Chương 53 - Quỷ mẫu kích Bát đồ
Chúng tôi tiến dần về ngôi miếu cổ phía trước sục tìm, trong vạt cỏ dại không thấy bất cứ dấu chân người nào. Ngoài cỏ lác và đá rải rác, thỉnh thoảng trông thấy vài mảnh xương động vật trăng trắng lấp ló trong đất, nhìn kỹ có cả xương các con vật to lớn là gấu ngựa Tạng và bò Yak, không rõ là chết già ở đây hay bị mãnh thú ăn thịt rồi bỏ lại nữa.
Trên đường đi đến đầu núi có tòa miếu cổ, lạt ma kể vắt tắt câu chuyện liên quan đến ngôi miếu. Truyền thuyết xa xưa của đất Tạng kể rằng Đại vương Thế giới Chế địch Bảo Châu nhận sự ủy thác của công chúa Gia Địa (tức Trung Quốc), được sự giúp đỡ của Liên Hoa Sinh đại sư, đã tiêu diệt được yêu phi nấp trong núi Côn Luân. Trong thiên trường truyền miệng lưu truyền mấy nghìn năm cũng có miêu tả tỉ mỉ, yêu phi nhắc đến trong thơ vốn là Quỷ mẫu của Ma quốc đã chuyển kiếp.
Từ thời cổ, hẻm núi cách suối thần Côn Luân không xa là nơi bị nguyền rủa, người chăn nuôi và gia súc đi qua đây thường mất tích một cách khó hiểu. Phật sống ở địa phương đã từng không chỉ một lần sai Thiết bổng lạt ma và Hộ pháp Kim Cang đến núi điều tra nguyên nhân, nhưng vẫn không tìm ra manh mối.
Cho đến thời Càn Long, một trận lở núi nghiêm trọng đã xảy ra. Có người phát hiện thấy một ngôi mộ cổ vô danh lộ ra ở dốc núi, có vị trí tựa núi nhìn hồ, cửa đá ở hầm mộ đã sập, mở toang hoác. Không người dân chăn nuôi nào dám vào mà chỉ đứng ngoài ngó nhìn, thấy bên trong có không ít gỗ hàng rào lâu đời.
Một nửa con đường đá bên ngoài mộ ngập bên dưới hồ, các tượng đá gồm tượng người, tượng thú như dê, hổ... dùng để trấn mộ đều bị hư hỏng, cũng không thấy văn bia ghi ghép hoặc đánh dấu gì hết, cho nên không thể biết ai là người nằm trong mộ, những người nán lại lâu bên mộ thường gặp tai bay vạ gió.
Phật sống đã cử lạt ma vào ngôi mộ lộ ra đó để lục soát, có moi được một số xương người, các thứ khác đều bị mục nát hết, ngoài ra còn đào được một tấm bia đá bên trên khắc một bức "Quỷ mẫu kích bát đồ" là một cảnh trong truyền thuyết thượng cổ của miền đất Tạng.
Dân địa phương cho rằng mọi tai họa xảy ra trước đây chắc chắn đều có liên quan đến mụ yêu phi Quỷ mẫu của Ma quốc này, và có lẽ đây là nơi táng thân cuối cùng của mụ. Về sau triều đình biết chuyện, bèn chi tiền bạc để xây ở đây ngôi miếu thờ Kim Cang đại uy đức nhằm quét sạch tà ma, và còn mời Phật sống cử người đến chủ trì mọi việc lớn nhỏ trong miếu.
Sau khi chùa Đại Phượng Hoàng khánh thành, có một thời không ngớt khói hương, không ít dân chăn nuôi từ ngàn dặm xa xôi đã đến thăm núi, ngắm hồ. Nhưng các chuyện kỳ quái vẫn liên tiếp xảy ra, nhiều người nói lần nào nhìn thấy ban đếm có một người vận áo xanh xuất hiện gần hồ, thì vài hôm sau nhất định có người chết đuối ở hồ đó. Và nạn nhân ấy dù béo hay gầy, hễ chìm xuống nước rồi, dù được cứu lên ngày, đều chỉ còn da bọc xương, thịt da khô đét, trông nhăn nheo như vỏ cây.
Đã không chỉ một lần có người chứng kiến từ dưới hồ thò lên một cánh tay xanh to bằng bánh xe tóm lấy gia súc trên bờ lôi xuống. Các vị lạt ma bèn chặn nhánh sông hòng làm cho hồ cạn nước để tìm rõ nguyên nhân, nhưng chỉ thấy đáy hồ xương cốt chất chồng. Họ đã tụng kinh và làm pháp sự nhưng đều không có tác dụng, đành lấy đá đậy kín ngôi mộ cổ, rồi bỏ chùa ra đi. Tây Tạng là đất Phật giáo phồn thịnh, việc bỏ chùa là rất hiếm thấy. Kể từ đó mọi người đều nhắc nhở nhau tránh xa cái khu cấm địa ấy.
Những chuyện xưa cũ này, ngoài các vị lạt ma cao tuổi ra, kỳ dư mọi người đã dần quên lãng, cho nên lại bắt đầu có người đến bãi cỏ hoang này cắt cỏ mùa đông, vì cho là tiện lợi. Đoạn đường đá mà chúng tôi phát hiện ra là những phiến đá khắc kinh văn, năm xưa dùng để bịt vết nứt của ngôi mộ cổ, bên trên khắc "Đại nhật kinh sớ" của Mật tông, không được phép giẫm lên. Lạt ma kể đến đây, lắc đầu thở dài, hạ giọng nói: "Ôi, ngày nay chẳng còn mấy ai coi lời đức Phật là gì nữa."
Anh Đô nghe chuyện kỳ quái như thế, liền khẽ hỏi tôi: "Anh Nhất, những chuyện ông ấy kể liệu có thật không? Hay là nói nhăng cuội cũng nên?"
Tôi không tỏ thái độ gì. Nghĩ đến chuyện mấy hôm trước núi lửa dưới chân núi Côn Luân hoạt động liên tục rồi gây nên trận động đất lớn, có lẽ lại làm ngôi mộ cổ này nứt toác cũng nên. Nhưng từ thời Càn Long, mọi thứ trong mộ này sạch bách, bây giờ chỉ còn là ngôi mộ bỏ trống. Tôi chỉ biết nơi nào có mộ bỏ trống đều chẳng nên nán lại lâu, còn về các truyền thuyết kỳ lạ ở ngôi miếu thì chịu không hiểu ra sao.
Để không manh mối bỏ sót dấu vết, bốn chúng tôi dàn hàng ngang và giữ một khoảng cách nhất định tiến đến phía trước bức tường đổ của ngôi chùa cổ, nhưng vẫn chưa phát hiện ra gì đáng ngờ. Lúc này tổ một của đại đội trưởng từ bãi cỏ bước ra, cũng không tìm thấy gì. Hai tổ liền tạm thời hợp nhất rồi tiến vào chùa Đại Phượng Hoàng.
Ngôi chùa đã hư hỏng nặng, chỉ còn lại vài mảng tường nứt nẻ đổ nát nhưng vẫn có thể nhận ra quy mô của nó năm xưa. Lúc này vầng trăng tròn to đã ló ra khỏi tầng mây xám dày nặng, ánh trăng sáng như ban ngày chiếu khắp cả tòa miếu đổ nát. Trên triền núi, tuyết lớn vẫn không ngừng rơi, gió rét tràn đến thấm cái lạnh vào tận phổi, phủ tạng dường như đã đóng băng, chúng tôi đâu còn tâm trạng nào mà thưởng thức cảnh đẹp kỳ lạ vừa có tuyết bay vừa có trăng soi này nữa.
Bộ đội đóng ở địa phương có câu vè như thế này: "Qua Côn Luân, nào Quỷ môn, đến suối Bất Đông nước vẫn tuôn, nước mắt đóng thành hòn, sài lang chết cóng hẻm Côn Luân." Hẻm núi có ngôi miếu hoang này chính là một cái cổng hút gió, gió lạnh kèm theo bụi băng từ bốn phương rót về đây, vang lên những âm thanh nghẹn ngào kỳ lạ, quanh quẩn mãi trên bầu trời ở bãi cỏ hoang trước chùa. Kỳ là nhất là nhiệt độ nơi này rất thấp mà cây xanh xung quanh đây vẫn sinh tồn, nước hồ vẫn không đóng băng, và cũng không có cá hoặc thủy tảo gì hết. Tương truyền rằng vào thời cổ, ở đây không có gió thổi nhưng vẫn có sóng to, nước hồ đã cạn từ lâu, chỉ còn lại một vũng nước nho nhỏ, cho nên bị coi là kiếp trước của "hồ ma Lapangcho."
Sau khi cả phân đội đều đã bước vào trong tường bao của ngôi chùa cổ, đại đội trưởng liền mời lạt ma giới thiệu một lượt về chùa và địa hình xung quanh. Sau khi đã nắm được thông tin cơ bản, anh chia quân thành hai tổ, đích thân dẫn tổ một đi ra khu vực cửa vào mộ cổ ở phía sau chùa, tổ hai phụ trách tìm kiếm trong chùa và khu vực vũng nước bên cạnh, nếu gặp kẻ địch hãy nổ súng uy ***********, nhưng trước khi nổ súng phải xác định rõ tình hình đã, không nên xảy ra xung đột không cần thiết. Nếu đến sáng vẫn không tìm thấy tiểu đội mất tích kia thì đành chờ cấp trên điều động cả trung đoàn ở phân khu xuống tìm kiếm cứu hộ vậy.
Phân công xong, anh dẫn tổ một đi xuyên qua gian nhà đổ. Thực ra ngôi mộ cổ ở sau chùa không lớn, chỉ bằng hai gian nhà dân. Chúng tôi đã nhìn thấy các phiến đá khắc kinh văn ở phía trước cửa chùa, là vì động đất khiến mặt đất bị nứt to, địa tầng của cả dốc núi giãn ra và liền vào với đầu kia của mộ thất.
Chúng tôi cũng không dám chậm trễ, bèn nhờ lạt ma dẫn lối sục sạp khắp trong ngoài chùa một lượt. Ở vị trí chính giữa, chúng tôi thấy một pho tượng gãy nát, thân mình có nhiều tay, đầu là đầu trâu với nét mặt hung ác phẫn nộ, chính là tượng Kim Cang đại uy đức trấn ác phù thiện.
Dưới tượng Kim Vang có khối đá dày hơn một mét, đào được từ ngôi mộ cổ phía sau miếu, trông rất cũ kỹ nham nhở. Tôi đi găng tay bông, phủ lớp bụi trên bề mặt, thấy có các hình khắc. Tôi, anh Đô và cán sự Từ rất tò mò muốn xem Quỷ mẫu hình dáng ra sao. Thấy hình chạm khắc đá đã mờ gần hết, không màu, nhưng đường nét vẫn còn rành mạch, có thể nhận ra được bảy tám phần.
Một phụ nữ khỏa thân, có ba mắt sáu tay, toàn thân đeo đầy đồ trang sức kỳ cục, đường nét uốn lượn, hình như có liên quan đến thần rắn. Ở hai bên bày hai cái bát to. Thân bát khắc hoa văn hình cánh ve sầu, trong bát có một đứa trẻ béo đen đang ngồi. Nó cũng có ba mắt sáu tay, tay cầm cây gậy ngắn hình con rắn, gõ vào bát. Nền bức vẽ là vô số xương đầu trâu chất đống.
Có lẽ vì bị chôn dưới đất nên nửa dưới mặt đá rỗ nham nhở và đen xỉn, chỉ nhìn rõ nửa trên của bức vẽ. Chúng tôi thấy lạ thì xem, chứ không ai thấy Quỷ mẫu đáng sợ cả. Cán sự Từ nói: "Hình vẽ này không tôn trong phụ nữ, may mà thế lực phong kiến tàn ác đã bị lật đổ, hàng triệu nông nô Tây Tạng đã vươn mình và được giải phóng, tất cả đều là nhờ Mao Chủ tịch."
Tôi nói đương nhiên rồi, cho nên chúng ta uống nước nhớ nguồn, không được quên lời dạy của Mao chủ tịch, phải từng giờ từng phút đề cao đấu tranh giai cấp. Nói xong mấy câu cho hợp cảnh, tôi bèn quay sang hỏi Lạt ma xem Quỷ mẫu là nhân vật như thế nào.
Lạt ma dẫn chúng tôi ra hồ nước ở sau miếu, ông vừa đi vừa đọc thần chú kinh văn, rồi kể về lai lịch của Quỷ mẫu. Thì ra trong sự tích về vua anh hùng trong bản trường thi, kẻ địch lớn nhất của Lĩnh quốc chính là Ma quốc. Quỷ mẫu là nhân vật có địa vị cao nhất trong Ma quốc, gần như là hoàng hậu, chuyên trách việc luân chuyển đầu thai cho quốc vương Ma quốc sau khi chết. Quỷ mẫu sau mỗi lần chết cũng sẽ chuyển lại kiếp phục sinh. Muốn tiêu diệt sạch cả họ quốc vương Ma quốc thì phải diệt được Quỷ mẫu, nếu không cơn ác mộng của Lĩnh quốc sẽ kéo dài mãi. Vào thời đại ấy, trong con mắt của mọi người, cái chết cũng được chia ra rất nhiều tầng bậc, cái chết của Quỷ mẫu phải là sự diệt vong triệt để chấm dứt vòng luân hồi.
Nói đến những chuyện này, tôi chẳng muốn nghe mấy bèn rảo bước đi lên, nhưng lại chợt nhớ ra cái lầu ma chín tầng nằm sau dưới băng là mộ của quý tộc Ma quốc, ở đây lại có mụ Quỷ mẫu gì đó, phải chăng chứng tỏ khu vực rộng lớn quanh đây đã từng là khu lăng mộ của Ma quốc?
Khu vực phía sau ngôi miếu đổ nát lại càng hoang vắng tiêu điều, vị lạt ma cũng chưa từng đi vào, mọi người lập tức đề cao cảnh giác. Tôi vốn quen phớt tỉnh tất cả, nhưng trong hoàn cảnh này, bước chân đi trên vùng đất hoang tồn tại trong truyền thuyết thượng cổ, toàn thân cũng khó tránh khỏi bị căng cứng. Khoảnh hồ phía sau miếu giờ đây chỉ còn một vũng nước, chính là nơi mà hai người dân chăn nuôi báo cáo rằng trâu của họ bị kéo xuống. Trên mặt đất vẫn còn nhiều dấu vết lôi kéo giằng co, không có vẻ gì là do đặc vụ cố ý tạo ra.
Nước hồ gần như là màu đen, tanh thối nhức mũi, bốn chúng tôi đứng bên hồ đều không dám thở mạnh vì thối quá. Anh Đô chỉ vào một mảng đen trong nước, nói với tôi: "Hình như là một cái mũ bộ đội."
Anh Đô chĩa súng trường có lắp lưỡi lê, định khều cái vật trông giống mũ da lông cừu kia lên xem. Tôi vừa định ngăn lại thì bỗng thấy vùng nước thối dưới hồ khẽ động đây, hình như có một cánh tay người rất to, màu xanh, đang từ từ nhô lên định tóm anh Đô kéo xuống. Tôi lập tức giương khẩu súng trường bán tự động đã lên đạn, ngón tay chưa kịp đặt vào cò bỗng tôi nghe thấy một loạt đạn nổ dồn dập từ hướng Tây Bắc vọng đến...
Chúng tôi tiến dần về ngôi miếu cổ phía trước sục tìm, trong vạt cỏ dại không thấy bất cứ dấu chân người nào. Ngoài cỏ lác và đá rải rác, thỉnh thoảng trông thấy vài mảnh xương động vật trăng trắng lấp ló trong đất, nhìn kỹ có cả xương các con vật to lớn là gấu ngựa Tạng và bò Yak, không rõ là chết già ở đây hay bị mãnh thú ăn thịt rồi bỏ lại nữa.
Trên đường đi đến đầu núi có tòa miếu cổ, lạt ma kể vắt tắt câu chuyện liên quan đến ngôi miếu. Truyền thuyết xa xưa của đất Tạng kể rằng Đại vương Thế giới Chế địch Bảo Châu nhận sự ủy thác của công chúa Gia Địa (tức Trung Quốc), được sự giúp đỡ của Liên Hoa Sinh đại sư, đã tiêu diệt được yêu phi nấp trong núi Côn Luân. Trong thiên trường truyền miệng lưu truyền mấy nghìn năm cũng có miêu tả tỉ mỉ, yêu phi nhắc đến trong thơ vốn là Quỷ mẫu của Ma quốc đã chuyển kiếp.
Từ thời cổ, hẻm núi cách suối thần Côn Luân không xa là nơi bị nguyền rủa, người chăn nuôi và gia súc đi qua đây thường mất tích một cách khó hiểu. Phật sống ở địa phương đã từng không chỉ một lần sai Thiết bổng lạt ma và Hộ pháp Kim Cang đến núi điều tra nguyên nhân, nhưng vẫn không tìm ra manh mối.
Cho đến thời Càn Long, một trận lở núi nghiêm trọng đã xảy ra. Có người phát hiện thấy một ngôi mộ cổ vô danh lộ ra ở dốc núi, có vị trí tựa núi nhìn hồ, cửa đá ở hầm mộ đã sập, mở toang hoác. Không người dân chăn nuôi nào dám vào mà chỉ đứng ngoài ngó nhìn, thấy bên trong có không ít gỗ hàng rào lâu đời.
Một nửa con đường đá bên ngoài mộ ngập bên dưới hồ, các tượng đá gồm tượng người, tượng thú như dê, hổ... dùng để trấn mộ đều bị hư hỏng, cũng không thấy văn bia ghi ghép hoặc đánh dấu gì hết, cho nên không thể biết ai là người nằm trong mộ, những người nán lại lâu bên mộ thường gặp tai bay vạ gió.
Phật sống đã cử lạt ma vào ngôi mộ lộ ra đó để lục soát, có moi được một số xương người, các thứ khác đều bị mục nát hết, ngoài ra còn đào được một tấm bia đá bên trên khắc một bức "Quỷ mẫu kích bát đồ" là một cảnh trong truyền thuyết thượng cổ của miền đất Tạng.
Dân địa phương cho rằng mọi tai họa xảy ra trước đây chắc chắn đều có liên quan đến mụ yêu phi Quỷ mẫu của Ma quốc này, và có lẽ đây là nơi táng thân cuối cùng của mụ. Về sau triều đình biết chuyện, bèn chi tiền bạc để xây ở đây ngôi miếu thờ Kim Cang đại uy đức nhằm quét sạch tà ma, và còn mời Phật sống cử người đến chủ trì mọi việc lớn nhỏ trong miếu.
Sau khi chùa Đại Phượng Hoàng khánh thành, có một thời không ngớt khói hương, không ít dân chăn nuôi từ ngàn dặm xa xôi đã đến thăm núi, ngắm hồ. Nhưng các chuyện kỳ quái vẫn liên tiếp xảy ra, nhiều người nói lần nào nhìn thấy ban đếm có một người vận áo xanh xuất hiện gần hồ, thì vài hôm sau nhất định có người chết đuối ở hồ đó. Và nạn nhân ấy dù béo hay gầy, hễ chìm xuống nước rồi, dù được cứu lên ngày, đều chỉ còn da bọc xương, thịt da khô đét, trông nhăn nheo như vỏ cây.
Đã không chỉ một lần có người chứng kiến từ dưới hồ thò lên một cánh tay xanh to bằng bánh xe tóm lấy gia súc trên bờ lôi xuống. Các vị lạt ma bèn chặn nhánh sông hòng làm cho hồ cạn nước để tìm rõ nguyên nhân, nhưng chỉ thấy đáy hồ xương cốt chất chồng. Họ đã tụng kinh và làm pháp sự nhưng đều không có tác dụng, đành lấy đá đậy kín ngôi mộ cổ, rồi bỏ chùa ra đi. Tây Tạng là đất Phật giáo phồn thịnh, việc bỏ chùa là rất hiếm thấy. Kể từ đó mọi người đều nhắc nhở nhau tránh xa cái khu cấm địa ấy.
Những chuyện xưa cũ này, ngoài các vị lạt ma cao tuổi ra, kỳ dư mọi người đã dần quên lãng, cho nên lại bắt đầu có người đến bãi cỏ hoang này cắt cỏ mùa đông, vì cho là tiện lợi. Đoạn đường đá mà chúng tôi phát hiện ra là những phiến đá khắc kinh văn, năm xưa dùng để bịt vết nứt của ngôi mộ cổ, bên trên khắc "Đại nhật kinh sớ" của Mật tông, không được phép giẫm lên. Lạt ma kể đến đây, lắc đầu thở dài, hạ giọng nói: "Ôi, ngày nay chẳng còn mấy ai coi lời đức Phật là gì nữa."
Anh Đô nghe chuyện kỳ quái như thế, liền khẽ hỏi tôi: "Anh Nhất, những chuyện ông ấy kể liệu có thật không? Hay là nói nhăng cuội cũng nên?"
Tôi không tỏ thái độ gì. Nghĩ đến chuyện mấy hôm trước núi lửa dưới chân núi Côn Luân hoạt động liên tục rồi gây nên trận động đất lớn, có lẽ lại làm ngôi mộ cổ này nứt toác cũng nên. Nhưng từ thời Càn Long, mọi thứ trong mộ này sạch bách, bây giờ chỉ còn là ngôi mộ bỏ trống. Tôi chỉ biết nơi nào có mộ bỏ trống đều chẳng nên nán lại lâu, còn về các truyền thuyết kỳ lạ ở ngôi miếu thì chịu không hiểu ra sao.
Để không manh mối bỏ sót dấu vết, bốn chúng tôi dàn hàng ngang và giữ một khoảng cách nhất định tiến đến phía trước bức tường đổ của ngôi chùa cổ, nhưng vẫn chưa phát hiện ra gì đáng ngờ. Lúc này tổ một của đại đội trưởng từ bãi cỏ bước ra, cũng không tìm thấy gì. Hai tổ liền tạm thời hợp nhất rồi tiến vào chùa Đại Phượng Hoàng.
Ngôi chùa đã hư hỏng nặng, chỉ còn lại vài mảng tường nứt nẻ đổ nát nhưng vẫn có thể nhận ra quy mô của nó năm xưa. Lúc này vầng trăng tròn to đã ló ra khỏi tầng mây xám dày nặng, ánh trăng sáng như ban ngày chiếu khắp cả tòa miếu đổ nát. Trên triền núi, tuyết lớn vẫn không ngừng rơi, gió rét tràn đến thấm cái lạnh vào tận phổi, phủ tạng dường như đã đóng băng, chúng tôi đâu còn tâm trạng nào mà thưởng thức cảnh đẹp kỳ lạ vừa có tuyết bay vừa có trăng soi này nữa.
Bộ đội đóng ở địa phương có câu vè như thế này: "Qua Côn Luân, nào Quỷ môn, đến suối Bất Đông nước vẫn tuôn, nước mắt đóng thành hòn, sài lang chết cóng hẻm Côn Luân." Hẻm núi có ngôi miếu hoang này chính là một cái cổng hút gió, gió lạnh kèm theo bụi băng từ bốn phương rót về đây, vang lên những âm thanh nghẹn ngào kỳ lạ, quanh quẩn mãi trên bầu trời ở bãi cỏ hoang trước chùa. Kỳ là nhất là nhiệt độ nơi này rất thấp mà cây xanh xung quanh đây vẫn sinh tồn, nước hồ vẫn không đóng băng, và cũng không có cá hoặc thủy tảo gì hết. Tương truyền rằng vào thời cổ, ở đây không có gió thổi nhưng vẫn có sóng to, nước hồ đã cạn từ lâu, chỉ còn lại một vũng nước nho nhỏ, cho nên bị coi là kiếp trước của "hồ ma Lapangcho."
Sau khi cả phân đội đều đã bước vào trong tường bao của ngôi chùa cổ, đại đội trưởng liền mời lạt ma giới thiệu một lượt về chùa và địa hình xung quanh. Sau khi đã nắm được thông tin cơ bản, anh chia quân thành hai tổ, đích thân dẫn tổ một đi ra khu vực cửa vào mộ cổ ở phía sau chùa, tổ hai phụ trách tìm kiếm trong chùa và khu vực vũng nước bên cạnh, nếu gặp kẻ địch hãy nổ súng uy ***********, nhưng trước khi nổ súng phải xác định rõ tình hình đã, không nên xảy ra xung đột không cần thiết. Nếu đến sáng vẫn không tìm thấy tiểu đội mất tích kia thì đành chờ cấp trên điều động cả trung đoàn ở phân khu xuống tìm kiếm cứu hộ vậy.
Phân công xong, anh dẫn tổ một đi xuyên qua gian nhà đổ. Thực ra ngôi mộ cổ ở sau chùa không lớn, chỉ bằng hai gian nhà dân. Chúng tôi đã nhìn thấy các phiến đá khắc kinh văn ở phía trước cửa chùa, là vì động đất khiến mặt đất bị nứt to, địa tầng của cả dốc núi giãn ra và liền vào với đầu kia của mộ thất.
Chúng tôi cũng không dám chậm trễ, bèn nhờ lạt ma dẫn lối sục sạp khắp trong ngoài chùa một lượt. Ở vị trí chính giữa, chúng tôi thấy một pho tượng gãy nát, thân mình có nhiều tay, đầu là đầu trâu với nét mặt hung ác phẫn nộ, chính là tượng Kim Cang đại uy đức trấn ác phù thiện.
Dưới tượng Kim Vang có khối đá dày hơn một mét, đào được từ ngôi mộ cổ phía sau miếu, trông rất cũ kỹ nham nhở. Tôi đi găng tay bông, phủ lớp bụi trên bề mặt, thấy có các hình khắc. Tôi, anh Đô và cán sự Từ rất tò mò muốn xem Quỷ mẫu hình dáng ra sao. Thấy hình chạm khắc đá đã mờ gần hết, không màu, nhưng đường nét vẫn còn rành mạch, có thể nhận ra được bảy tám phần.
Một phụ nữ khỏa thân, có ba mắt sáu tay, toàn thân đeo đầy đồ trang sức kỳ cục, đường nét uốn lượn, hình như có liên quan đến thần rắn. Ở hai bên bày hai cái bát to. Thân bát khắc hoa văn hình cánh ve sầu, trong bát có một đứa trẻ béo đen đang ngồi. Nó cũng có ba mắt sáu tay, tay cầm cây gậy ngắn hình con rắn, gõ vào bát. Nền bức vẽ là vô số xương đầu trâu chất đống.
Có lẽ vì bị chôn dưới đất nên nửa dưới mặt đá rỗ nham nhở và đen xỉn, chỉ nhìn rõ nửa trên của bức vẽ. Chúng tôi thấy lạ thì xem, chứ không ai thấy Quỷ mẫu đáng sợ cả. Cán sự Từ nói: "Hình vẽ này không tôn trong phụ nữ, may mà thế lực phong kiến tàn ác đã bị lật đổ, hàng triệu nông nô Tây Tạng đã vươn mình và được giải phóng, tất cả đều là nhờ Mao Chủ tịch."
Tôi nói đương nhiên rồi, cho nên chúng ta uống nước nhớ nguồn, không được quên lời dạy của Mao chủ tịch, phải từng giờ từng phút đề cao đấu tranh giai cấp. Nói xong mấy câu cho hợp cảnh, tôi bèn quay sang hỏi Lạt ma xem Quỷ mẫu là nhân vật như thế nào.
Lạt ma dẫn chúng tôi ra hồ nước ở sau miếu, ông vừa đi vừa đọc thần chú kinh văn, rồi kể về lai lịch của Quỷ mẫu. Thì ra trong sự tích về vua anh hùng trong bản trường thi, kẻ địch lớn nhất của Lĩnh quốc chính là Ma quốc. Quỷ mẫu là nhân vật có địa vị cao nhất trong Ma quốc, gần như là hoàng hậu, chuyên trách việc luân chuyển đầu thai cho quốc vương Ma quốc sau khi chết. Quỷ mẫu sau mỗi lần chết cũng sẽ chuyển lại kiếp phục sinh. Muốn tiêu diệt sạch cả họ quốc vương Ma quốc thì phải diệt được Quỷ mẫu, nếu không cơn ác mộng của Lĩnh quốc sẽ kéo dài mãi. Vào thời đại ấy, trong con mắt của mọi người, cái chết cũng được chia ra rất nhiều tầng bậc, cái chết của Quỷ mẫu phải là sự diệt vong triệt để chấm dứt vòng luân hồi.
Nói đến những chuyện này, tôi chẳng muốn nghe mấy bèn rảo bước đi lên, nhưng lại chợt nhớ ra cái lầu ma chín tầng nằm sau dưới băng là mộ của quý tộc Ma quốc, ở đây lại có mụ Quỷ mẫu gì đó, phải chăng chứng tỏ khu vực rộng lớn quanh đây đã từng là khu lăng mộ của Ma quốc?
Khu vực phía sau ngôi miếu đổ nát lại càng hoang vắng tiêu điều, vị lạt ma cũng chưa từng đi vào, mọi người lập tức đề cao cảnh giác. Tôi vốn quen phớt tỉnh tất cả, nhưng trong hoàn cảnh này, bước chân đi trên vùng đất hoang tồn tại trong truyền thuyết thượng cổ, toàn thân cũng khó tránh khỏi bị căng cứng. Khoảnh hồ phía sau miếu giờ đây chỉ còn một vũng nước, chính là nơi mà hai người dân chăn nuôi báo cáo rằng trâu của họ bị kéo xuống. Trên mặt đất vẫn còn nhiều dấu vết lôi kéo giằng co, không có vẻ gì là do đặc vụ cố ý tạo ra.
Nước hồ gần như là màu đen, tanh thối nhức mũi, bốn chúng tôi đứng bên hồ đều không dám thở mạnh vì thối quá. Anh Đô chỉ vào một mảng đen trong nước, nói với tôi: "Hình như là một cái mũ bộ đội."
Anh Đô chĩa súng trường có lắp lưỡi lê, định khều cái vật trông giống mũ da lông cừu kia lên xem. Tôi vừa định ngăn lại thì bỗng thấy vùng nước thối dưới hồ khẽ động đây, hình như có một cánh tay người rất to, màu xanh, đang từ từ nhô lên định tóm anh Đô kéo xuống. Tôi lập tức giương khẩu súng trường bán tự động đã lên đạn, ngón tay chưa kịp đặt vào cò bỗng tôi nghe thấy một loạt đạn nổ dồn dập từ hướng Tây Bắc vọng đến...
Bình luận facebook