Hồi 41 - Lão Dương Bì, kẻ trộm mộ
Cũng chẳng rõ vì lao lực quá độ hay bởi sự tình diễn ra quá bất ngờ, dù sao thì lúc đó tư duy của tôi lẫn Tuyền béo đều hoàn toàn không theo kịp sự biến hóa của tình thế. Chúng tôi hơi ngẩn ra trong giây lát, nhưng ít nhất cũng đều lập tức có phản ứng, cái rương lão Dương Bì đang ôm kia, ngàn vạn lần cũng không thể mở ra được, bằng không thì đừng hòng ai ở đây mong sống sót.
Mặc kệ ông già ấy đã có tính toán từ trước hay là bị mất trí, tôi và Tuyền béo đồng thanh hét lên một tiếng, ném thứ đang ở trên tay xuống rồi bổ nhào đến. Tuyền béo chỉ bị thương ở cổ, tinh lực vẫn còn rất dồi dào, cậu ta nhảy xổ tới trước, gạt phắt hết những thứ tạp nhạp chắn phía trước mặt sang một bên. Đúng vào khoảnh khắc lão Dương Bì sắp mở cái nắp rương lên, cậu ta đã chồm cả người đến, đè cứng ông già xuống đất.
Tuyền béo tuy mới mười tám tuổi, thân thể vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn, nhưng riêng tấm thân phì nộn ấy của cậu ta thời bấy giờ, cũng xứng được gọi là lưng hùm eo gấu rồi. Thêm vào đó, nửa năm trời được bần hạ trung nông tái giáo dục ở Đại Hưng An Lĩnh, đích thực cũng là môi trường rèn luyện rất khủng khiếp, vì vậy toàn thân trên dưới cậu ta đều rắn chắc như vâm, xông lên mà nghe tiếng gió rít vù vù. Chỉ nghe "bình" một tiếng, tức thì đã đè cho lão Dương Bì ngã chổng vó lên trời.
Người em Dương Nhị Đản của lão Dương Bì không ngờ lại là thổ phỉ Nê Hội, vậy thì không còn là mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân nữa rồi, mà chắc hai trăm phần trăm là quan hệ thù địch. Có điều, chuyện này thực sự cũng quá bất ngờ, tôi lo chưa kịp làm rõ chân tướng thì đã gây ra án mạng, vội vàng bảo Tuyền béo nhẹ tay một chút, nên đấu văn chứ đừng đấu võ, chỉ cần khống chế ông lão là đủ rồi.
Tuyền béo nghe thấy tôi kêu lên thế, liền đè lão Dương Bì xuống rồi thuận đà lăn một vòng, kéo ông lão vào sâu bên trong mật thất, tránh xa cái rương đồng kia ra. Tôi đưa mắt nhìn thử tình trạng của Đinh Tư Điềm trước, thấy cô vẫn đang ngủ say thiêm thiếm, bèn đến giúp lão Dương Bì vỗ lưng, vuốt vuốt ngực.
Hồi lâu sau, lão Dương Bì chợt "a" lên một tiếng, lồng ngực bị Tuyền béo đè cho tắc nghẹn cuối cùng cũng được khai thông. Ông già thở phì phì mấy hơi liền, ngạc nhiên nói với Tuyền béo: "Này... cậu định lấy cái mạng già của lão đấy à..."
Tôi thấy thần trí lão Dương Bì đã bình ổn hơn lúc nãy nhiều, có thể hỏi chuyện được rồi, nhưng gian mật thất này không phải chỗ có thể ở lâu, vậy là bèn cõng Đinh Tư Điềm, áp giải ông già bước qua cái thân xác bị cắt nát của cây thi sâm ra gian phòng bên ngoài, tìm một chỗ tương đối sạch sẽ an toàn ngồi xuống, đốt một cây nến lên, bấy giờ mới hỏi: "Vừa nãy ông suýt nữa thì hại chết cả bọn rồi đấy. Giờ thì hãy nói cho rõ ràng đi, chuyện người anh em Dương Nhị Đản của ông là như thế nào? Tại sao ông ấy lại ăn mặc giống như bọn thổ phỉ chuyên đào trộm mộ kia? Không phải ông kể là ông ấy bị bọn phỉ ép phải dẫn chúng vào động Bách Nhãn này hay sao? Ngay từ đầu cháu đã thấy không ổn rồi, bọn Hán gian Nê Hội đến viện nghiên cứu bí mật của bọn Nhật, lẽ nào lại đi tìm một người chăn dê chưa bao giờ vào động Bách Nhãn dẫn đường chứ? Ngay từ đầu ông đã lừa bọn cháu rồi đúng không!"
Lão Dương Bì bị tôi nói cho một tràng, chỉ biết cúi gằm mặt xuống, tôi không biết ông lựa chọn im lặng là vì hổ thẹn trong lòng hay vì nguyên nhân gì khác, nhưng không nói cho rõ ngọn ngành thì không được. Chuyện này mà chưa làm rõ thì đừng nghĩ đến những chuyện khác. Nhưng muốn moi được lời của ông già này thì cần có sách lược, tôi bèn bảo Tuyền béo chú ý phương pháp làm việc, cứ buông lão Dương Bì ra trước đã. Tuyền béo cũng bắt đầu lấy đại nghĩa ra khuyên bảo ông già, nói từ tình hình quốc tế đến tình hình trong nước, cùng với tính tất nhiên của cuộc Đại Cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, kế đó lại nói đến xu thế đi từ diệt vong này đến diệt vong khác của bè phái phản động, hy vọng lão Dương Bì chớ nên từ bỏ nhân dân. Đồng thời, Tuyền béo cũng bày tỏ thái độ của mình, cậu ta sẵn sàng hy sinh thân mình vì cách mạng, vì nhân dân, luôn hướng trái tim hồng về phía Mao chủ tịch, tuyệt đối không cho phép đám thổ phỉ Hán gian trà trộn vào đội ngũ bần hạ trung nông, kể cả đổ máu cũng không tiếc, thề quyết tử bảo vệ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do đích thân Mao chủ tịch phát động.
Nhưng lão Dương Bì vốn không có sự giác ngộ và tính tự giác cao đến thế, trong đống lý luận tràng giang đại hải ấy, có những từ ông cũng biết, cũng nói được, đấy là do tình thế thời bấy giờ như thế, nhưng bảo ông nói ý nghĩa cụ thể, giá trị nằm ở đâu thì chắc chắn là ông chịu. Vả lại, trong lòng ông đang đầy tâm sự, nghe thấy cũng như không nghe, mặt cúi gằm xuống không nói tiếng nào, chỉ không ngừng thở dài não nuột.
Tôi cũng đành thở dài một tiếng, xua tay với Tuyền béo, ra hiệu cho cậu ta đừng có thao thao bất tuyệt đọc thuộc lòng mấy bài đấy nữa, rồi nói với lão Dương Bì: "Thôi chúng ta đừng nhắc đến cương lĩnh cương liếc, đấu tranh giai cấp với không giai cấp gì nữa nhé, nói thật một câu, cháu và Tuyền béo ở Đại Hưng An Lĩnh đến thăm Đinh Tư Điềm, kết quả vừa gặp lúc mọi người bị mất bò, theo lý thì ở đây chẳng có việc gì của chúng cháu cả, nhưng chúng cháu lại chẳng nề hà do dự, lập tức liều mạng giúp ông và Đinh Tư Điềm đi tìm bò về ngay. Từ hôm qua đến hôm nay đã chảy bao nhiêu máu, đổ bao nhiêu mồ hôi thì ông cũng thấy cả rồi đấy, suýt chút nữa còn mất cả mạng nữa? Còn ông thì sao?"
Nói tới đây, tôi cố ý nhấn giọng xuống: "Còn ông thì sao? Ông là đồng chí mà chúng cháu tôn kính nhất, vậy mà đến giờ chúng cháu thậm chí còn không biết ông nói câu nào là thật, câu nào là giả nữa. Ông có thể nể tình bọn cháu suýt nữa đã toi mạng ở động Bách Nhãn này, nói cho rõ ràng mọi việc được không... nếu ông vẫn còn một chút lương tri, cháu đảm bảo, những chuyện xảy ra trước đây sẽ không nhắc đến nữa, chỉ cần không can thiệp đến âm mưu phá hoại hôm nay, chúng cháu nhất định sẽ giữ lời trong lòng, quyết không lộ ra. Nhưng vì yếu tố hoàn cảnh của chúng ta lúc này, và vì sự an toàn của bản thân bọn cháu nữa, ông nhất định phải cho chúng cháu một lời giải thích hợp lý đi."
Tuy tôi nói những lời này một cách có tính toán, muốn tấn công bằng tâm lý, nhưng đây thực sự cũng toàn là những lời phế phủ. Lão Dương Bì rõ ràng đã bị tôi đánh động, ông bảo tôi nhét đầy thuốc lá vào ống điếu, rít mạnh hai hơi, rồi vừa ho khục khặc, vừa câu được câu mất kể lại chuyện xưa.
Lão Dương Bì và người anh em Dương Nhị Đản từ nhỏ đã sống bằng nghề chăn dê, thường thường bữa đói bữa no, cuộc sống thật khổ không bút nào tả xiết. Năm hai anh em họ mười mấy tuổi, có lần Dương Nhị Đản đói quá không chịu nổi, lén ăn trộm thịt dê của chủ nhà. Tên địa chủ liền đánh cho Dương Nhị Đản một trận chết đi sống lại, hai anh em không chịu nổi trận đòn đau, trong lúc phản kháng đẩy tên địa chủ ngã lăn ra đất. Không ngờ tên địa chủ này cũng đáng tận số, huyệt Thái dương va ngay phải cái cối đá, liền lập tức đi đời nhà ma.
Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền, từ ngàn xưa đây đã là chuyện thiên kinh địa nghĩa, gây án mạng thì phải đền mạng cho người ta, nếu không muốn chết thì phải làm sao đây? Chỉ còn cách mai danh ẩn tích chạy trốn tha hương mà thôi. Hai anh em lão Dương Bì không dám ở lại quê cũ nữa, phải chạy trốn gấp trong đêm, cậy mình sức trẻ, vả lại cũng thông thuộc những kênh rạch, khe núi trong vùng, nên đã thoát khỏi sự truy bắt của quan phủ, một mạch chạy đến vùng phía Nam Hoàng Hà. Hai anh em ông già không có nghề gì mưu sinh, bèn đi làm công, khiêng hòm vác xiểng cho một ban kịch rối bóng người Thiểm Tây, thoắt cái đã hơn chục năm trôi đi.
Thời bấy giờ thế đạo cực kỳ hỗn loạn, có một hôm, lão Dương Bì và Dương Nhị Đản theo đoàn kịch về quê biểu diễn, không may gặp phải bọn thổ phỉ. Bà chủ đoàn chỉ hơi có ý bất tuân, liền bị chúng lột sạch quần áo rồi vót làm "côn thịt người", những người khác cũng hầu hết đều bỏ chạy tán loạn. Lão Dương Bì dẫn theo Dương Nhị Đản chạy vào một hang núi gần đấy, không ngờ bên trong hang núi đó lại có một ngôi mộ cổ, bên trong địa cung có đủ đình đài lầu các cứ như hoa viên của hoàng đế. Đương nhiên, lão Dương Bì chẳng biết nhà của hoàng đế trông như thế nào, nhưng đoán chừng cũng chỉ như trong cái hang động đó thôi, thật đúng là chẳng khác nào lạc bước cõi tiên. Hai anh em lão Dương Bì đi bừa vào địa cung, vô tình cứu được một vị đạo sĩ. Đạo sĩ ấy còn rất trẻ, so ra còn trẻ hơn cả Dương Nhị Đản, nhưng nhìn cung cách nói năng cử chỉ thì tuyệt không phải hạng tầm thường.
Điều làm họ bất ngờ nhất là vị đạo sĩ này giết người như ngóe, còn hơn cả bọn thổ phỉ, nghe họ kể bà chủ đoàn kich bị bọn thổ phỉ giết, y liền bảo họ chờ trong sơn động giây lát, chỉ thoáng sau đã xách theo một dây đầu người trở lại. Hai anh em lão Dương Bì vừa thấy chùm dây đầu người đó, liền nhận ra chính là đầu của mấy tên phỉ đã chặn đường cướp giết đoàn kịch. Tuy rằng ác giả ác báo, nhưng lão Dương Bì là người yên phận, nhìn thấy một đống đầu người máu thịt bầy nhầy, trong lòng cũng không khỏi kinh khiếp. Nhưng nhìn lại đạo sĩ trẻ tuổi kia, thì dường như y không hề coi việc giết người ấy vào đâu cả.
Hơn nữa đạo nhân trẻ tuổi ấy cũng rất trượng nghĩa, nhận ơn một giọt, trả ơn suối nguồn, chẳng những báo thù cho hai anh em lão Dương Bì, lại còn cho họ một khoản tiền. Lão Dương Bì sợ đạo nhân ấy cũng là hạng cướp đường giết người như ngóe, nào dám nhận tiền bạc của y. Đạo nhân trẻ tuổi đó thấy họ không nhận tiền, bèn dẫn đến nhà một người giàu có họ Trần, bảo họ Trần ấy từ nay chiếu cố cho hai anh em, sau đó lại vội vội vàng vàng đi luôn, trước lúc đi cũng không để lại tên họ gì.
Người họ Trần đó tuổi tác cũng không lớn lắm, tuy rằng hết sức cung kính với đạo nhân trẻ tuổi kia, song bản thân cũng là nhân vật lắm thủ đoạn hơn người, dưới tay có nhiều huynh đệ, trong nhà bày đầy cổ vật, lại thường xuyên làm những chuyện kỳ bí. Người này trời sinh có tài ăn nói, giỏi biện luận, hễ mở miệng là lời tuôn như suối. Mới ban đầu người họ Trần này sắp cho lão Dương Bì và Dương Nhị Đản ở trong nhà mình, cũng không coi như người hầu kẻ hạ, chỉ bảo giúp làm một số việc vặt vãnh nhẹ nhàng, một ngày ba bữa cơm, có gì ngon đều cho ăn cùng, cuối tháng còn cho họ một ít tiền để muốn mua gì thì mua nữa.
Lão Dương Bì trời sinh số khổ, đã bao giờ được đãi ngộ như vậy đâu, liền cảm thấy rất ngại ngùng, chỉ muốn giúp người ta làm những việc nặng nhọc hơn, nhưng mấy việc ấy đều có người hầu làm cả rồi, muốn làm cũng không có phần. Sau này ở lâu, họ rốt cuộc cũng biết người họ Trần này thì ra là một tên trộm chuyên đào cổ mộ, có điều y chẳng những không thấy áy náy xấu hổ mà còn rất tự hào, bảo rằng có gì to tát đâu, muốn thành đại nghĩa thì không thể chấp nhặt tiểu tiết, đây gọi là chia tài tụ nghĩa, cùng chung mưu lớn, đừng nói là đào mấy cái mồ hoang mả vắng, đến mộ của hoàng đế lão tử cũng chẳng phải là y chưa từng đào đâu.
Về sau lão Dương Bì và Dương Nhị Đản cũng nhập bọn, thoắt cái đã được mấy năm, học được rất nhiều ngón nghề đổ đấu từ người họ Trần này. Đám người này có thể nhìn sắc cỏ, quan sát màu đất, biết thuật "Thiên can khuyên huyệt" và "Xuyên lĩnh thủ mộ", thường xuyên giả mạo làm thầy phong thủy đi khắp nơi thăm dò tin tức, cơ sở ngầm phân bố rất rộng, một khi hành động là có mấy chục đến cả trăm người tham gia. Băng đảng này không chỉ đổ đấu, dọc đường nếu gặp phú hào bất nhân thì cũng tiện tay làm một mẻ, kể ra cũng hơi giống với hảo hán Lương Sơn. Nhưng có một lần, tay thủ lĩnh họ Trần ấy dẫn theo một nhóm anh em xuống phía Nam làm ăn lớn, vì đường sá xa xôi nên người đi theo không nhiều lắm, đồng thời, rất có thể bọn họ đã gặp phải chuyện gì ở phương Nam, nên không một ai trở về, mất hoàn toàn tung tích.
Sau khi người cầm đầu mất tích, cây đổ thì ổ cáo cũng tan, trong bọn cũng có người đi miền Nam tìm tung tích thủ lĩnh, còn những người khác đều ai đi đường nấy. Lão Dương Bì cũng định xuống miền Nam, nhưng Dương Nhị Đản lại đã thương lượng xong xuôi với một nhóm phỉ ở miền Đông Bắc, muốn hai người cùng sang mấy tỉnh phía Đông làm ăn. Lão Dương Bì đã ra sức khuyên giải Dương Nhị Đản đừng đi Đông Bắc, cả vùng Mãn Châu ấy đều đã bị quân Nhật chiếm đóng, đi đến đấy làm gì có chốn nào mà dung thân? Nhưng Dương Nhị Đản sống chết gì cũng đòi đi, lão Dương Bì gặng hỏi mãi, mới biết thì ra có một nhóm phỉ chuyên đào trộm mộ hoạt động ở vùng Đại Hưng An Lĩnh tên là Nê Hội, đám người này là một bọn trộm lang thang, không thuộc dòng nào, chỉ cậy gan lớn và mấy trò tà thuật, thứ gì cũng dám đào hết, nhưng lại căn bản không biết cách tìm những mộ cổ không có đánh dấu rõ ràng. Dương Nhị Đản có tâm cơ hơn lão Dương Bì nhiều, bản lĩnh học được cũng tương đối, sau khi được người dẫn tiến, liền động tà niệm muốn gia nhập vào cái hội đó. Lúc bấy giờ, bọn Nê Hội đang rất cần người như Dương Nhị Đản, đàn bà cũng được, tiền cũng xong, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, mà quan trọng nhất là, bọn chúng còn cho Dương Nhị Đản ngồi lên ghế cao, hết sức a dua nịnh nọt. Dương Nhị Đản từ bé đến lớn đều phải nhìn sắc mặt người khác, bao nhiêu năm nay phải sống cúi đầu, có lẽ cũng bởi sống ở đáy xã hội lâu quá rồi, nên bản thân y thậm chí cũng không đủ quyết đoán để một mình xông pha thiên hạ, bấy giờ được bọn Nê Hội kia tâng bốc một hồi, hồn phách lửng lơ, thấy có chuyện tốt như vậy, bèn quyết định đi sang vùng Đông Bắc làm "Đại Quỹ" của bọn đào mộ đó.
Cũng chẳng rõ vì lao lực quá độ hay bởi sự tình diễn ra quá bất ngờ, dù sao thì lúc đó tư duy của tôi lẫn Tuyền béo đều hoàn toàn không theo kịp sự biến hóa của tình thế. Chúng tôi hơi ngẩn ra trong giây lát, nhưng ít nhất cũng đều lập tức có phản ứng, cái rương lão Dương Bì đang ôm kia, ngàn vạn lần cũng không thể mở ra được, bằng không thì đừng hòng ai ở đây mong sống sót.
Mặc kệ ông già ấy đã có tính toán từ trước hay là bị mất trí, tôi và Tuyền béo đồng thanh hét lên một tiếng, ném thứ đang ở trên tay xuống rồi bổ nhào đến. Tuyền béo chỉ bị thương ở cổ, tinh lực vẫn còn rất dồi dào, cậu ta nhảy xổ tới trước, gạt phắt hết những thứ tạp nhạp chắn phía trước mặt sang một bên. Đúng vào khoảnh khắc lão Dương Bì sắp mở cái nắp rương lên, cậu ta đã chồm cả người đến, đè cứng ông già xuống đất.
Tuyền béo tuy mới mười tám tuổi, thân thể vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn, nhưng riêng tấm thân phì nộn ấy của cậu ta thời bấy giờ, cũng xứng được gọi là lưng hùm eo gấu rồi. Thêm vào đó, nửa năm trời được bần hạ trung nông tái giáo dục ở Đại Hưng An Lĩnh, đích thực cũng là môi trường rèn luyện rất khủng khiếp, vì vậy toàn thân trên dưới cậu ta đều rắn chắc như vâm, xông lên mà nghe tiếng gió rít vù vù. Chỉ nghe "bình" một tiếng, tức thì đã đè cho lão Dương Bì ngã chổng vó lên trời.
Người em Dương Nhị Đản của lão Dương Bì không ngờ lại là thổ phỉ Nê Hội, vậy thì không còn là mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân nữa rồi, mà chắc hai trăm phần trăm là quan hệ thù địch. Có điều, chuyện này thực sự cũng quá bất ngờ, tôi lo chưa kịp làm rõ chân tướng thì đã gây ra án mạng, vội vàng bảo Tuyền béo nhẹ tay một chút, nên đấu văn chứ đừng đấu võ, chỉ cần khống chế ông lão là đủ rồi.
Tuyền béo nghe thấy tôi kêu lên thế, liền đè lão Dương Bì xuống rồi thuận đà lăn một vòng, kéo ông lão vào sâu bên trong mật thất, tránh xa cái rương đồng kia ra. Tôi đưa mắt nhìn thử tình trạng của Đinh Tư Điềm trước, thấy cô vẫn đang ngủ say thiêm thiếm, bèn đến giúp lão Dương Bì vỗ lưng, vuốt vuốt ngực.
Hồi lâu sau, lão Dương Bì chợt "a" lên một tiếng, lồng ngực bị Tuyền béo đè cho tắc nghẹn cuối cùng cũng được khai thông. Ông già thở phì phì mấy hơi liền, ngạc nhiên nói với Tuyền béo: "Này... cậu định lấy cái mạng già của lão đấy à..."
Tôi thấy thần trí lão Dương Bì đã bình ổn hơn lúc nãy nhiều, có thể hỏi chuyện được rồi, nhưng gian mật thất này không phải chỗ có thể ở lâu, vậy là bèn cõng Đinh Tư Điềm, áp giải ông già bước qua cái thân xác bị cắt nát của cây thi sâm ra gian phòng bên ngoài, tìm một chỗ tương đối sạch sẽ an toàn ngồi xuống, đốt một cây nến lên, bấy giờ mới hỏi: "Vừa nãy ông suýt nữa thì hại chết cả bọn rồi đấy. Giờ thì hãy nói cho rõ ràng đi, chuyện người anh em Dương Nhị Đản của ông là như thế nào? Tại sao ông ấy lại ăn mặc giống như bọn thổ phỉ chuyên đào trộm mộ kia? Không phải ông kể là ông ấy bị bọn phỉ ép phải dẫn chúng vào động Bách Nhãn này hay sao? Ngay từ đầu cháu đã thấy không ổn rồi, bọn Hán gian Nê Hội đến viện nghiên cứu bí mật của bọn Nhật, lẽ nào lại đi tìm một người chăn dê chưa bao giờ vào động Bách Nhãn dẫn đường chứ? Ngay từ đầu ông đã lừa bọn cháu rồi đúng không!"
Lão Dương Bì bị tôi nói cho một tràng, chỉ biết cúi gằm mặt xuống, tôi không biết ông lựa chọn im lặng là vì hổ thẹn trong lòng hay vì nguyên nhân gì khác, nhưng không nói cho rõ ngọn ngành thì không được. Chuyện này mà chưa làm rõ thì đừng nghĩ đến những chuyện khác. Nhưng muốn moi được lời của ông già này thì cần có sách lược, tôi bèn bảo Tuyền béo chú ý phương pháp làm việc, cứ buông lão Dương Bì ra trước đã. Tuyền béo cũng bắt đầu lấy đại nghĩa ra khuyên bảo ông già, nói từ tình hình quốc tế đến tình hình trong nước, cùng với tính tất nhiên của cuộc Đại Cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, kế đó lại nói đến xu thế đi từ diệt vong này đến diệt vong khác của bè phái phản động, hy vọng lão Dương Bì chớ nên từ bỏ nhân dân. Đồng thời, Tuyền béo cũng bày tỏ thái độ của mình, cậu ta sẵn sàng hy sinh thân mình vì cách mạng, vì nhân dân, luôn hướng trái tim hồng về phía Mao chủ tịch, tuyệt đối không cho phép đám thổ phỉ Hán gian trà trộn vào đội ngũ bần hạ trung nông, kể cả đổ máu cũng không tiếc, thề quyết tử bảo vệ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do đích thân Mao chủ tịch phát động.
Nhưng lão Dương Bì vốn không có sự giác ngộ và tính tự giác cao đến thế, trong đống lý luận tràng giang đại hải ấy, có những từ ông cũng biết, cũng nói được, đấy là do tình thế thời bấy giờ như thế, nhưng bảo ông nói ý nghĩa cụ thể, giá trị nằm ở đâu thì chắc chắn là ông chịu. Vả lại, trong lòng ông đang đầy tâm sự, nghe thấy cũng như không nghe, mặt cúi gằm xuống không nói tiếng nào, chỉ không ngừng thở dài não nuột.
Tôi cũng đành thở dài một tiếng, xua tay với Tuyền béo, ra hiệu cho cậu ta đừng có thao thao bất tuyệt đọc thuộc lòng mấy bài đấy nữa, rồi nói với lão Dương Bì: "Thôi chúng ta đừng nhắc đến cương lĩnh cương liếc, đấu tranh giai cấp với không giai cấp gì nữa nhé, nói thật một câu, cháu và Tuyền béo ở Đại Hưng An Lĩnh đến thăm Đinh Tư Điềm, kết quả vừa gặp lúc mọi người bị mất bò, theo lý thì ở đây chẳng có việc gì của chúng cháu cả, nhưng chúng cháu lại chẳng nề hà do dự, lập tức liều mạng giúp ông và Đinh Tư Điềm đi tìm bò về ngay. Từ hôm qua đến hôm nay đã chảy bao nhiêu máu, đổ bao nhiêu mồ hôi thì ông cũng thấy cả rồi đấy, suýt chút nữa còn mất cả mạng nữa? Còn ông thì sao?"
Nói tới đây, tôi cố ý nhấn giọng xuống: "Còn ông thì sao? Ông là đồng chí mà chúng cháu tôn kính nhất, vậy mà đến giờ chúng cháu thậm chí còn không biết ông nói câu nào là thật, câu nào là giả nữa. Ông có thể nể tình bọn cháu suýt nữa đã toi mạng ở động Bách Nhãn này, nói cho rõ ràng mọi việc được không... nếu ông vẫn còn một chút lương tri, cháu đảm bảo, những chuyện xảy ra trước đây sẽ không nhắc đến nữa, chỉ cần không can thiệp đến âm mưu phá hoại hôm nay, chúng cháu nhất định sẽ giữ lời trong lòng, quyết không lộ ra. Nhưng vì yếu tố hoàn cảnh của chúng ta lúc này, và vì sự an toàn của bản thân bọn cháu nữa, ông nhất định phải cho chúng cháu một lời giải thích hợp lý đi."
Tuy tôi nói những lời này một cách có tính toán, muốn tấn công bằng tâm lý, nhưng đây thực sự cũng toàn là những lời phế phủ. Lão Dương Bì rõ ràng đã bị tôi đánh động, ông bảo tôi nhét đầy thuốc lá vào ống điếu, rít mạnh hai hơi, rồi vừa ho khục khặc, vừa câu được câu mất kể lại chuyện xưa.
Lão Dương Bì và người anh em Dương Nhị Đản từ nhỏ đã sống bằng nghề chăn dê, thường thường bữa đói bữa no, cuộc sống thật khổ không bút nào tả xiết. Năm hai anh em họ mười mấy tuổi, có lần Dương Nhị Đản đói quá không chịu nổi, lén ăn trộm thịt dê của chủ nhà. Tên địa chủ liền đánh cho Dương Nhị Đản một trận chết đi sống lại, hai anh em không chịu nổi trận đòn đau, trong lúc phản kháng đẩy tên địa chủ ngã lăn ra đất. Không ngờ tên địa chủ này cũng đáng tận số, huyệt Thái dương va ngay phải cái cối đá, liền lập tức đi đời nhà ma.
Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền, từ ngàn xưa đây đã là chuyện thiên kinh địa nghĩa, gây án mạng thì phải đền mạng cho người ta, nếu không muốn chết thì phải làm sao đây? Chỉ còn cách mai danh ẩn tích chạy trốn tha hương mà thôi. Hai anh em lão Dương Bì không dám ở lại quê cũ nữa, phải chạy trốn gấp trong đêm, cậy mình sức trẻ, vả lại cũng thông thuộc những kênh rạch, khe núi trong vùng, nên đã thoát khỏi sự truy bắt của quan phủ, một mạch chạy đến vùng phía Nam Hoàng Hà. Hai anh em ông già không có nghề gì mưu sinh, bèn đi làm công, khiêng hòm vác xiểng cho một ban kịch rối bóng người Thiểm Tây, thoắt cái đã hơn chục năm trôi đi.
Thời bấy giờ thế đạo cực kỳ hỗn loạn, có một hôm, lão Dương Bì và Dương Nhị Đản theo đoàn kịch về quê biểu diễn, không may gặp phải bọn thổ phỉ. Bà chủ đoàn chỉ hơi có ý bất tuân, liền bị chúng lột sạch quần áo rồi vót làm "côn thịt người", những người khác cũng hầu hết đều bỏ chạy tán loạn. Lão Dương Bì dẫn theo Dương Nhị Đản chạy vào một hang núi gần đấy, không ngờ bên trong hang núi đó lại có một ngôi mộ cổ, bên trong địa cung có đủ đình đài lầu các cứ như hoa viên của hoàng đế. Đương nhiên, lão Dương Bì chẳng biết nhà của hoàng đế trông như thế nào, nhưng đoán chừng cũng chỉ như trong cái hang động đó thôi, thật đúng là chẳng khác nào lạc bước cõi tiên. Hai anh em lão Dương Bì đi bừa vào địa cung, vô tình cứu được một vị đạo sĩ. Đạo sĩ ấy còn rất trẻ, so ra còn trẻ hơn cả Dương Nhị Đản, nhưng nhìn cung cách nói năng cử chỉ thì tuyệt không phải hạng tầm thường.
Điều làm họ bất ngờ nhất là vị đạo sĩ này giết người như ngóe, còn hơn cả bọn thổ phỉ, nghe họ kể bà chủ đoàn kich bị bọn thổ phỉ giết, y liền bảo họ chờ trong sơn động giây lát, chỉ thoáng sau đã xách theo một dây đầu người trở lại. Hai anh em lão Dương Bì vừa thấy chùm dây đầu người đó, liền nhận ra chính là đầu của mấy tên phỉ đã chặn đường cướp giết đoàn kịch. Tuy rằng ác giả ác báo, nhưng lão Dương Bì là người yên phận, nhìn thấy một đống đầu người máu thịt bầy nhầy, trong lòng cũng không khỏi kinh khiếp. Nhưng nhìn lại đạo sĩ trẻ tuổi kia, thì dường như y không hề coi việc giết người ấy vào đâu cả.
Hơn nữa đạo nhân trẻ tuổi ấy cũng rất trượng nghĩa, nhận ơn một giọt, trả ơn suối nguồn, chẳng những báo thù cho hai anh em lão Dương Bì, lại còn cho họ một khoản tiền. Lão Dương Bì sợ đạo nhân ấy cũng là hạng cướp đường giết người như ngóe, nào dám nhận tiền bạc của y. Đạo nhân trẻ tuổi đó thấy họ không nhận tiền, bèn dẫn đến nhà một người giàu có họ Trần, bảo họ Trần ấy từ nay chiếu cố cho hai anh em, sau đó lại vội vội vàng vàng đi luôn, trước lúc đi cũng không để lại tên họ gì.
Người họ Trần đó tuổi tác cũng không lớn lắm, tuy rằng hết sức cung kính với đạo nhân trẻ tuổi kia, song bản thân cũng là nhân vật lắm thủ đoạn hơn người, dưới tay có nhiều huynh đệ, trong nhà bày đầy cổ vật, lại thường xuyên làm những chuyện kỳ bí. Người này trời sinh có tài ăn nói, giỏi biện luận, hễ mở miệng là lời tuôn như suối. Mới ban đầu người họ Trần này sắp cho lão Dương Bì và Dương Nhị Đản ở trong nhà mình, cũng không coi như người hầu kẻ hạ, chỉ bảo giúp làm một số việc vặt vãnh nhẹ nhàng, một ngày ba bữa cơm, có gì ngon đều cho ăn cùng, cuối tháng còn cho họ một ít tiền để muốn mua gì thì mua nữa.
Lão Dương Bì trời sinh số khổ, đã bao giờ được đãi ngộ như vậy đâu, liền cảm thấy rất ngại ngùng, chỉ muốn giúp người ta làm những việc nặng nhọc hơn, nhưng mấy việc ấy đều có người hầu làm cả rồi, muốn làm cũng không có phần. Sau này ở lâu, họ rốt cuộc cũng biết người họ Trần này thì ra là một tên trộm chuyên đào cổ mộ, có điều y chẳng những không thấy áy náy xấu hổ mà còn rất tự hào, bảo rằng có gì to tát đâu, muốn thành đại nghĩa thì không thể chấp nhặt tiểu tiết, đây gọi là chia tài tụ nghĩa, cùng chung mưu lớn, đừng nói là đào mấy cái mồ hoang mả vắng, đến mộ của hoàng đế lão tử cũng chẳng phải là y chưa từng đào đâu.
Về sau lão Dương Bì và Dương Nhị Đản cũng nhập bọn, thoắt cái đã được mấy năm, học được rất nhiều ngón nghề đổ đấu từ người họ Trần này. Đám người này có thể nhìn sắc cỏ, quan sát màu đất, biết thuật "Thiên can khuyên huyệt" và "Xuyên lĩnh thủ mộ", thường xuyên giả mạo làm thầy phong thủy đi khắp nơi thăm dò tin tức, cơ sở ngầm phân bố rất rộng, một khi hành động là có mấy chục đến cả trăm người tham gia. Băng đảng này không chỉ đổ đấu, dọc đường nếu gặp phú hào bất nhân thì cũng tiện tay làm một mẻ, kể ra cũng hơi giống với hảo hán Lương Sơn. Nhưng có một lần, tay thủ lĩnh họ Trần ấy dẫn theo một nhóm anh em xuống phía Nam làm ăn lớn, vì đường sá xa xôi nên người đi theo không nhiều lắm, đồng thời, rất có thể bọn họ đã gặp phải chuyện gì ở phương Nam, nên không một ai trở về, mất hoàn toàn tung tích.
Sau khi người cầm đầu mất tích, cây đổ thì ổ cáo cũng tan, trong bọn cũng có người đi miền Nam tìm tung tích thủ lĩnh, còn những người khác đều ai đi đường nấy. Lão Dương Bì cũng định xuống miền Nam, nhưng Dương Nhị Đản lại đã thương lượng xong xuôi với một nhóm phỉ ở miền Đông Bắc, muốn hai người cùng sang mấy tỉnh phía Đông làm ăn. Lão Dương Bì đã ra sức khuyên giải Dương Nhị Đản đừng đi Đông Bắc, cả vùng Mãn Châu ấy đều đã bị quân Nhật chiếm đóng, đi đến đấy làm gì có chốn nào mà dung thân? Nhưng Dương Nhị Đản sống chết gì cũng đòi đi, lão Dương Bì gặng hỏi mãi, mới biết thì ra có một nhóm phỉ chuyên đào trộm mộ hoạt động ở vùng Đại Hưng An Lĩnh tên là Nê Hội, đám người này là một bọn trộm lang thang, không thuộc dòng nào, chỉ cậy gan lớn và mấy trò tà thuật, thứ gì cũng dám đào hết, nhưng lại căn bản không biết cách tìm những mộ cổ không có đánh dấu rõ ràng. Dương Nhị Đản có tâm cơ hơn lão Dương Bì nhiều, bản lĩnh học được cũng tương đối, sau khi được người dẫn tiến, liền động tà niệm muốn gia nhập vào cái hội đó. Lúc bấy giờ, bọn Nê Hội đang rất cần người như Dương Nhị Đản, đàn bà cũng được, tiền cũng xong, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, mà quan trọng nhất là, bọn chúng còn cho Dương Nhị Đản ngồi lên ghế cao, hết sức a dua nịnh nọt. Dương Nhị Đản từ bé đến lớn đều phải nhìn sắc mặt người khác, bao nhiêu năm nay phải sống cúi đầu, có lẽ cũng bởi sống ở đáy xã hội lâu quá rồi, nên bản thân y thậm chí cũng không đủ quyết đoán để một mình xông pha thiên hạ, bấy giờ được bọn Nê Hội kia tâng bốc một hồi, hồn phách lửng lơ, thấy có chuyện tốt như vậy, bèn quyết định đi sang vùng Đông Bắc làm "Đại Quỹ" của bọn đào mộ đó.
Bình luận facebook