Chương 23 - Hắc Thủy thành
Gà gáy, nến tắt, áo niệm trong tay, dường như mọi sự đều hoàn thành trong một khoảnh khắc, rất khó phán rõ xem việc nào xảy ra trước việc nào xảy ra sau. Gà Gô kéo tấm vải đen bịt trên miệng xuống, chỉ thấy những con mèo hoang đói khát bâu lấy thi thể của người thiếu phụ Nam Tống, xắn xé như điên, phía bên kia hầm mộ cũng có mấy con méo khác đang tranh nhau xé xác con mèo khi nãy bị đá chết. Gà Gô thấy mà hãi hung, nghĩ bụng, đây mà là mèo sao, rõ rang là một lũ quỷ đói khát máu.
Lúc này gà đã áy ba lần, giờ thì không thể nào xảy ra biến xác được nữa, cái xác thiếu phụ trong cổ mộ này cứ ngậm Đinh thi đan, bị chất thuốc khắc chế, khiến cho độc tố trữ lại trong cơ thể, không phát tán ra ngoài được, cho nên xác chết giờ vẫn được bảo quản hoàn toàn, lũ mèo đói này ăn thịt cô ta, chắc chắn sẽ ngộ độc mà chết.
Gà Gô gấp chiếc áo niệm lại, xách chiếc đèn bão treo chỗ quan tài, chui qua đường hầm ra ngoài, lúc này gà đã gáy nhưng trời vẫn tối đen như mực. gà Gô tranh thủ lấp lại đường hầm, chôn luôn lũ mèo và mọi thứ trong cổ mộ xuống lòng đất, xong xuôi dựng lại nửa tấm bia đá vào vị trí cũ, nhìn lại lần nữa, ngôi mộ dường như không có bất kì vết tích đào bới nào.
Bấy giờ gà Gô mới quay lại Vô Khổ tự, bái kiến Liễu Trần trưởng lão, trình cỗ áo niệm lên, rồi kể lại tường tận đầu đuôi sự việc, sau cùng nói với Liễu Trần trưởng lão rằng: "Khi gà gáy nến tắt, đệ tự lấy được áo niệm của thây ma, chẳng thể phân biệt được sự việc nào diễn ra trước, sự việc nào diễn ra sau, không dám chắc mình có vi phạm môn quy hay không. Thiết nghĩ đệ tử không có cơ duyên được tôn sư truyền dạy, ngày sau nếu còn sống, ắt sẽ trở về cúi nghe sư phụ giảng Thiền, còn bây giờ đệ tử vẫn còn nhiều việc chưa làm, vậy xin được cáo từ!"
Liễu Trần trưởng lão cũng từng nhiều năm phiêu bạt giang hồ, cũng là bậc xuất chúng trong các Mô Kim Hiệu úy, nghe Gà Gô nói vậy, sao lại không hiểu được ý của anh, nghĩ lại Gà Gô cũng là nhân vật đếm trên đầu ngón tay trong giới đổ đấu, nói như vậy ắt là muốn lấy lùi làm tiến đây.
Liễu Trần trưởng lão nhìn Gà Gô đang quỳ trước mặt mình mà nhớ lại mình khi còn trẻ, con người ấy cơ hồ giống hệt Gà Gô lúc này.
Từ khi biết được nguyên nhân trở thành Ban Sơn đạo nhân của Gà Gô và phen song gió vừa rồi Liễu Trần trưởng lão đã quyết định, thứ nhất, cứu người thoát khỏi bể khổ là tôn chỉ của nhà Phật, đã biết đưuocj bí mật của bộ lạc Zhaklama, thì không thể bàng quan đứng nhìn được, thứ hai tìa năng của Gà Gô rất đáng quý, con người lại thẳng thắn cởi mở, không hề giấu được hi tiết cởi áo đúng lúc gà gáy nến tắt, trong cái xã hội nhân tính suy đồi này, thật đáng quý vô cùng, ông hoàn toàn có thể truyền lại thuật phân kim định huyệt cho con người này.
Liễu Trần trưởng lão đỡ Gà Gô dậy rồi nói: "Mau mau đứng dậy, mặc dù đến lúc gà gáy nến tắt mới lấy được áo niệm, nhưng như vậy cũng không có nghĩa đã phạm vào môn quy, sư tổ năm xưa cũng chỉ dặn rằng không được mò vàng sau khi gà gáy nến tắt, chứ nào có nhắc đến hai chữ cùng lúc đâu!"
Gà Gô nghe Liễu Trần trưởng lão nói vậy, trong lòng mừng rơn khôn xiết, vội rập đầu hành lễ bái sư: "Chịu ơn sư phụ không chế, thu nhận môn đồ, thật là phúc đức ba đời, xin nhận học trò này ba lạy!"
Liễu Trần trưởng lão vội ngăn Gà Gô lại nói: "Không cần phải hành lễ như vậy, từ cổ chí kim Mô Kim Hiệu úy chỉ có đồng môn, chưa từng có quan hệ thầy trò, khác với các phái Ban Sơn,Xà Lĩnh, do thầy truyền lại cho trò, đời àny qua đời khác. Phàm những ngưofi sử dụng kỹ thuật của Mô Kim Hiệu úy, tuân thu theo môn quy cảu phái Mô Kim, thì đều coi như đồng môn, lão nạp truyền chon người bí thuật ấy là vì duyên phận của hai ta, nhưng ta với ngươi cũng chỉ là phận đồng môn thôi, chứ không phải là thầy trò chi sất"
Mặc dù Liễu Trần trưởng lão đã ngăn lại, nhưng Gà Gô vẫn nhất quyết hành lễ, đoạn đứng ngiêm lắng nghe trưởng lão giáo huấn. Liễu Trần pháp sư rát hài lòng về chuyện đổ đấu mò tìm áo niệm của Gà Gô, lát sau liền đem áo niệm của người thiếu phụ thời Nam Tống đi hóa, lẩm nhẩm tụng chú Vàng Sinh mấy lượt để cho thấy ma biến sắc ấy sang miền cực lạc.
Chỉ có điều Liễu Trần trưởng lão thấy gà Gô đá chết con mèo có phần hơi độc ác, bất kể thế nào việc này cũng có phần tuyệt tình, đoạn giảng cho Gà Gô về đạo lý nhà Phật, khuyên anh từ này về sau hễ ra tay với ai, thì phải để cho đối phương một con đường sống, đừng tuyệt tình quá mà đâm ra cạn tàu ráo máng, làm như vậy cũng là một cách tích âm đức cho mình.
Mặc dù gà Gô hết sức tôn kính Liễu Trần trưởng lão nhưng cũng cảm thấy sau khi xuất gia, Liễu Trần trưởng lão có hơi lắm điều, làm chết có con mèo mà cũng chuyện bé xé ra to, gà Gô rất không đồng sy với điểm này: "Ngẫm lại, bình sinh mổ giết người như rác, đá chết con mèo hoang thì có đáng gì!" Nhưng không tiện mở miệng phản bác, đành nín nhịn, lằng nghe Liễu Trần trưởng lão giảng về luật nhân quả.
Sau một thôi một hồi, cuối cùng những lời như nhả ngọc phun châu của Liễu Trần trưởng lão mới dứt, bấy giờ ông mới giảng giải cặn kẽ cho Gà Gô những thủ thuật, điều cấm kị cho đến sự kế thừa của phái Mô Kim. Lần trước mới chỉ nói giảng lược, lần này thì tỉ mỉ tường tận, giải thích triệt để tường tận.
Người làm nghề đổ đấu, gọi là người chẳng bằng gọi là kẻ nửa ngừoi nửa ma thì hơn, ban đêm khi người thường yên giác, kẻ đổ đấu mới bắt đầu vào mộ mò của. Nếu một ngày không đào xong đường hầm, có thể kéo dài ra mười ngày, nhưung có một quy định, một khi đã vào trong hầm mộ, sau khi gà gay không được đụng vào quan tài, mỗi thế giới đều có phép tắc riêng của thế giới ấy, thế giới sau tiếng gà gáy thuộc dương, cái âm của bóng đêm buộc phải lẩn tránh, cái này gọi là "người dương lên đường, người âm lẩn tránh, gà gáy không mò vàng". Thế giới sau tiếng gà gáy không còn thuộc về kẻ trộm mộ nữa, nếu như phá hỏng môn quy, sư tổ ắt sẽ giáng tội, người ta bắt buộc phải tin vào những điều này, ắt sẽ có ngày bắn súng không nên ắt phải đền đạn.
Sau khi Mô Kim Hiệu úy vào huyền cung trong cổ mộ, trước khi mở quan tài nhát thiết phải thắp một cây nến đặt ở góc Đông nam, một là để phòng tránh hàm lượng khí độc bên trong đột ngột tăng cao, thứ hai có thể coi đây là khế ước ngầm giữa người sống và người chết mà sư tổ đã truyền lại từ mấy nghìn năm trước, nến tắt chứng tỏ minh khí trong huyền cung không thể lấy được, nếu vẫn ngoan cố lấy đi, cũng không phải là không thể, nhưng xảy ra chuyện gì thì phải tự mình gánh chịu, chỉ cần là người cao số, sau khi nến tắt vẫn có thể lấy minh khí đem đi, nhưng việc đó nguy hiểm vô cùng,có thể nói là thập tử nhất sinh. Đổ đấu mò vàng lấy minh khí là để cầu tài lộc, chứ không pahir là quật mồ đội mả ngườii ta lên, trên đời này còn không biết bao nhiêu cổ mộ đầy rấy những minh khí, không nhất thiết phải đem tính mạng ra đánh cuộc,cho nên quy định "đèn tắt không mò vàng" mà các Mô Kim Hiệu úy coi trọng nhất này, tốt nhất là nên làm theo.Hơn nữa ngọn nến sáng hay tắt cũng có thể dự báo hiện tượng biến xác, hay những lời phù chú độc địa dưới nấm mồ, thành thử nói ánh sáng của cây nến chính là mạng của Mô Kim Hiệu úy cũng không ngoa, đổ đấu buộc phải thắp nến, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa MÔ Kim Hiệu úy với những kẻ trộm mộ khác.
Gà Gô khắc cốt ghi tâm từng lời từng chữ, từ đó về sau giã từ thân phận Ban sơn đạo nhân để trở thành Mô Kim Hiệu úy.
Liễu Trần trưởng lão rút trong túi áo ra hai chiếc bùa Mô kim nói: "Bùa này là cổ vật ngàn năm, người nào nắm hết bí kíp của phái Mô Kim, cùng lắm cũng chỉ có thể coi là một nửa Mô kim mà thôi, chỉ cho đến khi đeo bùa Mô Kim này mới trở thành Mô Kim Hiệu úy đích thực. Hai chiếc bùa Mô Kim này là của lão nạp và người bạn đồng môn, hai người chúng ta đã từng đổ đấu bao lần, chỉ tiếc rằng 20 năm trước ông ta đã sập bẫy Táng hồn đinh trong một ngôi mộ cổ ở Lạc Dương, ôi... chuyện qua lâu rồi, không nhắc lại thì hơn. Chiếc bùa Mô Kim của lão nạp từ nay thuộc về ngươi, chỉ mong sau này đổ đấu mò vàng, hãy tuân thủ môn quy, đừng làm điều gì có lỗi với danh hiệu Mô Kim Hiệu úy của chúng ta!"
Gà Gô vội đưa hai aty ra đón chiếc bùa Mô kim, kính cẩn đeo vào cổ, giấu kín trong ngực, rồi bái tạ Liễu Trần trưởng lão thêm một lần nữa.
Liễu Trần trưởng lão hỏi kĩ Gà Gô một số sự việc, đều là các mối liên hệ giữa bộ lạc cổ, Mộc trần châu và Động quỷ, sau đó lại hỏi thêm một số tình hình kho báu ở nước Tây Hạ.
Sau khi nghe Gà Gô đáp rõ, Liễu Trần trưởng lão chậm rãi gật đầu: "Lão nạp cũng từng nghe nói đến sự tích của Mộc trần châu này, tương truyền Mộc trần châu còn có tên là Phượng hoàng đảm, người thì nói đó là di vật của Hoàng Đế để lại sau khi thành tiên, người lại bảo được thứ này chôn sâu ngàn trượng dưới lòng đất, là viên cổ ngọc vạn năm do đất mẹ hóa thành, lại có người cho rằng viên ngọc là kết tinh linh khí của chim phượng hoàng, nói chung các thuyết đều nói khác nhau. Ngọc có hình dạng như khối nhãn cầu người, là báu vật quý hiếm vào loại bậc nhất trên thế gian, năm xưa được tùy táng ở Mậu lăng, sau đó bị đội quân Xích Mi khai quật, không ngờ cuối cùng lại rơi vào tay hoàng tộc Tây Hạ"
Người thân trong bộ tộc của đệ tử đều bị lời nguyền của động Quỷ ám vào, trước khi chết phải chịu nỗi đau đớn tột cùng. Tổ tiên đời đời truyền lại, bảo rằng hạo này là do Đại sư tế trong bộ tộc năm xưa, không biết Mộc trần châu là vật gì, chỉ ngeh thánh dụ, hay rằng chỉ cần dùng một viên ngọc có hình như nhã cầu là có thể nhìn thấy động Quỷ, thế rồi tự tọa ra một viên Mộc trần châu giả nhằm nhìn lén bí mật của động Quỷ, mới gây ra tai vạ khôn lường này. Sau đó người trong bộ tộc di cư tới Trung nguyên, mới biết trên đời có món thần vật này, chí khi nào tìm ra viên Mộc trần châu đích thực thì mới tiêu trừ được tai ương của động Quỷ, từ đó trở đi người trong bộ tộc đều coi việc tìm kiếm Mộc trần châu là nhiệm vụ của mình, vắt kiệt vô số tâm huyết, để rồi cuối cùng chẳng có thu hoạch gì. Mấy năm trước đệ tử được tin, vào thời Tống, Mộc trần châu từng lưu lạc sang Tây Hạ, năm ấy người Mông cổ cũng từng lung sục tìm kho báu của vương thất Tây Hạ, vì các vật báu quan trọng của cung đình đẫ được cất giấu rất ẩn mật, nên cuối cùng người Mông CỔ cũng không tìm thấy gì. Tương truyền Tây Hạ có một ngôi thành nổi tiếng tên là Hắc Thủy Thành, sau đó bị bỏ hoang biến thành ngôi thành chết, gần Hắc Thủy Thành có một ngôi chùa, tên là Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật tự, vốn được vải tạo lại từ một cú điểm ở ngoại vi Hắc Thủy thành. Hồi đó nước Tây Hạ có một vị đại thần trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tên là Dà Hợi Lộ Kinh, hậu duệ của trọng thần Dã Lời Nhân Vinh, ông ta thường nghé qua Hắc Thủy thành vào ban đêm, tuần tr phía ngoài thành, phát hiện ra trên bầu trời phía thành đất cách thành chính chừng mười dặm, có ba ngôi sao chiếu sáng, khí tím tỏa giữa ngàn mây, bèn cho động thổ, xây Thông Thiên Đại Phật tự tại đó, hi vọng sau khí chết mình được mai táng tại đây. Nhưng sau đó vị đại thần này hoàng tộc nhà họ Lý giết chết, lăng mộ xây dưới ngôi chàu từ đó bỏ không. Sau nữa sông Hắc Thủy đổi dòng, quá nửa thành Hắc Thủy bị đất cát vùi lấp, trở thành một tòa thành hoang phế. Khi mất nước, Hiến Tống Lý Đức Vương đã sai người đem tất cả những báu vật quý giá giấu vào ngôi mộ trống gần thành Hắc Thủy. Mộc trần châu tất cũng có khả năng ở đó. Các công trình kiến trúc trên mặt đất ở đó đã bị hủy hoại từ lâu, nếu không dựa vào bí thuật phân kim định huyệt, thì căn bản không có các nào tìm ra vị trí chính xác"
Pháp sư Liễu Trần nghe xong, nói với Gà Gô: "Thành Hắc Thủy nằm ngoài dãy Hạ Lan, đầu gối non cao, chân nương dải ngọc, quả là đất báu phong thủy. Lăng tẩm của quý tộc Tây Hạ đã hấp thu tinh hao mộ táng của mấy triều Tần, Hán, Lý ,Đường, quy mô hung vĩ, bố cục nghiêm ngặt, thêm nữa người Tây Hạ sung bái Phạt pháp, đồng thời lại có những đắc điểm vốn có của dân Đảng Hạng, cho nên kết cấu lăng mộ rất độc đáo, người đời sau khó mà hiểu được những điều huyền bí, cũng giống như văn tự Tây Hạ đã thất truyền từ lâu, từng nét phẩy nét mác đều giống như văn từ Trung nguyên, nhưng lại phức tạp hơn rất nhiều lần!"
Gà Gô tán thành: "Quả đúng như vậy, mấy năm trước từng có một bọn Tây cấu kết với bọn thổi phỉ, đến cướp cổ vật vật Hắc Thủy thành, tổng cộng đào được bày ngôi tháp, tước đi vô số báu vật, trong đó có rất nhiều thư tịch cổ chép bằng chữ Tây Hạ, không chừng cũng có những ghi chép về Mộc trần châu, chỉ tiếc chúng đã thất lạc ra nước ngoài vô phương tìm về được nữa rồi. Nếu có thể tìm thấy trong thư tịch cổ Tây Hạ ghi chép về phương vị cảu huyệt mộ dưới Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật tự thì cũng đỡ mất nhiều công sức!"
Liễu Trần trưởng lão liền hỏi: " Văn tự Tây Hạ thất truyền đã lâu, người thời nay cũng chỉ có thể đọc được một phần, cho dù có ghi chép cụ thể cũng chẳng thể nào dịch ra được. Song vùng đất có ba sao chiếu rọi, khí tím lan giữa trời, chắc là một tòa lầu rồng điện ngọc, với bí thuật phân kim định huyệt của Mô Kim Hiệu úy, cho dù trên mặt đất không có vét tích nào cũng có thể tìm ra vị trí chuẩn xác của kho báu trong cổ mộ thôi"
Thuật phân kim định huyệt là một nhánh trong phong thủy thiên tinh, cũng là thuật khó nắm bắt nhất, cần phải trên thông thiênn văn dưới tường địa lý, mới có thể dựa vào nhật nguyệt tinh tú để nhìn ra mạch đất. Nếu muốn học phân kim định huyệt, trước tiên phải học từ thuật phong thủy cơ bản nhất, thuật phong thủy lại phức tạp uyên ảo, không thể nào mà một sớm một chiều àm có thể nắm được, ít nhất cũng phải học năm sáu năm.
Liễu Trần trưởng lão biết lúc này Gà Gô trong lòng nóng như lửa đốt, bèn quyết định cùng anh đi một chuyến tới Hắc Thủy thành ngoài dãy Hạ Lan, có Mộc trần châu trong tay, rồi sau truyền lại bí thuật phân kim định thủy cũng chưa muộn.
Gà Gô thấy pháp sư Liễu Trần muốn đích thân xuất mã thì cảm động vô cùng. Hai người chuẩn bị qua loa rồi lập tức khởi hành. Liễu Trần trưởng lão là một người xuất gia, trên đường ông vẫn giữ nguyên trang phục cảu một tăng ni vận đồ tứ hải, Gà Gô xưa này đều ăn măc theo lối đạo sĩ, song một tăng một đạo đồng hành dễ gây chú ý, thành thủ Gà Gô phải thay một bộ quần áo dân thường, dọc đường hầu hạ Liễu Trần pháp sư hết mình.
Từ Triết Giang đến núi Hạ Lan, đâu cũng thấy núi cao sông cả, cũng may Liễu Trần trưởng lão năm xưa cũng là một cao thủ đổ đấu Tầm long, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng tay chân vẫn rất nhanh nhẹn. Ngày hôm đó đến Lãm Xuyên rồi chuận bị xuống xe đi thuyền ra sông Hoàng Hà, và sau đó xuồng thuyền ở Ngũ Hưỡng bảo, đến đó là không còn xa núi Hạ Lan nữa rồi.
Trong lúc chờ thuyền, hai người phóng mắt nhìn dòng Hoàng Hà uốn lượn như một dải lụa ngọc, ngắm cảnh sông nước hùng vĩ khiến lòng người không khỏi rợn ngợp. Liễu Trần trưởng lão nói về phong tục tập quán địa phương cho Gà Gô nghe, theo đà câu chuyện liền kể lại về một cuộc kinh qua tại đây năm xưa.
Năm đó Liễu Trần trưởng lão cũng chưa xuất gia, cũng là một nhân vật xuất chúng trong phái Mô kim, có biệt hiệu là "Phi thiên hốt nghê" (hốt: nhanh nhẹn, Nghê: tuấn nghê, một giống sư tử). có một lần phải tới tháp Bách Linh Bát ở phía bắc khe Thanh Đồng, người dân bản đại đồn rằng Hà bá dưới sông Hoàng Hà rất thiêng, tàu bè qua lại đều phải vứt một ít hàng hóa xuống sông, mới có thể đi qua thuận lợi.
Nhưng con thuyền Liễu Trần trưởng lão đi năm đó là một huyền tư buôn đất hun, trước đây chưa từng đi qua nhánh sông này, chủ thuyền là một tay hà tiện, cực kỳ keo kiệt, có thợ thuyền khuyên hắn nên tế thần sông một chút nhưng nói thế nào hắn cũng không chịu vứt một túi đất hun xuống, mà chỉ rắc một vốc muối.
Đêm hôm đó thuyền thả neo ở một đoạn sông trước khi đến khe Thanh Đồng, có ông già đầu đội mũ gắn huy hiệu xanh lét, người ta vẫn đội loại mũ có gắn huy hiệu đó, nhưng cái mũ của ông gài này lại gắn huy hiệu xanh trông rất chối mắt. Ông già cầm trong tay một cái gáo, định tìm tay chủ thuyền xin một gáo đất hun, đất hun vốn là loại hương liệu quý, lão chủ thuyền sao bằng lòng cho không ông già được, đoạn liền xua tay đuổi ông già đi.
Liễu Trần trưởng lão hồi trẻ có lòng thương người, thấy ông già tội nghiệp, liền bỏ tiền túi bỏ tiền túi ra hỏi mua chủ thuyền một gáo đất cho ông già. Loại đất hun này có thể dùng thay cho đá vôi chèn dưới đáy quan tài, khô ráo mà còn có mùi hương lâu dài, lúc ấy Liễu Trần trưởng lão cũng không hỏi ông già cần đất hun làm gì, đã tặng luôn một gáo đất hun, ông cụ cảm tạ rối rít rồi bỏ đi.
Hôm sau thuyền lại tiếp tục lên đường, đến khe Thanh Đồng thì gặp chuyện giữ, dưới sông bỗng nhiên nổi lên một ocn ba ba khổng lồ, to cỡ hai ba gian nhà gộp lại.Con ba ba lao thẳng vào thuyền, mãi đến khi cả con thuyền lộn tùng phèo mới thôi, toàn bộ số hàng hóa đều chìm hết xuống đáy sông, nhưng cũng may không ai mất mạng, tất cả mọi người đều được sóng nước cuốn lên bờ, sau này mọi người vẫn nói là nhờ có góa đất hun bố thí của Liễu Trần trưởng lão, thần sông mới rộng lòng tha cho họ.
Gà Gô nghe mà vô cùng kinh hãi, người có tài giỏi đến mấy, gặp phải sông nước Hoàng Hà hung dữ cũng chẳng làm nên trò trống gì, quả thực làm chuyện gì cũng nên chừa lại chỗ lui. Rồi như đột nhiên nhớ ra chuyện gì anh đột hỏi: "Đệ tử nghe nói tàu bè đi trên sông nước có rất nhiều điều kiệng kị, như không được nhắc đến những chữ như lật chìm... nói ra là thuyền sẽ gặp nạn. CÁc thứ kiêng kị trên chốn sông nước tính ra cũng chẳng ít hơn so với những quy định cảu phải MÔ Kim chúng ta là mấy đâu nhỉ"
Liễu Trần trưởng lão đang định trả lời, bỗng thấy những người đợi tàu nhao nhao đổ dồn ra bến, tàu đã đến nơi hai người ben gác lại câu chuyện, Gà Gô dìu Liễu Trần trưởng lão cùng đoàn người lên tàu.
Bấy giờ bầu trời không một gợn mây, nằng như đổ lửa, mặt sông phẳng lặng không sóng không gió, thuyền chạy êm ru. Hành khách trên thuyền rất đông, vốn không thích sự ồn ào, Gà Gô và Liễu Trần trưởng lão tìm chỗ ít người, vừa ngắm phong cảnh ven sông, vừa chỉ trỏ hình thế phong thủy, hết sức thú vị.
Đang câu chuyện câu trò, Gà Gô đột nhiên hạ thấp giọng nói: "Trên thuyền này có ma!"
Gà gáy, nến tắt, áo niệm trong tay, dường như mọi sự đều hoàn thành trong một khoảnh khắc, rất khó phán rõ xem việc nào xảy ra trước việc nào xảy ra sau. Gà Gô kéo tấm vải đen bịt trên miệng xuống, chỉ thấy những con mèo hoang đói khát bâu lấy thi thể của người thiếu phụ Nam Tống, xắn xé như điên, phía bên kia hầm mộ cũng có mấy con méo khác đang tranh nhau xé xác con mèo khi nãy bị đá chết. Gà Gô thấy mà hãi hung, nghĩ bụng, đây mà là mèo sao, rõ rang là một lũ quỷ đói khát máu.
Lúc này gà đã áy ba lần, giờ thì không thể nào xảy ra biến xác được nữa, cái xác thiếu phụ trong cổ mộ này cứ ngậm Đinh thi đan, bị chất thuốc khắc chế, khiến cho độc tố trữ lại trong cơ thể, không phát tán ra ngoài được, cho nên xác chết giờ vẫn được bảo quản hoàn toàn, lũ mèo đói này ăn thịt cô ta, chắc chắn sẽ ngộ độc mà chết.
Gà Gô gấp chiếc áo niệm lại, xách chiếc đèn bão treo chỗ quan tài, chui qua đường hầm ra ngoài, lúc này gà đã gáy nhưng trời vẫn tối đen như mực. gà Gô tranh thủ lấp lại đường hầm, chôn luôn lũ mèo và mọi thứ trong cổ mộ xuống lòng đất, xong xuôi dựng lại nửa tấm bia đá vào vị trí cũ, nhìn lại lần nữa, ngôi mộ dường như không có bất kì vết tích đào bới nào.
Bấy giờ gà Gô mới quay lại Vô Khổ tự, bái kiến Liễu Trần trưởng lão, trình cỗ áo niệm lên, rồi kể lại tường tận đầu đuôi sự việc, sau cùng nói với Liễu Trần trưởng lão rằng: "Khi gà gáy nến tắt, đệ tự lấy được áo niệm của thây ma, chẳng thể phân biệt được sự việc nào diễn ra trước, sự việc nào diễn ra sau, không dám chắc mình có vi phạm môn quy hay không. Thiết nghĩ đệ tử không có cơ duyên được tôn sư truyền dạy, ngày sau nếu còn sống, ắt sẽ trở về cúi nghe sư phụ giảng Thiền, còn bây giờ đệ tử vẫn còn nhiều việc chưa làm, vậy xin được cáo từ!"
Liễu Trần trưởng lão cũng từng nhiều năm phiêu bạt giang hồ, cũng là bậc xuất chúng trong các Mô Kim Hiệu úy, nghe Gà Gô nói vậy, sao lại không hiểu được ý của anh, nghĩ lại Gà Gô cũng là nhân vật đếm trên đầu ngón tay trong giới đổ đấu, nói như vậy ắt là muốn lấy lùi làm tiến đây.
Liễu Trần trưởng lão nhìn Gà Gô đang quỳ trước mặt mình mà nhớ lại mình khi còn trẻ, con người ấy cơ hồ giống hệt Gà Gô lúc này.
Từ khi biết được nguyên nhân trở thành Ban Sơn đạo nhân của Gà Gô và phen song gió vừa rồi Liễu Trần trưởng lão đã quyết định, thứ nhất, cứu người thoát khỏi bể khổ là tôn chỉ của nhà Phật, đã biết đưuocj bí mật của bộ lạc Zhaklama, thì không thể bàng quan đứng nhìn được, thứ hai tìa năng của Gà Gô rất đáng quý, con người lại thẳng thắn cởi mở, không hề giấu được hi tiết cởi áo đúng lúc gà gáy nến tắt, trong cái xã hội nhân tính suy đồi này, thật đáng quý vô cùng, ông hoàn toàn có thể truyền lại thuật phân kim định huyệt cho con người này.
Liễu Trần trưởng lão đỡ Gà Gô dậy rồi nói: "Mau mau đứng dậy, mặc dù đến lúc gà gáy nến tắt mới lấy được áo niệm, nhưng như vậy cũng không có nghĩa đã phạm vào môn quy, sư tổ năm xưa cũng chỉ dặn rằng không được mò vàng sau khi gà gáy nến tắt, chứ nào có nhắc đến hai chữ cùng lúc đâu!"
Gà Gô nghe Liễu Trần trưởng lão nói vậy, trong lòng mừng rơn khôn xiết, vội rập đầu hành lễ bái sư: "Chịu ơn sư phụ không chế, thu nhận môn đồ, thật là phúc đức ba đời, xin nhận học trò này ba lạy!"
Liễu Trần trưởng lão vội ngăn Gà Gô lại nói: "Không cần phải hành lễ như vậy, từ cổ chí kim Mô Kim Hiệu úy chỉ có đồng môn, chưa từng có quan hệ thầy trò, khác với các phái Ban Sơn,Xà Lĩnh, do thầy truyền lại cho trò, đời àny qua đời khác. Phàm những ngưofi sử dụng kỹ thuật của Mô Kim Hiệu úy, tuân thu theo môn quy cảu phái Mô Kim, thì đều coi như đồng môn, lão nạp truyền chon người bí thuật ấy là vì duyên phận của hai ta, nhưng ta với ngươi cũng chỉ là phận đồng môn thôi, chứ không phải là thầy trò chi sất"
Mặc dù Liễu Trần trưởng lão đã ngăn lại, nhưng Gà Gô vẫn nhất quyết hành lễ, đoạn đứng ngiêm lắng nghe trưởng lão giáo huấn. Liễu Trần pháp sư rát hài lòng về chuyện đổ đấu mò tìm áo niệm của Gà Gô, lát sau liền đem áo niệm của người thiếu phụ thời Nam Tống đi hóa, lẩm nhẩm tụng chú Vàng Sinh mấy lượt để cho thấy ma biến sắc ấy sang miền cực lạc.
Chỉ có điều Liễu Trần trưởng lão thấy gà Gô đá chết con mèo có phần hơi độc ác, bất kể thế nào việc này cũng có phần tuyệt tình, đoạn giảng cho Gà Gô về đạo lý nhà Phật, khuyên anh từ này về sau hễ ra tay với ai, thì phải để cho đối phương một con đường sống, đừng tuyệt tình quá mà đâm ra cạn tàu ráo máng, làm như vậy cũng là một cách tích âm đức cho mình.
Mặc dù gà Gô hết sức tôn kính Liễu Trần trưởng lão nhưng cũng cảm thấy sau khi xuất gia, Liễu Trần trưởng lão có hơi lắm điều, làm chết có con mèo mà cũng chuyện bé xé ra to, gà Gô rất không đồng sy với điểm này: "Ngẫm lại, bình sinh mổ giết người như rác, đá chết con mèo hoang thì có đáng gì!" Nhưng không tiện mở miệng phản bác, đành nín nhịn, lằng nghe Liễu Trần trưởng lão giảng về luật nhân quả.
Sau một thôi một hồi, cuối cùng những lời như nhả ngọc phun châu của Liễu Trần trưởng lão mới dứt, bấy giờ ông mới giảng giải cặn kẽ cho Gà Gô những thủ thuật, điều cấm kị cho đến sự kế thừa của phái Mô Kim. Lần trước mới chỉ nói giảng lược, lần này thì tỉ mỉ tường tận, giải thích triệt để tường tận.
Người làm nghề đổ đấu, gọi là người chẳng bằng gọi là kẻ nửa ngừoi nửa ma thì hơn, ban đêm khi người thường yên giác, kẻ đổ đấu mới bắt đầu vào mộ mò của. Nếu một ngày không đào xong đường hầm, có thể kéo dài ra mười ngày, nhưung có một quy định, một khi đã vào trong hầm mộ, sau khi gà gay không được đụng vào quan tài, mỗi thế giới đều có phép tắc riêng của thế giới ấy, thế giới sau tiếng gà gáy thuộc dương, cái âm của bóng đêm buộc phải lẩn tránh, cái này gọi là "người dương lên đường, người âm lẩn tránh, gà gáy không mò vàng". Thế giới sau tiếng gà gáy không còn thuộc về kẻ trộm mộ nữa, nếu như phá hỏng môn quy, sư tổ ắt sẽ giáng tội, người ta bắt buộc phải tin vào những điều này, ắt sẽ có ngày bắn súng không nên ắt phải đền đạn.
Sau khi Mô Kim Hiệu úy vào huyền cung trong cổ mộ, trước khi mở quan tài nhát thiết phải thắp một cây nến đặt ở góc Đông nam, một là để phòng tránh hàm lượng khí độc bên trong đột ngột tăng cao, thứ hai có thể coi đây là khế ước ngầm giữa người sống và người chết mà sư tổ đã truyền lại từ mấy nghìn năm trước, nến tắt chứng tỏ minh khí trong huyền cung không thể lấy được, nếu vẫn ngoan cố lấy đi, cũng không phải là không thể, nhưng xảy ra chuyện gì thì phải tự mình gánh chịu, chỉ cần là người cao số, sau khi nến tắt vẫn có thể lấy minh khí đem đi, nhưng việc đó nguy hiểm vô cùng,có thể nói là thập tử nhất sinh. Đổ đấu mò vàng lấy minh khí là để cầu tài lộc, chứ không pahir là quật mồ đội mả ngườii ta lên, trên đời này còn không biết bao nhiêu cổ mộ đầy rấy những minh khí, không nhất thiết phải đem tính mạng ra đánh cuộc,cho nên quy định "đèn tắt không mò vàng" mà các Mô Kim Hiệu úy coi trọng nhất này, tốt nhất là nên làm theo.Hơn nữa ngọn nến sáng hay tắt cũng có thể dự báo hiện tượng biến xác, hay những lời phù chú độc địa dưới nấm mồ, thành thử nói ánh sáng của cây nến chính là mạng của Mô Kim Hiệu úy cũng không ngoa, đổ đấu buộc phải thắp nến, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa MÔ Kim Hiệu úy với những kẻ trộm mộ khác.
Gà Gô khắc cốt ghi tâm từng lời từng chữ, từ đó về sau giã từ thân phận Ban sơn đạo nhân để trở thành Mô Kim Hiệu úy.
Liễu Trần trưởng lão rút trong túi áo ra hai chiếc bùa Mô kim nói: "Bùa này là cổ vật ngàn năm, người nào nắm hết bí kíp của phái Mô Kim, cùng lắm cũng chỉ có thể coi là một nửa Mô kim mà thôi, chỉ cho đến khi đeo bùa Mô Kim này mới trở thành Mô Kim Hiệu úy đích thực. Hai chiếc bùa Mô Kim này là của lão nạp và người bạn đồng môn, hai người chúng ta đã từng đổ đấu bao lần, chỉ tiếc rằng 20 năm trước ông ta đã sập bẫy Táng hồn đinh trong một ngôi mộ cổ ở Lạc Dương, ôi... chuyện qua lâu rồi, không nhắc lại thì hơn. Chiếc bùa Mô Kim của lão nạp từ nay thuộc về ngươi, chỉ mong sau này đổ đấu mò vàng, hãy tuân thủ môn quy, đừng làm điều gì có lỗi với danh hiệu Mô Kim Hiệu úy của chúng ta!"
Gà Gô vội đưa hai aty ra đón chiếc bùa Mô kim, kính cẩn đeo vào cổ, giấu kín trong ngực, rồi bái tạ Liễu Trần trưởng lão thêm một lần nữa.
Liễu Trần trưởng lão hỏi kĩ Gà Gô một số sự việc, đều là các mối liên hệ giữa bộ lạc cổ, Mộc trần châu và Động quỷ, sau đó lại hỏi thêm một số tình hình kho báu ở nước Tây Hạ.
Sau khi nghe Gà Gô đáp rõ, Liễu Trần trưởng lão chậm rãi gật đầu: "Lão nạp cũng từng nghe nói đến sự tích của Mộc trần châu này, tương truyền Mộc trần châu còn có tên là Phượng hoàng đảm, người thì nói đó là di vật của Hoàng Đế để lại sau khi thành tiên, người lại bảo được thứ này chôn sâu ngàn trượng dưới lòng đất, là viên cổ ngọc vạn năm do đất mẹ hóa thành, lại có người cho rằng viên ngọc là kết tinh linh khí của chim phượng hoàng, nói chung các thuyết đều nói khác nhau. Ngọc có hình dạng như khối nhãn cầu người, là báu vật quý hiếm vào loại bậc nhất trên thế gian, năm xưa được tùy táng ở Mậu lăng, sau đó bị đội quân Xích Mi khai quật, không ngờ cuối cùng lại rơi vào tay hoàng tộc Tây Hạ"
Người thân trong bộ tộc của đệ tử đều bị lời nguyền của động Quỷ ám vào, trước khi chết phải chịu nỗi đau đớn tột cùng. Tổ tiên đời đời truyền lại, bảo rằng hạo này là do Đại sư tế trong bộ tộc năm xưa, không biết Mộc trần châu là vật gì, chỉ ngeh thánh dụ, hay rằng chỉ cần dùng một viên ngọc có hình như nhã cầu là có thể nhìn thấy động Quỷ, thế rồi tự tọa ra một viên Mộc trần châu giả nhằm nhìn lén bí mật của động Quỷ, mới gây ra tai vạ khôn lường này. Sau đó người trong bộ tộc di cư tới Trung nguyên, mới biết trên đời có món thần vật này, chí khi nào tìm ra viên Mộc trần châu đích thực thì mới tiêu trừ được tai ương của động Quỷ, từ đó trở đi người trong bộ tộc đều coi việc tìm kiếm Mộc trần châu là nhiệm vụ của mình, vắt kiệt vô số tâm huyết, để rồi cuối cùng chẳng có thu hoạch gì. Mấy năm trước đệ tử được tin, vào thời Tống, Mộc trần châu từng lưu lạc sang Tây Hạ, năm ấy người Mông cổ cũng từng lung sục tìm kho báu của vương thất Tây Hạ, vì các vật báu quan trọng của cung đình đẫ được cất giấu rất ẩn mật, nên cuối cùng người Mông CỔ cũng không tìm thấy gì. Tương truyền Tây Hạ có một ngôi thành nổi tiếng tên là Hắc Thủy Thành, sau đó bị bỏ hoang biến thành ngôi thành chết, gần Hắc Thủy Thành có một ngôi chùa, tên là Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật tự, vốn được vải tạo lại từ một cú điểm ở ngoại vi Hắc Thủy thành. Hồi đó nước Tây Hạ có một vị đại thần trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tên là Dà Hợi Lộ Kinh, hậu duệ của trọng thần Dã Lời Nhân Vinh, ông ta thường nghé qua Hắc Thủy thành vào ban đêm, tuần tr phía ngoài thành, phát hiện ra trên bầu trời phía thành đất cách thành chính chừng mười dặm, có ba ngôi sao chiếu sáng, khí tím tỏa giữa ngàn mây, bèn cho động thổ, xây Thông Thiên Đại Phật tự tại đó, hi vọng sau khí chết mình được mai táng tại đây. Nhưng sau đó vị đại thần này hoàng tộc nhà họ Lý giết chết, lăng mộ xây dưới ngôi chàu từ đó bỏ không. Sau nữa sông Hắc Thủy đổi dòng, quá nửa thành Hắc Thủy bị đất cát vùi lấp, trở thành một tòa thành hoang phế. Khi mất nước, Hiến Tống Lý Đức Vương đã sai người đem tất cả những báu vật quý giá giấu vào ngôi mộ trống gần thành Hắc Thủy. Mộc trần châu tất cũng có khả năng ở đó. Các công trình kiến trúc trên mặt đất ở đó đã bị hủy hoại từ lâu, nếu không dựa vào bí thuật phân kim định huyệt, thì căn bản không có các nào tìm ra vị trí chính xác"
Pháp sư Liễu Trần nghe xong, nói với Gà Gô: "Thành Hắc Thủy nằm ngoài dãy Hạ Lan, đầu gối non cao, chân nương dải ngọc, quả là đất báu phong thủy. Lăng tẩm của quý tộc Tây Hạ đã hấp thu tinh hao mộ táng của mấy triều Tần, Hán, Lý ,Đường, quy mô hung vĩ, bố cục nghiêm ngặt, thêm nữa người Tây Hạ sung bái Phạt pháp, đồng thời lại có những đắc điểm vốn có của dân Đảng Hạng, cho nên kết cấu lăng mộ rất độc đáo, người đời sau khó mà hiểu được những điều huyền bí, cũng giống như văn tự Tây Hạ đã thất truyền từ lâu, từng nét phẩy nét mác đều giống như văn từ Trung nguyên, nhưng lại phức tạp hơn rất nhiều lần!"
Gà Gô tán thành: "Quả đúng như vậy, mấy năm trước từng có một bọn Tây cấu kết với bọn thổi phỉ, đến cướp cổ vật vật Hắc Thủy thành, tổng cộng đào được bày ngôi tháp, tước đi vô số báu vật, trong đó có rất nhiều thư tịch cổ chép bằng chữ Tây Hạ, không chừng cũng có những ghi chép về Mộc trần châu, chỉ tiếc chúng đã thất lạc ra nước ngoài vô phương tìm về được nữa rồi. Nếu có thể tìm thấy trong thư tịch cổ Tây Hạ ghi chép về phương vị cảu huyệt mộ dưới Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật tự thì cũng đỡ mất nhiều công sức!"
Liễu Trần trưởng lão liền hỏi: " Văn tự Tây Hạ thất truyền đã lâu, người thời nay cũng chỉ có thể đọc được một phần, cho dù có ghi chép cụ thể cũng chẳng thể nào dịch ra được. Song vùng đất có ba sao chiếu rọi, khí tím lan giữa trời, chắc là một tòa lầu rồng điện ngọc, với bí thuật phân kim định huyệt của Mô Kim Hiệu úy, cho dù trên mặt đất không có vét tích nào cũng có thể tìm ra vị trí chuẩn xác của kho báu trong cổ mộ thôi"
Thuật phân kim định huyệt là một nhánh trong phong thủy thiên tinh, cũng là thuật khó nắm bắt nhất, cần phải trên thông thiênn văn dưới tường địa lý, mới có thể dựa vào nhật nguyệt tinh tú để nhìn ra mạch đất. Nếu muốn học phân kim định huyệt, trước tiên phải học từ thuật phong thủy cơ bản nhất, thuật phong thủy lại phức tạp uyên ảo, không thể nào mà một sớm một chiều àm có thể nắm được, ít nhất cũng phải học năm sáu năm.
Liễu Trần trưởng lão biết lúc này Gà Gô trong lòng nóng như lửa đốt, bèn quyết định cùng anh đi một chuyến tới Hắc Thủy thành ngoài dãy Hạ Lan, có Mộc trần châu trong tay, rồi sau truyền lại bí thuật phân kim định thủy cũng chưa muộn.
Gà Gô thấy pháp sư Liễu Trần muốn đích thân xuất mã thì cảm động vô cùng. Hai người chuẩn bị qua loa rồi lập tức khởi hành. Liễu Trần trưởng lão là một người xuất gia, trên đường ông vẫn giữ nguyên trang phục cảu một tăng ni vận đồ tứ hải, Gà Gô xưa này đều ăn măc theo lối đạo sĩ, song một tăng một đạo đồng hành dễ gây chú ý, thành thủ Gà Gô phải thay một bộ quần áo dân thường, dọc đường hầu hạ Liễu Trần pháp sư hết mình.
Từ Triết Giang đến núi Hạ Lan, đâu cũng thấy núi cao sông cả, cũng may Liễu Trần trưởng lão năm xưa cũng là một cao thủ đổ đấu Tầm long, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng tay chân vẫn rất nhanh nhẹn. Ngày hôm đó đến Lãm Xuyên rồi chuận bị xuống xe đi thuyền ra sông Hoàng Hà, và sau đó xuồng thuyền ở Ngũ Hưỡng bảo, đến đó là không còn xa núi Hạ Lan nữa rồi.
Trong lúc chờ thuyền, hai người phóng mắt nhìn dòng Hoàng Hà uốn lượn như một dải lụa ngọc, ngắm cảnh sông nước hùng vĩ khiến lòng người không khỏi rợn ngợp. Liễu Trần trưởng lão nói về phong tục tập quán địa phương cho Gà Gô nghe, theo đà câu chuyện liền kể lại về một cuộc kinh qua tại đây năm xưa.
Năm đó Liễu Trần trưởng lão cũng chưa xuất gia, cũng là một nhân vật xuất chúng trong phái Mô kim, có biệt hiệu là "Phi thiên hốt nghê" (hốt: nhanh nhẹn, Nghê: tuấn nghê, một giống sư tử). có một lần phải tới tháp Bách Linh Bát ở phía bắc khe Thanh Đồng, người dân bản đại đồn rằng Hà bá dưới sông Hoàng Hà rất thiêng, tàu bè qua lại đều phải vứt một ít hàng hóa xuống sông, mới có thể đi qua thuận lợi.
Nhưng con thuyền Liễu Trần trưởng lão đi năm đó là một huyền tư buôn đất hun, trước đây chưa từng đi qua nhánh sông này, chủ thuyền là một tay hà tiện, cực kỳ keo kiệt, có thợ thuyền khuyên hắn nên tế thần sông một chút nhưng nói thế nào hắn cũng không chịu vứt một túi đất hun xuống, mà chỉ rắc một vốc muối.
Đêm hôm đó thuyền thả neo ở một đoạn sông trước khi đến khe Thanh Đồng, có ông già đầu đội mũ gắn huy hiệu xanh lét, người ta vẫn đội loại mũ có gắn huy hiệu đó, nhưng cái mũ của ông gài này lại gắn huy hiệu xanh trông rất chối mắt. Ông già cầm trong tay một cái gáo, định tìm tay chủ thuyền xin một gáo đất hun, đất hun vốn là loại hương liệu quý, lão chủ thuyền sao bằng lòng cho không ông già được, đoạn liền xua tay đuổi ông già đi.
Liễu Trần trưởng lão hồi trẻ có lòng thương người, thấy ông già tội nghiệp, liền bỏ tiền túi bỏ tiền túi ra hỏi mua chủ thuyền một gáo đất cho ông già. Loại đất hun này có thể dùng thay cho đá vôi chèn dưới đáy quan tài, khô ráo mà còn có mùi hương lâu dài, lúc ấy Liễu Trần trưởng lão cũng không hỏi ông già cần đất hun làm gì, đã tặng luôn một gáo đất hun, ông cụ cảm tạ rối rít rồi bỏ đi.
Hôm sau thuyền lại tiếp tục lên đường, đến khe Thanh Đồng thì gặp chuyện giữ, dưới sông bỗng nhiên nổi lên một ocn ba ba khổng lồ, to cỡ hai ba gian nhà gộp lại.Con ba ba lao thẳng vào thuyền, mãi đến khi cả con thuyền lộn tùng phèo mới thôi, toàn bộ số hàng hóa đều chìm hết xuống đáy sông, nhưng cũng may không ai mất mạng, tất cả mọi người đều được sóng nước cuốn lên bờ, sau này mọi người vẫn nói là nhờ có góa đất hun bố thí của Liễu Trần trưởng lão, thần sông mới rộng lòng tha cho họ.
Gà Gô nghe mà vô cùng kinh hãi, người có tài giỏi đến mấy, gặp phải sông nước Hoàng Hà hung dữ cũng chẳng làm nên trò trống gì, quả thực làm chuyện gì cũng nên chừa lại chỗ lui. Rồi như đột nhiên nhớ ra chuyện gì anh đột hỏi: "Đệ tử nghe nói tàu bè đi trên sông nước có rất nhiều điều kiệng kị, như không được nhắc đến những chữ như lật chìm... nói ra là thuyền sẽ gặp nạn. CÁc thứ kiêng kị trên chốn sông nước tính ra cũng chẳng ít hơn so với những quy định cảu phải MÔ Kim chúng ta là mấy đâu nhỉ"
Liễu Trần trưởng lão đang định trả lời, bỗng thấy những người đợi tàu nhao nhao đổ dồn ra bến, tàu đã đến nơi hai người ben gác lại câu chuyện, Gà Gô dìu Liễu Trần trưởng lão cùng đoàn người lên tàu.
Bấy giờ bầu trời không một gợn mây, nằng như đổ lửa, mặt sông phẳng lặng không sóng không gió, thuyền chạy êm ru. Hành khách trên thuyền rất đông, vốn không thích sự ồn ào, Gà Gô và Liễu Trần trưởng lão tìm chỗ ít người, vừa ngắm phong cảnh ven sông, vừa chỉ trỏ hình thế phong thủy, hết sức thú vị.
Đang câu chuyện câu trò, Gà Gô đột nhiên hạ thấp giọng nói: "Trên thuyền này có ma!"
Bình luận facebook