Hồi 37 - Hải hòa thượng 1
Tôi vội ngoảnh đầu lại nhìn xuống mặt nước phẳng lặng, chỉ thấy biên độ của những con sóng lớn dần lớn dần, hai chiếc xuồng cứu sinh nhỏ dập dềnh lên xuống theo nhịp sóng, ngoài ra không còn hiện tượng dị thường gì khác, bèn nói với Cổ Thái: "Thằng nhãi này, đã bảo cậu đừng nhắc đến ma quỷ gì nữa rồi cơ mà? Chẳng nhớ gì cả. Núi cao ắt có quái, rừng sâu chắc có tinh, đến những nơi thế này tốt nhất đừng có mà nói nhảm." Nói đoạn, tôi lại mượn tấm gương nhỏ mang theo người của Shirley Dương, len lén giơ lên soi về phía Cổ Thái, nhưng tấm gương ấy nhỏ quá, mà hai cái xuồng lại cứ dập dềnh lên xuống trên mặt nước, nên chẳng thể nào nhìn rõ được hình ảnh phản chiếu trong gương.
Đa Linh lo lắng cho Cổ Thái, vội hỏi: "Sư đệ, sao cứ nhắc đến ma quỷ hoài vậy?" Cổ Thái nói mấy câu bằng tiếng thổ ngữ của đảo Miếu San Hô với Đa Linh. Minh Thúc từng sống ở Nam Dương một thời gian dài, nghe hiểu được khá nhiều, lão nghe xong bèn dịch lại cho chúng tôi, thì ra Cổ Thái đang kể lại chuyện xảy ra bên trong khoang tàu Chĩa Ba.
Tàu Chĩa Ba được đóng chủ yếu bằng liễu biển, từ xưa đến nay, cũng chẳng có mấy con tàu như thế, đến cả Minh Thúc cũng chưa từng gặp bao giờ. Liễu biển thực ra không phải gỗ, nhưng có tính cực âm hàn, vì vậy mới được gọi là "liễu". Thời xa xưa, liễu được coi là đứng đầu trong "ngũ quỷ". Tương truyền, lấy lá liễu ra nghiền thành nước bôi lên mí mắt, đi đêm có thể trông thấy ma quỷ.
Thời xưa, khi chọn mộ táng, người ta rất coi trọng "phong" và "thụ". "Phong" ở đây là đất phong, còn "thụ" là một trong năm loại cây có ma quỷ ám vào. Những cây kiểu như cây liễu, cây hòe... đều có thuộc tính cực âm, không thích hợp trồng trong sân nhà người sống, vì chúng thực sự là những cây thuộc về âm trạch. Dân gian có câu: "Trong nhà trong sân, chớ trồng ngũ quỷ" chính là ý này.
Dù là Mô Kim hiệu úy hay dân mò ngọc, cũng đều hiểu rõ một đạo lý chung: "Đã đặt tên ấy, ắt có nguyên nhân", dù là những cái tên người hết sức bình thường đến độ chẳng thể nào bình thường hơn được nữa như Trương Tam, Lý Tứ, Vương Nhị... thì cũng đều dựa theo thứ bậc, tính thị hay đặc trưng mà đặt ra. Cái tên gọi "liễu biển" này cũng không phải cứ thế mà phịa ra được. Ngoài hình dạng rất giống nhau ra, nó cũng có tính chất hấp nạp âm khí hệt như cây liễu trên lục địa. Tương truyền, người chết đuối dưới biển thì hóa thành quỷ biển, lũ quỷ này thường hay tụ tập nơi cây liễu biển, trải qua nhiều năm, liễu biển dần kết tụ được một đám ma khí. Người sống chạm phải thứ ma khí này, lập tức bị khí âm cảm nhiễm mà chết.
Tin cũng được mà không tin cũng được, dẫu sao thì trong cây liễu biển nghìn năm cũng luôn tồn tại một thứ âm khí vô hình vô chất. Giống như một số vỏ trai vỏ sò khi sinh ra đã có hình ảnh giống Đức Phật y đúc, âm khí trong liễu biển nhiều khi cũng có hình dạng như bóng người. Tàu thuyền đóng bằng loại liễu biển này có thể phá sóng đạp gió, ra khơi xa cũng chẳng ngại ngần. Dù có gặp bão lớn, chỉ cần trên tàu có một bộ phận nào đó dùng liễu biển nghìn năm, thì hầu như lần nào cũng có thể hóa nguy thành an. Tương truyền, tất cả đều nhờ vào âm khí của ma quỷ bên trong liễu biển phù trợ. Có điều, trên biển có rất nhiều cấm kỵ, trong khoang tàu đóng bằng liễu biển nhất định phải có một ngăn bí mật thờ ma nước. Ngoài ra, còn có một thuyết mê tín cho rằng, kẻ nào nhắc đến quỷ biển trên tàu đóng bằng liễu biển, kẻ ấy chắc chắn sẽ chết không toàn thây.
Bên trong ngăn bí mật thờ quỷ biển, đa phần đều đặt đóa hoa đá biển khóa kèm một bộ xương hải tặc. Bởi lẽ, khi tàu đóng bằng liễu biển ra khơi, âm khí trên tàu sẽ dào dạt tuôn, nhân viên và thủy thủ sẽ vì thế mà liên tiếp mất mạng. Chỉ có hoa đá biển mới hấp thu được thứ âm khí ma quỷ này. Xung quanh hoa đá biển thường có một loài sinh vật nửa cá nửa tôm, gọi là "hải hòa thượng", là một loài sinh vật lưỡng thê, rời nước vẫn sống được, bị người bắt liền dập đầu xin tha, miệng lẩm bẩm rì rầm như đang niệm "A di đà Phật". Bình thường, nó chuyên liếm thứ nước đen do hoa đá biển hấp thụ ám khí tiết ra, những người đi biển mê tín cho rằng thứ nước đen ấy là oán khí của u linh bên trong liễu biển tích tụ lại mà thành. "Hải hòa thượng" còn được gọi là cá bồ tát, trong đầu có "hắc xá lợi", chính là những viên tròn tròn mà Tuyền béo tưởng là hắc trân châu. Có "hải hòa thượng" trên tàu thì có thể siêu độ cho các vong linh ám trên liễu biển, vì vậy ngư dân nào vớt được "hải hòa thượng" cũng đều lập tức phóng sinh, tuyệt đối không có ai dám cả gan ăn. Còn bộ xương của hải tặc, cũng là vật trấn tàu không thể thiếu, chuyên dùng để trấn áp vong linh trên tàu.
Tôi vội ngoảnh đầu lại nhìn xuống mặt nước phẳng lặng, chỉ thấy biên độ của những con sóng lớn dần lớn dần, hai chiếc xuồng cứu sinh nhỏ dập dềnh lên xuống theo nhịp sóng, ngoài ra không còn hiện tượng dị thường gì khác, bèn nói với Cổ Thái: "Thằng nhãi này, đã bảo cậu đừng nhắc đến ma quỷ gì nữa rồi cơ mà? Chẳng nhớ gì cả. Núi cao ắt có quái, rừng sâu chắc có tinh, đến những nơi thế này tốt nhất đừng có mà nói nhảm." Nói đoạn, tôi lại mượn tấm gương nhỏ mang theo người của Shirley Dương, len lén giơ lên soi về phía Cổ Thái, nhưng tấm gương ấy nhỏ quá, mà hai cái xuồng lại cứ dập dềnh lên xuống trên mặt nước, nên chẳng thể nào nhìn rõ được hình ảnh phản chiếu trong gương.
Đa Linh lo lắng cho Cổ Thái, vội hỏi: "Sư đệ, sao cứ nhắc đến ma quỷ hoài vậy?" Cổ Thái nói mấy câu bằng tiếng thổ ngữ của đảo Miếu San Hô với Đa Linh. Minh Thúc từng sống ở Nam Dương một thời gian dài, nghe hiểu được khá nhiều, lão nghe xong bèn dịch lại cho chúng tôi, thì ra Cổ Thái đang kể lại chuyện xảy ra bên trong khoang tàu Chĩa Ba.
Tàu Chĩa Ba được đóng chủ yếu bằng liễu biển, từ xưa đến nay, cũng chẳng có mấy con tàu như thế, đến cả Minh Thúc cũng chưa từng gặp bao giờ. Liễu biển thực ra không phải gỗ, nhưng có tính cực âm hàn, vì vậy mới được gọi là "liễu". Thời xa xưa, liễu được coi là đứng đầu trong "ngũ quỷ". Tương truyền, lấy lá liễu ra nghiền thành nước bôi lên mí mắt, đi đêm có thể trông thấy ma quỷ.
Thời xưa, khi chọn mộ táng, người ta rất coi trọng "phong" và "thụ". "Phong" ở đây là đất phong, còn "thụ" là một trong năm loại cây có ma quỷ ám vào. Những cây kiểu như cây liễu, cây hòe... đều có thuộc tính cực âm, không thích hợp trồng trong sân nhà người sống, vì chúng thực sự là những cây thuộc về âm trạch. Dân gian có câu: "Trong nhà trong sân, chớ trồng ngũ quỷ" chính là ý này.
Dù là Mô Kim hiệu úy hay dân mò ngọc, cũng đều hiểu rõ một đạo lý chung: "Đã đặt tên ấy, ắt có nguyên nhân", dù là những cái tên người hết sức bình thường đến độ chẳng thể nào bình thường hơn được nữa như Trương Tam, Lý Tứ, Vương Nhị... thì cũng đều dựa theo thứ bậc, tính thị hay đặc trưng mà đặt ra. Cái tên gọi "liễu biển" này cũng không phải cứ thế mà phịa ra được. Ngoài hình dạng rất giống nhau ra, nó cũng có tính chất hấp nạp âm khí hệt như cây liễu trên lục địa. Tương truyền, người chết đuối dưới biển thì hóa thành quỷ biển, lũ quỷ này thường hay tụ tập nơi cây liễu biển, trải qua nhiều năm, liễu biển dần kết tụ được một đám ma khí. Người sống chạm phải thứ ma khí này, lập tức bị khí âm cảm nhiễm mà chết.
Tin cũng được mà không tin cũng được, dẫu sao thì trong cây liễu biển nghìn năm cũng luôn tồn tại một thứ âm khí vô hình vô chất. Giống như một số vỏ trai vỏ sò khi sinh ra đã có hình ảnh giống Đức Phật y đúc, âm khí trong liễu biển nhiều khi cũng có hình dạng như bóng người. Tàu thuyền đóng bằng loại liễu biển này có thể phá sóng đạp gió, ra khơi xa cũng chẳng ngại ngần. Dù có gặp bão lớn, chỉ cần trên tàu có một bộ phận nào đó dùng liễu biển nghìn năm, thì hầu như lần nào cũng có thể hóa nguy thành an. Tương truyền, tất cả đều nhờ vào âm khí của ma quỷ bên trong liễu biển phù trợ. Có điều, trên biển có rất nhiều cấm kỵ, trong khoang tàu đóng bằng liễu biển nhất định phải có một ngăn bí mật thờ ma nước. Ngoài ra, còn có một thuyết mê tín cho rằng, kẻ nào nhắc đến quỷ biển trên tàu đóng bằng liễu biển, kẻ ấy chắc chắn sẽ chết không toàn thây.
Bên trong ngăn bí mật thờ quỷ biển, đa phần đều đặt đóa hoa đá biển khóa kèm một bộ xương hải tặc. Bởi lẽ, khi tàu đóng bằng liễu biển ra khơi, âm khí trên tàu sẽ dào dạt tuôn, nhân viên và thủy thủ sẽ vì thế mà liên tiếp mất mạng. Chỉ có hoa đá biển mới hấp thu được thứ âm khí ma quỷ này. Xung quanh hoa đá biển thường có một loài sinh vật nửa cá nửa tôm, gọi là "hải hòa thượng", là một loài sinh vật lưỡng thê, rời nước vẫn sống được, bị người bắt liền dập đầu xin tha, miệng lẩm bẩm rì rầm như đang niệm "A di đà Phật". Bình thường, nó chuyên liếm thứ nước đen do hoa đá biển hấp thụ ám khí tiết ra, những người đi biển mê tín cho rằng thứ nước đen ấy là oán khí của u linh bên trong liễu biển tích tụ lại mà thành. "Hải hòa thượng" còn được gọi là cá bồ tát, trong đầu có "hắc xá lợi", chính là những viên tròn tròn mà Tuyền béo tưởng là hắc trân châu. Có "hải hòa thượng" trên tàu thì có thể siêu độ cho các vong linh ám trên liễu biển, vì vậy ngư dân nào vớt được "hải hòa thượng" cũng đều lập tức phóng sinh, tuyệt đối không có ai dám cả gan ăn. Còn bộ xương của hải tặc, cũng là vật trấn tàu không thể thiếu, chuyên dùng để trấn áp vong linh trên tàu.
Bình luận facebook