Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 36
Bên trong lòng hang không quá tối tăm, vì giữa các khối đá Thái Hồ có rất nhiêu lỗ hổng to nhỏ. Ánh sáng từ bên ngoài lọt qua các lỗ hổng xuyên vào trong hang, chiếu loang lỗ lên người Lỗ Thịnh Nghĩa.
Những tảng đá được sắp đặt vô cùng khéo léo. Lỗ Thịnh Nghĩa cứ bước thêm một bước, lại có thêm những lỗ hổng mới sáng lên, còn những lỗ hổng đã đi qua liền tối lại. Đó là cách bốc cục “Lung linh bách khiếu” (trăm lỗ lung linh), một phương pháp tạo hình non bộ từ lâu đã thất truyền. Nghe nói ngày nay khắp thiên hạ chỉ còn Cô Tô có được, và toàn thành Cô Tô cũng chỉ còn sót lại một nơi này.
Bố cục nhà vườn ở Cô Tô rất chú trọng phép tắc quân thần văn võ, coi dòng nước là vua, đá núi là tôi, nhà lầu là văn, cây hoa là võ. Trong khu vườn, ao hồ không rộng, nhà cửa không rộng, nhà cửa không lớn, vì vậy hòn non bộ cũng không thật to cao.
Lỗ Thịnh Nghĩa vốn thông thạo các phương pháp dựng nhà làm vườn còn hơn cả số tuổi của ông. Nhưng giờ đây, có một điều ông không thể hiểu được, đó là nãy giờ ông đã dò dẫm đi được cả trăm tám mươi bước trong lòng hang, mà vẫn chưa tìm thấy lối ra, cũng không thấy bóng dáng Lỗ Ân đâu cả.
Đi theo bộ pháp “thắn lằn đi ngược” rất tốn sức, lại thêm đi mãi vẫn chưa thấy đường ra cũng là một chuyện vô cùng đáng sợ. Mồ hôi lạnh, mồ hôi nóng thoắt đã đầm đìa trên trán Lỗ Thịnh Nghĩa. Ông biết mình đã rơi vào khảm diện, nhưng không biết chính xác mình đã đi nhầm vào cửa hư(*)từ lúc nào. Có điều trong một cái hang chật hẹp như thế này, nếu muốn che khuất cửa thực(**), bố trí cửa hư quả thực là điều rất khó.
(*) Cánh cửa làm giả dùng để dẫn dụ người khác lọt vào khảm diện, có thể điều chỉnh tùy ý.
(**) Cánh cửa có từ trước trong khảm diện, cố định không thể thay đổi được.
Tài năng sắp đặt cơ quan của Lỗ Thịnh Nghĩa cao minh hơn anh trai rất nhiều. Vì trong suốt hai chục năm qua, Lỗ Thịnh Hiếu đã dốc toàn tâm vào học Đạo, còn Lỗ Thịnh Nghĩa lại khác. Ông vẫn là một thợ mộc tài giỏi, thường xuyên đi lại trong giang hồ. Suốt bao năm nay ông lăn lộn khắp đó đây, kết giao vô số bạn bè thuộc tam giáo cửu lưu, đủ mọi môn phái. Ông khiêm tốn cầu học, luyện đủ sở trường, không những công phu Định cơ(*) tiến bộ vượt bậc, mà còn thu hoạch thêm được rất nhiều điều mới mẻ trên phương diện bố cục cơ quan, Kỳ môn Độn giáp.
(*) Định cơ, tức là định móng, là căn cứ vào bố cục phong thủy để định vị phần móng cho công trình kiến trúc, yêu cầu không được xung đột với cách cục phong thủy, và tận dụng được tối đa các nhân tố cát vượng trong cách cục phong thủy. Ngoài ra, kích thước lớn nhỏ, chất đất, phương vị của vị trí đặt móng, cùng độ phẳng, sạch bẩn của mặt đất tại vị trí móng đều thuộc phạm vi của công phu này.
Lỗ Thịnh Nghĩa nhìn những đốm sáng loang lỗ chiếu trên cơ thể mình, đôi lông mày nhíu lại. Ông đưa con dao khắc gỗ vào trong luồng sáng, rồi xoay chuyển phần lưỡi sáng bóng chệch qua một góc, nhưng không thấy có đốm sáng nào phản chiếu lên vách đá đen tuyền ở bên cạnh.
Ông vỗ mạnh vào đầu một cái, kêu thầm trong bụng: “Màn che mắt! Không ngờ bao năm lăn lộn chốn giang hồ, thế mà giờ đây vẫn bị mắc lừa bởi tấm màn che mắt”.
Màn che mắt có rất nhiều kiểu, kiểu màn che mắt trong hang được gọi là “đổi ánh sáng”. Khảm diện ở đây không phân chia thành cửa thực, cửa hư, vì vậy không phải Lỗ Thịnh Nghĩa đã lọt phải cửa hư, mà là bị lừa bởi ánh sáng giả. Ảnh sáng giả là nguồn ánh sáng do người bày khảm thiết kế, nguồn ánh sáng này khác với nguồn sáng tự nhiên, dù được thiết kế khéo léo đến đâu, vẫn có độ lay động và hấp háy. Mặt khác, loại ánh sáng này rất phân tán, khả năng phản xạ vô cùng kém.
Ánh sáng mà ông nhìn thấy khi mới bước chân vào trong hang là ánh sáng tự nhiên. Nhưng sau khi bước thêm mấy bước, ánh sáng rọi vào qua những lỗ hổng đã thay đổi. Tiếp đó, Lỗ Thịnh Nghĩa bắt đầu đi theo con đường mà đối phương đã thiết kế, đó là một con đường không có điểm cuối, người rơi vào bẫy sẽ phải đi mãi, đi mãi, đi cho đến khi chết vì mệt, vì đói, vì khát.
Bị mắc lừa chỉ vì một tiểu xảo ánh sáng vô cùng đơn giản, Lỗ Thịnh Nghĩa rất đỗi hổ thẹn. Vì đổi ánh sáng chỉ là một phương pháp che mắt hết sức bình thường và rất dễ bị phát hiện, quá trình chuyển đổi giữa hai loại ánh sáng thường diễn ra đột ngột, vụng về.
Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa không biết rằn, hòn non bộ này đã lợi dụng kết cấu Lung linh bách khiếu vô cùng xảo diệu, vì vậy quá trình đổi ánh sáng đã được ngụy trang một cách hết sức khóe léo không chút tì vết.
Lúc này, Lỗ Thịnh Nghĩa không biết mình đang đứng ở đâu. Khảm diện đã vây hãm lấy ông. Đã rơi vào mê cung này, cho dù có quay lại cũng không thể tìm được đường ra, chỉ tổ càng đi càng loạn. Còn tiếp tục đi về phía trước? Nếu như vẫn đang ở bên trong hòn non bộ, cứ đi thẳng về phía trước chắc chắn cũng chỉ nhọc công vô ích. Còn nếu như đã ra khỏi phạm vi của hòn non bộ, phía trước chắc chắn có nút chết hay khảm sống đang đợi sẵn.
Lỗ Thịnh Nghĩa cảm thấy mình còn thê thảm hơn miếng thịt trên thớt, vì ngay cả con dao đang ở đâu, hình dạng thế nào, ông cũng không hay biết. Con đường vòng trong khảm diện chắc chắn đã bị nối liền đầu đuôi, đối phương quyết không để cho ông cơ hội thoát thân, bọn chúng hẳn đã khóa chặt khảm diện.
Hơn nữa, trong một phạm vi nhỏ hẹp như thế này, bố trí khảm diện cũng chính là cái cài nút lẫy. Ở đây khảm diện chính là nút, nút chính là khảm, đây là bố cục trùng điệp trong khảm có nút, trong nút có khảm.
Đúng vào lúc này, Lỗ Thịnh Nghĩa cảm thấy râu tóc khẽ lay động, dường như có một luồng gió thổi lại từ phía trước. Đột nhiên ánh sáng từ lỗ hổng đều vụt tắt, tựa như đã bị gió dập đi, toàn bộ hang đá thoắt cái đã tối mịt như bưng.
Gió tiếp tục thổi không ngừng, tiếng gió mỗi lúc một mạnh, cứ táp thẳng đến, không hề biến hóa hay gián đoạn, thổi một mạch liên tục bất tận. Tiếng gió rít mỗi lúc một lớn, lúc đầu chỉ vù vù qua tai, về sau khác nào tiếng quỷ khóc gào, khiến người nghe ghê răng rợn gáy. Dần dần, toàn bộ hang đá chỉ còn vang vọng tiếng gió gào rú vô cùng quái dị, nghe giống như vô số lưỡi dao rỉ sét đang cạo kèn kẹt lên vách đá.
Tiếng gió dội vào trong tai Lỗ Thịnh Nghĩa nghe như cạo xương róc tủy, khiến tim ông lạnh toát, ngực bụng như có móc câu bốn lưỡi xỏ lên, móc lấy tim gan phủ tạng lôi ngược ra ngoài.
Trong cuốn “Dưỡng sinh - Ngoại đạo”(*) thời Đông Tấn có viết: “Con người ưa thích ba loại độc là sắc, ẩm, thanh; sắc ăn mòn cơ thể, ẩm phá hủy nội tạng, thanh loạn hồn”.
(*) Có người cho rằng đây là trước tác của một đạo sĩ thời Đông Tấn, cũng có người cho rằng đây là tác phẩm của một nhà luyện đan. Nội dung chủ yếu nói về đạo dưỡng sinh thời cổ, chia thành hai chương nội đạo và ngoại đạo. Phần nội đạo chủ yếu nói về các phương pháp điều tiết bên trong như dưỡng tức, bồi khí, trữ dịch, thặng tinh… Phần ngoại đạo chủ yếu nói về phương pháp chống lại tác động của mê hoặc từ bên ngoài và cách thức ăn uống.
Âm thanh mỗi lúc một lớn, mỗi lúc càng thêm cổ quái, khiến Lỗ Thịnh Nghĩa đầu óc rối loạn, cơ thể co rút, đến hít thở cũng khó khăn. Ông há to miệng, liên tục nôn khan, chỉ ước có thể tống tháo ra tất cả phủ tạng trong người. Trong âm thanh chứa đựng vô vàn mũi gai nhọn hoắt, có mũi nhọn của thanh thép dẫn điện, có răng nanh nhọn hoắt của rắn hoàng vĩ, có gai ngứa của khoai hạ ma(*) … Chúng đâm xuyên vào từng lỗ chân lông của Lỗ Thịnh Nghĩa, khiến ông cảm thấy lạnh toát, nóng rát, co rút, đau đớn, ngứa ngáy không thể chịu đựng nổi.
(*) Là một loại khoai sọ được thu hoạch vào mùa hè, lớn hơn so với những loại khoai sọ thông thường, to chừng nắm đấm. Bên ngoài củ khoai có một lớp vỏ xốp rất dày, khi bóc lớp vỏ này phải hết sức thận trọng, vì bên trong có chứa những chiếc gai mềm rất nhọn, giống như lông sâu róm. Nếu tiếp xúc với phần da không có lỗ chân lông thì không sao, nếu tiếp xúc với lỗ chân lông có mảng da sẽ đau rát ngứa rần. Trước đây loại khoai sọ này được trồng nhiều ở vùng Giang Chiết, sản lượng rất cao. Sau này, do mùi vị không ngon nên dần dần người ta không thích trồng nữa.
Trong lúc bấn loạn, ông quăng cả con dao khắc gỗ đang cầm trong tay đi, rồi vứt luôn hòm gỗ, đưa hai tay lên định bịt kín lỗ tai, nhưng lại không thể tìm thấy tai ở đâu. Không phải là đôi tay ông có vấn đề, mà là tri giác của ông đã gần như tê liệt. Ông bắt đầu giằng xé vạt áo trước ngực, tựa như muốn móc lấy quả tim lôi ra ngoài, nhưng cũng chẳng ích gì.
Đây chính là khảm diện “Tạc quỷ hào”, chuyên dùng để tước đoạt hồn phách của con người, lợi dụng hình dạng kỳ lạ trời sinh của đá Thái Hồ để tạo nút bẫy. Có thể nói đây là kỹ xảo sắp đặt kỳ diệu nhất của Lung linh bách khiếu.
Sau khi cửa khảm đã phong kín, trong một gian mật thất kín đáo nối liền với con đường xoáy tròn, đối phương sẽ dùng dụng cụ quạt gió để thổi gió vào các lỗ của khảm diện. Gió sẽ thổi vào trong con đường xoáy tròn khép kín, tương tác với các luồng khí bên trong, đồng thời luôn duy trì một cường độ và quỹ đạo cố định. Nguyên lý này giống như dùng ống để hút nước, trước tiên hút nước vào đầy ống, sau đó đưa một đầu ống xuống vị trí thấp hơn mặt nước, dưới sự tác động của sự mất cân bằng trọng lực, nước sẽ liên tục chảy qua ống với cùng một tốc độ và hướng chảy.
Nhưng kỳ diệu không chỉ có thế. Do bản thân đá Thái Hồ đã có rất nhiều lỗ hổng to nhỏ, vô số lỗ hổng bị gió thổi vào đã đồng thời phát ra đủ kiểu tiếng vọng rùng rợn, cộng thêm sự cộng hưởng của đá, khiến âm thanh nhanh chóng được khuếch đại lên gấp bội. Lại cộng với độ cong của con đường, khiến tiếng gầm rú càng được phóng đại, tuần hoàn không ngớt, cho đến khi người bị giữ kín trong khảm tinh thần điên loạn mới thôi.
Đã từng có vài ba người nếm mùi lợi hại của khảm diện này, nên khảm diện vừa đóng, nút còn chưa bật hết, đã cắn đứt lưỡi tự vẫn.
Lỗ Thịnh Nghĩa lúc này đã khốn đốn cực độ, miệng há hốc liên tục nôn khan, muốn chết mà không đủ sức cắn lưỡi. Nhưng ông muốn chết, ông phải cố gắng để chết, liều mạng để chết. Con dao khắc gỗ không biết đã văng vào ngóc ngách tối tăm nào, nhưng cho dù có tìm thấy, e rằng cũng không còn sức để đưa lên cứa cổ. Thế là ông bèn mò mẫm lên tìm chiếc hòm gỗ rơi ngay dưới chân, trong đó có một thứ sẽ giúp ông nhẹ nhàng kết liễu tính mạng.
Không cần tốn quá nhiều sức lực để mở ngăn kéo bí mật trên chiếc hòm, chỉ cần biết vị trí chính xác của lẫy cài hay nút bật. Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã phải dốc hết sức lực còn lại trong cơ thể mới tìm ra nút bật. Song lúc này, cánh tay ông đã mềm nhũn, chỉ còn biết dùng trọng lượng của toàn cơ thể để ấn xuống…
Những tiếng gào rú càng thêm điên dại và hỗn loạn, khiến ông cảm thấy mình sắp nổ tung đến nơi. Ông đã mơ hồ nhìn thấy những mảnh vụn của cơ thể đang bay tan tác khắp không trung….
Những tảng đá được sắp đặt vô cùng khéo léo. Lỗ Thịnh Nghĩa cứ bước thêm một bước, lại có thêm những lỗ hổng mới sáng lên, còn những lỗ hổng đã đi qua liền tối lại. Đó là cách bốc cục “Lung linh bách khiếu” (trăm lỗ lung linh), một phương pháp tạo hình non bộ từ lâu đã thất truyền. Nghe nói ngày nay khắp thiên hạ chỉ còn Cô Tô có được, và toàn thành Cô Tô cũng chỉ còn sót lại một nơi này.
Bố cục nhà vườn ở Cô Tô rất chú trọng phép tắc quân thần văn võ, coi dòng nước là vua, đá núi là tôi, nhà lầu là văn, cây hoa là võ. Trong khu vườn, ao hồ không rộng, nhà cửa không rộng, nhà cửa không lớn, vì vậy hòn non bộ cũng không thật to cao.
Lỗ Thịnh Nghĩa vốn thông thạo các phương pháp dựng nhà làm vườn còn hơn cả số tuổi của ông. Nhưng giờ đây, có một điều ông không thể hiểu được, đó là nãy giờ ông đã dò dẫm đi được cả trăm tám mươi bước trong lòng hang, mà vẫn chưa tìm thấy lối ra, cũng không thấy bóng dáng Lỗ Ân đâu cả.
Đi theo bộ pháp “thắn lằn đi ngược” rất tốn sức, lại thêm đi mãi vẫn chưa thấy đường ra cũng là một chuyện vô cùng đáng sợ. Mồ hôi lạnh, mồ hôi nóng thoắt đã đầm đìa trên trán Lỗ Thịnh Nghĩa. Ông biết mình đã rơi vào khảm diện, nhưng không biết chính xác mình đã đi nhầm vào cửa hư(*)từ lúc nào. Có điều trong một cái hang chật hẹp như thế này, nếu muốn che khuất cửa thực(**), bố trí cửa hư quả thực là điều rất khó.
(*) Cánh cửa làm giả dùng để dẫn dụ người khác lọt vào khảm diện, có thể điều chỉnh tùy ý.
(**) Cánh cửa có từ trước trong khảm diện, cố định không thể thay đổi được.
Tài năng sắp đặt cơ quan của Lỗ Thịnh Nghĩa cao minh hơn anh trai rất nhiều. Vì trong suốt hai chục năm qua, Lỗ Thịnh Hiếu đã dốc toàn tâm vào học Đạo, còn Lỗ Thịnh Nghĩa lại khác. Ông vẫn là một thợ mộc tài giỏi, thường xuyên đi lại trong giang hồ. Suốt bao năm nay ông lăn lộn khắp đó đây, kết giao vô số bạn bè thuộc tam giáo cửu lưu, đủ mọi môn phái. Ông khiêm tốn cầu học, luyện đủ sở trường, không những công phu Định cơ(*) tiến bộ vượt bậc, mà còn thu hoạch thêm được rất nhiều điều mới mẻ trên phương diện bố cục cơ quan, Kỳ môn Độn giáp.
(*) Định cơ, tức là định móng, là căn cứ vào bố cục phong thủy để định vị phần móng cho công trình kiến trúc, yêu cầu không được xung đột với cách cục phong thủy, và tận dụng được tối đa các nhân tố cát vượng trong cách cục phong thủy. Ngoài ra, kích thước lớn nhỏ, chất đất, phương vị của vị trí đặt móng, cùng độ phẳng, sạch bẩn của mặt đất tại vị trí móng đều thuộc phạm vi của công phu này.
Lỗ Thịnh Nghĩa nhìn những đốm sáng loang lỗ chiếu trên cơ thể mình, đôi lông mày nhíu lại. Ông đưa con dao khắc gỗ vào trong luồng sáng, rồi xoay chuyển phần lưỡi sáng bóng chệch qua một góc, nhưng không thấy có đốm sáng nào phản chiếu lên vách đá đen tuyền ở bên cạnh.
Ông vỗ mạnh vào đầu một cái, kêu thầm trong bụng: “Màn che mắt! Không ngờ bao năm lăn lộn chốn giang hồ, thế mà giờ đây vẫn bị mắc lừa bởi tấm màn che mắt”.
Màn che mắt có rất nhiều kiểu, kiểu màn che mắt trong hang được gọi là “đổi ánh sáng”. Khảm diện ở đây không phân chia thành cửa thực, cửa hư, vì vậy không phải Lỗ Thịnh Nghĩa đã lọt phải cửa hư, mà là bị lừa bởi ánh sáng giả. Ảnh sáng giả là nguồn ánh sáng do người bày khảm thiết kế, nguồn ánh sáng này khác với nguồn sáng tự nhiên, dù được thiết kế khéo léo đến đâu, vẫn có độ lay động và hấp háy. Mặt khác, loại ánh sáng này rất phân tán, khả năng phản xạ vô cùng kém.
Ánh sáng mà ông nhìn thấy khi mới bước chân vào trong hang là ánh sáng tự nhiên. Nhưng sau khi bước thêm mấy bước, ánh sáng rọi vào qua những lỗ hổng đã thay đổi. Tiếp đó, Lỗ Thịnh Nghĩa bắt đầu đi theo con đường mà đối phương đã thiết kế, đó là một con đường không có điểm cuối, người rơi vào bẫy sẽ phải đi mãi, đi mãi, đi cho đến khi chết vì mệt, vì đói, vì khát.
Bị mắc lừa chỉ vì một tiểu xảo ánh sáng vô cùng đơn giản, Lỗ Thịnh Nghĩa rất đỗi hổ thẹn. Vì đổi ánh sáng chỉ là một phương pháp che mắt hết sức bình thường và rất dễ bị phát hiện, quá trình chuyển đổi giữa hai loại ánh sáng thường diễn ra đột ngột, vụng về.
Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa không biết rằn, hòn non bộ này đã lợi dụng kết cấu Lung linh bách khiếu vô cùng xảo diệu, vì vậy quá trình đổi ánh sáng đã được ngụy trang một cách hết sức khóe léo không chút tì vết.
Lúc này, Lỗ Thịnh Nghĩa không biết mình đang đứng ở đâu. Khảm diện đã vây hãm lấy ông. Đã rơi vào mê cung này, cho dù có quay lại cũng không thể tìm được đường ra, chỉ tổ càng đi càng loạn. Còn tiếp tục đi về phía trước? Nếu như vẫn đang ở bên trong hòn non bộ, cứ đi thẳng về phía trước chắc chắn cũng chỉ nhọc công vô ích. Còn nếu như đã ra khỏi phạm vi của hòn non bộ, phía trước chắc chắn có nút chết hay khảm sống đang đợi sẵn.
Lỗ Thịnh Nghĩa cảm thấy mình còn thê thảm hơn miếng thịt trên thớt, vì ngay cả con dao đang ở đâu, hình dạng thế nào, ông cũng không hay biết. Con đường vòng trong khảm diện chắc chắn đã bị nối liền đầu đuôi, đối phương quyết không để cho ông cơ hội thoát thân, bọn chúng hẳn đã khóa chặt khảm diện.
Hơn nữa, trong một phạm vi nhỏ hẹp như thế này, bố trí khảm diện cũng chính là cái cài nút lẫy. Ở đây khảm diện chính là nút, nút chính là khảm, đây là bố cục trùng điệp trong khảm có nút, trong nút có khảm.
Đúng vào lúc này, Lỗ Thịnh Nghĩa cảm thấy râu tóc khẽ lay động, dường như có một luồng gió thổi lại từ phía trước. Đột nhiên ánh sáng từ lỗ hổng đều vụt tắt, tựa như đã bị gió dập đi, toàn bộ hang đá thoắt cái đã tối mịt như bưng.
Gió tiếp tục thổi không ngừng, tiếng gió mỗi lúc một mạnh, cứ táp thẳng đến, không hề biến hóa hay gián đoạn, thổi một mạch liên tục bất tận. Tiếng gió rít mỗi lúc một lớn, lúc đầu chỉ vù vù qua tai, về sau khác nào tiếng quỷ khóc gào, khiến người nghe ghê răng rợn gáy. Dần dần, toàn bộ hang đá chỉ còn vang vọng tiếng gió gào rú vô cùng quái dị, nghe giống như vô số lưỡi dao rỉ sét đang cạo kèn kẹt lên vách đá.
Tiếng gió dội vào trong tai Lỗ Thịnh Nghĩa nghe như cạo xương róc tủy, khiến tim ông lạnh toát, ngực bụng như có móc câu bốn lưỡi xỏ lên, móc lấy tim gan phủ tạng lôi ngược ra ngoài.
Trong cuốn “Dưỡng sinh - Ngoại đạo”(*) thời Đông Tấn có viết: “Con người ưa thích ba loại độc là sắc, ẩm, thanh; sắc ăn mòn cơ thể, ẩm phá hủy nội tạng, thanh loạn hồn”.
(*) Có người cho rằng đây là trước tác của một đạo sĩ thời Đông Tấn, cũng có người cho rằng đây là tác phẩm của một nhà luyện đan. Nội dung chủ yếu nói về đạo dưỡng sinh thời cổ, chia thành hai chương nội đạo và ngoại đạo. Phần nội đạo chủ yếu nói về các phương pháp điều tiết bên trong như dưỡng tức, bồi khí, trữ dịch, thặng tinh… Phần ngoại đạo chủ yếu nói về phương pháp chống lại tác động của mê hoặc từ bên ngoài và cách thức ăn uống.
Âm thanh mỗi lúc một lớn, mỗi lúc càng thêm cổ quái, khiến Lỗ Thịnh Nghĩa đầu óc rối loạn, cơ thể co rút, đến hít thở cũng khó khăn. Ông há to miệng, liên tục nôn khan, chỉ ước có thể tống tháo ra tất cả phủ tạng trong người. Trong âm thanh chứa đựng vô vàn mũi gai nhọn hoắt, có mũi nhọn của thanh thép dẫn điện, có răng nanh nhọn hoắt của rắn hoàng vĩ, có gai ngứa của khoai hạ ma(*) … Chúng đâm xuyên vào từng lỗ chân lông của Lỗ Thịnh Nghĩa, khiến ông cảm thấy lạnh toát, nóng rát, co rút, đau đớn, ngứa ngáy không thể chịu đựng nổi.
(*) Là một loại khoai sọ được thu hoạch vào mùa hè, lớn hơn so với những loại khoai sọ thông thường, to chừng nắm đấm. Bên ngoài củ khoai có một lớp vỏ xốp rất dày, khi bóc lớp vỏ này phải hết sức thận trọng, vì bên trong có chứa những chiếc gai mềm rất nhọn, giống như lông sâu róm. Nếu tiếp xúc với phần da không có lỗ chân lông thì không sao, nếu tiếp xúc với lỗ chân lông có mảng da sẽ đau rát ngứa rần. Trước đây loại khoai sọ này được trồng nhiều ở vùng Giang Chiết, sản lượng rất cao. Sau này, do mùi vị không ngon nên dần dần người ta không thích trồng nữa.
Trong lúc bấn loạn, ông quăng cả con dao khắc gỗ đang cầm trong tay đi, rồi vứt luôn hòm gỗ, đưa hai tay lên định bịt kín lỗ tai, nhưng lại không thể tìm thấy tai ở đâu. Không phải là đôi tay ông có vấn đề, mà là tri giác của ông đã gần như tê liệt. Ông bắt đầu giằng xé vạt áo trước ngực, tựa như muốn móc lấy quả tim lôi ra ngoài, nhưng cũng chẳng ích gì.
Đây chính là khảm diện “Tạc quỷ hào”, chuyên dùng để tước đoạt hồn phách của con người, lợi dụng hình dạng kỳ lạ trời sinh của đá Thái Hồ để tạo nút bẫy. Có thể nói đây là kỹ xảo sắp đặt kỳ diệu nhất của Lung linh bách khiếu.
Sau khi cửa khảm đã phong kín, trong một gian mật thất kín đáo nối liền với con đường xoáy tròn, đối phương sẽ dùng dụng cụ quạt gió để thổi gió vào các lỗ của khảm diện. Gió sẽ thổi vào trong con đường xoáy tròn khép kín, tương tác với các luồng khí bên trong, đồng thời luôn duy trì một cường độ và quỹ đạo cố định. Nguyên lý này giống như dùng ống để hút nước, trước tiên hút nước vào đầy ống, sau đó đưa một đầu ống xuống vị trí thấp hơn mặt nước, dưới sự tác động của sự mất cân bằng trọng lực, nước sẽ liên tục chảy qua ống với cùng một tốc độ và hướng chảy.
Nhưng kỳ diệu không chỉ có thế. Do bản thân đá Thái Hồ đã có rất nhiều lỗ hổng to nhỏ, vô số lỗ hổng bị gió thổi vào đã đồng thời phát ra đủ kiểu tiếng vọng rùng rợn, cộng thêm sự cộng hưởng của đá, khiến âm thanh nhanh chóng được khuếch đại lên gấp bội. Lại cộng với độ cong của con đường, khiến tiếng gầm rú càng được phóng đại, tuần hoàn không ngớt, cho đến khi người bị giữ kín trong khảm tinh thần điên loạn mới thôi.
Đã từng có vài ba người nếm mùi lợi hại của khảm diện này, nên khảm diện vừa đóng, nút còn chưa bật hết, đã cắn đứt lưỡi tự vẫn.
Lỗ Thịnh Nghĩa lúc này đã khốn đốn cực độ, miệng há hốc liên tục nôn khan, muốn chết mà không đủ sức cắn lưỡi. Nhưng ông muốn chết, ông phải cố gắng để chết, liều mạng để chết. Con dao khắc gỗ không biết đã văng vào ngóc ngách tối tăm nào, nhưng cho dù có tìm thấy, e rằng cũng không còn sức để đưa lên cứa cổ. Thế là ông bèn mò mẫm lên tìm chiếc hòm gỗ rơi ngay dưới chân, trong đó có một thứ sẽ giúp ông nhẹ nhàng kết liễu tính mạng.
Không cần tốn quá nhiều sức lực để mở ngăn kéo bí mật trên chiếc hòm, chỉ cần biết vị trí chính xác của lẫy cài hay nút bật. Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã phải dốc hết sức lực còn lại trong cơ thể mới tìm ra nút bật. Song lúc này, cánh tay ông đã mềm nhũn, chỉ còn biết dùng trọng lượng của toàn cơ thể để ấn xuống…
Những tiếng gào rú càng thêm điên dại và hỗn loạn, khiến ông cảm thấy mình sắp nổ tung đến nơi. Ông đã mơ hồ nhìn thấy những mảnh vụn của cơ thể đang bay tan tác khắp không trung….