà. Rất lãng mạn, một ngọn lửa hi vọng leo lét thắp lên trong tâm hồn năm nghệ sĩ. Mù mờ ngây thơ… Biết đâu, nhờ cuộc thăm viếng này, người ta biết đến nỗi khổ ở nhà ổ chuột của các nghệ sĩ. Biết đâu… chúng tôi sẽ được phân cho một căn hộ lắp ghép nhỏ thôi nhưng riêng biệt.
Sáng mồng một Tết, dù đã được chuẩn bị tinh thần, chúng tôi vẫn bị bất ngờ. Một đoàn xe hộ tống vị lãnh đạo đến rộn rã cả một con phố lặng lẽ. Chúc Tết. Tặng quà. Cám ơn. Cười hạnh phúc. Vỗ tay. Đèn flash lóe lên liên hồi. Căng thẳng. Quay phim. Chụp ảnh… Năm phút trôi qua nhanh như một cơn gió mạnh thổi vào ngọn lửa chưa kịp bén… Ngọn lửa đã tắt lụi cùng với căn hộ lắp ghép lãng mạn trong mơ…
***
Năm 1990, nhờ tấm lòng giàu trắc ẩn của người tình thứ hai, “chàng lãng tử” phong trần, tôi mua được một miếng đất trên Thụy Khuê. Xây dựng xong là Tết, tôi mời cả nhà chuyển về đó ở. Vì lo rằng, có thể mọi người trong gia đình sẽ băn khoăn: đang có nhà sao lại phải đi ở nhờ, nên tôi đã phải rào trước đón sau, rất cân nhắc, rất tình cảm. Tôi trình bày rằng: bây giờ nhà đã xây xong, tôi rất muốn đón mọi người về ở cùng, vì tôi thấy cả nhà ở khổ quá. Đây hoàn toàn xuất phát từ cái tâm của tôi. Tôi tha thiết mong tất cả vẫn như xưa, vẫn quây quần với nhau như hồi ở Phan Đinh Phùng.
Mẹ vui vẻ nhận lời ngay, mẹ bảo với hai cô em rằng chị gái nói thế đúng là vì tâm chị muốn thế. Còn với bố, lúc ấy đang đi biểu diễn nước ngoài, mẹ nghĩ đơn giản, khi bố về thì cũng dọn lên nốt thôi. Con nó có lòng tại sao lại không hưởng? Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản như mẹ nghĩ, như tôi nghĩ. Ngày bố về, ông phản đối ầm ầm. “Tại sao không ai hỏi ý kiến tao. Thế là tao phải đi ở nhờ à! Tao có nhà có cửa tại sao lại phải đi ở nhờ!”
Đúng là một gáo nước lạnh dội thẳng vào lòng khát khao tình cảm gia đình của tôi.
Nhưng dù sao, trong căn nhà mới, chúng tôi đã có những ngày vui vẻ. Đồ đạc chẳng có gì. Chỉ có một cái giường, một cái tù, một bộ bàn ghế và đống xoong nồi cáu đen vì ám khói dầu và củi. Căn nhà trở nên rỗng toác nhưng mẹ luôn lạc quan. Bà nói: “Có nằm mơ cũng không nghĩ có ngày gia đình mình được sống riêng biệt như thế này. Cứ thế đã rồi từ từ có đâu sắm đó”. Tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã thật vô tư hồn nhiên. Gia tài của tôi chỉ là một cái đệm cỏ Tây Bắc mua từ đợt đi diễn biên giới về, một tấm chăn cũ kỹ bạc phếch, vài bộ quần áo không biết để vào đâu cùng một vật không thể thiếu là cái quạt nhựa tôi mua từ Liên xô về.
Tôi đã thật là hạnh phúc trong căn nhà cách biệt hẳn đường phố ồn ào bụi bặm, cách biệt hẳn mặt người…
Hàng ngày tôi nấu nướng, mời mọi người vào ăn, ăn xong lại rửa chén bát. Ai về ăn muộn thì để phần. Rồi dọn dẹp nhà cửa, kỳ cọ toilet, lất cả đều một tay tôi làm lụng. Tất cả cứ nghiễm nhiên như vậy. Tôi quá chân thành và đơn giản trong khi cuộc sống lại vô cùng phức tạp và muôn màu. Mỗi thành viên trong gia đình là một cuộc đời riêng biệt với những toan tính riêng biệt, nhất là khi cả ba chị em đều có gia đình riêng. Rồi thì những cãi cọ xích mích nảy sinh ở những mức độ mà tôi đã không tỉnh táo để lường trước. Không thể bắt mỗi thành viên trong gia đình suy nghĩ như nhau, hành xử như mình. Khi tôi thấm thía được câu người xưa nói “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ” thì đã muộn. Ruột thịt lại càng không nên sống với nhau, ngay cả cùng bố mẹ cũng vậy.
Tỉnh mộng. Tôi biết, mình sai thì mình phải tìm cách sửa Sự việc này là một vết thương lòng, một bài học. Tôi là người gây ra thì tôi phải gánh chịu.Những mâu thuẫn ấm ức chẳng được nói ra, cứ tích tụ thành những đám mây đen trong mối quan hệ mẹ con, cha con, chị em. Giá như chúng tôi có thể thẳng lòng đối thoại cùng nhau chắc mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Mâu thuẫn thường đến từ vật chất thì phải dùng vật chất để giải quyết. May là tôi cũng đã giải quyết ổn thỏa. Và sự bình an có vẻ như đang dần dần trở lại, nhưng có lẽ vết thương tình cảm trong lòng mỗi người không dễ lành ngay.
Rất vô hình thôi, chẳng là cái gì cụ thể cả, năm người sống chung trong một ngôi nhà nhưng tôi luôn cảm thấy mình bị lạc lõng. Đáng lẽ chị em gái thì hay gần gũi nhau tâm sự với nhau, vì cũng cách nhau không nhiêu tuổi. Và ở tuổi nào thì cũng rất dễ để nói với nhau những chuyện thầm kín, tình cảm, những mối quan hệ, sẽ dễ hơn là nói với bố mẹ. Nhưng không hiểu sao, trời sinh ra thế, lúc nào tôi cũng bị lạc loài. Khanh với Vy thì thân thiết chia sẻ với nhau lắm, còn tôi cứ bị long ra khỏi cái khối gia đình chung ấy. Đến bây giờ vẫn thế. Không dễ dàng gì để mà tâm sự những chuyện riêng tư của mình cho hai cô em biết. Mà họ cũng rất biết tôi không phải loại người dễ cởi mở nỗi lòng để nói về những điều sâu xa thầm kín bên trong. Cho nên các cô ấy cũng tránh, không bao giờ hỏi để tôi phải nói ra những điều không muốn nói. Về phía tôi cũng vậy, tôi không bao giờ tò mò hay can thiệp vào đời sống riêng tư của hai cô em.
Chắc chắn là Khanh và Vy sẽ chẳng bao giờ “vạch áo cho người xem lưng” đâu. Họ sẽ chỉ nói những điều tốt, những điều hời hợt bên ngoài cho đẹp lòng mọi người. Đại loại là chúng tôi rất may mắn vì bộ mẹ tôi đã không đi bước nữa để hi sinh tất cả cho con cái, để nuôi dưỡng chị em chúng tôi trưởng thành. Vì thế dù hai người đã ly hôn, nhưng đến nay, chúng tôi vẫn quây quần sống bên nhau. Nhìn từ bên ngoài vào đúng là như thế thật. Nhưng đó chỉ là một thứ sự thật dừng lại ở mức độ hời hợt đèm đẹp vậy thôi.
Sự thật là, vì không có điều kiện thì đành phải chịu. Bố mẹ bỏ nhau rồi nhưng chẳng có nơi chốn nào để đi, thế là lại chung đụng, lại va chạm, lại cãi vã giày vò nhau.
Tôi nghĩ mỗi gia đình là một tế bào độc lập, riêng biệt, có cuộc sống riêng với những “bí mật” riêng không dễ chia sẻ. Những thành viên trong gia đình chỉ nên vui vẻ gặp nhau vào những dịp đặc biệt trong năm rồi ai lại về nhà nấy, chắc rằng sẽ chẳng bao giờ có bất hoà hay cố chấp. Và như vậy, mối quan hệ của những người ruột thịt sẽ được thân thiện và bền lâu hơn.
Từ nhỏ, tôi đã biết cất giữ một bí mật gia đình…
Ngay từ hai, ba tuổi, tôi đã luôn phải chứng kiến sự xô sát, mối bất hòa, đúng hơn là sự cắn xé, hành hạ, đầy ải nhau giữa hai bố mẹ. Tôi cứ âm thầm một câu hỏi, họ sống khổ như vậy, bất hạnh như vậy mà sao không bỏ nhau, cứ phải sống với nhau để làm gì? Nhất là khi họ không còn yêu nhau nữa. Đó là một câu hỏi mà tôi không biết hỏi ai, càng không bao giờ dám hỏi bố mẹ.
Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, ấn tượng mạnh mẽ nhất, ám ảnh nhất trong tôi, tiếc thay, chỉ là hình ảnh bố mẹ cãi nhau. Không hiểu tại sao họ thường thích cãi nhau vào ban đêm. Có lẽ vì họ nghĩ rằng lúc đó con cái đã ngủ say và chẳng biết gì chăng? Một đêm, tôi tỉnh dậy trong tiếng gào thét của mẹ. Cái bóng mẹ trắng, rất gầy. Đó là bóng trắng của cái áo hay là thân thể mẹ tôi không rõ. Mẹ gầy lắm. Chỉ nặng có ba tư cân. Mẹ suy nhược cơ thể và tinh thần một cách trầm trọng. Không còn thanh sắc, mất việc làm. Mẹ không nhờ cậy được ở bố bất kì điều gì kể cả kiếm tiền lẫn nuôi dạy con cái. Hoàn toàn một tay mẹ gánh vác gia đình, đan len thuê hoặc làm bất kỳ việc gì có thể để kiếm sống nuôi con. Bố chỉ nhởn nhơ kéo bạn về nhậu nhẹt và bồ bịch.
Không hiểu sao mẹ có thể vượt qua được cái thời kỳ khủng hoảng ấy. Mẹ quả là đáng kính phục. Người khác vào hoàn cảnh đó chắc phải tự tử từ lâu rồi.
Đêm đó như rất nhiều đêm khác, tôi bị tỉnh dậy thấy cái bóng gầy mỏng của mẹ đang cố lao vào tường. Mẹ muốn đập đầu cho đến chết. Trong cơn điên loạn tuyệt vọng, mẹ muốn chết thật. Mẹ chẳng dọa đâu. Có thể lúc tỉnh táo, mẹ không dám chết. Nhưng trong cơn điên của sự ghen tuông, của nỗi đau đời, mẹ có thể làm liều lắm chứ. Bố cố ôm chặt mẹ ngăn chặn hành động điên rồ ấy. Bố sợ. Nếu mẹ liều chết thật, các con của bố sẽ mất mẹ và có thể bố còn sợ một điều gì đó sâu xa hơn nữa…
Sáng ra, áo mẹ rách toạc, trên người bố đầy những vết cào cấu cắn xé. Đó chỉ là kết quả của một đêm trong rất nhiều đêm trường địa ngục…
***
Không hiểu sao, ngay từ nhỏ, tôi đã đủ khôn để cất giữ một bí mật. Cái bí mật kinh hoàng tôi tình cờ nghe thấy bố mẹ bột phát ra vào một trong những đêm cãi nhau tăm tối. Cái sự thật làm tôi vô cùng sợ hãi và lo âu. Tôi đã gần như không ngủ cả đêm ấy để chỉ chờ đêm qua đi. Sáng ra, tôi khóc ôm lấy Khanh, thương Khanh vô cùng. Tôi bảo, lớn lên chị sẽ kể cho em nghe một sự thật…
Như tôi đã nói, nguyên nhân chủ yếu những lần cãi vã của bố mẹ là do ghen tuông. Không chỉ mẹ ghen bố mà cả bố ghen mẹ nữa. Họ ghen lẫn nhau. Mẹ không thể chịu đựng cảnh bố luôn có những người đàn bà khác, mẹ cũng cần phải có niềm an ủi cho mình chứ! Và trong một lân cãi nhau vì ghen tuông ấy, bố nói thẳng ra rằng: Khanh không phải là con của bố, mà là con của một người đàn ông khác, một người yêu nào đấy của mẹ. Tôi nghe thấy thế và suy diễn, thảo nào, trong bản án li hôn của bố mẹ, bố nhận nuôi Vi mẹ nhận nuôi Khanh! Theo lẽ thường, khi chia con, đứa con nhỏ hay được ở với mẹ chứ không phải là đứa con lớn.
Giờ tôi lại nghĩ khác. Tôi băn khoăn, liệu những gì tôi nghe đêm đó có phải là sự thật? Và như vậy, tôi có nên kể lại cho em gái nghe một câu chuyện mà chính mình còn đang đặt nhiều nghi vấn? Mặc dù nhiều lần Khanh gặng hỏi: “Bây giờ chúng mình lớn cả rồi, chị bảo sẽ nói với em chuyện gì đó thì nói được rồi đấy”.
Có thể, điều đó là vô căn cứ, trong lúc ghen tuông thì bố nói vậy thôi. Tất nhiên là mẹ phủ định. Nhưng lúc đó tôi tin là thật và hoảng sợ lắm. Thế rồi, thời gian vùn vụt trôi.
Khanh lớn lên ngoan ngoãn, hiếu thảo, yêu thương cả hai ngựời. Bây giờ, Khanh lại đang rất thành công, chẳng ai lại từ chối một người con như thế!
Có thể, bằng linh cảm của người mẹ, mẹ biết chắc chắn Khanh là con ai. Nhất định mẹ phải biết, nhưng chẳng ai đủ can đảm hỏi mẹ. Và có hỏi, chẳng bao giờ mẹ nói. Nếu như dấy là lỗi lầm của mẹ thời trẻ thì mẹ lại càng không dám cho con cái biết. Tâm lý người mẹ là thế. Muốn cho qua thì tốt hơn, cũng có thể, ngoài xã hội, họ đồn thổi chuyện này là thật. Và cũng có thể, Khanh đã biết câu chuyện mà tôi cứ tưởng là bí mật thời thơ ấu của riêng mình. Kể cũng lạ, có những bí mật, ngay cả những bí mật về bản thân mình, đôi khi ta cứ tưởng chỉ mình ta nắm giữ, hóa ra ai cũng biết. Lại có những bí mật về những người ngay cạnh ta, nhưng ta lại là người biết sau cùng. Có lẽ, điều ta biết về ta vẫn là chính xác nhất, cả công lẫn tội, cả cái được lẫn cái chưa được.
Nhưng tại sao bố mẹ tôi vẫn cứ sống với nhau để tiếp tục làm khổ nhau? Chính vì hoàn cảnh gia đình như vậy, nên khi nhìn những người nghệ sĩ, những bạn bè gia đình làm nghệ thuật, tôi thường chỉ nhìn thấy cái mặt trái của nó. Cái nhìn của tôi trở nên rất một chiều trong suốt một thời gian dài.
***
Bố mẹ li dị. Căn phòng 24 mét vuông được chia làm đôi bởi một tấm vách tre mỏng manh. Làm gì có tiền mà xây ngăn cho kiên cố, cho riêng biệt. Bố ở bên trong, mẹ bên ngoài. Ba đứa con gái rúc cả vào với mẹ. Cơm nước hàng ngày, các con vẫn nấu rồi mang sang cho bố ăn. Đương nhiên là bố không thể nào tự nấu ăn cho mình. Thấy bố ăn một mình tội nghiệp, vả lại cũng lười mang sang, các con lại rủ bố về ăn cùng cho vui. Thế là lại vun vén hai người quay lại với nhau, trở lại cuộc sống lùng nhùng hơn, phức tạp hơn, địa ngục trần gian hơn.
Dù bỏ nhau về mặt pháp lý nhưng bố mẹ vẫn đi lại qua vách ngăn mỏng mảnh ấy, nghĩa là họ lại trở thành của nhau, nghĩa là họ vẫn có quyền ghen. Ghen tuông ngoài pháp luật. Giá một trong hai người có thêm một chỗ ở khác, tách hẳn nhau ra, biết đâu bố mẹ lại có điều kiện để tìm được một nửa thực sự của đời họ! Cuộc sống bùng nhùng như thế mãi làm mẹ không chịu đựng nổi. Nhà có một cái bếp 5 mét vuông, mẹ chuyển xuống đó ở, tách hẳn ra khỏi bố. Mẹ cơi thêm một tầng nữa. Mẹ ở bên trên bên dưới vẫn là cái bếp của cả nhà. Mẹ có một cái cầu thang nhỏ, chỉ cần leo lên trên để ngủ.
Họ thực sự tách nhau từ đấy. Từ đấy, mẹ cũng chẳng quan tâm đến việc bố có ai không. Không có chuyện ghen tuông nữa, có lẽ vì khi đó con cái đã lớn. Mẹ âm thầm chịu đựng, chẳng bao giờ tâm sự với con cái một điều gì. Hình như trong gia đình tôi, mỗi người là một thế giới. Không ai có nhu cầu tâm sự với ai cả. Có lẽ mọi người sợ chạm đến nỗi đau của nhau chăng?
Qua cuộc hôn nhân “tách nhập, nhập tách” của bố mẹ, tôi rút ra một bài học, rằng những đứa con không nên ích kỷ khi tham gia vào chuyện của bố mẹ, cố tình vun vén vào cho họ. Về phía bố mẹ, một khi không còn tình yêu nữa, họ chẳng nên níu kéo làm gì. Nhiều người có thiện chí, để cho những đứa con khỏi bị chia lìa, họ đành hi sinh nốt quãng đời còn lại. Nhiều người sợ dư luận nhìn vào, họ tạo ra một cuộc sống gia đình êm ấm giả tạo và bảo đấy là vì con cái. Thật ra, đó là một cách sống rất không văn minh.
Bố mẹ nên nhìn thẳng vào sự thật, khi không còn tình yêu nữa, nghĩa là họ chẳng còn gì. Bố mẹ nên tỉnh táo nhận biết rằng, nếu tiếp tục sống như vậy, chính lại làm đau những đứa con. Chúng đủ thông minh nhạy cảm để hiểu rằng bố mẹ đang sống giả dối, đang cố tạo nên một cái gia đình giả. Toàn là diễn với nhau cả thôi. Như thế, họ vô tình dạy những đứa con sống giả dối. Rõ ràng là bố mẹ chẳng hạnh phúc gì, chỉ toàn là giả vờ thôi. Khi khách khứa về rồi, bạn bè về rồi, chỉ còn lại người trong gia đình với nhau mới thấy thật sượng sùng. Tốt hơn nên cắt đứt một lần, bản thân họ đỡ phải hành hạ nhau, lại đỡ khổ cho những đứa con. Sau này, khi con cái trưởng thành, chúng bảo thẳng, chúng con đâu cần cái sự hi sinh ẩy của bố mẹ! Tại sao bố mẹ lại khổ thế. Bọn con có cuộc sống của mình. Phải hiểu được đó là qui luật của cuộc sống. Ai sống đời của người ấy…
Phải chăng cũng vì quan niệm ai sống đời người nấy nên khi con gái lấy chồng, bố mẹ không có lấy một chỉ vàng cho con, cả ba đứa đều thế. Một chỉ vàng không phải mang giá trị vật chất, mà là một kỷ niệm. Không phải vì họ nghèo khó, mà vì họ không hề nghĩ đến. Không hiểu sao lại thế. Có lẽ bố mẹ không đủ sâu sắc để nghĩ rằng các con họ cần điều ấy thế nào. Họ không làm được cái điều giản dị hết sức tình cảm ấy, bởi từ đáy lòng, họ không nghĩ như thế. Rất đơn giản thôi, tôi cứ mơ ước rằng, mẹ sẽ nói: “Con ơi, nay các con đi lấy chồng, bố mẹ chẳng có gì cho con làm của hồi môn, thôi thì nhận lấy cái nhẫn này làm kỷ niệm”. Nửa chỉ thôi cũng được, như là sự tượng trưng cho tình cảm giữa mẹ và con gái.
Cũng không thể có. Không thể nói như thế. Không thể làm được Mà đúng thật, cái điều thiêng liêng ấy, nó phải xuất phát từ tình cảm, chứ không ai dạy bảo, khuyên cho ai làm như thế được.
Và bố mẹ tôi chỉ việc tự hào rằng cuộc sống của họ có hậu hơn người khác, hơn bạn bè rất nhiều. Ngoảnh lại, thấy tất cả các con đều trưởng thành, có gia đình, có sự nghiệp vững vàng. Cứ thế học hành, đi làm, không phải xin xỏ ai, ra trường đã có những đoàn tốt nhất xin về. Cuối cùng, tự các con nỗ lực rồi cũng ổn hết. Cả ba chị em đều nhà cửa con cái đàng hoàng. Đương nhiên bố mẹ cảm thấy mình là người có phúc.
***
Từ nhà Hộ sinh, tôi được đón về căn nhà đầu tiên ở 136 phố Quan Thánh. Tôi muốn nhấn mạnh địa chỉ này vì đó chính là nhà của ông nội để lại cho con cháu. Ông nội ra đi đột ngột khi mới 52 tuổi. Bác Đoàn kể: ông đang ngồi đánh tổ tôm thì đổ vật xuống và ra đi mãi mãi không một lời trăng trối. Bố tôi lúc đó mới 15 hay 16 tuổi đời, là con út trong 6 anh chị em. Khi bố lấy mẹ, hai người được dành cho một phòng nhỏ trong ngôi nhà chung của ông để lại. Đó là lý do để mỗi khi cãi vã, bố lại đuổi mẹ đi…
Bỗng một ngày của năm 1962, không hiểu sao tất cả các bác và bố mẹ bị đẩy ra khỏi ngôi nhà ông nội để lại, bị phân tán đi đến nhiều địa chỉ khác nhau. Từ chỗ là chủ nhân, họ biến thành những kẻ đi thuê nhà của nhà nước để ở. Ngôi nhà của ông nội trở thành một trụ sở gì đó. Bố mẹ tôi chuyển về số nhà 20 Phan Đình Phùng. Khi đó tôi vừa tròn 4 tuổi.
Đó là một căn phòng rộng 24 mét vuông thuộc ngôi biệt thự Pháp cổ. Có mỗi một cái nhà vệ sinh công cộng lại luôn bị long cánh cửa. Cái cánh cửa thủng trên thủng dưới. Chẳng ai bận tâm. Cha chung không ai khóc. Không ai muốn góp tiền góp sức để sửa cái cánh cửa đó. Nó cứ tồn tại thế mà hình như chẳng ai lấy thế làm phiền. Nhà vệ sinh được thiết kế cho một gia đình, nay có cả thảy hơn 60 người thay phiên nhau sử dụng. Bao nhiêu chuyện bi hài. Mọi thứ cứ như thể là sống tạm bợ cho qua ngày, vậy mà, tôi cũng không thể ngờ rằng, cuộc đời mình lại “tạm bợ” gắn bó với nơi này đến gần ba chục năm trời!
Ba chục năm trời với bao nhiêu là kỷ niệm… bao nhiêu chuyện bi hài. Vào một dịp Tết nguyên đán, căn phòng nhỏ bé của chúng tôi đã được đón một vị khách đặc biệt. Người của bộ Văn hóa và Thông tin báo tin, vì là gia đình duy nhất có 5 người làm nghệ thuật dược “vua biết mặt chúa biết tên”, chúng tôi vinh dự được chọn cho vị lãnh đạo cao cấp đến chúc Tết, tặng quà. Rất lãng mạn, một ngọn lửa hi vọng leo lét thắp lên trong tâm hồn năm nghệ sĩ. Mù mờ ngây thơ… Biết đâu, nhờ cuộc thăm viếng này, người ta biết đến nỗi khổ ở nhà ổ chuột của các nghệ sĩ. Biết đâu… chúng tôi sẽ được phân cho một căn hộ lắp ghép nhỏ thôi nhưng riêng biệt.
Sáng mồng một Tết, dù đã được chuẩn bị tinh thần, chúng tôi vẫn bị bất ngờ. Một đoàn xe hộ tống vị lãnh đạo đến rộn rã cả một con phố lặng lẽ. Chúc Tết. Tặng quà. Cám ơn. Cười hạnh phúc. Vỗ tay. Đèn flash lóe lên liên hồi. Căng thẳng. Quay phim. Chụp ảnh… Năm phút trôi qua nhanh như một cơn gió mạnh thổi vào ngọn lửa chưa kịp bén… Ngọn lửa đã tắt lụi cùng với căn hộ lắp ghép lãng mạn trong mơ…
***
Năm 1990, nhờ tấm lòng giàu trắc ẩn của người tình thứ hai, “chàng lãng tử” phong trần, tôi mua được một miếng đất trên Thụy Khuê. Xây dựng xong là Tết, tôi mời cả nhà chuyển về đó ở. Vì lo rằng, có thể mọi người trong gia đình sẽ băn khoăn: đang có nhà sao lại phải đi ở nhờ, nên tôi đã phải rào trước đón sau, rất cân nhắc, rất tình cảm. Tôi trình bày rằng: bây giờ nhà đã xây xong, tôi rất muốn đón mọi người về ở cùng, vì tôi thấy cả nhà ở khổ quá. Đây hoàn toàn xuất phát từ cái tâm của tôi. Tôi tha thiết mong tất cả vẫn như xưa, vẫn quây quần với nhau như hồi ở Phan Đinh Phùng.
Mẹ vui vẻ nhận lời ngay, mẹ bảo với hai cô em rằng chị gái nói thế đúng là vì tâm chị muốn thế. Còn với bố, lúc ấy đang đi biểu diễn nước ngoài, mẹ nghĩ đơn giản, khi bố về thì cũng dọn lên nốt thôi. Con nó có lòng tại sao lại không hưởng? Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản như mẹ nghĩ, như tôi nghĩ. Ngày bố về, ông phản đối ầm ầm. “Tại sao không ai hỏi ý kiến tao. Thế là tao phải đi ở nhờ à! Tao có nhà có cửa tại sao lại phải đi ở nhờ!”
Đúng là một gáo nước lạnh dội thẳng vào lòng khát khao tình cảm gia đình của tôi.
Nhưng dù sao, trong căn nhà mới, chúng tôi đã có những ngày vui vẻ. Đồ đạc chẳng có gì. Chỉ có một cái giường, một cái tù, một bộ bàn ghế và đống xoong nồi cáu đen vì ám khói dầu và củi. Căn nhà trở nên rỗng toác nhưng mẹ luôn lạc quan. Bà nói: “Có nằm mơ cũng không nghĩ có ngày gia đình mình được sống riêng biệt như thế này. Cứ thế đã rồi từ từ có đâu sắm đó”. Tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã thật vô tư hồn nhiên. Gia tài của tôi chỉ là một cái đệm cỏ Tây Bắc mua từ đợt đi diễn biên giới về, một tấm chăn cũ kỹ bạc phếch, vài bộ quần áo không biết để vào đâu cùng một vật không thể thiếu là cái quạt nhựa tôi mua từ Liên xô về.
Tôi đã thật là hạnh phúc trong căn nhà cách biệt hẳn đường phố ồn ào bụi bặm, cách biệt hẳn mặt người…
Hàng ngày tôi nấu nướng, mời mọi người vào ăn, ăn xong lại rửa chén bát. Ai về ăn muộn thì để phần. Rồi dọn dẹp nhà cửa, kỳ cọ toilet, lất cả đều một tay tôi làm lụng. Tất cả cứ nghiễm nhiên như vậy. Tôi quá chân thành và đơn giản trong khi cuộc sống lại vô cùng phức tạp và muôn màu. Mỗi thành viên trong gia đình là một cuộc đời riêng biệt với những toan tính riêng biệt, nhất là khi cả ba chị em đều có gia đình riêng. Rồi thì những cãi cọ xích mích nảy sinh ở những mức độ mà tôi đã không tỉnh táo để lường trước. Không thể bắt mỗi thành viên trong gia đình suy nghĩ như nhau, hành xử như mình. Khi tôi thấm thía được câu người xưa nói “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ” thì đã muộn. Ruột thịt lại càng không nên sống với nhau, ngay cả cùng bố mẹ cũng vậy.
Tỉnh mộng. Tôi biết, mình sai thì mình phải tìm cách sửa Sự việc này là một vết thương lòng, một bài học. Tôi là người gây ra thì tôi phải gánh chịu.Những mâu thuẫn ấm ức chẳng được nói ra, cứ tích tụ thành những đám mây đen trong mối quan hệ mẹ con, cha con, chị em. Giá như chúng tôi có thể thẳng lòng đối thoại cùng nhau chắc mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Mâu thuẫn thường đến từ vật chất thì phải dùng vật chất để giải quyết. May là tôi cũng đã giải quyết ổn thỏa. Và sự bình an có vẻ như đang dần dần trở lại, nhưng có lẽ vết thương tình cảm trong lòng mỗi người không dễ lành ngay.
Rất vô hình thôi, chẳng là cái gì cụ thể cả, năm người sống chung trong một ngôi nhà nhưng tôi luôn cảm thấy mình bị lạc lõng. Đáng lẽ chị em gái thì hay gần gũi nhau tâm sự với nhau, vì cũng cách nhau không nhiêu tuổi. Và ở tuổi nào thì cũng rất dễ để nói với nhau những chuyện thầm kín, tình cảm, những mối quan hệ, sẽ dễ hơn là nói với bố mẹ. Nhưng không hiểu sao, trời sinh ra thế, lúc nào tôi cũng bị lạc loài. Khanh với Vy thì thân thiết chia sẻ với nhau lắm, còn tôi cứ bị long ra khỏi cái khối gia đình chung ấy. Đến bây giờ vẫn thế. Không dễ dàng gì để mà tâm sự những chuyện riêng tư của mình cho hai cô em biết. Mà họ cũng rất biết tôi không phải loại người dễ cởi mở nỗi lòng để nói về những điều sâu xa thầm kín bên trong. Cho nên các cô ấy cũng tránh, không bao giờ hỏi để tôi phải nói ra những điều không muốn nói. Về phía tôi cũng vậy, tôi không bao giờ tò mò hay can thiệp vào đời sống riêng tư của hai cô em.
Chắc chắn là Khanh và Vy sẽ chẳng bao giờ “vạch áo cho người xem lưng” đâu. Họ sẽ chỉ nói những điều tốt, những điều hời hợt bên ngoài cho đẹp lòng mọi người. Đại loại là chúng tôi rất may mắn vì bộ mẹ tôi đã không đi bước nữa để hi sinh tất cả cho con cái, để nuôi dưỡng chị em chúng tôi trưởng thành. Vì thế dù hai người đã ly hôn, nhưng đến nay, chúng tôi vẫn quây quần sống bên nhau. Nhìn từ bên ngoài vào đúng là như thế thật. Nhưng đó chỉ là một thứ sự thật dừng lại ở mức độ hời hợt đèm đẹp vậy thôi.
Sự thật là, vì không có điều kiện thì đành phải chịu. Bố mẹ bỏ nhau rồi nhưng chẳng có nơi chốn nào để đi, thế là lại chung đụng, lại va chạm, lại cãi vã giày vò nhau.
Tôi nghĩ mỗi gia đình là một tế bào độc lập, riêng biệt, có cuộc sống riêng với những “bí mật” riêng không dễ chia sẻ. Những thành viên trong gia đình chỉ nên vui vẻ gặp nhau vào những dịp đặc biệt trong năm rồi ai lại về nhà nấy, chắc rằng sẽ chẳng bao giờ có bất hoà hay cố chấp. Và như vậy, mối quan hệ của những người ruột thịt sẽ được thân thiện và bền lâu hơn.