Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 125
Núi cao trăng nhỏ, trăng xám lạnh.
Ánh trăng trải dài trên đỉnh núi hoang.
Tảng đá lớn trên đỉnh núi giống như một mặt bình phong, hay một gian phòng.
Mặt đất thâm trầm, dưới sườn dốc có dòng nước chảy xiết, sâu không thấy đáy.
Trên đỉnh núi có người, là bốn người.
Bốn người đều cúi đầu. Bọn họ không phải đang nhìn chỉ tay trong lòng bàn tay của mình giống như Gia Cát tiên sinh, mà là đang nhìn cái bóng dưới chân mình.
Bọn họ đương nhiên sẽ không vô duyên vô cớ đến nơi núi hoang này nhìn cái bóng của mình.
Người hay nhìn cái bóng của mình đều là người tịch mịch, bởi vì bọn họ thậm chí không có người khác để nhìn.
Đây là một ngọn núi tịch mịch, giống như một căn nhà nhỏ độc lập cách ly khỏi thế gian, trơ trọi ở nơi này.
Núi này là Tư Phòng sơn tiếp giáp với Lão Lâm tự. Lúc này Lão Lâm tự cổ xưa đã sụp đổ, nhưng núi vẫn còn, người cũng ở đó.
Bọn họ không phải đến tịch mịch, muốn tham gia bữa tiệc tịch mịch, muốn tịch mịch trong hồng trần nhộn nhịp. Chỉ cần trong lòng tịch mịch, nơi nào cũng sẽ tịch mịch, lo gì sẽ không tịch mịch. Chỉ sợ tịch mịch quấn quanh, không thể giải trừ mà thôi. Không ai cần phải đến nơi núi sâu này để tìm sự yên tĩnh.
Bọn họ tới để chấp hành nhiệm vụ.
Bọn họ đang đợi, chờ đợi một người.
Bọn họ ngàn dặm xa xôi, đêm đi ngày trốn, phong trần mệt mỏi, không thấy mặt trời, lén đến nơi đây chính là để ngăn chặn người này, cũng muốn giết chết y.
Người này cũng tuyệt đối đáng để bọn họ làm như vậy.
Chỉ cần người này chết đi, lực lượng vũ trang trong triều có thể chống lại tướng gia có lẽ sẽ chỉ còn không đến một phần.
Người này đương nhiên chính là Gia Cát tiên sinh.
Nếu như bốn người này đang đợi Gia Cát tiên sinh, vậy thì bọn họ đương nhiên chính là Lục Hợp Thanh Long.
Nhưng Thanh Long có đến sáu con, bọn họ chỉ đến bốn người thôi sao?
Đến bốn con rồng, có thể ngăn được Gia Cát sao?
Bọn họ cũng đang lo lắng chuyện này. Chỉ cần Gia Cát tới Lão Lâm tự, bọn họ nhất định có thể ngăn được, nhưng chỉ sợ sáu người còn chưa tập hợp đầy đủ thì Gia Cát đã đến rồi.
Bọn họ nhận lệnh của Nguyên Thập Tam Hạn, cố ý bày bố nghi trận. Ngoài mặt, Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị vẫn ở lại kinh thành, giả vờ như có hành động khác thường để cầm chân Gia Cát tiên sinh. Nếu như Gia Cát tiên sinh vẫn ở yên tại kinh thành, bọn họ cũng không cần hành động.
Ai cũng biết Gia Cát tiên sinh không dễ bị lừa gạt, cho nên Nguyên Thập Tam Hạn và Thái Kinh đã thương nghị kế sách.
Một, tốt nhất là “giữ chân” Gia Cát tiên sinh ở trong kinh thành. Chỉ cần tìm một số người gây rối, liên tục phát sinh chuyện thích khách vào cung hành thích, nhất định không được thương tổn đến hoàng đế (đó là “núi dựa lớn” của Thái Kinh), nhưng hoàng thân quốc thích thì không ngại giết vài tên. Chỉ cần Gia Cát tiên sinh hộ giá bất lực, truy bắt hung thủ không thành, dĩ nhiên sẽ bị hoàng đế cách chức xử lý, ít nhất cũng sẽ hoài nghi xa lánh. Luận về công lực, chuyện quấy rối trong cung nên giao cho Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị là tốt nhất. Cộng thêm người của Thái Kinh bố trí trong cung tiếp ứng, khẳng định sẽ khiến cho Gia Cát và Tứ Đại Danh Bổ bận tối mày tối mặt. Cùng lúc đó, Nguyên Thập Tam Hạn sẽ có thể rời khỏi kinh thành, chặn đường Thiên Y Cư Sĩ, trước tiên trừ đi một mối họa lớn trong lòng.
Hai, nếu như Gia Cát tiên sinh “cả gan” không để ý tới sống chết an nguy của hoàng đế, rời kinh bảo vệ Thiên Y Cư Sĩ, Nguyên Thập Tam Hạn cũng có kế liên hoàn. Chỉ cần hắn nắm chuẩn tính tình của Thiên Y Cư Sĩ (hắn nhận định Hứa Tiếu Nhất bản tính thuần hậu, nhất định sẽ không hi sinh tính mạng thủ hạ đệ tử của mình, thay đổi mục tiêu. Cho nên chỉ cần phát hiện có một môn sinh của Thiên Y Cư Sĩ xuất hiện, liền có thể đoán được Thiên Y Cư Sĩ nhất định cũng sẽ ở gần đó), đến lúc đó, Lục Hợp Thanh Long sẽ dùng đại trận do tổ sư gia truyền lại để vây giết Gia Cát Tiểu Hoa.
Ba, hắn trước tiên để Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị ở lại kinh thành, giả vờ phái Tề Văn Lục và Diệp Kỳ Ngũ đi tấn công Hàm hồ, sau đó cho Cố Thiết Tam và Triệu Họa Tứ đi đánh Điềm sơn. Trên thực tế, sáu đại môn đồ đều phân bố các nơi tại Tam Phòng sơn, chỉ cần ra lệnh một tiếng sẽ lập tức kết trận, giết chết Gia Cát.
Bốn, Thái Kinh và Nguyên Thập Tam Hạn đều suy đoán, Gia Cát tiên sinh và Tứ Đại Danh Bổ không thể nào đồng thời rời khỏi kinh sư. Bởi vì gần đây hoàng cung rất không yên bình, Gia Cát quyết không dám mạo hiểm đưa tất cả nhân thủ của mình rời khỏi khỏi thành, giao hết cho đám người Thư Vô Hý và Nhất Gia. Lỡ may không bảo vệ được thánh thượng, khi đó ai có thể chịu trách nhiệm? Chỉ cần Gia Cát tới một mình, bọn họ sẽ dùng “Càn khôn đại trận” của Lục Hợp Thanh Long vây giết y. Còn nếu như người tới là Tứ Đại Danh Bổ, Nguyên Thập Tam Hạn có thể tự mình giải quyết, một lần chặt đứt “tứ chi” của Gia Cát Tiểu Hoa.
Do đó Thái Kinh cho rằng đã tính toán chuẩn xác, Nguyên Thập Tam Hạn cũng cho rằng lần này thắng chắc.
Lúc này, bọn họ từ trong ám hiệu biết được Gia Cát tiên sinh đã đến.
Diệp Kỳ Ngũ và Tề Văn Lục là viện binh ẩn nấp, được biết trước tiên, trong lòng kinh hãi. Nhưng Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị đã nhanh chóng tụ tập, bọn họ từ trong kinh thành một nắng hai sương chạy tới đây.
Bọn họ đã sớm nhận được tin tức, Gia Cát tiên sinh quả nhiên không giữ được bình tĩnh, đích thân xuất động.
Nghĩ đến chuyện mình sắp trở thành một phần tử giết chết Gia Cát tiên sinh đại danh đỉnh đỉnh trong võ lâm, ai nấy đều cảm thấy rất kích động.
Bọn họ thậm chí quên truy xét, Gia Cát tiên sinh luôn cẩn thận vì sao lại hành động liều lĩnh, tự ý rời khỏi cương vị phòng thủ hoàng thành, bỏ mặc sự an nguy của long thể thiên tử, đi thẳng đến Điềm sơn như vậy?
Thực ra, khi Gia Cát tiên sinh biết Thiên Y Cư Sĩ đến kinh thành để giúp mình đối phó với Thái Kinh, cũng hiểu được dụng ý của vị sư huynh này, đó là muốn “dẫn rắn rời hang”.
Dẫn đi Nguyên Thập Tam Hạn và đại tướng dưới tay hắn, nhất là Lục Hợp Thanh Long, tất cả đều xuất động, ám thị Gia Cát có thể thừa dịp này tiêu diệt Thái Kinh, trừ đi kẻ thù chính trị, giết chết tên đầu sỏ hại nước hại dân này, có lẽ đây chính là nỗi khổ tâm của Thiên Y Cư Sĩ.
Nói đơn giản, Thái Kinh muốn lợi dụng sức mạnh của các phe phái trong triều và bên ngoài, cùng với nội đấu đồng môn giữa Nguyên Thập Tam Hạn và Gia Cát tiên sinh, nhằm để củng cố thế lực của mình. Nguyên Thập Tam Hạn lại muốn thừa dịp này diệt trừ Thiên Y Cư Sĩ hoặc Gia Cát tiên sinh. Thiên Y Cư Sĩ lại muốn làm cho Nguyên Thập Tam Hạn phân tâm, thu hút sự chú ý của hắn để Gia Cát tiên sinh có cơ hội tiêu diệt kẻ thù.
Nhưng Gia Cát tiên sinh lại không muốn giết Thái Kinh, bởi vì nhiều nguyên nhân.
Một, trên đời có một số tai họa đã đến mức vô phương cứu chữa, không thể giải quyết được, một khi áp bức thanh trừ, ngược lại sẽ khiến cho toàn bộ cơ cấu tan vỡ. Triều đình nhà Tống suy nhược lâu ngày, kết họa đã sâu, một khi Thái Kinh thất thế hoặc chết đi, đám Chu Miễn, Vương Phủ, Thái Tu lên nắm quyền, chỉ sợ còn hèn hạ vô sỉ hơn so với Thái Kinh, hơn nữa còn không chừa thủ đoạn nào. Thái Kinh chết đi sẽ tạo thành cục diện hỗn loạn, không hề tốt đối với quốc gia xã tắc. Ít nhất vào lúc này cảnh này, trên dưới triều đình đều là vây cánh của họ Thái, thói quen khó sửa, ung nhọt đã sâu, nếu như một dao cắt bỏ thì sẽ khiến cho bệnh nhân không sống nổi. Thái Kinh và người Kim “mắt đi mày lại”, “tư thông ân cần”, dốc sức cầu hòa miễn chiến, ở trong triều rất được ủng hộ. Một khi hắn thất thế, e rằng người Kim lo ngại triều đình nhà Tống mạnh lên, nhất định sẽ tăng cường tấn công. Dưới tình hình quốc lực không mạnh, quốc khố thiếu hụt, chỉ sợ khó mà ngăn cản thế công mãnh liệt của người Kim. Cho nên Thái Kinh quyền cao chức trọng, không thể nói chết là chết được.
Hai, cho dù có thể dẹp yên Thái đảng, nhất định sẽ do cựu đảng cầm quyền. Thái Kinh giơ cao cờ hiệu tân đảng, mặc sức đàn áp giết chóc cựu đảng, kể cả những người của tân đảng có tài nhưng không chịu cúi đầu. Một khi cựu đảng mạnh lên, nhất định sẽ phản công toàn diện, đến lúc đó sự báo thù sẽ khiến cho oán hận càng sâu. Hơn nữa đám người này chịu đủ tai họa, cực kỳ căm hận những người nắm quyền trong triều, rất dễ tạo thành mưu phản khiến cho cung đình nội loạn. Điều này giống như một người bị bệnh đã lâu, thân thể yếu ớt, làm sao chịu được thuốc mạnh liên tục. Từ trước đến giờ Gia Cát tiên sinh làm việc chỉ nhìn đúng sai chứ không nhìn người, vì vậy đã trở thành người mà hai đảng không dung. Nhiều năm chống đối với Thái đảng, ngược lại tạo thành một loại sức mạnh “phản nghịch”, một khi tân đảng được thế, nhất định sẽ xem Gia Cát tiên sinh là địch, đến lúc đó bất kể tốt xấu trung gian đều đuổi tận giết tuyệt, càng không phải là phúc của xã tắc.
Ba, cho dù bên cạnh không có Nguyên Thập Tam Hạn và Lục Hợp Thanh Long, Thái Kinh vẫn rất khó đối phó. Chu Miễn và Vương Phủ mỗi người đều có cao thủ bảo vệ, hình tổng tươi cười Chu Nguyệt Minh, lật mây làm mưa Phương Ứng Khán, Thiên Hạ Đệ Thất, Long Bát thái gia, tất cả đều là đại ác nhân trong ác nhân, cao thủ hạng nhất trong cao thủ. Thái Kinh không phải muốn giết là giết được.
Cho nên trước tiên Gia Cát tiên sinh muốn biết rõ, Thái Kinh có ý muốn soán ngôi như Vương Mãng (1) hay không?
Y và Tứ Đại Danh Bổ đã thương nghị, kết quả là “không thể”.
Tuy nhiều năm qua Thái Kinh mở rộng vây cánh, khiến cho hoàng đế không thể loại bỏ hắn, không có hắn thì không được, nhưng thật ra quyền lực của hắn vẫn đến từ hoàng đế.
Hắn và Triệu Cát ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, giao tình rất sâu. Lỡ may Triệu Cát không còn làm hoàng đế, vị trí của Thái Kinh cũng sẽ lung lay. Làm hoàng đế ai mà không lo ngại có người còn quyền lớn danh cao hơn mình? Nếu như do chính Thái Kinh “cướp lấy”, với tiếng xấu “hại nước hại dân” của hắn, cộng thêm người Kim bên sông rình mò, cùng với trên dưới cả nước chất chứa oán hận, Thái Kinh dù có dã tâm lớn cũng biết đó là khe nước mà hắn không thể vượt qua.
Cho nên hắn sẽ không ngu ngốc đi làm cái chức hoàng đế nhọc nhằn kia.
Thái Kinh nhất định sẽ không giết Triệu Cát, ngược lại vì giữ gìn quyền thế của mình, hắn càng phải bảo vệ cái mạng và ngôi vị của Triệu Cát.
Do đó Gia Cát tiên sinh rất yên tâm.
Y quyết định ngăn chặn Nguyên Thập Tam Hạn làm hại Thiên Y Cư Sĩ, vì vậy y đã giao trọng trách phòng thủ cho Ca Thư Lãn Tàn (Ca Thư Lãn Tàn bởi vì ngưỡng mộ đại sư huynh của Gia Cát tiên sinh là Lãn Tàn đại sư, cho nên đổi tên thành “Lãn Tàn”. Bởi vì y am hiểu lục nghệ (2), học rộng biết nhiều, hành xử khéo léo, còn có thể ca múa, lúc kể chuyện lại rất biểu cảm, cho nên được hoàng đế Triệu Cát yêu thích giữ ở bên cạnh). Lúc này Gia Cát tiên sinh mới dám ly khai hoàng đế, lén rời khỏi kinh đi thẳng tới Điềm sơn.
Y vừa đi, lập tức kinh động đến Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị. Vì vậy Yến Thi Nhị và Lỗ Thư Nhất cũng chạy tới Điềm sơn, hội họp với bốn tên sư đệ khác.
Có điều, Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị vừa hành động, Tứ Đại Danh Bổ cũng nhận được tin tức.
“Không đúng.”
“Tất cả Lục Hợp Thanh Long đều xuất động.”
“Nhất định là đi phục kích thế thúc.”
“Chúng ta phải ngăn cản bọn chúng.”
Do đó Tứ Đại Danh Bổ cũng xuất động. Bọn họ lại nhờ Thư Vô Hý trông coi đại cục.
Vì vậy cục diện đã biến đổi. Thiên Y Cư Sĩ muốn dẫn Nguyên Thập Tam Hạn rời kinh. Nguyên Thập Tam Hạn muốn thừa dịp này giết chết Thiên Y Cư Sĩ, cũng có ý dụ Gia Cát tiên sinh ra ngoài để phục giết. Tứ Đại Danh Bổ lại đột ngột đến ngăn cản Lục Hợp Thanh Long bao vây.
Có lẽ chỉ có hai chuyện hoàn toàn bất ngờ. Một, trong Lão Lâm tự xuất hiện một Lôi Trận Vũ. Hai, Nguyên Thập Tam Hạn ẩn thân trong tượng bồ tát, lại được Thiên Y Cư Sĩ điểm hóa, ngộ được yếu quyết của “Nhẫn Nhục thần công” và Sơn Tự kinh.
Hai chuyện này đã trì hoãn thời gian Nguyên Thập Tam Hạn ra tay giết chết Thiên Y Cư Sĩ, nhưng Lục Hợp Thanh Long cũng đã cầm chân Gia Cát tiên sinh tại Tư Phòng sơn.
Gia Cát tiên sinh vừa lên Tư Phòng sơn, lập tức bị Lỗ Thư Nhất, Yến Thi Nhị, Diệp Kỳ Ngũ và Tề Văn Lục bao vây.
May mắn là Cố Thiết Tam và Triệu Họa Tứ vẫn chưa đến, Lục Hợp Thanh Long sáu người thiếu hai, cho nên không bày được Càn Khôn đại trận.
Chỉ dựa vào thực lực, bốn người Lục Hợp Thanh Long hoàn toàn không thắng được Gia Cát tiên sinh, nhưng cuộc vây đánh này vẫn có thể cầm chân Gia Cát tiên sinh một chút, chỉ một chút mà thôi.
Tuy chỉ một chút, nhưng vẫn có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với đại cục, ít nhất đã quyết định sống chết của Thiên Y Cư Sĩ và Chức Nữ.
Đây chính là nguyên nhân Gia Cát tiên sinh “tới chậm một bước”, mặc dù khi đang kịch chiến y đã phát ra tiếng kêu đặc biệt.
Trong Tự Tại môn, tiếng kêu của Lãn Tàn đại sư Diệp Ai Thiền, Gia Cát tiên sinh, Thiên Y Cư Sĩ và Nguyên Thập Tam Hạn đều khác nhau. Tiếng kêu của Lãn Tàn đại sư là rồng ngâm, Thiên Y Cư Sĩ là chim hót, Gia Cát tiên sinh là chó sủa, còn Nguyên Thập Tam Hạn là sói tru.
Cho nên khi đang chiến đấu, Gia Cát tiên sinh muốn dùng tiếng kêu để chấn nhiếp Nguyên Thập Tam Hạn, cũng cảnh cáo hắn đừng ra tay độc ác với Thiên Y Cư Sĩ, nếu không mình nhất định sẽ không bỏ qua.
Tiếng kêu kia đã nói rõ, nếu như đối phương nhẫn tâm giết chết Thiên Y Cư Sĩ, y nhất định sẽ nợ máu trả bằng máu.
Nguyên Thập Tam Hạn vốn không phải là đối thủ của Gia Cát tiên sinh. Gia Cát tiên sinh công khai sự xuất hiện của mình, cho rằng Nguyên Thập Tam Hạn trước khi ra tay cũng phải e dè.
Gia Cát tiên sinh lại không ngờ, lúc này Nguyên Thập Tam Hạn đã thông suốt, luyện thành tâm pháp dùng Sơn Tự kinh làm kinh, dùng “Nhẫn Nhục thần công” làm mạch, hơn nữa còn kết hợp làm một với Đạt Ma kim thân, cho rằng đã có thể chiến thắng Gia Cát tiên sinh.
Cho nên hắn vẫn giết Thiên Y Cư Sĩ.
Lúc này, đội hình bao vây Gia Cát tiên sinh rốt cuộc đã có tiếp viện, đó là Cố Thiết Tam từ Dược Dã bị Chu Đại Khối Nhi “dọa đi”, cùng với Triệu Họa Tứ bị Nguyên Thập Tam Hạn dùng “Độc Hoạt thần công” khiến cho “sống lại”.
Hai người này vừa gia nhập, Lục Hợp Thanh Long Càn Khôn đại trận lập tức phát động. Đại trận này có một lực lượng thần bí, có thể khắc chế thần công cái thế của Gia Cát tiên sinh.
May mắn lúc này lại có bốn người đến, bốn người này lại phát động một trận khác, phá tan vòng vậy của Lục Hợp Thanh Long.
Gia Cát tiên sinh thoát trận, cũng không ham chiến, lập tức chạy tới Lão Lâm tự. Nhưng Thiên Y Cư Sĩ chỉ còn thoi thóp một hơi, cuối cùng kiệt sức mà chết. Điều này đã buộc y phải dùng “Kinh Diễm nhất thương” để quyết chiến “Thương Tâm chi tiễn”.
Tên hết, Nguyên Thập Tam Hạn trọng thương.
Gia Cát tiên sinh cũng bị thương không nhẹ, nhưng y đã phá tan kim thân của Nguyên Thập Tam Hạn, còn làm suy yếu một phần tư công lực của đối phương.
Nguyên Thập Tam Hạn dùng tuyệt kỹ đã truyền cho môn đồ để đối phó với Thiên Y Cư Sĩ, chân khí trong cơ thể đã xảy ra biến hóa rất kỳ dị, khiến cho hắn không thể chần chừ một phút nào, lập tức chạy đi. Cộng thêm Gia Cát tiên sinh dùng tiên thiên cương khí làm nổ hắn bị thương, chỉ còn lại không đến một nửa nội lực, nhưng vẫn có thể thành công trốn khỏi.
Chỉ là thù oán của hai người lại càng sâu hơn.
Chú thích:
(1) Vương Mãng là vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân trong lịch sử Trung Quốc. Từ vai trò ngoại thích trong triều đình nhà Hán, Vương Mãng đã từng bước lên nắm những chức vụ cao nhất, thao túng việc triều chính và cuối cùng cướp ngôi nhà Hán. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, triều đại nhà Tân mà ông sáng lập đã sụp đổ cùng cái chết của ông.
(2) Lục nghệ bao gồm: lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, biết chữ, tính toán.
Ánh trăng trải dài trên đỉnh núi hoang.
Tảng đá lớn trên đỉnh núi giống như một mặt bình phong, hay một gian phòng.
Mặt đất thâm trầm, dưới sườn dốc có dòng nước chảy xiết, sâu không thấy đáy.
Trên đỉnh núi có người, là bốn người.
Bốn người đều cúi đầu. Bọn họ không phải đang nhìn chỉ tay trong lòng bàn tay của mình giống như Gia Cát tiên sinh, mà là đang nhìn cái bóng dưới chân mình.
Bọn họ đương nhiên sẽ không vô duyên vô cớ đến nơi núi hoang này nhìn cái bóng của mình.
Người hay nhìn cái bóng của mình đều là người tịch mịch, bởi vì bọn họ thậm chí không có người khác để nhìn.
Đây là một ngọn núi tịch mịch, giống như một căn nhà nhỏ độc lập cách ly khỏi thế gian, trơ trọi ở nơi này.
Núi này là Tư Phòng sơn tiếp giáp với Lão Lâm tự. Lúc này Lão Lâm tự cổ xưa đã sụp đổ, nhưng núi vẫn còn, người cũng ở đó.
Bọn họ không phải đến tịch mịch, muốn tham gia bữa tiệc tịch mịch, muốn tịch mịch trong hồng trần nhộn nhịp. Chỉ cần trong lòng tịch mịch, nơi nào cũng sẽ tịch mịch, lo gì sẽ không tịch mịch. Chỉ sợ tịch mịch quấn quanh, không thể giải trừ mà thôi. Không ai cần phải đến nơi núi sâu này để tìm sự yên tĩnh.
Bọn họ tới để chấp hành nhiệm vụ.
Bọn họ đang đợi, chờ đợi một người.
Bọn họ ngàn dặm xa xôi, đêm đi ngày trốn, phong trần mệt mỏi, không thấy mặt trời, lén đến nơi đây chính là để ngăn chặn người này, cũng muốn giết chết y.
Người này cũng tuyệt đối đáng để bọn họ làm như vậy.
Chỉ cần người này chết đi, lực lượng vũ trang trong triều có thể chống lại tướng gia có lẽ sẽ chỉ còn không đến một phần.
Người này đương nhiên chính là Gia Cát tiên sinh.
Nếu như bốn người này đang đợi Gia Cát tiên sinh, vậy thì bọn họ đương nhiên chính là Lục Hợp Thanh Long.
Nhưng Thanh Long có đến sáu con, bọn họ chỉ đến bốn người thôi sao?
Đến bốn con rồng, có thể ngăn được Gia Cát sao?
Bọn họ cũng đang lo lắng chuyện này. Chỉ cần Gia Cát tới Lão Lâm tự, bọn họ nhất định có thể ngăn được, nhưng chỉ sợ sáu người còn chưa tập hợp đầy đủ thì Gia Cát đã đến rồi.
Bọn họ nhận lệnh của Nguyên Thập Tam Hạn, cố ý bày bố nghi trận. Ngoài mặt, Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị vẫn ở lại kinh thành, giả vờ như có hành động khác thường để cầm chân Gia Cát tiên sinh. Nếu như Gia Cát tiên sinh vẫn ở yên tại kinh thành, bọn họ cũng không cần hành động.
Ai cũng biết Gia Cát tiên sinh không dễ bị lừa gạt, cho nên Nguyên Thập Tam Hạn và Thái Kinh đã thương nghị kế sách.
Một, tốt nhất là “giữ chân” Gia Cát tiên sinh ở trong kinh thành. Chỉ cần tìm một số người gây rối, liên tục phát sinh chuyện thích khách vào cung hành thích, nhất định không được thương tổn đến hoàng đế (đó là “núi dựa lớn” của Thái Kinh), nhưng hoàng thân quốc thích thì không ngại giết vài tên. Chỉ cần Gia Cát tiên sinh hộ giá bất lực, truy bắt hung thủ không thành, dĩ nhiên sẽ bị hoàng đế cách chức xử lý, ít nhất cũng sẽ hoài nghi xa lánh. Luận về công lực, chuyện quấy rối trong cung nên giao cho Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị là tốt nhất. Cộng thêm người của Thái Kinh bố trí trong cung tiếp ứng, khẳng định sẽ khiến cho Gia Cát và Tứ Đại Danh Bổ bận tối mày tối mặt. Cùng lúc đó, Nguyên Thập Tam Hạn sẽ có thể rời khỏi kinh thành, chặn đường Thiên Y Cư Sĩ, trước tiên trừ đi một mối họa lớn trong lòng.
Hai, nếu như Gia Cát tiên sinh “cả gan” không để ý tới sống chết an nguy của hoàng đế, rời kinh bảo vệ Thiên Y Cư Sĩ, Nguyên Thập Tam Hạn cũng có kế liên hoàn. Chỉ cần hắn nắm chuẩn tính tình của Thiên Y Cư Sĩ (hắn nhận định Hứa Tiếu Nhất bản tính thuần hậu, nhất định sẽ không hi sinh tính mạng thủ hạ đệ tử của mình, thay đổi mục tiêu. Cho nên chỉ cần phát hiện có một môn sinh của Thiên Y Cư Sĩ xuất hiện, liền có thể đoán được Thiên Y Cư Sĩ nhất định cũng sẽ ở gần đó), đến lúc đó, Lục Hợp Thanh Long sẽ dùng đại trận do tổ sư gia truyền lại để vây giết Gia Cát Tiểu Hoa.
Ba, hắn trước tiên để Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị ở lại kinh thành, giả vờ phái Tề Văn Lục và Diệp Kỳ Ngũ đi tấn công Hàm hồ, sau đó cho Cố Thiết Tam và Triệu Họa Tứ đi đánh Điềm sơn. Trên thực tế, sáu đại môn đồ đều phân bố các nơi tại Tam Phòng sơn, chỉ cần ra lệnh một tiếng sẽ lập tức kết trận, giết chết Gia Cát.
Bốn, Thái Kinh và Nguyên Thập Tam Hạn đều suy đoán, Gia Cát tiên sinh và Tứ Đại Danh Bổ không thể nào đồng thời rời khỏi kinh sư. Bởi vì gần đây hoàng cung rất không yên bình, Gia Cát quyết không dám mạo hiểm đưa tất cả nhân thủ của mình rời khỏi khỏi thành, giao hết cho đám người Thư Vô Hý và Nhất Gia. Lỡ may không bảo vệ được thánh thượng, khi đó ai có thể chịu trách nhiệm? Chỉ cần Gia Cát tới một mình, bọn họ sẽ dùng “Càn khôn đại trận” của Lục Hợp Thanh Long vây giết y. Còn nếu như người tới là Tứ Đại Danh Bổ, Nguyên Thập Tam Hạn có thể tự mình giải quyết, một lần chặt đứt “tứ chi” của Gia Cát Tiểu Hoa.
Do đó Thái Kinh cho rằng đã tính toán chuẩn xác, Nguyên Thập Tam Hạn cũng cho rằng lần này thắng chắc.
Lúc này, bọn họ từ trong ám hiệu biết được Gia Cát tiên sinh đã đến.
Diệp Kỳ Ngũ và Tề Văn Lục là viện binh ẩn nấp, được biết trước tiên, trong lòng kinh hãi. Nhưng Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị đã nhanh chóng tụ tập, bọn họ từ trong kinh thành một nắng hai sương chạy tới đây.
Bọn họ đã sớm nhận được tin tức, Gia Cát tiên sinh quả nhiên không giữ được bình tĩnh, đích thân xuất động.
Nghĩ đến chuyện mình sắp trở thành một phần tử giết chết Gia Cát tiên sinh đại danh đỉnh đỉnh trong võ lâm, ai nấy đều cảm thấy rất kích động.
Bọn họ thậm chí quên truy xét, Gia Cát tiên sinh luôn cẩn thận vì sao lại hành động liều lĩnh, tự ý rời khỏi cương vị phòng thủ hoàng thành, bỏ mặc sự an nguy của long thể thiên tử, đi thẳng đến Điềm sơn như vậy?
Thực ra, khi Gia Cát tiên sinh biết Thiên Y Cư Sĩ đến kinh thành để giúp mình đối phó với Thái Kinh, cũng hiểu được dụng ý của vị sư huynh này, đó là muốn “dẫn rắn rời hang”.
Dẫn đi Nguyên Thập Tam Hạn và đại tướng dưới tay hắn, nhất là Lục Hợp Thanh Long, tất cả đều xuất động, ám thị Gia Cát có thể thừa dịp này tiêu diệt Thái Kinh, trừ đi kẻ thù chính trị, giết chết tên đầu sỏ hại nước hại dân này, có lẽ đây chính là nỗi khổ tâm của Thiên Y Cư Sĩ.
Nói đơn giản, Thái Kinh muốn lợi dụng sức mạnh của các phe phái trong triều và bên ngoài, cùng với nội đấu đồng môn giữa Nguyên Thập Tam Hạn và Gia Cát tiên sinh, nhằm để củng cố thế lực của mình. Nguyên Thập Tam Hạn lại muốn thừa dịp này diệt trừ Thiên Y Cư Sĩ hoặc Gia Cát tiên sinh. Thiên Y Cư Sĩ lại muốn làm cho Nguyên Thập Tam Hạn phân tâm, thu hút sự chú ý của hắn để Gia Cát tiên sinh có cơ hội tiêu diệt kẻ thù.
Nhưng Gia Cát tiên sinh lại không muốn giết Thái Kinh, bởi vì nhiều nguyên nhân.
Một, trên đời có một số tai họa đã đến mức vô phương cứu chữa, không thể giải quyết được, một khi áp bức thanh trừ, ngược lại sẽ khiến cho toàn bộ cơ cấu tan vỡ. Triều đình nhà Tống suy nhược lâu ngày, kết họa đã sâu, một khi Thái Kinh thất thế hoặc chết đi, đám Chu Miễn, Vương Phủ, Thái Tu lên nắm quyền, chỉ sợ còn hèn hạ vô sỉ hơn so với Thái Kinh, hơn nữa còn không chừa thủ đoạn nào. Thái Kinh chết đi sẽ tạo thành cục diện hỗn loạn, không hề tốt đối với quốc gia xã tắc. Ít nhất vào lúc này cảnh này, trên dưới triều đình đều là vây cánh của họ Thái, thói quen khó sửa, ung nhọt đã sâu, nếu như một dao cắt bỏ thì sẽ khiến cho bệnh nhân không sống nổi. Thái Kinh và người Kim “mắt đi mày lại”, “tư thông ân cần”, dốc sức cầu hòa miễn chiến, ở trong triều rất được ủng hộ. Một khi hắn thất thế, e rằng người Kim lo ngại triều đình nhà Tống mạnh lên, nhất định sẽ tăng cường tấn công. Dưới tình hình quốc lực không mạnh, quốc khố thiếu hụt, chỉ sợ khó mà ngăn cản thế công mãnh liệt của người Kim. Cho nên Thái Kinh quyền cao chức trọng, không thể nói chết là chết được.
Hai, cho dù có thể dẹp yên Thái đảng, nhất định sẽ do cựu đảng cầm quyền. Thái Kinh giơ cao cờ hiệu tân đảng, mặc sức đàn áp giết chóc cựu đảng, kể cả những người của tân đảng có tài nhưng không chịu cúi đầu. Một khi cựu đảng mạnh lên, nhất định sẽ phản công toàn diện, đến lúc đó sự báo thù sẽ khiến cho oán hận càng sâu. Hơn nữa đám người này chịu đủ tai họa, cực kỳ căm hận những người nắm quyền trong triều, rất dễ tạo thành mưu phản khiến cho cung đình nội loạn. Điều này giống như một người bị bệnh đã lâu, thân thể yếu ớt, làm sao chịu được thuốc mạnh liên tục. Từ trước đến giờ Gia Cát tiên sinh làm việc chỉ nhìn đúng sai chứ không nhìn người, vì vậy đã trở thành người mà hai đảng không dung. Nhiều năm chống đối với Thái đảng, ngược lại tạo thành một loại sức mạnh “phản nghịch”, một khi tân đảng được thế, nhất định sẽ xem Gia Cát tiên sinh là địch, đến lúc đó bất kể tốt xấu trung gian đều đuổi tận giết tuyệt, càng không phải là phúc của xã tắc.
Ba, cho dù bên cạnh không có Nguyên Thập Tam Hạn và Lục Hợp Thanh Long, Thái Kinh vẫn rất khó đối phó. Chu Miễn và Vương Phủ mỗi người đều có cao thủ bảo vệ, hình tổng tươi cười Chu Nguyệt Minh, lật mây làm mưa Phương Ứng Khán, Thiên Hạ Đệ Thất, Long Bát thái gia, tất cả đều là đại ác nhân trong ác nhân, cao thủ hạng nhất trong cao thủ. Thái Kinh không phải muốn giết là giết được.
Cho nên trước tiên Gia Cát tiên sinh muốn biết rõ, Thái Kinh có ý muốn soán ngôi như Vương Mãng (1) hay không?
Y và Tứ Đại Danh Bổ đã thương nghị, kết quả là “không thể”.
Tuy nhiều năm qua Thái Kinh mở rộng vây cánh, khiến cho hoàng đế không thể loại bỏ hắn, không có hắn thì không được, nhưng thật ra quyền lực của hắn vẫn đến từ hoàng đế.
Hắn và Triệu Cát ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, giao tình rất sâu. Lỡ may Triệu Cát không còn làm hoàng đế, vị trí của Thái Kinh cũng sẽ lung lay. Làm hoàng đế ai mà không lo ngại có người còn quyền lớn danh cao hơn mình? Nếu như do chính Thái Kinh “cướp lấy”, với tiếng xấu “hại nước hại dân” của hắn, cộng thêm người Kim bên sông rình mò, cùng với trên dưới cả nước chất chứa oán hận, Thái Kinh dù có dã tâm lớn cũng biết đó là khe nước mà hắn không thể vượt qua.
Cho nên hắn sẽ không ngu ngốc đi làm cái chức hoàng đế nhọc nhằn kia.
Thái Kinh nhất định sẽ không giết Triệu Cát, ngược lại vì giữ gìn quyền thế của mình, hắn càng phải bảo vệ cái mạng và ngôi vị của Triệu Cát.
Do đó Gia Cát tiên sinh rất yên tâm.
Y quyết định ngăn chặn Nguyên Thập Tam Hạn làm hại Thiên Y Cư Sĩ, vì vậy y đã giao trọng trách phòng thủ cho Ca Thư Lãn Tàn (Ca Thư Lãn Tàn bởi vì ngưỡng mộ đại sư huynh của Gia Cát tiên sinh là Lãn Tàn đại sư, cho nên đổi tên thành “Lãn Tàn”. Bởi vì y am hiểu lục nghệ (2), học rộng biết nhiều, hành xử khéo léo, còn có thể ca múa, lúc kể chuyện lại rất biểu cảm, cho nên được hoàng đế Triệu Cát yêu thích giữ ở bên cạnh). Lúc này Gia Cát tiên sinh mới dám ly khai hoàng đế, lén rời khỏi kinh đi thẳng tới Điềm sơn.
Y vừa đi, lập tức kinh động đến Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị. Vì vậy Yến Thi Nhị và Lỗ Thư Nhất cũng chạy tới Điềm sơn, hội họp với bốn tên sư đệ khác.
Có điều, Lỗ Thư Nhất và Yến Thi Nhị vừa hành động, Tứ Đại Danh Bổ cũng nhận được tin tức.
“Không đúng.”
“Tất cả Lục Hợp Thanh Long đều xuất động.”
“Nhất định là đi phục kích thế thúc.”
“Chúng ta phải ngăn cản bọn chúng.”
Do đó Tứ Đại Danh Bổ cũng xuất động. Bọn họ lại nhờ Thư Vô Hý trông coi đại cục.
Vì vậy cục diện đã biến đổi. Thiên Y Cư Sĩ muốn dẫn Nguyên Thập Tam Hạn rời kinh. Nguyên Thập Tam Hạn muốn thừa dịp này giết chết Thiên Y Cư Sĩ, cũng có ý dụ Gia Cát tiên sinh ra ngoài để phục giết. Tứ Đại Danh Bổ lại đột ngột đến ngăn cản Lục Hợp Thanh Long bao vây.
Có lẽ chỉ có hai chuyện hoàn toàn bất ngờ. Một, trong Lão Lâm tự xuất hiện một Lôi Trận Vũ. Hai, Nguyên Thập Tam Hạn ẩn thân trong tượng bồ tát, lại được Thiên Y Cư Sĩ điểm hóa, ngộ được yếu quyết của “Nhẫn Nhục thần công” và Sơn Tự kinh.
Hai chuyện này đã trì hoãn thời gian Nguyên Thập Tam Hạn ra tay giết chết Thiên Y Cư Sĩ, nhưng Lục Hợp Thanh Long cũng đã cầm chân Gia Cát tiên sinh tại Tư Phòng sơn.
Gia Cát tiên sinh vừa lên Tư Phòng sơn, lập tức bị Lỗ Thư Nhất, Yến Thi Nhị, Diệp Kỳ Ngũ và Tề Văn Lục bao vây.
May mắn là Cố Thiết Tam và Triệu Họa Tứ vẫn chưa đến, Lục Hợp Thanh Long sáu người thiếu hai, cho nên không bày được Càn Khôn đại trận.
Chỉ dựa vào thực lực, bốn người Lục Hợp Thanh Long hoàn toàn không thắng được Gia Cát tiên sinh, nhưng cuộc vây đánh này vẫn có thể cầm chân Gia Cát tiên sinh một chút, chỉ một chút mà thôi.
Tuy chỉ một chút, nhưng vẫn có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với đại cục, ít nhất đã quyết định sống chết của Thiên Y Cư Sĩ và Chức Nữ.
Đây chính là nguyên nhân Gia Cát tiên sinh “tới chậm một bước”, mặc dù khi đang kịch chiến y đã phát ra tiếng kêu đặc biệt.
Trong Tự Tại môn, tiếng kêu của Lãn Tàn đại sư Diệp Ai Thiền, Gia Cát tiên sinh, Thiên Y Cư Sĩ và Nguyên Thập Tam Hạn đều khác nhau. Tiếng kêu của Lãn Tàn đại sư là rồng ngâm, Thiên Y Cư Sĩ là chim hót, Gia Cát tiên sinh là chó sủa, còn Nguyên Thập Tam Hạn là sói tru.
Cho nên khi đang chiến đấu, Gia Cát tiên sinh muốn dùng tiếng kêu để chấn nhiếp Nguyên Thập Tam Hạn, cũng cảnh cáo hắn đừng ra tay độc ác với Thiên Y Cư Sĩ, nếu không mình nhất định sẽ không bỏ qua.
Tiếng kêu kia đã nói rõ, nếu như đối phương nhẫn tâm giết chết Thiên Y Cư Sĩ, y nhất định sẽ nợ máu trả bằng máu.
Nguyên Thập Tam Hạn vốn không phải là đối thủ của Gia Cát tiên sinh. Gia Cát tiên sinh công khai sự xuất hiện của mình, cho rằng Nguyên Thập Tam Hạn trước khi ra tay cũng phải e dè.
Gia Cát tiên sinh lại không ngờ, lúc này Nguyên Thập Tam Hạn đã thông suốt, luyện thành tâm pháp dùng Sơn Tự kinh làm kinh, dùng “Nhẫn Nhục thần công” làm mạch, hơn nữa còn kết hợp làm một với Đạt Ma kim thân, cho rằng đã có thể chiến thắng Gia Cát tiên sinh.
Cho nên hắn vẫn giết Thiên Y Cư Sĩ.
Lúc này, đội hình bao vây Gia Cát tiên sinh rốt cuộc đã có tiếp viện, đó là Cố Thiết Tam từ Dược Dã bị Chu Đại Khối Nhi “dọa đi”, cùng với Triệu Họa Tứ bị Nguyên Thập Tam Hạn dùng “Độc Hoạt thần công” khiến cho “sống lại”.
Hai người này vừa gia nhập, Lục Hợp Thanh Long Càn Khôn đại trận lập tức phát động. Đại trận này có một lực lượng thần bí, có thể khắc chế thần công cái thế của Gia Cát tiên sinh.
May mắn lúc này lại có bốn người đến, bốn người này lại phát động một trận khác, phá tan vòng vậy của Lục Hợp Thanh Long.
Gia Cát tiên sinh thoát trận, cũng không ham chiến, lập tức chạy tới Lão Lâm tự. Nhưng Thiên Y Cư Sĩ chỉ còn thoi thóp một hơi, cuối cùng kiệt sức mà chết. Điều này đã buộc y phải dùng “Kinh Diễm nhất thương” để quyết chiến “Thương Tâm chi tiễn”.
Tên hết, Nguyên Thập Tam Hạn trọng thương.
Gia Cát tiên sinh cũng bị thương không nhẹ, nhưng y đã phá tan kim thân của Nguyên Thập Tam Hạn, còn làm suy yếu một phần tư công lực của đối phương.
Nguyên Thập Tam Hạn dùng tuyệt kỹ đã truyền cho môn đồ để đối phó với Thiên Y Cư Sĩ, chân khí trong cơ thể đã xảy ra biến hóa rất kỳ dị, khiến cho hắn không thể chần chừ một phút nào, lập tức chạy đi. Cộng thêm Gia Cát tiên sinh dùng tiên thiên cương khí làm nổ hắn bị thương, chỉ còn lại không đến một nửa nội lực, nhưng vẫn có thể thành công trốn khỏi.
Chỉ là thù oán của hai người lại càng sâu hơn.
Chú thích:
(1) Vương Mãng là vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân trong lịch sử Trung Quốc. Từ vai trò ngoại thích trong triều đình nhà Hán, Vương Mãng đã từng bước lên nắm những chức vụ cao nhất, thao túng việc triều chính và cuối cùng cướp ngôi nhà Hán. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, triều đại nhà Tân mà ông sáng lập đã sụp đổ cùng cái chết của ông.
(2) Lục nghệ bao gồm: lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, biết chữ, tính toán.
Bình luận facebook