Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 6 - Chương 30: Ma
Thân tàu Mariana nghiêng một góc khoảng bốn mươi lăm độ, chúng tôi muốn di chuyển về phía đuôi tàu thì sẽ phải tiếp tục lặn chếch xuống. Tôi đang lần mò tiến vào gian phòng của thuyền trưởng, bỗng phát hiện thân thể các bạn đồng hành ở phía sau túa máu tươi, nhìn lại mình cũng thế, cứ như thể trong lúc vô tri vô giác bị chém một đao ngang lưng, máu cuộn trào bốc lên như trận sương mù đồ. Gian phòng chật hẹp liền bị nhuộm đỏ quá nửa ngay tắp lự. Ở dưới nước vốn đã dễ ức chế, vừa thấy thân thể bị xuất huyết, cả bọn chúng tôi ai nấy đều hết sức kinh hãi. Kỳ quái nhất là tôi không hề nhận ra mình bị thương từ lúc nào, cũng không thấy đau đớn ở đâu, nếu bảo là tại mất máu quá nhiều đến tê liệt giác quan thì cũng tuyệt đối không thể nào nhanh như thế được. Huống hồ, chảy bao nhiêu máu, vậy mà đầu óc tôi vẫn tỉnh táo, không hề có cảm giác chóng mặt.
Bọn tôi hơi hoảng loạn một chút, sau đó liền nhận thấy máu tươi chảy từ cơ thể mình có điểm cổ quái, bèn trấn tĩnh lại ngay, mỗi người đều tự kiểm tra xem xét. Shirley Dương là người đầu tiên phát hiện ra nguyên nhân, cô tháo cái bình đựng thuốc xua cá mập đeo ở thắt lưng, dòng nước đỏ tươi đều chảy ra từ đó, chỉ một thoáng sau, thuốc xua cá mập tan hết thành chất lỏng đỏ như máu, trong bình hoàn toàn trống rỗng.
Tôi và Tuyền béo, Cổ Thái cũng tháo bình thuốc xua cá mập của mình ra, viên thuốc được phối chế theo bí phương của Ban Sơn đạo nhân bên trong cũng đã tan biến không còn gì nữa. Tình hình xem chừng hết sức bất lợi, không ngờ đang lặn dưới nước sâu lại mất lá chắn phòng chống cá mập quan trọng nhất, nhưng cả bọn chúng tôi đều chẳng rõ rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra. Ngoài Cổ Thái, ba chúng tôi đều đeo kính lặn và bình ô xy, không nhìn rõ nét mặt của nhau, nhưng chắc hẳn cảm giác của Tuyền béo và Shirley Dương không khác tôi là mấy, ba phần kinh hoảng, bảy phần ngạc nhiên.
Để đối phó với hoàn cảnh phức tạp và khắc nghiệt dưới nước khi xuống biển mò châu tìm ngọc, các thế hệ Ban Sơn đạo nhân đã dần tìm ra được một loạt các phương pháp “trấn hải”. Có những bí thuật này trợ giúp, họ ở trên biển sóng to gió lớn cũng không khác gì đang ở giữa vùng rừng núi mà họ quen thuộc nhất, vì vậy môn phương thuật này mới được gọi là Ban Sơn Trấn Hải. Đây là tên gọi chung của một loạt những bí thuật, pháp môn, khẩu quyết, đạo cụ, khí giới trong đó chỉ riêng thuật xua đuổi cá mập thôi cũng đã có vài loại pháp môn khác nhau. Tuy nhiên Shirley Dương chỉ tra tìm và vận dụng được một loại duy nhất, chính là dùng cóc tuyết và đan sa trộn với nhau, chế luyện ra thuốc xua cá mập. Cóc tuyết là loại cóc sinh trưởng trong núi, còn đan sa thì chính là chu sa, tức khoáng thủy ngân, màu đỏ. Hai thứ này trộn với các loại thuốc khác, phối chế thành dạng viên cứng, khi xuống nước sẽ tan dần, sinh ra một loại dịch thể màu đỏ sẫm. Bình thường, mỗi bình thuốc có thể duy trì khoảng hai canh giờ, dùng đơn vị thời gian hiện đại thì vào khoảng bốn tiếng đồng hồ. Nhưng lúc này bình thuốc bốn chúng tôi mang theo bên mình chỉ trong chớp mắt đã hòa tan vào nước biển. Tôi nhớ khi còn trên đảo Miếu San Hô chuẩn bị ra biển, mình từng lật xem qua cuốn sách ghi chép bí thuật Ban Sơn gia truyền của Shirley Dương, thấy viết nếu gặp phải tình huống như vậy, Ban Sơn đạo nhân cho là điềm “đan hóa huyết”, do oan hồn oán quỷ dưới đáy biển giở trò. Lẽ nào trong con tàu đắm này có ma thật?
Nước thuốc chảy ra hòa vào nước biển trong khoang tàu loãng dần rồi sạch biến, tôi vội ra dấu tay bảo ba người kia, nhân lúc mới lặn xuống chưa sâu, phải mau chóng theo lối cũ trở ra, quay lại chỗ tàu Chĩa Ba mắc cạn lấy thêm thuốc xua cá mập, rồi trở vào con tàu đắm vớt Tần Vương Chiếu Cốt kính sau.
Shirley Dương và Tuyền béo gật đầu hiểu ý, xoay người toan bơi ra khỏi phòng thuyền trưởng. Nhưng Cổ Thái thì không hiểu ý chúng tôi lắm, cậu ta ở sau cùng, vừa khéo chắn mất cánh cửa. Tôi đành đẩy cậu ta sang một bên, vừa ló nửa người ra, liền trông thấy một con cá mập to tướng trong hành lang bơi tới. Tôi “Á!” lên một tiếng, sém chút nữa là nhổ cả ống thở ngậm trong miệng ra, bọt khí sùi lên ùng ục. Đúng là ghét của nào trời trao của ấy, thuốc xua cá mập vừa mới hết tác dụng, cá mập liền lù lù xuất hiện ngay sát đít.
Cổ Thái chắc là vì sư phụ mới qua đời, tinh thần có chút ngẩn ngơ hốt hoảng, hoặc cũng có thể do tâm trạng uất ức kích động dã tính nguyên thủy của Đản nhân, đã xuống dưới biển là muốn thấy máu, lập tức hăm hở cầm con dao lưỡi cong, định nhao ra giết con cá mập. Tôi sao có thể để cậu ta làm bừa, ở trong hành lang chật hẹp của con tàu đắm này giết chết một con cá mập đối với cậu ta có lẽ không phải chuyện gì khó khăn, nhưng máu tanh sẽ dẫn dụ đến cả một bầy cá mập đói khát. Số lượng cá mập bị cuốn vào trong Quy Khư này hẳn không ít, đa phần bọn chúng đều kiếm ăn trong đống đổ nát và những mảnh xác tàu đắm này. Vả lại, cá mập không thích ánh trăng, ánh sáng do tầng khoáng thạch phát ra phía trên mặt nước kia khiến chúng luôn nôn nao bất an, chọc vào cái tổ ong bầu đó, phen này cả bọn chúng tôi thành mồi cho chúng là cái chắc.
Nghĩ đoạn, tôi chộp vội cánh tay Cổ Thái, kéo cậu ta trở lại phòng thuyền trưởng. Con cá mập trong hành lang bị dòng nước do chúng tôi quấy lên thu hút, quẫy đuôi một cái, lao thẳng về phía này. Tốc độ của cá mập rất nhanh, chẳng thua gì một quả ngư lôi, chớp mắt nó đã xuất hiện ngay trước mặt chúng tôi rồi. So sánh ra, động tác của mấy tên thợ lặn chúng tôi quả thật quá chậm chạp lề mề. Tôi muốn rụt trở lại trong phòng cũng không kịp nữa, đang định rút dao lặn ra liều mạng với nó thì Tuyền béo đã ở phía sau nắm chân tôi, kéo giật vào bên trong. Shirley Dương nhanh tay nhanh mắt, thừa dịp ấy đóng ngay cánh cửa lại. Nhất thời, bốn người chúng tôi đều bị nhốt bên trong căn phòng thuyền trưởng chật hẹp nghiêng ngả, muốn xoay người một cái cũng chật vật, cảm giác như chui vào trong một cái quan tài bằng sắt thép đổ đầy nước vậy. Có điều, chúng tôi vẫn còn đầy ô xy trong bình dưỡng khí và các trang bị phá dỡ rất tốt, mà Mô Kim hiệu úy trời sinh đã hoàn toàn miễn dịch với chứng sợ ở trong phòng kín, nên cũng không đến nỗi quá độ căng thẳng và tuyệt vọng, nhưng tâm trạng ức chế bực bội thì khó lòng tránh khỏi. Tôi dùng đèn pin chiếu xung quanh, định tìm xem trong gian phòng này có đường ra nào khác không. Lúc thân tàu chìm xuống đã bị toác ra một lỗ, có lẽ Cổ Thái chui lọt, nhưng ba người chúng tôi thì dù có không đeo bình dưỡng khí cũng khó lòng chui qua được. Tôi bảo Tuyền béo thử xem có dùng cái kích thủy lực để mở vết rách ấy ra thêm một chút được không, dòng chảy bên ngoài tuy rất xiết, nhưng chỉ cần bám chắc vào thân tàu thì vẫn có thể trở lên mặt nước.
Tuyền béo giơ tay đáp ứng, rồi cùng Cổ Thái bắt đầu tiến hành công việc, Lúc này, Shirley Dương vỗ nhẹ lên vai tôi hai cái, bảo tôi nhìn xuống bức tường nghiêng phía dưới. Bùn cát phủ bên trên đã bị Shirley Dương gạt đi, bên dưới không ngờ lại là một tấm gương rất lớn, một phần vỡ nát. Trên người chúng tôi đều có nguồn sáng, soi vào gương, bóng người và ánh đèn ở chỗ sóng nước trùng điệp trở nên vặn vẹo kỳ dị, thật khiến người ta không khỏi rùng mình.
Tôi thầm nhủ, có lẽ tại trong đầu mình lúc này toàn nghĩ đến việc tìm kiếm Tần Vương Chiếu Cốt kính, thành ra nhìn gương nhìn kính gì cũng đều cảm thấy cổ quái, nhưng trong phòng thuyền trưởng mà có một tấm gương lớn thế này thì đích thực cũng có gì đó không ổn thật. Chẳng lẽ vị thuyền trưởng đeo đồng hồ vàng ấy lúc sinh tiền rất thích soi gương à? Dù lênh đênh trên biển cũng phải liên tục soi gương chỉnh trang dung mạo hay sao?
Nhìn lại khung gương, thấy hết sức cổ phác, đều là loại gỗ đỏ chạm hình hoa, tuy rất cổ điển trang nhã nhưng hoàn toàn không phù hợp với đặc điểm hiện đại của con tàu này, đặt bên cạnh các thứ vật phẩm xa hoa khác trong phòng cũng rất lạc điệu. Tôi chẳng hiểu gì cả, bèn nghiêng đầu nhìn sang Shirley Dương bên cạnh. Cô lắc lắc đầu, tỏ ý cũng không hiểu. Tấm gương này tuy có vẻ cổ quái, nhưng tôi cũng không nhìn ra được rốt cuộc nó cổ quái ở điểm gì, trong lòng thầm nhủ, chỉ cần có nguy cơ thì phải loại trừ càng sớm càng tốt. Nghĩ đến đó là muốn đập cho cái gương nát bét ra luôn, nhưng đúng lúc này thì dòng nước lưu động trong phòng bỗng mạnh hẳn lên, hóa ra Tuyền béo đã mở rộng được vết rách trên vỏ tàu. Cậu ta vẫy tay với chúng tôi, đang định ra ngoài trước. Đột nhiên, một con cá mập từ bên ngoài chui vào. Con cá mập đó lao rất mạnh, húc thẳng vào người Cổ Thái, đẩy cậu ta từ chỗ sát lỗ hổng đến tận vách tường phía bên trong.
Minh Thúc nói Cổ Thái là Long hộ, trên người có xăm hình Thấu hải trận, tượng trưng cho dòng giống của rồng, các loài cá dữ dưới biển không thể xâm phạm, không ngờ vẫn bị cá mập tấn công như thường. Cũng may là vừa nãy tôi không để cậu ta một mình xông ra chiến đấu với con cá mập trong hành lang, bằng không nhân thủ đã tổn thất thêm một người nữa rồi.
May cho Cổ Thái là miệng cá mập ở bên dưới, vả lại nó chui qua lỗ hổng trên vách tàu xông vào, thân thể không được linh hoạt cho lắm, nên mới không bị đớp phải. Từ nhỏ Cổ Thái đã theo sư phụ Nguyễn Hắc bắt cá mò ngọc vớt thanh đầu dưới biển, hết sức quen thuộc với tình hình dưới nước, tuy sự việc diễn ra rất bất ngờ, nhưng cậu ta vẫn trấn định như thường, lưng vừa chạm phải cửa phòng, hai chân liền giẫm lên tường một cái, lắc mình linh hoạt như một chú cá heo, lách vèo vào góc chết mà con cá mập không thể tấn công tới.
Con cá mập thình lình tấn công, không đớp được người nào, ngược lại còn bị kẹt trong lỗ hổng trên vách. Có lẽ nó cũng không ngờ lại có kết quả này, thoáng bần thần, đầu cá quẫy qua quẫy lại không biết là muốn chui hẳn vào hay muốn rút trở ra nữa. Tuyền béo nấp ở mé bên, thấy cái đầu cá đung đưa trước mắt, vị trí hết sức thuận tay, vừa khéo vẫn chưa buông cái cưa xích trên tay xuống, bèn lập tức giở ngay ngón nghề chặt cây thời còn đi tham gia đội sản xuất ở Đại Hưng An Lĩnh ra, xem con cá mập hung tàn ấy như một khúc gỗ tròn đặt nằm ngang, cưa ngay một đường ở giữa, bộ dạng hết sức khoái trá.
Cái cưa ấy cắt được cả kim loại, con cá mập chỉ là thân máu thịt bình thường, làm sao chịu được nó du đi du lại mấy lượt chứ, cái đầu cá mập to tướng lập tức bị cắt lìa, lăn vào trong phòng. Phần thân phía sau mất đầu, liền như một khúc gỗ lớn trôi theo dòng chảy rơi vào đống hoang phế bên dưới, chỉ trong khoảnh khắc, trong phòng đã đầy máu tanh, tầm nhìn của chúng tôi cũng bị màn nước đục ngầu máu ấy chắn mất.
Nếu chẳng phải ở dưới nước không thể nói chuyện, tôi sớm đã ngoác miệng ra chửi bới om sòm rồi. Thằng béo ngu si này chỉ biết mình mình sướng tay, chứ không hề nghĩ con cá mập bị cậu ta cắt đầu sẽ chảy máu, mùi máu tanh nhất định sẽ dẫn dụ cả đàn cá mập ở quanh đây đến. Tôi nghĩ tới đây, vội vàng mò lấy cái đầu đó, ôm lên đẩy ra phía bên ngoài.
Cái đầu con cá mập vừa trôi ra ngoài, tức thì liền bị mấy con cá mập khác lao tới tranh nhau cắn xé. Dòng chảy bên trong Quy Khư này vô cùng hỗn loạn, các loài cá và thú biển bị hải nhãn cuốn vào đây hết sức phong phú, chủng quần và chuỗi thức ăn toàn bộ đều bị xáo trộn. Bọn cá mập đói kia thì càng điên cuồng hơn, thấy gì là liền lao vào đớp ngay. Tôi nhìn qua lỗ hổng, thấy đàn cá mập bên ngoài đã tụ về, giống này hung bạo tàn nhẫn thuộc vào hàng nhất đại dương, sức mấy người chúng tôi làm sao địch nổi? Tôi vội vàng cùng Shirley Dương gỡ mặt bàn làm việc trong phòng xuống, chắn vào lỗ hổng, tránh việc có con cá mập nào thình lình chui vào. Máu trong phòng cũng loãng dần, cả bọn tạm thời thở phào nhẹ nhõm, nhưng trước sau đều đã bị cá dữ chặn đường, nhóm chúng tôi có thể nói đã hoàn toàn rơi vào tuyệt cảnh, lên trời không có lối xuống đất chẳng có đường rồi. Con cá mập ở trong hành lang, bét ra cũng phải dài năm sáu mét, to đến phát khiếp, nhưng lúc nãy tôi cũng không kịp nhìn rõ xem nó là chủng loại gì nữa. Cá mập thời cổ còn được gọi là “giao”, thể hình như con thoi, đầu lớn đuôi nhỏ, từ đầu trở đi, các bộ phận dần nhỏ lại. Giống này xương mềm, da dày mà đen, hai vây ở ngực và bụng rộng và to như hai cánh, vây đuôi lại chênh lệch hẳn nhau, đa phần sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới. Vùng Nam Hải này rất nhiều cá mập, vây của chúng đem phơi khô là món ăn quý trong các bữa yến tiệc, da cá có thể làm vỏ đao vỏ kiếm hoặc may trang phục, vì vậy trong đám dân mò ngọc cũng có kẻ chỉ chuyên bắt cá mập, đem ra chợ đổi lấy các nhu yếu phẩm.
Tôi và Shirley Dương vắt hết cả óc, cố nhớ lại các phép đuổi cá mập trong cuốn sổ ghi chép về thuật Ban Sơn Trấn Hải. Cá mập có rất nhiều chủng loại, lưng màu xám nhạt, bụng màu trắng như tuyết là cá mập trắng; thể hình thon dài, da thấp thoáng sắc lam là cá mập xanh; phần lưng màu đỏ như hồng trà, thân thể có đốm đỏ, gọi là cá mập hổ; hai bên eo gồ lên dạng răng cưa, là cá mập răng cưa, cũng chính là con vừa bị Tuyền béo chặt làm hai khúc; còn có một loại xương đầu gồ lên thành hình chữ “T” hai mắt mọc ở hai bên, bộ dạng cực kỳ cổ quái là cá mập đầu búa. Mấy loại đó là thường gặp nhất, ngoài ra còn rất nhiều dị loại, tuy tập tính khác nhau, nhưng trong Quy Khư này gần như đều có hết. Bọn chúng chiếm cứ các hang động và khe đá hình thành bởi xác tàu đắm và san hô chết, thấy con mồi là lập tức tấn công, không có thuốc xua cá mập đặc chế, quả thực khó mà đề phòng nổi.
Cổ Thái đưa tay ra dấu cho tôi, con cá mập đại tướng ngoài cửa có lẽ là cá mập hổ, trong hành lang chật hẹp, nó căn bản không thể làm gì được, lúc này có thể xông ra ngoài hạ sát nó. Nói đoạn, cậu ta giơ con dao lưỡi cong lên đâm đâm mấy cái trong nước, thần sắc toát lên một vẻ hung hãn khó tả, so với lúc ở trên đất liền thực như hai con người hoàn toàn khác biệt. Tôi thầm nhủ, nếu Cổ Thái đúng là Long hộ, cậy vào hình xăm Thấu hải trận, có thể tung hoành đáy biển, đến đi như không, hẳn có thể để cho cậu ta một mình trở lên mặt nước, lấy thuốc xua cá mập rồi quay trở lại tiếp ứng chúng tôi. Nhưng vừa nãy, cậu ta rõ ràng đã bị con cá mập kia tấn công, xem ra hình xăm thần bí của Đản nhân cổ xưa cũng chỉ lợi hại ở trong truyền thuyết mà thôi, vác vào hiện thực chưa chắc đã có hiệu quả gì. Lúc trước, Cổ Thái lao xuống nước cứu được Nguyễn Hắc, sợ là chỉ nhờ vào vận may nhất thời. Tôi biết rõ sự đáng sợ của lũ cá mập, làm sao có thể để cậu ta mạo hiểm ra ngoài được chứ?
Cổ Thái không hiểu cách nghĩ của tôi, thấy tôi không đồng ý, lại quay sang khua chân múa tay với Shirley Dương và Tuyền béo, vẫn muốn bơi ra bên ngoài. Tôi thầm chửi thằng nhãi dã nhân trên biển này sao lại thiếu kỷ luật như vậy cơ chứ, xem ra những lời tôi dặn trước khi xuống nước cậu ta đã quên bà nó rồi, đúng là đàn gảy tai trâu.
Đúng lúc này, tôi đột nhiên phát hiện trên người Cổ Thái hình như có dán một lớp gì đó, che hết cả hình xăm trên người cậu ta. Trong làn nước tối tăm không nhìn rõ lắm, tôi vội lại gần, quệt tay lên lưng cậu ta một cái. Trên găng tay không có gì cả, nhưng hình xăm trên lưng Cổ Thái quả thực đã bị một lớp vật chất màu đen che kín. Nước biển màu đen ấy như một loại keo dính, bám lên cơ thể Cổ Thái, hữu hình nhưng vô chất.
Tôi thầm kinh hãi trong lòng, ở vùng duyên hải Phúc Kiến cũng có truyền thuyết nước biển màu đen dính vào tàu đánh cá và dân biển, hình như đây chính là dấu hiệu bị ma nước ám. Nghĩ tới đây, tôi lại liên tưởng đến chuyện thuốc xua cá mập vừa tan hết trong nháy mắt lúc nãy, chẳng lẽ trong con tàu đắm này có ma thật sao? Tuy Mô Kim hiệu úy chúng tôi rất thoáng với những chuyện ma quỷ u minh, nhưng khi xuống biển vớt thanh đầu thì lại là vấn đề hoàn toàn khác. Câu nói “khinh núi chớ khinh biển, gạt trời đừng lừa biển” của dân mò ngọc thật hết sức có lý, hiểu biết của con người đối với biển sâu thậm chí còn không nhiều bằng đối với mặt trăng. Đáy biển là một thế giới thần bí khó lường, các ngón nghề của Mô Kim hiệu úy hoàn toàn không có tác dụng, có trời mới biết chúng tôi gặp phải thứ quái quỷ gì ở bên trong con tàu đắm này.
Tôi muốn cho Cổ Thái biết tình hình này, có thể con cá mập kia tấn công cậu ta, chính là vì hình xăm trên người đều đã bị thứ nước biển màu đen kỳ dị kia dính lên che mất, bèn kéo cậu ta lại trước tấm gương lớn, xoay lưng vào, đoạn bảo cậu ta ngoái đầu nhìn lưng mình trong gương. Nhưng Cổ Thái chưa kịp ngoảnh đầu, dưới ánh sáng đèn pin lặn, tôi đã thấy một cái bóng đàn ông cao lớn khôi vĩ, mặt xồm xoàm râu ria đứng lẫn giữa mấy người chúng tôi. Thân hình ông ta mờ mờ, nhìn không rõ lắm, nhưng cái đồng hồ lấp lánh ánh vàng trên tay thì hết sức nổi bật. Phải chăng, đây chính là bóng ma của thuyền trưởng?
Bọn tôi hơi hoảng loạn một chút, sau đó liền nhận thấy máu tươi chảy từ cơ thể mình có điểm cổ quái, bèn trấn tĩnh lại ngay, mỗi người đều tự kiểm tra xem xét. Shirley Dương là người đầu tiên phát hiện ra nguyên nhân, cô tháo cái bình đựng thuốc xua cá mập đeo ở thắt lưng, dòng nước đỏ tươi đều chảy ra từ đó, chỉ một thoáng sau, thuốc xua cá mập tan hết thành chất lỏng đỏ như máu, trong bình hoàn toàn trống rỗng.
Tôi và Tuyền béo, Cổ Thái cũng tháo bình thuốc xua cá mập của mình ra, viên thuốc được phối chế theo bí phương của Ban Sơn đạo nhân bên trong cũng đã tan biến không còn gì nữa. Tình hình xem chừng hết sức bất lợi, không ngờ đang lặn dưới nước sâu lại mất lá chắn phòng chống cá mập quan trọng nhất, nhưng cả bọn chúng tôi đều chẳng rõ rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra. Ngoài Cổ Thái, ba chúng tôi đều đeo kính lặn và bình ô xy, không nhìn rõ nét mặt của nhau, nhưng chắc hẳn cảm giác của Tuyền béo và Shirley Dương không khác tôi là mấy, ba phần kinh hoảng, bảy phần ngạc nhiên.
Để đối phó với hoàn cảnh phức tạp và khắc nghiệt dưới nước khi xuống biển mò châu tìm ngọc, các thế hệ Ban Sơn đạo nhân đã dần tìm ra được một loạt các phương pháp “trấn hải”. Có những bí thuật này trợ giúp, họ ở trên biển sóng to gió lớn cũng không khác gì đang ở giữa vùng rừng núi mà họ quen thuộc nhất, vì vậy môn phương thuật này mới được gọi là Ban Sơn Trấn Hải. Đây là tên gọi chung của một loạt những bí thuật, pháp môn, khẩu quyết, đạo cụ, khí giới trong đó chỉ riêng thuật xua đuổi cá mập thôi cũng đã có vài loại pháp môn khác nhau. Tuy nhiên Shirley Dương chỉ tra tìm và vận dụng được một loại duy nhất, chính là dùng cóc tuyết và đan sa trộn với nhau, chế luyện ra thuốc xua cá mập. Cóc tuyết là loại cóc sinh trưởng trong núi, còn đan sa thì chính là chu sa, tức khoáng thủy ngân, màu đỏ. Hai thứ này trộn với các loại thuốc khác, phối chế thành dạng viên cứng, khi xuống nước sẽ tan dần, sinh ra một loại dịch thể màu đỏ sẫm. Bình thường, mỗi bình thuốc có thể duy trì khoảng hai canh giờ, dùng đơn vị thời gian hiện đại thì vào khoảng bốn tiếng đồng hồ. Nhưng lúc này bình thuốc bốn chúng tôi mang theo bên mình chỉ trong chớp mắt đã hòa tan vào nước biển. Tôi nhớ khi còn trên đảo Miếu San Hô chuẩn bị ra biển, mình từng lật xem qua cuốn sách ghi chép bí thuật Ban Sơn gia truyền của Shirley Dương, thấy viết nếu gặp phải tình huống như vậy, Ban Sơn đạo nhân cho là điềm “đan hóa huyết”, do oan hồn oán quỷ dưới đáy biển giở trò. Lẽ nào trong con tàu đắm này có ma thật?
Nước thuốc chảy ra hòa vào nước biển trong khoang tàu loãng dần rồi sạch biến, tôi vội ra dấu tay bảo ba người kia, nhân lúc mới lặn xuống chưa sâu, phải mau chóng theo lối cũ trở ra, quay lại chỗ tàu Chĩa Ba mắc cạn lấy thêm thuốc xua cá mập, rồi trở vào con tàu đắm vớt Tần Vương Chiếu Cốt kính sau.
Shirley Dương và Tuyền béo gật đầu hiểu ý, xoay người toan bơi ra khỏi phòng thuyền trưởng. Nhưng Cổ Thái thì không hiểu ý chúng tôi lắm, cậu ta ở sau cùng, vừa khéo chắn mất cánh cửa. Tôi đành đẩy cậu ta sang một bên, vừa ló nửa người ra, liền trông thấy một con cá mập to tướng trong hành lang bơi tới. Tôi “Á!” lên một tiếng, sém chút nữa là nhổ cả ống thở ngậm trong miệng ra, bọt khí sùi lên ùng ục. Đúng là ghét của nào trời trao của ấy, thuốc xua cá mập vừa mới hết tác dụng, cá mập liền lù lù xuất hiện ngay sát đít.
Cổ Thái chắc là vì sư phụ mới qua đời, tinh thần có chút ngẩn ngơ hốt hoảng, hoặc cũng có thể do tâm trạng uất ức kích động dã tính nguyên thủy của Đản nhân, đã xuống dưới biển là muốn thấy máu, lập tức hăm hở cầm con dao lưỡi cong, định nhao ra giết con cá mập. Tôi sao có thể để cậu ta làm bừa, ở trong hành lang chật hẹp của con tàu đắm này giết chết một con cá mập đối với cậu ta có lẽ không phải chuyện gì khó khăn, nhưng máu tanh sẽ dẫn dụ đến cả một bầy cá mập đói khát. Số lượng cá mập bị cuốn vào trong Quy Khư này hẳn không ít, đa phần bọn chúng đều kiếm ăn trong đống đổ nát và những mảnh xác tàu đắm này. Vả lại, cá mập không thích ánh trăng, ánh sáng do tầng khoáng thạch phát ra phía trên mặt nước kia khiến chúng luôn nôn nao bất an, chọc vào cái tổ ong bầu đó, phen này cả bọn chúng tôi thành mồi cho chúng là cái chắc.
Nghĩ đoạn, tôi chộp vội cánh tay Cổ Thái, kéo cậu ta trở lại phòng thuyền trưởng. Con cá mập trong hành lang bị dòng nước do chúng tôi quấy lên thu hút, quẫy đuôi một cái, lao thẳng về phía này. Tốc độ của cá mập rất nhanh, chẳng thua gì một quả ngư lôi, chớp mắt nó đã xuất hiện ngay trước mặt chúng tôi rồi. So sánh ra, động tác của mấy tên thợ lặn chúng tôi quả thật quá chậm chạp lề mề. Tôi muốn rụt trở lại trong phòng cũng không kịp nữa, đang định rút dao lặn ra liều mạng với nó thì Tuyền béo đã ở phía sau nắm chân tôi, kéo giật vào bên trong. Shirley Dương nhanh tay nhanh mắt, thừa dịp ấy đóng ngay cánh cửa lại. Nhất thời, bốn người chúng tôi đều bị nhốt bên trong căn phòng thuyền trưởng chật hẹp nghiêng ngả, muốn xoay người một cái cũng chật vật, cảm giác như chui vào trong một cái quan tài bằng sắt thép đổ đầy nước vậy. Có điều, chúng tôi vẫn còn đầy ô xy trong bình dưỡng khí và các trang bị phá dỡ rất tốt, mà Mô Kim hiệu úy trời sinh đã hoàn toàn miễn dịch với chứng sợ ở trong phòng kín, nên cũng không đến nỗi quá độ căng thẳng và tuyệt vọng, nhưng tâm trạng ức chế bực bội thì khó lòng tránh khỏi. Tôi dùng đèn pin chiếu xung quanh, định tìm xem trong gian phòng này có đường ra nào khác không. Lúc thân tàu chìm xuống đã bị toác ra một lỗ, có lẽ Cổ Thái chui lọt, nhưng ba người chúng tôi thì dù có không đeo bình dưỡng khí cũng khó lòng chui qua được. Tôi bảo Tuyền béo thử xem có dùng cái kích thủy lực để mở vết rách ấy ra thêm một chút được không, dòng chảy bên ngoài tuy rất xiết, nhưng chỉ cần bám chắc vào thân tàu thì vẫn có thể trở lên mặt nước.
Tuyền béo giơ tay đáp ứng, rồi cùng Cổ Thái bắt đầu tiến hành công việc, Lúc này, Shirley Dương vỗ nhẹ lên vai tôi hai cái, bảo tôi nhìn xuống bức tường nghiêng phía dưới. Bùn cát phủ bên trên đã bị Shirley Dương gạt đi, bên dưới không ngờ lại là một tấm gương rất lớn, một phần vỡ nát. Trên người chúng tôi đều có nguồn sáng, soi vào gương, bóng người và ánh đèn ở chỗ sóng nước trùng điệp trở nên vặn vẹo kỳ dị, thật khiến người ta không khỏi rùng mình.
Tôi thầm nhủ, có lẽ tại trong đầu mình lúc này toàn nghĩ đến việc tìm kiếm Tần Vương Chiếu Cốt kính, thành ra nhìn gương nhìn kính gì cũng đều cảm thấy cổ quái, nhưng trong phòng thuyền trưởng mà có một tấm gương lớn thế này thì đích thực cũng có gì đó không ổn thật. Chẳng lẽ vị thuyền trưởng đeo đồng hồ vàng ấy lúc sinh tiền rất thích soi gương à? Dù lênh đênh trên biển cũng phải liên tục soi gương chỉnh trang dung mạo hay sao?
Nhìn lại khung gương, thấy hết sức cổ phác, đều là loại gỗ đỏ chạm hình hoa, tuy rất cổ điển trang nhã nhưng hoàn toàn không phù hợp với đặc điểm hiện đại của con tàu này, đặt bên cạnh các thứ vật phẩm xa hoa khác trong phòng cũng rất lạc điệu. Tôi chẳng hiểu gì cả, bèn nghiêng đầu nhìn sang Shirley Dương bên cạnh. Cô lắc lắc đầu, tỏ ý cũng không hiểu. Tấm gương này tuy có vẻ cổ quái, nhưng tôi cũng không nhìn ra được rốt cuộc nó cổ quái ở điểm gì, trong lòng thầm nhủ, chỉ cần có nguy cơ thì phải loại trừ càng sớm càng tốt. Nghĩ đến đó là muốn đập cho cái gương nát bét ra luôn, nhưng đúng lúc này thì dòng nước lưu động trong phòng bỗng mạnh hẳn lên, hóa ra Tuyền béo đã mở rộng được vết rách trên vỏ tàu. Cậu ta vẫy tay với chúng tôi, đang định ra ngoài trước. Đột nhiên, một con cá mập từ bên ngoài chui vào. Con cá mập đó lao rất mạnh, húc thẳng vào người Cổ Thái, đẩy cậu ta từ chỗ sát lỗ hổng đến tận vách tường phía bên trong.
Minh Thúc nói Cổ Thái là Long hộ, trên người có xăm hình Thấu hải trận, tượng trưng cho dòng giống của rồng, các loài cá dữ dưới biển không thể xâm phạm, không ngờ vẫn bị cá mập tấn công như thường. Cũng may là vừa nãy tôi không để cậu ta một mình xông ra chiến đấu với con cá mập trong hành lang, bằng không nhân thủ đã tổn thất thêm một người nữa rồi.
May cho Cổ Thái là miệng cá mập ở bên dưới, vả lại nó chui qua lỗ hổng trên vách tàu xông vào, thân thể không được linh hoạt cho lắm, nên mới không bị đớp phải. Từ nhỏ Cổ Thái đã theo sư phụ Nguyễn Hắc bắt cá mò ngọc vớt thanh đầu dưới biển, hết sức quen thuộc với tình hình dưới nước, tuy sự việc diễn ra rất bất ngờ, nhưng cậu ta vẫn trấn định như thường, lưng vừa chạm phải cửa phòng, hai chân liền giẫm lên tường một cái, lắc mình linh hoạt như một chú cá heo, lách vèo vào góc chết mà con cá mập không thể tấn công tới.
Con cá mập thình lình tấn công, không đớp được người nào, ngược lại còn bị kẹt trong lỗ hổng trên vách. Có lẽ nó cũng không ngờ lại có kết quả này, thoáng bần thần, đầu cá quẫy qua quẫy lại không biết là muốn chui hẳn vào hay muốn rút trở ra nữa. Tuyền béo nấp ở mé bên, thấy cái đầu cá đung đưa trước mắt, vị trí hết sức thuận tay, vừa khéo vẫn chưa buông cái cưa xích trên tay xuống, bèn lập tức giở ngay ngón nghề chặt cây thời còn đi tham gia đội sản xuất ở Đại Hưng An Lĩnh ra, xem con cá mập hung tàn ấy như một khúc gỗ tròn đặt nằm ngang, cưa ngay một đường ở giữa, bộ dạng hết sức khoái trá.
Cái cưa ấy cắt được cả kim loại, con cá mập chỉ là thân máu thịt bình thường, làm sao chịu được nó du đi du lại mấy lượt chứ, cái đầu cá mập to tướng lập tức bị cắt lìa, lăn vào trong phòng. Phần thân phía sau mất đầu, liền như một khúc gỗ lớn trôi theo dòng chảy rơi vào đống hoang phế bên dưới, chỉ trong khoảnh khắc, trong phòng đã đầy máu tanh, tầm nhìn của chúng tôi cũng bị màn nước đục ngầu máu ấy chắn mất.
Nếu chẳng phải ở dưới nước không thể nói chuyện, tôi sớm đã ngoác miệng ra chửi bới om sòm rồi. Thằng béo ngu si này chỉ biết mình mình sướng tay, chứ không hề nghĩ con cá mập bị cậu ta cắt đầu sẽ chảy máu, mùi máu tanh nhất định sẽ dẫn dụ cả đàn cá mập ở quanh đây đến. Tôi nghĩ tới đây, vội vàng mò lấy cái đầu đó, ôm lên đẩy ra phía bên ngoài.
Cái đầu con cá mập vừa trôi ra ngoài, tức thì liền bị mấy con cá mập khác lao tới tranh nhau cắn xé. Dòng chảy bên trong Quy Khư này vô cùng hỗn loạn, các loài cá và thú biển bị hải nhãn cuốn vào đây hết sức phong phú, chủng quần và chuỗi thức ăn toàn bộ đều bị xáo trộn. Bọn cá mập đói kia thì càng điên cuồng hơn, thấy gì là liền lao vào đớp ngay. Tôi nhìn qua lỗ hổng, thấy đàn cá mập bên ngoài đã tụ về, giống này hung bạo tàn nhẫn thuộc vào hàng nhất đại dương, sức mấy người chúng tôi làm sao địch nổi? Tôi vội vàng cùng Shirley Dương gỡ mặt bàn làm việc trong phòng xuống, chắn vào lỗ hổng, tránh việc có con cá mập nào thình lình chui vào. Máu trong phòng cũng loãng dần, cả bọn tạm thời thở phào nhẹ nhõm, nhưng trước sau đều đã bị cá dữ chặn đường, nhóm chúng tôi có thể nói đã hoàn toàn rơi vào tuyệt cảnh, lên trời không có lối xuống đất chẳng có đường rồi. Con cá mập ở trong hành lang, bét ra cũng phải dài năm sáu mét, to đến phát khiếp, nhưng lúc nãy tôi cũng không kịp nhìn rõ xem nó là chủng loại gì nữa. Cá mập thời cổ còn được gọi là “giao”, thể hình như con thoi, đầu lớn đuôi nhỏ, từ đầu trở đi, các bộ phận dần nhỏ lại. Giống này xương mềm, da dày mà đen, hai vây ở ngực và bụng rộng và to như hai cánh, vây đuôi lại chênh lệch hẳn nhau, đa phần sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới. Vùng Nam Hải này rất nhiều cá mập, vây của chúng đem phơi khô là món ăn quý trong các bữa yến tiệc, da cá có thể làm vỏ đao vỏ kiếm hoặc may trang phục, vì vậy trong đám dân mò ngọc cũng có kẻ chỉ chuyên bắt cá mập, đem ra chợ đổi lấy các nhu yếu phẩm.
Tôi và Shirley Dương vắt hết cả óc, cố nhớ lại các phép đuổi cá mập trong cuốn sổ ghi chép về thuật Ban Sơn Trấn Hải. Cá mập có rất nhiều chủng loại, lưng màu xám nhạt, bụng màu trắng như tuyết là cá mập trắng; thể hình thon dài, da thấp thoáng sắc lam là cá mập xanh; phần lưng màu đỏ như hồng trà, thân thể có đốm đỏ, gọi là cá mập hổ; hai bên eo gồ lên dạng răng cưa, là cá mập răng cưa, cũng chính là con vừa bị Tuyền béo chặt làm hai khúc; còn có một loại xương đầu gồ lên thành hình chữ “T” hai mắt mọc ở hai bên, bộ dạng cực kỳ cổ quái là cá mập đầu búa. Mấy loại đó là thường gặp nhất, ngoài ra còn rất nhiều dị loại, tuy tập tính khác nhau, nhưng trong Quy Khư này gần như đều có hết. Bọn chúng chiếm cứ các hang động và khe đá hình thành bởi xác tàu đắm và san hô chết, thấy con mồi là lập tức tấn công, không có thuốc xua cá mập đặc chế, quả thực khó mà đề phòng nổi.
Cổ Thái đưa tay ra dấu cho tôi, con cá mập đại tướng ngoài cửa có lẽ là cá mập hổ, trong hành lang chật hẹp, nó căn bản không thể làm gì được, lúc này có thể xông ra ngoài hạ sát nó. Nói đoạn, cậu ta giơ con dao lưỡi cong lên đâm đâm mấy cái trong nước, thần sắc toát lên một vẻ hung hãn khó tả, so với lúc ở trên đất liền thực như hai con người hoàn toàn khác biệt. Tôi thầm nhủ, nếu Cổ Thái đúng là Long hộ, cậy vào hình xăm Thấu hải trận, có thể tung hoành đáy biển, đến đi như không, hẳn có thể để cho cậu ta một mình trở lên mặt nước, lấy thuốc xua cá mập rồi quay trở lại tiếp ứng chúng tôi. Nhưng vừa nãy, cậu ta rõ ràng đã bị con cá mập kia tấn công, xem ra hình xăm thần bí của Đản nhân cổ xưa cũng chỉ lợi hại ở trong truyền thuyết mà thôi, vác vào hiện thực chưa chắc đã có hiệu quả gì. Lúc trước, Cổ Thái lao xuống nước cứu được Nguyễn Hắc, sợ là chỉ nhờ vào vận may nhất thời. Tôi biết rõ sự đáng sợ của lũ cá mập, làm sao có thể để cậu ta mạo hiểm ra ngoài được chứ?
Cổ Thái không hiểu cách nghĩ của tôi, thấy tôi không đồng ý, lại quay sang khua chân múa tay với Shirley Dương và Tuyền béo, vẫn muốn bơi ra bên ngoài. Tôi thầm chửi thằng nhãi dã nhân trên biển này sao lại thiếu kỷ luật như vậy cơ chứ, xem ra những lời tôi dặn trước khi xuống nước cậu ta đã quên bà nó rồi, đúng là đàn gảy tai trâu.
Đúng lúc này, tôi đột nhiên phát hiện trên người Cổ Thái hình như có dán một lớp gì đó, che hết cả hình xăm trên người cậu ta. Trong làn nước tối tăm không nhìn rõ lắm, tôi vội lại gần, quệt tay lên lưng cậu ta một cái. Trên găng tay không có gì cả, nhưng hình xăm trên lưng Cổ Thái quả thực đã bị một lớp vật chất màu đen che kín. Nước biển màu đen ấy như một loại keo dính, bám lên cơ thể Cổ Thái, hữu hình nhưng vô chất.
Tôi thầm kinh hãi trong lòng, ở vùng duyên hải Phúc Kiến cũng có truyền thuyết nước biển màu đen dính vào tàu đánh cá và dân biển, hình như đây chính là dấu hiệu bị ma nước ám. Nghĩ tới đây, tôi lại liên tưởng đến chuyện thuốc xua cá mập vừa tan hết trong nháy mắt lúc nãy, chẳng lẽ trong con tàu đắm này có ma thật sao? Tuy Mô Kim hiệu úy chúng tôi rất thoáng với những chuyện ma quỷ u minh, nhưng khi xuống biển vớt thanh đầu thì lại là vấn đề hoàn toàn khác. Câu nói “khinh núi chớ khinh biển, gạt trời đừng lừa biển” của dân mò ngọc thật hết sức có lý, hiểu biết của con người đối với biển sâu thậm chí còn không nhiều bằng đối với mặt trăng. Đáy biển là một thế giới thần bí khó lường, các ngón nghề của Mô Kim hiệu úy hoàn toàn không có tác dụng, có trời mới biết chúng tôi gặp phải thứ quái quỷ gì ở bên trong con tàu đắm này.
Tôi muốn cho Cổ Thái biết tình hình này, có thể con cá mập kia tấn công cậu ta, chính là vì hình xăm trên người đều đã bị thứ nước biển màu đen kỳ dị kia dính lên che mất, bèn kéo cậu ta lại trước tấm gương lớn, xoay lưng vào, đoạn bảo cậu ta ngoái đầu nhìn lưng mình trong gương. Nhưng Cổ Thái chưa kịp ngoảnh đầu, dưới ánh sáng đèn pin lặn, tôi đã thấy một cái bóng đàn ông cao lớn khôi vĩ, mặt xồm xoàm râu ria đứng lẫn giữa mấy người chúng tôi. Thân hình ông ta mờ mờ, nhìn không rõ lắm, nhưng cái đồng hồ lấp lánh ánh vàng trên tay thì hết sức nổi bật. Phải chăng, đây chính là bóng ma của thuyền trưởng?
Bình luận facebook