Hồi 1 - Mùa đông đói kém
Mùa thu năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn lửa bỏng dầu sôi. Thời điểm đó, tôi là một trong vô vàn các thanh niên trí thức lên núi xuống đồng, quán triệt chỉ thị tối cao của Đảng: thanh niên trí thức về nông thôn, nếm gió tuyết, luyện tim hồng, đấu trời đất, rèn cốt sắt, được tổ chức Thanh niên phân về tham gia đội sản xuất ở khu vực miền núi Đại Hưng An Lĩnh.
Thời gian thấm thoắt, loáng cái đã trôi được mấy tháng, cảm giác hưng phấn và mới mẻ lúc vừa lên núi sớm đã bay sạch sành sanh, thay vào đó là cuộc sống tẻ nhạt lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Khe núi nơi tôi đóng quân bé tẻo teo bằng lòng bàn tay, tổng cộng chỉ có hai ba chục hộ dân, mấy trăm dặm xung quanh dường như đều là rừng nguyên sinh tuyệt nhiên không có dấu chân người.
Dân làng này ở núi ăn núi, ngoại trừ mấy mẫu ruộng khai khẩn ở nơi bằng phẳng, trồng dăm thứ lương thực ăn hàng ngày, thực phẩm còn lại chủ yếu đều vào trong núi kiếm. Trên núi có đầy hoẵng, hươu bào, thỏ rừng, gà rừng, lại còn cả mộc nhĩ, nấm hương trong rừng, toàn thứ ngon lành béo bổ, muốn ăn no ăn ngon là chuyện nhỏ.
Có điều mùa đông năm đó tuyết trên núi rơi quá sớm, gió Tây Bắc đột nhiên tăng cường, tiết trời bất ngờ trở lạnh chỉ trong thời gian rất ngắn. Mắt thấy tuyết lớn sắp sửa bịt kín cả lối vào núi đến nơi, mà chưa ai kịp chuẩn bị dự trữ lương thực cho mùa đông. Mùa thu những năm trước, người miền núi đều nhân lúc lợn rừng, thỏ rừng đang béo ú cố săn bắt thật nhiều, xẻ thịt hong gió phơi khô cất đi, dùng để vượt qua mùa đông tàn khốc dài đằng đẵng của vùng Đại Hưng An Lĩnh.
Thời tiết bất thường mười năm không gặp này nói đến là đến, mới giữa thu, một trận tuyết lớn đã trút xuống, rồi gió Tây Bắc ào ào thổi về. Các hộ đi săn không khỏi cuống cả lên, vội vác súng dắt chó săn, chen nhau đổ lên núi săn bắn dự trữ cho mùa đông giá rét. Các hộ đi săn phải tranh thủ từng khắc một, dồn hết nhân lực đi bẫy cáo, bắn thỏ, kẻo để muộn thêm chút nữa, bão tuyết trong núi mà nổi lên rồi thì đừng hòng còn săn bắn được gì nữa. Cả làng đang phải đối mặt với một mùa đông đói rét khủng khiếp.
Tuyền béo là chiến hữu được phân về đây cùng tôi, dạo này đang rỗi việc ngứa ngáy hết cả tay chân, suốt ngày hậm hực sao không có sự vụ gì náo loạn lên một chút. Cậu ta thấy cánh thợ săn lập nhóm lũ lượt vào núi đi săn thì khoái chí ra mặt, xoa tay xoa chân bàn bạc với tôi, tính sẽ theo đám thợ săn vào núi tóm mấy con gấu nâu mang về.
Nhiệt tình của tôi với chuyện đi săn trong núi, đặc biệt là hứng thú với những trò vừa phải đấu trí vừa phải đấu sức như trò "bẫy cáo", chẳng mảy may kém Tuyền béo một li một tấc nào, có điều lúc bình thường cũng không sẵn cơ hội để mang súng dắt chó vào rừng chơi một phen cho thỏa. Nhưng tôi cũng đoán chắc mười mươi, ông bí thư chi bộ sẽ không cho chúng tôi tham dự lần hành động này. Một là vì đám thanh niên trí thức chúng tôi chân ướt chân ráo tới đây chưa được nửa năm đã quậy tơi bời vô số bận, làm ông bí thư già nổi sung, quyết định phải đặc biệt để mắt chiếu cố tới bọn tôi. Dạo gần đây, nhiệm vụ ông phân cho bọn tôi nếu chẳng phải đi giẫy cỏ mộ, thì cũng là ngồi canh đống gỗ của lâm trường, toàn mấy việc phải ngồi một chỗ chán chẳng buồn chết. Hai là chuyến đi săn để dự trữ cho mùa đông này là việc lớn trong làng. Đây là hành động tập thể, cần có kinh nghiệm phong phú và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thợ săn, để lũ thanh niên trí thức ẽo ợt từ thành phố đến tham gia, chẳng may có sơ suất gì, cả làng sẽ phải ôm bụng đói qua cả mùa đông rét mướt, trách nhiệm này chẳng ai gánh nổi cả, nên tuyệt đối không thể nào mạo hiểm.
Chúng tôi đỏ mắt nhìn các nhà chọn ra những tay săn cường tráng nhất, tổ chức thành "Đội chiến đấu", dẫn theo đàn chó săn hùng dũng kéo vào núi, đạp tuyết trắng thẳng tiến lên tuyến đầu săn bắn. Trong lòng tôi quả thực đã sốt ruột lại còn tức anh ách, dù biết căn bản chẳng có tí hy vọng nào, nhưng tôi vẫn ôm một tia hy vọng đi tìm ông bí thư nì nèo. Chỉ xếp cho bọn thanh niên trí thức chúng tôi mấy việc chi viện hậu cần thôi cũng được, cứ bắt ở lại trong làng mãi thế này, không bức bối đến phát rồ lên mới lạ.
Tuyền béo dẫn chỉ thị tối cao của Mao chủ tịch ra nhấn mạnh với bí thư chi bộ: "Chúng cháu đều từ ngũ hồ tứ hải đến, vì mục đích chung mà tập hợp lại với nhau ở đây. Cháu đại biểu cho năm thanh niên trí thức này, thật lòng thỉnh cầu bác, dù thế nào cũng phải cho chúng cháu tham gia vào dòng thác đấu tranh cách mạng nhằm săn bắn dự trữ lương thực cho mùa đông này..."
Ông bí thư già không đợi Tuyền béo ta dứt lời, dùng ngay một câu chỉ thị tối cao khác bóp chết lời thỉnh cầu của chúng tôi: "Đừng có lằng nhằng, mấy thằng nhãi các cậu? Mao chủ tịch không phải để các cậu lấy ra hù dọa tôi đâu nhé..., phải rồi ... Người còn nhấn mạnh phải chống tự do chủ nghĩa, phải phục tùng sự sắp xếp của tổ chức. Bận rày người làng đều đi săn, ở nhà rặt đàn bà con nít người già yếu bệnh tật, các cậu nhìn tuyết rơi xem, ngộ nhỡ có con gấu chó nào chưa tích đủ mỡ cho mùa ngủ đông mò đến thì phiền to đấy. Thôi quyết như vậy đi, thanh niên trí thức các cậu, một nửa ở lại canh giữ thôn làng, còn Bát Nhất và Tuyền béo, bảo Yến Tử dẫn hai đứa đến lâm trường, vừa vặn đổi cho ông Cao Sơn về đây. Tôi nói các cậu biết, mấy ngày tôi vắng mặt cấm có được quậy phá, nghe chưa."
Quả nhiên không ngoài dự đoán của tôi, về mặt đường lối chẳng còn gì để thỏa hiệp với điều chỉnh nữa rồi. Đã nói đến nước này, tôi cũng đành bó tay. Nhưng trong bụng vẫn ngấm ngầm suy tính, ra mạn gần lâm trường có thể rình cơ hội đi bắt cáo, dù sao cũng đỡ chán hơn ở lại làng đảm nhiệm "công tác tư tưởng". Nghĩ vậy, tôi liền từ biệt ba bạn thanh niên trí thức còn lại, xốc bó chăn đệm lên lưng, cùng Tuyền béo theo chân Yến Tử đến lâm trường bên dưới ngọn Đoàn Sơn canh mấy đống gỗ.
Trong làng có mấy nhà được chọn làm "nhà thanh niên", thanh niên trí thức về tham gia lao động sản xuất được phân ở cố định trong mấy nhà đó, còn cơm thì cứ lần lượt đến các hộ gia đình ăn chung, gặp gì ăn nấy. Cô nàng Yến Tử này là "chủ nhà" của tôi và Tuyền béo, cũng là tay thợ săn cừ khôi, ông bí thư phân công cô nàng dẫn chúng tôi đi trông giữ lâm trường chủ yếu là vì lo nhỡ đâu chúng tôi gặp phải dã thú tấn công.
Yến Tử mất cơ hội vào nơi săn bắn, chẳng phàn nàn câu nào. Âu cũng bởi đám thanh niên trí thức bọn tôi biết nhiều hiểu rộng gấp mấy lần dân miền núi, đặc biệt là hai thằng trên thông thiên văn dưới tường địa lý lại bốc phét thành thần như tôi với Tuyền béo. Những lúc đi với thanh niên trí thức, cô có thể nhân đó tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài vùng núi rộng lớn mà từ nhỏ cô chưa từng rời khỏi này. Vậy là Yến Tử khoác súng săn, chỉ mang thêm mấy thứ đồ dùng thiết yếu, cùng tôi và Tuyền béo xuất phát luôn. Từ làng đến lâm trường phải vượt một rặng núi, vòng qua hai cái đèo, đường đi khá xa. Dọc đường gió Tây Bắc cứ thổi vù vù, cuốn tuyết đọng trên tán cây bay mù trời. Lại còn bầu trời dù đang giữa ban ngày ban mặt vẫn cứ xám xìn xịt, khiến người ta chẳng thể phân biệt được có phải tuyết vẫn đang rơi hay không. Tôi đã chụp cái mũ da chó kín mít, nhưng bị gió quất cho một hồi đâm ra tê dại hết cả đầu.
Có điều nghe Yến Tử kể, thời tiết như thế vẫn chưa là gì, ở vùng núi này, đến tháng Chạp cuối đông, tuyết trong rừng ngập tận thắt lưng, lội tuyết cực kỳ tốn sức, chỉ cần đi một quãng ngắn thôi đã ướt đẫm mồ hôi rồi. Nhưng tuyệt đối không được nghỉ, chỉ cần dừng bước xả hơi, gió lạnh thấu xương phắt qua một cái, mồ hôi khắp người sẽ đóng thành băng ngay lập tức. Những người chưa nếm qua mùa đông trong núi sâu thì không tưởng tượng nổi đâu, đáng sợ nhất phải kể đến "bạch mao phong" mà dân vùng núi vừa thoáng nghe đã tái mét cả mặt. "Bạch mao phong", chính là gió cuốn tuyết bay, những cơn trốt xoáy trắng bạc đó lợi hại còn hơn đao kiếm, sức người căn bản không chịu đựng nổi. Vì vậy các hộ săn bắn vùng núi này đều lo chuẩn bị thức ăn từ trước, đến lúc trời đông tháng giá chỉ ngồi lỳ trên cái kháng[4] đất trong nhà cho qua hết mùa đông.
Đi gần hết ngày mới đến được lâm trường, chỗ này ở sát vùng núi Đoàn Sơn hay có gấu người xuất hiện. Một con sông chảy qua giữa vùng lưng rậm đồng tuyết, vừa khéo tách đôi khu vực núi và rừng ra làm hai. Trên núi Đoàn Sơn cây cối um tùm, chẳng thiếu thức ăn, nên lũ gấu người trên ấy chẳng mấy khi mất công vượt sông sang khu rừng bên này làm gì. Còn đám thợ săn cũng chẳng dại vô cớ đi chọc vào lũ thú hung tàn thành tinh được mệnh danh là Vua của núi rừng ấy.
Đến mùa xuân nước lên, người ta buộc gỗ khai thác được ở lâm trường làm bè thả trôi theo dòng nước xuống hạ du. Ở hạ du sông có một tuyến đường sắt và một đoàn xe lửa nhỏ, chuyên dùng để vận chuyển gỗ. Quang cảnh ở đây rất giống với Giáp Bì câu được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Lâm hải tuyết nguyên[5]. Ở miền Đông Bắc, quả đúng có một nơi tên là Giáp Bì câu thật. Nhưng lâm trường ở ngọn núi Đoàn Sơn này cũng có một cái tên khá oách, Mộ Hoàng Bì Tử. Cái tên này thoạt nghe có vẻ rất thần bí, đến cả thợ săn lão thành như bố của Yến Tử cũng chẳng nổi được lai lịch của nó rốt cuộc là thế nào, chỉ bảo mạn gần đấy có rất nhiều hoàng bì tử. Hoàng bì tử hay hoàng đại tiên là cách gọi loài chồn vàng của người dân vùng này. Hồi xưa, hoàng đại tiên quậy rất ác, nhưng giờ thì chẳng ai nhắc đến nữa rồi.
Tuy lâm trường núi Đoàn Sơn rất thô sơ, lại ở nơi hẻo lánh, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể thiếu nó được, vì vậy chúng tôi mới phải đội gió đạp tuyết đến đây canh gác. Có điều, nói thực một câu, mùa đông ở lâm trường cũng chẳng có việc gì ra hồn để mà làm cả, việc duy nhất cần xử lý, chỉ là qua một dạo nữa xuống dưới hạ du giúp người ta đưa gỗ lên chuyến tàu cuối rời khỏi đây mà thôi.
Lâm trường này có một dãy nhà dựng bằng gỗ bạch dương, mùa xuân và mùa hè đều có công nhân lâm trường sống và làm việc. Vì năng lực vận chuyển có hạn, chặt nhiều cây cũng chẳng chuyển đi hết được, vì vậy cứ xong nhiệm vụ sản xuất, đến tầm tết Trung thu là bọn họ kéo nhau rời khỏi lâm trường về nhà ăn tết, khi ấy, lâm trường được giao về cho trại Cương Cương ở gần đấy nhất cử người đến coi sóc.
Trước khi chúng tôi đến, lâm trường do ông lão Cao Sơn và cháu gái, một cô nàng tên là Họa Mi phụ trách coi quản. Theo phân công của bí thư chi bộ, chúng tôi phải đổi lượt cho họ về làng, nhưng lúc ba bọn tôi đến nơi, liền phát hiện lâm trường có gì đó rất không ổn. Căn nhà nhỏ của người gác rừng trống huếch trống hoác, tro than trong bếp lò lạnh ngắt lạnh ngơ, chẳng thấy bóng dáng hai ông cháu nhà họ đâu cả.
Tôi không khỏi lấy làm lo lắng, vội cùng hai người còn lại chia nhau tìm khắp một lượt trong lâm trường, chẳng thấy tí tăm tích nào. Càng lúc càng lo sốt vó, tôi bảo Tuyền béo và Yến Tử: "Năm nay thời tiết lạnh nhanh quá, trước đấy cũng chẳng có dấu hiệu gì cả, sợ rằng bọn dã thú trong núi cũng phải tranh thủ săn bắt trước khi giá rét, liệu có phải hai ông cháu họ đã bị lũ ác thú kiểu như mèo rừng báo đốm gì đấy bắt đi rồi không nhỉ?"
Chó săn trong làng đều bị dẫn vào núi đi săn cả, nên chúng tôi không mang theo con chó nào. Giờ đây gió tuyết mịt mùng, quanh ngọn Đoàn Sơn toàn núi cao rừng rậm, địa hình quá chừng phức tạp, tuyết xuống che phủ hết cả dấu vết của người và thú để lại, dẫu có cả trăm người đi lùng sục, cũng chưa chắc đã tìm ra bọn họ, càng huống hồ bây giờ chỉ có trơ ra ba mống bọn tôi. Tôi và Tuyền béo tức thì nghĩ ngay đến việc về làng gọi cứu viện, nhưng lại sực nhớ trong làng chẳng còn ai, nhất thời cũng bó tay không biết phải làm sao.
Cũng vẫn là Yến Tử cẩn thận hơn, cô quan sát trong căn nhà gỗ nhỏ thật kỹ thêm lượt nữa, lương thực và thịt khô vẫn còn chút ít, súng săn và cái ống sừng trâu đựng hỏa được với đạn sắt của ông Cao Sơn thì không thấy đâu. Thợ săn rất giỏi quan sát dấu vết, Yến Tử không phát hiện có dấu tích nào của động vật trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn ghẽ đâu ra đấy, hình như họ còn làm rất nhiều cơm nắm nữa, chắc không phải đã xảy ra chuyện gì bất trắc. Có lẽ ông Cao Sơn dẫn cô cháu gáí đi săn thỏ rồi cũng nên, hoặc cũng có thể ông già lo tuyết lớn bịt kín lối ra vào núi, không đợi chúng tôi đến đổi gác đã về làng trước luôn rồi. Ông già Cao Sơn này săn bắn mấy chục năm nay, kinh nghiệm đầy mình, tuổi tác tuy cao, thân thủ không được nhanh nhẹn như thuở trước, nhưng đã có khẩu súng săn bên mình rồi thì chỉ cần giữa đường không gặp phải gấu người cái vừa đẻ con, chắc cũng không có gì đáng ngại,
Thấy trong lâm trường không có dấu vết lạ, ba đứa chúng tôi mới hơi yên tâm một chút. Dọc đường bị đói rét, khổ sở không sao tả xiết, lúc này có chuyện gì gấp gáp cũng cứ vứt hết sang một bên đã, nhiệm vụ cấp bách nhất trước mắt là phải sưởi ấm và nhét đầy cái bụng. Vậy là chúng tôi lật đật đốt lò, bỏ mấy cái bánh nướng lạnh ngắt cứng đơ lên mặt bếp nướng sơ sơ, ăn tạm chống đói. Ăn no xong thì trời cũng tối mịt, cả ba liền bắt đầu nói chuyện nhăng cuội cho đỡ buồn, thi nhau tán phét tán lác y như lúc thường. Tuyền béo kể chuyện thổ phỉ ở vùng Đông Bắc trước giải phóng, mấy chuyện này đều do ông già nhà cậu ta kể từ trước, tôi nghe không dưới chục lần rồi, nhưng Yến Tử mới được nghe lần đầu, nên có vẻ rất say sưa.
Chỉ thấy Tuyền béo phun nước bọt tung tóe, vung chân vung tay kể chuyện: bọn thổ phỉ tụ tập thành băng đảng đi cướp của dân lành, ở vùng Đông Bắc còn gọi là "hồ phỉ" hay "hồ tử". Nghe nói bọn này không giống đám cướp đường ở nội địa, mà có hệ thống hẳn hoi, tổ sư là Mao Văn Long, tổng binh của Bì Đảo[6] cuối đời nhà Minh. Sau khi quan Hữu phó đốc giám ngự sử Viên Sùng Hoán lập kế giết chết Mao Văn Long, đám quan binh thủ hạ dưới trướng họ Mao liền tan rã lưu lạc đến các đảo ven biển hoặc trong núi sâu vùng Đông Bắc. Ban đầu, đám người này vẫn còn tự cho mình là quan binh nước Đại Minh, không làm những chuyện đánh cướp dân lành, nhưng trải qua trăm năm, cơ cấu tổ chức ngày một phức tạp hơn, dần dần đã trở thành lũ phỉ tàn ác vô lương, không chuyện gì là không dám làm. Mãi đến trước giải phóng, đám thổ phỉ này vẫn tôn thờ Mao Văn Long làm tổ sư gia.
Các toán phỉ này, về sau còn được gọi là "liễu tử", tùy theo danh hiệu của tên cầm đầu mà tên của các toán phỉ cũng khác nhau, chẳng hạn như "Nhất Thiết Tiên", "Thảo Thượng Phi", "Tang Đại Đao", "Phượng Song Hiệp" vân vân...
Trước giải phóng, thủ lĩnh của toán phỉ lớn nhất vùng Đông Bắc là một gã đầu trọc biệt hiệu là "Già Liễu Thiên[7]", thời trẻ vốn là võ tăng trong chùa, học được một thân công phu Thiết Bố Sam, nhưng sau khi hoàn tục, tóc hắn cũng không mọc lại được nữa. "Già Liễu Thiên" là kẻ lòng dạ tàn độc, hai tay đã nhuốm đầy máu tanh của cán bộ và quần chúng.
Sau khi quân Nhật đầu hàng, vùng Đông Bắc tiến hành cải cách ruộng đất. Để bảo vệ thành quả cách mạng không bị lũ thổ phỉ phá hoại, Đông Bắc lập một toán quân tiễu phỉ, trải qua một loạt những cuộc chiến tàn khốc gian khổ tuyệt trần, cuối cùng đã diệt trừ sạch "bốn rường tám cột" trong toán phỉ do "Già Liễu Thiên" cầm đầu. "Bốn rường tám cột" là một dạng danh xưng trong nội bộ tổ chức bọn phỉ, ngoài đại đương gia được gọi là "Đại Quỹ", còn có "bốn rường", lần lượt là "Đỉnh Thiên", "Chuyển Giác", "Nghênh Môn", "Lang Tâm"; còn "tám cột" bao gồm: "Kê Kỳ", "Qua Tuyến", "Đổng Cục", "Truyền Hiệu", "Tổng Thôi", "Thủy Tướng", "Mã Hiệu", "Trương Phòng", đám này mà toi đời, thì cả toán thổ phỉ cũng coi như hoàn toàn tan rã.
Trong nhóm "bốn rường tám cột" này, nhân vật quan trọng nhất là "Chuyển Giác", dân vùng Đông Bắc còn gọi là "Thông Toán tiên sinh". Y là quân sư của cả băng phỉ, chuyên dùng một số phương thuật mê tín để "đoán Bát môn", quyết định mọi hành động tiến thoái của cả băng phỉ. Quân sư tiêu đời, "Già Liễu Thiên" mất kẻ tâm phúc, trở thành "tư lệnh không quân" đúng nghĩa. Có điều, kẻ này vô cùng giảo hoạt, nhóm tiễu phỉ từ đầu chí cuối không làm sao bắt nổi, mấy lần liền đều để hắn chuồn mất ngay trước mắt. Một số dân địa phương mê tín đồn đại rằng, tên trùm phỉ này thời trẻ đã từng cứu mạng hoàng đại tiên, cả đời này được hoàng đại tiên bảo vệ, gặp nguy cấp có thể độn thổ bỏ trốn, dù có phái thiên binh thiên tướng đến cũng chưa chắc đã tóm được.
Có điều, thế gian lắm chuyện ly kỳ, thổ phỉ kỵ nhất chữ "chết", nhưng dù không bao giờ nhắc đến chữ này, vẫn chẳng thể thoát. Làm thổ phỉ nào có kết cục tốt đẹp, xưa vẫn có câu "tự tạo nghiệt, không thể sống", có lẽ "Già Liễu Thiên" tội ác ngập đầu, khí số đã tận, năm đó trong núi vừa khéo xảy ra một trận rét hiếm thấy, dân gian thường gọi những năm như thế là "tử tuế", hoàng đại tiên cuối cùng cũng không che chở nổi cho hắn.
Chú thích:
[4] Một loại giường đất, bên dưới là bếp lò sưởi ấm, thường thấy ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
[5] Tiểu thuyết của nhà văn Khúc Ba, nói về một nhóm bộ đội thuộc Liên quân Dân chủ Đông Bắc thực hiện nhiệm vụ tiễu phỉ.
[6] Một hòn đảo nhỏ nằm ở cửa sông Áp Lục, gần Triều Tiên.
[7] Che cả trời.
Mùa thu năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn lửa bỏng dầu sôi. Thời điểm đó, tôi là một trong vô vàn các thanh niên trí thức lên núi xuống đồng, quán triệt chỉ thị tối cao của Đảng: thanh niên trí thức về nông thôn, nếm gió tuyết, luyện tim hồng, đấu trời đất, rèn cốt sắt, được tổ chức Thanh niên phân về tham gia đội sản xuất ở khu vực miền núi Đại Hưng An Lĩnh.
Thời gian thấm thoắt, loáng cái đã trôi được mấy tháng, cảm giác hưng phấn và mới mẻ lúc vừa lên núi sớm đã bay sạch sành sanh, thay vào đó là cuộc sống tẻ nhạt lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Khe núi nơi tôi đóng quân bé tẻo teo bằng lòng bàn tay, tổng cộng chỉ có hai ba chục hộ dân, mấy trăm dặm xung quanh dường như đều là rừng nguyên sinh tuyệt nhiên không có dấu chân người.
Dân làng này ở núi ăn núi, ngoại trừ mấy mẫu ruộng khai khẩn ở nơi bằng phẳng, trồng dăm thứ lương thực ăn hàng ngày, thực phẩm còn lại chủ yếu đều vào trong núi kiếm. Trên núi có đầy hoẵng, hươu bào, thỏ rừng, gà rừng, lại còn cả mộc nhĩ, nấm hương trong rừng, toàn thứ ngon lành béo bổ, muốn ăn no ăn ngon là chuyện nhỏ.
Có điều mùa đông năm đó tuyết trên núi rơi quá sớm, gió Tây Bắc đột nhiên tăng cường, tiết trời bất ngờ trở lạnh chỉ trong thời gian rất ngắn. Mắt thấy tuyết lớn sắp sửa bịt kín cả lối vào núi đến nơi, mà chưa ai kịp chuẩn bị dự trữ lương thực cho mùa đông. Mùa thu những năm trước, người miền núi đều nhân lúc lợn rừng, thỏ rừng đang béo ú cố săn bắt thật nhiều, xẻ thịt hong gió phơi khô cất đi, dùng để vượt qua mùa đông tàn khốc dài đằng đẵng của vùng Đại Hưng An Lĩnh.
Thời tiết bất thường mười năm không gặp này nói đến là đến, mới giữa thu, một trận tuyết lớn đã trút xuống, rồi gió Tây Bắc ào ào thổi về. Các hộ đi săn không khỏi cuống cả lên, vội vác súng dắt chó săn, chen nhau đổ lên núi săn bắn dự trữ cho mùa đông giá rét. Các hộ đi săn phải tranh thủ từng khắc một, dồn hết nhân lực đi bẫy cáo, bắn thỏ, kẻo để muộn thêm chút nữa, bão tuyết trong núi mà nổi lên rồi thì đừng hòng còn săn bắn được gì nữa. Cả làng đang phải đối mặt với một mùa đông đói rét khủng khiếp.
Tuyền béo là chiến hữu được phân về đây cùng tôi, dạo này đang rỗi việc ngứa ngáy hết cả tay chân, suốt ngày hậm hực sao không có sự vụ gì náo loạn lên một chút. Cậu ta thấy cánh thợ săn lập nhóm lũ lượt vào núi đi săn thì khoái chí ra mặt, xoa tay xoa chân bàn bạc với tôi, tính sẽ theo đám thợ săn vào núi tóm mấy con gấu nâu mang về.
Nhiệt tình của tôi với chuyện đi săn trong núi, đặc biệt là hứng thú với những trò vừa phải đấu trí vừa phải đấu sức như trò "bẫy cáo", chẳng mảy may kém Tuyền béo một li một tấc nào, có điều lúc bình thường cũng không sẵn cơ hội để mang súng dắt chó vào rừng chơi một phen cho thỏa. Nhưng tôi cũng đoán chắc mười mươi, ông bí thư chi bộ sẽ không cho chúng tôi tham dự lần hành động này. Một là vì đám thanh niên trí thức chúng tôi chân ướt chân ráo tới đây chưa được nửa năm đã quậy tơi bời vô số bận, làm ông bí thư già nổi sung, quyết định phải đặc biệt để mắt chiếu cố tới bọn tôi. Dạo gần đây, nhiệm vụ ông phân cho bọn tôi nếu chẳng phải đi giẫy cỏ mộ, thì cũng là ngồi canh đống gỗ của lâm trường, toàn mấy việc phải ngồi một chỗ chán chẳng buồn chết. Hai là chuyến đi săn để dự trữ cho mùa đông này là việc lớn trong làng. Đây là hành động tập thể, cần có kinh nghiệm phong phú và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thợ săn, để lũ thanh niên trí thức ẽo ợt từ thành phố đến tham gia, chẳng may có sơ suất gì, cả làng sẽ phải ôm bụng đói qua cả mùa đông rét mướt, trách nhiệm này chẳng ai gánh nổi cả, nên tuyệt đối không thể nào mạo hiểm.
Chúng tôi đỏ mắt nhìn các nhà chọn ra những tay săn cường tráng nhất, tổ chức thành "Đội chiến đấu", dẫn theo đàn chó săn hùng dũng kéo vào núi, đạp tuyết trắng thẳng tiến lên tuyến đầu săn bắn. Trong lòng tôi quả thực đã sốt ruột lại còn tức anh ách, dù biết căn bản chẳng có tí hy vọng nào, nhưng tôi vẫn ôm một tia hy vọng đi tìm ông bí thư nì nèo. Chỉ xếp cho bọn thanh niên trí thức chúng tôi mấy việc chi viện hậu cần thôi cũng được, cứ bắt ở lại trong làng mãi thế này, không bức bối đến phát rồ lên mới lạ.
Tuyền béo dẫn chỉ thị tối cao của Mao chủ tịch ra nhấn mạnh với bí thư chi bộ: "Chúng cháu đều từ ngũ hồ tứ hải đến, vì mục đích chung mà tập hợp lại với nhau ở đây. Cháu đại biểu cho năm thanh niên trí thức này, thật lòng thỉnh cầu bác, dù thế nào cũng phải cho chúng cháu tham gia vào dòng thác đấu tranh cách mạng nhằm săn bắn dự trữ lương thực cho mùa đông này..."
Ông bí thư già không đợi Tuyền béo ta dứt lời, dùng ngay một câu chỉ thị tối cao khác bóp chết lời thỉnh cầu của chúng tôi: "Đừng có lằng nhằng, mấy thằng nhãi các cậu? Mao chủ tịch không phải để các cậu lấy ra hù dọa tôi đâu nhé..., phải rồi ... Người còn nhấn mạnh phải chống tự do chủ nghĩa, phải phục tùng sự sắp xếp của tổ chức. Bận rày người làng đều đi săn, ở nhà rặt đàn bà con nít người già yếu bệnh tật, các cậu nhìn tuyết rơi xem, ngộ nhỡ có con gấu chó nào chưa tích đủ mỡ cho mùa ngủ đông mò đến thì phiền to đấy. Thôi quyết như vậy đi, thanh niên trí thức các cậu, một nửa ở lại canh giữ thôn làng, còn Bát Nhất và Tuyền béo, bảo Yến Tử dẫn hai đứa đến lâm trường, vừa vặn đổi cho ông Cao Sơn về đây. Tôi nói các cậu biết, mấy ngày tôi vắng mặt cấm có được quậy phá, nghe chưa."
Quả nhiên không ngoài dự đoán của tôi, về mặt đường lối chẳng còn gì để thỏa hiệp với điều chỉnh nữa rồi. Đã nói đến nước này, tôi cũng đành bó tay. Nhưng trong bụng vẫn ngấm ngầm suy tính, ra mạn gần lâm trường có thể rình cơ hội đi bắt cáo, dù sao cũng đỡ chán hơn ở lại làng đảm nhiệm "công tác tư tưởng". Nghĩ vậy, tôi liền từ biệt ba bạn thanh niên trí thức còn lại, xốc bó chăn đệm lên lưng, cùng Tuyền béo theo chân Yến Tử đến lâm trường bên dưới ngọn Đoàn Sơn canh mấy đống gỗ.
Trong làng có mấy nhà được chọn làm "nhà thanh niên", thanh niên trí thức về tham gia lao động sản xuất được phân ở cố định trong mấy nhà đó, còn cơm thì cứ lần lượt đến các hộ gia đình ăn chung, gặp gì ăn nấy. Cô nàng Yến Tử này là "chủ nhà" của tôi và Tuyền béo, cũng là tay thợ săn cừ khôi, ông bí thư phân công cô nàng dẫn chúng tôi đi trông giữ lâm trường chủ yếu là vì lo nhỡ đâu chúng tôi gặp phải dã thú tấn công.
Yến Tử mất cơ hội vào nơi săn bắn, chẳng phàn nàn câu nào. Âu cũng bởi đám thanh niên trí thức bọn tôi biết nhiều hiểu rộng gấp mấy lần dân miền núi, đặc biệt là hai thằng trên thông thiên văn dưới tường địa lý lại bốc phét thành thần như tôi với Tuyền béo. Những lúc đi với thanh niên trí thức, cô có thể nhân đó tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài vùng núi rộng lớn mà từ nhỏ cô chưa từng rời khỏi này. Vậy là Yến Tử khoác súng săn, chỉ mang thêm mấy thứ đồ dùng thiết yếu, cùng tôi và Tuyền béo xuất phát luôn. Từ làng đến lâm trường phải vượt một rặng núi, vòng qua hai cái đèo, đường đi khá xa. Dọc đường gió Tây Bắc cứ thổi vù vù, cuốn tuyết đọng trên tán cây bay mù trời. Lại còn bầu trời dù đang giữa ban ngày ban mặt vẫn cứ xám xìn xịt, khiến người ta chẳng thể phân biệt được có phải tuyết vẫn đang rơi hay không. Tôi đã chụp cái mũ da chó kín mít, nhưng bị gió quất cho một hồi đâm ra tê dại hết cả đầu.
Có điều nghe Yến Tử kể, thời tiết như thế vẫn chưa là gì, ở vùng núi này, đến tháng Chạp cuối đông, tuyết trong rừng ngập tận thắt lưng, lội tuyết cực kỳ tốn sức, chỉ cần đi một quãng ngắn thôi đã ướt đẫm mồ hôi rồi. Nhưng tuyệt đối không được nghỉ, chỉ cần dừng bước xả hơi, gió lạnh thấu xương phắt qua một cái, mồ hôi khắp người sẽ đóng thành băng ngay lập tức. Những người chưa nếm qua mùa đông trong núi sâu thì không tưởng tượng nổi đâu, đáng sợ nhất phải kể đến "bạch mao phong" mà dân vùng núi vừa thoáng nghe đã tái mét cả mặt. "Bạch mao phong", chính là gió cuốn tuyết bay, những cơn trốt xoáy trắng bạc đó lợi hại còn hơn đao kiếm, sức người căn bản không chịu đựng nổi. Vì vậy các hộ săn bắn vùng núi này đều lo chuẩn bị thức ăn từ trước, đến lúc trời đông tháng giá chỉ ngồi lỳ trên cái kháng[4] đất trong nhà cho qua hết mùa đông.
Đi gần hết ngày mới đến được lâm trường, chỗ này ở sát vùng núi Đoàn Sơn hay có gấu người xuất hiện. Một con sông chảy qua giữa vùng lưng rậm đồng tuyết, vừa khéo tách đôi khu vực núi và rừng ra làm hai. Trên núi Đoàn Sơn cây cối um tùm, chẳng thiếu thức ăn, nên lũ gấu người trên ấy chẳng mấy khi mất công vượt sông sang khu rừng bên này làm gì. Còn đám thợ săn cũng chẳng dại vô cớ đi chọc vào lũ thú hung tàn thành tinh được mệnh danh là Vua của núi rừng ấy.
Đến mùa xuân nước lên, người ta buộc gỗ khai thác được ở lâm trường làm bè thả trôi theo dòng nước xuống hạ du. Ở hạ du sông có một tuyến đường sắt và một đoàn xe lửa nhỏ, chuyên dùng để vận chuyển gỗ. Quang cảnh ở đây rất giống với Giáp Bì câu được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Lâm hải tuyết nguyên[5]. Ở miền Đông Bắc, quả đúng có một nơi tên là Giáp Bì câu thật. Nhưng lâm trường ở ngọn núi Đoàn Sơn này cũng có một cái tên khá oách, Mộ Hoàng Bì Tử. Cái tên này thoạt nghe có vẻ rất thần bí, đến cả thợ săn lão thành như bố của Yến Tử cũng chẳng nổi được lai lịch của nó rốt cuộc là thế nào, chỉ bảo mạn gần đấy có rất nhiều hoàng bì tử. Hoàng bì tử hay hoàng đại tiên là cách gọi loài chồn vàng của người dân vùng này. Hồi xưa, hoàng đại tiên quậy rất ác, nhưng giờ thì chẳng ai nhắc đến nữa rồi.
Tuy lâm trường núi Đoàn Sơn rất thô sơ, lại ở nơi hẻo lánh, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể thiếu nó được, vì vậy chúng tôi mới phải đội gió đạp tuyết đến đây canh gác. Có điều, nói thực một câu, mùa đông ở lâm trường cũng chẳng có việc gì ra hồn để mà làm cả, việc duy nhất cần xử lý, chỉ là qua một dạo nữa xuống dưới hạ du giúp người ta đưa gỗ lên chuyến tàu cuối rời khỏi đây mà thôi.
Lâm trường này có một dãy nhà dựng bằng gỗ bạch dương, mùa xuân và mùa hè đều có công nhân lâm trường sống và làm việc. Vì năng lực vận chuyển có hạn, chặt nhiều cây cũng chẳng chuyển đi hết được, vì vậy cứ xong nhiệm vụ sản xuất, đến tầm tết Trung thu là bọn họ kéo nhau rời khỏi lâm trường về nhà ăn tết, khi ấy, lâm trường được giao về cho trại Cương Cương ở gần đấy nhất cử người đến coi sóc.
Trước khi chúng tôi đến, lâm trường do ông lão Cao Sơn và cháu gái, một cô nàng tên là Họa Mi phụ trách coi quản. Theo phân công của bí thư chi bộ, chúng tôi phải đổi lượt cho họ về làng, nhưng lúc ba bọn tôi đến nơi, liền phát hiện lâm trường có gì đó rất không ổn. Căn nhà nhỏ của người gác rừng trống huếch trống hoác, tro than trong bếp lò lạnh ngắt lạnh ngơ, chẳng thấy bóng dáng hai ông cháu nhà họ đâu cả.
Tôi không khỏi lấy làm lo lắng, vội cùng hai người còn lại chia nhau tìm khắp một lượt trong lâm trường, chẳng thấy tí tăm tích nào. Càng lúc càng lo sốt vó, tôi bảo Tuyền béo và Yến Tử: "Năm nay thời tiết lạnh nhanh quá, trước đấy cũng chẳng có dấu hiệu gì cả, sợ rằng bọn dã thú trong núi cũng phải tranh thủ săn bắt trước khi giá rét, liệu có phải hai ông cháu họ đã bị lũ ác thú kiểu như mèo rừng báo đốm gì đấy bắt đi rồi không nhỉ?"
Chó săn trong làng đều bị dẫn vào núi đi săn cả, nên chúng tôi không mang theo con chó nào. Giờ đây gió tuyết mịt mùng, quanh ngọn Đoàn Sơn toàn núi cao rừng rậm, địa hình quá chừng phức tạp, tuyết xuống che phủ hết cả dấu vết của người và thú để lại, dẫu có cả trăm người đi lùng sục, cũng chưa chắc đã tìm ra bọn họ, càng huống hồ bây giờ chỉ có trơ ra ba mống bọn tôi. Tôi và Tuyền béo tức thì nghĩ ngay đến việc về làng gọi cứu viện, nhưng lại sực nhớ trong làng chẳng còn ai, nhất thời cũng bó tay không biết phải làm sao.
Cũng vẫn là Yến Tử cẩn thận hơn, cô quan sát trong căn nhà gỗ nhỏ thật kỹ thêm lượt nữa, lương thực và thịt khô vẫn còn chút ít, súng săn và cái ống sừng trâu đựng hỏa được với đạn sắt của ông Cao Sơn thì không thấy đâu. Thợ săn rất giỏi quan sát dấu vết, Yến Tử không phát hiện có dấu tích nào của động vật trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn ghẽ đâu ra đấy, hình như họ còn làm rất nhiều cơm nắm nữa, chắc không phải đã xảy ra chuyện gì bất trắc. Có lẽ ông Cao Sơn dẫn cô cháu gáí đi săn thỏ rồi cũng nên, hoặc cũng có thể ông già lo tuyết lớn bịt kín lối ra vào núi, không đợi chúng tôi đến đổi gác đã về làng trước luôn rồi. Ông già Cao Sơn này săn bắn mấy chục năm nay, kinh nghiệm đầy mình, tuổi tác tuy cao, thân thủ không được nhanh nhẹn như thuở trước, nhưng đã có khẩu súng săn bên mình rồi thì chỉ cần giữa đường không gặp phải gấu người cái vừa đẻ con, chắc cũng không có gì đáng ngại,
Thấy trong lâm trường không có dấu vết lạ, ba đứa chúng tôi mới hơi yên tâm một chút. Dọc đường bị đói rét, khổ sở không sao tả xiết, lúc này có chuyện gì gấp gáp cũng cứ vứt hết sang một bên đã, nhiệm vụ cấp bách nhất trước mắt là phải sưởi ấm và nhét đầy cái bụng. Vậy là chúng tôi lật đật đốt lò, bỏ mấy cái bánh nướng lạnh ngắt cứng đơ lên mặt bếp nướng sơ sơ, ăn tạm chống đói. Ăn no xong thì trời cũng tối mịt, cả ba liền bắt đầu nói chuyện nhăng cuội cho đỡ buồn, thi nhau tán phét tán lác y như lúc thường. Tuyền béo kể chuyện thổ phỉ ở vùng Đông Bắc trước giải phóng, mấy chuyện này đều do ông già nhà cậu ta kể từ trước, tôi nghe không dưới chục lần rồi, nhưng Yến Tử mới được nghe lần đầu, nên có vẻ rất say sưa.
Chỉ thấy Tuyền béo phun nước bọt tung tóe, vung chân vung tay kể chuyện: bọn thổ phỉ tụ tập thành băng đảng đi cướp của dân lành, ở vùng Đông Bắc còn gọi là "hồ phỉ" hay "hồ tử". Nghe nói bọn này không giống đám cướp đường ở nội địa, mà có hệ thống hẳn hoi, tổ sư là Mao Văn Long, tổng binh của Bì Đảo[6] cuối đời nhà Minh. Sau khi quan Hữu phó đốc giám ngự sử Viên Sùng Hoán lập kế giết chết Mao Văn Long, đám quan binh thủ hạ dưới trướng họ Mao liền tan rã lưu lạc đến các đảo ven biển hoặc trong núi sâu vùng Đông Bắc. Ban đầu, đám người này vẫn còn tự cho mình là quan binh nước Đại Minh, không làm những chuyện đánh cướp dân lành, nhưng trải qua trăm năm, cơ cấu tổ chức ngày một phức tạp hơn, dần dần đã trở thành lũ phỉ tàn ác vô lương, không chuyện gì là không dám làm. Mãi đến trước giải phóng, đám thổ phỉ này vẫn tôn thờ Mao Văn Long làm tổ sư gia.
Các toán phỉ này, về sau còn được gọi là "liễu tử", tùy theo danh hiệu của tên cầm đầu mà tên của các toán phỉ cũng khác nhau, chẳng hạn như "Nhất Thiết Tiên", "Thảo Thượng Phi", "Tang Đại Đao", "Phượng Song Hiệp" vân vân...
Trước giải phóng, thủ lĩnh của toán phỉ lớn nhất vùng Đông Bắc là một gã đầu trọc biệt hiệu là "Già Liễu Thiên[7]", thời trẻ vốn là võ tăng trong chùa, học được một thân công phu Thiết Bố Sam, nhưng sau khi hoàn tục, tóc hắn cũng không mọc lại được nữa. "Già Liễu Thiên" là kẻ lòng dạ tàn độc, hai tay đã nhuốm đầy máu tanh của cán bộ và quần chúng.
Sau khi quân Nhật đầu hàng, vùng Đông Bắc tiến hành cải cách ruộng đất. Để bảo vệ thành quả cách mạng không bị lũ thổ phỉ phá hoại, Đông Bắc lập một toán quân tiễu phỉ, trải qua một loạt những cuộc chiến tàn khốc gian khổ tuyệt trần, cuối cùng đã diệt trừ sạch "bốn rường tám cột" trong toán phỉ do "Già Liễu Thiên" cầm đầu. "Bốn rường tám cột" là một dạng danh xưng trong nội bộ tổ chức bọn phỉ, ngoài đại đương gia được gọi là "Đại Quỹ", còn có "bốn rường", lần lượt là "Đỉnh Thiên", "Chuyển Giác", "Nghênh Môn", "Lang Tâm"; còn "tám cột" bao gồm: "Kê Kỳ", "Qua Tuyến", "Đổng Cục", "Truyền Hiệu", "Tổng Thôi", "Thủy Tướng", "Mã Hiệu", "Trương Phòng", đám này mà toi đời, thì cả toán thổ phỉ cũng coi như hoàn toàn tan rã.
Trong nhóm "bốn rường tám cột" này, nhân vật quan trọng nhất là "Chuyển Giác", dân vùng Đông Bắc còn gọi là "Thông Toán tiên sinh". Y là quân sư của cả băng phỉ, chuyên dùng một số phương thuật mê tín để "đoán Bát môn", quyết định mọi hành động tiến thoái của cả băng phỉ. Quân sư tiêu đời, "Già Liễu Thiên" mất kẻ tâm phúc, trở thành "tư lệnh không quân" đúng nghĩa. Có điều, kẻ này vô cùng giảo hoạt, nhóm tiễu phỉ từ đầu chí cuối không làm sao bắt nổi, mấy lần liền đều để hắn chuồn mất ngay trước mắt. Một số dân địa phương mê tín đồn đại rằng, tên trùm phỉ này thời trẻ đã từng cứu mạng hoàng đại tiên, cả đời này được hoàng đại tiên bảo vệ, gặp nguy cấp có thể độn thổ bỏ trốn, dù có phái thiên binh thiên tướng đến cũng chưa chắc đã tóm được.
Có điều, thế gian lắm chuyện ly kỳ, thổ phỉ kỵ nhất chữ "chết", nhưng dù không bao giờ nhắc đến chữ này, vẫn chẳng thể thoát. Làm thổ phỉ nào có kết cục tốt đẹp, xưa vẫn có câu "tự tạo nghiệt, không thể sống", có lẽ "Già Liễu Thiên" tội ác ngập đầu, khí số đã tận, năm đó trong núi vừa khéo xảy ra một trận rét hiếm thấy, dân gian thường gọi những năm như thế là "tử tuế", hoàng đại tiên cuối cùng cũng không che chở nổi cho hắn.
Chú thích:
[4] Một loại giường đất, bên dưới là bếp lò sưởi ấm, thường thấy ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
[5] Tiểu thuyết của nhà văn Khúc Ba, nói về một nhóm bộ đội thuộc Liên quân Dân chủ Đông Bắc thực hiện nhiệm vụ tiễu phỉ.
[6] Một hòn đảo nhỏ nằm ở cửa sông Áp Lục, gần Triều Tiên.
[7] Che cả trời.
Bình luận facebook