Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 8 - Chương 38: Cửu tử kinh lăng giáp
Gia tộc họ Phong ở Thanh Khê đều biết Phong Soái Cổ gặp được một số sự vật vô cùng thần bí bên trong mộ cổ ô Dương vương, tương truyền là thứ cực kỳ cổ xưa, nhưng tình huống thực sự thế nào, ngoài bản thân Phong Soái Cổ ra, suốt mấy trăm năm nay không ai hay biết cả, ngay những người cực kỳ thân thiết với ông ta cũng hoàn toàn mù tịt.
Theo như truyền thuyết lưu truyền ở nhà họ Phong nhiều đời nay, từ sau khi đào bới mộ cổ trong hẻm núi Quan Tài, Phong Soái Cổ trở về nhà đóng cửa không ra ngoài, ba tháng sau đột nhiên tự xưng mình đã đắc thành đại đạo, đồng thời tuyên bố thiên hạ sắp rơi vào một kiếp nạn lớn, chỉ có một lối thoát duy nhát trong hẻm núi Quan Tài, có thể nói là chốn động tiên, sánh ngang Đào Hoa Nguyên mà người Tần tránh nạn năm xưa.
Phong Soái Cổ tự xứng là địa tiên, một lòng muốn độ hóa ngưòi phàm, ông ta dồn hết tâm sức, tiến hành xây dựng Địa tiên âm trạch trong núi sâu, bao nhiêu cổ vật tổ tiên thu được khi trộm mộ đều cất giấu vào trong đó. Trải qua mười mấy năm, rốt cuộc công trình cũng hoàn thành, sau đó, ông ta lại thông cáo với chúng nhân, nếu muốn được thân gió cốt mây, có thể xuất nhập tự do, hư không thanh tĩnh, nhất thiết phải bỏ đi tấm thân máu thịt phàm tục, những người tự nguyện vào mộ chôn sống mới có khả năng thành tiên, mấy trăm năm sau sẽ đắc thành đại đạo, cùng địa tiên trở về thế gian, độ hóa cho mọi người trong thiên hạ, tạo thành công đức lớn lao vô kể.
Đương thời, Quan Sơn thái bảo được hoàng gia khâm điểm, rất có danh vọng ở mạn Vu Sơn Thanh Khê, nhất là Phong Soái Cổ lại tinh thông yêu thuật vu cổ, mười nhà thì có đến chín nhà tin theo ông ta, đám ngu dân ấy đều nguyện ý cùng ông ta tu luyện thuật Quan Sơn chỉ mê. Những người tu tập thứ yêu pháp ảo thuật này có rất nhiều điều kỵ húy, một là sợ máu chó đen, hai là sợ móng lừa đen, ba là sợ chu sa, hễ thấy những vật này ắt sẽ "bại lộ hành tung, nát gan vỡ mật".
Thuật Quan Sơn chỉ mê nhìn bề ngoài có vẻ huyền diệu, kỳ thực cũng không ngoài những thủ đoạn nuốt bùa phun nước, âm binh phù chú, đa phần đều là tổ tiên nhà họ Phong học được từ Long cốt thiên thư trong quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài, nói dễ nghe thì là phương thuật thời xưa, còn nói trắng ra chính là tà pháp yêu thuật giả thần giả quỷ.
Nhưng ở thời đại đó, càng là kẻ tà ma ngoại đạo thì càng dễ mê hoặc nhân tâm, vì vậy Phong Soái Cổ vừa bảo muốn độ người đắc đạo, nhất thời kẻ đi theo liền ùn ùn kéo đến như mây, nửa muốn cầu tiên, nửa muốn tránh họa, già trẻ gái trai trong vùng đa phần đều theo ông ta vào thôn Địa Tiên.
Trong nhà họ Phong có một nhóm nhỏ không muốn đi cầu tiên, địa tiên Phong Soái Có cũng không miễn cưỡng, chỉ dặn dò bọn họ phải giấu lối vào mộ có thật kỹ, đồng thời để lại cho hậu nhân một bài "Quan Sơn chỉ mê phú", yêu cầu giữ kín bí mật, đặc biệt không thể cho đám Mô Kim hiệu úy biết được căn nguyên. Ông ta mạo hiểm lưu lại một con đường bí mật này, là để chuẩn bị cho con cháu nhà họ Phong đời sau nếu có gặp nạn, có thể chiêu tập những người phàm muốn được độ hóa chạy vào động tiên trong núi Quan Tài. Nếu như năm xưa hủy được hết bùa Mô Kim thì cũng không cần tốn công tốn sức bày bố thế này.
Phong Soái Cổ tính toán hết sức chu toàn tỉ mỉ, tuy rằng hẻm núi Quan Tài đầy mây mù phong tỏa long mạch, khó có thể dùng quyết chữ "vọng" để thăm dò, nhưng vẫn để lại bài "Quan Sơn chi mê phú" cực kỳ bí hiểm khó nhẳn. Đã thế, ông ta còn chưa yên tâm, lại bố trí thêm Cửu Tử Kinh Lăng giáp ở xung quanh. Đây là một dị thuật tổ tiên nhà họ Phong có được từ thời Quan Sơn trộm mộ, kỳ dị khó lường, người đời sau hầu như không biết đến, bình thưòng người nào muốn tiếp cận mộ cổ Địa Tiên, đều sẽ bỏ mạng trong vòng vây khốn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp. Giáp này được bố trí bí mật dựa theo tuần hoàn của địa chi, cứ mỗi giáp, tức là mười hai năm, Sinh môn của trận pháp sẽ mở ra trong ba ngày vào một tháng nào đấy của năm Tý, cứ mỗi mười hai năm lại có ngày tháng tương ứng khác nhau, không ngừng tuần hoàn biến đổi, người ngoài khó mà suy đoán được. Đây là thứ chuyên dùng để đối phó với các Mô Kim hiệu úy vào núi tầm long đoạt bảo.
Trong nhóm người không vào mộ cổ Địa Tiên ấy, có một người anh em con chú con bác với Phong Soái Cổ, theo gia phả, ông ta và Phong Soái Cổ đều thuộc hàng chữ "Soái", tên là Phong Soái Kỳ, lệnh bài Quan Sơn của Minh Thái tổ truyển đến đời chữ Soái, ông ta cũng có một cái.
Chi mạch của Phong Soái Kỳ đều lưu lại bên ngoài núi, bởi ông ta cho rằng di huấn của tổ tiên không thể làm trái, tự tiện tiến vào âm trạch trong núi Quan Tài, sớm muộn gì cũng chuốc lấy đại họa khủng khiếp, nên đã đưa cả nhà rời khỏi Tứ Xuyên.
Phong Soái Kỳ cũng là cao nhân có kiến thức, trước lúc lâm chung, ông ta đã dặn dò con cháu, trong hẻm núi Quan Tài đích thực có "thi tiên", trong lòng núi ấy có hai mảnh đất báu phong thủy, mảnh nhỏ hơn hình dạng như đầu người, thời cổ từng được Di Sơn Vu Lăng vương xây làm địa cung để chôn xác.
Theo lý thuyết phong thủy từ thời thượng cổ, mảnh đất long mạch hình dạng như đầu người này thực ra là đất hung sát, chuyên để mai táng bạo quân, muốn thanh trừ khí hung sát tích tụ trong địa mạch, phải chôn theo rất nhiều người sống, vì vậy thi cốt của những kẻ bị tuẫn táng trong mộ cổ ấy chất chồng từng lớp, xung quanh lăng mộ lại đầy những quan tài treo, số lượng đến nay đã không thể tính toán, có thể nói, từng viên gạch, từng tấc đất trong mộ, đều bị thi khí thẩm thấu.
Sau khi địa tiên Phong Soái Cổ trộm ngôi mộ này, khí hung sát trong mộ đã bị phá, nhưng Phong Soái Cổ lại phát hiện trong số tế phấm bồi táng có rất nhiều đồ tế bằng đồng xanh, biết được trong hẻm núi Quan Tài còn một mảnh đất báu phong thủy lớn hơn, mảnh đất này ẩn sâu trong núi, hình dạng tựa như một chiếc quan tài đá khổng lổ không có nắp, kỳ diệu nhát là không gian bên trong rộng đến mấy dặm, vách đá xung quanh có hình rồng hình phượng tựa như ván quan tài thật, nhưng tuyệt đối không phải do bàn tay con người đục đẽo, mà được hình thành một cách tự nhiên; trong quan tài đá khổng lổ này, có gò đồi nhấp nhô, mọc vô số loại kỳ hoa dị thảo, kỳ lạ hơn là, bên trong khoảnh đất có địa thế như quan tài đá ấy, có một "cái xác không đầu", vừa khéo ứng hợp với "đầu người" ở phía xa kia.
Ngọn núi Quan Tài này có từ thuở trời đất mới phân khai, đã tồn tại trên đời hàng ức vạn năm rổi. Thuở bấy giờ, hỗn độn mới phân, dưới gầm trời này còn chưa có con người nói gì quan tài, vì vậy ngọn núi Quan Tài và "cái xác không đầu ở trong lòng đất kia, chắc chắn không phải do bàn tay con người mà là do thiên địa tạo hóa, tự sinh tự thành.
Ở vùng Vu Hiệp, Ba Sơn này, từ thời cổ đã thịnh hành các thuật phù thủy, núi Quan Tài trong lòng núi đã bị người ta phát hiện từ rất sớm, và duy trì mãi tập tục chôn quan tài ở xung quanh để khu trừ hung khí, khiến thi khí trong núi càng ngày càng nặng nề, đến thời Tùy Đường, trong vùng còn rộ lên tin đồn bên trong núi Quan Tài có "thi tiên". Nhưng "thi tiên" rốt cuộc là thứ gì, thì chưa có ai trông thấy.
Phong Soái Kỳ đến chết vẫn cho rằng, tiên đạo chỉ là thứ hư ảo xa xăm, trên đời này kể cả có tiên gia thật chăng nữa, cũng tuyệt đối không thể có xác cổ nào hóa thành tiên được, cương thi là vật chết mà không hóa trên thế gian, thứ trong núi Quan Tài kia không phải yêu tinh thì cũng là ma quái, chắc chắn chẳng phải chân tiên gì, nhưng thủ lĩnh Phong Soái Cổ của Quan Sơn thái bảo đã quyết ý xây dựng âm trạch trong núi Quan Tài để tìm kiếm thi tiên, đâu chịu để lời khuyên của ông ta vào tai.
Phong Soái Kỳ không biết rốt cuộc vì cớ gì mà Phong Soái Cổ lại tin tưởng chắc chắn như thế, còn cho rằng ông ta đã bị ma quỷ trong mộ cổ Ô Dương vương mê hoặc tâm trí, hẳn đá rơi vào ma đạo. chẳng những vậy, thần thái cử chỉ của Phong Soái Cổ sau khi từ trong mộ cổ trở ra cũng khác hẳn người sống, khí sắc trên mặt hệt như một cỗ cương thi vậy. Sau nhiều lần khuyên can vô ích, Phong Soái Kỳ đành tự giữ lấy thân, dẫn theo những người còn lại rời bỏ quê hương, trước lúc lâm chung còn để lại di chúc, bảo con cháu đời sau tìm cơ hội, dựa vào "Quan Sơn chỉ mê phú" lén thâm nhập mộ cổ Địa Tiên xem xét tình hình, nếu Phong Soái Cổ đã trở thành yêu vật, thì phải nghĩ cách trừ diệt ngay, bằng không, dù địa thế núi Quan Tài rất bí ẩn hẻo lánh, nhưng sớm muộn gì cũng có ngày nó bị đào ra, đến lúc ấy ngộ nhỡ trong mộ có "thi tiên" gì đó thật, ắt hẳn sẽ nhập thế hại người, hậu họa vô cùng vô tận.
Phong Soái Kỳ vỗn cũng là bậc kỳ nhân nhiều thủ đoạn, việc xây dựng mộ cổ Địa Tiên cũng có phần tham dự của ông ta, nhưng khi dời nhà khỏi Thanh Khê, vừa hay gặp đúng lúc thiên hạ có loạn lưu khấu, loạn lạc khắp nơi, không lâu sau ông ta lâm bệnh nặng, đến chết cũng không trở về hẻm núi Quan Tài nữa. Ông ta chỉ để lại di ngôn: hành vi của Phong Soái Cổ thực sự đã khiến danh hiệu Đại Minh Quan Sơn thái bảo rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục, con cháu đời sau nhà họ Phong, nếu không diệt trừ được "thi tiên" thì linh hổn tổ tiên trên trời vĩnh viễn không thể yên nghỉ được.
Sau khi Phong Soái Kỳ lìa trần, con cháu đời sau rơi vào cảnh gia đạo suy vi, mỗi lần đến thời điểm có thể tiến vào mộ có Địa Tiên trong năm Tý, nếu không phải vì thời cuộc hỗn loạn thì cũng vì trong nhà có nạn, bao nhiêu năm vẫn không có được cơ duyên. Lại thêm lịch sử Trung Quốc cận đại đã có nhiều biến hóa nghiêng trời lệch đất, trải qua thế sự biến thiên, chi mạch của Phong Soái Kỳ trở nên điêu linh suy bại, dần dần, ngón nghề tổ truyền đã mất hết bảy tám phần, tuy vẫn còn nhớ được toàn văn bảy mươi hai câu trong bài "Quan Sơn chỉ mê phú", và lưu giữ bản đồ dẫn đến mộ cổ Địa Tiên mà Phong Soái Kỳ để lại, nhưng muốn phá giải "Quan Sơn chỉ mê phú", cần phải hiểu được kỳ môn ngũ hành và bí thuật phong thủy, trong khi đó con cháu nhà họ Phong lại chỉ biết được chút da lông bề ngoài của những bí thuật này mà thôi.
Vào thời Dân Quốc, hậu duệ của Phong Soái Kỳ có một người tên là Phong Tư Bắc, từng đọc rất nhiều kinh sách Đạo gia, qua tuổi trung niên thì xuất gia làm đạo sĩ ở núi Thanh Thành, Tứ Xuyên, song vẫn canh cánh không quên lời di huấn của tổ tông, nhiều lần tiến vào hẻm núi Quan Tài mà không thành, cuối cùng tọa hóa trong đường hầm, đồng thời dặn dò hai đứa con trai, nếu con cháu nhà họ Phong không trừ được "thi tiên" thì đừng thu nhặt xương cốt ông ta về an táng, ông ta muốn phơi thây ở đây để tận mắt chứng kiến có người tìm được lối vào mộ cổ Địa Tiên. Cái xác ở chỗ bia đá đầu đường hầm tận cùng điểu đạo, chính là người này.
Phong Tư Bắc có hai đứa con, theo sắp xếp trong gia phả: Tư, Học, Ngôn, Đạo, hai người này thuộc hàng chữ "Học", một người là Phong Học Văn, người nhỏ hơn là Phong Học Vũ, hai anh em cách nhau sáu tuổi, sau khi cha chết, cả hai không còn người thân nào khác, chỉ biết nương tựa vào nhau lưu lạc khắp chốn.
Sinh vào thời chiến loạn, sống sót cũng khó khăn, hai anh em họ đành tạm thời gác lại di nguyện của tổ tông, người anh Phong Học Văn định vào núi làm cướp, tìm đường sống giữa chốn lục lâm. Trước lúc ra đi, Phong Học Văn đãcho em trai vào một nhà giàu họ Tôn làm con thừa tự,ổ tên thành Tôn Học Vũ, cũng chính là giáo sư Tôn này.
Từ đó trở đi, hai anh em bặt tin nhau. Vì chiến tranh, nhà họ Tôn cũng phải chạy khỏi quê hương, những gì Tôn Học Vũ trải qua sau này đại khái đều giống như ông ta kể khi trước. Vì tổ tiên có sự tích Quan Sơn đạo cốt, nên từ nhỏ ông ta đã biết đọc một số chữ cổ, sau này lại học thêm, rồi đảm nhiệm công việc phá giải giáp cốt văn và một số loại văn tự Cổ thần bí khác trong ngành khảo có, tới khi bị đẩy về Quả Viên Câu lao động cải tạo, mới gặp lại người anh Phong Học Văn cũng bị đưa về đó.
Hai anh em trùng phùng, không khỏi cảm thán tạo hóa trêu ngươi, chẳng ngờ lại gặp nhau trong tình cảnh này. Hỏi ra mới biết, từ lúc biệt ly, Phong Học Văn quả nhiên đã gia nhập giới lục lâm, vì vẫn còn hiểu được chút chút thuật Quan Sơn trộm mộ gia truyền, nên đã mai danh ẩn tích, lên Thường Thắng sơn, trà trộn vào đám người phái Xả Lĩnh.
Không lâu sau, người đứng đầu Thường Thắng sơn mất tích, trong vòng mấy năm, đám cường đạo Xả Lĩnh có lịch sử truyền thừa từ đời Hán đã hoàn toàn tan rã. Trung đoàn trưởng Phong tuy mang tên "Học Văn", nhưng ghét nhất là đọc sách, thà chết cũng không chịu về quê làm ruộng, vừa khéo lúc đó, lại quen được với hai gã đồng bọn người Tây Bắc trong đám đạo tặc Xả Lĩnh, hai người này là anh em, người anh tên Lão Dương Bì, người em tên Dương Nhị Đản.
Lão Dương Bì hèn nhát nhu nhược, gan nhỏ như chuột, còn người em Dương Nhị Đản lại có dã tâm không nhỏ, sau khi băng cướp Thường Thắng sơn tan vỡ, Dương Nhị Đản kéo theo một đám người, chuẩn bị đến ba tỉnh phía Đông Quan Ngoại mở núi lập hội, còn toan tính làm một vài vụ trộm mộ lớn.
Trung đoàn trưởng Phong bấy giờ còn trẻ tuổi, cảm thấy làm cường đạo cũng rất tốt, có ăn có uống, còn có thể ngủ với đàn bà, thấy tên nhà giàu nào không thuận mắt liền xách đao xách súng xông vào cướp con bà nhà hắn luôn, nam tử hán đại trượng phu ở trên đời phải sống như thế mới sướng, bèn nghiến răng cùng bọn họ đi ra Quan Ngoại.
Nhưng đến vùng Đông Bắc, ông ta mới biết Dương Nhị Đản tuy là chưởng quản băng trộm mộ Nê Hội, nhưng lại không có thực quyền, vả lại bọn này còn bị quân Quan Đông mua chuộc, những phi vụ đó đấu của bọn chúng đều do quân Quan Đông sai khiến, dường như đang âm mưu tìm kiếm một ngôi mộ chôn Hoàng đại tiên gì đó.
Tổ tiên nhà họ Phong từng trộm một ngôi yêu lăng đời Đường, trong mộ cổ ấy có một bộ cương thi của hồ ly, tương truyền đây là huyệt mộ của tà giáo vốn là tiền thân của Nguyên giáo, bên trong có rất nhiều ảo thuật, yêu thuật, động vào loại mộ phần này rất dễ chuốc họa vào thân. Ngoài ra, trung đoàn trưởng Phong tuy có máu cường đạo trong người, chỉ thích giết quan tạo phản, nhưng đồng thời cũng là một hán tử rất có cốt khí, người trong giới lục lâm đa phần đều là hạng coi trọng nghĩa khí, từ xưa đã có bản sắc Lương Sơn, trong đám cường đạo Xả Lĩnh ở Thường Thắng sơn đời nào cũng có bậc anh hùng hảo hán cướp giàu cho nghèo không sợ cường quyền, thử hỏi, ông ta sao chịu đi làm Hán gian gây họa cho trăm họ được ?
Bấy giờ, Dương Nhị Đản dẫn theo đám thổ phỉ Nê Hội cầm súng lục ép ông ta nhập bọn, trung đoàn trưởng Phong thầm nghĩ, nếu ta tham sống sợ chết, dối gạt lương tâm đi làm Hán gian, chỉ sợ sau khi chết cũng không còn mặt mũi nào gặp liệt tổ liệt tông nhà họ Phong, nên cương quyết không chịu tuân theo, ngược lại còn khuyên nhủ hai anh em Lão Dương Bì một hồi, bảo rằng: chúng ta đều là hán tử thân cao năm thước, hồi ấy ở Thường Thắng sơn nghĩa khí nhường nào? Lời Trần thủ lĩnh vẫn còn văng vẳng bên tai, lẽ nào mới mấy năm đã quên rổi ư? Cớ gì phải uốn gói khom lưng làm chó săn cho bọn Nhật? Tôi thấy, chúng ta hãy vác súng đi chơi cho bọn quân Quan Đông kia một trận ác liệt vào, vậy mới không hổ uy danh của băng Xả Lĩnh chúng ta.
Dương Nhị Đản nào chịu nghe khuyên, cuối cùng một lời không hợp, hai bên lập tức rút súng bắn nhau, trung đoàn trưởng Phong hạ gục bảy tám tên phỉ, nhưng bản thân cũng bị trúng đạn, bỏ chạy vào trong núi, sau nhiều trắc trở cuôi cùng đã đi theo quân kháng chiến. Những năm ở trong quân đội, ông ta trải hơn trăm trận, nhiều lần lập được kỳ công, nhưng vì tật xấu quá nhiều, nên đến tận khi chiến tranh kháng Mỹ viện Triều kết thúc, Phong Học Văn vẫn chỉ là một trung đoàn trưởng.
Trung đoàn trưởng Phong chuyển ngành về địa phương không lâu, liền gặp phải làn sóng xung kích của Cách mạng Văn hóa, có người tố cáo ông ta từng làm cường đạo và Hán gian. Tội này rất lớn, chỉ kém mỗi tội phản cách mạng, lại thêm ông ta tính tình không tốt, kẻ nào phê đấu ông ta là ông ta đập kẻ đó, dù trên đại hội có cả nghìn người, Phong Học Văn cũng dám xắn tay áo lên trừng mắt chửi nhau với người khác, kết quả, ông ta phải nếm không ít khổ sở.
Cũng may, có cấp trên cũ trong bộ đội bảo vệ ông ta, kiếm cớ đẩy ông ta về nông trường cải tạo lao động. Khai thác đá ở Quả Viên Câu tuy cực nhọc, nhưng dù sao cũng còn hơn chuốc lấy họa sát thân vì cái tính nóng nảy, chẳng ngờ, chuyện này lại giúp ông ta trùng phùng với người em trai đã thất tán nhiều năm Tôn Học Vũ.
Trung đoàn trưởng Phong nói với Tôn Học Vũ: "Đời này anh trai cậu đã sống rất sung sướng thoải mái, nhưng giờ chắc không sướng được nữa rồi, nghe đồn có người đang tra xét gốc gác của anh, nếu bị tra ra được tổ tiên chúng ta là đại địa chủ, vả lại còn đào trộm mộ, xây hoàng lăng thì sự việc lại càng nghiêm trọng, chắc chắn sẽ trở thành quan hệ đối địch không thể dung hòa, vì vậy anh không định ở lại nông trường này chờ chết đâu.
Vừa khéo, năm nay là năm Tý, Sinh môn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong thôn Địa Tiên lộ ra, anh nghĩ kỹ rồi, đêm nay anh sẽ bỏ trốn, trở về hẻm núi Quan Tài ở quê tìm thôn Địa Tiên, nhất định phải dốc hết khả năng ra hoàn thành di nguyện của tổ tiên rồi mang thi cốt của cha chúng ta đi mai táng. Chỉ cần làm xong hai việc ấy, dẫu có chết anh cũng không còn gì tiếc nuối. Nhưng giờ điều anh lo lắng nhất chính là cậu, cậu hãy nhớ lấy lời của kẻ làm anh này, thời đại bây giờ khác xưa rồi, tuyệt đối đừng bao giờ tiết lộ với bất cứ ai rằng mình là hậu duệ của Quan Sơn thái bảo, tốt nhất cứ để câu chuyện này tan rữa trong bụng đi, đối với người ngoài, đời này cậu chỉ có thể dùng một cái tên thôi, đó chính là... Tôn Diệu Tổ."
Giáo sưTôn sau khi được nhà họ Tôn nhận làm con thừa tự, đã đổi cả họ lẫn tên, trở thành Tôn Diệu Tổ, đây là do nhà họ Tôn hy vọng ông ta có thể quang tông diệu tổ, nhưng sâu thẳm trong lòng giáo sư Tôn vấn luôn thấy phản cảm với cái tên này, cũng vì ý thức gia tộc của người nhà họ Phong rất mạnh, bản thân là hậu nhân của một đại tông tộc, sao lại đi quang tông diệu tổ cho nhà họ Tôn kia được? Nhưng ở dưói mái hiên nhà người, muốn không cúi đầu cũng khó, sau khi vợ chồng địa chủ họ Tôn qua đời, ông ta thường tự xưng mình họ Tôn, tên Học Vũ, tên thường gọi là Diệu Tổ. Việc thay đổi đăng ký trong hộ tịch không thuận tiện, nên vẫn để là Tôn Diệu Tổ, chỉ có những người thân thuộc với ông ta mới tôn trọng thói quen này, gọi ông ta là Tôn Học Vũ, trong mọi trường hợp riêng tư, ông ta đều dùng cái tên này.
Cuộc đời Tôn Học Vũ không được thoải mái như trung đoàn trưởng Phong, làm gì cũng không thuận lợi, lúc nào cũng trắc trở, bấy giờ ông ta cũng muốn theo anh trai cùng bỏ trốn, nhưng trung đoàn trưởng Phong nói bên trong mộ cổ Địa Tiên hung cát khó lường, nếu hai anh em ta cùng thiệt mạng ở đó, thì nhà họ Phong coi như hoàn toàn xong đời, ngộ nhỡ anh có điểu gì bất trắc, sau này còn phải trông chờ cậu nhặt xác giùm nữa.
Vậy là, ông ta để lại Quan Sơn kim bài, bắt Tôn Học Vũ học thuộc nằm lòng toàn bài "Quan Sơn chỉ mê phú" bảy mươi hai câu, đồng thời sai con khỉ Ba Sơn lén mang mấy món đồ gia truyền từ thời tổ tiên Phong Soái Kỳ vào nông trường, giao lại cho Tôn Học Vũ.
Mấy món đồ này, đều là thu hoạch của Quan Sơn thái bảo trong khi trộm mộ từ mấy trăm năm trước. Bấy giờ Quan Sơn thái bảo chứa được ngự khẩu phong tước, vẫn còn tự xưng là Quan Sơn thái bảo27, để lại cho con cháu mấy bộ Long cốt thiên thư, những món này không bị địa tiên Phong Soái Cổ mang theo vào mộ, trong đó ghi chép toàn phép cổ phong thủy, một khi học hết sẽ hiểu được mấy phần ảo diệu của "hình, thế, lý, khí", nhưng nội dung có hạn, muốn đạt đến cảnh giới "quan sơn tầm long" vẫn tương đối khó khăn.
Ngoài ra, còn mộc việc quan trọng nhất, năm xưa địa tiên Phong Soái Cổ từng đào được một ngôi yêu lăng đời Đường. Nơi ấy là mộ Đỗ Tiên, tương truyền do một giáo phái thờ cúng hồ tiên thời Đường để lại. Trong lăng mộ có một cuốn kỳ thư, ghi chép đủ loại yêu pháp ảo thuật, đồng thời, trong rương thép vàng bồi táng có rất nhiều vật khí đế thi triển phép chướng nhãn. Trong những vật ấy, có mấy sợi gân rút từ thi thể hồ tiên, trộn với thi cốt đốt lên, có thể tạo ra ảo giác, nhưng thứ này sử dụng không dễ, cần phải để người ta nhìn thấy bích họa trong mộ Đỗ Tiên trước, rồi đốt xác lên, mới có thể trông thấy Đỗ tiên hiện thân, cùng lúc ấy còn phải nghe cả Quỷ âm nữa. Bên trong mộ cổ Ô Dương vương, Phong Soái Cổ đã sắp đặt những bức bích họa bóc từ yêu lăng đời Đường kia. "Quan Sơn chỉ mê phú" ngoài bảy mươi hai câu ra, còn một đoạn cuối ẩn mật nhất, cũng là đoạn quan trọng nhất, được ẩn giấu trong mộ thất của mộ có Ô Dương vương, đốt xác nghe truyền, ngàn lần chớ quên.
Cuối cùng, trung đoàn trưởng Phong định đập cho Tôn Học Vũ một gậy ngất xỉu rồi bỏ trốn, đột nhiên sực nhớ ra một việc, lại dặn dò người em: "Con khỉ Ba Sơn này đã được cha chúng ta huấn luyện từ khi còn sống, tuổi cao thông linh, có thể hiểu được ý người, chỉ kém anh có mấy tuổi thôi. Bao năm nay nó vẫn đi theo bên cạnh anh, chuyến này anh đi tìm mộ cổ Địa Tiên, bất kể sống hay chết, đều sẽ bảo nó trở về báo tin cho cậu. Nếu anh gặp phải chuyện bất trắc, cậu chính là truyền nhân duy nhất của nhà họ Phong chúng ta, mười hai năm sau nhất định phải tìm cách đến hẻm núi Quan Tài, xem xem tên Phong Soái Cổ khi sư diệt tổ kia rốt cuộc có tìm thấy 'thi tiên" hay không.
Tôn Học Vũ biết đã sắp đến lúc sinh ly tử biệt, vừa thương cảm vừa lo lắng, nước mắt lã chã nói: "Anh chinh chiến nửa đời, có thể nói là kiến thức sâu rộng, bản lĩnh tổ tiên truyền lại anh cũng học được nhiều hơn hẳn em. Chỉ hận một nỗi, đời này em bị chữ nghĩa lụy thân, trở thành một tên mọt sách vô dụng, việc mà ngay cả anh cũng không làm được, e rằng đời này kiếp này em cũng vô vọng mất thôi."
Trung đoàn trưởng Phong thở dài, vỗ vai em trai nói: "Chuyện này khó khăn nguy hiểm khôn cùng, quả là làm khổ cho cậu, nhưng nếu cậu không làm, nhà họ Phong chúng ta có còn người nào khác nữa đâu?" Ông ta thoáng trầm ngâm, rồi lại tiếp lời: "Nếu sau này cậu cảm thấy mình thân cô lực mỏng, có thể nghĩ cách tìm Mô Kim hiệu úy tương trợ. Anh từng nghe nói, cuối thời nhà Thanh vẫn còn một vị Trương Tam Gia chuyên nghề mò vàng đổ đấu, từ khi ấn Phát Khưu bùa Mô Kim bị hủy vào những năm Vĩnh Lạc thời Minh, trên đời này chắc vẫn còn lại ba chiếc bùa Mô Kim, thiết tưởng, những bí thuật tầm long của Mô Kim hiệu úy ấy đến nay vẫn có truyền nhân đấy."
Theo như truyền thuyết lưu truyền ở nhà họ Phong nhiều đời nay, từ sau khi đào bới mộ cổ trong hẻm núi Quan Tài, Phong Soái Cổ trở về nhà đóng cửa không ra ngoài, ba tháng sau đột nhiên tự xưng mình đã đắc thành đại đạo, đồng thời tuyên bố thiên hạ sắp rơi vào một kiếp nạn lớn, chỉ có một lối thoát duy nhát trong hẻm núi Quan Tài, có thể nói là chốn động tiên, sánh ngang Đào Hoa Nguyên mà người Tần tránh nạn năm xưa.
Phong Soái Cổ tự xứng là địa tiên, một lòng muốn độ hóa ngưòi phàm, ông ta dồn hết tâm sức, tiến hành xây dựng Địa tiên âm trạch trong núi sâu, bao nhiêu cổ vật tổ tiên thu được khi trộm mộ đều cất giấu vào trong đó. Trải qua mười mấy năm, rốt cuộc công trình cũng hoàn thành, sau đó, ông ta lại thông cáo với chúng nhân, nếu muốn được thân gió cốt mây, có thể xuất nhập tự do, hư không thanh tĩnh, nhất thiết phải bỏ đi tấm thân máu thịt phàm tục, những người tự nguyện vào mộ chôn sống mới có khả năng thành tiên, mấy trăm năm sau sẽ đắc thành đại đạo, cùng địa tiên trở về thế gian, độ hóa cho mọi người trong thiên hạ, tạo thành công đức lớn lao vô kể.
Đương thời, Quan Sơn thái bảo được hoàng gia khâm điểm, rất có danh vọng ở mạn Vu Sơn Thanh Khê, nhất là Phong Soái Cổ lại tinh thông yêu thuật vu cổ, mười nhà thì có đến chín nhà tin theo ông ta, đám ngu dân ấy đều nguyện ý cùng ông ta tu luyện thuật Quan Sơn chỉ mê. Những người tu tập thứ yêu pháp ảo thuật này có rất nhiều điều kỵ húy, một là sợ máu chó đen, hai là sợ móng lừa đen, ba là sợ chu sa, hễ thấy những vật này ắt sẽ "bại lộ hành tung, nát gan vỡ mật".
Thuật Quan Sơn chỉ mê nhìn bề ngoài có vẻ huyền diệu, kỳ thực cũng không ngoài những thủ đoạn nuốt bùa phun nước, âm binh phù chú, đa phần đều là tổ tiên nhà họ Phong học được từ Long cốt thiên thư trong quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài, nói dễ nghe thì là phương thuật thời xưa, còn nói trắng ra chính là tà pháp yêu thuật giả thần giả quỷ.
Nhưng ở thời đại đó, càng là kẻ tà ma ngoại đạo thì càng dễ mê hoặc nhân tâm, vì vậy Phong Soái Cổ vừa bảo muốn độ người đắc đạo, nhất thời kẻ đi theo liền ùn ùn kéo đến như mây, nửa muốn cầu tiên, nửa muốn tránh họa, già trẻ gái trai trong vùng đa phần đều theo ông ta vào thôn Địa Tiên.
Trong nhà họ Phong có một nhóm nhỏ không muốn đi cầu tiên, địa tiên Phong Soái Có cũng không miễn cưỡng, chỉ dặn dò bọn họ phải giấu lối vào mộ có thật kỹ, đồng thời để lại cho hậu nhân một bài "Quan Sơn chỉ mê phú", yêu cầu giữ kín bí mật, đặc biệt không thể cho đám Mô Kim hiệu úy biết được căn nguyên. Ông ta mạo hiểm lưu lại một con đường bí mật này, là để chuẩn bị cho con cháu nhà họ Phong đời sau nếu có gặp nạn, có thể chiêu tập những người phàm muốn được độ hóa chạy vào động tiên trong núi Quan Tài. Nếu như năm xưa hủy được hết bùa Mô Kim thì cũng không cần tốn công tốn sức bày bố thế này.
Phong Soái Cổ tính toán hết sức chu toàn tỉ mỉ, tuy rằng hẻm núi Quan Tài đầy mây mù phong tỏa long mạch, khó có thể dùng quyết chữ "vọng" để thăm dò, nhưng vẫn để lại bài "Quan Sơn chi mê phú" cực kỳ bí hiểm khó nhẳn. Đã thế, ông ta còn chưa yên tâm, lại bố trí thêm Cửu Tử Kinh Lăng giáp ở xung quanh. Đây là một dị thuật tổ tiên nhà họ Phong có được từ thời Quan Sơn trộm mộ, kỳ dị khó lường, người đời sau hầu như không biết đến, bình thưòng người nào muốn tiếp cận mộ cổ Địa Tiên, đều sẽ bỏ mạng trong vòng vây khốn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp. Giáp này được bố trí bí mật dựa theo tuần hoàn của địa chi, cứ mỗi giáp, tức là mười hai năm, Sinh môn của trận pháp sẽ mở ra trong ba ngày vào một tháng nào đấy của năm Tý, cứ mỗi mười hai năm lại có ngày tháng tương ứng khác nhau, không ngừng tuần hoàn biến đổi, người ngoài khó mà suy đoán được. Đây là thứ chuyên dùng để đối phó với các Mô Kim hiệu úy vào núi tầm long đoạt bảo.
Trong nhóm người không vào mộ cổ Địa Tiên ấy, có một người anh em con chú con bác với Phong Soái Cổ, theo gia phả, ông ta và Phong Soái Cổ đều thuộc hàng chữ "Soái", tên là Phong Soái Kỳ, lệnh bài Quan Sơn của Minh Thái tổ truyển đến đời chữ Soái, ông ta cũng có một cái.
Chi mạch của Phong Soái Kỳ đều lưu lại bên ngoài núi, bởi ông ta cho rằng di huấn của tổ tiên không thể làm trái, tự tiện tiến vào âm trạch trong núi Quan Tài, sớm muộn gì cũng chuốc lấy đại họa khủng khiếp, nên đã đưa cả nhà rời khỏi Tứ Xuyên.
Phong Soái Kỳ cũng là cao nhân có kiến thức, trước lúc lâm chung, ông ta đã dặn dò con cháu, trong hẻm núi Quan Tài đích thực có "thi tiên", trong lòng núi ấy có hai mảnh đất báu phong thủy, mảnh nhỏ hơn hình dạng như đầu người, thời cổ từng được Di Sơn Vu Lăng vương xây làm địa cung để chôn xác.
Theo lý thuyết phong thủy từ thời thượng cổ, mảnh đất long mạch hình dạng như đầu người này thực ra là đất hung sát, chuyên để mai táng bạo quân, muốn thanh trừ khí hung sát tích tụ trong địa mạch, phải chôn theo rất nhiều người sống, vì vậy thi cốt của những kẻ bị tuẫn táng trong mộ cổ ấy chất chồng từng lớp, xung quanh lăng mộ lại đầy những quan tài treo, số lượng đến nay đã không thể tính toán, có thể nói, từng viên gạch, từng tấc đất trong mộ, đều bị thi khí thẩm thấu.
Sau khi địa tiên Phong Soái Cổ trộm ngôi mộ này, khí hung sát trong mộ đã bị phá, nhưng Phong Soái Cổ lại phát hiện trong số tế phấm bồi táng có rất nhiều đồ tế bằng đồng xanh, biết được trong hẻm núi Quan Tài còn một mảnh đất báu phong thủy lớn hơn, mảnh đất này ẩn sâu trong núi, hình dạng tựa như một chiếc quan tài đá khổng lổ không có nắp, kỳ diệu nhát là không gian bên trong rộng đến mấy dặm, vách đá xung quanh có hình rồng hình phượng tựa như ván quan tài thật, nhưng tuyệt đối không phải do bàn tay con người đục đẽo, mà được hình thành một cách tự nhiên; trong quan tài đá khổng lổ này, có gò đồi nhấp nhô, mọc vô số loại kỳ hoa dị thảo, kỳ lạ hơn là, bên trong khoảnh đất có địa thế như quan tài đá ấy, có một "cái xác không đầu", vừa khéo ứng hợp với "đầu người" ở phía xa kia.
Ngọn núi Quan Tài này có từ thuở trời đất mới phân khai, đã tồn tại trên đời hàng ức vạn năm rổi. Thuở bấy giờ, hỗn độn mới phân, dưới gầm trời này còn chưa có con người nói gì quan tài, vì vậy ngọn núi Quan Tài và "cái xác không đầu ở trong lòng đất kia, chắc chắn không phải do bàn tay con người mà là do thiên địa tạo hóa, tự sinh tự thành.
Ở vùng Vu Hiệp, Ba Sơn này, từ thời cổ đã thịnh hành các thuật phù thủy, núi Quan Tài trong lòng núi đã bị người ta phát hiện từ rất sớm, và duy trì mãi tập tục chôn quan tài ở xung quanh để khu trừ hung khí, khiến thi khí trong núi càng ngày càng nặng nề, đến thời Tùy Đường, trong vùng còn rộ lên tin đồn bên trong núi Quan Tài có "thi tiên". Nhưng "thi tiên" rốt cuộc là thứ gì, thì chưa có ai trông thấy.
Phong Soái Kỳ đến chết vẫn cho rằng, tiên đạo chỉ là thứ hư ảo xa xăm, trên đời này kể cả có tiên gia thật chăng nữa, cũng tuyệt đối không thể có xác cổ nào hóa thành tiên được, cương thi là vật chết mà không hóa trên thế gian, thứ trong núi Quan Tài kia không phải yêu tinh thì cũng là ma quái, chắc chắn chẳng phải chân tiên gì, nhưng thủ lĩnh Phong Soái Cổ của Quan Sơn thái bảo đã quyết ý xây dựng âm trạch trong núi Quan Tài để tìm kiếm thi tiên, đâu chịu để lời khuyên của ông ta vào tai.
Phong Soái Kỳ không biết rốt cuộc vì cớ gì mà Phong Soái Cổ lại tin tưởng chắc chắn như thế, còn cho rằng ông ta đã bị ma quỷ trong mộ cổ Ô Dương vương mê hoặc tâm trí, hẳn đá rơi vào ma đạo. chẳng những vậy, thần thái cử chỉ của Phong Soái Cổ sau khi từ trong mộ cổ trở ra cũng khác hẳn người sống, khí sắc trên mặt hệt như một cỗ cương thi vậy. Sau nhiều lần khuyên can vô ích, Phong Soái Kỳ đành tự giữ lấy thân, dẫn theo những người còn lại rời bỏ quê hương, trước lúc lâm chung còn để lại di chúc, bảo con cháu đời sau tìm cơ hội, dựa vào "Quan Sơn chỉ mê phú" lén thâm nhập mộ cổ Địa Tiên xem xét tình hình, nếu Phong Soái Cổ đã trở thành yêu vật, thì phải nghĩ cách trừ diệt ngay, bằng không, dù địa thế núi Quan Tài rất bí ẩn hẻo lánh, nhưng sớm muộn gì cũng có ngày nó bị đào ra, đến lúc ấy ngộ nhỡ trong mộ có "thi tiên" gì đó thật, ắt hẳn sẽ nhập thế hại người, hậu họa vô cùng vô tận.
Phong Soái Kỳ vỗn cũng là bậc kỳ nhân nhiều thủ đoạn, việc xây dựng mộ cổ Địa Tiên cũng có phần tham dự của ông ta, nhưng khi dời nhà khỏi Thanh Khê, vừa hay gặp đúng lúc thiên hạ có loạn lưu khấu, loạn lạc khắp nơi, không lâu sau ông ta lâm bệnh nặng, đến chết cũng không trở về hẻm núi Quan Tài nữa. Ông ta chỉ để lại di ngôn: hành vi của Phong Soái Cổ thực sự đã khiến danh hiệu Đại Minh Quan Sơn thái bảo rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục, con cháu đời sau nhà họ Phong, nếu không diệt trừ được "thi tiên" thì linh hổn tổ tiên trên trời vĩnh viễn không thể yên nghỉ được.
Sau khi Phong Soái Kỳ lìa trần, con cháu đời sau rơi vào cảnh gia đạo suy vi, mỗi lần đến thời điểm có thể tiến vào mộ có Địa Tiên trong năm Tý, nếu không phải vì thời cuộc hỗn loạn thì cũng vì trong nhà có nạn, bao nhiêu năm vẫn không có được cơ duyên. Lại thêm lịch sử Trung Quốc cận đại đã có nhiều biến hóa nghiêng trời lệch đất, trải qua thế sự biến thiên, chi mạch của Phong Soái Kỳ trở nên điêu linh suy bại, dần dần, ngón nghề tổ truyền đã mất hết bảy tám phần, tuy vẫn còn nhớ được toàn văn bảy mươi hai câu trong bài "Quan Sơn chỉ mê phú", và lưu giữ bản đồ dẫn đến mộ cổ Địa Tiên mà Phong Soái Kỳ để lại, nhưng muốn phá giải "Quan Sơn chỉ mê phú", cần phải hiểu được kỳ môn ngũ hành và bí thuật phong thủy, trong khi đó con cháu nhà họ Phong lại chỉ biết được chút da lông bề ngoài của những bí thuật này mà thôi.
Vào thời Dân Quốc, hậu duệ của Phong Soái Kỳ có một người tên là Phong Tư Bắc, từng đọc rất nhiều kinh sách Đạo gia, qua tuổi trung niên thì xuất gia làm đạo sĩ ở núi Thanh Thành, Tứ Xuyên, song vẫn canh cánh không quên lời di huấn của tổ tông, nhiều lần tiến vào hẻm núi Quan Tài mà không thành, cuối cùng tọa hóa trong đường hầm, đồng thời dặn dò hai đứa con trai, nếu con cháu nhà họ Phong không trừ được "thi tiên" thì đừng thu nhặt xương cốt ông ta về an táng, ông ta muốn phơi thây ở đây để tận mắt chứng kiến có người tìm được lối vào mộ cổ Địa Tiên. Cái xác ở chỗ bia đá đầu đường hầm tận cùng điểu đạo, chính là người này.
Phong Tư Bắc có hai đứa con, theo sắp xếp trong gia phả: Tư, Học, Ngôn, Đạo, hai người này thuộc hàng chữ "Học", một người là Phong Học Văn, người nhỏ hơn là Phong Học Vũ, hai anh em cách nhau sáu tuổi, sau khi cha chết, cả hai không còn người thân nào khác, chỉ biết nương tựa vào nhau lưu lạc khắp chốn.
Sinh vào thời chiến loạn, sống sót cũng khó khăn, hai anh em họ đành tạm thời gác lại di nguyện của tổ tông, người anh Phong Học Văn định vào núi làm cướp, tìm đường sống giữa chốn lục lâm. Trước lúc ra đi, Phong Học Văn đãcho em trai vào một nhà giàu họ Tôn làm con thừa tự,ổ tên thành Tôn Học Vũ, cũng chính là giáo sư Tôn này.
Từ đó trở đi, hai anh em bặt tin nhau. Vì chiến tranh, nhà họ Tôn cũng phải chạy khỏi quê hương, những gì Tôn Học Vũ trải qua sau này đại khái đều giống như ông ta kể khi trước. Vì tổ tiên có sự tích Quan Sơn đạo cốt, nên từ nhỏ ông ta đã biết đọc một số chữ cổ, sau này lại học thêm, rồi đảm nhiệm công việc phá giải giáp cốt văn và một số loại văn tự Cổ thần bí khác trong ngành khảo có, tới khi bị đẩy về Quả Viên Câu lao động cải tạo, mới gặp lại người anh Phong Học Văn cũng bị đưa về đó.
Hai anh em trùng phùng, không khỏi cảm thán tạo hóa trêu ngươi, chẳng ngờ lại gặp nhau trong tình cảnh này. Hỏi ra mới biết, từ lúc biệt ly, Phong Học Văn quả nhiên đã gia nhập giới lục lâm, vì vẫn còn hiểu được chút chút thuật Quan Sơn trộm mộ gia truyền, nên đã mai danh ẩn tích, lên Thường Thắng sơn, trà trộn vào đám người phái Xả Lĩnh.
Không lâu sau, người đứng đầu Thường Thắng sơn mất tích, trong vòng mấy năm, đám cường đạo Xả Lĩnh có lịch sử truyền thừa từ đời Hán đã hoàn toàn tan rã. Trung đoàn trưởng Phong tuy mang tên "Học Văn", nhưng ghét nhất là đọc sách, thà chết cũng không chịu về quê làm ruộng, vừa khéo lúc đó, lại quen được với hai gã đồng bọn người Tây Bắc trong đám đạo tặc Xả Lĩnh, hai người này là anh em, người anh tên Lão Dương Bì, người em tên Dương Nhị Đản.
Lão Dương Bì hèn nhát nhu nhược, gan nhỏ như chuột, còn người em Dương Nhị Đản lại có dã tâm không nhỏ, sau khi băng cướp Thường Thắng sơn tan vỡ, Dương Nhị Đản kéo theo một đám người, chuẩn bị đến ba tỉnh phía Đông Quan Ngoại mở núi lập hội, còn toan tính làm một vài vụ trộm mộ lớn.
Trung đoàn trưởng Phong bấy giờ còn trẻ tuổi, cảm thấy làm cường đạo cũng rất tốt, có ăn có uống, còn có thể ngủ với đàn bà, thấy tên nhà giàu nào không thuận mắt liền xách đao xách súng xông vào cướp con bà nhà hắn luôn, nam tử hán đại trượng phu ở trên đời phải sống như thế mới sướng, bèn nghiến răng cùng bọn họ đi ra Quan Ngoại.
Nhưng đến vùng Đông Bắc, ông ta mới biết Dương Nhị Đản tuy là chưởng quản băng trộm mộ Nê Hội, nhưng lại không có thực quyền, vả lại bọn này còn bị quân Quan Đông mua chuộc, những phi vụ đó đấu của bọn chúng đều do quân Quan Đông sai khiến, dường như đang âm mưu tìm kiếm một ngôi mộ chôn Hoàng đại tiên gì đó.
Tổ tiên nhà họ Phong từng trộm một ngôi yêu lăng đời Đường, trong mộ cổ ấy có một bộ cương thi của hồ ly, tương truyền đây là huyệt mộ của tà giáo vốn là tiền thân của Nguyên giáo, bên trong có rất nhiều ảo thuật, yêu thuật, động vào loại mộ phần này rất dễ chuốc họa vào thân. Ngoài ra, trung đoàn trưởng Phong tuy có máu cường đạo trong người, chỉ thích giết quan tạo phản, nhưng đồng thời cũng là một hán tử rất có cốt khí, người trong giới lục lâm đa phần đều là hạng coi trọng nghĩa khí, từ xưa đã có bản sắc Lương Sơn, trong đám cường đạo Xả Lĩnh ở Thường Thắng sơn đời nào cũng có bậc anh hùng hảo hán cướp giàu cho nghèo không sợ cường quyền, thử hỏi, ông ta sao chịu đi làm Hán gian gây họa cho trăm họ được ?
Bấy giờ, Dương Nhị Đản dẫn theo đám thổ phỉ Nê Hội cầm súng lục ép ông ta nhập bọn, trung đoàn trưởng Phong thầm nghĩ, nếu ta tham sống sợ chết, dối gạt lương tâm đi làm Hán gian, chỉ sợ sau khi chết cũng không còn mặt mũi nào gặp liệt tổ liệt tông nhà họ Phong, nên cương quyết không chịu tuân theo, ngược lại còn khuyên nhủ hai anh em Lão Dương Bì một hồi, bảo rằng: chúng ta đều là hán tử thân cao năm thước, hồi ấy ở Thường Thắng sơn nghĩa khí nhường nào? Lời Trần thủ lĩnh vẫn còn văng vẳng bên tai, lẽ nào mới mấy năm đã quên rổi ư? Cớ gì phải uốn gói khom lưng làm chó săn cho bọn Nhật? Tôi thấy, chúng ta hãy vác súng đi chơi cho bọn quân Quan Đông kia một trận ác liệt vào, vậy mới không hổ uy danh của băng Xả Lĩnh chúng ta.
Dương Nhị Đản nào chịu nghe khuyên, cuối cùng một lời không hợp, hai bên lập tức rút súng bắn nhau, trung đoàn trưởng Phong hạ gục bảy tám tên phỉ, nhưng bản thân cũng bị trúng đạn, bỏ chạy vào trong núi, sau nhiều trắc trở cuôi cùng đã đi theo quân kháng chiến. Những năm ở trong quân đội, ông ta trải hơn trăm trận, nhiều lần lập được kỳ công, nhưng vì tật xấu quá nhiều, nên đến tận khi chiến tranh kháng Mỹ viện Triều kết thúc, Phong Học Văn vẫn chỉ là một trung đoàn trưởng.
Trung đoàn trưởng Phong chuyển ngành về địa phương không lâu, liền gặp phải làn sóng xung kích của Cách mạng Văn hóa, có người tố cáo ông ta từng làm cường đạo và Hán gian. Tội này rất lớn, chỉ kém mỗi tội phản cách mạng, lại thêm ông ta tính tình không tốt, kẻ nào phê đấu ông ta là ông ta đập kẻ đó, dù trên đại hội có cả nghìn người, Phong Học Văn cũng dám xắn tay áo lên trừng mắt chửi nhau với người khác, kết quả, ông ta phải nếm không ít khổ sở.
Cũng may, có cấp trên cũ trong bộ đội bảo vệ ông ta, kiếm cớ đẩy ông ta về nông trường cải tạo lao động. Khai thác đá ở Quả Viên Câu tuy cực nhọc, nhưng dù sao cũng còn hơn chuốc lấy họa sát thân vì cái tính nóng nảy, chẳng ngờ, chuyện này lại giúp ông ta trùng phùng với người em trai đã thất tán nhiều năm Tôn Học Vũ.
Trung đoàn trưởng Phong nói với Tôn Học Vũ: "Đời này anh trai cậu đã sống rất sung sướng thoải mái, nhưng giờ chắc không sướng được nữa rồi, nghe đồn có người đang tra xét gốc gác của anh, nếu bị tra ra được tổ tiên chúng ta là đại địa chủ, vả lại còn đào trộm mộ, xây hoàng lăng thì sự việc lại càng nghiêm trọng, chắc chắn sẽ trở thành quan hệ đối địch không thể dung hòa, vì vậy anh không định ở lại nông trường này chờ chết đâu.
Vừa khéo, năm nay là năm Tý, Sinh môn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong thôn Địa Tiên lộ ra, anh nghĩ kỹ rồi, đêm nay anh sẽ bỏ trốn, trở về hẻm núi Quan Tài ở quê tìm thôn Địa Tiên, nhất định phải dốc hết khả năng ra hoàn thành di nguyện của tổ tiên rồi mang thi cốt của cha chúng ta đi mai táng. Chỉ cần làm xong hai việc ấy, dẫu có chết anh cũng không còn gì tiếc nuối. Nhưng giờ điều anh lo lắng nhất chính là cậu, cậu hãy nhớ lấy lời của kẻ làm anh này, thời đại bây giờ khác xưa rồi, tuyệt đối đừng bao giờ tiết lộ với bất cứ ai rằng mình là hậu duệ của Quan Sơn thái bảo, tốt nhất cứ để câu chuyện này tan rữa trong bụng đi, đối với người ngoài, đời này cậu chỉ có thể dùng một cái tên thôi, đó chính là... Tôn Diệu Tổ."
Giáo sưTôn sau khi được nhà họ Tôn nhận làm con thừa tự, đã đổi cả họ lẫn tên, trở thành Tôn Diệu Tổ, đây là do nhà họ Tôn hy vọng ông ta có thể quang tông diệu tổ, nhưng sâu thẳm trong lòng giáo sư Tôn vấn luôn thấy phản cảm với cái tên này, cũng vì ý thức gia tộc của người nhà họ Phong rất mạnh, bản thân là hậu nhân của một đại tông tộc, sao lại đi quang tông diệu tổ cho nhà họ Tôn kia được? Nhưng ở dưói mái hiên nhà người, muốn không cúi đầu cũng khó, sau khi vợ chồng địa chủ họ Tôn qua đời, ông ta thường tự xưng mình họ Tôn, tên Học Vũ, tên thường gọi là Diệu Tổ. Việc thay đổi đăng ký trong hộ tịch không thuận tiện, nên vẫn để là Tôn Diệu Tổ, chỉ có những người thân thuộc với ông ta mới tôn trọng thói quen này, gọi ông ta là Tôn Học Vũ, trong mọi trường hợp riêng tư, ông ta đều dùng cái tên này.
Cuộc đời Tôn Học Vũ không được thoải mái như trung đoàn trưởng Phong, làm gì cũng không thuận lợi, lúc nào cũng trắc trở, bấy giờ ông ta cũng muốn theo anh trai cùng bỏ trốn, nhưng trung đoàn trưởng Phong nói bên trong mộ cổ Địa Tiên hung cát khó lường, nếu hai anh em ta cùng thiệt mạng ở đó, thì nhà họ Phong coi như hoàn toàn xong đời, ngộ nhỡ anh có điểu gì bất trắc, sau này còn phải trông chờ cậu nhặt xác giùm nữa.
Vậy là, ông ta để lại Quan Sơn kim bài, bắt Tôn Học Vũ học thuộc nằm lòng toàn bài "Quan Sơn chỉ mê phú" bảy mươi hai câu, đồng thời sai con khỉ Ba Sơn lén mang mấy món đồ gia truyền từ thời tổ tiên Phong Soái Kỳ vào nông trường, giao lại cho Tôn Học Vũ.
Mấy món đồ này, đều là thu hoạch của Quan Sơn thái bảo trong khi trộm mộ từ mấy trăm năm trước. Bấy giờ Quan Sơn thái bảo chứa được ngự khẩu phong tước, vẫn còn tự xưng là Quan Sơn thái bảo27, để lại cho con cháu mấy bộ Long cốt thiên thư, những món này không bị địa tiên Phong Soái Cổ mang theo vào mộ, trong đó ghi chép toàn phép cổ phong thủy, một khi học hết sẽ hiểu được mấy phần ảo diệu của "hình, thế, lý, khí", nhưng nội dung có hạn, muốn đạt đến cảnh giới "quan sơn tầm long" vẫn tương đối khó khăn.
Ngoài ra, còn mộc việc quan trọng nhất, năm xưa địa tiên Phong Soái Cổ từng đào được một ngôi yêu lăng đời Đường. Nơi ấy là mộ Đỗ Tiên, tương truyền do một giáo phái thờ cúng hồ tiên thời Đường để lại. Trong lăng mộ có một cuốn kỳ thư, ghi chép đủ loại yêu pháp ảo thuật, đồng thời, trong rương thép vàng bồi táng có rất nhiều vật khí đế thi triển phép chướng nhãn. Trong những vật ấy, có mấy sợi gân rút từ thi thể hồ tiên, trộn với thi cốt đốt lên, có thể tạo ra ảo giác, nhưng thứ này sử dụng không dễ, cần phải để người ta nhìn thấy bích họa trong mộ Đỗ Tiên trước, rồi đốt xác lên, mới có thể trông thấy Đỗ tiên hiện thân, cùng lúc ấy còn phải nghe cả Quỷ âm nữa. Bên trong mộ cổ Ô Dương vương, Phong Soái Cổ đã sắp đặt những bức bích họa bóc từ yêu lăng đời Đường kia. "Quan Sơn chỉ mê phú" ngoài bảy mươi hai câu ra, còn một đoạn cuối ẩn mật nhất, cũng là đoạn quan trọng nhất, được ẩn giấu trong mộ thất của mộ có Ô Dương vương, đốt xác nghe truyền, ngàn lần chớ quên.
Cuối cùng, trung đoàn trưởng Phong định đập cho Tôn Học Vũ một gậy ngất xỉu rồi bỏ trốn, đột nhiên sực nhớ ra một việc, lại dặn dò người em: "Con khỉ Ba Sơn này đã được cha chúng ta huấn luyện từ khi còn sống, tuổi cao thông linh, có thể hiểu được ý người, chỉ kém anh có mấy tuổi thôi. Bao năm nay nó vẫn đi theo bên cạnh anh, chuyến này anh đi tìm mộ cổ Địa Tiên, bất kể sống hay chết, đều sẽ bảo nó trở về báo tin cho cậu. Nếu anh gặp phải chuyện bất trắc, cậu chính là truyền nhân duy nhất của nhà họ Phong chúng ta, mười hai năm sau nhất định phải tìm cách đến hẻm núi Quan Tài, xem xem tên Phong Soái Cổ khi sư diệt tổ kia rốt cuộc có tìm thấy 'thi tiên" hay không.
Tôn Học Vũ biết đã sắp đến lúc sinh ly tử biệt, vừa thương cảm vừa lo lắng, nước mắt lã chã nói: "Anh chinh chiến nửa đời, có thể nói là kiến thức sâu rộng, bản lĩnh tổ tiên truyền lại anh cũng học được nhiều hơn hẳn em. Chỉ hận một nỗi, đời này em bị chữ nghĩa lụy thân, trở thành một tên mọt sách vô dụng, việc mà ngay cả anh cũng không làm được, e rằng đời này kiếp này em cũng vô vọng mất thôi."
Trung đoàn trưởng Phong thở dài, vỗ vai em trai nói: "Chuyện này khó khăn nguy hiểm khôn cùng, quả là làm khổ cho cậu, nhưng nếu cậu không làm, nhà họ Phong chúng ta có còn người nào khác nữa đâu?" Ông ta thoáng trầm ngâm, rồi lại tiếp lời: "Nếu sau này cậu cảm thấy mình thân cô lực mỏng, có thể nghĩ cách tìm Mô Kim hiệu úy tương trợ. Anh từng nghe nói, cuối thời nhà Thanh vẫn còn một vị Trương Tam Gia chuyên nghề mò vàng đổ đấu, từ khi ấn Phát Khưu bùa Mô Kim bị hủy vào những năm Vĩnh Lạc thời Minh, trên đời này chắc vẫn còn lại ba chiếc bùa Mô Kim, thiết tưởng, những bí thuật tầm long của Mô Kim hiệu úy ấy đến nay vẫn có truyền nhân đấy."
Bình luận facebook