Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 3 - Chương 18: Chín khúc vóng quanh chầu về núi
Động thái của lũ côn trùng trong sơn cốc thật khác thường, tại sao chúng không dám vào sâu trong kia? Tôi vội nhảy lên đoạn tường đất nện kè đá, đứng từ trên cao dõi mắt nhìn sâu vào bên trong khê cốc, chỉ thấy địa hình phía trước thấp dần, có vẻ như nếu đi tiếp thì sẽ vào vùng chướng khí độc hại.
Tôi nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Đi sâu vào trong, ngay đến côn trùng cũng không dám, chứng tỏ trong đó có thể có chất độc, để bảo đảm an toàn, chúng ta cứ chuẩn bị mặt nạ phòng độc để sẵn sàng đeo luôn.
Trước khi tiếp tục tiến lên, chúng tôi uống mấy viên "Hồng liêm diệu tâm hoàn" để giảm nhịp tim và nhịp thở. Đây là phương thuốc bí truyền của Mô kim Hiệu úy, do Răng Vàng nhờ chuyên gia bào chế, có hiệu quả hay không thì trước mắt vẫn còn chưa biết.
Tôi giở bản đồ da người, tìm chỗ đánh dấu bức tường đổ của mộ Hiến vương rồi đối chiếu một lượt, thấy đều đúng cả, vậy thì chỗ đánh dấu bằng ký hiệu miệng cóc trên trấn lăng phả sẽ nằm phía bên trái sơn cốc, cách bức tường đổ này không xa.
Shirley Dương bước lên phía trước bảy tám mét, thấy một chỗ mặt đất trống trơn, trong khê cốc dây leo chằng chịt này, một khoảnh đất như thế quả là rất không bình thường. Chúng tôi dùng xẻng công binh đào mọt cái hố nông, rồi ngồi xuống quan sát chất đất ở đây, thì ra chỗ này cũng giống như Mậu Lăng, để chống kiến mối xâm hại lăng mộ, người ta đã chôn ở gần mộ những thứ thuốc đuổi côn trùng bí truyền có công hiệu rất lâu dài. Phương pháp này được dùng rất phổ biến trong các mộ đế vương thời Hán, đơn giản nhất là chôn lưu huỳnh, thủy ngân, trộn thêm độc ma tán, tuần hoàng kỵ, lãn bồ đề ... Vì chúng có thuộc tính khắc nhau nên có thể chôn xuống đất cả ngàn năm cũng không bị tan đi hết.
Shirley Dương hỏi tôi :" Nơi này còn cách xa ngôi mộ chính trong khu mộ Hiến vương, sao đã bố trí tuyến chặn côn trùng rồi?"
Tôi ngẫm nghĩ , rồi nói :" Xét các vết tích ở vành ngoài cho thấy Hiến vương rất thạo dùng kỳ thuật, điểm lợi hại nhất là có thể biến đổi kết cấu phong thủy. Một khu vương mộ rộng lớn thế này, không chỉ hình thế lý khí của ngôi mộ chính cần có khí tượng của tên huyệt, một số huyệt nhãn hỗ trợ tại các khu vực lân cận nữa cũng cần phải cải tạo nữa.
Những huyệt nhãn và tinh vị 1 phụ trợ này nếu được cải tạo tốt thì huyệt vị mộ chính sẽ như hổ mọc thêm cánh, như giao long xuống nước. Trong các bí thuật phong thủy cổ xưa, khó nhất là cải tạo kết cấu bố cục, điều này cần có kiến thức vĩ mô bao quát thế gian, thiên địa càn khôn, núi sông suối khe, tinh tú vận hành. Có nhiều thầy phong thủy bịp bợm lòe đời, tự nhận là có thể cải tạo kết cấu phong thủy, thực ra mới chỉ chớm hiểu một vài kỹ thuật nhỏ mà thôi, cải tạo mạch đất đâu có dễ!
Vả lại, cải tạo bố cục phong thủy bao gồm quá nhiều công việc mà người bình thường không thể kham nổi, trừ phi phải là những bậc vương hầu nắm quyền lớn cát cứ một phương mới đủ thực lực để làm lớn đến như vậy.
Cuốn "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật", quyển chữ " Hóa" chuyên về các thủ đoạn cải tạo phong thủy, trong "Dịch long kinh" 2 có chép : muốn sửa lại hình thế, chỉnh đốn phong thủy, ít nhất cần động đến chín huyệt nhãn chính có liên quan nằm quanh địa mạch. Huyệt thứ nhất " chuyển hóa sinh khí làm lá chắn", huyệt thứ hai " dựng đứng đôi tai chạm cửu trùng", huyệt thứ ba " cá hóa râu rồng gom vàng bạc", huyệt thứ tư " cung tường cao ngất đặng chở che", huyệt thứ năm " ráp thêm xa trời vững minh đường", huyệt thứ sáu " chặn cửa sông suối mà đón chầu", huyệt thứ bảy "chèn đá cát quanh cung tả hữu", huyệt thứ tám " rồng xuyên lớp lớp màn là", huyệt thứ chín "chín khúc vòng quanh chầu về núi"
Chỉnh sửa lại tinh vị của chín huyệt ở gần mạch chính có thể giữ được phong thủy ở trạng thái khép kín che chở nghiêm ngặt, hình thế và khí mạch của huyệt vị muôn đời không bị phá vỡ. Những câu khẩu quyết này có vẻ cổ xưa khó hiểu, nhưng chỉ cần nghiên cứu " Địa kinh hốt" là sẽ biết. Thực ra chỉ là tùy ở vị trí nhất định sẽ chôn bể cá vàng, trồng cây to, đào giếng... Cái khó là ở chỗ xác định vị trí cho đúng.
Thảm thực vật ở đây quá dày, tạm thời chưa nhận ra các yếu tố kia, chỉ thấy thể hiện rõ nhất là "chín khúc vòng quanh chầu về núi".
Trùng cốc quanh co trải rộng, nơi sâu trong kia, hai bên núi đá lởm chởm, so với "thủy long mạch" chạy xuyên qua khê cốc, trong rõ ràng không hài hòa rành rẽ, chủ khách chẳng phân, thật giả khó đoán, lại ngặt một nỗi trái khoáy tựa như "khách lấn lướt chủ", chắc là trong "long huân" của thủy long, địa hình sẽ càng thấp, ở dưới đó ắt như ếch ngồi đáy giếng, khí tượng vốn chẳng có ý tôn nghiêm, nhưng lại lắm điều ti mọn, vì thế người ta mới tìm vị trí then chốt của long mạch này để cải tạo thành một bố cục chín khúc vòng quanh chầu về núi. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Ở những nơi có chín chỗ ngoặt trong sơn cốc, người ta xây cất một thần xã, hoặc đền miếu để tôn thêm tư thế cho "thủy long mạch", khiến mạch lạc được rõ ràng. Nếu xây các kiến trúc như miếu thờ thần núi chẳng hạn thì phải có nhiều kết cấu thổ mộc, nhưng gỗ lại tối kỵ mối mọt đục khoét, nhất định phải dùng mọi cách để xua đuổi chúng. Cho nên tôi đoán rằng tuyến chặn côn trùng này nhằm bảo vệ tòa miếu sơn thần, hơn nữa ít nhất cũng phải có ba tuyến hàng rào như thế, đồng thời bên trong miếu cũng vẫn phải áp dụng cách nào đó phòng chống côn trùng".
Shirley Dương tỏ ra vui mừng :" Nói vậy tức là ký hiệu con cóc ở trấn lăng phả và ở tấm bản đồ da người tượng trưng cho một nơi thờ thần nào đó. Xem ra lý luận về phong thủy học của anh cũng thật là hữu ích".
Tôi nói với Shirley Dương :" Cá không thể rời nước, đổ đấu tìm rồng không thể rời cuốn 'Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật' được".
Tuyền béo lại tỏ ý coi thường :" Đấy đấy, khen được một câu, đã vênh váo lên rồi! Cậu có bản lĩnh, cậu thử nói xem trong địa cung của thằng oắt Hiến vương sắp đặt như thế nào, có thứ minh khí bồi táng nào nào?"
Chúng tôi không muốn phí thời gian nữa bèn men theo tuyến chặn côn trùng này đi chếch khỏi con suối chảy giữa Trùng cốc, đi sâu vào vùng đất đối diện lần tìm vị trí đền miếu của "thủy long mạch".
Tôi vừa đi vừa nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Phía mé bên của sơn cốc này thế nào cũng có miếu mạo gì đó, chắc chắn không thể nhầm, bởi những cái thứ này này trông có vẻ cổ quái nhưng khi đã biết được một nhẽ thì sẽ hiểu ra muôn nhẽ, chỉ cần nắm vững bí thuật phong thủy ắt sẽ dễ dàng hiểu ra vì sao lại như vậy. Còn chuyện Địa cung trong mộ Hiến vương có cấu trúc ra sao, nếu chưa đến gần thì tôi rất khó nói, tùy tiện đoán bừa lại chẳng đâu vào đâu. Tuy nhiên, từ thời Tần, nước Điền này đã bế quan tỏa cảng đoạn tuyệt giao lưu với văn minh Trung Nguyên, mặc dù về sau cũng phần nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nhưng tôi đoán rằng cấu tạo của mộ Hiến vương chủ yếu vẫn là kế thừa phong cách của thời Tiên- Tần".
Tuyền béo hỏi :" Hồi chúng ta đi Thiểm Tây, thằng cha Răng Vàng kể chuyện lăng Tần Thủy Hoàng, nói là dùng mỡ người để làm nến thắp muôn năm không tắt, có chuyện đó thật không?" Truyện "Ma Thổi Đèn "
Shirley Dương nói :" Không phải mỡ người, mà là dùng mỡ của nhân ngư 3 ở biển Đông làm nhiên liệu, vạn năm không tắt, ' bốn cửa cài đặt cung nỏ, lẫy thông với nhau, kẻ lại gần ắt bị bắn chết'"
Tôi nghe Shirley Dương nói, bật cười :" Đó là đoạn chép trong Sử ký để hù dọa người ta thôi. Trường minh đăng có trong rất nhiều mộ vương công quý tộc, nhưng với những người đi đổ đấu thì nó chỉ là trò cười. Tạm không nói có dùng mỡ nhân ngư làm nhiên liệu hay không, nhưng thắp sáng vạn năm thì cần bao nhiêu nhiên liệu? Khi hầm mộ đã bịt kín thì không khí chẳng thể lưu thông, trường minh đăng dù tiết kiệm nhiên liệu đến mấy cũng phải tắt ngấm vì hết không khí, nếu để không khí lọt vào thì chỉ không đầy trăm năm sau hầm mộ đã mủn ra thành đống phế thải mất rồi".
Mộ cổ thời Tấn- Hán dù giữ được đến tận ngày nay, nhưng trừ những nơi có môi trường đặc biệt ra, kỳ dư đều đã không còn nguyên dạng, giờ không biết mộ Hiến vương nằm sâu trong thung lũng rừng rậm này còn giữ được đến mức độ nào.
Nhờ tìm được vật tham chiếu, tuy rừng cây rất rậm rạp, nhưng chẳng bao lâu chúng tôi đã phát hiện ra tuyến chặn côn trùng vòng thứ hai, thứ ba. Vì địa điểm nằm trong sơn cốc rất sâu, ít gió mưa, thuốc độc lại chứa nhiều diêm tiêu lưu huỳnh nên mặt đất không cỏ cây nào sống nổi.
Đến đây, địa thế sơn cốc dần thoáng rộng, nở ra như loa kèn, phía trước thấp thoáng sương mù nhè nhẹ, càng đi vào sâu sương mù trắng đục càng dày nặng, nhìn xa hơn về phía trước, chỉ thấy mây mù bao phủ, bên trong cứ như cõi chết, tịnh không thấy một tiếng trùng kêu chim hót hay gió thổi cỏ lay gì cả.
Chúng tôi còn cách vùng chướng khí một quãng nữa nhưng để phòng bất trắc, cũng không thể không đeo mặt nạ phòng độc. Tuyền béo nhìn vùng sương trắng đục phía trước, nói với tôi và Shirley Dương :" Chúng ta đã có thiết bị phòng độc rồi, thì cứ mặc mẹ ba bảy hai mốt đi, xông vào vùng sương mù kia, so với việc tốn sức đứng giữa đám cỏ cây rậm rì này để tìm đền miếu xem ra còn dễ hơn ấy chứ?"
Tôi nói với Tuyền béo :" Ngoại trừ đầu óc thiếu một dây thần kinh ra, cậu cũng không có khuyết điểm gì lớn đâu. Cậu có biết vùng chướng khí này rộng đến đâu không, đi vào trong, sương mù lại dày đặc, nếu không mất phương hướng thì tầm nhìn cũng cực ngắn, sẽ đi chậm hàng chục lần so với bình thường. Lỡ đi đến tối mit vẫn không ra được, cũng không thể tháo mặt nạ phòng độc ra để ăn uống, lúc ấy tiến thoái lưỡng nan phải biết đấy!"
Lúc này chúng tôi đã đi đến chân núi nằm bên trái sơn cốc, cách dòng suối Rắn khá xa, có lẽ đây là khu vực chính giữa của ba tuyến đường chặn côn trùng. Tiếp tục đi nữa, bỗng thấy một lùm cây lúp xúp có hoa ở gần bên hơi động đậy, chúng tôi đều phát hoảng. Không ai đụng đến đám cỏ cây um tùm ấy, cũng không có gió, sao cây lại động đậy? Hay là lại gặp phải cây cối bị trăn trùng thuật gì đó bám vào? Tôi và Tuyền béo đều giương khẩu "máy chữ Chicago", lên quy lát, định bắn quét một chập vào bụi cây ấy. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Shirley Dương giơ tay phải lên :" Đừng! Đây là cỏ khiêu vũ, bình thường thì ủ rũ nằm im, hễ có người hoặc động vật bước lại gần đánh động, nó sẽ trình diễn vô số tư thế tựa như đang nhảy múa, không có hại gì cho con người đâu".
Cả đám cỏ khiêu vũ rùng rùng cử động như một lũ cỏ ma, từ từ tách ra hai phía, đằng sau lộ ra một quả hồ lô lớn màu đỏ lửa.
Quả hồ lô đỏ này được tạc bằng đá, cao hơn một mét, toàn thân nhẵn bóng, đỏ rực như lửa. Nếu thực nó đã tồn tại ở đây hai nghìn năm, thời gian trôi chảy, bãi bể còn biến thành nương dâu, vậy sao nó vẫn nguyên vẹn như vừa mới chế tác xong.
Chúng tôi thoạt nhìn thấy quả hồ lô, thảy đều không khỏi rùng mình, màu sắc của nó không ngờ vẫn tươi tắn như mới, đúng là kỳ lạ thật, đợi khi gạt đám cỏ khiêu vũ kia ra, bước lại gần xem thử mới biết hóa ra là dùng quặng đá son làm nguyên liệu. Quặng đá son này có màu đỏ rực như lửa, bột quặng này nghiền ra chính là thành phần chính của loại thuốc nhuộm đỏ đầu tiên.
Bề mặt quả hồ lô đá cũng được phủ một lớp thuốc chống côn trùng, cho nên dây leo cỏ dại gần kề cũng phải tránh xa nó. Vậy là bao năm qua nó vẫn đứng cô đơn ở cái xó xỉnh khuất nẻo trong sơn cốc này.
Tôi không khỏi lấy làm lạ :" Tại sao không phải là tượng con cóc, mà lại là quả hồ lô? Nếu thật sự muốn giải tỏa hình và thế của thủy long mạch và huyệt phong thủy thì ở đây nên đắp một đàn tế hoặc kiến trúc như am thờ mới có lý chứ?"
Trên vách núi lởm chởm dựng đứng bên sơn cốc có vô số dây leo buông xuống, cách quả hồ lô ba bước trở ra đều chằng chịt dây leo. Tuyền béo sốt ruột bước lên mấy bước, dùng xẻng công binh phạt bỏ đám dây nhợ chắn lối, ngoảnh lại nói với chúng tôi :" Lại mà xem, có cóc thật đây này!".
Tôi và Shirley Dương nghe tiếng bước lên, thấy bên dưới lớp dây leo che phủ, đối diện với quả hồ lô đá đỏ, quả có miếu thờ sơn thần, lưng tựa vào núi, có lẽ nó được đặt trên trục chính giữa của quả núi ở ngay sau. Miếu có kết cấu xà gỗ theo lối hình cái nêm, chia làm hai nếp, cửa giữa thần điện đã bị dây leo che kín mít, một số mảnh ngói và gỗ đã sập xuống.
Ngói xanh và xà gỗ chạm khắc trên nóc tuy đã hỏng hết, nhưng vì nơi đây là huyệt nhãn của thủy long mạch, khả năng tàng phong tụ khí rất cao, nên vẫn giữ được bộ khung cơ bản. Mấy tuyến chặn côn trùng trên vách núi vì thủy thổ biến hóa nên đã mất tác dụng, kết cấu gỗ của miếu thờ do đó đã mục nát nhưng vẫn chưa đổ sập, cũng có thể coi là một kỳ tích được rồi.
Kiến trúc cổ thờ sơn thần nằm ở nơi khuất nẻo của u cốc cô quạnh không bóng người này, điềm nhiên trải qua những tháng năm dài đằng đẵng, là nhờ vào chất gỗ đặc biệt cùng với công nghệ xây cất và cả môi trường đặc biệt rất hiếm khi có mưa trong sơn cốc này nữa.
Có điều, không biết quả hồ lô đá đỏ này đặt trước cửa miếu thần có tác dụng gì? Có lẽ là liên quan đến vị sơn thần. Cổ nhân cho rằng ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều có thần linh nắm giữ, mỗi ngọn núi mỗi con sông cũng vậy. Nhưng tùy vào phong tục tập quán và môi trường địa lý, bối cảnh văn hóa mà diện mạo của các vị thần cũng không hoàn toàn giống nhau.
Chúng tôi ngước mắt nhìn lên, thấy mặc dù thần điện bị tầng tầng lớp lớp dây leo phủ kín, song tạm thời vẫn chưa có nguy cơ đổ sụp. Xung quanh có khá nhiều chim chóc làm tổ ở trên nóc miếu, chứng tỏ chất lượng không khí ở đây an toàn, không phải lo có chướng khí độc hại. Chúng tôi bèn tháo mặt nạ phòng độc, gạt đám dây leo trước cửa miếu, cánh cửa lớn đã hư tổn vừa đẩy là sập luôn.
Tôi sải chân bước vào, thấy trong chính điện cũng đã bị thực vật chiếm cứ. Miếu này không lớn, tượng đất bày trên ban thờ đã đổ, đó là một pho tượng Hắc diện thần, sắc mặt vô cảm, hai mắt nhắm nghiền, áo bào trên người cũng tuyền một màu đen. Tuy pho tượng đá đã bị đống dây leo chằng chịt chen chúc hất đổ xuống góc tường, nhưng vẫn gây cho người ta một cảm giác lành lạnh uy nghiêm.
Hai bên tượng thần có bày hai tượng quỷ cũng nặn bằng đất, mặt xanh nanh nhọn, giống như quỷ dạ xoa, con quỷ bên trái cầm quả hồ lô đỏ như lửa, con bên phải hai tay nâng một con cóc.
Nhìn thấy cảnh tượng này tôi bỗng hiểu ra, phải rồi, thì ra cóc và hồ lô đều thuộc về sơn thần, chỉ chưa biết ngài sơn thần này dùng hai thứ đó để làm cái trò gì thôi.
Tuyền béo nói :" Chắc là dùng hồ lô để đựng rượu, lúc nhậu thì nhắm với thịt cóc. Thằng cha Răng Vàng vẫn thích kiểu này đấy thôi. Khác mỗi chuyện hắn nhắm với đùi ếch".
Thấy nhiều cảnh tượng trong miếu hoang vắng thê lương, mọc đầy cỏ dại, thực dễ khiến người ta động lòng, khó tránh khỏi nhớ lại những ngày túng bấn tôi và Tuyền béo phải đem bán cả đồng hồ đeo tay, trong lòng bỗng thấy bùi ngùi, tôi bèn nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Sơn thần là ông thần che chở cho một vùng, đã xây cất miếu thờ thì phải được thụ hưởng khói hương cúng bái, thế mà hiện giờ nơi đây hoang tàn xập xệ thế này, đúng là thịnh suy có số cả. Ngay thần núi mà cũng có lúc gian nan huống chi những kẻ bình dân. Cho nên, trần sao âm vậy, cũng có thành có bại như nhau".
Shirley Dương nói với tôi :" Anh nói nhiều lời thế, phải chăng định giở trò gì? Chẳng lẽ anh định cúng bái ở đây chắc?"
Tôi lắc đầu :" Cúng bái thì miễn đi, nhưng chúng ta có thể nhấc pho tượng lên đặt về vị trí cũ, biếu ngài sơn thần một điếu thuốc lá Mỹ để ngài phù hộ cho chuyến này của ta được thuận lợi, không trục trặc gì, sau này nếu có khấm khá sẽ trở lại tu sửa kim thân và cung phụng hương hỏa nữa".
Tuyền béo đứng bên nói :" Theo tôi ấy mà, tin cái này khấn cái nọ, chỉ vô ích thôi. Ông béo đây chẳng tin trời cũng chẳng tin đất gì hết, chỉ tin ở đôi tay mình. Nếu thằng nhãi sơn thần này thiêng thật, thì tại sao ngay thân mình cũng không lo nổi? Tôi nghĩ tốt nhất là cứ để thằng cu nằm đó, có câu 'ăn không nằm rồi'. Thôi đi đi, vào trong xem sao".
Chẳng ai chịu giúp nên đành thôi, đoạn, tôi bước theo Shirley Dương và Tuyền béo vào điện phía sau. Gian hậu điện này được dựng trong lòng núi phía bên trái sơn cốc, nhỏ hơn tiền điện, ở giữa đặt tấm bình phong bằng đá biếc, trên có hình vẽ sơn thần, hình dáng tương tự pho tượng ở điện chính nhưng hơi mờ không nhìn ra tướng mạo, hai bên không có sơn quỷ tùy tùng. Tấm bình phong đá này dường như không phải do con người chế tác, mà là đường hoa văn tự nhiên hình thành.
Đi vòng qua bình phong, ở tận cùng của điện thờ, có chín bức tượng cóc khổng lồ bằng đá, xếp thành hàng ngang. Tôi vừa nhìn thấy đã có cảm giác trước mắt mình như sáng bừng lên, quả nhiên đã ứng với "chín khúc vòng quanh". Trong mắt người hiểu "Dịch long kinh" loại cơ quan này nhìn cái là biết ngay, nếu không hiểu được tinh túy của bí thuật phong thủy, chỉ hiểu Bát Quái của Kinh Dịch, hẳn rằng đa phần sẽ cho đó là ứng với số của cửu cung, thế thì dù tìm cả đời cũng không thấy con đường bí mật.
Nhìn kỹ đám tượng cóc, tôi thấy có con há miệng có con ngậm miệng, đầu ngoảnh về các hướng khác nhau. Miệng cóc có thể chuyển động, nhờ các rãnh đá để có thể xoay mình bốn phía, kết hợp với môi trên tạo thế há hoặc ngậm, nếu muốn tính xem có thể có bao nhiêu kiểu sắp đặt, e cũng khá là mệt óc, hơn thế nữa loại cơ quan bằng đá này phải lần lượt xoay theo thứ tự từ trái qua phải, nếu làm bừa, liên tục ba lần đều không chuẩn vị trí, toàn bộ chốt lẫy sẽ kẹt cứng lại.
Tôi bèn nhờ Tuyền béo hỗ trợ, dựa theo số của "chín khúc vòng quanh", từ trái sang phải, trước hết để cho miệng cóc lần lượt đóng mở, sau đó vận dụng kiến thức từ quyển "Thuẫn" trong sách "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật", phối hợp với cách tính trong khẩu quyết của "Dịch long kinh", lần lượt sắp đặt từng con cóc đá theo các phương vị tương ứng.
Làm xong hết mọi chuyện, trong điện chưa thấy có phản ứng gì, theo lý thì khẩu quyết "chín khúc vòng quanh chầu về núi" này không sai được, tại sao vẫn không thấy cửa bí mật nào mở ra?
Đầu óc Shirley Dương khá nhanh nhạy, bảo thử ra ngoài điện quan sát xem sao. Chúng tôi vội trở ra ngoài tìm, chỉ thấy quả hồ lô đá đỏ đã bị nứt làm hai nửa từ lúc nào không biết, bên trong lộ ra một cái cửa đá.
Cửa đá này hình miệng cóc, vừa dẹt vừa thấp, cũng được làm bằng đá đỏ son, bên trên khắc một số hoa văn đơn giản, hai bên phải trái đều gắn một chiếc vòng to bằng đồng, có thể kéo lên được.
Thì ra cơ quan này được thiết kế tinh vi như vậy, dù có ai đó hiểu rằng chín con cóc kia là mấu chốt để mở cánh cửa bí mật nhưng nếu không biết cách phá giải, cho dù đập phá nổ mìn thế nào đi nữa cũng không thể tìm ra lối vào sắp đặt ở bên ngoài.
Shirley Dương hỏi :" Cửa này thật kỳ quái, sao lại giống miệng cóc nhỉ? Không rõ bên trong có những gì nữa? Liệu có đúng là đường thông thẳng đến mộ chính hay không?"
Tôi nói với Shirley :" Ký hiệu trên trấn lăng phả không hề sai, có lẽ đây là đường ngầm trong lòng đất, và chắc chắn sẽ thông đến một huyệt vị gần thủy long huân nhất, muốn đến minh lâu cúng bái, chắc chỉ có thể đi qua đường này thôi. Còn về tại sao lại dùng con cóc để đánh dấu, thì tôi cũng chưa đoán ra".
Ở Trung Quốc thời xưa, cóc có rất nhiều ý nghĩa tượng trưng. Có một loại tranh Tết vẽ một thằng bé mũm mĩm, tay cầm cần câu treo đồng tiền vàng và một con cóc ba chân để đùa vui, được đặt tên là "Lưu Hải Nhi giỡn cóc vàng". Tục ngữ có câu "cóc ba chân khó tìm" xuất phát từ điển cố này. Nhưng trong phong tục truyền thống ở một số địa phương lại nhấn mạnh vào chất độc trên mình cóc. Tuy nhiên, hai con cóc chúng tôi thấy lúc này đều không có ba chân, da cũng không sần sùi các đốm có độc, rất có thể chỉ là đồ chơi của sơn thần mà thôi.
Tuyền béo vỗ vỗ khẩu "máy chữ Chicago" nói :" Cùng lắm là sẽ gặp mấy con cóc cụ ở dưới đó, có súng này rồi thì sợ gì? Tổ bố lũ cóc đến tôi cũng bắn thủng như tổ ong".
Từ lúc lấy được mấy khẩu súng máy của Mỹ, chúng tôi như có thêm chỗ dựa vững chắc. Tuy vậy tôi vẫn nhắc nhở Tuyền béo :" Mộ Hiến vương bố trí rất nghiêm mật, cánh cửa kín đáo vậy khó mà đảm bảo bên trong không có cạm bẫy gì, chúng ta xuống đấy rồi, cứ thế binh đến tướng ngăn, nước lên đến đâu đắp đê đến đấy, không việc gì phải sợ".
Nói rồi chúng tôi cùng bắt tay hành động, lấy thừng buộc vào vòng đồng rồi kéo lên. Cửa đá "rầm" một tiếng rồi mở ra, phía trong là một lối đi hẹp. Tôi lấy súng bắn pháo hiệu ngắm vào chỗ tối ở sâu bên trong, quả pháo sáng lóe lên rạch xuyên qua bóng tối, ánh sáng trắng mờ mờ chiếu vào sâu trong hang động, chúng tôi nhìn thấy có vô số xương trắng và ngà voi rất to, thì ra đây là một cái khe tuẫn táng quy mô lớn. --------------------------------
1 Huyệt nhãn: huyệt. Tinh vị: vị trí tượng trưng các ngôi sao.
2 Nguyên chú: dịch, là chuyển đổi vậy.
3 Nhân ngư, tên khoa học Dugon, cũng gọi là hải báo
Tôi nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Đi sâu vào trong, ngay đến côn trùng cũng không dám, chứng tỏ trong đó có thể có chất độc, để bảo đảm an toàn, chúng ta cứ chuẩn bị mặt nạ phòng độc để sẵn sàng đeo luôn.
Trước khi tiếp tục tiến lên, chúng tôi uống mấy viên "Hồng liêm diệu tâm hoàn" để giảm nhịp tim và nhịp thở. Đây là phương thuốc bí truyền của Mô kim Hiệu úy, do Răng Vàng nhờ chuyên gia bào chế, có hiệu quả hay không thì trước mắt vẫn còn chưa biết.
Tôi giở bản đồ da người, tìm chỗ đánh dấu bức tường đổ của mộ Hiến vương rồi đối chiếu một lượt, thấy đều đúng cả, vậy thì chỗ đánh dấu bằng ký hiệu miệng cóc trên trấn lăng phả sẽ nằm phía bên trái sơn cốc, cách bức tường đổ này không xa.
Shirley Dương bước lên phía trước bảy tám mét, thấy một chỗ mặt đất trống trơn, trong khê cốc dây leo chằng chịt này, một khoảnh đất như thế quả là rất không bình thường. Chúng tôi dùng xẻng công binh đào mọt cái hố nông, rồi ngồi xuống quan sát chất đất ở đây, thì ra chỗ này cũng giống như Mậu Lăng, để chống kiến mối xâm hại lăng mộ, người ta đã chôn ở gần mộ những thứ thuốc đuổi côn trùng bí truyền có công hiệu rất lâu dài. Phương pháp này được dùng rất phổ biến trong các mộ đế vương thời Hán, đơn giản nhất là chôn lưu huỳnh, thủy ngân, trộn thêm độc ma tán, tuần hoàng kỵ, lãn bồ đề ... Vì chúng có thuộc tính khắc nhau nên có thể chôn xuống đất cả ngàn năm cũng không bị tan đi hết.
Shirley Dương hỏi tôi :" Nơi này còn cách xa ngôi mộ chính trong khu mộ Hiến vương, sao đã bố trí tuyến chặn côn trùng rồi?"
Tôi ngẫm nghĩ , rồi nói :" Xét các vết tích ở vành ngoài cho thấy Hiến vương rất thạo dùng kỳ thuật, điểm lợi hại nhất là có thể biến đổi kết cấu phong thủy. Một khu vương mộ rộng lớn thế này, không chỉ hình thế lý khí của ngôi mộ chính cần có khí tượng của tên huyệt, một số huyệt nhãn hỗ trợ tại các khu vực lân cận nữa cũng cần phải cải tạo nữa.
Những huyệt nhãn và tinh vị 1 phụ trợ này nếu được cải tạo tốt thì huyệt vị mộ chính sẽ như hổ mọc thêm cánh, như giao long xuống nước. Trong các bí thuật phong thủy cổ xưa, khó nhất là cải tạo kết cấu bố cục, điều này cần có kiến thức vĩ mô bao quát thế gian, thiên địa càn khôn, núi sông suối khe, tinh tú vận hành. Có nhiều thầy phong thủy bịp bợm lòe đời, tự nhận là có thể cải tạo kết cấu phong thủy, thực ra mới chỉ chớm hiểu một vài kỹ thuật nhỏ mà thôi, cải tạo mạch đất đâu có dễ!
Vả lại, cải tạo bố cục phong thủy bao gồm quá nhiều công việc mà người bình thường không thể kham nổi, trừ phi phải là những bậc vương hầu nắm quyền lớn cát cứ một phương mới đủ thực lực để làm lớn đến như vậy.
Cuốn "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật", quyển chữ " Hóa" chuyên về các thủ đoạn cải tạo phong thủy, trong "Dịch long kinh" 2 có chép : muốn sửa lại hình thế, chỉnh đốn phong thủy, ít nhất cần động đến chín huyệt nhãn chính có liên quan nằm quanh địa mạch. Huyệt thứ nhất " chuyển hóa sinh khí làm lá chắn", huyệt thứ hai " dựng đứng đôi tai chạm cửu trùng", huyệt thứ ba " cá hóa râu rồng gom vàng bạc", huyệt thứ tư " cung tường cao ngất đặng chở che", huyệt thứ năm " ráp thêm xa trời vững minh đường", huyệt thứ sáu " chặn cửa sông suối mà đón chầu", huyệt thứ bảy "chèn đá cát quanh cung tả hữu", huyệt thứ tám " rồng xuyên lớp lớp màn là", huyệt thứ chín "chín khúc vòng quanh chầu về núi"
Chỉnh sửa lại tinh vị của chín huyệt ở gần mạch chính có thể giữ được phong thủy ở trạng thái khép kín che chở nghiêm ngặt, hình thế và khí mạch của huyệt vị muôn đời không bị phá vỡ. Những câu khẩu quyết này có vẻ cổ xưa khó hiểu, nhưng chỉ cần nghiên cứu " Địa kinh hốt" là sẽ biết. Thực ra chỉ là tùy ở vị trí nhất định sẽ chôn bể cá vàng, trồng cây to, đào giếng... Cái khó là ở chỗ xác định vị trí cho đúng.
Thảm thực vật ở đây quá dày, tạm thời chưa nhận ra các yếu tố kia, chỉ thấy thể hiện rõ nhất là "chín khúc vòng quanh chầu về núi".
Trùng cốc quanh co trải rộng, nơi sâu trong kia, hai bên núi đá lởm chởm, so với "thủy long mạch" chạy xuyên qua khê cốc, trong rõ ràng không hài hòa rành rẽ, chủ khách chẳng phân, thật giả khó đoán, lại ngặt một nỗi trái khoáy tựa như "khách lấn lướt chủ", chắc là trong "long huân" của thủy long, địa hình sẽ càng thấp, ở dưới đó ắt như ếch ngồi đáy giếng, khí tượng vốn chẳng có ý tôn nghiêm, nhưng lại lắm điều ti mọn, vì thế người ta mới tìm vị trí then chốt của long mạch này để cải tạo thành một bố cục chín khúc vòng quanh chầu về núi. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Ở những nơi có chín chỗ ngoặt trong sơn cốc, người ta xây cất một thần xã, hoặc đền miếu để tôn thêm tư thế cho "thủy long mạch", khiến mạch lạc được rõ ràng. Nếu xây các kiến trúc như miếu thờ thần núi chẳng hạn thì phải có nhiều kết cấu thổ mộc, nhưng gỗ lại tối kỵ mối mọt đục khoét, nhất định phải dùng mọi cách để xua đuổi chúng. Cho nên tôi đoán rằng tuyến chặn côn trùng này nhằm bảo vệ tòa miếu sơn thần, hơn nữa ít nhất cũng phải có ba tuyến hàng rào như thế, đồng thời bên trong miếu cũng vẫn phải áp dụng cách nào đó phòng chống côn trùng".
Shirley Dương tỏ ra vui mừng :" Nói vậy tức là ký hiệu con cóc ở trấn lăng phả và ở tấm bản đồ da người tượng trưng cho một nơi thờ thần nào đó. Xem ra lý luận về phong thủy học của anh cũng thật là hữu ích".
Tôi nói với Shirley Dương :" Cá không thể rời nước, đổ đấu tìm rồng không thể rời cuốn 'Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật' được".
Tuyền béo lại tỏ ý coi thường :" Đấy đấy, khen được một câu, đã vênh váo lên rồi! Cậu có bản lĩnh, cậu thử nói xem trong địa cung của thằng oắt Hiến vương sắp đặt như thế nào, có thứ minh khí bồi táng nào nào?"
Chúng tôi không muốn phí thời gian nữa bèn men theo tuyến chặn côn trùng này đi chếch khỏi con suối chảy giữa Trùng cốc, đi sâu vào vùng đất đối diện lần tìm vị trí đền miếu của "thủy long mạch".
Tôi vừa đi vừa nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Phía mé bên của sơn cốc này thế nào cũng có miếu mạo gì đó, chắc chắn không thể nhầm, bởi những cái thứ này này trông có vẻ cổ quái nhưng khi đã biết được một nhẽ thì sẽ hiểu ra muôn nhẽ, chỉ cần nắm vững bí thuật phong thủy ắt sẽ dễ dàng hiểu ra vì sao lại như vậy. Còn chuyện Địa cung trong mộ Hiến vương có cấu trúc ra sao, nếu chưa đến gần thì tôi rất khó nói, tùy tiện đoán bừa lại chẳng đâu vào đâu. Tuy nhiên, từ thời Tần, nước Điền này đã bế quan tỏa cảng đoạn tuyệt giao lưu với văn minh Trung Nguyên, mặc dù về sau cũng phần nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nhưng tôi đoán rằng cấu tạo của mộ Hiến vương chủ yếu vẫn là kế thừa phong cách của thời Tiên- Tần".
Tuyền béo hỏi :" Hồi chúng ta đi Thiểm Tây, thằng cha Răng Vàng kể chuyện lăng Tần Thủy Hoàng, nói là dùng mỡ người để làm nến thắp muôn năm không tắt, có chuyện đó thật không?" Truyện "Ma Thổi Đèn "
Shirley Dương nói :" Không phải mỡ người, mà là dùng mỡ của nhân ngư 3 ở biển Đông làm nhiên liệu, vạn năm không tắt, ' bốn cửa cài đặt cung nỏ, lẫy thông với nhau, kẻ lại gần ắt bị bắn chết'"
Tôi nghe Shirley Dương nói, bật cười :" Đó là đoạn chép trong Sử ký để hù dọa người ta thôi. Trường minh đăng có trong rất nhiều mộ vương công quý tộc, nhưng với những người đi đổ đấu thì nó chỉ là trò cười. Tạm không nói có dùng mỡ nhân ngư làm nhiên liệu hay không, nhưng thắp sáng vạn năm thì cần bao nhiêu nhiên liệu? Khi hầm mộ đã bịt kín thì không khí chẳng thể lưu thông, trường minh đăng dù tiết kiệm nhiên liệu đến mấy cũng phải tắt ngấm vì hết không khí, nếu để không khí lọt vào thì chỉ không đầy trăm năm sau hầm mộ đã mủn ra thành đống phế thải mất rồi".
Mộ cổ thời Tấn- Hán dù giữ được đến tận ngày nay, nhưng trừ những nơi có môi trường đặc biệt ra, kỳ dư đều đã không còn nguyên dạng, giờ không biết mộ Hiến vương nằm sâu trong thung lũng rừng rậm này còn giữ được đến mức độ nào.
Nhờ tìm được vật tham chiếu, tuy rừng cây rất rậm rạp, nhưng chẳng bao lâu chúng tôi đã phát hiện ra tuyến chặn côn trùng vòng thứ hai, thứ ba. Vì địa điểm nằm trong sơn cốc rất sâu, ít gió mưa, thuốc độc lại chứa nhiều diêm tiêu lưu huỳnh nên mặt đất không cỏ cây nào sống nổi.
Đến đây, địa thế sơn cốc dần thoáng rộng, nở ra như loa kèn, phía trước thấp thoáng sương mù nhè nhẹ, càng đi vào sâu sương mù trắng đục càng dày nặng, nhìn xa hơn về phía trước, chỉ thấy mây mù bao phủ, bên trong cứ như cõi chết, tịnh không thấy một tiếng trùng kêu chim hót hay gió thổi cỏ lay gì cả.
Chúng tôi còn cách vùng chướng khí một quãng nữa nhưng để phòng bất trắc, cũng không thể không đeo mặt nạ phòng độc. Tuyền béo nhìn vùng sương trắng đục phía trước, nói với tôi và Shirley Dương :" Chúng ta đã có thiết bị phòng độc rồi, thì cứ mặc mẹ ba bảy hai mốt đi, xông vào vùng sương mù kia, so với việc tốn sức đứng giữa đám cỏ cây rậm rì này để tìm đền miếu xem ra còn dễ hơn ấy chứ?"
Tôi nói với Tuyền béo :" Ngoại trừ đầu óc thiếu một dây thần kinh ra, cậu cũng không có khuyết điểm gì lớn đâu. Cậu có biết vùng chướng khí này rộng đến đâu không, đi vào trong, sương mù lại dày đặc, nếu không mất phương hướng thì tầm nhìn cũng cực ngắn, sẽ đi chậm hàng chục lần so với bình thường. Lỡ đi đến tối mit vẫn không ra được, cũng không thể tháo mặt nạ phòng độc ra để ăn uống, lúc ấy tiến thoái lưỡng nan phải biết đấy!"
Lúc này chúng tôi đã đi đến chân núi nằm bên trái sơn cốc, cách dòng suối Rắn khá xa, có lẽ đây là khu vực chính giữa của ba tuyến đường chặn côn trùng. Tiếp tục đi nữa, bỗng thấy một lùm cây lúp xúp có hoa ở gần bên hơi động đậy, chúng tôi đều phát hoảng. Không ai đụng đến đám cỏ cây um tùm ấy, cũng không có gió, sao cây lại động đậy? Hay là lại gặp phải cây cối bị trăn trùng thuật gì đó bám vào? Tôi và Tuyền béo đều giương khẩu "máy chữ Chicago", lên quy lát, định bắn quét một chập vào bụi cây ấy. Truyện "Ma Thổi Đèn "
Shirley Dương giơ tay phải lên :" Đừng! Đây là cỏ khiêu vũ, bình thường thì ủ rũ nằm im, hễ có người hoặc động vật bước lại gần đánh động, nó sẽ trình diễn vô số tư thế tựa như đang nhảy múa, không có hại gì cho con người đâu".
Cả đám cỏ khiêu vũ rùng rùng cử động như một lũ cỏ ma, từ từ tách ra hai phía, đằng sau lộ ra một quả hồ lô lớn màu đỏ lửa.
Quả hồ lô đỏ này được tạc bằng đá, cao hơn một mét, toàn thân nhẵn bóng, đỏ rực như lửa. Nếu thực nó đã tồn tại ở đây hai nghìn năm, thời gian trôi chảy, bãi bể còn biến thành nương dâu, vậy sao nó vẫn nguyên vẹn như vừa mới chế tác xong.
Chúng tôi thoạt nhìn thấy quả hồ lô, thảy đều không khỏi rùng mình, màu sắc của nó không ngờ vẫn tươi tắn như mới, đúng là kỳ lạ thật, đợi khi gạt đám cỏ khiêu vũ kia ra, bước lại gần xem thử mới biết hóa ra là dùng quặng đá son làm nguyên liệu. Quặng đá son này có màu đỏ rực như lửa, bột quặng này nghiền ra chính là thành phần chính của loại thuốc nhuộm đỏ đầu tiên.
Bề mặt quả hồ lô đá cũng được phủ một lớp thuốc chống côn trùng, cho nên dây leo cỏ dại gần kề cũng phải tránh xa nó. Vậy là bao năm qua nó vẫn đứng cô đơn ở cái xó xỉnh khuất nẻo trong sơn cốc này.
Tôi không khỏi lấy làm lạ :" Tại sao không phải là tượng con cóc, mà lại là quả hồ lô? Nếu thật sự muốn giải tỏa hình và thế của thủy long mạch và huyệt phong thủy thì ở đây nên đắp một đàn tế hoặc kiến trúc như am thờ mới có lý chứ?"
Trên vách núi lởm chởm dựng đứng bên sơn cốc có vô số dây leo buông xuống, cách quả hồ lô ba bước trở ra đều chằng chịt dây leo. Tuyền béo sốt ruột bước lên mấy bước, dùng xẻng công binh phạt bỏ đám dây nhợ chắn lối, ngoảnh lại nói với chúng tôi :" Lại mà xem, có cóc thật đây này!".
Tôi và Shirley Dương nghe tiếng bước lên, thấy bên dưới lớp dây leo che phủ, đối diện với quả hồ lô đá đỏ, quả có miếu thờ sơn thần, lưng tựa vào núi, có lẽ nó được đặt trên trục chính giữa của quả núi ở ngay sau. Miếu có kết cấu xà gỗ theo lối hình cái nêm, chia làm hai nếp, cửa giữa thần điện đã bị dây leo che kín mít, một số mảnh ngói và gỗ đã sập xuống.
Ngói xanh và xà gỗ chạm khắc trên nóc tuy đã hỏng hết, nhưng vì nơi đây là huyệt nhãn của thủy long mạch, khả năng tàng phong tụ khí rất cao, nên vẫn giữ được bộ khung cơ bản. Mấy tuyến chặn côn trùng trên vách núi vì thủy thổ biến hóa nên đã mất tác dụng, kết cấu gỗ của miếu thờ do đó đã mục nát nhưng vẫn chưa đổ sập, cũng có thể coi là một kỳ tích được rồi.
Kiến trúc cổ thờ sơn thần nằm ở nơi khuất nẻo của u cốc cô quạnh không bóng người này, điềm nhiên trải qua những tháng năm dài đằng đẵng, là nhờ vào chất gỗ đặc biệt cùng với công nghệ xây cất và cả môi trường đặc biệt rất hiếm khi có mưa trong sơn cốc này nữa.
Có điều, không biết quả hồ lô đá đỏ này đặt trước cửa miếu thần có tác dụng gì? Có lẽ là liên quan đến vị sơn thần. Cổ nhân cho rằng ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều có thần linh nắm giữ, mỗi ngọn núi mỗi con sông cũng vậy. Nhưng tùy vào phong tục tập quán và môi trường địa lý, bối cảnh văn hóa mà diện mạo của các vị thần cũng không hoàn toàn giống nhau.
Chúng tôi ngước mắt nhìn lên, thấy mặc dù thần điện bị tầng tầng lớp lớp dây leo phủ kín, song tạm thời vẫn chưa có nguy cơ đổ sụp. Xung quanh có khá nhiều chim chóc làm tổ ở trên nóc miếu, chứng tỏ chất lượng không khí ở đây an toàn, không phải lo có chướng khí độc hại. Chúng tôi bèn tháo mặt nạ phòng độc, gạt đám dây leo trước cửa miếu, cánh cửa lớn đã hư tổn vừa đẩy là sập luôn.
Tôi sải chân bước vào, thấy trong chính điện cũng đã bị thực vật chiếm cứ. Miếu này không lớn, tượng đất bày trên ban thờ đã đổ, đó là một pho tượng Hắc diện thần, sắc mặt vô cảm, hai mắt nhắm nghiền, áo bào trên người cũng tuyền một màu đen. Tuy pho tượng đá đã bị đống dây leo chằng chịt chen chúc hất đổ xuống góc tường, nhưng vẫn gây cho người ta một cảm giác lành lạnh uy nghiêm.
Hai bên tượng thần có bày hai tượng quỷ cũng nặn bằng đất, mặt xanh nanh nhọn, giống như quỷ dạ xoa, con quỷ bên trái cầm quả hồ lô đỏ như lửa, con bên phải hai tay nâng một con cóc.
Nhìn thấy cảnh tượng này tôi bỗng hiểu ra, phải rồi, thì ra cóc và hồ lô đều thuộc về sơn thần, chỉ chưa biết ngài sơn thần này dùng hai thứ đó để làm cái trò gì thôi.
Tuyền béo nói :" Chắc là dùng hồ lô để đựng rượu, lúc nhậu thì nhắm với thịt cóc. Thằng cha Răng Vàng vẫn thích kiểu này đấy thôi. Khác mỗi chuyện hắn nhắm với đùi ếch".
Thấy nhiều cảnh tượng trong miếu hoang vắng thê lương, mọc đầy cỏ dại, thực dễ khiến người ta động lòng, khó tránh khỏi nhớ lại những ngày túng bấn tôi và Tuyền béo phải đem bán cả đồng hồ đeo tay, trong lòng bỗng thấy bùi ngùi, tôi bèn nói với Tuyền béo và Shirley Dương :" Sơn thần là ông thần che chở cho một vùng, đã xây cất miếu thờ thì phải được thụ hưởng khói hương cúng bái, thế mà hiện giờ nơi đây hoang tàn xập xệ thế này, đúng là thịnh suy có số cả. Ngay thần núi mà cũng có lúc gian nan huống chi những kẻ bình dân. Cho nên, trần sao âm vậy, cũng có thành có bại như nhau".
Shirley Dương nói với tôi :" Anh nói nhiều lời thế, phải chăng định giở trò gì? Chẳng lẽ anh định cúng bái ở đây chắc?"
Tôi lắc đầu :" Cúng bái thì miễn đi, nhưng chúng ta có thể nhấc pho tượng lên đặt về vị trí cũ, biếu ngài sơn thần một điếu thuốc lá Mỹ để ngài phù hộ cho chuyến này của ta được thuận lợi, không trục trặc gì, sau này nếu có khấm khá sẽ trở lại tu sửa kim thân và cung phụng hương hỏa nữa".
Tuyền béo đứng bên nói :" Theo tôi ấy mà, tin cái này khấn cái nọ, chỉ vô ích thôi. Ông béo đây chẳng tin trời cũng chẳng tin đất gì hết, chỉ tin ở đôi tay mình. Nếu thằng nhãi sơn thần này thiêng thật, thì tại sao ngay thân mình cũng không lo nổi? Tôi nghĩ tốt nhất là cứ để thằng cu nằm đó, có câu 'ăn không nằm rồi'. Thôi đi đi, vào trong xem sao".
Chẳng ai chịu giúp nên đành thôi, đoạn, tôi bước theo Shirley Dương và Tuyền béo vào điện phía sau. Gian hậu điện này được dựng trong lòng núi phía bên trái sơn cốc, nhỏ hơn tiền điện, ở giữa đặt tấm bình phong bằng đá biếc, trên có hình vẽ sơn thần, hình dáng tương tự pho tượng ở điện chính nhưng hơi mờ không nhìn ra tướng mạo, hai bên không có sơn quỷ tùy tùng. Tấm bình phong đá này dường như không phải do con người chế tác, mà là đường hoa văn tự nhiên hình thành.
Đi vòng qua bình phong, ở tận cùng của điện thờ, có chín bức tượng cóc khổng lồ bằng đá, xếp thành hàng ngang. Tôi vừa nhìn thấy đã có cảm giác trước mắt mình như sáng bừng lên, quả nhiên đã ứng với "chín khúc vòng quanh". Trong mắt người hiểu "Dịch long kinh" loại cơ quan này nhìn cái là biết ngay, nếu không hiểu được tinh túy của bí thuật phong thủy, chỉ hiểu Bát Quái của Kinh Dịch, hẳn rằng đa phần sẽ cho đó là ứng với số của cửu cung, thế thì dù tìm cả đời cũng không thấy con đường bí mật.
Nhìn kỹ đám tượng cóc, tôi thấy có con há miệng có con ngậm miệng, đầu ngoảnh về các hướng khác nhau. Miệng cóc có thể chuyển động, nhờ các rãnh đá để có thể xoay mình bốn phía, kết hợp với môi trên tạo thế há hoặc ngậm, nếu muốn tính xem có thể có bao nhiêu kiểu sắp đặt, e cũng khá là mệt óc, hơn thế nữa loại cơ quan bằng đá này phải lần lượt xoay theo thứ tự từ trái qua phải, nếu làm bừa, liên tục ba lần đều không chuẩn vị trí, toàn bộ chốt lẫy sẽ kẹt cứng lại.
Tôi bèn nhờ Tuyền béo hỗ trợ, dựa theo số của "chín khúc vòng quanh", từ trái sang phải, trước hết để cho miệng cóc lần lượt đóng mở, sau đó vận dụng kiến thức từ quyển "Thuẫn" trong sách "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật", phối hợp với cách tính trong khẩu quyết của "Dịch long kinh", lần lượt sắp đặt từng con cóc đá theo các phương vị tương ứng.
Làm xong hết mọi chuyện, trong điện chưa thấy có phản ứng gì, theo lý thì khẩu quyết "chín khúc vòng quanh chầu về núi" này không sai được, tại sao vẫn không thấy cửa bí mật nào mở ra?
Đầu óc Shirley Dương khá nhanh nhạy, bảo thử ra ngoài điện quan sát xem sao. Chúng tôi vội trở ra ngoài tìm, chỉ thấy quả hồ lô đá đỏ đã bị nứt làm hai nửa từ lúc nào không biết, bên trong lộ ra một cái cửa đá.
Cửa đá này hình miệng cóc, vừa dẹt vừa thấp, cũng được làm bằng đá đỏ son, bên trên khắc một số hoa văn đơn giản, hai bên phải trái đều gắn một chiếc vòng to bằng đồng, có thể kéo lên được.
Thì ra cơ quan này được thiết kế tinh vi như vậy, dù có ai đó hiểu rằng chín con cóc kia là mấu chốt để mở cánh cửa bí mật nhưng nếu không biết cách phá giải, cho dù đập phá nổ mìn thế nào đi nữa cũng không thể tìm ra lối vào sắp đặt ở bên ngoài.
Shirley Dương hỏi :" Cửa này thật kỳ quái, sao lại giống miệng cóc nhỉ? Không rõ bên trong có những gì nữa? Liệu có đúng là đường thông thẳng đến mộ chính hay không?"
Tôi nói với Shirley :" Ký hiệu trên trấn lăng phả không hề sai, có lẽ đây là đường ngầm trong lòng đất, và chắc chắn sẽ thông đến một huyệt vị gần thủy long huân nhất, muốn đến minh lâu cúng bái, chắc chỉ có thể đi qua đường này thôi. Còn về tại sao lại dùng con cóc để đánh dấu, thì tôi cũng chưa đoán ra".
Ở Trung Quốc thời xưa, cóc có rất nhiều ý nghĩa tượng trưng. Có một loại tranh Tết vẽ một thằng bé mũm mĩm, tay cầm cần câu treo đồng tiền vàng và một con cóc ba chân để đùa vui, được đặt tên là "Lưu Hải Nhi giỡn cóc vàng". Tục ngữ có câu "cóc ba chân khó tìm" xuất phát từ điển cố này. Nhưng trong phong tục truyền thống ở một số địa phương lại nhấn mạnh vào chất độc trên mình cóc. Tuy nhiên, hai con cóc chúng tôi thấy lúc này đều không có ba chân, da cũng không sần sùi các đốm có độc, rất có thể chỉ là đồ chơi của sơn thần mà thôi.
Tuyền béo vỗ vỗ khẩu "máy chữ Chicago" nói :" Cùng lắm là sẽ gặp mấy con cóc cụ ở dưới đó, có súng này rồi thì sợ gì? Tổ bố lũ cóc đến tôi cũng bắn thủng như tổ ong".
Từ lúc lấy được mấy khẩu súng máy của Mỹ, chúng tôi như có thêm chỗ dựa vững chắc. Tuy vậy tôi vẫn nhắc nhở Tuyền béo :" Mộ Hiến vương bố trí rất nghiêm mật, cánh cửa kín đáo vậy khó mà đảm bảo bên trong không có cạm bẫy gì, chúng ta xuống đấy rồi, cứ thế binh đến tướng ngăn, nước lên đến đâu đắp đê đến đấy, không việc gì phải sợ".
Nói rồi chúng tôi cùng bắt tay hành động, lấy thừng buộc vào vòng đồng rồi kéo lên. Cửa đá "rầm" một tiếng rồi mở ra, phía trong là một lối đi hẹp. Tôi lấy súng bắn pháo hiệu ngắm vào chỗ tối ở sâu bên trong, quả pháo sáng lóe lên rạch xuyên qua bóng tối, ánh sáng trắng mờ mờ chiếu vào sâu trong hang động, chúng tôi nhìn thấy có vô số xương trắng và ngà voi rất to, thì ra đây là một cái khe tuẫn táng quy mô lớn. --------------------------------
1 Huyệt nhãn: huyệt. Tinh vị: vị trí tượng trưng các ngôi sao.
2 Nguyên chú: dịch, là chuyển đổi vậy.
3 Nhân ngư, tên khoa học Dugon, cũng gọi là hải báo
Bình luận facebook