Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 35
Lỗ Thiên Liễu đi sang gian tiền sảnh, vẫn không thấy Lỗ Ân và Lỗ Thịnh Nghĩa đâu. Cô định quay lại bàn bạc với Ngũ Lang, nhưng bỗng nhiên xuất hiện một thứ mùi khác lạ đã kích thích lên khứu giác của cô. Với một người sở hữu các giác quan dị thường như Lỗ Thiên Liễu, ngửi thấy hơi hướng lạ thường cũng khác nào kẻ tham ăn ngửi thấy mùi sơn hào hải vị, nhất định phải tìm cách xem xét rõ thực hư.
Khứu giác nhạy bén của cô có thể phát hiện ra những thứ ô uế âm tà, nhưng thứ mùi mà cô đang ngửi thấy không có vẻ gì ô uế. Vì trong trí nhớ của cô, những thứ đó thường có một mùi sặc sụa, nóng rực. Nhưng giờ đây, thứ mùi này tuy cũng khiến người ta nhức mũi, nhưng lại rất âm u, lạnh lẽo.
Thứ mùi đó đang âm thầm từ lầu trên lan tỏa xuống, chỉ hơi phảng phất, người thường chắc chắn không thể nhận ra. Lỗ Thiên Liễu tập trung tinh thần để biện nhận được rõ hơn. Đột nhiên, tim cô nảy lên một nhịp, hai đầu lông mày nhíu lại. Cảm giác này rất bình thường, dường như ẩn chứa một thứ gì rất quái dị. Cô quyết định lên lầu tìm hiểu xem sao, nhưng chỉ lên một mình, không gọi Ngũ Lang đi cùng, đề phòng nếu không may bị trúng bẫy, ít ra vẫn còn có người ứng cứu.
Cô đi đến đầu cầu thang, chuẩn bị leo lên. Có những hai cầu thang ở hai bên trái phải. Đúng ra phải là trái lên phải xuống, trái thiên phải địa, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại cảm thấy tầng trên giống với “địa” hơn, vì thứ mùi kia chỉ xuất hiện từ những thứ ở trong lòng đất. Cuối cùng, cô quyết định đi lên theo cầu thang bên phải.
Cô đặt chân lên bậc cầu thang thứ nhất. Bậc gỗ dẻo quẹo dưới chân khiến cho cô có cảm giác mình đang đi xuống. Khi bước chân lên bậc cầu thang thứ hai, cô loáng thoáng nghe thấy một tiếng đàn khô khốc, âm vực không cao, chỉ độc một tiếng, tựa khi vặn căng dây, sợi dây đàn kẹt ở một bên bật mạnh xuống phím. Và âm thanh đó càng khiến cô cho rằng đích thị là mình đang đi xuống.
Tiếp đó, cứ mỗi khi cô bước lên một bước, lại một tiếng tì bà bật lên. Bước đi của cô cũng mỗi lúc một nặng nhọc, hai bàn chân cứ như rơi xuống, va lên mặt cầu thang thành những tiếng nặng nề, dáng vẻ càng giống như đang đi xuống.
Không biết bên trên kia có thứ gì? Mà có lẽ nên hỏi bên dưới kia có thì gì mới đúng. Lỗ Thiên Liễu không biết, nhìn bộ dạng của cô bây giờ, có vẻ đến mình là ai cô cũng không biết nữa. Cô chỉ biết một mực đi tìm kiếm thứ âm thanh và mùi vị đã cảm nhận được, bất kể phía trước là địa ngục hay tiên cảnh cũng mặc.
Lên được hơn nửa cầu thang là đến chỗ ngoặt, phải đi qua một đoạn gấp khúc một trăm tái mươi độ, giới thợ thuyền gọi kiểu này là “ngoặt hoàn toàn” hay “ngoặt thẳng”. Đi qua chỗ ngoặt, tiếp tục tiến lên, phía trên đã không còn là trần nhà nữa, mà là sàn gỗ của gian lầu bên cạnh. Lúc này, đứng trên cầu thang vươn tay ra đã gần chạm đến sàn lầu lát bằng những tấm ván rộng. Chỗ ngoặt nằm đúng ở góc tường phía sau, chiếu nghỉ cầu thang được gác lên trên bức tường sau và tường dọc.
Lỗ Thiên Liễu vòng qua chỗ ngoặt, tiếp tục bước lên bậc thứ nhất, bậc thứ hai, rồi bậc thứ ba. Bộ pháp của cô vẫn nặng nề tựa như đang đi xuống dưới. Tiếng tì bà vẫn liên tục vang lên theo từng nhịp bước. Nhưng khi bàn chân cô vừa đặt lên bậc thứ ba, tiếng đàn không vang lên nữa, mà thay vào đó là tiếng bật rất căng của lò xo.
Mặt cầu thang của bậc thứ nhất không có động tĩnh gì, bậc thứ hai cũng vậy… Tất cả các mặt cầu thang vẫn nằm im lìm không động tĩnh. Thế nhưng các tấm ván chống bên dưới các bậc thứ tư, năm, sáu, bảy, tám đều đột ngột bật tung ra.
Từ bên dưới mỗi bậc thang vụt ra năm cây thương hoa lê nhọn hoắt đâm thẳng đến trước mặt. Chỗ này trên có trần sau có tường, không còn khe hở nào để né tránh. Thêm nữa, vào đúng lúc các bậc cầu thang bật mở ra, tấm ván trần phía trên đầu cũng đột ngột mở toang, từ phía trên phóng xuống năm hàng thương hoa lê tương tự. Những viên gạch xanh trên bức tường dọc sau lưng cũng nhanh chóng bật mở, lại thêm năm dãy thương nhọn hoắt lao ra.
Đây là một khảm diện cổ điển cực kỳ lợi hại, có tên là “đâm trong hộp”. Nó lợi dụng những vị trí và hoàn cảnh đặc biệt, đẩy con người vào chỗ giống như bị nhốt trong hộp kín, sau đó phóng ám khí khắp ba bề bốn bên mà đâm chết. Thời Đường Võ Chu(*), Thái Bình công chúa từng thiết kế kiểu khảm diện này tại lầu Thị Phật, nơi cất giấu những bí mật của bà ta.
(*) Tức thời kỳ Võ Tắc Thiên (624 – 705) xưng đế cai trị triều Đường, đổi tên nước là Chu, nên sử sách mới gọi thời kỳ này là Đường Võ Chu.
Trong “Đại Chu công chúa tục ký”(*) có viết: “Ngầm xây lầu Thị Phật, rất bí mật, người ngoài không thể lên được, trên cầu thang có bố trí cạm bẩy đâm trong hộp”.
(*) Một bộ dã sử giả tưởng, do Thân Sắc người đời Minh viết ra. Thân Sắc đồng âm với “thanh sắc”, có lẽ là tên giả. Trong sách có rất nhiều đoạn miêu tả chi tiết về cảnh tượng dâm loạn và giết chóc. Cuốn sách từng thịnh hành một thời gian vào khoảng giữa triều Minh, nổi tiếng không kém “Kim Bình Mai”. Đến đầu đời Thanh còn được tái bản đến mấy lần. Về sau này không biết nội dung nào trong sách đã trở thành điều cấm kỵ của giới quan lại, đến đầu đời Khang Hy đã bị cấm đoán và thiêu hủy.
Từ xưa đến nay, mới chỉ có hai người thoát chết khi trúng phải khảm này. Người thứ nhất là một tên trộm võ nghệ cao cường đời Tống, hắn không những có thuật khinh công độc đáo tuyệt luân, mà còn có chiêu rút xương thu mình trong nháy mắt. Khảm diện vừa động hắn lập tức tung người lao vụt sang bên cạnh, rút xương thu nhỏ người lách qua khe lan can thoát được ba mặt phi thương. Người thứ hai là một gã lùn võ công cực kỳ thâm hậu sống vào đời Nguyên, khi khảm động đã trực tiếp vận lực xuống chân đạp vỡ ván gỗ mà rơi xuống dưới lầu.
Bởi vậy, từ khi khảm diện này được sáng tạo ra cho đến ngày nay, nó mới được cải tiến hai lần. Lần thứ nhất là sửa ba bậc cầu thang trên cùng của nửa khúc cầu thang phía dưới thành “hầm trăm dao ván lật”(*) hay “bẫy kẹp răng hổ”(**), nếu như muốn lách sang bên cạnh thoát thân, chỗ đặt chân sẽ trở thành nút chết. Lần thứ hai là đổi ba bậc cầu thang gỗ dưới cùng của nửa khúc cầu thang phía trên thành thép, hoặc tạo thành bấy “khuôn sắc cắt đậu phụ”(***), khiến những người muốn thoát thân bằng cách đạp võ cầu thang rơi xuống cũng hết đường, hoặc sa vào bẫy mà bị cắt nát như đậu phụ.
(*) Một loại hố bẫy, có ba phương thức hoạt động đóng mở, kéo và xoay chuyển. Bên trong có bố trí hàng trăm mũi dao nhọn theo các chiều ngang, thẳng, chéo, nếu rơi vào chắc chắn không còn đường sống.
(**) Một loại kẹp làm bằng thép, hai bên đều có những răng cưa sắc bén như răng hổ. Nhưng điểm khác biệt với những loại kẹp răng thép khác, đó là nó không phải một lần kẹp chết, mà nhờ vào tác dụng của lò xo và cần quay, nó sẽ kẹp đi kẹp lại nhiều lần theo chiều từ dưới lên trên, giống như một miệng hổ khổng lồ, trước tiên cắn nát bắp chân, sau đó đến đùi, rồi đến hông, đến khi cắt đứt cơ thể thành mấy khúc mới thôi.
(***) Một loại lưới làm bằng thép có mười ô ngang và mười ô dọc đan xen nhau giống như dụng cụ ép đậu phụ trước đây. Có điều tất cả các sợi thép đều được mài rất sắc, và vị trí giao nhau của các sợi thép ngang dọc có thể chuyển động được, có thể co kéo để cưa cắt. Người nào rơi vào trong đó, sẽ lập tức đứt da rách thịt. Khi cơ quan hoạt động, nạn nhân sẽ bị cắt nát như đậu phụ.
Như vậy, Lỗ Thiên Liễu lần này chắc hẳn là chỉ có đường chết? Nhưng không! Cô không những không chết mà còn không sứt sát đến một sợi lông.
Bởi vì cô căn bản vẫn chưa giẫm vào khảm diện.
Dòng họ Lỗ có công phu Tịch trần vô cùng lợi hại. Quét dọn lau chùi bình thường không phải là công pháp Tịch trần trong Lục hợp chi lực của Lỗ gia, đó chỉ là quét dọn. Trong Lục hợp chi lực, Tịch trần là công phu duy nhất yêu cầu phải luyện được khinh công thượng thừa. “Trần” ở đây tức là bụi, trước tiên là chỉ bụi bặm trong mọi ngóc ngách, kẽ hở, khe rãnh, khung nẹp; thứ hai là chỉ những thứ ác phá ô uế ẩn giấu trong những rãnh ngầm khe tối kín đáo, có thứ là cố tình yểm chú trù ếm, cũng có thứ chỉ là các đầu đinh vụn gỗ vô ý đánh rơi, hoặc những vết rạch vết ố vô tình; ngoài ra, còn có một số thứ âm tà ô uế rất khó hình dung khác nữa. Vốn dĩ công pháp Tịch trần phải do nam thanh niên trai tráng dương khí sung mãn đảm nhiệm, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại nhất quyết muốn học. Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã nhờ mấy vị cao nhân nửa tiên nửa phàm chỉ điểm, sau một hồi tính toán, họ đều nói rằng Lỗ Thiên Liễu học công phu này sẽ còn xuất sắc hơn cả nam giới.
Hơn nữa, có một số thứ mà ngay cả người thường không cần tụ khí ngưng thần cũng phát hiện ra được, nhưng là phát hiện trong trạng thái bị mê hoặc, hoặc hồn xiêu phách lạc. Vì khi họ phát hiện ra, cũng là lúc bắt đầu bị thứ đó khống chế. Lỗ Thiên Liễu cần phải tụ khí ngưng thần để cho tà không nhập vào tâm, uế không nhập đến thần. Người đã đạt đến trình độ này, chắc hẳn sẽ không bị mê hoặc bởi những tiếng đàn khô khan kỳ dị khi nãy.
Những bước chân cố làm ra vẻ nặng nề cùa Lỗ Thiên Liễu chính là để đánh lạc hướng kẻ đánh đàn ở trên lầu. Mặt khác, cô cũng cần thiết phải bước đi như vậy. Những cái giẫm chân thật mạnh sẽ chấn động đến các lẫy cài của cơ quan, khiến cơ quan bị bật nút.
Đúng là cô đang lên lầu, nhưng cô không giẫm lên các mặt cầu thang. Từ sau khi rèn luyện công phu Tịch trần, rất ít khi cô giẫm lên các mặt cầu thang, vì bình thường, cô thường chỉ quét dọn phần mép, rìa ngoài và mặt đáy của các bậc thang. Vừa nãy, cô đã đi lên bằng cách men theo các rìa mép bậc thang ở bên ngoài lan can, chỉ đặt nhẹ hai ngón tay lên mép ngoài tay vịn. Nhờ vào thân thủ nhẹ nhàng, cảm giác khi đi lên lầu chẳng khác gì so với người giẫm trực tiếp lên một ván cầu thang.
Khảm diện đã động, hộp đã khép kín, “đâm trong hộp” cũng đã đâm ra, nhưng đều không ảnh hưởng gì tới Lỗ Thiên Liễu. Những mũi thương đều phóng vụt qua ngang dọc bên người cô. Còn lại, nào là hầm trăm dao ván lật, nào là bẫy kẹp răng hổ, nào là khuôn sắc cắt đậu phụ, đều không mảy may động chạm tới thân thể.
Cô tiếp tục di chuyển lên trên, nhưng bước chân không còn nặng nề như khi nãy, mà thay bằng những bước nhảy nhẹ nhàng không một tiếng động. Khảm diện bố trí đến bậc tận bậc thang thứ tám, đây cũng là bậc cao nhất của cầu thang, có nghĩa là trên cầu thang sẽ không còn bất kỳ khảm diện nào khác nữa.
Cô đã lên được đến cầu thang của lầu trên. Tại đây, cô nhìn thấy một sân khấu thấp, trên sân khấu bày một bàn hai ghế, rất giống với cách bài trí sân khấu bình đàn(*) Tô Châu.
(*) Bình đàn là một loại hình khúc nghệ dân gian thịnh hành ở vùng Giang Nam. Bình tức là bình thoại, có nghĩa là kể chuyện. Đàn tức đàn từ, vừa kể vừa hát. Đàn từ thường kết hợp với các nhạc cụ như tì bà, tam huyền. Nội dung thường kể về những tiểu thuyết, dã sử, truyền kỳ lưu truyền trong dân gian.
Trên mặt bàn bày một cây đàn tam huyền nhỏ, hai chiếc ghế đặt hai bên đều đã có người ngồi sẵn. Một bên là một người đàn bà mập mạp, bên kia là một lão già gầy xác.
Lão già thân người gầy đét, hệt như một bộ xương khô, khuôn mặt dày cộm những phấn. Lớp phấn trắng bệch không thể bám chặt vào lớp da mặt chằng chịt nếp nhăn, rơi xuống dính khắp thân người, thành những vệt trắng loang lổ trên tấm áo dài xanh sẫm đã bạc phếch. Tư thế ngồi của lão cũng rất dị thường, cả người thẳng đuột ngã ra phía sau, đầu gác trên ghế, mông chỉ hơi chạm vào mặt ghế, bộ dạng giống như đang ngủ, nhưng mắt thao láo miệng há hốc hướng lên trần nhà, im lìm như khúc gỗ.
Còn người đàn bà lại phì nộn khác thường, trên mặt trét một lớp phấn sáp bóng mỡ, trắng nhễ nhại, lại vẽ vợi thêm đủ loại sáp màu lòe loẹt, lông mày, bóng mắt, bóng mũi, má hồng chẳng thiếu món gì, đến bộ móng tay cũng quết sơn đen bóng. Mụ ta ngồi rất ngay ngắn, tay ôm một cây đàn tỳ bà.
Lỗ Thiên Liễu đã nghe bình đàn mấy lần, đều là ông Lục dẫn cô đi. Mặc dù các diễn viên xướng đều có trang điểm, nhưng chưa thấy ai bôi trét mạnh tay như bọn họ.
Người đàn bà vừa nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu, lập tức giơ ngón tay cái chặn lên các dây đàn, mắt mở trừng trừng, vẻ mặt ngạc nhiên đến ngơ ngác, ý chừng không hiểu tại sao khảm diện “đâm trong hộp” lại không thể ngăn chặn được cô gái này?
Đứng ở đầu cầu thang, thứ mùi kỳ dị lại càng thêm nồng nặc, có vẻ như chúng phát ra từ cơ thể của hai con người quái đản kia, nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn chưa nhận ra đó là thứ mùi gì. Điều này càng khiến cô cảm thấy hai kẻ trước mắt sao mà gớm ghiếc.
Lỗ Thiên Liễu nhìn thật kỹ hai người này mấy lượt, không bỏ sót một tiểu tiết nào. Cuối cùng, cô đã chú ý đến hai điểm, đó là khuôn mặt của lão gầy và đôi giày thêu hoa của mụ béo.
Lớp phấn trắng trên mặt lão gầy không phải là phấn trang điểm, khứu giác nhạy bén của Lỗ Thiên Liễu đã ngửi ra, đó là vôi bột. Khi còn ở dưới lầu, cảm giác cay xốc mà cô cảm nhận được chính là mùi của vôi bột. Tại sao lại phải trát vôi bột dày cộm lên mặt? Để ngăn không cho da thịt thối rữa chăng? Đôi giày thêu hoa dưới chân mụ béo không phải là giày mới, mà cứ như vô số năm rồi không đi đến. Mép đế giày không vương chút đất bụi, nhưng có vẻ hơi ẩm ướt và ố vàng, cũng dính chút bột gì trăng trắng. Cũng là vôi bột! Tại sao dưới đế giày lại có vôi bột? Phải chăng để thấm bớt nước vàng rỉ ra trong giày?
Khuôn mặt bôi trát lòe loẹt, đôi giày không dính bụi, vôi bột, nước vàng, cùng thân hình khô xác thẳng đuột của lão già, những điểm này đều không có gì đặc biệt. Nhưng nếu liên kết chúng lại với nhau, thì chỉ có một nơi có thể trông thấy cảnh tượng này, đó là nghĩa địa.
Lỗ Thiên Liễu lại tiếp tục ngưng thần tụ khí. Lúc này, cô gần như có thể nghe thấy được âm thanh của một thứ gì đang thối rửa.
Trước mặt cô chính là hai cái thây ma không biết đã chết tự bao giờ! Lỗ Thiên Liễu khắp người nổi da gà, không phải vì cô sợ xác chết, mà cô sợ xác sống. Giống như mụ đàn bà béo mập kia, rõ ràng là một cái thây ma đã chết, nhưng vẫn mắt mũi láo liên, gảy đàn thoăn thoắt.
Đôi khi, dùng thây ma người chết làm ma sống còn đáng sợ hơn cả ma quỷ, vì nó không bị hạn chế bởi thời gian hay thời tiết, cũng không bùa chú nào khuất phục nổi, chỉ có cách phá vỡ khí môn và huyền khẩu của xác chết mới diệt được nó. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải biết vị trí chính xác của khí môn và huyền khẩu ở đâu. Nếu không, chỉ còn cách dùng sức mạnh để băm nát chém vụn toàn bộ cái xác.
Lỗ Thiên Liễu nhanh chóng phản ứng, cô đổi vị trí hai chân, hơi lùi về phía sau khoảng một bàn chân, kín đáo thủ thế xuất phát để chuẩn bị tẩu thoát chóng vánh. Cô phải chạy ngay, ở lại đối đầu với hai cái thây ma hôi thối gớm ghiếc kia là không hề không ngoan chút nào.
Đột nhiên, tiếng tỳ bà lại vang lên. Đúng là mụ béo đang gảy, các ngón tay di chuyển hết sức linh hoạt, tiết tấu cũng rất gấp gáp.
Lỗ Thiên Liễu tiếp tục lui lại một bước. Không phải là cô lui bừa, bởi vì tiếng đàn tỳ bà vừa cất lên, cô lập tức cảm thấy mùi xác chết càng thêm lợm giọng, lớp vôi bột đã không thể che đậy được nữa.
Là thi độc! Chỉ cần hít vào trong phổi, sẽ khiến người ta đổ bệnh không dậy nổi. Lỗ Thiên Liễu nhanh chóng móc ra một bình sứ dẹt màu xanh, dốc lấy một hoàn thuốc ngậm vào trong miệng. Đây loại thuốc hóa uế của “Phẩm Thảo đường”, một nhà thuốc chuyên bào chế các loại thuốc bí truyền tại Chiết Giang, cung cấp cho những người làm việc liên quan đến xác chết như khám nghiệm tử thi, liệm xác, dời mộ.
Nhịp đàn chậm rãi dần, mụ xác sống to béo vừa gãy đàn vừa đứng dậy khỏi ghế. Đôi chân nãy giờ vắt vẻo lên cao, giờ đặt xuống đất, oặt oẹo nghiêng ngả mấy cái, nhưng vẫn đỡ được cơ thể phốp pháp đứng lên.
Nhịp đàn lại chậm hơn chút nữa, cái xác to béo bước xuống sân khấu với dáng đi hết sức quái dị. Mỗi một động tác của mụ đều rất ăn nhịp với tiết tấu và vận luật của tiếng đàn, trông như đang nhún nhảy trong một điệu vũ vô cùng ma quái.
Lỗ Thiên Liễu không tiếp tục lùi lại nữa. Cô biết rõ, cái xác này sẽ không dễ dàng để cô chạy thoát. Cô vẩy nhẹ tay áo, rũ ra một đôi Phi nhứ bạc(*), mắt nhìn chằm chằm vào mụ xác sống đang tiến lại gần. Mặc dù đã sẵn sàng động thủ, nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng căng thẳng. Bởi vì bộ dạng quái đản của mụ xác sống khiến cô có cảm giác nó có thể lao vụt đến bất cứ lúc nào.
(*) Một công cụ cần thiết trong công pháp Tịch trần của họ Lỗ. Nó được thao tác bằng một sợi xích, đầu xích buộc vào một tấm khăn nhung mịn, bên trong tấm khăn bọc một quả cầu bằng đồng. Trong một số thao tác cụ thể, nó sẽ có tác dụng như một cánh tay, dùng để lau chùi những chỗ bám bẩn. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể với được lên trên cao và các góc khuất. Cũng nhờ có xích sắt và quả cầu bằng đồng, nên chỉ cần thay đổi thao tác, nó sẽ biến thành một vũ khí lợi hại.
Mụ xác sống đang vặn vẹo, lắc lư, nhún nhảy trong khi vẫn thoăn thoắt gảy đàn, phả ra thứ mùi xú uế càng lúc càng kinh tởm, từng bước từng bước xích lại gần Lỗ Thiên Liễu…
Khứu giác nhạy bén của cô có thể phát hiện ra những thứ ô uế âm tà, nhưng thứ mùi mà cô đang ngửi thấy không có vẻ gì ô uế. Vì trong trí nhớ của cô, những thứ đó thường có một mùi sặc sụa, nóng rực. Nhưng giờ đây, thứ mùi này tuy cũng khiến người ta nhức mũi, nhưng lại rất âm u, lạnh lẽo.
Thứ mùi đó đang âm thầm từ lầu trên lan tỏa xuống, chỉ hơi phảng phất, người thường chắc chắn không thể nhận ra. Lỗ Thiên Liễu tập trung tinh thần để biện nhận được rõ hơn. Đột nhiên, tim cô nảy lên một nhịp, hai đầu lông mày nhíu lại. Cảm giác này rất bình thường, dường như ẩn chứa một thứ gì rất quái dị. Cô quyết định lên lầu tìm hiểu xem sao, nhưng chỉ lên một mình, không gọi Ngũ Lang đi cùng, đề phòng nếu không may bị trúng bẫy, ít ra vẫn còn có người ứng cứu.
Cô đi đến đầu cầu thang, chuẩn bị leo lên. Có những hai cầu thang ở hai bên trái phải. Đúng ra phải là trái lên phải xuống, trái thiên phải địa, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại cảm thấy tầng trên giống với “địa” hơn, vì thứ mùi kia chỉ xuất hiện từ những thứ ở trong lòng đất. Cuối cùng, cô quyết định đi lên theo cầu thang bên phải.
Cô đặt chân lên bậc cầu thang thứ nhất. Bậc gỗ dẻo quẹo dưới chân khiến cho cô có cảm giác mình đang đi xuống. Khi bước chân lên bậc cầu thang thứ hai, cô loáng thoáng nghe thấy một tiếng đàn khô khốc, âm vực không cao, chỉ độc một tiếng, tựa khi vặn căng dây, sợi dây đàn kẹt ở một bên bật mạnh xuống phím. Và âm thanh đó càng khiến cô cho rằng đích thị là mình đang đi xuống.
Tiếp đó, cứ mỗi khi cô bước lên một bước, lại một tiếng tì bà bật lên. Bước đi của cô cũng mỗi lúc một nặng nhọc, hai bàn chân cứ như rơi xuống, va lên mặt cầu thang thành những tiếng nặng nề, dáng vẻ càng giống như đang đi xuống.
Không biết bên trên kia có thứ gì? Mà có lẽ nên hỏi bên dưới kia có thì gì mới đúng. Lỗ Thiên Liễu không biết, nhìn bộ dạng của cô bây giờ, có vẻ đến mình là ai cô cũng không biết nữa. Cô chỉ biết một mực đi tìm kiếm thứ âm thanh và mùi vị đã cảm nhận được, bất kể phía trước là địa ngục hay tiên cảnh cũng mặc.
Lên được hơn nửa cầu thang là đến chỗ ngoặt, phải đi qua một đoạn gấp khúc một trăm tái mươi độ, giới thợ thuyền gọi kiểu này là “ngoặt hoàn toàn” hay “ngoặt thẳng”. Đi qua chỗ ngoặt, tiếp tục tiến lên, phía trên đã không còn là trần nhà nữa, mà là sàn gỗ của gian lầu bên cạnh. Lúc này, đứng trên cầu thang vươn tay ra đã gần chạm đến sàn lầu lát bằng những tấm ván rộng. Chỗ ngoặt nằm đúng ở góc tường phía sau, chiếu nghỉ cầu thang được gác lên trên bức tường sau và tường dọc.
Lỗ Thiên Liễu vòng qua chỗ ngoặt, tiếp tục bước lên bậc thứ nhất, bậc thứ hai, rồi bậc thứ ba. Bộ pháp của cô vẫn nặng nề tựa như đang đi xuống dưới. Tiếng tì bà vẫn liên tục vang lên theo từng nhịp bước. Nhưng khi bàn chân cô vừa đặt lên bậc thứ ba, tiếng đàn không vang lên nữa, mà thay vào đó là tiếng bật rất căng của lò xo.
Mặt cầu thang của bậc thứ nhất không có động tĩnh gì, bậc thứ hai cũng vậy… Tất cả các mặt cầu thang vẫn nằm im lìm không động tĩnh. Thế nhưng các tấm ván chống bên dưới các bậc thứ tư, năm, sáu, bảy, tám đều đột ngột bật tung ra.
Từ bên dưới mỗi bậc thang vụt ra năm cây thương hoa lê nhọn hoắt đâm thẳng đến trước mặt. Chỗ này trên có trần sau có tường, không còn khe hở nào để né tránh. Thêm nữa, vào đúng lúc các bậc cầu thang bật mở ra, tấm ván trần phía trên đầu cũng đột ngột mở toang, từ phía trên phóng xuống năm hàng thương hoa lê tương tự. Những viên gạch xanh trên bức tường dọc sau lưng cũng nhanh chóng bật mở, lại thêm năm dãy thương nhọn hoắt lao ra.
Đây là một khảm diện cổ điển cực kỳ lợi hại, có tên là “đâm trong hộp”. Nó lợi dụng những vị trí và hoàn cảnh đặc biệt, đẩy con người vào chỗ giống như bị nhốt trong hộp kín, sau đó phóng ám khí khắp ba bề bốn bên mà đâm chết. Thời Đường Võ Chu(*), Thái Bình công chúa từng thiết kế kiểu khảm diện này tại lầu Thị Phật, nơi cất giấu những bí mật của bà ta.
(*) Tức thời kỳ Võ Tắc Thiên (624 – 705) xưng đế cai trị triều Đường, đổi tên nước là Chu, nên sử sách mới gọi thời kỳ này là Đường Võ Chu.
Trong “Đại Chu công chúa tục ký”(*) có viết: “Ngầm xây lầu Thị Phật, rất bí mật, người ngoài không thể lên được, trên cầu thang có bố trí cạm bẩy đâm trong hộp”.
(*) Một bộ dã sử giả tưởng, do Thân Sắc người đời Minh viết ra. Thân Sắc đồng âm với “thanh sắc”, có lẽ là tên giả. Trong sách có rất nhiều đoạn miêu tả chi tiết về cảnh tượng dâm loạn và giết chóc. Cuốn sách từng thịnh hành một thời gian vào khoảng giữa triều Minh, nổi tiếng không kém “Kim Bình Mai”. Đến đầu đời Thanh còn được tái bản đến mấy lần. Về sau này không biết nội dung nào trong sách đã trở thành điều cấm kỵ của giới quan lại, đến đầu đời Khang Hy đã bị cấm đoán và thiêu hủy.
Từ xưa đến nay, mới chỉ có hai người thoát chết khi trúng phải khảm này. Người thứ nhất là một tên trộm võ nghệ cao cường đời Tống, hắn không những có thuật khinh công độc đáo tuyệt luân, mà còn có chiêu rút xương thu mình trong nháy mắt. Khảm diện vừa động hắn lập tức tung người lao vụt sang bên cạnh, rút xương thu nhỏ người lách qua khe lan can thoát được ba mặt phi thương. Người thứ hai là một gã lùn võ công cực kỳ thâm hậu sống vào đời Nguyên, khi khảm động đã trực tiếp vận lực xuống chân đạp vỡ ván gỗ mà rơi xuống dưới lầu.
Bởi vậy, từ khi khảm diện này được sáng tạo ra cho đến ngày nay, nó mới được cải tiến hai lần. Lần thứ nhất là sửa ba bậc cầu thang trên cùng của nửa khúc cầu thang phía dưới thành “hầm trăm dao ván lật”(*) hay “bẫy kẹp răng hổ”(**), nếu như muốn lách sang bên cạnh thoát thân, chỗ đặt chân sẽ trở thành nút chết. Lần thứ hai là đổi ba bậc cầu thang gỗ dưới cùng của nửa khúc cầu thang phía trên thành thép, hoặc tạo thành bấy “khuôn sắc cắt đậu phụ”(***), khiến những người muốn thoát thân bằng cách đạp võ cầu thang rơi xuống cũng hết đường, hoặc sa vào bẫy mà bị cắt nát như đậu phụ.
(*) Một loại hố bẫy, có ba phương thức hoạt động đóng mở, kéo và xoay chuyển. Bên trong có bố trí hàng trăm mũi dao nhọn theo các chiều ngang, thẳng, chéo, nếu rơi vào chắc chắn không còn đường sống.
(**) Một loại kẹp làm bằng thép, hai bên đều có những răng cưa sắc bén như răng hổ. Nhưng điểm khác biệt với những loại kẹp răng thép khác, đó là nó không phải một lần kẹp chết, mà nhờ vào tác dụng của lò xo và cần quay, nó sẽ kẹp đi kẹp lại nhiều lần theo chiều từ dưới lên trên, giống như một miệng hổ khổng lồ, trước tiên cắn nát bắp chân, sau đó đến đùi, rồi đến hông, đến khi cắt đứt cơ thể thành mấy khúc mới thôi.
(***) Một loại lưới làm bằng thép có mười ô ngang và mười ô dọc đan xen nhau giống như dụng cụ ép đậu phụ trước đây. Có điều tất cả các sợi thép đều được mài rất sắc, và vị trí giao nhau của các sợi thép ngang dọc có thể chuyển động được, có thể co kéo để cưa cắt. Người nào rơi vào trong đó, sẽ lập tức đứt da rách thịt. Khi cơ quan hoạt động, nạn nhân sẽ bị cắt nát như đậu phụ.
Như vậy, Lỗ Thiên Liễu lần này chắc hẳn là chỉ có đường chết? Nhưng không! Cô không những không chết mà còn không sứt sát đến một sợi lông.
Bởi vì cô căn bản vẫn chưa giẫm vào khảm diện.
Dòng họ Lỗ có công phu Tịch trần vô cùng lợi hại. Quét dọn lau chùi bình thường không phải là công pháp Tịch trần trong Lục hợp chi lực của Lỗ gia, đó chỉ là quét dọn. Trong Lục hợp chi lực, Tịch trần là công phu duy nhất yêu cầu phải luyện được khinh công thượng thừa. “Trần” ở đây tức là bụi, trước tiên là chỉ bụi bặm trong mọi ngóc ngách, kẽ hở, khe rãnh, khung nẹp; thứ hai là chỉ những thứ ác phá ô uế ẩn giấu trong những rãnh ngầm khe tối kín đáo, có thứ là cố tình yểm chú trù ếm, cũng có thứ chỉ là các đầu đinh vụn gỗ vô ý đánh rơi, hoặc những vết rạch vết ố vô tình; ngoài ra, còn có một số thứ âm tà ô uế rất khó hình dung khác nữa. Vốn dĩ công pháp Tịch trần phải do nam thanh niên trai tráng dương khí sung mãn đảm nhiệm, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại nhất quyết muốn học. Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã nhờ mấy vị cao nhân nửa tiên nửa phàm chỉ điểm, sau một hồi tính toán, họ đều nói rằng Lỗ Thiên Liễu học công phu này sẽ còn xuất sắc hơn cả nam giới.
Hơn nữa, có một số thứ mà ngay cả người thường không cần tụ khí ngưng thần cũng phát hiện ra được, nhưng là phát hiện trong trạng thái bị mê hoặc, hoặc hồn xiêu phách lạc. Vì khi họ phát hiện ra, cũng là lúc bắt đầu bị thứ đó khống chế. Lỗ Thiên Liễu cần phải tụ khí ngưng thần để cho tà không nhập vào tâm, uế không nhập đến thần. Người đã đạt đến trình độ này, chắc hẳn sẽ không bị mê hoặc bởi những tiếng đàn khô khan kỳ dị khi nãy.
Những bước chân cố làm ra vẻ nặng nề cùa Lỗ Thiên Liễu chính là để đánh lạc hướng kẻ đánh đàn ở trên lầu. Mặt khác, cô cũng cần thiết phải bước đi như vậy. Những cái giẫm chân thật mạnh sẽ chấn động đến các lẫy cài của cơ quan, khiến cơ quan bị bật nút.
Đúng là cô đang lên lầu, nhưng cô không giẫm lên các mặt cầu thang. Từ sau khi rèn luyện công phu Tịch trần, rất ít khi cô giẫm lên các mặt cầu thang, vì bình thường, cô thường chỉ quét dọn phần mép, rìa ngoài và mặt đáy của các bậc thang. Vừa nãy, cô đã đi lên bằng cách men theo các rìa mép bậc thang ở bên ngoài lan can, chỉ đặt nhẹ hai ngón tay lên mép ngoài tay vịn. Nhờ vào thân thủ nhẹ nhàng, cảm giác khi đi lên lầu chẳng khác gì so với người giẫm trực tiếp lên một ván cầu thang.
Khảm diện đã động, hộp đã khép kín, “đâm trong hộp” cũng đã đâm ra, nhưng đều không ảnh hưởng gì tới Lỗ Thiên Liễu. Những mũi thương đều phóng vụt qua ngang dọc bên người cô. Còn lại, nào là hầm trăm dao ván lật, nào là bẫy kẹp răng hổ, nào là khuôn sắc cắt đậu phụ, đều không mảy may động chạm tới thân thể.
Cô tiếp tục di chuyển lên trên, nhưng bước chân không còn nặng nề như khi nãy, mà thay bằng những bước nhảy nhẹ nhàng không một tiếng động. Khảm diện bố trí đến bậc tận bậc thang thứ tám, đây cũng là bậc cao nhất của cầu thang, có nghĩa là trên cầu thang sẽ không còn bất kỳ khảm diện nào khác nữa.
Cô đã lên được đến cầu thang của lầu trên. Tại đây, cô nhìn thấy một sân khấu thấp, trên sân khấu bày một bàn hai ghế, rất giống với cách bài trí sân khấu bình đàn(*) Tô Châu.
(*) Bình đàn là một loại hình khúc nghệ dân gian thịnh hành ở vùng Giang Nam. Bình tức là bình thoại, có nghĩa là kể chuyện. Đàn tức đàn từ, vừa kể vừa hát. Đàn từ thường kết hợp với các nhạc cụ như tì bà, tam huyền. Nội dung thường kể về những tiểu thuyết, dã sử, truyền kỳ lưu truyền trong dân gian.
Trên mặt bàn bày một cây đàn tam huyền nhỏ, hai chiếc ghế đặt hai bên đều đã có người ngồi sẵn. Một bên là một người đàn bà mập mạp, bên kia là một lão già gầy xác.
Lão già thân người gầy đét, hệt như một bộ xương khô, khuôn mặt dày cộm những phấn. Lớp phấn trắng bệch không thể bám chặt vào lớp da mặt chằng chịt nếp nhăn, rơi xuống dính khắp thân người, thành những vệt trắng loang lổ trên tấm áo dài xanh sẫm đã bạc phếch. Tư thế ngồi của lão cũng rất dị thường, cả người thẳng đuột ngã ra phía sau, đầu gác trên ghế, mông chỉ hơi chạm vào mặt ghế, bộ dạng giống như đang ngủ, nhưng mắt thao láo miệng há hốc hướng lên trần nhà, im lìm như khúc gỗ.
Còn người đàn bà lại phì nộn khác thường, trên mặt trét một lớp phấn sáp bóng mỡ, trắng nhễ nhại, lại vẽ vợi thêm đủ loại sáp màu lòe loẹt, lông mày, bóng mắt, bóng mũi, má hồng chẳng thiếu món gì, đến bộ móng tay cũng quết sơn đen bóng. Mụ ta ngồi rất ngay ngắn, tay ôm một cây đàn tỳ bà.
Lỗ Thiên Liễu đã nghe bình đàn mấy lần, đều là ông Lục dẫn cô đi. Mặc dù các diễn viên xướng đều có trang điểm, nhưng chưa thấy ai bôi trét mạnh tay như bọn họ.
Người đàn bà vừa nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu, lập tức giơ ngón tay cái chặn lên các dây đàn, mắt mở trừng trừng, vẻ mặt ngạc nhiên đến ngơ ngác, ý chừng không hiểu tại sao khảm diện “đâm trong hộp” lại không thể ngăn chặn được cô gái này?
Đứng ở đầu cầu thang, thứ mùi kỳ dị lại càng thêm nồng nặc, có vẻ như chúng phát ra từ cơ thể của hai con người quái đản kia, nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn chưa nhận ra đó là thứ mùi gì. Điều này càng khiến cô cảm thấy hai kẻ trước mắt sao mà gớm ghiếc.
Lỗ Thiên Liễu nhìn thật kỹ hai người này mấy lượt, không bỏ sót một tiểu tiết nào. Cuối cùng, cô đã chú ý đến hai điểm, đó là khuôn mặt của lão gầy và đôi giày thêu hoa của mụ béo.
Lớp phấn trắng trên mặt lão gầy không phải là phấn trang điểm, khứu giác nhạy bén của Lỗ Thiên Liễu đã ngửi ra, đó là vôi bột. Khi còn ở dưới lầu, cảm giác cay xốc mà cô cảm nhận được chính là mùi của vôi bột. Tại sao lại phải trát vôi bột dày cộm lên mặt? Để ngăn không cho da thịt thối rữa chăng? Đôi giày thêu hoa dưới chân mụ béo không phải là giày mới, mà cứ như vô số năm rồi không đi đến. Mép đế giày không vương chút đất bụi, nhưng có vẻ hơi ẩm ướt và ố vàng, cũng dính chút bột gì trăng trắng. Cũng là vôi bột! Tại sao dưới đế giày lại có vôi bột? Phải chăng để thấm bớt nước vàng rỉ ra trong giày?
Khuôn mặt bôi trát lòe loẹt, đôi giày không dính bụi, vôi bột, nước vàng, cùng thân hình khô xác thẳng đuột của lão già, những điểm này đều không có gì đặc biệt. Nhưng nếu liên kết chúng lại với nhau, thì chỉ có một nơi có thể trông thấy cảnh tượng này, đó là nghĩa địa.
Lỗ Thiên Liễu lại tiếp tục ngưng thần tụ khí. Lúc này, cô gần như có thể nghe thấy được âm thanh của một thứ gì đang thối rửa.
Trước mặt cô chính là hai cái thây ma không biết đã chết tự bao giờ! Lỗ Thiên Liễu khắp người nổi da gà, không phải vì cô sợ xác chết, mà cô sợ xác sống. Giống như mụ đàn bà béo mập kia, rõ ràng là một cái thây ma đã chết, nhưng vẫn mắt mũi láo liên, gảy đàn thoăn thoắt.
Đôi khi, dùng thây ma người chết làm ma sống còn đáng sợ hơn cả ma quỷ, vì nó không bị hạn chế bởi thời gian hay thời tiết, cũng không bùa chú nào khuất phục nổi, chỉ có cách phá vỡ khí môn và huyền khẩu của xác chết mới diệt được nó. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải biết vị trí chính xác của khí môn và huyền khẩu ở đâu. Nếu không, chỉ còn cách dùng sức mạnh để băm nát chém vụn toàn bộ cái xác.
Lỗ Thiên Liễu nhanh chóng phản ứng, cô đổi vị trí hai chân, hơi lùi về phía sau khoảng một bàn chân, kín đáo thủ thế xuất phát để chuẩn bị tẩu thoát chóng vánh. Cô phải chạy ngay, ở lại đối đầu với hai cái thây ma hôi thối gớm ghiếc kia là không hề không ngoan chút nào.
Đột nhiên, tiếng tỳ bà lại vang lên. Đúng là mụ béo đang gảy, các ngón tay di chuyển hết sức linh hoạt, tiết tấu cũng rất gấp gáp.
Lỗ Thiên Liễu tiếp tục lui lại một bước. Không phải là cô lui bừa, bởi vì tiếng đàn tỳ bà vừa cất lên, cô lập tức cảm thấy mùi xác chết càng thêm lợm giọng, lớp vôi bột đã không thể che đậy được nữa.
Là thi độc! Chỉ cần hít vào trong phổi, sẽ khiến người ta đổ bệnh không dậy nổi. Lỗ Thiên Liễu nhanh chóng móc ra một bình sứ dẹt màu xanh, dốc lấy một hoàn thuốc ngậm vào trong miệng. Đây loại thuốc hóa uế của “Phẩm Thảo đường”, một nhà thuốc chuyên bào chế các loại thuốc bí truyền tại Chiết Giang, cung cấp cho những người làm việc liên quan đến xác chết như khám nghiệm tử thi, liệm xác, dời mộ.
Nhịp đàn chậm rãi dần, mụ xác sống to béo vừa gãy đàn vừa đứng dậy khỏi ghế. Đôi chân nãy giờ vắt vẻo lên cao, giờ đặt xuống đất, oặt oẹo nghiêng ngả mấy cái, nhưng vẫn đỡ được cơ thể phốp pháp đứng lên.
Nhịp đàn lại chậm hơn chút nữa, cái xác to béo bước xuống sân khấu với dáng đi hết sức quái dị. Mỗi một động tác của mụ đều rất ăn nhịp với tiết tấu và vận luật của tiếng đàn, trông như đang nhún nhảy trong một điệu vũ vô cùng ma quái.
Lỗ Thiên Liễu không tiếp tục lùi lại nữa. Cô biết rõ, cái xác này sẽ không dễ dàng để cô chạy thoát. Cô vẩy nhẹ tay áo, rũ ra một đôi Phi nhứ bạc(*), mắt nhìn chằm chằm vào mụ xác sống đang tiến lại gần. Mặc dù đã sẵn sàng động thủ, nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng căng thẳng. Bởi vì bộ dạng quái đản của mụ xác sống khiến cô có cảm giác nó có thể lao vụt đến bất cứ lúc nào.
(*) Một công cụ cần thiết trong công pháp Tịch trần của họ Lỗ. Nó được thao tác bằng một sợi xích, đầu xích buộc vào một tấm khăn nhung mịn, bên trong tấm khăn bọc một quả cầu bằng đồng. Trong một số thao tác cụ thể, nó sẽ có tác dụng như một cánh tay, dùng để lau chùi những chỗ bám bẩn. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể với được lên trên cao và các góc khuất. Cũng nhờ có xích sắt và quả cầu bằng đồng, nên chỉ cần thay đổi thao tác, nó sẽ biến thành một vũ khí lợi hại.
Mụ xác sống đang vặn vẹo, lắc lư, nhún nhảy trong khi vẫn thoăn thoắt gảy đàn, phả ra thứ mùi xú uế càng lúc càng kinh tởm, từng bước từng bước xích lại gần Lỗ Thiên Liễu…
Bình luận facebook