Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 25
Hai người ầm ĩ trên giường rất lâu, câu từ lúng búng nghe không rõ, nhưng tiếng động là thật.
Trong các viện khác đều có cô hầu thông phòng đi theo hầu hạ các cậu chủ, khi làm chuyện giường chiếu cũng không tránh mặt, chủ nhân vui vẻ sẽ ăn nằm với các cô ấy, chung chăn chung gối là chuyện rất bình thường. Chỗ ở của cậu ba cũng được sắp xếp cô hầu thông phòng từ lâu, có điều đều bị anh đuổi ra ngoài, mấy gã hầu luân phiên ngủ trong phòng.
Trong viện chưa từng có phụ nữ, huống chi cùng chung chăn gối.
Cô Thẩm này chính là vị đầu tiên.
Gã hầu không hiểu sao được?
Anh ta lui ra ngoài, dặn dò lại với người khác.
Lúc này, cô đang ở gian phòng phía Tây, không tìm thấy gương đồng, đành soi kính cửa sổ, lấy ngón tay làm lược, cào tạm mấy cái sửa lại tóc tai.
Nơi Phó Đồng Văn ở là một gian phòng kín nằm ở phía Đông nhà chính, phía Tây cũng có một gian, Thẩm Hề thay quần áo ở đó.
Khi trở về gian phòng phía Đông, hai cô hầu đang phục vụ Phó Đồng Văn đánh răng rửa mặt. Thấy Thẩm Hề vào, Phó Đồng Văn xắn ông tay áo, tự mình vớt chiếc khăn trong chậu đồng lên, khẽ vắt: "Nào."
Thẩm Hề nhích từng bước tới trước mặt anh.
Nét mặt anh khi cúi đầu giống như sắp hôn cô.
Khi chiếc khăn nóng trùm lên khuôn mặt, cô mới bừng bỉnh, anh đang lau mặt cho cô.
Bốn năm.
Băng rừng vượt biến đến nơi quê người, trèo đèo lội suối trở về cố hương.
Những ngày ở nhà họ Phó, mùa đông bắt đầu lại từ nơi đây.
Viện của Phó Đồng Văn không nhỏ.
Từ cửa thùy hoa bước vào là tiền sảnh, phía sau là phòng khách, sau đó mới là đại viện chính.
Nhà chính được ngăn thành một gian mở hai gian kín, gian mở chính giữa là gian chính, hai bên là gian kín. Gian phòng phía Đông là phòng ngủ của Phó Đồng Văn, mùa đông sợ hoi lạnh tràn vào nên người làm đã treo cho anh tấm rèm vải bông rất dày.
Căn phòng phụ phía Đông nhà chính là thư phòng. Giá sách kê sát tường dọc theo phía Tây, bên trên xếp đầy sách.
Trong viện có bốn cô hầu, sáu gã hầu, Đàm Khánh Hạng và cậu thiếu niên nọ. Cậu thiếu niên được đặt tên là Vạn An. Cái tên này để trấn áp con ma bệnh trên người Phó Đồng Văn.
"Trước đây anh tên gì?" Một ngày Thẩm Hề hỏi cậu ta.
Thiếu niên như gặp phải cường địch, dường như sợ nói ra sẽ khiến bệnh Phó Đồng Văn nặng hơn, liền thận trọng trả lời: "Tên tôi là Vạn An mà."
Khi nói câu này, cậu ta đang thay hoa mai đỏ trong thư phòng.
Hoa mai đỏ do lão gia sai người đưa đến.
Thẩm Hề xông bừa vào nhà họ Phó, phá vỡ thế "ao tù nước đọng", tình hình bế tắc, lão gia vốn không hỏi không thăm viện này giờ cũng dần dần thay đổi. Trước đây suốt hai mươi bốn tiếng người mang súng đứng gác ngoài cửa thùy hoa đều là thân tín của lão gia, trừ đưa thức ăn, đồ bổ và thuốc men đến, lão gia hoàn toàn lạnh nhạt với cậu ba một thời vẻ vang trong kinh thành, không ngó ngàng tới.
Băng đá chính thức được phá vỡ vào thứ Tư, ngày mùng tám tháng Mười hai năm 1915.
Mùng hai tháng Mười một nằm Ất Mão Âm lịch, tiết Đại tuyết.
Ngày hôm ấy, các cô hầu đun nước nóng, bê từng chậu hắt vào băng kết thành tảng trong sân. Các gã hầu dùng chổi rơm quét nước và vụn băng đã tan đi, sau đó dùng khăn bông thấm nước trên mặt đất.
Thẩm Hề cuộn tròn người trên chiếc bành trong thư phòng, đầu gối đắp áo lông chồn, đang chờ Phó Đồng Văn.
Cô nhìn mấy cô hầu và gã hầu đang bận rộn bên ngoài cửa sổ. Anh đứng quay lưng về phía cô, ống tay áo sơ mi dùng sợi dây nhỏ màu đen buộc chặt lại, xắn lên cao cài tấc. Cách mặc này để lộ cổ tay anh ra ngoài, thuận tiện cho anh lật sách và viết chữ.
"Sắp đi chưa anh? Về phòng cửa soạn nhé?" Cô chống cằm lên đầu gối, khẽ hỏi.
Hôm nay là tiết Đại tuyết, cũng là lễ mừng thọ Phó lão gia. Người của Phó lão gia chuyển lời gọi anh đến nghe kịch.
Đây là lệnh đặc xá.
Nhưng Phó Đồng Văn không cho rằng chỉ dựa vào Thẩm Hề và mấy lời nói hươu nói vượn của cô là có thể thái bình.
Bên ngoài cửa thùy hoa, điều gì đang chờ đợi anh? Thế cục hiện giờ như thế nào? Sẽ phải đối mặt ra sao? Sau khi tiễn tôi tớ thân tín của Phó lão gia đi, trong lòng Phó Đồng Văn đã có nhiều suy đoán.
Sắp tới giờ nghe kịch nhưng anh vẫn chưa quyết được: Có nên đưa Thẩm Hề đi cùng không?
"Đi, đi cùng anh." Anh gấp sách lại.
"Em cũng đi sao?" Thẩm Hề vội lắc đầu, "Không ổn lắm đâu..."
Anh mỉm cười, nhét sách vào tầng thứ ba trên giá, vén tấm áo da chồn trên đầu gối cô, kéo cô đứng dậy khỏi ghế bành:"Em cũng đi, có thể yểm trợ cho anh mà."
"Yểm trợ?" Thẩm Hề không hiểu.
Anh cười, khoác áo vest lên vai cô.
"Anh muốn em làm gì thì nói ra trước đi. Em vẫn chưa biết hết về người nhà anh, bốn năm trước từng gặp ai cũng không nhớ nữa, rốt cuộc anh có mấy anh chị em? Cha anh có mấy dì? Anh muốn em yểm trợ, vậy yểm trợ như thế nào?"
Phó Đồng Văn tháo chiếc kính gọng đen, gập gọng kính lại, hình như đang suy nghĩ xem nên giải thích như thế nào. Trong nhà họ Phó, thân phận của cô khá nhạy cảm: "Em cứ đi đi, nếu có lúc anh không muốn nói chuyện thì còn có cách tránh né."
Anh nói thế, cô cũng vững dạ.
Trở về phòng, cô hầu đang thu dọn giường chiếu, cô ôm quần áo đến phòng kín phía Tây thay như thường lệ.
Đi qua người anh, Phó Đồng Văn giữ cổ tay cô lại, mỉm cười nói thầm:"Hôm nay là ngày lễ, thay ở trong này đi em."
Tiết Đại tuyết cũng là ngày lễ ư?
"Sắp muộn rồi đấy." Cô nhìn hai cô hầu, luống cuống rút tay ra.
Phó Đồng Văn cũng chỉ nói đùa, không ép cô thêm, vừa thả tay ra cô liền trốn mất.
Anh miết nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào nhau, như đang nhấm nháp xúc cảm mềm mại ở làn da trên cổ tay cô.
Khi đang sa sút, không nắm chắc sống chết của mình, anh tuyệt đối sẽ không kéo chân cô theo, cũng không muốn làm vợ chồng thật sự với cô.
Hai chữ "cô Thẩm" đã tạo cho cô đường lui, không chạm vào cô cũng là để cô có thể tự bảo vệ tính mạng mình. Buổi sớm ngày hôm ấy, ở trên giường anh đã nhìn thấy hết tất cả cơ thế cô gái mình yêu, nhưng cũng chỉ nhìn mà thôi.
Dù sao Phó Đồng Văn là người đàn ông từng lui tới chốn ngõ liễu tường hoa, cái "nhìn" này không giống với người khác. Anh thích nhất khi tỉnh dậy vào sáng sớm hay sao giấc ngủ trưa, ôm Thẩm Hề đang ngủ say vào lòng, cởi hết quần áo của cô ra, ngắm nhìn tỉ mỉ đường nét cơ thể ấy. Từ trên xuống dưới, không bỏ sót nơi nào.
"Anh ba có chừng mực." Mỗi lần anh đều nói như vậy, kèm theo nụ cười trêu chọc cô, "Chỉ làm thế này thôi, không sao đâu."
Anh nhìn công khai, thỉnh thoảng khi tình cảm dâng trào sẽ vu0t ve một lúc lâu, thế mà vẫn nói như mình là quân tử đoan chính.
Họ hàng thân sơ đều nườm nượp tới phủ, đông đúc hơn nhiều so với những năm trước.
Họ đến để mừng đại thọ bảy mươi tuổi của Phó lão gia, người ta nói đây là độ tuổi xưa nay hiếm, lại là năm chẵn, đương nhiên phải đến chia vui; hơn nữa nhà họ Phó tâm phúc bên cạnh đại tổng thống, hiện giờ tân hoàng sắp đăng cơ, những ai ủng hộ triều đình mà không có thân phận thì tranh thủ cơ hội này nịnh hót họ Phó cũng hay.
Phó lão gia cho phép Phó Đồng Văn ra khỏi viện của mình, nhưng không cho phép anh dùng cơm trưa với bậc bề trên, cố tình để anh mất mặt.
Khi Phó Đồng Văn đưa Thẩm Hề đến hoa viên phía sau, tầng dưới đã chật cứng người ngồi.
Đối diện với sân khấu là khu chỗ ngồi hai tầng, dùng để xem kịch.
Phần lớn đàn ông ngồi xung quanh sân khấu đều mặc trường sam (1) hai lớp và mã quái (2), đầu đội mũ quả dưa bằng gấm. Phụ nữ cũng ăn mặc theo kiểu cũ, bên cạnh thường có trẻ con đứng hoặc ngồi, tiếng người ồn ã, xôn xao huyên náo.
(1) Trang phục của nam giới thời Thanh, là một chiếc áo dài, cổ áo đứng cao và cài khuy cúc bằng vải phía bên phải, ống tay áo chẽn bó sát hoặc rộng, đến thời Dân Quốc vẫn phổ biến.
(2) Một loại áo khoác ngắn, đa phần danh cho đàn ông, lưu hành vào thời Thanh và Dân Quốc.
Đó đều là họ hàng gần xa của Phó gia.
Phó Đồng Văn dẫn Thẩm Hề đi qua tầng một, gã hầu dẫn họ lên tầng hai, mấy người đàn ông lớn tuổi ở phía sau nhìn thấy anh đều hấp tấp đứng lên chào hỏi, gọi anh là "chú ba". Cho đến kkhi họ đến cầu thang, Thẩm Hề mới hỏi nhỏ: "Mấy người đó, thoạt nhìn còn lớn tuổi anh nhỉ?"
Phó Đồng Văn mỉm cười, xoa đầu cô: "Đúng thế."
"Lát nữa lên đó em sẽ không nói gì, nếu anh cần em giúp thì nháy mắt với em."
"Thả lỏng nào." Ngược lại anh rất ung dung, hai tay nắm cổ áo vest bằng dạ, dựng thẳng lên, "Hôm nay em đi theo anh ba chỉ để xem kịch mà thôi."
Phó Đồng Văn mang theo nét cười trên khóe miệng, thong thả lên tầng.
Khi bước lên cầu thang gỗ giày da dưới chân anh tạo thành tiếng kẽo kẹt, nghe vô cùng rõ ràng. Thẩm Hề thấy tay phải anh đút vào túi quần, tay còn lại đặt trên cúc áo sơ mi, dáng vẻ khinh khỉnh, từ đuôi mày cho đến cả khuôn mặt.
Chỉ một động tác nhỏ như vậy, nhưng như đang hóa trang cho anh.
Anh ở trong viện và ngoài viện là hai người hoàn toàn khác nhau.
Đúng lúc này tiếng đàn hồ vang lên, vở kịch mở màn.
Thẩm Hề bình tĩnh lại, đi theo anh lên tầng.
Không giống như trong thư phòng ngày ấy, lần này trên tầng hai đủ người cả.
Phó lão gia và phu nhân ngồi giữa, mấy bà vợ bé đều đưa con trai, con gái còn nhỏ của mình đi theo, lần lượt ngồi dưới phu nhân. Bên kia là con trai, con gái đã trưởng thành, cậu cả, cậu hai, cậu năm và cô sáu đều có mặt, có cả ba cô con gái đã có tuổi đi cùng chồng. Phó Đồng Văn xuất hiện cùng cô, cả tầng hai đều lặng ngắt như tờ.
Mọi người không đoán được thái độ của Phó lão gia, nên không ai chào hỏi.
Cậu năm mặc quân trang không giống mọi người, nhiệt tình đứng lên, nở nụ cười vẫy tay với gã hầu đứng sau lưng: "Mang một chiếc ghế đến đây." Đoạn nói với anh, "Anh ba, ngồi chỗ em này."
"Em ngồi đi, khách sáo với anh ba làm gì." Anh cười trả lời.
Phó Đồng Văn rút tay phải ra khỏi túi quần, cung kính nhận lỗi với người ngồi trên: "Cha, con trai bất hiếu đến chúc thọ cha. Chúc cha xuân mãi không già, thọ như Bành Tổ (1)." Vừa dứt lời thì thêm vào một câu: "Mong cho con cháu nhà chúng ta bớt đi một người như con, cũng giúp cha đỡ lo hơn." Câu trước còn trang trọng, câu sau đã cợt nhả.
(1) Bành Tổ: chỉ người sống lâu. Theo Thần tiên truyện thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, là cháu sàu đời của vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành - Từ Châu) vì thế gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khỏe, được mời ra giữ chức Đại phu.
Mấy bà vợ bé bật cười trước tiên, có ý giúp Phó Đồng Văn hòa giải.
Phó lão gia than:"Cái thằng..."
Rồi lại thở dài một hơi.
Từ khi bị áp giải về phủ, hai cha con chưa từng gặp nhau. Nói không nhớ là giả.
"Ngồi đi, cha con có giận con cũng không giận được cả đời." Phó phu nhân mở lời.
Bà cười tủm tỉm gọi người chuyển hai chiếc ghế cho Phó Đồng Văn. Trước đây Phó Đồng Văn đối xử với người làm trong nhà tử tể nhất, nên mấy cô hầu và gã hầu đứng hầu hạ thấy lão gia không so đo nữa thì không c4n sai bảo đã nhanh chóng rót trà cho họ.
Vở kịch đến cao trào, nhóm phụ nữ trên tầng hai đều chạy đến lan can, cười đùa, bắt chước đàn ông bên dưới khen hay. Những ngày như vậy, ngay lá trà màu xanh ngọc nở trong tách trà tựa như cũng mang theo không khí vui mừng. Không ai không cười rạng rỡ.
Thẩm Hề ngồi bên cạnh Phó Đồng Văn, yên lặng xem kịch.
Một lát sau, câu năm Phó Đồng Lâm dời chỗ sang đây ngồi, hạ thấp giọng thân thiết trò chuyện với Phó Đồng Văn. Mẹ đẻ của cậu năm là người dân tộc Triều Tiên, dịu dàng thùy mị, nên con trai khi sinh ra cũng giống con gái, mặt mũi thanh tú. Nhưng trong hàng con cháu nhà họ phó, chỉ có cậu mặc quân trang. Từ mấy câu nói bập bõm của họ, Thẩm Hề nghe ra cậu học trường quân đội Bảo Định, khi sắ tốt nghiệp thì đánh nhau với bạn học nên mất tư cách vào quân đội Bắc Dương.
Cuối cùng trường quân đội Bảo Định đưa cậu đến quân đội không chính quy ở phương Nam để sung quân. Phó lão gia không muốn, vẫn đang điều đình cho cậu.
"Đến phương Nam mới tốt, em sẽ nghĩ cách phá bĩnh sắp xếp của cha." Cậu năm cười thầm, "Lần này anh ba được trả lại tự do thì em có người nói giúp rồi. Đêm nay em đến chỗ anh nhé?"
Phó Đồng Văn mỉm cười, bắt tréo chân, bàn chân khẽ gõ nhịp theo giai điệu vở kịch: "Em nề nếp chút đi, quân đội không chính quy ở phương Nam thường xuyên không phát quân lương, ở lại quân Bắc Dương chính thống mới có lợi nhất."
Cậu năm cười rộ: "Anh ba cổ hủ quá."
"Anh ba vừa mới được thả xích, cha vẫn chưa nguôi giận hoàn toàn." Phó Đồng Văn trả lời, "Bên anh, nếu có thể thì ít lui tới thôi, tránh bị mắng làm liên lụy đến em."
Cậu năm ngồi thẳng người, đôi chân xỏ ủng quân đội dạng ra: "Sợ gì chứ, đều là người nhà cả."
Cậu năm nói như đang tuyên thệ, sau đó cười ngượng ngùng.
Cô sáu Phó Thanh Hòa dựa vào lan can cầm một đống tiền kim loại định vứt lên sân khấu để ban thưởng, tiền chưa kịp ném đi, cô bỗng nhiên bật cười, quay người lại gọi Phó Đồng Văn: "Anh ba, nhìn này, anh nhìn bên kia sẽ hiểu ngay tại sao hôm nay cha lại cho anh ra ngoài."
Gì cơ? Thẩm Hề nhìn theo ngón tay cô sáu chỉ.
Bên cầu thang, một cô gái mặc áo khoác dạ màu đen, cổ choàng lông đuôi chồn màu trắng, hai tay đút vào trong túi áo đang thong thả bước lên tầng. Cô ấy có dụng mạo xinh đẹp, mái tóc ngắn đến mang tai được chải gọn gàng, môi nở nụ cười, nhưng ánh mắt nhìn xoáy vào Phó Đồng Văn hơi dao động.
Phó Đồng Văn và cô ấy nhìn thẳng vào nhau trong giây lát, sau đó ánh mắt anh lướt qua, nhìn lên sân khấu.
Trong các viện khác đều có cô hầu thông phòng đi theo hầu hạ các cậu chủ, khi làm chuyện giường chiếu cũng không tránh mặt, chủ nhân vui vẻ sẽ ăn nằm với các cô ấy, chung chăn chung gối là chuyện rất bình thường. Chỗ ở của cậu ba cũng được sắp xếp cô hầu thông phòng từ lâu, có điều đều bị anh đuổi ra ngoài, mấy gã hầu luân phiên ngủ trong phòng.
Trong viện chưa từng có phụ nữ, huống chi cùng chung chăn gối.
Cô Thẩm này chính là vị đầu tiên.
Gã hầu không hiểu sao được?
Anh ta lui ra ngoài, dặn dò lại với người khác.
Lúc này, cô đang ở gian phòng phía Tây, không tìm thấy gương đồng, đành soi kính cửa sổ, lấy ngón tay làm lược, cào tạm mấy cái sửa lại tóc tai.
Nơi Phó Đồng Văn ở là một gian phòng kín nằm ở phía Đông nhà chính, phía Tây cũng có một gian, Thẩm Hề thay quần áo ở đó.
Khi trở về gian phòng phía Đông, hai cô hầu đang phục vụ Phó Đồng Văn đánh răng rửa mặt. Thấy Thẩm Hề vào, Phó Đồng Văn xắn ông tay áo, tự mình vớt chiếc khăn trong chậu đồng lên, khẽ vắt: "Nào."
Thẩm Hề nhích từng bước tới trước mặt anh.
Nét mặt anh khi cúi đầu giống như sắp hôn cô.
Khi chiếc khăn nóng trùm lên khuôn mặt, cô mới bừng bỉnh, anh đang lau mặt cho cô.
Bốn năm.
Băng rừng vượt biến đến nơi quê người, trèo đèo lội suối trở về cố hương.
Những ngày ở nhà họ Phó, mùa đông bắt đầu lại từ nơi đây.
Viện của Phó Đồng Văn không nhỏ.
Từ cửa thùy hoa bước vào là tiền sảnh, phía sau là phòng khách, sau đó mới là đại viện chính.
Nhà chính được ngăn thành một gian mở hai gian kín, gian mở chính giữa là gian chính, hai bên là gian kín. Gian phòng phía Đông là phòng ngủ của Phó Đồng Văn, mùa đông sợ hoi lạnh tràn vào nên người làm đã treo cho anh tấm rèm vải bông rất dày.
Căn phòng phụ phía Đông nhà chính là thư phòng. Giá sách kê sát tường dọc theo phía Tây, bên trên xếp đầy sách.
Trong viện có bốn cô hầu, sáu gã hầu, Đàm Khánh Hạng và cậu thiếu niên nọ. Cậu thiếu niên được đặt tên là Vạn An. Cái tên này để trấn áp con ma bệnh trên người Phó Đồng Văn.
"Trước đây anh tên gì?" Một ngày Thẩm Hề hỏi cậu ta.
Thiếu niên như gặp phải cường địch, dường như sợ nói ra sẽ khiến bệnh Phó Đồng Văn nặng hơn, liền thận trọng trả lời: "Tên tôi là Vạn An mà."
Khi nói câu này, cậu ta đang thay hoa mai đỏ trong thư phòng.
Hoa mai đỏ do lão gia sai người đưa đến.
Thẩm Hề xông bừa vào nhà họ Phó, phá vỡ thế "ao tù nước đọng", tình hình bế tắc, lão gia vốn không hỏi không thăm viện này giờ cũng dần dần thay đổi. Trước đây suốt hai mươi bốn tiếng người mang súng đứng gác ngoài cửa thùy hoa đều là thân tín của lão gia, trừ đưa thức ăn, đồ bổ và thuốc men đến, lão gia hoàn toàn lạnh nhạt với cậu ba một thời vẻ vang trong kinh thành, không ngó ngàng tới.
Băng đá chính thức được phá vỡ vào thứ Tư, ngày mùng tám tháng Mười hai năm 1915.
Mùng hai tháng Mười một nằm Ất Mão Âm lịch, tiết Đại tuyết.
Ngày hôm ấy, các cô hầu đun nước nóng, bê từng chậu hắt vào băng kết thành tảng trong sân. Các gã hầu dùng chổi rơm quét nước và vụn băng đã tan đi, sau đó dùng khăn bông thấm nước trên mặt đất.
Thẩm Hề cuộn tròn người trên chiếc bành trong thư phòng, đầu gối đắp áo lông chồn, đang chờ Phó Đồng Văn.
Cô nhìn mấy cô hầu và gã hầu đang bận rộn bên ngoài cửa sổ. Anh đứng quay lưng về phía cô, ống tay áo sơ mi dùng sợi dây nhỏ màu đen buộc chặt lại, xắn lên cao cài tấc. Cách mặc này để lộ cổ tay anh ra ngoài, thuận tiện cho anh lật sách và viết chữ.
"Sắp đi chưa anh? Về phòng cửa soạn nhé?" Cô chống cằm lên đầu gối, khẽ hỏi.
Hôm nay là tiết Đại tuyết, cũng là lễ mừng thọ Phó lão gia. Người của Phó lão gia chuyển lời gọi anh đến nghe kịch.
Đây là lệnh đặc xá.
Nhưng Phó Đồng Văn không cho rằng chỉ dựa vào Thẩm Hề và mấy lời nói hươu nói vượn của cô là có thể thái bình.
Bên ngoài cửa thùy hoa, điều gì đang chờ đợi anh? Thế cục hiện giờ như thế nào? Sẽ phải đối mặt ra sao? Sau khi tiễn tôi tớ thân tín của Phó lão gia đi, trong lòng Phó Đồng Văn đã có nhiều suy đoán.
Sắp tới giờ nghe kịch nhưng anh vẫn chưa quyết được: Có nên đưa Thẩm Hề đi cùng không?
"Đi, đi cùng anh." Anh gấp sách lại.
"Em cũng đi sao?" Thẩm Hề vội lắc đầu, "Không ổn lắm đâu..."
Anh mỉm cười, nhét sách vào tầng thứ ba trên giá, vén tấm áo da chồn trên đầu gối cô, kéo cô đứng dậy khỏi ghế bành:"Em cũng đi, có thể yểm trợ cho anh mà."
"Yểm trợ?" Thẩm Hề không hiểu.
Anh cười, khoác áo vest lên vai cô.
"Anh muốn em làm gì thì nói ra trước đi. Em vẫn chưa biết hết về người nhà anh, bốn năm trước từng gặp ai cũng không nhớ nữa, rốt cuộc anh có mấy anh chị em? Cha anh có mấy dì? Anh muốn em yểm trợ, vậy yểm trợ như thế nào?"
Phó Đồng Văn tháo chiếc kính gọng đen, gập gọng kính lại, hình như đang suy nghĩ xem nên giải thích như thế nào. Trong nhà họ Phó, thân phận của cô khá nhạy cảm: "Em cứ đi đi, nếu có lúc anh không muốn nói chuyện thì còn có cách tránh né."
Anh nói thế, cô cũng vững dạ.
Trở về phòng, cô hầu đang thu dọn giường chiếu, cô ôm quần áo đến phòng kín phía Tây thay như thường lệ.
Đi qua người anh, Phó Đồng Văn giữ cổ tay cô lại, mỉm cười nói thầm:"Hôm nay là ngày lễ, thay ở trong này đi em."
Tiết Đại tuyết cũng là ngày lễ ư?
"Sắp muộn rồi đấy." Cô nhìn hai cô hầu, luống cuống rút tay ra.
Phó Đồng Văn cũng chỉ nói đùa, không ép cô thêm, vừa thả tay ra cô liền trốn mất.
Anh miết nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào nhau, như đang nhấm nháp xúc cảm mềm mại ở làn da trên cổ tay cô.
Khi đang sa sút, không nắm chắc sống chết của mình, anh tuyệt đối sẽ không kéo chân cô theo, cũng không muốn làm vợ chồng thật sự với cô.
Hai chữ "cô Thẩm" đã tạo cho cô đường lui, không chạm vào cô cũng là để cô có thể tự bảo vệ tính mạng mình. Buổi sớm ngày hôm ấy, ở trên giường anh đã nhìn thấy hết tất cả cơ thế cô gái mình yêu, nhưng cũng chỉ nhìn mà thôi.
Dù sao Phó Đồng Văn là người đàn ông từng lui tới chốn ngõ liễu tường hoa, cái "nhìn" này không giống với người khác. Anh thích nhất khi tỉnh dậy vào sáng sớm hay sao giấc ngủ trưa, ôm Thẩm Hề đang ngủ say vào lòng, cởi hết quần áo của cô ra, ngắm nhìn tỉ mỉ đường nét cơ thể ấy. Từ trên xuống dưới, không bỏ sót nơi nào.
"Anh ba có chừng mực." Mỗi lần anh đều nói như vậy, kèm theo nụ cười trêu chọc cô, "Chỉ làm thế này thôi, không sao đâu."
Anh nhìn công khai, thỉnh thoảng khi tình cảm dâng trào sẽ vu0t ve một lúc lâu, thế mà vẫn nói như mình là quân tử đoan chính.
Họ hàng thân sơ đều nườm nượp tới phủ, đông đúc hơn nhiều so với những năm trước.
Họ đến để mừng đại thọ bảy mươi tuổi của Phó lão gia, người ta nói đây là độ tuổi xưa nay hiếm, lại là năm chẵn, đương nhiên phải đến chia vui; hơn nữa nhà họ Phó tâm phúc bên cạnh đại tổng thống, hiện giờ tân hoàng sắp đăng cơ, những ai ủng hộ triều đình mà không có thân phận thì tranh thủ cơ hội này nịnh hót họ Phó cũng hay.
Phó lão gia cho phép Phó Đồng Văn ra khỏi viện của mình, nhưng không cho phép anh dùng cơm trưa với bậc bề trên, cố tình để anh mất mặt.
Khi Phó Đồng Văn đưa Thẩm Hề đến hoa viên phía sau, tầng dưới đã chật cứng người ngồi.
Đối diện với sân khấu là khu chỗ ngồi hai tầng, dùng để xem kịch.
Phần lớn đàn ông ngồi xung quanh sân khấu đều mặc trường sam (1) hai lớp và mã quái (2), đầu đội mũ quả dưa bằng gấm. Phụ nữ cũng ăn mặc theo kiểu cũ, bên cạnh thường có trẻ con đứng hoặc ngồi, tiếng người ồn ã, xôn xao huyên náo.
(1) Trang phục của nam giới thời Thanh, là một chiếc áo dài, cổ áo đứng cao và cài khuy cúc bằng vải phía bên phải, ống tay áo chẽn bó sát hoặc rộng, đến thời Dân Quốc vẫn phổ biến.
(2) Một loại áo khoác ngắn, đa phần danh cho đàn ông, lưu hành vào thời Thanh và Dân Quốc.
Đó đều là họ hàng gần xa của Phó gia.
Phó Đồng Văn dẫn Thẩm Hề đi qua tầng một, gã hầu dẫn họ lên tầng hai, mấy người đàn ông lớn tuổi ở phía sau nhìn thấy anh đều hấp tấp đứng lên chào hỏi, gọi anh là "chú ba". Cho đến kkhi họ đến cầu thang, Thẩm Hề mới hỏi nhỏ: "Mấy người đó, thoạt nhìn còn lớn tuổi anh nhỉ?"
Phó Đồng Văn mỉm cười, xoa đầu cô: "Đúng thế."
"Lát nữa lên đó em sẽ không nói gì, nếu anh cần em giúp thì nháy mắt với em."
"Thả lỏng nào." Ngược lại anh rất ung dung, hai tay nắm cổ áo vest bằng dạ, dựng thẳng lên, "Hôm nay em đi theo anh ba chỉ để xem kịch mà thôi."
Phó Đồng Văn mang theo nét cười trên khóe miệng, thong thả lên tầng.
Khi bước lên cầu thang gỗ giày da dưới chân anh tạo thành tiếng kẽo kẹt, nghe vô cùng rõ ràng. Thẩm Hề thấy tay phải anh đút vào túi quần, tay còn lại đặt trên cúc áo sơ mi, dáng vẻ khinh khỉnh, từ đuôi mày cho đến cả khuôn mặt.
Chỉ một động tác nhỏ như vậy, nhưng như đang hóa trang cho anh.
Anh ở trong viện và ngoài viện là hai người hoàn toàn khác nhau.
Đúng lúc này tiếng đàn hồ vang lên, vở kịch mở màn.
Thẩm Hề bình tĩnh lại, đi theo anh lên tầng.
Không giống như trong thư phòng ngày ấy, lần này trên tầng hai đủ người cả.
Phó lão gia và phu nhân ngồi giữa, mấy bà vợ bé đều đưa con trai, con gái còn nhỏ của mình đi theo, lần lượt ngồi dưới phu nhân. Bên kia là con trai, con gái đã trưởng thành, cậu cả, cậu hai, cậu năm và cô sáu đều có mặt, có cả ba cô con gái đã có tuổi đi cùng chồng. Phó Đồng Văn xuất hiện cùng cô, cả tầng hai đều lặng ngắt như tờ.
Mọi người không đoán được thái độ của Phó lão gia, nên không ai chào hỏi.
Cậu năm mặc quân trang không giống mọi người, nhiệt tình đứng lên, nở nụ cười vẫy tay với gã hầu đứng sau lưng: "Mang một chiếc ghế đến đây." Đoạn nói với anh, "Anh ba, ngồi chỗ em này."
"Em ngồi đi, khách sáo với anh ba làm gì." Anh cười trả lời.
Phó Đồng Văn rút tay phải ra khỏi túi quần, cung kính nhận lỗi với người ngồi trên: "Cha, con trai bất hiếu đến chúc thọ cha. Chúc cha xuân mãi không già, thọ như Bành Tổ (1)." Vừa dứt lời thì thêm vào một câu: "Mong cho con cháu nhà chúng ta bớt đi một người như con, cũng giúp cha đỡ lo hơn." Câu trước còn trang trọng, câu sau đã cợt nhả.
(1) Bành Tổ: chỉ người sống lâu. Theo Thần tiên truyện thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, là cháu sàu đời của vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành - Từ Châu) vì thế gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khỏe, được mời ra giữ chức Đại phu.
Mấy bà vợ bé bật cười trước tiên, có ý giúp Phó Đồng Văn hòa giải.
Phó lão gia than:"Cái thằng..."
Rồi lại thở dài một hơi.
Từ khi bị áp giải về phủ, hai cha con chưa từng gặp nhau. Nói không nhớ là giả.
"Ngồi đi, cha con có giận con cũng không giận được cả đời." Phó phu nhân mở lời.
Bà cười tủm tỉm gọi người chuyển hai chiếc ghế cho Phó Đồng Văn. Trước đây Phó Đồng Văn đối xử với người làm trong nhà tử tể nhất, nên mấy cô hầu và gã hầu đứng hầu hạ thấy lão gia không so đo nữa thì không c4n sai bảo đã nhanh chóng rót trà cho họ.
Vở kịch đến cao trào, nhóm phụ nữ trên tầng hai đều chạy đến lan can, cười đùa, bắt chước đàn ông bên dưới khen hay. Những ngày như vậy, ngay lá trà màu xanh ngọc nở trong tách trà tựa như cũng mang theo không khí vui mừng. Không ai không cười rạng rỡ.
Thẩm Hề ngồi bên cạnh Phó Đồng Văn, yên lặng xem kịch.
Một lát sau, câu năm Phó Đồng Lâm dời chỗ sang đây ngồi, hạ thấp giọng thân thiết trò chuyện với Phó Đồng Văn. Mẹ đẻ của cậu năm là người dân tộc Triều Tiên, dịu dàng thùy mị, nên con trai khi sinh ra cũng giống con gái, mặt mũi thanh tú. Nhưng trong hàng con cháu nhà họ phó, chỉ có cậu mặc quân trang. Từ mấy câu nói bập bõm của họ, Thẩm Hề nghe ra cậu học trường quân đội Bảo Định, khi sắ tốt nghiệp thì đánh nhau với bạn học nên mất tư cách vào quân đội Bắc Dương.
Cuối cùng trường quân đội Bảo Định đưa cậu đến quân đội không chính quy ở phương Nam để sung quân. Phó lão gia không muốn, vẫn đang điều đình cho cậu.
"Đến phương Nam mới tốt, em sẽ nghĩ cách phá bĩnh sắp xếp của cha." Cậu năm cười thầm, "Lần này anh ba được trả lại tự do thì em có người nói giúp rồi. Đêm nay em đến chỗ anh nhé?"
Phó Đồng Văn mỉm cười, bắt tréo chân, bàn chân khẽ gõ nhịp theo giai điệu vở kịch: "Em nề nếp chút đi, quân đội không chính quy ở phương Nam thường xuyên không phát quân lương, ở lại quân Bắc Dương chính thống mới có lợi nhất."
Cậu năm cười rộ: "Anh ba cổ hủ quá."
"Anh ba vừa mới được thả xích, cha vẫn chưa nguôi giận hoàn toàn." Phó Đồng Văn trả lời, "Bên anh, nếu có thể thì ít lui tới thôi, tránh bị mắng làm liên lụy đến em."
Cậu năm ngồi thẳng người, đôi chân xỏ ủng quân đội dạng ra: "Sợ gì chứ, đều là người nhà cả."
Cậu năm nói như đang tuyên thệ, sau đó cười ngượng ngùng.
Cô sáu Phó Thanh Hòa dựa vào lan can cầm một đống tiền kim loại định vứt lên sân khấu để ban thưởng, tiền chưa kịp ném đi, cô bỗng nhiên bật cười, quay người lại gọi Phó Đồng Văn: "Anh ba, nhìn này, anh nhìn bên kia sẽ hiểu ngay tại sao hôm nay cha lại cho anh ra ngoài."
Gì cơ? Thẩm Hề nhìn theo ngón tay cô sáu chỉ.
Bên cầu thang, một cô gái mặc áo khoác dạ màu đen, cổ choàng lông đuôi chồn màu trắng, hai tay đút vào trong túi áo đang thong thả bước lên tầng. Cô ấy có dụng mạo xinh đẹp, mái tóc ngắn đến mang tai được chải gọn gàng, môi nở nụ cười, nhưng ánh mắt nhìn xoáy vào Phó Đồng Văn hơi dao động.
Phó Đồng Văn và cô ấy nhìn thẳng vào nhau trong giây lát, sau đó ánh mắt anh lướt qua, nhìn lên sân khấu.
Bình luận facebook