Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12
Cừu Trọng, người đất Tấn, không còn nhớ ở quận huyện nào Gặp cơn đặi loạn, bị giặc bắt đem đi.
Hai con Phúc và Lộc đang còn thơ ấu. Vợ lẽ họ Thiệu, nuôi đôi trẻ mồ côi, sản nghiệp để lại may ra cũng được ấm no, nhưng đói kém mấy năm liền, lại bị cường hào lấn áp, đến nỗi miếng ăn thức uống hàng ngày không còn duy trì được.
Người chú của Trọng và Thượng Liêm, nhìn thấy mối lợi trong việc cải giá của cháu dâu, thường khuyên nhủ Thiệu thị lấy chồng, nhưng nàng thề giữ chí, không chịu nao núng. Liêm ngầm mưu khoán cháu cho một nhà đâi tộc định lấy thế cưỡng ép bắt nàng đi.
Hai bên ước định đâu đấy cả rồi, mà người ngoài vẫn chưa ai biết.
Trong làng có tên Nguỵ là đứa rất giảo quyệt, đểu cáng, vốn có hiềm khích lâu ngày với nhà Trọng; Gặp việc gì cũng nghĩ cách để ngầm hãm hại. Nhân thấy Thiệu thị ở goá, bèn phao ra tiếng nọ điều kia để bêu xấu.
Nhà đại tộc kia nghe được, cho Thiệu thị là người không có đức, bèn thôi.
Lâu ngày, mưu mô của Liêm và tiếng đồn bên ngoài cũng dần dần đến tai Thiệu thị. Nàng mang nỗi oan ức trong lòng, sớm chiều rơi luỵ, rồi đến tay chân tê bại, nằm liệt trên giường.
Phúc đã được mười sáu tuổi, nhân trong nhà không có người may vá, bèn hỏi gấp vợ cho con. Vợ Phúc là con gái ông tú tài Khương Dĩ Chiêm, cũng là người làm ăn khá giỏi giang, xắp đặt mọi việc có ngăn nắp, nhờ đó ăn tiêu cũng tạm đầy đủ, nên mới cho Lộc đi học.
Nguỵ thấy thế thì đem lòng ghen ghét, nhưng ngoài mặt lại làm ra vẻ thân thiện. Nhiều lần, Nguỵ mời Phúc đi uống rượu Phúc bằng vào đấy, xem Nguỵ như một người bạn tâm phúc. Nguỵ thừa dịp nói rằng:
- Mẫu thân cậu còn nằm trên giường bệnh, không trông nom được việc nhà; Cậu em thì chưa biết làm gì, chỉ ngồi ăn không. Hai vợ chồng nhà cậu tốt thế, mà sao làm trâu ngựa cho người ta. Khi nào cậu em cưới vợ thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Tôi nghĩ hộ cậu một kế, chi bằng cậu nên sớm ở riêng ra, có thế thì nghèo về em mà giàu sẽ về anh.
Phúc về nhà, bàn với vợ, bị vợ mắng cho.
Nhưng ngày một ngày hai, Nguỵ nói ra nói vào, dần dần thấm thía, Phúc bị mê hoặc, bèn quyết đem việc ấy nói thẳng với mẹ.
Mẹ giận, mắng chửi thậm tệ. Phúc càng tức tối, cho rằng đã thế thì không cần gì nữa, thóc tiền cũng chẳng qua như của người khác, cho nên mặc kệ, không đoái hoài gì đến.
Nguỵ thừa cơ, rủ Phúc đi đánh bạc, thóc trong kho ngày càng vơi, vợ biết mà chưa giám nói. Mãi đến lúc hết thóc ăn, mẹ kinh hãi, hỏi vì sao, vợ mới nói thật. Mẹ giận lắm, nhưng cũng không biết làm sao, bèn cho ra ở riêng.
Ðược cái may, cô gái họ Khương là người hiền đức, mỗi ngày hai buổi, thổi cơm hộ mẹ, và qua lại hầu hạ chẳng khác gì trước.
Phúc đã ở riêng, không còn kiêng nể gì nữa, tha hồ đắm mình vào cuộc đỏ đen. Chỉ trong vài tháng đã bán sạch ruộng nương để trả nợ chơi bời, mà mẹ và vợ vẫn chưa biết. Khi đã hết kiệt vốn liếng. Phúc không còn nghĩ được kế gì hơn, bàn đem vợ gán cho người ta để vay tiền, nhưng khốn nỗi không ai chịu nhận.
Trong huyện có tên Triệu Diêm La, nguyên là một tên trộm cừ khôi sổng lưới pháp luật, ngang ngược vũ đoán nhất vùng. Nó vốn biết Phúc không dám nuốt lời, bàn khảng khái cho vay.
Phúc cầm tiền đi, được vài ngày đã hết nhẵn. Còn trù trừ rấp tâm bội ước, thì Triệu đã quắc mắt dòm ngang.
Phúc sợ hãi, phỉnh vợ đến nhà Triệu.
Nguỵ nghe được, mừng thầm, chạy sang ngay mách với ông tú họ Khương, nghĩ chuyến này thì họ Cừu tất phải đổ xiêu nghiêng ngửa.
Họ Khương giận lắm, phát đơn đi kiện.
Phúc hoảng quá liền bỏ trốn.
Nàng Khương đến nhà Triệu mới biết là bị chồng lừa bán, khóc nức nở, chỉ muốn chết ngay.
Lúc đầu Triệu còn dỗ ngon dỗ ngọt, nhưng nàng không nghe, Triệu ra oai nạt nộ thì nàng lại càng mắng chửi Triệu giận quá, lấy roi đánh đập, nàng cũng không phục, rút trâm tự đâm vào cổ.
Người nhà vội đến giật ra thì đã vào đến thực quản, máu phụt rồi.
Triệu vội vàng xé lụa quấn xung quanh cổ, chắc mẩm rằng cứ để thong thả rồi thế nào cũng khuất phục được.
Ngày hôm sau đã có trát đòi, Triệu vẫn dửng dưng, không lấy làm điều.
Ra huyện, quan khám thấy vết thương của Khương thị rất nặng, truyền nọc Triệu ra để đánh đòn. Lính lệ dòm nhau, không dám ra tay.
Quan vốn nghe tiếng Triệu ngang ngược đã lâu, thấy thế càng tin, bèn nổi giận, gọi người nhà ra đánh, đánh Triệu chết tươi.
Nhà họ Khương bàn khiêng con gái về.
Mãi đến khi họ Khương đi kiện, Thiệu thị mới biết con mình khốn nạn như thế nào, hét lên một tiếng, cơ hồ đứt hơi, rồi mê man ốm nặng.
Bấy giờ Lộc đã mười lăm tuổi, vò võ một mình không dựa vào đâu được.
Nguyên Trọng còn có một người con gái đời vợ trước nữa tên là Ðại Nương, gả chồng ở quận xa, tính khí cương cường, mỗi khi về thăm, cho quà cáp không vừa, thì ngỗ ngược với cha mẹ, nhiều khi giận dữ bỏ về, do đó Trọng giận và ghét; Lại vì đường xa cho nên có khi vài năm mà không có một lần thăm hỏi.
Khi biết bà Thiệu bệnh nguy, tên Nguỵ bàn lập mưu gọi Ðại Nương về để gây cuộc tranh giành của cải trong nhà họ Cừu.
Vừa gặp một người lái buôn. Ở cùng làng với Ðại Nương, Nguỵ thác cớ nhắn tin cho Ðại Nương, lại sách động Ðại Nương rằng có thể nhân cơ hội này thâu tóm hết nhà cửa được.
Ðược vài ngày quả nhiên Ðại Nương đến, đem theo một đứa con nhỏ. Vào cửa, thấy em nhỏ đang trông nom mẹ, cảnh tượng thật thảm đạm, nàng bất giác mủi lòng. Hỏi em Phúc ở đâu, Lộc kể hết đầu đuôi Ðại Nương nghe giận đến nghẹn cả cổ, nói rằng:
- Nhà không có người lớn, để cho người ta giày xéo đến thế! Ruộng nương nhà ta sao quân ăn cướp kia dám phỉnh gạt bán hết!
Nói xong bèn đi xuống bắp, nhen lửa nấu cháo bưng lên mời mẹ trước, rồi gọi em và con cùng ăn. Ăn xong nàng hằm hằm ra đi, đến huyện nộp đơn kiện bọn đánh bạc. Chúng sợ, góp tiền để đút lót Ðại Nương... Nàng nhận tiền nhưng vẫn kiện. Huyện cho bắt tên Giáp, tên ất v. V... Đánh đòn quở trách, nhưng không xử việc điền sản.
Ðại Nương vẫn căm, đem con đi thẳng lên quận. Quận thú là người rất ghét cờ bạc. Ðại nương hết sức bày tỏ mọi nỗi cô khổ, cùng tình trạng bị bọn gian lừa đảo, lời lẽ thống thiết, làm cho quận thú động lòng, truyền cho huyện phải truy thu ruộng vườn mà cấp lại cho chủ cũ, và phải trừng phạt Cừu Phúc để làm gương cho những đứa hư hoang.
Sau khi trở về, viên quan huyện nhận được lệnh trên, ráo riết thi hành, nhờ đó điền sản thu về được hết.
Bấy giờ, Ðại Nương goá chồng đã lâu, bèn cho đứa con nhỏ trở về nhà, bảo phải theo anh học làm ăn, đừng trở ngại nữa. Ðại Nương thì ở lại nhà mẹ, nuôi mẹ dạy em xắp đặt trong ngoài có ngăn nắp cả.
Mẹ rất hài lòng, bệnh dần dần khỏi, việc nhà thảy đều giao cho Ðại Nương.
Bọn cường hào trong làng có lấn áp điều gì thì nàng vác dao đến tận cửa, cứng cỏi đấu lý, là cho chúng phải chịu khuất.
Ðược hơn một năm, ruộng vường ngày càng tăng, thỉnh thoảng lại mua thuốc, bánh, thức ngon vật lạ gửi cho cô gái họ Khương.
Lại thấy Lộc ngày càng trưởng thành, nàng bèn nhiều lần cậy mối lái tìm nơi cưới hỏi.
Nguỵ nói với mọi người rằng:
t r u y e n c u a t u❤i n e t
- Sản nghiệp nhà họ Cừu đều ở trong tay Ðại Nương cả, e rằng sau này không thu về được.
Mọi người đều tin y, vì vậy không ai muốn nói chuyện hôn hân với họ Cừu.
Có một công tử họ Phạm, tên là Tử Văn, nhà có một khu vườn nổi tiếng bậc nhất ở Tấn. Trong vườn, các loại hoa quý trồng hai bên đường chạy thẳng đến nội thất.
Người nào không biết, đi nhầm vào đấy, gặp lúc công tử đang yến tiệc, thì ông nổi giận, cho là kẻ trộm, bắt đi trói lại đánh đập, gần chết mới thôi.
Nhân gặp tiết thanh minh, Lộc từ trường học trở về, Nguỵ bèn rủ đi chơi, lân la đến khu vường của công tử. Người giữ vườn có quen biết với Ngụy, cho vào xem, ghé thăm các nơi đình tạ.
Bỗng đến một chỗ nước khe chảy xiết trên có cầu vẽ, một hàng lan can đỏ, dẫn đến một cái cổng sơn đen, trông vào thấy hoa rậm như nấm. Ðó là thư trai bên trong của công tử, Nguỵ phỉnh rằng:
- Cậu cứ vào trước, tôi phải đi giải một tý.
Lộc tin là thật, lững thững đi qua cầu vào cửa, đến một toà lâu viện thì nghe tiếng con gái nô cười. Vừa mới dừng bước, thấy một con sen đi ra, dòm thấy chàng bèn quay gót trở vào ngay.
Lộc bấy giờ mới thất kinh bỏ chạy. Giây lát sau, công tử bước ra, goi người nhà lấy dây thừng đuổi bắt. Lộc quẫn quá, nhảy luôn vào giữa khe nước. Công tử liền đổi giận ra cười bảo người hầu xuống dắt Lộc lên. Thấy dung nhan và y phục của Lộc đều có vẻ phong nhã, ông bảo đem áo và giày ra cho thay. Rồi lại dắt Lộc vào một cái đình, gạn hỏi tên họ, dịu dàng nét mặt, êm đềm lời nói, có vẻ hết sức thân mật, xuề xòa. Một lát, công tử đi nhanh vào nhà trong, rồi trở ra ngay, cười cầm tay Lộc dắt qua cầu, dần dần đến chỗ ban nãy Lộc không hiểu ra sao, dùng dằng không dám đi vào. Công tử cố kéo vào, thì thấy trong giậu hoa thấp thoáng có bóng mỹ nhân đang dòm ngó. Khi đã an toạ, thị tỳ dọn rượu rồi Lộc từ tạ, nói rằng:
- Cháu còn trẻ người non dạ không biết gì, đi nhầm vào chốn khuê môn, được ngài khoan hồng xá lỗi cho, như thế là ngoài mộng tưởng. Bây giờ chỉ mong được thả cho về sớm thì đội ơn vô cùng.
Công tử không chịu. Chốc lát, nem chả bày ra la liệt.
Lộc lại đứng dậy, từ tạ là đã quá no say rồi.
Công tử kéo ngồi xuống, cười nói rằng:
- Lão có mấy chữ nho tên đặt cho phách nhạc, Nếu cậu đối xử được thì xin để cậu đi ngay.
Lộc dạ dạ xin cho biết. Công tử nói:
- Phách đặt tên: Chẳng giống tí nào.
Lộc ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đối rằng:
- Bạc thành nén: Biết làm sao được
Công tử cười to lên mà rằng:
- Thật là Thạch Sùng đấy!
Lộc không hiểu ông nói gì. Nguyên công tử có một cô con gái tên là Huệ Nương, xinh đẹp lại có học thức, đang kén chồng, đêm chiêm bao thấy có người bảo với mình sẽ lấy Thạch Sùng, hỏi ở đâu, thì nói rằng ngày mai sẽ rơi xuống nước. Sáng dậy, nàng nói chuyện lại với cha mẹ; Mọi người đều lấy làm lạ. Việc Lộc đến vừa rồi rất hợp với giấc mộng, cho nên công tử mời chàng vào nhà trong để phu nhân và đàn bà con gái trong nhà xem mặt.
Công tử nghe câu đối của Lộc rất mừng, nói rằng:
- Tên Phách nhạc là do con gái bé của lão đặt ra, cứ nghĩ mãi mà không đối được; Bây giờ mới được câu đối hay, cũng là duyên trời. Lão có thể để cháu làm người nâng khăn sửa túi cho cậu; Cả chỗ tệ xá đây cũng còn nhiều viện, nhiều phòng, không dám phiền cậu rước dâu về bên nhà.
Lộc luống cuống, khiêm nhường từ tạ, viện lẽ rằng mẹ đang còn ốm, không ở gửi rể được.
Công tử bảo hãy cứ về nhà bàn tính đã, rồi sai người giữ ngựa thắng ngựa mang quần áo ướt và đưa Lộc về.
Về đến nhà, Lộc kể chuyện lại với mẹ, bà mẹ sợ hãi cho là chuyện bất thường; Từ đó mới biết Nguỵ là kẻ hiểm độc. Nhưng vì dữ mà lại hoá lành, nên cũng mặc, không đem lòng thù oán, chỉ khuyên con nên cắt đứt với y mà thôi.
Qua vài ngày, công tử lại cho người đến ngỏ với bà mẹ; Bà mẹ chung quy vẫn không dám nhận.
Ðại Nương bèn đứng ra nhận lời rồi mướn hai bà mối đi nạp thái.
Chả bao lâu, Lộc đến ở gửi rể nhà công tử, được hơn một năm thì vào học nhà phán, lừng lẫy tài danh.
Em vợ dần dần trưởng thành, không kiêng nể anh rể như trước, Lộc giận, đem vợ về ở nhà mình.
Mẹ cũng đã chống gậy đi lại được; Nhà có Ðại Nương trông nom mấy năm liền, nhà cửa cũng được hoàn hảo. Nay cô dâu mới đã về, trong nhà đầy tớ con hầu tấp nập, rõ ràng có phong thái đại gia.
Tên Nguỵ bị xa lánh lại càng ghen ghét, giận không tìm ra chút tỳ vết nào để hãm hại. Y bàn lôi kéo bọn lính đào ngũ vu cáo Lộc gửi tiền cho chúng.
Thuở quốc sơ việc lập pháp rất nghiêm; Theo lệnh trên, Lộc bị xử đi đày ra ngoài cửa ải.
Phạm công tử đút lót gửi gắm từ trên xuống dưới, mà kết quả chỉ được miễn việc đi đày cho Huệ Nương.
Ðiền sản đều bị sung công.
May sao Ðại Nương cầm tờ giấy chia gia tài, dấn thân ra trước cửa quan cãi lý, có bao nhiêu thửa ruộng mới mua đều ghi tên Phúc cả, do đó mẹ con mới được ở yên.
Lộc nghĩ mình đi không trở về bàn viết tờ ly hôn, gửi cho ông nhạc, rồi vò võ lên đường.
Ði được mấy ngày, đến phía Bắc kinh đô, vào ăn trong quán, thấy ngoài cửa có đứa ăn mày đứng thập thò, mặt mũi rất giống anh mình.
Ra gạn hỏi thì quả anh thật. Lộc kể lại chuyện mình, anh em đều buồn thảm.
Lộc mở áo lót, chia cho Phúc một ít tiền, bảo trở về nhà. Phúc rơi luỵ từ biệt. Khi đến cửa ải, Lộc sung làm lính hầu trong phủ một vị tướng quân. Vì Lộc là con nhà học trò, chân mềm tay yếu, nên được giữ việc biên chép, viết lách, cùng ăn ở với những phục dịch khác. Khi họ hỏi đến gia thế, thì Lộc kể hết đầu đuôi; Trong bọn, có một người kinh ngạc nói rằng:
- Chính là con tôi đây!
Nguyên trước kia bọn cướp bắt Cừu Trọng đi chăn ngựa cho chúng, sau đó cả bọn bỏ trốn, rồi bán Trọng vào làm lính. Trọng bàn theo chủ ra đồn thú ngoài cửa ải.
Trọng thuật lại cho Lộc rõ đầu đuôi, cha con mới nhận ra nhau, bèn ôm lấy nhau mà khóc.
Mọi người đều thấy chạnh lòng.
Rồi Trọng lại phẫn uất kêu lên:
- Chả biết đứa nào bỏ chạy sang miền Ðông mà lại đổ thừa cho con ta!
Nhân đó kêu khóc với tướng quân. Tướng quân bèn giao cho Lộc viết một lá thư gửi đến vị thân vương trong triều, cho Trọng cầm về kinh đô.
Trọng đến kinh, rình khi xa giá thân vương đi ra liền đến dâng thư tỏ lòng bày oan khuất. Vị thân vương vì ông mà tâu xin lên vua, nên Lộc được minh oan; Vua sắc chỉ cho quan địa phương chuộc lại ruộng đất giao về cho họ Cừu.
Khi Trọng quay về, hai cha con người nào cũng vui mừng. Rồi Lộc hỏi kỹ số nhân khẩu trong nhà, để tính tiền chuộc cho bố, mới biết từ khi vào làm lính hầu Trọng đã hai lần lấy vợ mà không sinh đẻ, bấy giờ lại đang ở góa.
Lộc bèn sắm sửa hành trang mà trở về quê quán.
Lại nói đến Phúc, sau khi từ giã em, về đến nhà, sụp lạy xin chịu tội.
Ðại Nương rước mẹ lên ngồi nhà trên, tự mình cầm hèo, hỏi Phúc rằng:
- Mày có tự nguyện chịu đòn, thì mới có thể tạm cho ở lại còn như không muốn, thì ruộng vườn của mày đã hết sạch, đây không phải là chỗ mày đến tọng cơm được nữa, mời tếch ngay!
Phúc khóc lóc, phục xuống đất, xin chịu đòn. Ðại Nương vứt cái hèo đi, nói rằng:
- Con người đã bán vợ, thì cũng chẳng trừng phạt làm gì nữa; Nhưng án cũ chưa xoá, Nếu tái phạm thì báo ngay!
Nói xong, nàng cho người sang báo tin bên họ Khương. Cô gái họ Khương dằn giọng nói rằng:
- Tôi có là người gì của họ Cừu nữa đâu mà phải báo tin!
Ðại Nương nhiều lần nhắc lại câu nói ấy để bêu xấu Phúc; Phúc hổ thẹn không dám lên tiếng.
Nửa năm trôi qua Ðại Nương tuy cho Phúc đủ ăn đủ mặc, nhưng bắt làm việc nặng như đứa ở.
Phúc cũng làm lụng mà không oán trách gì, có giao cho tiền bạc, cũng không dám cẩu thả.
Ðại Nương xét thấy Phúc không có gì khác, bèn thưa với mẹ cho mời nàng Khương trở về.
Mẹ nghĩ rằng không có cách gì làm cho cô ấy nghĩ lại được nữa.
Ðại Nương nói:
- Không phải thế. Nếu người ta có lòng nào thờ hai chồng thì đã chả tự chuốc lấy đòn gông khổ sở. Chẳng qua ai mà lại không có cái giận như vậy!
Rồi nàng thân hành đem em trai sang chịu tội bên nhà vợ. Ông nhạc, bà nhạc trách mắng đủ điều.
Ðại Nương nạt Phúc, bảo phải quỳ xuống rồi mới xin mời vợ ra gặp. Mời đến ba bốn lần, nàng vẫn khăng khăng tránh mặt không chịu ra.
Ðại Nương vào nhà tìm, kéo ra, thì nàng chỉ vào mặt Phúc mà mắng nhiếc tàn tệ.
Phúc thẹn toát mồ hôi, không còn cách gì dung thứ được cho mình.
Bà cụ họ Khương mới kéo Phúc, bảo đứng dậy.
Ðại Nương xin cho biết ngày nào thì vợ Phúc sẽ trở về. Nàng nói:
- Từ trước đến nay chịu ơn của chị đã nhiều, nay chị dạy như thế, đâu dám trái lời, nhưng chỉ sợ không giữ được cho em khỏi bị bán lần nữa. Vả chăng ân nghĩa đã dứt hẳn rồi, còn mặt mũi nào mà ăn ở với cái đứa vô lại, lòng đen như mực ấy. Muốn xin với chị dọn riêng cho một cái nhà, cho em sang đấy để phụng dưỡng mẹ già, còn hơn cạo đầu đi tu, thế là đủ rồi!
Ðại Nương bày tỏ lòng hối hận của Phúc và ước hẹn ngày mai đến rước, rồi từ biệt.
Sáng hôm sau, nàng cho xe sang đón em dâu về. Bà mẹ ra tận cửa quỳ lạy, nàng Khương cũng sụp lạy mà khóc to lên.
Ðại Nương khuyên can, rồi dọn tiệc rượu để ăn mừng, cho Phúc ngồi bên cạnh bàn. Ðoạn nàng nâng cốc nói rằng:
- Sở dĩ tôi phải tranh giành khổ sở, không phải là cốt mưu lợi cho mình. Nay em đã biết hối cải, vợ hiền đã trở về, vậy tôi xin đem sổ sách giao lại. Tôi đến tay không, bây giờ lại trở về tay không.
Vợ chồng đều rời bàn tiệc đứng dậy nghiêm nét mặt, sụp lạy mà khóc. Ðại Nương bèn thôi.
Chưa được bao lâu thì cái lệnh rửa oan đã về đến nơi. Chỉ trong vòng vài ngày ruộng vườn lại trở về chủ cũ hết.
Tên Nguỵ kinh hãi, không hiểu ra sao, chỉ biết tự giận mình không còn kế gì để mà thi thố.
Chợt nhà láng giềng phía Tây phát hoả, Nguỵ lấy cớ chữa cháy chạy sang, rồi ngầm lấy mồi rơm đốt nhà Lộc; Gió lại thổi mạnh, cháy lan gần hết, chỉ trừ hai ba căn nhà của Phúc. Cả nhà phải dời sang ở chung. Ít lâu sau đấy thì Lộc về, gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
Trước kia, Công tử họ Phạm nhận được tờ ly hôn, đem bàn với Huệ Nương, Huệ Nương khóc lóc, xé thư vứt xuống đất. Cha nàng cũng chiều lòng, không ép nữa. Khi Lộc về, biết nàng chưa cải giá mừng lắm, đến ngay nhà ông nhạc. Công tử biết nhà Lộc mới bị hoả hoạn, muốn giữ ở lại, Lộc không chịu, cáo từ ra về.
May Ðại Nương có vàng riêng, bỏ ra sửa chữa nhà cháy, Phúc vác cuốc thuổng đi đào đất đắp nền, tìm thấy một hố tiền chôn.
Ðến đêm, cùng với em ra đào hố lên: Một cái bệ xây bằng đá dài vừa một trượng, toàn đựng tiền đồng. Nhờ đó khởi công làm nhà mới, dựng lên toà ngang dãy dọc, tráng lệ không kém đại gia.
Lộc cảm phục ơn nghĩa của tướng quân, để sẵn ngàn vàng để đi chuộc cha. Phúc xin đi. Nhà cho một đầy tớ trai lực lưỡng theo hầu.
Lộc bèn đón Huệ Nương trở về.
Chẳng mấy chốc, cha nàng và anh cùng về, một nhà vui vẻ tưng bừng. Ðại Nương từ khi về ở nhà mẹ, thì cấm con đến thăm, để tránh tiếng, nay cha đã về, liền quyết xin đi.
Anh em không nỡ để chị đi. Cha bèn chia gia sản làm ba, con trai hai phần, con gái một.
Ðại Nương tạ từ không chịu nhận. Phúc và Lộc ứa nước mắt mà bảo:
- Hai em không có chị thì làm gì được có ngày nay!
Ðại Nương mới bằng lòng, cho người đi gọi con, dọn nhà về ở chung. Có người hỏi Ðại Nương rằng:
- Chị em khác mẹ, sao mà gắn bó như vậy.
Ðại Nương nói:
- Biết có mẹ mà không biết có cha, chỉ có giống cầm thú mới thế thôi! Ðã là người, lẽ nào lại bắt chước giống vật!
Phúc và Lộc nghe nói đều chảy nước mắt. Rồi khoán thợ làm nhà cho Ðại Nương, cũng rộng lớn như nhà mình.
Tên Nguỵ nghĩ bụng rằng: Trong hơn mười năm, mình tìm cách gây hoạ cho người mà hoá ra lại càng gây phúc cho người, lòng khôn xiết hổ thẹn và áy náy. Thấy họ Cừu giàu có, Nguỵ lại sinh lòng ngưỡng mộ, muốn làm thân, bèn lấy cớ Trọng mới về, sắm lễ vật sang mừng, Phúc muốn khước đi, nhưng Trọng không nỡ phật nên nhận lĩnh gà và rượu Gà có buộc dây vải ở chân, sổng ra chạy vào bếp, lửa bén vào dây vải, gà nhảy lên đống củi đậu, lũ tiểu đồng, con hầu nhìn thấy nhưng cũng không đi. Một chốc, củi bốc cháy căn nhà, mọi người hoảng sợ, may nhà đông người nhiều tay, dập tắt được, nhưng đồ đạc trong bếp đã cháy hết. Anh em đều bảo con người đó là không lành. Sau đó, gặp lễ thọ của cha, Nguỵ lại dắt một con dê đến biếu. Từ chối không được, phải buộc dê vào một gốc cây ngoài sân. Ðến đêm, một đứa tiểu đồng bị tên người nhà đánh đập, tức giận chạy đến gốc cây mở dây buộc dê thắt cổ mà chết.
Anh em than rằng:
- Nó làm phúc cho mình chẳng bằng nó gây hoạ cho mình!
Từ đấy, tuy Nguỵ vẫn ân cần, nhưng bên nhà Trọng cũng không dám nhận đến một cây kim sợi chỉ, chỉ hậu đáp cho y mà thôi.
Sau Ngụy về già, nghèo đến nỗi phải đi ăn mày.
Trọng lấy ân giả oán, thường đem vải vóc và thóc chu cấp cho.
Hai con Phúc và Lộc đang còn thơ ấu. Vợ lẽ họ Thiệu, nuôi đôi trẻ mồ côi, sản nghiệp để lại may ra cũng được ấm no, nhưng đói kém mấy năm liền, lại bị cường hào lấn áp, đến nỗi miếng ăn thức uống hàng ngày không còn duy trì được.
Người chú của Trọng và Thượng Liêm, nhìn thấy mối lợi trong việc cải giá của cháu dâu, thường khuyên nhủ Thiệu thị lấy chồng, nhưng nàng thề giữ chí, không chịu nao núng. Liêm ngầm mưu khoán cháu cho một nhà đâi tộc định lấy thế cưỡng ép bắt nàng đi.
Hai bên ước định đâu đấy cả rồi, mà người ngoài vẫn chưa ai biết.
Trong làng có tên Nguỵ là đứa rất giảo quyệt, đểu cáng, vốn có hiềm khích lâu ngày với nhà Trọng; Gặp việc gì cũng nghĩ cách để ngầm hãm hại. Nhân thấy Thiệu thị ở goá, bèn phao ra tiếng nọ điều kia để bêu xấu.
Nhà đại tộc kia nghe được, cho Thiệu thị là người không có đức, bèn thôi.
Lâu ngày, mưu mô của Liêm và tiếng đồn bên ngoài cũng dần dần đến tai Thiệu thị. Nàng mang nỗi oan ức trong lòng, sớm chiều rơi luỵ, rồi đến tay chân tê bại, nằm liệt trên giường.
Phúc đã được mười sáu tuổi, nhân trong nhà không có người may vá, bèn hỏi gấp vợ cho con. Vợ Phúc là con gái ông tú tài Khương Dĩ Chiêm, cũng là người làm ăn khá giỏi giang, xắp đặt mọi việc có ngăn nắp, nhờ đó ăn tiêu cũng tạm đầy đủ, nên mới cho Lộc đi học.
Nguỵ thấy thế thì đem lòng ghen ghét, nhưng ngoài mặt lại làm ra vẻ thân thiện. Nhiều lần, Nguỵ mời Phúc đi uống rượu Phúc bằng vào đấy, xem Nguỵ như một người bạn tâm phúc. Nguỵ thừa dịp nói rằng:
- Mẫu thân cậu còn nằm trên giường bệnh, không trông nom được việc nhà; Cậu em thì chưa biết làm gì, chỉ ngồi ăn không. Hai vợ chồng nhà cậu tốt thế, mà sao làm trâu ngựa cho người ta. Khi nào cậu em cưới vợ thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Tôi nghĩ hộ cậu một kế, chi bằng cậu nên sớm ở riêng ra, có thế thì nghèo về em mà giàu sẽ về anh.
Phúc về nhà, bàn với vợ, bị vợ mắng cho.
Nhưng ngày một ngày hai, Nguỵ nói ra nói vào, dần dần thấm thía, Phúc bị mê hoặc, bèn quyết đem việc ấy nói thẳng với mẹ.
Mẹ giận, mắng chửi thậm tệ. Phúc càng tức tối, cho rằng đã thế thì không cần gì nữa, thóc tiền cũng chẳng qua như của người khác, cho nên mặc kệ, không đoái hoài gì đến.
Nguỵ thừa cơ, rủ Phúc đi đánh bạc, thóc trong kho ngày càng vơi, vợ biết mà chưa giám nói. Mãi đến lúc hết thóc ăn, mẹ kinh hãi, hỏi vì sao, vợ mới nói thật. Mẹ giận lắm, nhưng cũng không biết làm sao, bèn cho ra ở riêng.
Ðược cái may, cô gái họ Khương là người hiền đức, mỗi ngày hai buổi, thổi cơm hộ mẹ, và qua lại hầu hạ chẳng khác gì trước.
Phúc đã ở riêng, không còn kiêng nể gì nữa, tha hồ đắm mình vào cuộc đỏ đen. Chỉ trong vài tháng đã bán sạch ruộng nương để trả nợ chơi bời, mà mẹ và vợ vẫn chưa biết. Khi đã hết kiệt vốn liếng. Phúc không còn nghĩ được kế gì hơn, bàn đem vợ gán cho người ta để vay tiền, nhưng khốn nỗi không ai chịu nhận.
Trong huyện có tên Triệu Diêm La, nguyên là một tên trộm cừ khôi sổng lưới pháp luật, ngang ngược vũ đoán nhất vùng. Nó vốn biết Phúc không dám nuốt lời, bàn khảng khái cho vay.
Phúc cầm tiền đi, được vài ngày đã hết nhẵn. Còn trù trừ rấp tâm bội ước, thì Triệu đã quắc mắt dòm ngang.
Phúc sợ hãi, phỉnh vợ đến nhà Triệu.
Nguỵ nghe được, mừng thầm, chạy sang ngay mách với ông tú họ Khương, nghĩ chuyến này thì họ Cừu tất phải đổ xiêu nghiêng ngửa.
Họ Khương giận lắm, phát đơn đi kiện.
Phúc hoảng quá liền bỏ trốn.
Nàng Khương đến nhà Triệu mới biết là bị chồng lừa bán, khóc nức nở, chỉ muốn chết ngay.
Lúc đầu Triệu còn dỗ ngon dỗ ngọt, nhưng nàng không nghe, Triệu ra oai nạt nộ thì nàng lại càng mắng chửi Triệu giận quá, lấy roi đánh đập, nàng cũng không phục, rút trâm tự đâm vào cổ.
Người nhà vội đến giật ra thì đã vào đến thực quản, máu phụt rồi.
Triệu vội vàng xé lụa quấn xung quanh cổ, chắc mẩm rằng cứ để thong thả rồi thế nào cũng khuất phục được.
Ngày hôm sau đã có trát đòi, Triệu vẫn dửng dưng, không lấy làm điều.
Ra huyện, quan khám thấy vết thương của Khương thị rất nặng, truyền nọc Triệu ra để đánh đòn. Lính lệ dòm nhau, không dám ra tay.
Quan vốn nghe tiếng Triệu ngang ngược đã lâu, thấy thế càng tin, bèn nổi giận, gọi người nhà ra đánh, đánh Triệu chết tươi.
Nhà họ Khương bàn khiêng con gái về.
Mãi đến khi họ Khương đi kiện, Thiệu thị mới biết con mình khốn nạn như thế nào, hét lên một tiếng, cơ hồ đứt hơi, rồi mê man ốm nặng.
Bấy giờ Lộc đã mười lăm tuổi, vò võ một mình không dựa vào đâu được.
Nguyên Trọng còn có một người con gái đời vợ trước nữa tên là Ðại Nương, gả chồng ở quận xa, tính khí cương cường, mỗi khi về thăm, cho quà cáp không vừa, thì ngỗ ngược với cha mẹ, nhiều khi giận dữ bỏ về, do đó Trọng giận và ghét; Lại vì đường xa cho nên có khi vài năm mà không có một lần thăm hỏi.
Khi biết bà Thiệu bệnh nguy, tên Nguỵ bàn lập mưu gọi Ðại Nương về để gây cuộc tranh giành của cải trong nhà họ Cừu.
Vừa gặp một người lái buôn. Ở cùng làng với Ðại Nương, Nguỵ thác cớ nhắn tin cho Ðại Nương, lại sách động Ðại Nương rằng có thể nhân cơ hội này thâu tóm hết nhà cửa được.
Ðược vài ngày quả nhiên Ðại Nương đến, đem theo một đứa con nhỏ. Vào cửa, thấy em nhỏ đang trông nom mẹ, cảnh tượng thật thảm đạm, nàng bất giác mủi lòng. Hỏi em Phúc ở đâu, Lộc kể hết đầu đuôi Ðại Nương nghe giận đến nghẹn cả cổ, nói rằng:
- Nhà không có người lớn, để cho người ta giày xéo đến thế! Ruộng nương nhà ta sao quân ăn cướp kia dám phỉnh gạt bán hết!
Nói xong bèn đi xuống bắp, nhen lửa nấu cháo bưng lên mời mẹ trước, rồi gọi em và con cùng ăn. Ăn xong nàng hằm hằm ra đi, đến huyện nộp đơn kiện bọn đánh bạc. Chúng sợ, góp tiền để đút lót Ðại Nương... Nàng nhận tiền nhưng vẫn kiện. Huyện cho bắt tên Giáp, tên ất v. V... Đánh đòn quở trách, nhưng không xử việc điền sản.
Ðại Nương vẫn căm, đem con đi thẳng lên quận. Quận thú là người rất ghét cờ bạc. Ðại nương hết sức bày tỏ mọi nỗi cô khổ, cùng tình trạng bị bọn gian lừa đảo, lời lẽ thống thiết, làm cho quận thú động lòng, truyền cho huyện phải truy thu ruộng vườn mà cấp lại cho chủ cũ, và phải trừng phạt Cừu Phúc để làm gương cho những đứa hư hoang.
Sau khi trở về, viên quan huyện nhận được lệnh trên, ráo riết thi hành, nhờ đó điền sản thu về được hết.
Bấy giờ, Ðại Nương goá chồng đã lâu, bèn cho đứa con nhỏ trở về nhà, bảo phải theo anh học làm ăn, đừng trở ngại nữa. Ðại Nương thì ở lại nhà mẹ, nuôi mẹ dạy em xắp đặt trong ngoài có ngăn nắp cả.
Mẹ rất hài lòng, bệnh dần dần khỏi, việc nhà thảy đều giao cho Ðại Nương.
Bọn cường hào trong làng có lấn áp điều gì thì nàng vác dao đến tận cửa, cứng cỏi đấu lý, là cho chúng phải chịu khuất.
Ðược hơn một năm, ruộng vường ngày càng tăng, thỉnh thoảng lại mua thuốc, bánh, thức ngon vật lạ gửi cho cô gái họ Khương.
Lại thấy Lộc ngày càng trưởng thành, nàng bèn nhiều lần cậy mối lái tìm nơi cưới hỏi.
Nguỵ nói với mọi người rằng:
t r u y e n c u a t u❤i n e t
- Sản nghiệp nhà họ Cừu đều ở trong tay Ðại Nương cả, e rằng sau này không thu về được.
Mọi người đều tin y, vì vậy không ai muốn nói chuyện hôn hân với họ Cừu.
Có một công tử họ Phạm, tên là Tử Văn, nhà có một khu vườn nổi tiếng bậc nhất ở Tấn. Trong vườn, các loại hoa quý trồng hai bên đường chạy thẳng đến nội thất.
Người nào không biết, đi nhầm vào đấy, gặp lúc công tử đang yến tiệc, thì ông nổi giận, cho là kẻ trộm, bắt đi trói lại đánh đập, gần chết mới thôi.
Nhân gặp tiết thanh minh, Lộc từ trường học trở về, Nguỵ bèn rủ đi chơi, lân la đến khu vường của công tử. Người giữ vườn có quen biết với Ngụy, cho vào xem, ghé thăm các nơi đình tạ.
Bỗng đến một chỗ nước khe chảy xiết trên có cầu vẽ, một hàng lan can đỏ, dẫn đến một cái cổng sơn đen, trông vào thấy hoa rậm như nấm. Ðó là thư trai bên trong của công tử, Nguỵ phỉnh rằng:
- Cậu cứ vào trước, tôi phải đi giải một tý.
Lộc tin là thật, lững thững đi qua cầu vào cửa, đến một toà lâu viện thì nghe tiếng con gái nô cười. Vừa mới dừng bước, thấy một con sen đi ra, dòm thấy chàng bèn quay gót trở vào ngay.
Lộc bấy giờ mới thất kinh bỏ chạy. Giây lát sau, công tử bước ra, goi người nhà lấy dây thừng đuổi bắt. Lộc quẫn quá, nhảy luôn vào giữa khe nước. Công tử liền đổi giận ra cười bảo người hầu xuống dắt Lộc lên. Thấy dung nhan và y phục của Lộc đều có vẻ phong nhã, ông bảo đem áo và giày ra cho thay. Rồi lại dắt Lộc vào một cái đình, gạn hỏi tên họ, dịu dàng nét mặt, êm đềm lời nói, có vẻ hết sức thân mật, xuề xòa. Một lát, công tử đi nhanh vào nhà trong, rồi trở ra ngay, cười cầm tay Lộc dắt qua cầu, dần dần đến chỗ ban nãy Lộc không hiểu ra sao, dùng dằng không dám đi vào. Công tử cố kéo vào, thì thấy trong giậu hoa thấp thoáng có bóng mỹ nhân đang dòm ngó. Khi đã an toạ, thị tỳ dọn rượu rồi Lộc từ tạ, nói rằng:
- Cháu còn trẻ người non dạ không biết gì, đi nhầm vào chốn khuê môn, được ngài khoan hồng xá lỗi cho, như thế là ngoài mộng tưởng. Bây giờ chỉ mong được thả cho về sớm thì đội ơn vô cùng.
Công tử không chịu. Chốc lát, nem chả bày ra la liệt.
Lộc lại đứng dậy, từ tạ là đã quá no say rồi.
Công tử kéo ngồi xuống, cười nói rằng:
- Lão có mấy chữ nho tên đặt cho phách nhạc, Nếu cậu đối xử được thì xin để cậu đi ngay.
Lộc dạ dạ xin cho biết. Công tử nói:
- Phách đặt tên: Chẳng giống tí nào.
Lộc ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đối rằng:
- Bạc thành nén: Biết làm sao được
Công tử cười to lên mà rằng:
- Thật là Thạch Sùng đấy!
Lộc không hiểu ông nói gì. Nguyên công tử có một cô con gái tên là Huệ Nương, xinh đẹp lại có học thức, đang kén chồng, đêm chiêm bao thấy có người bảo với mình sẽ lấy Thạch Sùng, hỏi ở đâu, thì nói rằng ngày mai sẽ rơi xuống nước. Sáng dậy, nàng nói chuyện lại với cha mẹ; Mọi người đều lấy làm lạ. Việc Lộc đến vừa rồi rất hợp với giấc mộng, cho nên công tử mời chàng vào nhà trong để phu nhân và đàn bà con gái trong nhà xem mặt.
Công tử nghe câu đối của Lộc rất mừng, nói rằng:
- Tên Phách nhạc là do con gái bé của lão đặt ra, cứ nghĩ mãi mà không đối được; Bây giờ mới được câu đối hay, cũng là duyên trời. Lão có thể để cháu làm người nâng khăn sửa túi cho cậu; Cả chỗ tệ xá đây cũng còn nhiều viện, nhiều phòng, không dám phiền cậu rước dâu về bên nhà.
Lộc luống cuống, khiêm nhường từ tạ, viện lẽ rằng mẹ đang còn ốm, không ở gửi rể được.
Công tử bảo hãy cứ về nhà bàn tính đã, rồi sai người giữ ngựa thắng ngựa mang quần áo ướt và đưa Lộc về.
Về đến nhà, Lộc kể chuyện lại với mẹ, bà mẹ sợ hãi cho là chuyện bất thường; Từ đó mới biết Nguỵ là kẻ hiểm độc. Nhưng vì dữ mà lại hoá lành, nên cũng mặc, không đem lòng thù oán, chỉ khuyên con nên cắt đứt với y mà thôi.
Qua vài ngày, công tử lại cho người đến ngỏ với bà mẹ; Bà mẹ chung quy vẫn không dám nhận.
Ðại Nương bèn đứng ra nhận lời rồi mướn hai bà mối đi nạp thái.
Chả bao lâu, Lộc đến ở gửi rể nhà công tử, được hơn một năm thì vào học nhà phán, lừng lẫy tài danh.
Em vợ dần dần trưởng thành, không kiêng nể anh rể như trước, Lộc giận, đem vợ về ở nhà mình.
Mẹ cũng đã chống gậy đi lại được; Nhà có Ðại Nương trông nom mấy năm liền, nhà cửa cũng được hoàn hảo. Nay cô dâu mới đã về, trong nhà đầy tớ con hầu tấp nập, rõ ràng có phong thái đại gia.
Tên Nguỵ bị xa lánh lại càng ghen ghét, giận không tìm ra chút tỳ vết nào để hãm hại. Y bàn lôi kéo bọn lính đào ngũ vu cáo Lộc gửi tiền cho chúng.
Thuở quốc sơ việc lập pháp rất nghiêm; Theo lệnh trên, Lộc bị xử đi đày ra ngoài cửa ải.
Phạm công tử đút lót gửi gắm từ trên xuống dưới, mà kết quả chỉ được miễn việc đi đày cho Huệ Nương.
Ðiền sản đều bị sung công.
May sao Ðại Nương cầm tờ giấy chia gia tài, dấn thân ra trước cửa quan cãi lý, có bao nhiêu thửa ruộng mới mua đều ghi tên Phúc cả, do đó mẹ con mới được ở yên.
Lộc nghĩ mình đi không trở về bàn viết tờ ly hôn, gửi cho ông nhạc, rồi vò võ lên đường.
Ði được mấy ngày, đến phía Bắc kinh đô, vào ăn trong quán, thấy ngoài cửa có đứa ăn mày đứng thập thò, mặt mũi rất giống anh mình.
Ra gạn hỏi thì quả anh thật. Lộc kể lại chuyện mình, anh em đều buồn thảm.
Lộc mở áo lót, chia cho Phúc một ít tiền, bảo trở về nhà. Phúc rơi luỵ từ biệt. Khi đến cửa ải, Lộc sung làm lính hầu trong phủ một vị tướng quân. Vì Lộc là con nhà học trò, chân mềm tay yếu, nên được giữ việc biên chép, viết lách, cùng ăn ở với những phục dịch khác. Khi họ hỏi đến gia thế, thì Lộc kể hết đầu đuôi; Trong bọn, có một người kinh ngạc nói rằng:
- Chính là con tôi đây!
Nguyên trước kia bọn cướp bắt Cừu Trọng đi chăn ngựa cho chúng, sau đó cả bọn bỏ trốn, rồi bán Trọng vào làm lính. Trọng bàn theo chủ ra đồn thú ngoài cửa ải.
Trọng thuật lại cho Lộc rõ đầu đuôi, cha con mới nhận ra nhau, bèn ôm lấy nhau mà khóc.
Mọi người đều thấy chạnh lòng.
Rồi Trọng lại phẫn uất kêu lên:
- Chả biết đứa nào bỏ chạy sang miền Ðông mà lại đổ thừa cho con ta!
Nhân đó kêu khóc với tướng quân. Tướng quân bèn giao cho Lộc viết một lá thư gửi đến vị thân vương trong triều, cho Trọng cầm về kinh đô.
Trọng đến kinh, rình khi xa giá thân vương đi ra liền đến dâng thư tỏ lòng bày oan khuất. Vị thân vương vì ông mà tâu xin lên vua, nên Lộc được minh oan; Vua sắc chỉ cho quan địa phương chuộc lại ruộng đất giao về cho họ Cừu.
Khi Trọng quay về, hai cha con người nào cũng vui mừng. Rồi Lộc hỏi kỹ số nhân khẩu trong nhà, để tính tiền chuộc cho bố, mới biết từ khi vào làm lính hầu Trọng đã hai lần lấy vợ mà không sinh đẻ, bấy giờ lại đang ở góa.
Lộc bèn sắm sửa hành trang mà trở về quê quán.
Lại nói đến Phúc, sau khi từ giã em, về đến nhà, sụp lạy xin chịu tội.
Ðại Nương rước mẹ lên ngồi nhà trên, tự mình cầm hèo, hỏi Phúc rằng:
- Mày có tự nguyện chịu đòn, thì mới có thể tạm cho ở lại còn như không muốn, thì ruộng vườn của mày đã hết sạch, đây không phải là chỗ mày đến tọng cơm được nữa, mời tếch ngay!
Phúc khóc lóc, phục xuống đất, xin chịu đòn. Ðại Nương vứt cái hèo đi, nói rằng:
- Con người đã bán vợ, thì cũng chẳng trừng phạt làm gì nữa; Nhưng án cũ chưa xoá, Nếu tái phạm thì báo ngay!
Nói xong, nàng cho người sang báo tin bên họ Khương. Cô gái họ Khương dằn giọng nói rằng:
- Tôi có là người gì của họ Cừu nữa đâu mà phải báo tin!
Ðại Nương nhiều lần nhắc lại câu nói ấy để bêu xấu Phúc; Phúc hổ thẹn không dám lên tiếng.
Nửa năm trôi qua Ðại Nương tuy cho Phúc đủ ăn đủ mặc, nhưng bắt làm việc nặng như đứa ở.
Phúc cũng làm lụng mà không oán trách gì, có giao cho tiền bạc, cũng không dám cẩu thả.
Ðại Nương xét thấy Phúc không có gì khác, bèn thưa với mẹ cho mời nàng Khương trở về.
Mẹ nghĩ rằng không có cách gì làm cho cô ấy nghĩ lại được nữa.
Ðại Nương nói:
- Không phải thế. Nếu người ta có lòng nào thờ hai chồng thì đã chả tự chuốc lấy đòn gông khổ sở. Chẳng qua ai mà lại không có cái giận như vậy!
Rồi nàng thân hành đem em trai sang chịu tội bên nhà vợ. Ông nhạc, bà nhạc trách mắng đủ điều.
Ðại Nương nạt Phúc, bảo phải quỳ xuống rồi mới xin mời vợ ra gặp. Mời đến ba bốn lần, nàng vẫn khăng khăng tránh mặt không chịu ra.
Ðại Nương vào nhà tìm, kéo ra, thì nàng chỉ vào mặt Phúc mà mắng nhiếc tàn tệ.
Phúc thẹn toát mồ hôi, không còn cách gì dung thứ được cho mình.
Bà cụ họ Khương mới kéo Phúc, bảo đứng dậy.
Ðại Nương xin cho biết ngày nào thì vợ Phúc sẽ trở về. Nàng nói:
- Từ trước đến nay chịu ơn của chị đã nhiều, nay chị dạy như thế, đâu dám trái lời, nhưng chỉ sợ không giữ được cho em khỏi bị bán lần nữa. Vả chăng ân nghĩa đã dứt hẳn rồi, còn mặt mũi nào mà ăn ở với cái đứa vô lại, lòng đen như mực ấy. Muốn xin với chị dọn riêng cho một cái nhà, cho em sang đấy để phụng dưỡng mẹ già, còn hơn cạo đầu đi tu, thế là đủ rồi!
Ðại Nương bày tỏ lòng hối hận của Phúc và ước hẹn ngày mai đến rước, rồi từ biệt.
Sáng hôm sau, nàng cho xe sang đón em dâu về. Bà mẹ ra tận cửa quỳ lạy, nàng Khương cũng sụp lạy mà khóc to lên.
Ðại Nương khuyên can, rồi dọn tiệc rượu để ăn mừng, cho Phúc ngồi bên cạnh bàn. Ðoạn nàng nâng cốc nói rằng:
- Sở dĩ tôi phải tranh giành khổ sở, không phải là cốt mưu lợi cho mình. Nay em đã biết hối cải, vợ hiền đã trở về, vậy tôi xin đem sổ sách giao lại. Tôi đến tay không, bây giờ lại trở về tay không.
Vợ chồng đều rời bàn tiệc đứng dậy nghiêm nét mặt, sụp lạy mà khóc. Ðại Nương bèn thôi.
Chưa được bao lâu thì cái lệnh rửa oan đã về đến nơi. Chỉ trong vòng vài ngày ruộng vườn lại trở về chủ cũ hết.
Tên Nguỵ kinh hãi, không hiểu ra sao, chỉ biết tự giận mình không còn kế gì để mà thi thố.
Chợt nhà láng giềng phía Tây phát hoả, Nguỵ lấy cớ chữa cháy chạy sang, rồi ngầm lấy mồi rơm đốt nhà Lộc; Gió lại thổi mạnh, cháy lan gần hết, chỉ trừ hai ba căn nhà của Phúc. Cả nhà phải dời sang ở chung. Ít lâu sau đấy thì Lộc về, gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
Trước kia, Công tử họ Phạm nhận được tờ ly hôn, đem bàn với Huệ Nương, Huệ Nương khóc lóc, xé thư vứt xuống đất. Cha nàng cũng chiều lòng, không ép nữa. Khi Lộc về, biết nàng chưa cải giá mừng lắm, đến ngay nhà ông nhạc. Công tử biết nhà Lộc mới bị hoả hoạn, muốn giữ ở lại, Lộc không chịu, cáo từ ra về.
May Ðại Nương có vàng riêng, bỏ ra sửa chữa nhà cháy, Phúc vác cuốc thuổng đi đào đất đắp nền, tìm thấy một hố tiền chôn.
Ðến đêm, cùng với em ra đào hố lên: Một cái bệ xây bằng đá dài vừa một trượng, toàn đựng tiền đồng. Nhờ đó khởi công làm nhà mới, dựng lên toà ngang dãy dọc, tráng lệ không kém đại gia.
Lộc cảm phục ơn nghĩa của tướng quân, để sẵn ngàn vàng để đi chuộc cha. Phúc xin đi. Nhà cho một đầy tớ trai lực lưỡng theo hầu.
Lộc bèn đón Huệ Nương trở về.
Chẳng mấy chốc, cha nàng và anh cùng về, một nhà vui vẻ tưng bừng. Ðại Nương từ khi về ở nhà mẹ, thì cấm con đến thăm, để tránh tiếng, nay cha đã về, liền quyết xin đi.
Anh em không nỡ để chị đi. Cha bèn chia gia sản làm ba, con trai hai phần, con gái một.
Ðại Nương tạ từ không chịu nhận. Phúc và Lộc ứa nước mắt mà bảo:
- Hai em không có chị thì làm gì được có ngày nay!
Ðại Nương mới bằng lòng, cho người đi gọi con, dọn nhà về ở chung. Có người hỏi Ðại Nương rằng:
- Chị em khác mẹ, sao mà gắn bó như vậy.
Ðại Nương nói:
- Biết có mẹ mà không biết có cha, chỉ có giống cầm thú mới thế thôi! Ðã là người, lẽ nào lại bắt chước giống vật!
Phúc và Lộc nghe nói đều chảy nước mắt. Rồi khoán thợ làm nhà cho Ðại Nương, cũng rộng lớn như nhà mình.
Tên Nguỵ nghĩ bụng rằng: Trong hơn mười năm, mình tìm cách gây hoạ cho người mà hoá ra lại càng gây phúc cho người, lòng khôn xiết hổ thẹn và áy náy. Thấy họ Cừu giàu có, Nguỵ lại sinh lòng ngưỡng mộ, muốn làm thân, bèn lấy cớ Trọng mới về, sắm lễ vật sang mừng, Phúc muốn khước đi, nhưng Trọng không nỡ phật nên nhận lĩnh gà và rượu Gà có buộc dây vải ở chân, sổng ra chạy vào bếp, lửa bén vào dây vải, gà nhảy lên đống củi đậu, lũ tiểu đồng, con hầu nhìn thấy nhưng cũng không đi. Một chốc, củi bốc cháy căn nhà, mọi người hoảng sợ, may nhà đông người nhiều tay, dập tắt được, nhưng đồ đạc trong bếp đã cháy hết. Anh em đều bảo con người đó là không lành. Sau đó, gặp lễ thọ của cha, Nguỵ lại dắt một con dê đến biếu. Từ chối không được, phải buộc dê vào một gốc cây ngoài sân. Ðến đêm, một đứa tiểu đồng bị tên người nhà đánh đập, tức giận chạy đến gốc cây mở dây buộc dê thắt cổ mà chết.
Anh em than rằng:
- Nó làm phúc cho mình chẳng bằng nó gây hoạ cho mình!
Từ đấy, tuy Nguỵ vẫn ân cần, nhưng bên nhà Trọng cũng không dám nhận đến một cây kim sợi chỉ, chỉ hậu đáp cho y mà thôi.
Sau Ngụy về già, nghèo đến nỗi phải đi ăn mày.
Trọng lấy ân giả oán, thường đem vải vóc và thóc chu cấp cho.
Bình luận facebook