Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 51
Chiếc đồng hồ đeo tay Chuột Mickey của Langdon chỉ gần 7 giờ 30 khi ông từ chiếc limousine nhãn hiệu Jaguar bước xuống con hẻm Inner Temple với Sophie và Teabing. Bộ ba đi ngoằn ngoèo qua một khu bàn cờ chen chúc nhà cửa để tới cái sân nhỏ bên ngoài Nhà thờ Temple. Tường đá đẽo thô ánh lên mờ mờ trong mưa, và chim câu gù trong các chi tiết kiến trúc trên đầu.
Nhà thờ cổ kính này của London được xây dựng hoàn toàn bằng đá Caen. Gồm một toà nhà tròn gây ấn tượng với mặt tiền dữ dằn, một thấp nhỏ ở trung tâm và gian giữa giáo đường nhô ra về một bên, nhà thờ nhìn giống một pháo đài quân sự hơn là một nơi thờ cúng. Được Heraclius, giáo trưởng của Jerusalem, làm phép vào ngày 10 tháng 2 năm 1185, nhà thờ đã tồn tại qua tám thế kỷ hỗn loạn về chính trị, cuộc đại hoả hoạn ở London, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và chỉ bị hư hỏng nặng nề nhất trong lần bị không quân Đức ném bom cháy vào năm 1940.
Sau chiến tranh, nó đã được phục chế trở về dáng vẻ hùng vĩ hoang dại ban đầu.
Nét giản dị của hình tròn. Langdon nghĩ thầm, lần đầu tiên được dịp chiêm ngưỡng toà nhà. Kiến trúc thô nháp và đơn sơ, khiến người ta nhớ đến Castel Sant Angelo xù xì ở Rôma hơn là Điện Pantheon tao nhã. Dãy nhà phụ hình hộp nhô ra ở bên phải thật chướng mắt, mặc dù nó chẳng làm mấy tí để che khuất hình thù ngoại giáo ban đầu của cấu trúc nguyên thủy.
"Ngày thứ bảy, giờ này vẫn là sớm", Teabing nói, tập tễnh đi về phía lối vào, "cho nên tôi nghĩ chúng ta sẽ không vướng phải lễ chầu nào đâu".
Cổng nhà thờ là một hốc đá, bên trong nó là một cánh cửa gỗ lớn. Ở bên trái cửa, nom hoàn toàn lạc chỗ, treo một bảng thông tin dán đầy những chương trình hoà nhạc và thông báo các buổi lễ chầu.
Teabing cau mày khi đọc bảng tin: "Hai giờ nữa họ mới mở cửa cho khách tham quan". Ông đi tới cánh cửa và đẩy thử.
Cánh cửa không nhúc nhích. Teabing áp tai vào gỗ và lắng nghe. Sau một lát, ông lùi lại, vẻ mưu mô hiện trên nét mặt khi ông chỉ lên bảng thông báo. "Robert, kiểm tra lại lịch lễ chầu xem! Ai chủ trì tuần này?".
***
Bên trong nhà thờ, một lễ sinh đang sắp hoàn thành việc hút bụi những gối quỳ làm lễ Thánh thể thì nghe thấy tiếng gõ cửa thánh đường. Cậu ta lờ đi. Cha Harvey Knowles có chìa khoá riêng và hai tiếng nữa mới phải có mặt. Tiếng gõ cửa có lẽ là của một khách du lịch tò mò hay một kẻ ăn xin. Cậu ta cứ hút bụi tiếp, nhưng tiếng gõ vẫn tiếp tục. Không biết đọc à? Tấm bảng treo ở cửa đã nói rõ là nhà thờ sẽ không mở cửa cho đến 9 giờ 30 ngày thứ bảy. Cậu bé quay lại với công việc của mình.
Đột nhiên, tiếng gõ chuyển thành những cú đập rất mạnh như thể ai đó đang nện vào cửa bằng một thanh kim loại vậy.
Cậu nhỏ tắt máy hút bụi và cáu kỉnh đi ra phía cửa. Mở khoá cửa từ phía trong, cậu giật tung cánh cửa. Ba người đứng ngay ở lối vào. Khách du lịch, cậu càu nhàu: "Chúng tôi mở cửa vào lúc 9 giờ 30".
Người đàn ông phục phịch, có vẻ là người dẫn đầu, chống đôi nạng bằng kim loại bước lên phía trước: "Ta là Ngài Leigh Teabing", ông ta nói, giọng Anh Saxon rõ ra là người trí thức, chắc hẳn cháu biết, ta đang tháp tùng ông bà Christopher Wren đệ tứ", ông bước sang bên, điệu đàng vung tay về phía cặp uyên ương hấp dẫn phía sau. Người phụ nữ nét mặt dịu dàng, mái tóc rậm màu vang đỏ. Người đàn ông cao, tóc sẫm màu và trông quen quen.
Cậu lễ sinh không biết phản ứng ra sao. Ngài Christopher Wren là vị mạnh thường quân nổi tiếng nhất góp công đức vào Nhà thờ Temple. Ông đã cho trùng tu lại mọi hư hại của nhà thờ do cuộc Đại Hoả Hoạn gây ra. Ông đã mất từ đầu thế kỉ 18.
"Ưm…rất hân hạnh được gặp ngài".
Người đàn ông chống nạng cau mày: "Thật may là cháu không phải là chân bán hàng, cháu chẳng đon đả gì cho lắm. Cha Knowles đâu?".
"Hôm nay là thứ bảy. Chưa tới giờ Cha đến".
Vẻ cau có của người đàn ông chân què càng tăng thêm: "Thế mà gọi là biết ơn đấy! Ông ta cam đoan với chúng ta rằng ông ta sẽ ở đây, nhưng xem ra chúng ta phải tiến hành công việc mà không có ông ta. Sẽ không mất nhiều thời gian đâu".
Cậu bé lễ sinh vẫn đứng chắn lối vào: "Xin lỗi, việc gì không mất nhiều thời gian?".
Đôi mắt của vị khách quắc lên, và ông ta cúi người về phía trước thì thầm như để tránh cho mọi người khỏi bối rối: "Này chú nhỏ, hình như cháu là người mới ở đây thì phải. Hàng năm, hậu duệ của ngài Christopher Wren đều mang một nhúm tro của ngài để rải trong điện thờ linh thiêng này. Đây là một phần di chúc mà ngài để lại. Không ai thật sự sung sướng khi thực hiện chuyến đi này, nhưng chúng ta biết làm thế nào?".
Cậu bé lễ sinh đã ở đây được hai năm nhưng chưa bao giờ nghe nói về tục lệ này: "Tốt nhất là ngài đợi đến 9 giờ 30. Nhà thờ vẫn chưa mở cửa, và cháu thì vẫn chưa hút bụi xong".
Người đàn ông chống nạng nhìn trừng trừng, giận dữ: "Này chú nhỏ, lý do duy nhất khiến tòa nhà này còn lại được bất cứ cái gì để cho cậu hút bụi là nhờ quí ngài trong túi áo của bà kia đấy".
"Cháu không hiểu?".
"Bà Wren", người đàn ông chống nạng nói, "bà vui lòng cho cậu bé xấc xược này xem lọ tro trong túi bà chứ?".
Người phụ nữ do dự trong giây lát rồi, như tỉnh sau cơn nhập đồng, thò tay vào túi áo len, lấy ra một vật hình trụ bọc trong một miếng vải.
"Kia, cậu thấy chứ?". người đàn ông chống nạng gắt: "Bây giờ cậu có thể hoặc là tôn trọng ý nguyện của người đã khuất và để chúng tôi rắc tro của ông ấy vào trong điện thờ, hoặc tôi sẽ thưa với cha Knowles là chúng tôi vừa bị đối xử thế nào".
Cậu lễ sinh lưỡng lự vì đã quá quen với sự tuân thủ nghiêm ngặt của cha Knowles với truyền thống nhà thờ… và, quan trọng hơn, với sự cáu giận của cha khi bất cứ thứ gì toả lên nơi thờ cúng lâu đời này ngoại trừ ánh sáng thích hợp. Có thể cha Knowles đã quên bẵng là những thành viên của gia đình này sẽ tới. Nếu vậy, để họ ra đi còn nguy hại hơn là cứ để họ vào. Xét cho cùng, họ nói chỉ mất một phút thôi mà. Có hại gì đâu?
Hai cậu lễ sinh đứng sang một bên để cho ba người đi qua, cậu dám thề rằng ông bà Wren trông cũng có vẻ hoang mang về chuyện này như cậu. Vẫn ngờ vực, nhưng cậu quay lại với mấy việc vặt của mình, theo dõi họ qua khoé mắt.
Langdon không khỏi mỉm cười khi ba người đi sâu hơn vào trong nhà thờ: "Leigh", ông thì thầm, ngài nói dối quá giỏi".
Mắt Teabing lấp lánh: "Câu lạc bộ sân khấu Oxford mà. Họ vẫn còn nói về vai Julius Caesar của tôi. Tôi chắc không ai khác đã từng diễn màn đầu Hồi Ba với nhiều tâm huyết hơn".
Langdon liếc sang: "Tôi tưởng Ceasar đã chết ở màn này rồi kia mà".
Teabing cười tự mãn: "Phải, nhưng cái áo choàng La Mã của tôi mở toang ra khi tôi ngã, và tôi đã phải nằm trên sàn diễn suốt nửa tiếng đồng hồ với thằng bé thòi lòi ra lủng lẳng. Thậm chí, tôi không dám động đậy một cơ bắp nào. Rất chi là xuất sắc, xin thưa với anh thế".
Langdon co rúm người. Rất tiếc là tôi đã bỏ lỡ cảnh đó.
Khi cả nhóm đi xuyên qua gian nhà phụ hình chữ nhật về phía cổng tò vò dẫn vào nhà thờ chính, Langdon rất ngạc nhiên về sự khắc khổ ở đây. Mặc dù thiết kế của bàn thờ cũng giống như ở nhà thờ Cơ đốc, nhưng các đồ bày biện thật ảm đạm và lạnh lẽo, không chút trang trí truyền thống. "Thật tiêu điều".
Langdon thì thầm.
Teabing tặc lưỡi: "Nhà thờ của nước Anh mà. Những tín đồ Giáo phái Anh uống ực tôn giáo của mình một cách trực tiếp.
Không có gì để làm sao lãng đi nỗi khổ cực của họ".
Sophie chỉ tay qua khoảng trống rộng nhường chỗ cho phần hình tròn của nhà thờ. "Chỗ này trông như một pháo đài", cô nói nhỏ.
Langdon đồng ý. Thậm chí từ đây, những bức tường trông hùng dũng lạ thường.
"Các Hiệp sĩ Templar là những chiến binh mà!" Teabing nhắc nhở tiếng nạng nhôm của ông vang trong khoảng không. "Một xã hội tôn giáo - quân sự. Nhà thờ là pháo đài và ngân hàng của họ".
"Ngân hàng?", Sophie hỏi, liếc nhìn Leigh.
"Chúa ơi, đúng vậy. Chính các Hiệp sĩ Templar đã phát minh ra khái niệm ngân hàng hiện đại. Đối với giới quý tộc châu Âu, mang vàng theo trong những chuyến đi là rất nguy hiểm, do đó các Hiệp sĩ Templar đã cho phép giới quý tộc gửi vàng vào Nhà thờ Temple gần nhất và sau đó rút vàng ra từ bất kỳ một nhà thờ nào khác của họ ở khắp châu Âu. Tất cả những gì họ cần là giấy tờ hợp lệ". Ông nháy mắt. "Và một ít tiền hoa hồng. Họ là những cái máy ATM nguyên thuỷ". Teabing chỉ về phía một cửa sổ kính mờ, nơi ánh mặt trời mới ló khúc xạ qua một chiến binh áo trắng cưỡi một con ngựa hồng: "Alanus Marcel", Teabing nói, "Ông Trùm của các Hiệp sĩ Templar vào đầu những năm 1200. Ông và những người kế vị ông ta thực tế nắm giữ chức Nghị viên vùng Primus Baro Angiae".
Langdon ngạc nhiên: "Nam tước đầu tiên của vùng này?".
Teabing gật đầu: "Ông Trùm của các Hiệp sĩ Templar, một số người khắng định, nắm giữ nhiều quyền lực hơn cả nhà vua".
Khi họ đến bên ngoài điện thờ hình tròn, Teabing liếc nhanh nhìn cậu lễ sinh đang hút bụi cách đó một quãng. "Cô biết không". Teabing nói nhỏ với Sophie, "người ta kể là có lần Chén Thánh đã từng được giữ qua đêm trong nhà thờ này khi các Hiệp sĩ Templar chuyển chỗ cất giấu nó. Cô có thể tưởng tượng được bốn cái rương tài liệu Sangreal đã được đặt ở ngay đây cùng với chiếc quan tài bằng đá của Mary Magdalene không? Nó làm tôi nổi da gà".
Langdon cũng cảm thấy sởn da gà khi họ bước vào trong căn phòng hình tròn này. Cặp mắt ông lướt theo đường lượn vòng của tường đá trắng, ngắm nhìn những phù điêu trên máng xối - ma quỷ, quái vật, những mặt người đau đớn - tất cả đều nhìn vào phía trong. Dưới những phù điêu là một hàng ghế đá cuộn quanh chu vi căn phòng.
"Rạp hát hình tròn", Langdon nói khẽ.
Teabing nhấc một chiếc nạng, chỉ về góc xa bên trái của căn phòng rồi lại sang góc xa bên phải. Langdon đã nhìn thấy.
Mười hiệp sĩ đá.
Năm ở bên trái. Năm ở bên phải.
Nằm ngửa trên sàn nhà, những hình người được tạc theo kích thước bằng người thật nghỉ ngơi trong những tư thế rất thanh thản. Những hiệp sĩ được thể hiện với đầy đủ áo giáp, khiên và kiếm, cùng những ngôi mộ khiến Langdon có cái cảm giác bất an như thể có ai đó đã lẻn vào trong khi những hiệp sĩ này đang ngủ và đổ một lớp thạch cao lên người họ vậy. Tất cả những hình người ở đây đã dầu dãi phong sương và mặc dù vậy mỗi hình đều rất riêng, độc đáo - các bộ phận áo giáp, tư thế tay chân rõ rành, nét mặt và dấu hiệu trên khiên, tất cả đều khác nhau.
Ở London yên nghỉ một hiệp sĩ được Giáo hoàng mai táng.
Langdon cảm thấy run khi bước từng bước sâu hơn vào căn phòng hình tròn.
Đây tất phải là nơi họ kiếm tìm.
Trong một con hẻm đầy rác rưới rất gần Nhà thờ Temple, Rémy Legaludec lái chiếc limousine hiệu Jaguar tới đậu sau một dãy thùng đựng rác thải công nghiệp. Tắt máy, ông ta kiểm tra xung quanh. Vắng tanh. Ông ta ra khỏi xe, bước về phía sau, và lại trèo vào khoang chính của chiếc limousine nơi đặt gã tu sĩ.
Cảm thấy sự có mặt của Rémy, gã thầy tu ở phía sau dứt ra khỏi trạng thái nửa như cầu nguyện nửa như mê, đôi mắt đỏ của hắn trông có vẻ tò mò hơn là sợ hãi. Suốt buổi tối, Rémy đã rất phục khả năng giữ bình tĩnh của con người đang bị trói gô này. Sau đôi chút kháng cự ban đầu trong chiếc xe Range Rover, gã tu sĩ có vẻ như chấp nhận cảnh ngộ và phó mặc sốphận cho quyền lực tối cao.
Nới lỏng nơ đeo cổ, Rémy mở khuy chiếc áo cổ cao, hồ bột xòe sang hai bên của mình và cảm thấy như lần đầu tiên được thở sau nhiều năm. Đi tới quầy rượu của chiếc limousine, ông ta tự rót cho mình một ly vodka Smirnoff, ông ta tợp luôn một hơi, và rót tiếp ly thứ hai.
Chẳng bao lâu nữa ta sẽ thành người thư nhàn.
Lục trong quầy rượu, Rémy tìm thấy một cái mở rượu tiêu chuẩn và bật mở lưỡi dao sắc nhọn. Con dao thường dùng để cắt lớp thiếc bọc trên đầu nút những chai rượu vang loại tốt, nhưng sáng nay, nó sẽ phục vụ một mục đích ly kỳ hơn nhiều. Rémy quay lại và đối mặt với Silas, giơ lưỡi dao sáng loáng lên.
Bây giờ đôi mắt đỏ ánh lên sự sợ hãi.
Rémy mỉm cười và đi về phía sau chiếc limousine. Gã tu sĩ lùi lại vật lộn với dây trói.
"Nằm im", Rémy thì thầm, giơ con dao lên.
Silas không thể tin là Chúa đã bỏ hắn. Thậm chí nỗi đau thể xác do bị trói cũng được Silas chuyển thành một bài tập tâm linh, biến cái giật thon thót của những cơ bắp khát máu thành sự nhắc nhớ tới nỗi đau mà Chúa Kirixitô đã phải chịu đựng. Mình đã cầu nguyện cả đêm cho sự giải thoát. Giờ đây, khi con dao hạ xuống, Silas nhắm chặt mắt lại.
Một cơn đau xé xuyên qua bả vai. Hắn gào lên, không thể tin được là hắn sắp chết ở đây, phía sau chiếc limousine này, không thể tự bảo vệ. Mình đang làm công việc của Chúa. Thầy Giáo đã nói thầy sẽ bảo vệ mình.
Silas cảm thấy cái gì âm ấm nhoi nhói lan ra khắp lưng và vai, hắn có thể hình dung máu của chính mình đang trào ra trên da thịt. Bây giờ cơn đau nhức nhối xuyên qua đùi gã, và hắn cảm thấy ập tới con sóng ngẫm dội ngược lại của sự mất phương hướng - cơ chế đề kháng của cơ thể chống lại nỗi đau.
Khi cơn đau rát xé dọc các cơ bắp, hắn nhắm mắt chặt hơn, quyết định rằng hình ảnh cuối cùng của cuộc đời hắn sẽ không phải kẻ giết mình. Thay vào đó, hắn tưởng tượng ra một giám mục Aringarosa trẻ hơn, đứng trước nhà thờ nhỏ ở Tây Ban Nha… nhà thờ mà ông và Silas đã xây bằng chính đôi bàn tay họ. Sự khởi đầu của cuộc đời mình.
Silas cảm thấy như thể thân xác đang bị thiêu trên lửa.
"Uống một ly đi", người đàn ông mặc xmôckinh thì thào giọng Pháp, "nó sẽ giúp cho khí huyết lưu thông".
Silas mở choàng mắt, ngạc nhiên. Một hình ảnh nhạt nhòa cúi vế phía hắn, đưa cho hắn một ly chất lỏng. Một đống băng dính bị xé vụn nằm trên sàn bên cạnh con dao vấy máu.
"Uống đi", ông ta lặp lại, "cơn đau mà anh cảm thấy là do máu dồn vào các cơ bắp".
Silas cảm thấy cơn dập dồn nóng rát giờ chuyển thành giậm giựt nhoi nhói. Vị vodka thật kinh khủng, nhưng hắn vẫn uống, cảm thấy biết ơn vì mặc dù số phận đã giáng cho hắn một phần lớn của cái rủi đêm nay, nhưng Chúa đã giải quyết tất cả bằng một xoay chuyển diệu kì.
Chúa đã không bỏ rơi mình.
Silas biết giám mục Aringarosa ắt gọi diễn biến này là sự canthiệp của Chúa.
"Tôi đã muốn giải thoát cho anh sớm hơn", người hầu biện minh, nhưng không thể. Với sự xuất hiện của cảnh sát ở Château Villette, và sau đó ở sân bay Biggin Hill, đây là thời điểm khả thi đầu tiên. Anh có hiểu không, Silas?".
Silas giật mình lùi lại: "Ông biết tên tôi?".
Người hầu mỉm cười.
Silas ngồi dậy, xoa những cơ bắp tê cứng, cảm xúc của hắn lúc này là một dòng lũ pha lẫn bán tín bán nghi, cảm phục và bối rối: "Ông có phải là… Thầy Giáo?".
Rémy lắc đầu, cười cái câu hỏi hàm ý xác nhận: "Tôi ước gì tôi có được quyền năng đó. Không, tôi không phải là Thầy Giáo. Như anh, tôi phục vụ ông. Nhưng Thầy Giáo đánh giá cao anh. Tên tôi là Rémy.".
Silas kinh ngạc: "Tôi không hiểu. Nếu ông làm việc cho Thầy Giáo, tại sao Langdon lại mang viên đá đỉnh vòm về nhà của ông?".
"Không phải nhà của tôi, mà là nhà của nhà sử học hàng đầu thế giới về Chén Thánh, ngài Leigh Teabing".
"Nhưng ông sống ở đó. Có lẽ là…".
Rémy mỉm cười, dường như chẳng mắc mớ gì với việc Langdon chọn nơi ẩn náu có vẻ như một sự trùng hợp: "Tất cả đều có thể đoán được. Robert Langdon đang sở hữu viên đá đỉnh vòm, và ông ta cần sự giúp đỡ. Còn nơi nào hợp lý hơn là nhà của Leigh Teabing? Trước hết việc tôi tình cờ sống ở đó là lý do tại sao Thầy Giáo tiếp cận tôi". Ông ta dừng lại. "Anh nghĩ làm thế nào mà Thầy Giáo biết nhiều như vậy về Chén Thánh?".
Bây giờ sự việc bắt đầu hiện rõ và Silas vô cùng sửng sốt. Thầy Giáo đã tuyển một người hầu có thể truy nhập tất cả những gì mà ngài Teabing nghiên cứu. Thật là xuất sắc.
"Có rất nhiều điều tôi cần nói với anh", Rémy nói, đưa cho Silas khẩu Heckler & Knoch đã nạp đạn. Rồi ông ta với tay qua vách ngăn để ngỏ, lấy ra từ hộp đựng găng một khẩu súng lục ổ quay nhỏ gọn trong lòng bàn tay. "Nhưng trước tiên, anh và tôi có việc cần làm đã".
***
Đại uý Fache bước từ chiếc chuyên cơ xuống sân bay Biggin Hill và lắng nghe đầy ngờ vực báo cáo của chánh thanh tra quận Kent về những gì đã xảy ra trong hăng-ga của Teabmg.
"Chính tôi đã lục soát chiếc máy bay", chánh thanh tra quả quyết "và không có một ai trong đó". Giọng ông ta trở nên ngạo mạn. "Và tôi nên nói thêm rằng nếu ngài Leigh Teabing khiếu tố tôi, tôi sẽ… ".
"Ông đã thẩm vấn người phi công chưa?".
"Tất nhiên là chưa. Anh ta là người Pháp, và quyền thực thi pháp lý của chúng tôi yêu cầu… ".
"Đưa tôi tới chỗ chiếc máy bay".
Khi tới hăng-ga, Fache chỉ cần sáu mươi giây để phát hiện ra một vết máu bất thường trên sàn lát gần chỗ chiếc limousine vừa đỗ. Fache bước lên máy bay và gõ mạnh vào thân máy bay.
"Đây là đại úy Cảnh sát tư pháp Pháp. Mở cửa ra!".
Viên phi công sợ hãi mở cửa xập và hạ cầu thang rút.
Fache trèo lên. Ba phút sau, với sự trợ giúp của khẩu súng, ông ta đã có được đầy đủ lời thú nhận, kể cả sự mô tả gã tu sĩ bạch tạng. Thêm vào đó, ông ta còn biết rằng viên phi công đã thấy Langdon và Sophie để lại vật gì trong két an toàn của Teabing, một thứ hộp gỗ gì đó. Mặc dù viên phi công phủ nhận không biết có gì trong hộp, anh ta thừa nhận là Langdon chỉ tập trung chú ý vào nó trong suốt chuyến bay tới London.
"Mở két an toàn ra", Fache yêu cầu.
Viên phi công có vẻ sợ hãi. "Tôi không biết mã khoá số!".
"Đáng tiếc. Tôi đang định đề nghị để anh được giữ bằng lái của mình".
Viên phi công vặn hai tay vào nhau: "Tôi biết một vài người trong bộ phận duy tu ở đây. Có lẽ họ có thể khoan nó chăng?".
"Anh có nửa giờ".
Viên phi công lao tới máy bộ đàm.
Fache bước về phía sau máy bay và tự rót rượu cho mình.
Lúc này vẫn sớm, nhưng vì ông ta chưa được chợp mắt nên đây không kể là uống rượu trước buổi trưa. Ngồi xuống chiếc ghế bọc vải nhung, ông ta nhắm mắt lại, cố gắng phân tích những gì đang diễn ra. Sai lầm của cảnh sát quận Kelt có thể làm mình trả giá đắt. Giờ đây, mọi người đang dồn sức tìm kiếm chiếc limousine Jaguar màu đen.
Chuông điện thoại của Fache vang lên, và ông ta ước có được một phút bình yên. "Alô?".
"Tôi đang trên đường tới London", đó là giám mục Aringarosa. "Tôi sẽ tới nơi trong vòng một giờ nữa".
Fache ngồi xuống: "Tôi tưởng ngài đang đi Paris?".
"Tôi rất lo lắng và đã thay đổi kế hoạch".
"Lẽ ra ngài không nên làm vậy".
"Ông đã tìm được Silas chưa?".
"Chưa. Những kẻ bắt giữ hắn đã qua mặt được cảnh sát địa phương trước khi tôi hạ cánh".
Giọng Aringarosa gắt lên, giận dữ: "Ông đã cam đoan với tôi là sẽ ngăn chiếc máy bay đó lại!".
Fache hạ thấp giọng: "Thưa giám mục, xét tình cảnh của ngài, tôi khuyên ngài đừng thử thách lòng kiên nhẫn của tôi ngày hôm nay. Tôi sẽ tìm thấy Silas cùng những tên kia trong thời hạn sớm nhất có thể. Ngài sắp hạ cánh ở đâu?".
"Chờ một lát", Aringarosa che ống nghe, rồi nói tiếp, "tay phi công đang xin phép hạ cánh ở Heathrow. Tôi là hành khách duy nhất của anh ta, nhưng việc đổi hướng bay là ngoài kế hoạch".
"Hãy bảo anh ta tới sân bay Biggin Hill. Tôi sẽ xin cho anh ta hạ cánh. Nếu tôi không có ở đây khi ngài hạ cánh, tôi sẽ cho xe đợi ngài".
"Cám ơn ông".
"Như tôi đã nói trong lần đầu chúng ta nói chuyện với nhau, thưa giám mục, ngài nên nhớ kỹ rằng ngài không phải là người duy nhất sắp mất hết mọi thứ".
---------------------------------------------------
Nhà thờ cổ kính này của London được xây dựng hoàn toàn bằng đá Caen. Gồm một toà nhà tròn gây ấn tượng với mặt tiền dữ dằn, một thấp nhỏ ở trung tâm và gian giữa giáo đường nhô ra về một bên, nhà thờ nhìn giống một pháo đài quân sự hơn là một nơi thờ cúng. Được Heraclius, giáo trưởng của Jerusalem, làm phép vào ngày 10 tháng 2 năm 1185, nhà thờ đã tồn tại qua tám thế kỷ hỗn loạn về chính trị, cuộc đại hoả hoạn ở London, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và chỉ bị hư hỏng nặng nề nhất trong lần bị không quân Đức ném bom cháy vào năm 1940.
Sau chiến tranh, nó đã được phục chế trở về dáng vẻ hùng vĩ hoang dại ban đầu.
Nét giản dị của hình tròn. Langdon nghĩ thầm, lần đầu tiên được dịp chiêm ngưỡng toà nhà. Kiến trúc thô nháp và đơn sơ, khiến người ta nhớ đến Castel Sant Angelo xù xì ở Rôma hơn là Điện Pantheon tao nhã. Dãy nhà phụ hình hộp nhô ra ở bên phải thật chướng mắt, mặc dù nó chẳng làm mấy tí để che khuất hình thù ngoại giáo ban đầu của cấu trúc nguyên thủy.
"Ngày thứ bảy, giờ này vẫn là sớm", Teabing nói, tập tễnh đi về phía lối vào, "cho nên tôi nghĩ chúng ta sẽ không vướng phải lễ chầu nào đâu".
Cổng nhà thờ là một hốc đá, bên trong nó là một cánh cửa gỗ lớn. Ở bên trái cửa, nom hoàn toàn lạc chỗ, treo một bảng thông tin dán đầy những chương trình hoà nhạc và thông báo các buổi lễ chầu.
Teabing cau mày khi đọc bảng tin: "Hai giờ nữa họ mới mở cửa cho khách tham quan". Ông đi tới cánh cửa và đẩy thử.
Cánh cửa không nhúc nhích. Teabing áp tai vào gỗ và lắng nghe. Sau một lát, ông lùi lại, vẻ mưu mô hiện trên nét mặt khi ông chỉ lên bảng thông báo. "Robert, kiểm tra lại lịch lễ chầu xem! Ai chủ trì tuần này?".
***
Bên trong nhà thờ, một lễ sinh đang sắp hoàn thành việc hút bụi những gối quỳ làm lễ Thánh thể thì nghe thấy tiếng gõ cửa thánh đường. Cậu ta lờ đi. Cha Harvey Knowles có chìa khoá riêng và hai tiếng nữa mới phải có mặt. Tiếng gõ cửa có lẽ là của một khách du lịch tò mò hay một kẻ ăn xin. Cậu ta cứ hút bụi tiếp, nhưng tiếng gõ vẫn tiếp tục. Không biết đọc à? Tấm bảng treo ở cửa đã nói rõ là nhà thờ sẽ không mở cửa cho đến 9 giờ 30 ngày thứ bảy. Cậu bé quay lại với công việc của mình.
Đột nhiên, tiếng gõ chuyển thành những cú đập rất mạnh như thể ai đó đang nện vào cửa bằng một thanh kim loại vậy.
Cậu nhỏ tắt máy hút bụi và cáu kỉnh đi ra phía cửa. Mở khoá cửa từ phía trong, cậu giật tung cánh cửa. Ba người đứng ngay ở lối vào. Khách du lịch, cậu càu nhàu: "Chúng tôi mở cửa vào lúc 9 giờ 30".
Người đàn ông phục phịch, có vẻ là người dẫn đầu, chống đôi nạng bằng kim loại bước lên phía trước: "Ta là Ngài Leigh Teabing", ông ta nói, giọng Anh Saxon rõ ra là người trí thức, chắc hẳn cháu biết, ta đang tháp tùng ông bà Christopher Wren đệ tứ", ông bước sang bên, điệu đàng vung tay về phía cặp uyên ương hấp dẫn phía sau. Người phụ nữ nét mặt dịu dàng, mái tóc rậm màu vang đỏ. Người đàn ông cao, tóc sẫm màu và trông quen quen.
Cậu lễ sinh không biết phản ứng ra sao. Ngài Christopher Wren là vị mạnh thường quân nổi tiếng nhất góp công đức vào Nhà thờ Temple. Ông đã cho trùng tu lại mọi hư hại của nhà thờ do cuộc Đại Hoả Hoạn gây ra. Ông đã mất từ đầu thế kỉ 18.
"Ưm…rất hân hạnh được gặp ngài".
Người đàn ông chống nạng cau mày: "Thật may là cháu không phải là chân bán hàng, cháu chẳng đon đả gì cho lắm. Cha Knowles đâu?".
"Hôm nay là thứ bảy. Chưa tới giờ Cha đến".
Vẻ cau có của người đàn ông chân què càng tăng thêm: "Thế mà gọi là biết ơn đấy! Ông ta cam đoan với chúng ta rằng ông ta sẽ ở đây, nhưng xem ra chúng ta phải tiến hành công việc mà không có ông ta. Sẽ không mất nhiều thời gian đâu".
Cậu bé lễ sinh vẫn đứng chắn lối vào: "Xin lỗi, việc gì không mất nhiều thời gian?".
Đôi mắt của vị khách quắc lên, và ông ta cúi người về phía trước thì thầm như để tránh cho mọi người khỏi bối rối: "Này chú nhỏ, hình như cháu là người mới ở đây thì phải. Hàng năm, hậu duệ của ngài Christopher Wren đều mang một nhúm tro của ngài để rải trong điện thờ linh thiêng này. Đây là một phần di chúc mà ngài để lại. Không ai thật sự sung sướng khi thực hiện chuyến đi này, nhưng chúng ta biết làm thế nào?".
Cậu bé lễ sinh đã ở đây được hai năm nhưng chưa bao giờ nghe nói về tục lệ này: "Tốt nhất là ngài đợi đến 9 giờ 30. Nhà thờ vẫn chưa mở cửa, và cháu thì vẫn chưa hút bụi xong".
Người đàn ông chống nạng nhìn trừng trừng, giận dữ: "Này chú nhỏ, lý do duy nhất khiến tòa nhà này còn lại được bất cứ cái gì để cho cậu hút bụi là nhờ quí ngài trong túi áo của bà kia đấy".
"Cháu không hiểu?".
"Bà Wren", người đàn ông chống nạng nói, "bà vui lòng cho cậu bé xấc xược này xem lọ tro trong túi bà chứ?".
Người phụ nữ do dự trong giây lát rồi, như tỉnh sau cơn nhập đồng, thò tay vào túi áo len, lấy ra một vật hình trụ bọc trong một miếng vải.
"Kia, cậu thấy chứ?". người đàn ông chống nạng gắt: "Bây giờ cậu có thể hoặc là tôn trọng ý nguyện của người đã khuất và để chúng tôi rắc tro của ông ấy vào trong điện thờ, hoặc tôi sẽ thưa với cha Knowles là chúng tôi vừa bị đối xử thế nào".
Cậu lễ sinh lưỡng lự vì đã quá quen với sự tuân thủ nghiêm ngặt của cha Knowles với truyền thống nhà thờ… và, quan trọng hơn, với sự cáu giận của cha khi bất cứ thứ gì toả lên nơi thờ cúng lâu đời này ngoại trừ ánh sáng thích hợp. Có thể cha Knowles đã quên bẵng là những thành viên của gia đình này sẽ tới. Nếu vậy, để họ ra đi còn nguy hại hơn là cứ để họ vào. Xét cho cùng, họ nói chỉ mất một phút thôi mà. Có hại gì đâu?
Hai cậu lễ sinh đứng sang một bên để cho ba người đi qua, cậu dám thề rằng ông bà Wren trông cũng có vẻ hoang mang về chuyện này như cậu. Vẫn ngờ vực, nhưng cậu quay lại với mấy việc vặt của mình, theo dõi họ qua khoé mắt.
Langdon không khỏi mỉm cười khi ba người đi sâu hơn vào trong nhà thờ: "Leigh", ông thì thầm, ngài nói dối quá giỏi".
Mắt Teabing lấp lánh: "Câu lạc bộ sân khấu Oxford mà. Họ vẫn còn nói về vai Julius Caesar của tôi. Tôi chắc không ai khác đã từng diễn màn đầu Hồi Ba với nhiều tâm huyết hơn".
Langdon liếc sang: "Tôi tưởng Ceasar đã chết ở màn này rồi kia mà".
Teabing cười tự mãn: "Phải, nhưng cái áo choàng La Mã của tôi mở toang ra khi tôi ngã, và tôi đã phải nằm trên sàn diễn suốt nửa tiếng đồng hồ với thằng bé thòi lòi ra lủng lẳng. Thậm chí, tôi không dám động đậy một cơ bắp nào. Rất chi là xuất sắc, xin thưa với anh thế".
Langdon co rúm người. Rất tiếc là tôi đã bỏ lỡ cảnh đó.
Khi cả nhóm đi xuyên qua gian nhà phụ hình chữ nhật về phía cổng tò vò dẫn vào nhà thờ chính, Langdon rất ngạc nhiên về sự khắc khổ ở đây. Mặc dù thiết kế của bàn thờ cũng giống như ở nhà thờ Cơ đốc, nhưng các đồ bày biện thật ảm đạm và lạnh lẽo, không chút trang trí truyền thống. "Thật tiêu điều".
Langdon thì thầm.
Teabing tặc lưỡi: "Nhà thờ của nước Anh mà. Những tín đồ Giáo phái Anh uống ực tôn giáo của mình một cách trực tiếp.
Không có gì để làm sao lãng đi nỗi khổ cực của họ".
Sophie chỉ tay qua khoảng trống rộng nhường chỗ cho phần hình tròn của nhà thờ. "Chỗ này trông như một pháo đài", cô nói nhỏ.
Langdon đồng ý. Thậm chí từ đây, những bức tường trông hùng dũng lạ thường.
"Các Hiệp sĩ Templar là những chiến binh mà!" Teabing nhắc nhở tiếng nạng nhôm của ông vang trong khoảng không. "Một xã hội tôn giáo - quân sự. Nhà thờ là pháo đài và ngân hàng của họ".
"Ngân hàng?", Sophie hỏi, liếc nhìn Leigh.
"Chúa ơi, đúng vậy. Chính các Hiệp sĩ Templar đã phát minh ra khái niệm ngân hàng hiện đại. Đối với giới quý tộc châu Âu, mang vàng theo trong những chuyến đi là rất nguy hiểm, do đó các Hiệp sĩ Templar đã cho phép giới quý tộc gửi vàng vào Nhà thờ Temple gần nhất và sau đó rút vàng ra từ bất kỳ một nhà thờ nào khác của họ ở khắp châu Âu. Tất cả những gì họ cần là giấy tờ hợp lệ". Ông nháy mắt. "Và một ít tiền hoa hồng. Họ là những cái máy ATM nguyên thuỷ". Teabing chỉ về phía một cửa sổ kính mờ, nơi ánh mặt trời mới ló khúc xạ qua một chiến binh áo trắng cưỡi một con ngựa hồng: "Alanus Marcel", Teabing nói, "Ông Trùm của các Hiệp sĩ Templar vào đầu những năm 1200. Ông và những người kế vị ông ta thực tế nắm giữ chức Nghị viên vùng Primus Baro Angiae".
Langdon ngạc nhiên: "Nam tước đầu tiên của vùng này?".
Teabing gật đầu: "Ông Trùm của các Hiệp sĩ Templar, một số người khắng định, nắm giữ nhiều quyền lực hơn cả nhà vua".
Khi họ đến bên ngoài điện thờ hình tròn, Teabing liếc nhanh nhìn cậu lễ sinh đang hút bụi cách đó một quãng. "Cô biết không". Teabing nói nhỏ với Sophie, "người ta kể là có lần Chén Thánh đã từng được giữ qua đêm trong nhà thờ này khi các Hiệp sĩ Templar chuyển chỗ cất giấu nó. Cô có thể tưởng tượng được bốn cái rương tài liệu Sangreal đã được đặt ở ngay đây cùng với chiếc quan tài bằng đá của Mary Magdalene không? Nó làm tôi nổi da gà".
Langdon cũng cảm thấy sởn da gà khi họ bước vào trong căn phòng hình tròn này. Cặp mắt ông lướt theo đường lượn vòng của tường đá trắng, ngắm nhìn những phù điêu trên máng xối - ma quỷ, quái vật, những mặt người đau đớn - tất cả đều nhìn vào phía trong. Dưới những phù điêu là một hàng ghế đá cuộn quanh chu vi căn phòng.
"Rạp hát hình tròn", Langdon nói khẽ.
Teabing nhấc một chiếc nạng, chỉ về góc xa bên trái của căn phòng rồi lại sang góc xa bên phải. Langdon đã nhìn thấy.
Mười hiệp sĩ đá.
Năm ở bên trái. Năm ở bên phải.
Nằm ngửa trên sàn nhà, những hình người được tạc theo kích thước bằng người thật nghỉ ngơi trong những tư thế rất thanh thản. Những hiệp sĩ được thể hiện với đầy đủ áo giáp, khiên và kiếm, cùng những ngôi mộ khiến Langdon có cái cảm giác bất an như thể có ai đó đã lẻn vào trong khi những hiệp sĩ này đang ngủ và đổ một lớp thạch cao lên người họ vậy. Tất cả những hình người ở đây đã dầu dãi phong sương và mặc dù vậy mỗi hình đều rất riêng, độc đáo - các bộ phận áo giáp, tư thế tay chân rõ rành, nét mặt và dấu hiệu trên khiên, tất cả đều khác nhau.
Ở London yên nghỉ một hiệp sĩ được Giáo hoàng mai táng.
Langdon cảm thấy run khi bước từng bước sâu hơn vào căn phòng hình tròn.
Đây tất phải là nơi họ kiếm tìm.
Trong một con hẻm đầy rác rưới rất gần Nhà thờ Temple, Rémy Legaludec lái chiếc limousine hiệu Jaguar tới đậu sau một dãy thùng đựng rác thải công nghiệp. Tắt máy, ông ta kiểm tra xung quanh. Vắng tanh. Ông ta ra khỏi xe, bước về phía sau, và lại trèo vào khoang chính của chiếc limousine nơi đặt gã tu sĩ.
Cảm thấy sự có mặt của Rémy, gã thầy tu ở phía sau dứt ra khỏi trạng thái nửa như cầu nguyện nửa như mê, đôi mắt đỏ của hắn trông có vẻ tò mò hơn là sợ hãi. Suốt buổi tối, Rémy đã rất phục khả năng giữ bình tĩnh của con người đang bị trói gô này. Sau đôi chút kháng cự ban đầu trong chiếc xe Range Rover, gã tu sĩ có vẻ như chấp nhận cảnh ngộ và phó mặc sốphận cho quyền lực tối cao.
Nới lỏng nơ đeo cổ, Rémy mở khuy chiếc áo cổ cao, hồ bột xòe sang hai bên của mình và cảm thấy như lần đầu tiên được thở sau nhiều năm. Đi tới quầy rượu của chiếc limousine, ông ta tự rót cho mình một ly vodka Smirnoff, ông ta tợp luôn một hơi, và rót tiếp ly thứ hai.
Chẳng bao lâu nữa ta sẽ thành người thư nhàn.
Lục trong quầy rượu, Rémy tìm thấy một cái mở rượu tiêu chuẩn và bật mở lưỡi dao sắc nhọn. Con dao thường dùng để cắt lớp thiếc bọc trên đầu nút những chai rượu vang loại tốt, nhưng sáng nay, nó sẽ phục vụ một mục đích ly kỳ hơn nhiều. Rémy quay lại và đối mặt với Silas, giơ lưỡi dao sáng loáng lên.
Bây giờ đôi mắt đỏ ánh lên sự sợ hãi.
Rémy mỉm cười và đi về phía sau chiếc limousine. Gã tu sĩ lùi lại vật lộn với dây trói.
"Nằm im", Rémy thì thầm, giơ con dao lên.
Silas không thể tin là Chúa đã bỏ hắn. Thậm chí nỗi đau thể xác do bị trói cũng được Silas chuyển thành một bài tập tâm linh, biến cái giật thon thót của những cơ bắp khát máu thành sự nhắc nhớ tới nỗi đau mà Chúa Kirixitô đã phải chịu đựng. Mình đã cầu nguyện cả đêm cho sự giải thoát. Giờ đây, khi con dao hạ xuống, Silas nhắm chặt mắt lại.
Một cơn đau xé xuyên qua bả vai. Hắn gào lên, không thể tin được là hắn sắp chết ở đây, phía sau chiếc limousine này, không thể tự bảo vệ. Mình đang làm công việc của Chúa. Thầy Giáo đã nói thầy sẽ bảo vệ mình.
Silas cảm thấy cái gì âm ấm nhoi nhói lan ra khắp lưng và vai, hắn có thể hình dung máu của chính mình đang trào ra trên da thịt. Bây giờ cơn đau nhức nhối xuyên qua đùi gã, và hắn cảm thấy ập tới con sóng ngẫm dội ngược lại của sự mất phương hướng - cơ chế đề kháng của cơ thể chống lại nỗi đau.
Khi cơn đau rát xé dọc các cơ bắp, hắn nhắm mắt chặt hơn, quyết định rằng hình ảnh cuối cùng của cuộc đời hắn sẽ không phải kẻ giết mình. Thay vào đó, hắn tưởng tượng ra một giám mục Aringarosa trẻ hơn, đứng trước nhà thờ nhỏ ở Tây Ban Nha… nhà thờ mà ông và Silas đã xây bằng chính đôi bàn tay họ. Sự khởi đầu của cuộc đời mình.
Silas cảm thấy như thể thân xác đang bị thiêu trên lửa.
"Uống một ly đi", người đàn ông mặc xmôckinh thì thào giọng Pháp, "nó sẽ giúp cho khí huyết lưu thông".
Silas mở choàng mắt, ngạc nhiên. Một hình ảnh nhạt nhòa cúi vế phía hắn, đưa cho hắn một ly chất lỏng. Một đống băng dính bị xé vụn nằm trên sàn bên cạnh con dao vấy máu.
"Uống đi", ông ta lặp lại, "cơn đau mà anh cảm thấy là do máu dồn vào các cơ bắp".
Silas cảm thấy cơn dập dồn nóng rát giờ chuyển thành giậm giựt nhoi nhói. Vị vodka thật kinh khủng, nhưng hắn vẫn uống, cảm thấy biết ơn vì mặc dù số phận đã giáng cho hắn một phần lớn của cái rủi đêm nay, nhưng Chúa đã giải quyết tất cả bằng một xoay chuyển diệu kì.
Chúa đã không bỏ rơi mình.
Silas biết giám mục Aringarosa ắt gọi diễn biến này là sự canthiệp của Chúa.
"Tôi đã muốn giải thoát cho anh sớm hơn", người hầu biện minh, nhưng không thể. Với sự xuất hiện của cảnh sát ở Château Villette, và sau đó ở sân bay Biggin Hill, đây là thời điểm khả thi đầu tiên. Anh có hiểu không, Silas?".
Silas giật mình lùi lại: "Ông biết tên tôi?".
Người hầu mỉm cười.
Silas ngồi dậy, xoa những cơ bắp tê cứng, cảm xúc của hắn lúc này là một dòng lũ pha lẫn bán tín bán nghi, cảm phục và bối rối: "Ông có phải là… Thầy Giáo?".
Rémy lắc đầu, cười cái câu hỏi hàm ý xác nhận: "Tôi ước gì tôi có được quyền năng đó. Không, tôi không phải là Thầy Giáo. Như anh, tôi phục vụ ông. Nhưng Thầy Giáo đánh giá cao anh. Tên tôi là Rémy.".
Silas kinh ngạc: "Tôi không hiểu. Nếu ông làm việc cho Thầy Giáo, tại sao Langdon lại mang viên đá đỉnh vòm về nhà của ông?".
"Không phải nhà của tôi, mà là nhà của nhà sử học hàng đầu thế giới về Chén Thánh, ngài Leigh Teabing".
"Nhưng ông sống ở đó. Có lẽ là…".
Rémy mỉm cười, dường như chẳng mắc mớ gì với việc Langdon chọn nơi ẩn náu có vẻ như một sự trùng hợp: "Tất cả đều có thể đoán được. Robert Langdon đang sở hữu viên đá đỉnh vòm, và ông ta cần sự giúp đỡ. Còn nơi nào hợp lý hơn là nhà của Leigh Teabing? Trước hết việc tôi tình cờ sống ở đó là lý do tại sao Thầy Giáo tiếp cận tôi". Ông ta dừng lại. "Anh nghĩ làm thế nào mà Thầy Giáo biết nhiều như vậy về Chén Thánh?".
Bây giờ sự việc bắt đầu hiện rõ và Silas vô cùng sửng sốt. Thầy Giáo đã tuyển một người hầu có thể truy nhập tất cả những gì mà ngài Teabing nghiên cứu. Thật là xuất sắc.
"Có rất nhiều điều tôi cần nói với anh", Rémy nói, đưa cho Silas khẩu Heckler & Knoch đã nạp đạn. Rồi ông ta với tay qua vách ngăn để ngỏ, lấy ra từ hộp đựng găng một khẩu súng lục ổ quay nhỏ gọn trong lòng bàn tay. "Nhưng trước tiên, anh và tôi có việc cần làm đã".
***
Đại uý Fache bước từ chiếc chuyên cơ xuống sân bay Biggin Hill và lắng nghe đầy ngờ vực báo cáo của chánh thanh tra quận Kent về những gì đã xảy ra trong hăng-ga của Teabmg.
"Chính tôi đã lục soát chiếc máy bay", chánh thanh tra quả quyết "và không có một ai trong đó". Giọng ông ta trở nên ngạo mạn. "Và tôi nên nói thêm rằng nếu ngài Leigh Teabing khiếu tố tôi, tôi sẽ… ".
"Ông đã thẩm vấn người phi công chưa?".
"Tất nhiên là chưa. Anh ta là người Pháp, và quyền thực thi pháp lý của chúng tôi yêu cầu… ".
"Đưa tôi tới chỗ chiếc máy bay".
Khi tới hăng-ga, Fache chỉ cần sáu mươi giây để phát hiện ra một vết máu bất thường trên sàn lát gần chỗ chiếc limousine vừa đỗ. Fache bước lên máy bay và gõ mạnh vào thân máy bay.
"Đây là đại úy Cảnh sát tư pháp Pháp. Mở cửa ra!".
Viên phi công sợ hãi mở cửa xập và hạ cầu thang rút.
Fache trèo lên. Ba phút sau, với sự trợ giúp của khẩu súng, ông ta đã có được đầy đủ lời thú nhận, kể cả sự mô tả gã tu sĩ bạch tạng. Thêm vào đó, ông ta còn biết rằng viên phi công đã thấy Langdon và Sophie để lại vật gì trong két an toàn của Teabing, một thứ hộp gỗ gì đó. Mặc dù viên phi công phủ nhận không biết có gì trong hộp, anh ta thừa nhận là Langdon chỉ tập trung chú ý vào nó trong suốt chuyến bay tới London.
"Mở két an toàn ra", Fache yêu cầu.
Viên phi công có vẻ sợ hãi. "Tôi không biết mã khoá số!".
"Đáng tiếc. Tôi đang định đề nghị để anh được giữ bằng lái của mình".
Viên phi công vặn hai tay vào nhau: "Tôi biết một vài người trong bộ phận duy tu ở đây. Có lẽ họ có thể khoan nó chăng?".
"Anh có nửa giờ".
Viên phi công lao tới máy bộ đàm.
Fache bước về phía sau máy bay và tự rót rượu cho mình.
Lúc này vẫn sớm, nhưng vì ông ta chưa được chợp mắt nên đây không kể là uống rượu trước buổi trưa. Ngồi xuống chiếc ghế bọc vải nhung, ông ta nhắm mắt lại, cố gắng phân tích những gì đang diễn ra. Sai lầm của cảnh sát quận Kelt có thể làm mình trả giá đắt. Giờ đây, mọi người đang dồn sức tìm kiếm chiếc limousine Jaguar màu đen.
Chuông điện thoại của Fache vang lên, và ông ta ước có được một phút bình yên. "Alô?".
"Tôi đang trên đường tới London", đó là giám mục Aringarosa. "Tôi sẽ tới nơi trong vòng một giờ nữa".
Fache ngồi xuống: "Tôi tưởng ngài đang đi Paris?".
"Tôi rất lo lắng và đã thay đổi kế hoạch".
"Lẽ ra ngài không nên làm vậy".
"Ông đã tìm được Silas chưa?".
"Chưa. Những kẻ bắt giữ hắn đã qua mặt được cảnh sát địa phương trước khi tôi hạ cánh".
Giọng Aringarosa gắt lên, giận dữ: "Ông đã cam đoan với tôi là sẽ ngăn chiếc máy bay đó lại!".
Fache hạ thấp giọng: "Thưa giám mục, xét tình cảnh của ngài, tôi khuyên ngài đừng thử thách lòng kiên nhẫn của tôi ngày hôm nay. Tôi sẽ tìm thấy Silas cùng những tên kia trong thời hạn sớm nhất có thể. Ngài sắp hạ cánh ở đâu?".
"Chờ một lát", Aringarosa che ống nghe, rồi nói tiếp, "tay phi công đang xin phép hạ cánh ở Heathrow. Tôi là hành khách duy nhất của anh ta, nhưng việc đổi hướng bay là ngoài kế hoạch".
"Hãy bảo anh ta tới sân bay Biggin Hill. Tôi sẽ xin cho anh ta hạ cánh. Nếu tôi không có ở đây khi ngài hạ cánh, tôi sẽ cho xe đợi ngài".
"Cám ơn ông".
"Như tôi đã nói trong lần đầu chúng ta nói chuyện với nhau, thưa giám mục, ngài nên nhớ kỹ rằng ngài không phải là người duy nhất sắp mất hết mọi thứ".
---------------------------------------------------
Bình luận facebook