Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 7 - Chương 54: Cuốn nhật ký thất lạc
Tôi nhớ lão Trần kể chuyện trộm mộ từng nhắc đến Quan Sơn thái bảo, khi Ban Sơn Xả Lĩnh hợp sức cùng trộm mộ cổ Bình Sơn, đã gặp phải một thi thể hình dung kỳ dị trong đường hầm trong lòng núi, nơi có lộ phòng lầu sắt dưới giếng đơn điện Vô Lượng, căn cứ vào di vật trên người xác chết thì đoán đó là Quan Sơn thái bảo trong đám trộm mộ thời nhà Minh.
Năm đó lão Trần và Gà Gô đi nhiều hiểu rộng mà vẫn chỉ nghe danh chứ không biết thực hư về Quan Sơn thái bảo, nghe nói họ hành tung vô cùng bí hiểm, việc Quan Sơn đến thần tiên cũng không đoán nổi, đám trộm Xả Lĩnh bấy giờ đang đi tìm mộ cổ Bình Sơn nên chỉ mau chóng đem thi thể Quan Sơn thái bảo đốt đi cho xong việc.
Lời lão Trần văng vẳng bên tai, nhưng tôi và Shirley Dương hoàn toàn không ngờ trong cuốn nhật ký công tác giáo sư Tôn đánh rơi lại nhắc đến Quan Sơn thái bảo.
Tôi và giáo sư Tôn chỉ gặp nhau hai lần ở huyện Cổ Lam Thiểm Tây, hai bên ăn nói không hợp, vả lại người này tính tình úp úp mở mở, cứ định nói lại thôi, hình như có mối thâm thù với cánh đổ đấu. Nhưng lão ta là chuyên gia khảo cổ, lại lén lén lút lút vào bảo tàng dòm ngó cổ vật, trong cuốn nhật ký công tác còn nghiên cứu về lịch sử dân trộm mộ thời cổ đại, xem ra nhất định là người có nhiều bí mật, những việc lão ta làm mới gọi là thần tiên cũng không đoán nổi.
Nhưng người biết quá nhiều bí mật lại không thể nói ra, nhất định sẽ khó sống yên, thời gian lâu dần, những bí mật đó sẽ trở thành tri kỷ, thành nỗi dằn vặt trách móc nội tâm, cho nên một số người lựa chọn cách trút bỏ đặc biệt để làm giảm áp lực cho chính mình, ví dụ như ghi lại chi tiết sự việc ra giấy. Tôn Học Vũ đại khái là loại người này, trong nhật ký công tác của lão, ngoài những bí mật ít ai biết đến được ghi chép tỉ mỉ, ý kiến chủ quan của cá nhận cũng lộ ra từng con chữ.
Tôi và Shirley Dương đọc thật kỹ cuốn sổ, giáo sư Trần là bạn cũ lâu năm với Tôn Học Vũ, trước đây cũng từng nhắc đến chuyện lão với chúng tôi, thêm vào một vài suy đoán nữa, có thể dễ dàng hiểu được nội dung cuốn sổ ghi chép. Hóa ra cơ mật quốc gia mà giáo sư Tôn nhắc đến đúng thật là “cơ mật quốc gia”, có điều không phải là đương thời mà đa phần đều là tuyệt mật cổ đại.
Các nét văn hóa cổ xưa như bói quẻ, đoán điềm, dự ngôn, ám thị, cả Đông lẫn Tây đều được ghi chép lại, nội dung và hình thức đa phần rất thần bí, khó hiểu. Trong số đó có Long Cốt xuất hiện sớm nhất vào thờ Yên Thương, cũng chính là chữ và quẻ bói khắc trên mai rùa, học giả đời sau gọi những văn tự thần bí cổ quái khó giải thích này là thiên thư hay mê văn.
Long Cốt thiên thư ghi lại nhiều nội dung bói toán, điềm trời, bất tử, trường sinh; việc giải mãthư vừa khó vừa khô khan nên ít người theo đuổi. Tuy rằng trong quan điểm của người thời nay, nội dung những bói toán đó toàn nhảm nhí, là kết quả của thời kỳ khoa học còn chưa khai hóa, nhưng đối với công tác nghiên cứu các hoạt động xã hội, kinh tế, quân sự, chính trị mấy ngàn năm trước thì Long Cốt thiên thư vẫn có giá trị vô cùng quan trọng.
Nội dung công việc của Tôn Học Vũ chính là giải mã các bí mật cổ đại, chuyên phụ trách thu thập mai rùa, xương thú có khắc văn tự phù hiệu cổ được khai quật từ khắp mọi nơi, tuy thu gom sắp xếp dễ dàng, nhưng để giải mã cả một hệ thống những văn mật cổ đại không cùng bối cảnh lịch sử mà không có bất cứ tư liệu tham khảo nào, thực khó hơn lên trời. Có khi chỉ một phù hiệu đơn giản đã ngốn mất vài tháng nghiên cứu khảo chứng. Công việc gian khổ khô khan này sau một thời gian dài đã biến giáo sư Tôn thành con người tính tình quái gở, nhưng lão vẫn si mê không rút chân ra được, thậm chí nói lão già này đã bị “tẩu hỏa nhập ma” cũng không quá chút nào.
Tận đến thời nhà Đường khi cuốn Long Cốt mê văn phả ra đời, việc nghiên cứu Long Cốt thiên thư cuối cùng mới có bước tiến triển thực sự, nhưng từ đó đến nay lại gặp phải một trờ ngại không thể vượt qua, đó chính là quẻ tượng và cơ số.
Thời Tây Chu thịnh hành diễn quẻ, quẻ tượng từ những lần soi đuốc bói rùa, là cảnh giới cao nhất của thuật bói toán, gọi là “thiên cơ”. Ngày nay có thể nhiều người không lý giải nổi vì sao cổ nhân đã có thuật đoán hung cát phúc họa, mà còn phải dùng quẻ tượng diễn giải chứ không miêu tả trực tiếp kết quả?
Thực ra không phải chỉ có diễn quẻ đoán thiên cơ, các thuật tiên đoán trong lịch sử Trung Quốc như Thôi Bồi Đồ, Mã Tiền Khóa, Mai Hoa Thi, Thiêu Bính Ca đều hết sức mập mờ khó lý giải, đa phần đều cố làm ra vẻ huyễn hoặc, mang hết thảy những tiên đoán bí mật truyền lại bằng lời bóng gió, hoặc đủ kiểu tranh vẽ, thi ca, để hậu thế tự diễn giải ý nghĩa, cố tình không nói luôn ra kết quả.
Kỳ thực loại hình này chính là cách thể hiện quan niệm truyền thống thời cổ đại, cổ nhân cho rằng: “U thâm vi diệu, thiên chi cơ dã; tạo hóa biến dịch, thiên chi lý dã. Luận thiên lý ứng nhân, khả dã; tiết thiên cơ dĩ hoặc nhân, thiên tất phạt chi.”
Ý nói “thiên đạo” không ngừng biến đổi có thể đàm luận, để con người hiểu được đạo lý thiên nhân tương ứng, nhưng “thiên cơ” lại không thể nói rõ, bởi thiên cơ vi diệu dễ làm con người ta mê hoặc ngông cuồng, thường có câu “thiên cơ bất khả lộ”, người quân tử phải “tàng khí tại thân, đợi thời hành động”.
Mười sáu quẻ Chu Thiên thời Tây Chu lại biến hóa cùng trời đất, soi sáng vạn vật không gì giấu được. Theo như ghi chép trong Long Cốt thiên thư, khi quẻ số Chu Thiên ra đời, ban đêm có quỷ kêu khóc, sau đó nước sông Hoàng Hà dâng lên, nhấn chìm vô số người và súc vật, chỉ vì cơ mật của tạo hóa bị tiết lộ từ đó, cho nên mới bị hủy mất một phần hai, chỉ để lại tám quẻ trên đời.
Những quẻ bói thất lạc này đã trở thành nút thắt cổ chai trong công trình nghiên cứu của giáo sư Tôn, quẻ tượng cổ đại ghi trên mai rùa lại muôn hình vạn trạng, giống như một kho thông tin quý giá đồ sộ có một không hai, nhưng không có quẻ số Chu Thiên thì cơ bản không cách gì lý giải, thành quả cả đời lão dốc lòng dốc sức nghiên cứu chỉ thiếu mỗi chiếc chìa khóa then chốt này thôi.
Cũng bởi giáo sư Tôn tính tình bảo thủ, không hiểu nhân tình, lại ngoại giao kém nên thường không được coi trọng xứng đáng. Những lão nhất quyết đâm đầu vào ngõ cụt, định tìm ra quẻ số Chu Thiên, giải mã hoàn toàn quẻ bói Long Cốt Chu Thiên, đến lúc đó trong ngoài nước đều chấn động, cũng không uổng công lão bao năm đổ tâm huyết.
Bí mật cổ đại đa phần đều ẩn giấu trong các di chỉ, mộ cổ hoặc hang động. Bởi vì mộ cổ nằm sâu dưới lòng đất, không gian khép kín, minh khí tùy táng trong đó thường được giữ gìn nguyên vẹn nên giáo sư Tôn đặc biệt đặt nhiều hy vọng, mỗi khi cơ quan khảo cổ phát hiện ra lăng tẩm mộ cổ là lão chỉ chăm chăm vào mai rùa, xương thú và chữ khắc trên đỉnh đồng, hy vọng tìm ra chút manh mối nào đó.
Nhưng khảo cổ khai quật sau Giải phóng đa phần đều là bị động, những mộ cổ chưa từng bị phá hủy lại phải niêm phong bảo vệ theo quy định. Giáo sư Tôn quanh năm công tác tại cơ sở và hiện trường khảo cổ, những năm gần đây được tận mắt chứng kiến mộ cổ khắp nơi mười cái rỗng cả mười, không biết đã bị dân trộm mộ các thời lọc đi lọc lại biết bao nhiều lần.
Có vài lần nhân viên khảo cổ phát hiện ra những mộ cổ tương đối ít hố đào, còn mừng thầm, tưởng bên trong ít nhiều cũng còn lại vài món đồ, ai ngờ khi vào đến nơi, đáy mộ đã bị đào lỗ chỗ như cái tổ ong. Thì ra dân trộm mộ thời xưa có thể quan sơn tầm táng; đào hầm thẳng tới địa cung, tránh được đất dày đá lớn trên đỉnh mộ phần. So với kinh nghiệm, khí giới và phương pháp kế truyền mấy ngàn năm của dân trộm mộ thời xưa, phương pháp khảo cổ ngày nay rõ ràng vụng về, lạc hậu và lề mề hơn nhiều.
Chuyện này làm giáo sư Tôn đau đầu nhức óc, hận bọn trộm mộ đến tận xương tủy. Những tên này tự cổ chí kim cha truyền con nối, đào mộ suốt mấy ngàn năm nay mới dẫn đến cảnh đa phần lăng mộ với những văn vật quý giá chôn trong đó đều chỉ còn là một hố đất trống trơn. Nếu bọn trộm mộ không quá đông như vậy thì các loại quẻ tượng thần bí trong Long Cát thiên thư đã được phá giải từ lâu, giá trị và thành quả nghiên cứu của giáo sư Tôn sẽ được thừa nhận, lão đi tới đâu cũng sẽ được người ta kính trọng, nhưng giờ lão chỉ có thể ngồi đó đố kỵ, than thân trách phận ngày này qua tháng khác, chốc chốc lại thở ra cái giọng bất mãn.
Chút lòng tư lợi về địa vị học thuật cũng chỉ là một phần nhỏ, phần khác giáo sư Tôn đã phải bùa của Long Cốt thiên thư, nếu không làm rõ được lời giải về thiên cơ trong những quẻ bói khắc trên mai rùa kia, thì đêm ngày lão ăn không ngon ngủ không yên.
Có lần giáo sư Tôn vô tình túm được một manh mối quan trọng. Số là vào thời nhà Minh, ở tỉnh Tứ Xuyên có một nhánh thế gia vọng tộc, chuyên giả quỷ giả thần đi gây tai họa, rất giỏi yêu thuật, lại thông hiểu một phương thuật phong thủy gọi là “Quan sơn chỉ mê”, nam gọi “thái bảo”, nữ xưng “sư nương”. Bọn người này giỏi mê hoặc lòng người, thế lực to lớn, cuối thời nhà Minh, năng lực thống trị của chính quyền yếu đi rõ rệt nên không làm gì được chúng.
Đứng đầu Quan Sơn thái bảo là một người giàu nứt đố đổ vách trong vùng, họ Phong, ông ta hiểu được đạo lư hỏa, luyện khí dưỡng hình, có bản lĩnh thông thiên, gia sản vô địch trong thiên hạ, thu nạp vô số môn đồ đệ tử, tự phong là “Địa Tiên”. Người này không chỉ nghiện trộm mộ, đã khai quật không ít mộ cổ, mà còn nghiện cả xây lăng, suốt mấy chục năm đã xây được một thôn Địa Tiên ngay trong lòng núi. Tuy gọi là thôn trang nhưng kì thực là âm trạch, cũng chính là huyệt mộ.
Ông ta đem số minh khí, quan quách, đan đỉnh[41] và tượng gốm đào được, thậm chí các loại vật liệu xây dựng quý hiếm trong mộ như gạch gỗ cũng được ông ta nhất loạt sưu tầm trong mộ thành của mình, xây nên rất nhiều mộ thất phong cách quái dị, bên trong cũng bố trí đủ các loại bẫy rập; trong thành Địa Tiên còn đúc cả vách sắt màn bạc, đặt “Toàn Cơ lâu[42]”, chất đầy vật khí báu trong sơn lăng các triều.
Nếu nhìn ằng con mắt hiện đại, vị Quan Sơn thái bảo này có thể đã mắc phải một chứng thần kinh bất thường nào đó, rất có thể là một kẻ điên say mê phong thủy, lăng mộ, bẫy rập thái quá, không biết vì động cơ gì mà suốt nửa đời người chỉ lo xây cho mình một nhà “bảo tàng mộ cổ” như thế. Có truyền thuyết nói người này đã đào được một ngôi mộ táng lớn trong vùng, khai quật được Long Cốt quẻ đồ, biết được thiên cơ bên trong, từ đó trở đi tính tình thay đổi, cho nên mới xây thôn Địa Tiên chôn giấu sự thật cho trăm năm sau. Còn nguyên nhân thực sự khiến ông ta xây dựng Quan Sơn lăng thì chỉ mình ông biết mà thôi.
Cuối đời nhà Minh, giặc cỏ Trương Hiến Trung dẫn đại binh tiến vào đất Xuyên, ông ta bèn dẫn toàn bộ gia tộc trốn vào núi sâu, đem hết nam nữ lão ấu trong tộc và đám thợ đào núi xây lăng giết ngay trong mộ, sau đó khởi động cơ quan thả đá chèn mộ, chôn sống luôn bản thân mình bên trong. Dân địa phương đều gọi thôn Địa Tiên thần bí này là “mộ Phong Vương”, nhưng từ đó về sau không còn ai biết vị trí thôn Địa Tiên ở đâu nữa.
Việc này không có sử liệu ghi chép rõ ràng, chỉ là giáo sư Tôn trong chuyến công tác Tứ Xuyên được nghe sơn dân kể các truyền thuyết về “Địa Tiên âm trạch”, song mỗi người kể một kiểu, thậm chí khó mà phân biệt đâu thật đâu giả, vả lại cùng với thời gian, người biết chuyện này cũng ngày càng ít đi.
Giáo sư Tôn trong quá trình công tác dần tiếp cận được nhiều thông tin khiến lão càng thêm tin tưởng, quả thật vào thời nhà Minh từng có thôn Địa Tiên của Quan Sơn thái bảo. Năm đó đội quân giặc cỏ của Trương Hiến Trung sau khi vào Tứ Xuyên đã nhất loạt đào núi quật mộ, sách sử còn ghi “giặc cỏ vào sơn huyện địa để tìm kim thư ngọc phù và Long Cốt thiên thư giấu trong Địa Tiên, không tìm được nên giết hại vạn người, đem xác lấp khe”, rất có thể toán quân nông dân muốn quật mộ Quan Sơn nhưng không tìm ra vị trí, bèn giết dân chúng địa phương trút hận, sau đó đem xác lấp đầy hố rãnh đã đào.
Ngoài ra còn một số ghi chép vụn vặt cũng chứng thực việc này từ những góc nhìn khác. Bên trong cái nhà bảo tàng mộ cổ sâu trong đất Tứ Xuyên do kẻ trộm mộ dốc lòng xây nên này tàng chứa vô số báu vật quý hiếm của mộ cổ nhiều đời, không chỉ vậy, nhiều khả năng còn có cả mật khí quẻ bói thời Tây Chu.
Thế là giáo sư Tôn bèn làm báo cáo, đề nghị cấp trên phê chuẩn cho phép lão lập một tổ chuyên gia, tới Tứ Xuyên tìm thôn Địa Tiên, kết quả lại bị nhiều người chỉ trích, bảo lão giỏi nghĩ viển vông, Quan Sơn thái bảo chẳng qua là truyền thuết dân gian, hiện nay sức người sức của đều hết sức khó khăn, sao có thể chỉ dựa vào những thông tin vô căn cứ mà hao tổn nhân lực vật lực đi tìm ngôi mộ về cơ bản không tồn tại trên đời được?
Giáo sư Tôn vấp phải cái đinh, bị mọi người bảo là thần kinh nên đành nín nhịn, âm thầm thu thập tài liệu, mỗi lần đi công tác ở Tứ Xuyên đều tranh thủ thời gian len lỏi vào các bản làng, nghe ngóng điều tra khắp nơi, nhưng càng đi sâu vào trong, lão càng phát hiện ra rằng vị trí cụ thể của mộ cổ Quan Sơn về cơ bản là không thể tìm ra.
Nghe nói trong các ngành nghề truyền thống của Trung Quốc, đứng đầu chính là Mô Kim hiệu úy, tinh thông Tầm long sưu sơn, Phân kim định huyệt, thuyết Quan sơn chỉ mê của Quan Sơn thái bảo lại bắt nguồn từ cổ thuật được phái Phát Khưu Mô Kim lưu truyền lại từ thời Hậu Hán, nên nắm rõ về phong thủy Thanh Ô hơn hết. Quan Sơn thái bảo vốn là cao thủ trong nghề trộm mộ, lăng mộ họ xây chắc chắn trang bị những phương pháp chống trộm người thường không thể nào tưởng tượng, thậm chí ngay cả địa điểm chính xác cũng vô phương tìm kiếm. Có thể trăm ngàn năm nữa, câu đố về mộ cổ Địa Tiên vẫn chỉ là một truyền thuyết dân gian.
Năm đó lão Trần và Gà Gô đi nhiều hiểu rộng mà vẫn chỉ nghe danh chứ không biết thực hư về Quan Sơn thái bảo, nghe nói họ hành tung vô cùng bí hiểm, việc Quan Sơn đến thần tiên cũng không đoán nổi, đám trộm Xả Lĩnh bấy giờ đang đi tìm mộ cổ Bình Sơn nên chỉ mau chóng đem thi thể Quan Sơn thái bảo đốt đi cho xong việc.
Lời lão Trần văng vẳng bên tai, nhưng tôi và Shirley Dương hoàn toàn không ngờ trong cuốn nhật ký công tác giáo sư Tôn đánh rơi lại nhắc đến Quan Sơn thái bảo.
Tôi và giáo sư Tôn chỉ gặp nhau hai lần ở huyện Cổ Lam Thiểm Tây, hai bên ăn nói không hợp, vả lại người này tính tình úp úp mở mở, cứ định nói lại thôi, hình như có mối thâm thù với cánh đổ đấu. Nhưng lão ta là chuyên gia khảo cổ, lại lén lén lút lút vào bảo tàng dòm ngó cổ vật, trong cuốn nhật ký công tác còn nghiên cứu về lịch sử dân trộm mộ thời cổ đại, xem ra nhất định là người có nhiều bí mật, những việc lão ta làm mới gọi là thần tiên cũng không đoán nổi.
Nhưng người biết quá nhiều bí mật lại không thể nói ra, nhất định sẽ khó sống yên, thời gian lâu dần, những bí mật đó sẽ trở thành tri kỷ, thành nỗi dằn vặt trách móc nội tâm, cho nên một số người lựa chọn cách trút bỏ đặc biệt để làm giảm áp lực cho chính mình, ví dụ như ghi lại chi tiết sự việc ra giấy. Tôn Học Vũ đại khái là loại người này, trong nhật ký công tác của lão, ngoài những bí mật ít ai biết đến được ghi chép tỉ mỉ, ý kiến chủ quan của cá nhận cũng lộ ra từng con chữ.
Tôi và Shirley Dương đọc thật kỹ cuốn sổ, giáo sư Trần là bạn cũ lâu năm với Tôn Học Vũ, trước đây cũng từng nhắc đến chuyện lão với chúng tôi, thêm vào một vài suy đoán nữa, có thể dễ dàng hiểu được nội dung cuốn sổ ghi chép. Hóa ra cơ mật quốc gia mà giáo sư Tôn nhắc đến đúng thật là “cơ mật quốc gia”, có điều không phải là đương thời mà đa phần đều là tuyệt mật cổ đại.
Các nét văn hóa cổ xưa như bói quẻ, đoán điềm, dự ngôn, ám thị, cả Đông lẫn Tây đều được ghi chép lại, nội dung và hình thức đa phần rất thần bí, khó hiểu. Trong số đó có Long Cốt xuất hiện sớm nhất vào thờ Yên Thương, cũng chính là chữ và quẻ bói khắc trên mai rùa, học giả đời sau gọi những văn tự thần bí cổ quái khó giải thích này là thiên thư hay mê văn.
Long Cốt thiên thư ghi lại nhiều nội dung bói toán, điềm trời, bất tử, trường sinh; việc giải mãthư vừa khó vừa khô khan nên ít người theo đuổi. Tuy rằng trong quan điểm của người thời nay, nội dung những bói toán đó toàn nhảm nhí, là kết quả của thời kỳ khoa học còn chưa khai hóa, nhưng đối với công tác nghiên cứu các hoạt động xã hội, kinh tế, quân sự, chính trị mấy ngàn năm trước thì Long Cốt thiên thư vẫn có giá trị vô cùng quan trọng.
Nội dung công việc của Tôn Học Vũ chính là giải mã các bí mật cổ đại, chuyên phụ trách thu thập mai rùa, xương thú có khắc văn tự phù hiệu cổ được khai quật từ khắp mọi nơi, tuy thu gom sắp xếp dễ dàng, nhưng để giải mã cả một hệ thống những văn mật cổ đại không cùng bối cảnh lịch sử mà không có bất cứ tư liệu tham khảo nào, thực khó hơn lên trời. Có khi chỉ một phù hiệu đơn giản đã ngốn mất vài tháng nghiên cứu khảo chứng. Công việc gian khổ khô khan này sau một thời gian dài đã biến giáo sư Tôn thành con người tính tình quái gở, nhưng lão vẫn si mê không rút chân ra được, thậm chí nói lão già này đã bị “tẩu hỏa nhập ma” cũng không quá chút nào.
Tận đến thời nhà Đường khi cuốn Long Cốt mê văn phả ra đời, việc nghiên cứu Long Cốt thiên thư cuối cùng mới có bước tiến triển thực sự, nhưng từ đó đến nay lại gặp phải một trờ ngại không thể vượt qua, đó chính là quẻ tượng và cơ số.
Thời Tây Chu thịnh hành diễn quẻ, quẻ tượng từ những lần soi đuốc bói rùa, là cảnh giới cao nhất của thuật bói toán, gọi là “thiên cơ”. Ngày nay có thể nhiều người không lý giải nổi vì sao cổ nhân đã có thuật đoán hung cát phúc họa, mà còn phải dùng quẻ tượng diễn giải chứ không miêu tả trực tiếp kết quả?
Thực ra không phải chỉ có diễn quẻ đoán thiên cơ, các thuật tiên đoán trong lịch sử Trung Quốc như Thôi Bồi Đồ, Mã Tiền Khóa, Mai Hoa Thi, Thiêu Bính Ca đều hết sức mập mờ khó lý giải, đa phần đều cố làm ra vẻ huyễn hoặc, mang hết thảy những tiên đoán bí mật truyền lại bằng lời bóng gió, hoặc đủ kiểu tranh vẽ, thi ca, để hậu thế tự diễn giải ý nghĩa, cố tình không nói luôn ra kết quả.
Kỳ thực loại hình này chính là cách thể hiện quan niệm truyền thống thời cổ đại, cổ nhân cho rằng: “U thâm vi diệu, thiên chi cơ dã; tạo hóa biến dịch, thiên chi lý dã. Luận thiên lý ứng nhân, khả dã; tiết thiên cơ dĩ hoặc nhân, thiên tất phạt chi.”
Ý nói “thiên đạo” không ngừng biến đổi có thể đàm luận, để con người hiểu được đạo lý thiên nhân tương ứng, nhưng “thiên cơ” lại không thể nói rõ, bởi thiên cơ vi diệu dễ làm con người ta mê hoặc ngông cuồng, thường có câu “thiên cơ bất khả lộ”, người quân tử phải “tàng khí tại thân, đợi thời hành động”.
Mười sáu quẻ Chu Thiên thời Tây Chu lại biến hóa cùng trời đất, soi sáng vạn vật không gì giấu được. Theo như ghi chép trong Long Cốt thiên thư, khi quẻ số Chu Thiên ra đời, ban đêm có quỷ kêu khóc, sau đó nước sông Hoàng Hà dâng lên, nhấn chìm vô số người và súc vật, chỉ vì cơ mật của tạo hóa bị tiết lộ từ đó, cho nên mới bị hủy mất một phần hai, chỉ để lại tám quẻ trên đời.
Những quẻ bói thất lạc này đã trở thành nút thắt cổ chai trong công trình nghiên cứu của giáo sư Tôn, quẻ tượng cổ đại ghi trên mai rùa lại muôn hình vạn trạng, giống như một kho thông tin quý giá đồ sộ có một không hai, nhưng không có quẻ số Chu Thiên thì cơ bản không cách gì lý giải, thành quả cả đời lão dốc lòng dốc sức nghiên cứu chỉ thiếu mỗi chiếc chìa khóa then chốt này thôi.
Cũng bởi giáo sư Tôn tính tình bảo thủ, không hiểu nhân tình, lại ngoại giao kém nên thường không được coi trọng xứng đáng. Những lão nhất quyết đâm đầu vào ngõ cụt, định tìm ra quẻ số Chu Thiên, giải mã hoàn toàn quẻ bói Long Cốt Chu Thiên, đến lúc đó trong ngoài nước đều chấn động, cũng không uổng công lão bao năm đổ tâm huyết.
Bí mật cổ đại đa phần đều ẩn giấu trong các di chỉ, mộ cổ hoặc hang động. Bởi vì mộ cổ nằm sâu dưới lòng đất, không gian khép kín, minh khí tùy táng trong đó thường được giữ gìn nguyên vẹn nên giáo sư Tôn đặc biệt đặt nhiều hy vọng, mỗi khi cơ quan khảo cổ phát hiện ra lăng tẩm mộ cổ là lão chỉ chăm chăm vào mai rùa, xương thú và chữ khắc trên đỉnh đồng, hy vọng tìm ra chút manh mối nào đó.
Nhưng khảo cổ khai quật sau Giải phóng đa phần đều là bị động, những mộ cổ chưa từng bị phá hủy lại phải niêm phong bảo vệ theo quy định. Giáo sư Tôn quanh năm công tác tại cơ sở và hiện trường khảo cổ, những năm gần đây được tận mắt chứng kiến mộ cổ khắp nơi mười cái rỗng cả mười, không biết đã bị dân trộm mộ các thời lọc đi lọc lại biết bao nhiều lần.
Có vài lần nhân viên khảo cổ phát hiện ra những mộ cổ tương đối ít hố đào, còn mừng thầm, tưởng bên trong ít nhiều cũng còn lại vài món đồ, ai ngờ khi vào đến nơi, đáy mộ đã bị đào lỗ chỗ như cái tổ ong. Thì ra dân trộm mộ thời xưa có thể quan sơn tầm táng; đào hầm thẳng tới địa cung, tránh được đất dày đá lớn trên đỉnh mộ phần. So với kinh nghiệm, khí giới và phương pháp kế truyền mấy ngàn năm của dân trộm mộ thời xưa, phương pháp khảo cổ ngày nay rõ ràng vụng về, lạc hậu và lề mề hơn nhiều.
Chuyện này làm giáo sư Tôn đau đầu nhức óc, hận bọn trộm mộ đến tận xương tủy. Những tên này tự cổ chí kim cha truyền con nối, đào mộ suốt mấy ngàn năm nay mới dẫn đến cảnh đa phần lăng mộ với những văn vật quý giá chôn trong đó đều chỉ còn là một hố đất trống trơn. Nếu bọn trộm mộ không quá đông như vậy thì các loại quẻ tượng thần bí trong Long Cát thiên thư đã được phá giải từ lâu, giá trị và thành quả nghiên cứu của giáo sư Tôn sẽ được thừa nhận, lão đi tới đâu cũng sẽ được người ta kính trọng, nhưng giờ lão chỉ có thể ngồi đó đố kỵ, than thân trách phận ngày này qua tháng khác, chốc chốc lại thở ra cái giọng bất mãn.
Chút lòng tư lợi về địa vị học thuật cũng chỉ là một phần nhỏ, phần khác giáo sư Tôn đã phải bùa của Long Cốt thiên thư, nếu không làm rõ được lời giải về thiên cơ trong những quẻ bói khắc trên mai rùa kia, thì đêm ngày lão ăn không ngon ngủ không yên.
Có lần giáo sư Tôn vô tình túm được một manh mối quan trọng. Số là vào thời nhà Minh, ở tỉnh Tứ Xuyên có một nhánh thế gia vọng tộc, chuyên giả quỷ giả thần đi gây tai họa, rất giỏi yêu thuật, lại thông hiểu một phương thuật phong thủy gọi là “Quan sơn chỉ mê”, nam gọi “thái bảo”, nữ xưng “sư nương”. Bọn người này giỏi mê hoặc lòng người, thế lực to lớn, cuối thời nhà Minh, năng lực thống trị của chính quyền yếu đi rõ rệt nên không làm gì được chúng.
Đứng đầu Quan Sơn thái bảo là một người giàu nứt đố đổ vách trong vùng, họ Phong, ông ta hiểu được đạo lư hỏa, luyện khí dưỡng hình, có bản lĩnh thông thiên, gia sản vô địch trong thiên hạ, thu nạp vô số môn đồ đệ tử, tự phong là “Địa Tiên”. Người này không chỉ nghiện trộm mộ, đã khai quật không ít mộ cổ, mà còn nghiện cả xây lăng, suốt mấy chục năm đã xây được một thôn Địa Tiên ngay trong lòng núi. Tuy gọi là thôn trang nhưng kì thực là âm trạch, cũng chính là huyệt mộ.
Ông ta đem số minh khí, quan quách, đan đỉnh[41] và tượng gốm đào được, thậm chí các loại vật liệu xây dựng quý hiếm trong mộ như gạch gỗ cũng được ông ta nhất loạt sưu tầm trong mộ thành của mình, xây nên rất nhiều mộ thất phong cách quái dị, bên trong cũng bố trí đủ các loại bẫy rập; trong thành Địa Tiên còn đúc cả vách sắt màn bạc, đặt “Toàn Cơ lâu[42]”, chất đầy vật khí báu trong sơn lăng các triều.
Nếu nhìn ằng con mắt hiện đại, vị Quan Sơn thái bảo này có thể đã mắc phải một chứng thần kinh bất thường nào đó, rất có thể là một kẻ điên say mê phong thủy, lăng mộ, bẫy rập thái quá, không biết vì động cơ gì mà suốt nửa đời người chỉ lo xây cho mình một nhà “bảo tàng mộ cổ” như thế. Có truyền thuyết nói người này đã đào được một ngôi mộ táng lớn trong vùng, khai quật được Long Cốt quẻ đồ, biết được thiên cơ bên trong, từ đó trở đi tính tình thay đổi, cho nên mới xây thôn Địa Tiên chôn giấu sự thật cho trăm năm sau. Còn nguyên nhân thực sự khiến ông ta xây dựng Quan Sơn lăng thì chỉ mình ông biết mà thôi.
Cuối đời nhà Minh, giặc cỏ Trương Hiến Trung dẫn đại binh tiến vào đất Xuyên, ông ta bèn dẫn toàn bộ gia tộc trốn vào núi sâu, đem hết nam nữ lão ấu trong tộc và đám thợ đào núi xây lăng giết ngay trong mộ, sau đó khởi động cơ quan thả đá chèn mộ, chôn sống luôn bản thân mình bên trong. Dân địa phương đều gọi thôn Địa Tiên thần bí này là “mộ Phong Vương”, nhưng từ đó về sau không còn ai biết vị trí thôn Địa Tiên ở đâu nữa.
Việc này không có sử liệu ghi chép rõ ràng, chỉ là giáo sư Tôn trong chuyến công tác Tứ Xuyên được nghe sơn dân kể các truyền thuyết về “Địa Tiên âm trạch”, song mỗi người kể một kiểu, thậm chí khó mà phân biệt đâu thật đâu giả, vả lại cùng với thời gian, người biết chuyện này cũng ngày càng ít đi.
Giáo sư Tôn trong quá trình công tác dần tiếp cận được nhiều thông tin khiến lão càng thêm tin tưởng, quả thật vào thời nhà Minh từng có thôn Địa Tiên của Quan Sơn thái bảo. Năm đó đội quân giặc cỏ của Trương Hiến Trung sau khi vào Tứ Xuyên đã nhất loạt đào núi quật mộ, sách sử còn ghi “giặc cỏ vào sơn huyện địa để tìm kim thư ngọc phù và Long Cốt thiên thư giấu trong Địa Tiên, không tìm được nên giết hại vạn người, đem xác lấp khe”, rất có thể toán quân nông dân muốn quật mộ Quan Sơn nhưng không tìm ra vị trí, bèn giết dân chúng địa phương trút hận, sau đó đem xác lấp đầy hố rãnh đã đào.
Ngoài ra còn một số ghi chép vụn vặt cũng chứng thực việc này từ những góc nhìn khác. Bên trong cái nhà bảo tàng mộ cổ sâu trong đất Tứ Xuyên do kẻ trộm mộ dốc lòng xây nên này tàng chứa vô số báu vật quý hiếm của mộ cổ nhiều đời, không chỉ vậy, nhiều khả năng còn có cả mật khí quẻ bói thời Tây Chu.
Thế là giáo sư Tôn bèn làm báo cáo, đề nghị cấp trên phê chuẩn cho phép lão lập một tổ chuyên gia, tới Tứ Xuyên tìm thôn Địa Tiên, kết quả lại bị nhiều người chỉ trích, bảo lão giỏi nghĩ viển vông, Quan Sơn thái bảo chẳng qua là truyền thuết dân gian, hiện nay sức người sức của đều hết sức khó khăn, sao có thể chỉ dựa vào những thông tin vô căn cứ mà hao tổn nhân lực vật lực đi tìm ngôi mộ về cơ bản không tồn tại trên đời được?
Giáo sư Tôn vấp phải cái đinh, bị mọi người bảo là thần kinh nên đành nín nhịn, âm thầm thu thập tài liệu, mỗi lần đi công tác ở Tứ Xuyên đều tranh thủ thời gian len lỏi vào các bản làng, nghe ngóng điều tra khắp nơi, nhưng càng đi sâu vào trong, lão càng phát hiện ra rằng vị trí cụ thể của mộ cổ Quan Sơn về cơ bản là không thể tìm ra.
Nghe nói trong các ngành nghề truyền thống của Trung Quốc, đứng đầu chính là Mô Kim hiệu úy, tinh thông Tầm long sưu sơn, Phân kim định huyệt, thuyết Quan sơn chỉ mê của Quan Sơn thái bảo lại bắt nguồn từ cổ thuật được phái Phát Khưu Mô Kim lưu truyền lại từ thời Hậu Hán, nên nắm rõ về phong thủy Thanh Ô hơn hết. Quan Sơn thái bảo vốn là cao thủ trong nghề trộm mộ, lăng mộ họ xây chắc chắn trang bị những phương pháp chống trộm người thường không thể nào tưởng tượng, thậm chí ngay cả địa điểm chính xác cũng vô phương tìm kiếm. Có thể trăm ngàn năm nữa, câu đố về mộ cổ Địa Tiên vẫn chỉ là một truyền thuyết dân gian.
Bình luận facebook