Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 8
Minh-Ðệ định kiếm xe trở về dinh Thái-hà cầu cứu với Thường-Kiệt, nhưng trời đã về khuya, không còn xe chở thuê nữa. Kinh hoàng, nàng nghĩ thầm:
– Nếu mình không về kịp đêm nay, thì sáng mai Dương đại ca với Ðỗ Oanh sẽ bị chém đầu. Làm sao bây giờ?
Thấy chỗ đang đứng không cách xa Thính-hương khách xá làm bao, một tia sáng lóe lên trong đầu nàng:
– Vậy ta trở về khách xá, viết một bài biểu, sáng sớm mai ta đến điện Cao-minh đánh chuông kêu oan. Phải rồi, theo như Dương đại ca nói, thì Chương-thánh Gia-khánh hoàng-đế là một hoàng-đế nhân từ, chí công. Ta khiếu oan, nhất định sẽ cứu được Dương đại ca.
Nàng hít một hơi, rồi vận khí, dùng khinh công trở về khách xá. Người trong khách xá vẫn còn thức. Không ai để ý đến nàng. Nàng đẩy cửa vào phòng. Giấy bút mua hôm trước hãy còn nguyên. Nàng mài mực, rồi cầm bút viết. Minh-Ðệ đã từng đọc hàng trăm bài biểu trong các bộ sử, nên việc viết một bài biểu với nàng không mấy khó khăn. Bài biểu bắt đầu kể từ biến cố chùa Từ-quang, cho đến những gì xẩy ra ở lộ Kinh-Bắc, ở Khu-mật viện, ở Thái-hà trang. Cuối cùng là việc xẩy ra ở Anh-hùng tửu quán. Viết xong, Minh-Ðệ đọc lại, sửa chữa mấy chỗ rồi chép vào mấy tờ giấy.
Nàng nhủ thầm:
– Kể ra từ hôm đến chùa Từ-quang tới giờ mình gặp không biết bao nhiêu nghi vấn chưa được sáng tỏ. Trước hết Quan-Âm là ai, mà Thường-Kiệt là một đại thần, lại hạ thể gọi mình là sư muội, chiều đãi mình như con gái, chỉ vì mình xử dụng thần công của ngài? Mình đã hỏi sư huynh rằng Quan-Âm có phải là tiên cô Bảo-Hòa không, thì người bảo không phải. Vả hôm mình xem hình vẽ tiên cô trong nhà tổ trang Thái-hà thì thấy hoàn toàn khác Quan-Âm. Tại sao sư huynh đã nhận mình làm sư muội, mà không chịu nói tên sư phụ ra cho mình? Rồi vụ án chùa Từ-quang, ai đã đứng trong bóng tối hại chư tăng? Làm thế nào mà họ đem quần áo của mình từ nhà đến bỏ vào phòng chư tăng để vu vạ? Vợ chồng quý nhân là ai, mà Siêu-loại hầu nhất định là Ưng-sơn song hiệp? Lại còn một vị lão nhân xưng là đại hiệp Trần-tự-An dạy Chu-sa huyền âm chưởng cho mình, phóng độc vào mình? Bọn Ðặng Vinh, Trịnh Phúc, Vũ Ðức đang đêm đột nhập nhà tù định làm gì mình? Tại sao tên Ðoàn Quang-Minh có thẻ bài là Hoài-đức hầu, ra lệnh cho An-vũ sứ Kinh-Bắc giải mình về Khu-mật viện, mà sư huynh Thường-Kiệt bảo rằng trong Khu-mật viện không có y. Cuối cùng Dương Tông là ai mà võ công thực không tầm thường. Hơn nữa tên gia đinh đánh xe, võ công cũng vào hàng thượng thừa? Ngày mai mình đánh chuông kêu oan, mình phải khai hết sự thực, mới mong cứu được Dương đại ca.
Nhưng nàng chợt thấy không ổn, vì có lần Thường-Kiệt cho nàng biết rằng, tất cả các cuộc xử tử trên đất Ðại-Việt đều phải thi hành trước giờ Dần. Trong khi giờ Mão thì hoàng đế mới lâm triều, bấy giờ nàng có kêu oan, người có xử thì Dương Tông đã chết rồi.
Trong khi mải suy nghĩ, chân nàng vẫn rảo bước, chợt nàng nhận ra mình đã tới bờ hồ. Nhìn ra bãi hồ, nàng thấy con thuyền của sư phụ nằm im lìm trong bóng đêm. Minh-Ðệ tự hỏi:
– Không biết thời gian qua ta vắng mặt, sư phụ có mong ta không? Người không thấy ta về, ắt là giận ta lắm. Hay ta cầu cứu với sư phụ, để người cứu Dương đại ca?
Nàng tiến tới chỗ con thuyền đậu, rồi lên tiếng gọi:
– Sư phụ! Sư phụ, đệ tử là Yến-Loan đây.
Không có tiếng trả lời. Nàng tung mình lên cao, tà tà đáp xuống mũi thuyền. Nàng gõ tay vào cánh cửa thuyền, cũng không có tiếng đáp lại. Nàng đẩy mạnh, mở tung cửa ra, một mùi hôi tanh kinh khủng bốc lên. Nàng dùng đá đánh lửa, rồi châm vào cái bổi. Dưới ánh sáng, cảnh tượng làm Minh-Ðệ kinh hoảng: sư mẫu của nàng nằm chết cong queo, máu ứa ra mũi, mắt, tai. Miệng dường như đang ăn cái gì. Vốn can đảm, nàng cố trấn tĩnh tinh thần kéo vật trong miệng sư mẫu, vật đó như bị vướng, nàng phải giật mạnh mới ra. Nàng nhìn kỹ thì đó là cái đùi chó thui luộc chín đã lóc hết thịt. Nàng xem xét khắp người bà, thì thấy lồng ngực bị đánh bằng chưởng âm nhu, nên xương nát hết.
Nàng nghĩ thầm:
– Cứ như tình trạng này, thì sư mẫu bị ai đó dùng chưởng âm nhu đánh trúng ngực, xương cùng tạng phủ nát hết. Rồi người đó nhét ngược cái đùi chó đã lóc hết thịt vào miệng. Hung thủ dùng sức khiến cái chân chó chọc thủng họng bà.
Nàng quan sát ở cuối thuyền, thì hai thuyền phu cũng bị đánh chết bằng chưởng lực âm nhu. Trong miệng mỗi người đều bị tọng một miếng thịt chó lớn.
Yến-Loan tìm tòi một lúc, không thấy gì khác lạ, nàng trở lên bờ, trong lòng suy nghĩ:
– Chắc chắn khi hung thủ tới hành thích thì sư phụ ta đi vắng, nên y sát hại sư mẫu với hai thuyền phu. Võ công hung thủ phải cao thâm lắm, nên y hạ sát sư mẫu với thuyền phu chỉ bằng một chiêu mà thôi. Chứ nếu có cuộc giao chiến, thì đồ đạc phải đổ vỡ ngổn ngang, chứ có đâu còn nguyên? Cứ tình trạng này, thì sư mẫu chết ít nhất hai ngày rồi, mà sao chưa thấy sư phụ về?
Chợt một tia sáng lỏe lên trong đầu nàng:
– Phải chăng hung thủ là Mộc-Tồn Vọng-Thê hòa thượng? Ðúng rồi, hồi còn ở nhà, một hôm nàng cùng các bạn đang đào đất vét sông, bạn khuyên nàng cầu cứu với Mộc-Tồn hòa thượng. Lý-trưởng chỉ nghe đến danh hiệu, mà mặt đã tái xanh, cấm không cho nói đến tên. Rồi khi An-vũ-sứ khám chùa Từ-quang, một đội trưởng chỉ mỉa mai sư trong chùa là Mộc-Tồn hòa thượng thôi, mà An-vũ-sứ đã kinh sợ phải quát tháo bắt im lặng. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau viên đội trưởng đó bị giết.
Những lời của viên Ðề-điểm hình ngục Khắc-Dụng vẫn còn vang trong lòng nàng:
– Mộc-Tồn Vọng-Thê hòa thượng chỉ giết bọn ác nhân, bọn lừa thầy phản bạn, bọn trốn chúa lộn chồng. Ông chưa bao giờ giết người vô cớ... Như vậy thì trung gian, sư phụ, sư mẫu ta là gian nhân ư?
Nàng trở về khách xá, leo lên dường nằm:
– Làm sao đây? Chỉ còn mấy giờ nữa thì Dương đại ca bị chém đầu. Ta phải làm bất cứ việc gì để cứu người. Nhưng làm gì??? Còn vụ sư mẫu bị giết, ta có nên đi báo quan không?
Bỗng nàng cảm thấy hai vai hơi nhức nhối, rồi cổ, đầu, rồi khắp người đau đớn không thể tưởng tượng nổi. Biết cơn đau hành hạ như sư phụ nói trước, nàng nghiến răng ngồi vận công chống đau. Cứ như vậy, cơn đau kéo dài gần một giờ mới hết, mồ hôi toát ra mùi cực kỳ khó chịu. Chợt nhớ sư phụ nói rằng nếu nàng vận công phát chiêu như người dạy, thì kẻ đối đấu sẽ bị trúng độc đau đớn như nàng. Một ý nghĩ thoáng qua:
– Hay ta bí mật đột nhập dinh tể tướng cứu Dương đại ca ra. Dù không cứu được, ta có chết cũng an lòng. Nhưng dù gì ta cũng nhất quyết không dùng Chu-sa huyền âm chưởng hại người.
Nghĩ đến đây thêm can đảm, nàng ngồi phắt dậy đi tắm. Tắm xong, nàng hướng dinh tể tướng đi tới. Dinh tể tướng ẩn hiện trong bóng đêm với ánh đèn từ trong chiếu ra. Ngoài cổng chỉ có một người lính đứng gác. Nàng đi một vòng quanh dinh, thấy hàng rào phía Bắc khá xa với những gian nhà, nàng tung mình lên cao, rồi đá gió một cái, người bắn vào trong. Nàng hướng phía căn nhà có ánh đèn đi tới. Nhưng nàng vừa bước đi mấy bước, thì có tiếng hú, rồi một đàn chó từ đâu nhảy xổ lại vây quanh nàng mà cắn. Bình tĩnh, nàng vận công phóng hai chưởng, hai con chó bắn tung vào tường. Chúng chỉ dẫy dụa được mấy cái rồi nằm im. Thấy hai đồng bạn bị giết, đám chó chỉ đứng xa xa mà xủa. Minh-Ðệ vội tung mình lên bờ tường, nhảy ra ngoài chạy trốn. Người nàng vừa rơi xuống đất, thì đã có năm võ sĩ cầm đao bao vây nàng vào giữa. Một người chĩa đao vào cổ nàng quát:
– Ðứng im chịu trói, bằng không chúng ta chặt đầu.
Minh-Ðệ trầm người xuống, rồi dùng một chiêu hổ trảo đoạt đao từ trên tay người kia, chân phóng cước đá vào mông y. Người ấy bắn tung lại phía sau. Lập tức bốn người còn lại vung đao chém nàng. Minh-Ðệ tung người lên cao tránh bốn thanh đao. Ở trên cao, nàng chĩa đao xuống dưới chân khoa một vòng. Bốn thanh đao chạm vào thanh đao của nàng kêu lên bốn tiếng loảng xoảng, rồi vượt khỏi tay bốn võ sĩ, văng ra xa.
Minh-Ðệ co chân bỏ chạy, nàng vừa cất bước, thì cảm thấy ngộp thở, một kình lực từ trên cao ụp xuống đầu nàng. Kinh hãi nàng vung tay phát chưởng đỡ. Bình một tiếng, nàng cảm thấy cánh tay tê rần, vội nhảy về trước bốn bước, rồi quay lại nhìn xem kẻ đánh mình là ai, thì có tiếng nói trầm trầm:
– Võ công Ðông-a! Người học ở đâu được bản lĩnh dường này mà lại đi ăn trộm ư? Người đừng chạy, hãy đứng lại cho ta xem mặt.
Ðuốc đã đốt lên sáng rực. Minh-Ðệ nhận ra người đối chưởng với mình là một thanh niên tuổi khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu. Thanh niên cũng đã nhìn thấy nàng:
– Thì ra người là con gái. Con gái mà công lực bằng người, e khắp Ðại-Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trông phong thái người thực khác phàm, dung nhan thuộc loại sắc nước hương trời mà lại đi ăn trộm ư?
Minh-Ðệ đáp:
– Tôi không phải kẻ trộm.
Thanh niên đổi cách xưng hô:
– À, thì cô nương là gian tế chăng?
– Tôi cũng không phải gian tế.
Thanh niên cau mày lại tỏ vẻ suy nghĩ:
– Thức khinh thân tung người lên tường của cô nương là của phái Ðông-a, còn mấy thức vung đao là do Ðông-a kiếm pháp biến ra. Rồi cô nương lại dùng một chiêu Ðông-hải lưu phong đỡ chưởng của tại hạ... Không biết cô nương là đệ tử của cao nhân nào trong phái Ðông-a?
Minh-Ðệ lắc đầu:
– Tôi không thể nói ra được
Thanh niên đưa cổ tay ra trước mặt Minh-Ðệ:
– Tôi có một điều thắc mắc là phái Ðông-a từ khi thành lập đến giờ vẫn đi theo chính đạo, đời đời lấy chủ đạo giúp dân cứu nước. Xưa kia Nhật-Hồ lão nhân mang Chu-sa độc chưởng vào Ðại-Việt, gây ra những trận phong ba trong võ lâm. Sau đại hiệp Trần Tự-An chế ra phản Chu-sa chưởng pháp, từ đó Chu-sa chưởng gần như tuyệt diệt, võ lâm đều hướng mặt về phái Ðông-a mà khâm phục. Tại sao cô nương lại luyện Chu-sa huyền âm công? Ban nãy cô nương tấn công tại hạ bằng Ðông-a chưởng, nhưng xử dụng nội lực âm nhu pha Chu-sa huyền âm công. Cô nương có hiểu tại sao tại hạ lại vô sự không?
– Tôi cũng không rõ.
Thanh niên cung tay:
– Dễ thôi, vì tại hạ xử dụng phản Chu-sa chưởng của quí phái đấy. Nhưng cô nương đã muốn dấu thân phận thì tại hạ cũng không dám cật vấn. Tại hạ họ Lê tên Văn-Thịnh hiện lĩnh chức trưởng sử trong phủ Gia-viễn quốc công. Việc đã như thế này, tại hạ xin kính mời cô nương dời gót ngọc vào yết kiến Quốc-công để người phát lạc.
Không đừng được, Minh-Ðệ phải theo Lê vào dinh. Trong dinh đèn đuốc đốt sáng như ban ngày, người đứng lố nhố trong sân đều hướng mắt nhìn nàng. Qua một dẫy nhà dài thì tới dinh thự cao hai tầng, cột sơn son thiếp vàng, vẽ phượng rất đẹp. Lê Văn-Thịnh chỉ vào một nữ tỳ:
– Cô nương, trước khi đưa cô nương vào yết kiến Tể-tướng, xin cô nương cho nữ tỳ khám xét trong người cô nương đã.
Không chờ Minh-Ðệ trả lời, người nữ tỳ khám nàng. Thị chỉ thấy trong túi có bộ Luận-ngữ, bộ Kinh-thi, ngoài ra không có gì khác. Lê Văn-Thịnh tiếp hai bộ sách mở ra xem, y thấy có tờ biểu Minh-Ðệ viết để khiếu oan, thì lấy ra đọc. Ðọc xong, y gật đầu:
– Thì ra cô nương họ Lê, khuê danh Yến-Loan. Ðúng, cô nương không phải là gian tế, cũng không phải kẻ trộm. Tờ biểu này hẳn do cô nương soạn?
Minh-Ðệ gật đầu. Lê tỏ vẻ kính trọng:
– Võ công cô nương vốn đã hiếm có, nhưng văn tài này thì e cả Ðại-Việt chỉ vua bà Bắc-biên là hơn được mà thôi. Xin mời cô nương theo tại hạ.
Hai người qua một dẫy hành lang nữa, tới một cánh cửa lớn, Lê Văn-Thịnh hô to:
– Trưởng sử Lê Văn-Thịnh đem người đột nhập vào dinh, xin yết kiến Quốc-công.
Có tiếng vọng ra:
– Cứ vào.
Cánh cửa mở, Minh-Ðệ nhìn vào trong: một người tuổi đã khá cao, tóc bạc, râu dài tới ngực, ngồi chễm trệ trên chiếc ghế chạm hổ. Hai bên, mỗi bên năm người cung tay đứng hầu. Phía sau lão có cái màn. Sau màn dường như ai đó ngồi. Lê Văn-Thịnh hô:
– Vị ngồi trên ghế kia là Tể-tướng quốc-công đại nhân. Xin cô nương hành lễ.
Minh-Ðệ quỳ gối lễ ba lễ.
Lê Văn-Thịnh chỉ Minh-Ðệ nói:
– Trình quốc-công, người đột nhập dinh tên là Lê Thị Yến-Loan, mười tám tuổi. Tiểu nhân đã xét kỹ, với dáng người thanh lịch, võ công cao cường, Lê cô nương không thể là phường trộm cắp. Lê cô nương cũng không chịu nhận là gian tế. Xin quốc-công phát lạc.
Lão già hỏi:
– Trên người thị có mang theo vũ khí không?
– Trình quốc-công chỉ có bộ Luận-ngữ, bộ Kinh-thi với bài biểu khiếu oan mà thôi.
Nói rồi y trao sách với tờ biểu cho lão già. Lão già cầm tờ biểu đọc đi, đọc lại đến ba lần. Ðọc xong y nói với Minh-Ðệ:
– Thì ra mi. Ta đã đọc tất cả biểu chương của lộ Kinh-Bắc cùng bản án do đề-điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng tâu về mi. Bản án này ta đã tuyên xử xong. Hà cớ gì chúng lại đưa mi về Khu-mật viện? Tại sao tên hoạn quan Lý Thường-Kiệt lại lạm dụng quyền mà thả lỏng mi? Còn nhận mi là sư muội, đem về dinh? Rồi bây giờ mi dám dâng biểu vu oan cho con cháu ta?
Minh-Ðệ đâm liều, nàng nói:
– Thưa tể tướng, tất cả những gì viết trong biểu là sự thực, không hề dối trá. Xin Tể-tướng xét lại.
Lão gìa cười nhạt:
– Láo, láo hết. Ðây là chỗ nào, hẳn mi biết rõ rồi mà đang đêm mi dám dột nhập vào? Chỉ nguyên tội danh này, bất biết mi đột nhập với mục đích gì, ta cũng có quyền đem mi ra chặt đầu, mà không cần xét xử.
Tiếng người đàn bà nói sau bức màn:
– Ðưa tờ biểu vào đây.
Gia-viễn Quốc-công dường như kính trọng người đàn bà này, vội trao tờ biểu cho thị nữ. Thị nữ cầm tờ biểu ra sau màn.
Tiếng phụ nữ nói sau màn:
– Mi muốn dâng biểu khiếu oan thì mi được như ý. Mai ta sẽ dâng lên Thiên tử cho mi vừa lòng. Nhưng ta cho mi biết, việc mi vu oan cho con cháu ta với mục đích hãm hại đại thần thì mi sẽ bị tùng xẻo.
Tiếng người đàn bà tiếp:
– Lê Văn-Thịnh. Sáng mai, người khẩn sang Khu-mật viện đem hết hồ sơ lấy khẩu cung thị, cùng giấy giải giao của lộ Kinh-Bắc về cho ta, để tâu lên hoàng thượng một thể.
Tiếng người đàn bà tiếp:
– Nhị-Tiệp! Từ khi thị bị giải về Thăng-long, người có biết thị đã làm những gì không?
Viên võ quan đứng phía ngoài cung tay:
– Tâu hoàng-hậu! Ngoài việc thị được Lý Thường-Kiệt đem về dinh nuôi nấng, thị có làm hai việc cực mật, nhưng tiểu nhân cũng theo dõi được. Một là đêm đêm thị ra bờ hồ học võ công với một lão già. Lão dạy thị Chu-sa huyền-âm chưởng, rồi phóng độc chưởng vào người thị, bắt thị phải lấy trộm tâm pháp nội công Cổ-loa của Thường-Kiệt. Nhưng thị thà chịu đau chứ không chịu làm việc đó.
Minh-Ðệ kinh hoàng nghĩ thầm:
– Thì ra bà này là Thượng-Dương hoàng hậu, nhũ danh Dương Hồng-Hạc đây. Bà là con của Lại-bộ thị-lang Dương Ðức-Uy và em của Dương Ðức-Thao, bị Ưng-sơn giết trên bến đò Bắc-ngạn xưa. Tể tướng Dương Ðạo-Gia hiện là bác ruột bà. Bọn công tử Dương Ðức-Huy, Dương-Ðức-Nhàn đều là cháu gọi bà bằng cô.
Lão già hỏi Minh-Ðệ:
– Sư phụ mi là ai vậy?
Minh-Ðệ thản nhiên trả lời:
– Người bảo người là cha đẻ của Khai-Quốc vương phi Thanh-Mai và Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai.
Lão già cười:
– Thì ra lão là Trần Tự-An. Không ngờ Tự-An nay lại đi theo đường tà. Hôm trước con trai lão là Tự-Mai cùng vợ là công chúa Huệ-Nhu đã cho vàng bạc, cùng dạy võ cho con nhỏ này, để nó làm gian tế cho Tống. Bây giờ đến lão xúi nó tiềm ẩn vào Khu-mật viện. Hà, chuyện này thực không nhỏ. Thế còn việc thứ nhì cực mật mà thị làm là chuyện gì?
Nhị-Tiệp tiếp:
– Hằng đêm có một người tên Dương Tông đột nhập dinh Thường-Kiệt tình tự với thị. Ban nãy thị đi cùng Dương Tông, đầy tớ của Dương Tông ăn cắp xe ngựa của nhị công tử, rồi giết chết đại công tử con của An-vũ kinh lược sứ Kinh-Bắc, sau đó chúng tới Anh-hùng tửu lầu. Tên Dương với tùy tùng đã bị bắt giải giao về phủ thừa Thăng-long. Còn y thị thì đột nhập vào đây, không rõ mục đích gì?
Tiếng người Thượng-Dương hoàng hậu quát lớn lên như vẻ hoảng hốt:
– Dương Tông tình tự với thị ư? Người có nghe rõ chúng nói những gì không? Dương Tông có nói rõ gia thế y ra không?
– Tâu lệnh bà, Dương nói rằng y là Nho-sinh theo học ở Thăng-long thế thôi. Dương có tặng quà cho thị nữa.
– Y tặng những gì?
Viên võ qua chạy ra ngoài một lúc rồi đem vào cái bao lụa. Y mở ra. Minh-Ðệ nhìn qua mà phát run, bởi đó là cái hộp Dương tặng nàng. Tên Nhị-Tiệp đã nhập dinh Thường-Kiệt ăn cắp mang ra. Cái hộp được đưa ra sau màn. Hoàng-hậu dường như nhìn thấy cái hộp thì nổi cơn tam bành:
– Ái chà chà, ghê thực. Con này thực không vừa.
Rồi bà nguyền rủa những tiếng thô tục. Bà hỏi:
– Cái tên Dương Tông kia có hứa hẹn cưới mi làm vợ không?
Minh-Ðệ nổi máu gan lì, nàng im lặng không trả lời. Hoàng-hậu càng nổi cáu hơn:
– Mi có biết cái hộp vàng chạm hai con rồng là của Thượng-Dương hoàng hậu không? Những vòng ngọc, kim cương này cũng đều là của trân bảo trong hoàng cung không? Như vậy gã họ Dương đã ăn cắp từ trong cung mang ra tặng mi. Tuy mi không ăn trộm nhưng cũng mắc tội gian nhân hiệp đảng.
Lão già nói:
– Tội trộm vật ở hoàng cung thì không nặng. Nhưng tội nặng nhất là kết cấu với Kinh-Nam vương với phái Ðông-a làm gian tế cho Tống. Hừ!
Lão già chắp tay hướng lên trời vái ba vái:
– Tạ ơn trời phật hộ trì cho Ðại-Việt, cho người ngay, nên chúng ta đã khám phá ra manh mối vụ gian tế Tống định cho người làm nội ứng, để rồi đem quân qua xâm chiếm. Mà việc này lại chính là Kinh-Nam vương Tự-Mai với phái Ðông-a chủ xướng. Việc đầu tiên là chúng thấy nhà ta ba đời trung với triều đình, lại hết tâm cần lao chính sự, nên chúng ra tay vu oan giá họa, hại gia đình ta trước. Mai ta phải tâu lên Hoàng-thượng ngay để người kịp đề phòng.
Hoàng-hậu bảo Minh-Ðệ:
– Tên Tự-An mấy lần xui mi trốn đi phải không? Ta nói cho mi biết, Hoàng-thượng là đấng nhân từ, nếu người xử vụ này, thì chỉ mình mi bị tội mà thôi. Còn như mi muốn trốn đi thì cứ trốn, nhưng ta sẽ cho người về bắt bố mẹ mi, em mi, họ hàng nhà mi đem về đây tùng xẻo. Mi hiểu không?
Minh-Ðệ vẫn gan lì không nói, không rằng.
Hoàng-hậu nói vọng ra:
– Mi muốn được ta tha tội cũng không khó, chỉ cần mi thuật chi tiết vụ gặp Dương Tông ra sao nói cho ta biết mà thôi. Nếu như mi nói dối một câu, thì lập tức ta ra lệnh dùng dao rạch lên mặt mi mấy cái, thì mi sẽ biến thành con quỷ dạ xoa xấu xa kinh khiếp. Sau đó ta dong đi khắp kinh thành cho thiên hạ coi. Người ta sẽ trầm trồ chỉ chỏ: trời, bộ mặt quỷ kìa. Mi có chịu khai không?
Minh-Ðệ không trả lời.
Hoàng-hậu nổi giận quát:
– Bay đâu, đem Yến-Loan ra, rạch lên mặt mười vết, rồi lấy vôi bôi vào cho ta, xem nó có gan được không?
Võ sĩ dạ ran. Minh-Ðệ quả đã bị uy hiếp, nàng nghĩ:
– Ðằng nào thì ta cũng chết. Dù ta có chết, cũng đừng để khuôn mặt kinh tởm.
Nghĩ vậy, nàng nói:
– Tôi xin thuật.
Minh-Ðệ khoan thai thuật hết mọi chi tiết từ khi Dương Tông xuất hiện cho đến lúc lên Anh-hùng tửu lâu, không dấu một chút nào.
Hoàng-hậu thở phào một tiếng rồi nói:
– Mi đã thành khẩn khai thực, vậy ta cũng ban hồng ân mà tìm cách ân xá cho mi. Bây giờ ta cho mi chọn một trong hai điều.
– Xin lệnh bà cứ nói.
– Thứ nhất, sáng mai ta giải mi với Dương Tông về quê mi, bắt bố mi, các em mi cùng trói ở giữa chợ, rồi kể tội mi cùng kẻ gian vào cung ăn cắp. Sau đó đem mi với Dương Tông xẻo từng miếng thịt một cho đến chết. Còn bố mẹ, các em mi sẽ bị bán cho nhà giầu trong làng làm đầy tớ.
Minh-Ðệ run run:
– Còn điều thứ nhì?
– Ngay sáng mai, ta đem Dương Tông xung quân ở châu Quảng-nguyên. Còn mi, thì mi phải viết tờ cung khai rằng: mi trốn nhà đến chùa Từ-quang ở. Ðêm đêm mi bị ép lần lượt đến từng phòng cho các sư hành dâm. Chính mi âm thầm đi mua chó, mua gà, mua thịt về nấu nướng cho các sư ăn. Mi cũng phải khai thêm: vợ chồng Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai thường âm thầm đến chùa bàn việc với sư Viên-Chiếu. Kinh-Nam vương trao cho Viên-Chiếu rất nhiều vàng bạc, để mua chuộc kết nạp các quan trong triều ngoài biên. Họ định rằng, khi quân Tống sang, thì sư Viên-Chiếu cùng chư đệ tử với các quan nhận vàng sẽ làm nội ứng. Vì vậy Kinh-Nam vương mới dạy võ công cho mi. Ðến khi việc bại lộ, tất cả bị bắt, thì Trần Tự-An lại xuất hiện dạy Chu-sa huyền âm độc chưởng cùng thu mi làm đệ tử. Chính y sai mi ăn cắp những cơ mật về võ công của Lý Thường-Kiệt trao cho y. Sau khi mi khai như vậy, thì ta kết án rằng mi là trẻ con, bị người ta dụ dỗ, ân xá cho mi. Ta sẽ gọi bố mẹ mi lên đây, trao mi cho bố mẹ mang về quê dạy bảo.
Bà ta im lặng một lát rồi nói:
– Bây giờ ta tạm giam mi lại. Trong phòng giam, ta cho mi đèn, cùng giấy bút. Mi suy nghĩ, rồi quyết định. Nếu mi chọn đường thứ nhì thì giấy bút đấy, mi viết tờ khai. Sáng mai, giờ Dần mà tờ khai không xong, thì ta sẽ cho giải mi với Dương Tông đi ngay.
Võ sĩ đem Minh-Ðệ đến một phòng đặc biệt khá sạch sẽ, nàng bị khóa hai chân bằng sợi xích sắt. Trong phòng có đèn đốt sáng, có án thư, với bút mực. Cạnh đó có chiếc giường.
Minh-Ðệ than thầm:
– Thôi thế là xong. Nhất định ta không chịu vu oan giá họa cho các thầy. Sáng mai Dương đại ca cùng ta sẽ bị giải về làng. Bố mẹ, các em ta đều bị nhục.
Nàng ôn lại chuyện cũ:
– Sao đời ta thực lắm gian truân. Ta có chết cũng chẳng ân hận gì. Bố ta thì coi ta như người dưng; mẹ ta, em ta coi ta như kẻ thù. Ta có sống cũng chẳng sung sướng gì, thì chi bằng chết đi cho rảnh.
Bỗng có tiếng mở khóa. Minh-Ðệ giật mình, Lê Văn-Thịnh xuất hiện. Thịnh cầm ngọn nến để lên đầu án thư. Minh-Ðệ đưa con mắt lạnh lùng nhìn y. Y nhìn trước, nhìn sau không có ai, sẽ hỏi nàng:
– Lê cô nương. Hồi chiều tôi có đôi điều thắc mắc muốn hỏi cô mà Tể-tướng không cho phép. Vậy cô nương có thể trả lời cho tôi một đôi câu không?
– Tôi sắp bị hành hình, thì sống cũng như chết. Anh muốn hỏi điều chi?
– Tôi đã đối chiêu với cô nương, thấy võ công cô nương tuy là của phái Ðông-a, nhưng đó là võ công Ðông-a thời Thuận-thiên. Từ sau đại hội Lộc-hà năm Thuận-thiên thứ mười bẩy (1017) thì Thiên-trường ngũ kiệt, cùng với những tôn sư như Côi-sơn tam anh, Thông-Mai, Thanh-Mai, Tự-Mai cùng họp nhau thay đổi rất nhiều về chiêu số, về nội công. Cớ sao chiêu số của cô nương lại giống chiêu số xa xưa? Lại nữa hiện Khai-Quốc vương đang dẫn một đoàn cao thủ Việt đi hồ Ðộng-đình dự đại hội giỗ Quốc-tổ. Phái đoàn có vương phi Thanh-Mai, đại hiệp Tự-An. Ưng sơn song kiệp Kinh-Nam vương Tự-Mai chắc cũng túc trực chờ đón phái đoàn. Vậy, tôi nghĩ rằng người xưng là đại hiệp Tự-An dạy võ công cho cô nương chưa chắc đã là người. Vợ chồng quý nhân dạy võ, cho vàng cô nương càng không thể là Ưng-sơn song hiệp.
Trước đây Minh-Ðệ đã hơi có ý nghi ngờ về sư phụ Tự-An: nào là dạy độc chưởng, phóng độc chưởng vào người nàng, nào là hình không giống hình ở tổ đường Thái-hà, nào là chính người sáng chế ra Cổ-loa tâm pháp, sao lại bắt nằng ăn cắp? Bây giờ nghe Lê Văn-Thịnh lý luận, nàng càng thấy cái nghi ngờ tăng lên. Nàng đáp:
– Tôi là đứa con gái quê, gặp người giúp đỡ, thì người xưng sao, tôi biết vậy mà thôi.
Lê Văn-Thịnh lại hỏi:
– Hai người đi với cô nương là Dương Tông, Ðỗ Oanh bị bắt đưa về phủ thừa Thăng-long, chứ đâu có đưa về đây? Tại sao cô nương lại đột nhập vào đây mong cứu họ?
Minh-Ðệ thuật lại lời người lính từ trong dinh tể tướng đi ra ngoài, nàng gặp y, hỏi tin tức, y nói rõ Dương Tông bị tể tướng xử trảm, sáng nay thì hành hình. Văn-Thịnh kinh ngạc:
– Như thế thì tên lính đó hại cô nương rồi. Cô nương ơi, chỉ lát nữa cô nương sẽ bị xử chém ngang lưng. Tôi biết cô nương bị hàm oan. Vậy tôi nghĩ cô nương nên tùng quyền mà khai theo lời quốc-công, để tạm hoãn cái chết đã, rồi tính sau. Chứ cô nương ương ương, thì mình có chết không sao, nhưng làm Dương Tông chết oan, bố mẹ bị nhục thì thực dại quá.
Bỗng có tiếng nói:
– Ai? Ðứng lại.
Lê Văn-Thịnh vội tung mình chạy, từ xa xa vọng lại tiếng người hô hoán, tiếng vũ khí chạm nhau, sau đó có tiếng nói:
– Ðã bắt được Lê Văn-Thịnh rồi. Xin giải quốc-công phát lạc. Y dám lẻn vào thăm nữ tù nhân.
Minh-Ðệ thở dài:
– Thôi thì ta đành tùng quyền, cứu mạng sống Dương đại ca, cứu bố mẹ, các em, rồi sau đó sẽ liệu. Cái việc đánh chuông kêu oan thì e vô ích mất rồi, vì ta với Dương đại ca bị khép vào tội vu hãm công thần, do gian nhân Tống xúi dục thì có khiếu oan cũng vô ích mà thôi. Còn các thầy, đằng nào cũng bị xung quân từ lâu. Ta có khai oan, hay không khai cũng thế thôi.
Nghĩ vậy nàng cầm bút viết đúng như lời người đàn bà trong màn nói. Viết xong, nước mắt dàn dụa ra, nàng gục đầu xuống án thư. Rồi mệt quá, nàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Minh-Ðệ giật mình thức giấc vì có tiếng đập cửa. Mặt trời đã lên cao. Nàng được giải đi tắm rửa, chải đầu rồi đưa lên công đường. Tại công đường, Gia-viễn quốc công cùng với mấy viên quan văn võ hôm qua đều có mặt. Minh-Ðệ phải quỳ gối hành lễ. Lễ tất, Quốc-công trao cho nàng tờ giấy:
– Ðây, tờ cung khai của Dương Tông đây.
Minh-Ðệ cầm lên đọc. Trong đó Dương Tông khai: chàng là phường du thủ, du thực ở Thăng-long, được phái Ðông-a kết nạp theo Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai. Những võ công của chàng đều do Kinh-Nam vương dạy. Chàng có bổn phận đột nhập cấm cung để dò la tin tức, vu hãm cho tể tướng Dương Ðạo-Gia. Rồi khi quân Tống do Kinh-Nam vương đánh sang, thì chàng cùng bọn đầu trộm đuôi cướp nổi lên làm nội ứng. Trong dịp dò thám dinh Thái-hà chàng gặp Minh-Ðệ. Những vàng bạc chàng tặng cho Minh-Ðệ là đồ ăn cắp trong hoàng cung.
Minh-Ðệ đọc xong mà bàng hoàng cả người. Nàng run run nghĩ thầm:
Minh-Ðệ đọc xong mà bàng hoàng cả người. Nàng run run nghĩ thầm:
– Thì ra thế. Dương Tông dò la dinh Thái-hà nhiều lần, cho nên ta thấy y quen thuộc đường lối trong trang. Y biết cả phòng ta chỗ nào, lần mò thẳng đến. Hõi ơi! Nhưng y không ngờ bị tế tác theo dõi mà không biết. Ðúng rồi, vì trên đời này, làm gì có người dám chạm trổ hình hai con rồng lên hộp bằng vàng, ngoài nhà vua? Thì ra y ăn trộm. Suýt nữa ta trao thân cho tên trộm.
Gia-viễn quốc công cười nhạt:
– Ta thấy con là người đọc sách, võ công cao, ta thương tài mà lên án nhẹ, trả con về với cha mẹ.
Minh-Ðệ xụp lạy, nàng rập đầu binh binh:
– Ða tạ quốc-công thương tình.
Quốc-công đem cái túi của Minh-Ðệ để ở Thái-hà trang mở ra: bên trong có hộp vàng Dương Tông tặng nàng với hộp thuốc trị Chu-sa huyền âm chưởng của Thường-Kiệt, mà nàng bỏ vào bọc để phòng thân. Ông nói:
– Những vàng bạc của Kinh-Nam vương cho con, ta ra lệnh xung vào công khố. Vàng ngọc mà tên Dương Tông ăn trộm trong hoàng cung, ta trả về hoàng cung. Tuy vậy còn ít bạc vụn không rõ ở đâu con có, ta trả lại con. Hộp thuốc này ta cũng trả cho con.
Minh-Ðệ chợt nhớ ra: đó là nén bạc mà viên Ðề-điểm hình ngục cho nàng. Hôm dạo chơi Thăng-long, nàng đã mua quần áo mất một lạng, còn lại chín lạng. Nàng tiếp lấy rồi bỏ vào túi.
Gia-viễn quốc-công hướng ra ngoài gọi:
– Cho vợ chồng Lê Văn-Thiết vào.
Minh-Ðệ nhìn ra, thấy bố, mẹ từ ngoài vào, mặt tái xanh, chân tay run run quỳ gối lạy Gia-viễn quốc công ba lạy. Quốc-công chỉ Minh-Ðệ hỏi:
– Vợ chồng mi thử nhìn kỹ xem, đứa con gái này là ai?
Bà Minh-Giang run run:
– Bẩm cụ lớn, nó là con gái của con, hư thân mất nết, bỏ nhà ra đi đã hai năm. Vợ chồng chúng con không nhận nó là con nữa. Nếu nó phạm tội gì, thì xin cụ lớn đem cho voi dày, ngựa xé, cho quạ mổ, diều tha cũng được ạ.
– Im cái mồm. Ðây là dinh tể tướng, không phải chợ hàng tôm hàng cá, mà mụ phun ra những lời đầu đường xó chợ như thế. Ta chưa tính cái tội mi với con gái tên Minh-Can giết chết con bé này. Mi biết đấy, cha mẹ giết con, thì bị tội chém đầu. Em giết chị thì bị tội chém ngang lưng. Nếu như từ nay mi với con Minh-Can còn ác độc với con bé này thì đừng trách ta. Nay ta có lời dạy dỗ mụ.
– Dạ, dạ con xin nghe lời cụ lớn.
– Mi đem con gái về, quản chế trong nhà, rồi kiếm người tử tế mà gả chồng. Nội trong một năm, mà mi chưa gả chồng cho nó, thì ta sẽ bỏ tù mi. Mi hiểu chưa?
– Dạ, dạ, con hiểu.
– Thôi vợ chồng mi đem con đi.
Vợ chồng ông Thiết với Minh-Ðệ lạy ba lạy rồi lui khỏi dinh Gia-viễn quốc công.
Ðã gần tháng nay rồi, Minh-Ðệ lại trở về với công việc hàng ngày của mấy năm trước: dã bèo, nấu cám lợn, giặt quần áo. Lý trưởng Thổ-lội đem con trâu mộng mà nàng mua năm trước của trường Trung-nghĩa trả nàng. Con trâu gặp lại ân nhân, nó vẫy đuôi, gầm lên mấy tiếng tỏ vẻ mừng rỡ. Từ đấy, sáng sáng nàng cỡi trâu đi quanh làng, rồi cắt cỏ cho nó ăn. Còn bà Thiết vì sợ oai Dương tể tướng, mà không dám hành hạ nàng nữa. Tuy nhiên bà bắt nàng ngủ dưới chuồng lợn, chứ không cho ngủ trên nhà. Mụ Sửu với Minh-Can thấy Minh-Ðệ xinh đẹp tuyệt trần, thì lòng thù hận càng tăng lên. Hơi tý là diếc móc, nói cạnh, nói khóe. Nhưng cả hai đều biết rằng võ công của nàng rất cao thâm, nên sợ nàng như sợ cọp, không dám đánh nàng nữa.
Bà Thiết vốn ghét Minh-Ðệ, nên từ hôm nàng trở về nhà, bà không nhìn mặt, không nói với nàng một câu. Vì Gia-viễn quốc công chỉ kết tội bà với Minh-Can giết Minh-Ðệ, mà tuyệt không nói cho ông bà Thiết biết những việc xẩy ra từ khi Minh-Ðệ rời nhà, thành ra bà Thiết chỉ hiểu lờ mờ rằng sau khi Minh-Ðệ bị vứt xuống chuống hôi, thì nàng chạy đến chùa Từ-quang, rồi được sư cụ cưu mang. Nhưng vì sư cụ cùng chư tăng bị tội phạm giới, nên quan tể tướng cho nàng về với cha mẹ.
Những lúc ngồi suy nghĩ lại chuyện mấy năm xa nhà, mà nàng rùng mình kinh hồn. Càng nghĩ, nàng càng thâm cảm ơn Gia-viễn quốc công Dương Ðạo-Gia đã cứu nàng thoát chết, thoát khỏi tay tên đại đạo Dương Tông.
Minh-Ðệ là người ôn nhu văn nhã, nên hầu hết các thiếu nữ ngang tuổi trong làng đều chơi thân với nàng. Việc Minh-Ðệ bị ném xuống cầu tiêu, rồi đến chùa Từ-quang, ngoài Minh-Can với bà Thiết, trong làng không ai hay. Bạn bè tìm đến nhà hỏi tin nàng, thì Minh-Can ngoạc mồm ra nói: nàng hư đốn bị mẹ đuổi đi rồi. Ðôi khi ả còn ác miệng: thị ngủ với sáu nhà sư ở chùa Từ-quang, bị kết án voi dầy rồi.
Bây giờ đột nhiên họ thấy nàng trở về, nhan sắc mặn mà hơn xưa, kiến thức quảng bác, họ kéo nhau tới chơi với nàng. Vì bà Thiết khó tính, không muốn cho bạn Minh-Ðệ tới chơi, nên nàng thường hẹn với họ ở miếu thổ thần, hoặc ngoài đồng, rồi nàng mượn cớ chăn trâu ra chơi với họ. Bốn người bạn thân nhất của nàng là Thanh-Thảo, Ngọc-Nam, Trinh-Dung, Ngọc-Huệ. Ðối với bốn người này, nàng không dấu diếm một chi tiết nào. Nàng kể cho họ nghe về cuộc viễn du kỳ lạ trong hai năm qua.
Trinh-Dung góp ý kiến rằng trong vụ án Dương Tông dường như ẩn tàng một điều gì bí mật cực kỳ. Nàng nêu lý do:
– Một là cái bà ngồi sau màn ở dinh tể-tướng là ai? Chưa chắc bà đã là Hoàng-hậu. Có khi ông Tể-tướng cho ai đó giả đóng kịch? Nếu Dương Tông là trộm cướp, thì dễ gì Thái-bảo Thường-Kiệt lại xui Minh-Ðệ đi chơi với chàng! Nếu chàng là trộm cướp sao lại có tên đánh xe ngựa kiến thức rộng mênh mông cùng võ công cao như thế?
Ngọc-Huệ góp ý kiến:
– Mình nghĩ chị nên tìm cách liên lạc với quan Thái-bảo Lý Thường-Kiệt, rồi kể hết mọi chuyện cho ngài nghe. Ngài là anh hùng đời nay, thì ngài có thể giải đoán ra tất cả những bí mật trong vụ này.
Ngọc-Nam kể về những điều phách lối của Minh-Can đối với con gái trong tổng, trong hai năm Minh-Ðệ vắng mặt cho nàng nghe rồi kết luận:
– Bây giờ, mình nghĩ chị nên chờ dịp bố mẹ đi vắng, nện cho nó một trận nhừ tử càng ra rồi cấm không được mách bố mẹ, bằng không sẽ đập chết. Như vậy từ nay chị muốn sai gì nó cũng phải nghe. Còn cái con mụ Sửu, nếu nó nói kháy, nói xa nói gần gì đến chị, chị đập cho nó một trận trước mặt bố mẹ, để bố mẹ cũng biết rằng chị không phải là con chó ghẻ.
Ngọc-Huệ đề nghị:
– Cái đám học trò trường Trung-nghĩa thường hợm hĩnh rằng võ công cao, văn học giỏi, lên mặt thầy ta là trung là nghĩa. Trong khi bề trong thì tên Trịnh Quang-Thạch là một thứ thái giám, tôi đòi của hậu cung, làm những chuyện phi pháp. Mình nghĩ chị nên âm thầm dạy võ cho bọn này. Ðợi một dịp nào đó, thình lình bọn này đập cho chúng nó bò lê, bò càng ra như Minh-Ðệ đập bọn Trịnh Phúc, Vũ Ðức, Vũ Ðạt, Minh-Can để chúng hết làm phách.
Ý kiến đó, Minh-Ðệ nhận lời ngay. Từ đấy, mỗi đêm nàng âm thầm dạy võ cho Thanh-Thảo, Ngọc-Nam, Ngọc-Huệ, Trinh-Dung. Trinh-Dung đề nghị đặt cho năm người cái tên gì hay hay. Cuối cùng tất cả đều đồng ý với tên Hồng-hà ngũ-long.
Từ hôm về nhà, mỗi tháng Minh-Ðệ vẫn lên cơn đau đớn cùng cực trong hai ngày: mồng một và ngày rằm. Nàng phải áp dụng phương pháp vận công của Tự-An để chống đau. Sau khi chịu đủ 49 lần vận công chống đau vào nửa đêm, Minh-Ðệ lấy ba viên thuốc của Thường-Kiệt uống. Nàng nghĩ thầm:
– Lão trượng dạy võ cho mình là ai? Tại sao với bản lĩnh cao như vậy mà người phải giả danh đại hiệp Trần Tự-An. Người nói rằng, mỗi đêm ta lên cơn, phải vận công chống đau, đó chính là phép luyện công. Sau 49 ngày thì coi như tiểu thành, tiếp theo mỗi tháng mồng một, mười rằm lại lên cơn, trải 49 ngày thì trung thành. Ðến đây nếu không có thuốc uống thì chết. Bằng như có thuốc uống thì một năm sau cũng phải tìm người mà xin thuốc, nếu không sẽ đau trong 49 ngày rồi chết. Khi ta trốn biệt, người tưởng ta không có thuốc, ắt chết rồi. Ðâu ngờ ta vẫn sống nhăn. Nhưng ta phải làm sao giải vĩnh viễn cái ách này, chứ không thì ma chướng sẽ nhập vào ta, ta sẽ hành xử theo đường tà.
Hôm ấy, vào ngày rằm, giữa đêm nàng đang ngủ, thì giật mình thức giấc vì có tiếng người lạ rón rén từ vườn đi lại phía nhà nàng. Nội công Minh-Ðệ hiện đã đến mức cao thâm. Nàng nhổm dậy nhìn ra: một bóng đen tiến đến cửa chính nhà nàng sẽ gõ hai tiếng. Có tiếng mở cửa, nàng nhìn rõ Minh-Can khép cửa, rồi cùng bóng đen dùng khinh công chạy ra sau nhà. Nàng kinh hãi vô cùng khi hai con chó Tâm-Ðức và Ðức-Tâm không xủa, mà lại vẫy đuôi mừng bóng đen. Nàng nghĩ thầm:
– Thì ra tên này đến đây nhiều lần ban ngày, khiến hai con chó tưởng y là người nhà, nên không xủa nữa.
Minh-Ðệ theo hai người bén gót. Tới gốc cây khế, bóng đen hỏi:
– Thế nào? Việc đó ra sao?
Minh-Ðệ nhận ra tiếng của đệ nhất thái-bảo trường Trung-nghĩa Ðoàn Quang-Minh. Tiếng Minh-Can trả lời:
– Túi thuốc mà sư huynh đưa, muội đã bỏ vào bát canh của nó. Nó ăn hồi chiều rồi. Sáng mai nó có chết hay không mới biết được.
Minh-Ðệ kinh hãi:
– Không biết con này nó đánh thuốc độc ai đây?
Tiếng Quang-Minh:
– Phải cẩn thận lắm mới được. Không biết nó học võ với ai, mà năm trước sư huynh bại về tay nó ở dinh kinh-lược sứ Kinh-Bắc. Muội thử dò xem.
– Việc gì phải dò. Sáng mai nó chết rồi. Chết là hết chuyện.
Minh-Ðệ hoảng sợ:
– Thì ra chúng đánh thuốc độc mình. Nhưng may mắn mình luyện Chu-sa huyền âm chưởng, nên bách độc không hại được mình.
Quang-Minh nói:
– Nếu quả đúng như sư muội nói, thì giờ này nó chết rồi. Vậy sư muội thử về dò xem.
– Sư huynh chờ đó.
Minh-Can chạy về phía chuồng lợn, thị vừa bước vào trong thì Minh-Ðệ phóng tay điểm vào huyệt Ðại-trùy của thị. Lập tức thị ngã lăn ra. Nàng khẽ đỡ thị đặt nằm xuống, hồi hướng ra ngoài hú một tiếng. Quang-Minh nghe tiếng hú, y chạy vào. Tới cửa chuồng lợn y hỏi:
– Gì vậy?
Minh-Ðệ lại phóng tay điểm một chỉ. Quang-Minh ngã lăn ra.
Minh-Ðệ túm hai đứa băng mình về miếu thổ thần. Tới nơi, nàng lấy đá đánh lửa lên đốt vào ngọn đèn. Nàng điểm hai huyệt Khúc-trì, Dương-lăng-tuyền cho chân tay chúng tê liệt rồi giải huyệt Ðại-trùy cho chúng. Nàng nhìn hai đứa, miệng cười nhạt:
– Ta không thù, không oán với bọn bay, hà cớ bay đánh thuốc độc định giết ta?
Minh-Can vẫn ngang ngạnh:
– Con đĩ ngựa, mi... mi điểm huyệt tao hả? Tao mách mẹ, mẹ sẽ trói mày lại cho tao đánh mày đến chết.
Thị vừa nói đến đây thì phát rùng mình, rồi kêu lên tiếng ái, chân tay run rẩy, nhưng không cử động được. Tên Ðoàn cũng phát rùng mình rồi kêu lên tiếng ái. Cả hai cùng tỏ vẻ quật cường, nghiến răng để chịu đựng. Nhưng người vẫn run rẩy. Minh-Ðệ thấy tình trạng hai đứa giống hệt tình trạng của nàng hôm trước thì kinh hãi tự hỏi:
– Tại sao hai đứa lại bị trúng Chu-sa huyền âm độc chưởng? Ai đã đánh chúng? Từ nãy đến giờ, chỉ có mình ta ở bên chúng, chứ có ai đâu?
Nhưng nàng chợt hiểu rằng nàng đã điểm huyệt, độc tố theo chân khí của nàng nhập cơ thể chúng. Bản tính Minh-Ðệ hiền hậu, lại thâm nhiễm Phật-giáo, nên dù giết con sâu cái kiến nàng cũng không nỡ, huống hồ làm người ta đau đớn.
Mạnh-tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện (Con người ta sinh ra tính vốn thiện), như nước chảy chỗ trũng, nhưng sau nhiễm tính của người đời mà thành ác. Câu này đúng với trường hợp Minh-Ðệ. Từ những ngày thơ ấu bị hành hạ, làm nhục đến cùng cực, nhưng nàng vẫn chịu đựng được. Cuộc hành hạ chấm dứt khi nàng bị chết, bị vứt xuống chuồng hôi. Rồi những ngày bị hiếp đáp ở Kinh-Bắc, ở Thăng-long, đã thay đổi tính tình của nàng. Bây giờ hai kẻ thù định đánh thuốc độc cho nàng chết, bị nàng kiềm chế mà còn muốn đe dọa nàng, hỏi sao nàng có thể mủi lòng?
Minh-Ðệ thản nhiên ngồi nhìn hai kẻ thù đau đớn quằn quại, rên siết. Ðến lúc đau quá không chịu được, tên Ðoàn Quang-Minh năn nỉ:
– Em... em... em.. lạy... chị, em cắn cỏ lạy chị, xin chị tha cho em.
Minh-Can quát lên:
– Ðại sư huynh, tại sao đại sư huynh lại phải xuống nước với con ngẫn ngờ, con khốn kiếp này... Ối...ối... con khốn nạn kia, mày có thôi đi không?
Minh-Ðệ thấy Minh-Can đau đến chết đi sống lại, mà còn hách dịch, nàng nghĩ thầm:
– Bây giờ võ công ta không hèn, văn học ta không dở, kiến thức ta lại rộng, ta không thể là đứa con "ngu hiếu" như Tăng-tử xưa kia nữa. Ta phải làm cho vụ này đến nơi đến chốn mới được.
Nghĩ vậy nàng ngồi im nhìn hai ác nhân rên rỉ. Một lát Ðoàn Quang-Minh lại năn nỉ:
– Ðại cô nương, xin đại cô nương tha cho tiểu nhân.
Vốn thông minh tuyệt đỉnh, khi một sự việc gì xẩy ra, chỉ liếc mắt là Minh-Ðệ đã nắm được những lẽ chính yếu, rồi biến đổi đi, thành hành động của mình. Nàng ở tù hơn năm, bị tra khảo hàng chục lần, thẩm vẩn hằng trăm lần, rồi lại bị đưa về Khu-mật viện thẩm cung, cuối cùng bị bắt bị điều tra ở phủ Gia-viễn quốc công. Bây bây giờ gặp hai ác nhân định giết mình, nàng quyết định phải hỏi cung hai đứa cho ra ba sự việc: môt là tại sao quần áo mình lại bị đem đến chùa Từ-quang hại chư tăng? Tại sao tên Minh lại có thẻ bài của Khu-mật viện? Tại sao chúng lại đánh thuốc độc giết mình?
Mặc hai đứa rên rỉ, nàng nói chậm rãi:
– Tha thì tha, nhưng mi phải khai hết sự thực. Bây giờ ta hỏi câu nào, mi phải nói cho đúng. Bằng không ta cứ để hai đứa bay nằm đây cho đau đớn đến chết. Mi hiểu không?
Minh-Can run lật bật:
– Con khốn nạn kia, mày... mày. Ái đau chết đi... Lạy chị, em cắn cỏ em lạy chị, chị tha cho cái mạng kiến ruồi của em. Từ nay đến chết, không bao giờ em dám hỗn với chị nữa.
Ðoàn Quang-Minh rên:
– Dạ... xin cô nương cứ hỏi... Ái đau.
– Chị Ðệ, em...em đau chết đi được. Chị... chị... tha cho em đi.
Minh-Ðệ phóng tay điểm vào huyệt Á-môn Minh-Can, ả bị cấm khẩu liền, nhưng vẫn run rẩy đau đớn. Nàng hỏi Quang-Minh:
– Ai xui mi cùng với Minh-Can đem quần áo của ta dấu vào chùa Từ-quang để hại chư tăng?
– Tiểu nhân không có chủ trương gì hết. Ái, đau chết đi thôi... việc này do sư phụ sai bảo.
– Trong vụ này còn những ai tham dự vào nữa?
– Sư phụ giao cho tiểu nhân điều động thập bát đệ Trịnh Phúc, với bọn Vũ Ðức, Vũ Ðạt, và Minh-Can.
Minh-Ðệ điểm vào huyệt Nội-quan, tên Quang-Minh hết rên rỉ liền.
– Trong mười tám thái-bảo, những đứa nào đã ra làm quan, đứa nào hiện ở tại trường?
– Thưa cô nương, trong mười tám huynh đệ, thì sư phụ chia ra Tam anh, Thất hùng, Bát tuấn. Tất cả đều xuất chính, chỉ mình tiểu nhân ở tại trường với sư phụ mà thôi.
– Tam anh à? Tam anh là những tên nào?
– Dạ, thưa là tiểu nhân với sư đệ Ðặng Vinh, Trịnh Quang-Liệt.
Minh-Ðệ nghĩ thầm: cả ba tên này mình đều biết cả rồi, nàng hỏi:
– Cái gã thị vệ Trịnh Quang-Liệt, cũng là đệ tử của Trung-nghĩa ư? Còn tên Nguyễn Quý-Toàn?
– Y cũng là sư đệ bản môn. Nhưng y chưa từng tĩnh thân.
– Mi nói lạ. Y chưa tĩnh thân thì sao có thể làm tổng lĩnh thái giám?
– Thưa cô nương đó là sự thực. Nguyên sư đệ tên là Trịnh Quang-Thư, con trai của sư phụ. Trong cuộc tĩnh thân cách nay ba năm, có một người tên Nguyễn Quý-Toàn bị chết. Thượng-Dương hoàng hậu cho y đội tên Toàn làm thái giám, để có người sai phái.
Minh-Ðệ nói rất nhỏ nhẹ:
– Cách đây hơn năm, khi ta đả bại mi ở phủ Kinh-lược sứ, mi đưa ra tấm thẻ bài chứng minh rằng mi là Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Hoài-đức hầu, rồi mi yêu cầu Kinh-lược sứ giải ta về kinh. Sau này Khu-mật-viện cho ta biết trong Khu-mật-viện không có ai tên là Ðoàn Quang-Minh cả. Sự thực vụ này ra sao?
Ðoàn Quang-Minh im lặng, Minh-Ðệ biết đây là điều cực kỳ bí mật, chắc y không chịu nói thực, nàng đập vào vai, giải khai huyệt đạo cho y. Lập tức cơn đau trở lại, Quang-Minh hét lên như con dê bị chọc tiết, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Y năn nỉ:
– Xin... côô... nương thaaa... cho... tiểu nhân xin nói..ói...ói.
Minh-Ðệ cười nhạt:
– Mi hãy khai đi, rồi ta tha cho mi.
– Tất cả mọi việc đều do sư phụ với Thượng-Dương hoàng hậu chủ xướng, tiểu nhân không biết gì hết. Ái...
Minh-Ðệ lại điểm huyệt cho y khỏi đau. Y tiếp:
– Nguyên trong triều, hiện giờ có hai phe ngoại thích tranh quyền nhau đến một mất một còn. Một phe thuộc họ Mai, anh em của Thiên-Kim thái hậu. Một phe của họ Dương, anh em của Thiên-Cảm thái hậu và Thượng-Dương hoàng hậu. Sư phụ thuộc phe họ Dương.
Ký ức của Minh-Ðệ trở về với vụ Ðề-điểm hình ngục Kinh-Bắc là Hoàng Khắc-Dụng đã thuật với nàng về vụ này. Nàng nghĩ thầm:
– Mình phải tỏ ra hiểu biết, để y phải nói thực cho khỏi mất thì giờ.
Nghĩ vậy nàng hừ một tiếng, rồi tiếp:
– Ta biết rồi. Nguyên sinh mẫu của hoàng thượng với công chúa Bình-Dương, Kim-Thành, Trường-Ninh họ Triệu, khuê danh Liên-Hương. Bà tuẫn quốc trong vụ chư vương khởi loạn cuối thời Thuận-Thiên. Bấy giờ hoàng thượng còn thơ ấu, được Mai phi nuôi dưỡng. Khi vua Thái-tông lên ngôi thì phong đến bẩy hoàng hậu, phong tước hầu cho cha, anh các hậu, để làm hậu thuẫn. Thân phụ Mai hậu là Mai-Hựu được phong Long-thành tiết độ-sứ, hữu-kim ngô thượng tướng quân, Nam-phong quốc công. Nhưng nhà vua rất sủng ái Dương hoàng hậu, phong làm Thiên-Cảm hoàng hậu. Chính vì vậy mà phụ thân hậu là Dương Ðức-Thành được làm Tể-tướng. Anh em hậu người thì được phong thượng thư, kẻ được phong tham tri. Hoàng-hậu đem cháu mình là Dương Hồng-Hạc gả cho Hoàng-thượng. Vô tình trong triều đình thành hai phe họ Mai, họ Dương tranh quyền nhau quyết liệt. Phe họ Mai nắm các quan võ, phe họ Dương nắm các quan văn.
Thấy nét mặt Quang-Minh tỏ ra kính phục, Minh-Ðệ hỏi:
– Ta nói có đúng không?
– Dạ, cô nương nói không sai.
– Vì Hoàng thượng được Mai hậu nuôi dưỡng, nên khi ngài lên ngôi vua, thì phong bà làm Linh-Cảm thái hậu, nhưng cũng phải phong đích mẫu là Thiên-Cảm hoàng hậu làm Thiên-Cảm hoàng thái hậu. Người lại phong Hồng-Hạc làm Thượng-Dương hoàng hậu. Hiện phe họ Mai nắm hầu hết binh quyền ở vùng Trường-yên, Thanh-hóa, Thăng-long cùng mười đạo Thiên-tử binh. Còn phe họ Dương nắm hầu hết các chức quan văn. Cái tên sư phụ mi là Trịnh Quang-Thạch vốn là gia thuộc họ Dương, nên đương nhiên theo phe họ Dương có đúng không?
– Dạ thưa đúng. Nhưng năm trước đây, Mai thái hậu băng hà, phe họ Mai bắt đầu yếu thế. Họ Mai mới đi tìm hậu thuẫn. Hậu thuẫn lớn nhất ở trong triều là Thuận-thiên thập hùng, lớn nhất ở dân gian là các đại môn phái. Trong các đại môn phái, thì họ Dương căm thù, sợ hãi nhất là phái Ðông-a.
– Ta biết rồi, vì trước đây họ Dương lộng quyền quá, nên Dương Ðức-Uy, Dương Ðức-Thao bị Ưng-sơn song hiệp giết, cho nên từ đấy họ Dương kinh sợ, thù hận phái Ðông-a. Ta thử đoán xem có đúng không nghe: nay Mai thái hậu băng hà, thế của họ Mai suy. Vì họ Mai tìm được hậu thuẫn ở phái Ðông-a, nên phe họ Dương tìm cách hại phái này để tỉa vây cánh đối thủ phải không? Nhưng sao sư phụ mi lại hại đại sư Viên-Chiếu?
– Cô nương không biết ư?
– Ta hỏi mi mà!
– Vì Viên-Chiếu là cháu của Mai Hựu, cháu gọi Mai thái hậu bằng cô ruột. Chính nhờ đại sư Viên-Chiếu, mà hầu hết chư tăng ở Ðại-Việt đều có cảm tình với phe Mai.
Minh-Ðệ như người mù được mở mắt ra. Nàng ớn da gà: chính vì muốn hại họ Mai, nên việc đầu tiên họ Dương sai tên Trịnh Quang-Thạch ra tay vu hãm chư tăng chùa Từ-quang. Nhân việc ta cứu con trâu, mà chúng biết ta là chị Minh-Can, chúng sai Minh-Can lấy quần áo của ta, rồi âm thầm dấu vào phòng chư tăng; lại cũng bọn chúng đem xương, lông chó, gà, trâu, thịt chó dấu vào chùa, rồi cũng chính phe họ Dương là kinh-lược sứ Phạm Anh, con rể Dương tể tướng đem quân vây chùa Từ-quang. Hèn gì vụ án phạm giới nhỏ như vậy, đúng lý chỉ do lý trưởng đem các sư ra đình đánh đòn, rồi đuổi về dân dã, mà chúng cố ý vu hãm ra chuyện nhận vàng của Tống để đưa về triều cho nhà vua xử. Dù không có chứng cớ rõ ràng, nhưng ít ra triều đình cũng nghi ngờ đám võ quan thân phe Mai. Chà! Ðộc thực.
Minh-Ðệ hỏi:
– Thế còn chuyện hai quý nhân tới chùa dạy võ, cho vàng ta, họ là ai?
– Việc này tiểu nhân không rõ.
Minh-Ðệ độ chừng việc này quá lớn, chắc họ Dương với Siêu-loại hầu làm mà không cho tên Quang-Minh biết. Nàng nghĩ thầm:
– Chắc họ Dương bố trí hai người nào đó, chờ sư phụ vắng nhà, rồi đến chùa xưng là bạn của người, thi ân bố đức cho ta. Ta nào biết địa ngục nhân gian, vô tình đi vào, rồi chắc vụ đuổi trâu chạy vào chùa cũng do chúng bố trí... rồi trước mấy trăm môn sinh trường Trung-nghĩa, lý dịch trong làng, Siêu-loại hầu cố tình đề cao Ưng-sơn song hiệp, cố ghép Ưng-sơn song hiệp là hai quý nhân đến chùa dạy võ, tặng vàng cho ta. Khi vụ án xẩy ra, thì có mấy trăm môn đệ trường Trung-nghĩa với bọn lý dịch đồn đại ra ngoài vụ này rằng Siêu-loại hầu biết ta học võ với Ưng-sơn song hiệp, mà phải rét run, rồi kính trọng ta.
Bất giác nàng rùng mình:
– Phải rồi, lúc ta đang ở chùa Từ-quang là lúc vua Bà cùng phò mã Thân Thiệu-Thái đem quân vượt biên, Kinh-Nam vương Tự-Mai đang có mặt ở Trường-sa, sao có thời giờ ngao du Ðại-Việt mà dạy võ, cho vàng ta. Họ mượn ta làm nhân chứng về việc đại sư Viên-Chiếu nhận vàng của Kinh-Nam vương Tự-Mai để làm gian tế cho Tống. Nhưng thực lạ lùng! Trong vụ tranh chấp biên giới vừa rồi, Kinh-Nam vương đứng về phía Ðại-Việt, sao chúng lại vu cho Vương mua chuộc võ lâm Ðại-Việt làm gian tế cho Tống?
Nàng hỏi:
– Còn vụ tên Ðặng Vinh, Trịnh Phúc, Vũ Ðức đột nhập vào phòng ta ở dinh kinh-lược để làm gì?
Quang-Minh ấp úng một lúc rồi nói:
– Kinh-lược sứ cho sư phụ biết vụ vu hãm chư tăng thông dâm với cô nương không ổn, vì cô nương còn đồng trinh. Nên sư phụ sai ba đứa đột nhập vào dinh kinh-lược, thổi thuốc mê cô nương, rồi... rồi... hại đời con gái. Như vậy khi giải cô nương về kinh, triều đình cho cô mụ khám cô nương, thì quả cô nương không còn là xử nữ nữa.
Minh-Ðệ rùng mình hỏi:
– Còn việc lão già xưng là Trần Tự-An bí mật dạy võ cho ta, cũng do sư phụ mi bố trí phải không?
– Ðiều này chắc không. Bởi sư phụ sai người theo dõi cô nương, nên biết việc hằng đêm cô nương ra thuyền bên sông luyện võ với một sư phụ lớn tuổi, nên người sai tiểu nhân đột nhập dinh An-vũ-sứ hầu tìm rõ nguồn gốc võ công cô nương. Không ngờ cô nương biết xử dụng độc chưởng, nên tiểu nhân bị bại.
– Thế thẻ bài chứng nhận mi là Tả-thiên ngưu-vệ thượng tướng quân, Hoài-đức hầu ở đâu mà mi lại có trong mình đến độ kinh-lược sứ cũng tin?
– Thưa cô nương đó là thẻ bài thực mà giả.
– Tại sao thực mà lại giả?
– Dạ, thực vì chính Tể-tướng Dương Ðạo-Gia ký. Còn giả vì tiểu nhân không hề làm tướng, làm hầu. Kinh-lược sứ cũng biết thế, nhưng người giả vờ tin là thực, để có cớ giải cô nương về triều cho Khu-mật viện điều tra, mà Ðề-điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng không thể cản trở.
Minh-Ðệ chợt hiểu ra:
– Thì ra thế, chúng muốn tách vụ chư tăng phạm giới với vụ làm gian tế cho Tống ra làm hai. Vụ chư tăng coi như xong. Còn vụ gian tế cho Tống, chúng nghĩ rằng với chứng cớ chúng tạo ra như vậy, thì khi Khu-mật-viện điều tra ra, sẽ tâu lên triều đình, khiến triều đình nghi ngờ phái Ðông-a. Phái này mất uy tín, thì phe họ Mai cũng bị liên lụy, mất chỗ dựa. Ðộc! Ðộc thực.
Minh-Ðệ tra khảo tên Quang-Minh để tìm hiểu về sư phụ Tự-An, cùng Dương Tông, nhưng y không biết gì hơn. Nàng nhủ thầm:
– Ta còn bằng này bí mật: có thực Quan-âm dạy nội công thượng thừa âm nhu cho ta là do lòng tốt không? Bà là ai? Cụ già dạy võ cho ta có thực là Trần Tự-An không? Nếu không thì do ai bố trí với mục đích gì? Dương Tông là ai? Có phải do Dương gia bố trí hại sư huynh Thường-Kiệt không?
Nàng hỏi:
– Việc mi với Minh-Can đánh thuốc độc hại ta là do ai sai khiến?
– Dạ, mọi việc do sư phụ chủ trương cả.
Minh-Ðệ nghĩ thầm:
– Mình phải làm cho vụ án này sáng tỏ để giải oan cho sư phụ với chư tăng chùa Từ-quang, cũng để giải oan vụ ta bị vu hãm phạm giới dâm với chư tăng. Trước hết ta bắt chúng khai để có chứng cớ đã.
Ðộ chừng cơn đau hơn hai giờ của Quang-Minh với Minh-Can đã qua, Minh-Ðệ giải khai huyệt đạo cho chúng, rồi nàng nói:
– Hai đứa mi có biết tại sao lại bị đau đớn như thế này không?
– Nếu mình không về kịp đêm nay, thì sáng mai Dương đại ca với Ðỗ Oanh sẽ bị chém đầu. Làm sao bây giờ?
Thấy chỗ đang đứng không cách xa Thính-hương khách xá làm bao, một tia sáng lóe lên trong đầu nàng:
– Vậy ta trở về khách xá, viết một bài biểu, sáng sớm mai ta đến điện Cao-minh đánh chuông kêu oan. Phải rồi, theo như Dương đại ca nói, thì Chương-thánh Gia-khánh hoàng-đế là một hoàng-đế nhân từ, chí công. Ta khiếu oan, nhất định sẽ cứu được Dương đại ca.
Nàng hít một hơi, rồi vận khí, dùng khinh công trở về khách xá. Người trong khách xá vẫn còn thức. Không ai để ý đến nàng. Nàng đẩy cửa vào phòng. Giấy bút mua hôm trước hãy còn nguyên. Nàng mài mực, rồi cầm bút viết. Minh-Ðệ đã từng đọc hàng trăm bài biểu trong các bộ sử, nên việc viết một bài biểu với nàng không mấy khó khăn. Bài biểu bắt đầu kể từ biến cố chùa Từ-quang, cho đến những gì xẩy ra ở lộ Kinh-Bắc, ở Khu-mật viện, ở Thái-hà trang. Cuối cùng là việc xẩy ra ở Anh-hùng tửu quán. Viết xong, Minh-Ðệ đọc lại, sửa chữa mấy chỗ rồi chép vào mấy tờ giấy.
Nàng nhủ thầm:
– Kể ra từ hôm đến chùa Từ-quang tới giờ mình gặp không biết bao nhiêu nghi vấn chưa được sáng tỏ. Trước hết Quan-Âm là ai, mà Thường-Kiệt là một đại thần, lại hạ thể gọi mình là sư muội, chiều đãi mình như con gái, chỉ vì mình xử dụng thần công của ngài? Mình đã hỏi sư huynh rằng Quan-Âm có phải là tiên cô Bảo-Hòa không, thì người bảo không phải. Vả hôm mình xem hình vẽ tiên cô trong nhà tổ trang Thái-hà thì thấy hoàn toàn khác Quan-Âm. Tại sao sư huynh đã nhận mình làm sư muội, mà không chịu nói tên sư phụ ra cho mình? Rồi vụ án chùa Từ-quang, ai đã đứng trong bóng tối hại chư tăng? Làm thế nào mà họ đem quần áo của mình từ nhà đến bỏ vào phòng chư tăng để vu vạ? Vợ chồng quý nhân là ai, mà Siêu-loại hầu nhất định là Ưng-sơn song hiệp? Lại còn một vị lão nhân xưng là đại hiệp Trần-tự-An dạy Chu-sa huyền âm chưởng cho mình, phóng độc vào mình? Bọn Ðặng Vinh, Trịnh Phúc, Vũ Ðức đang đêm đột nhập nhà tù định làm gì mình? Tại sao tên Ðoàn Quang-Minh có thẻ bài là Hoài-đức hầu, ra lệnh cho An-vũ sứ Kinh-Bắc giải mình về Khu-mật viện, mà sư huynh Thường-Kiệt bảo rằng trong Khu-mật viện không có y. Cuối cùng Dương Tông là ai mà võ công thực không tầm thường. Hơn nữa tên gia đinh đánh xe, võ công cũng vào hàng thượng thừa? Ngày mai mình đánh chuông kêu oan, mình phải khai hết sự thực, mới mong cứu được Dương đại ca.
Nhưng nàng chợt thấy không ổn, vì có lần Thường-Kiệt cho nàng biết rằng, tất cả các cuộc xử tử trên đất Ðại-Việt đều phải thi hành trước giờ Dần. Trong khi giờ Mão thì hoàng đế mới lâm triều, bấy giờ nàng có kêu oan, người có xử thì Dương Tông đã chết rồi.
Trong khi mải suy nghĩ, chân nàng vẫn rảo bước, chợt nàng nhận ra mình đã tới bờ hồ. Nhìn ra bãi hồ, nàng thấy con thuyền của sư phụ nằm im lìm trong bóng đêm. Minh-Ðệ tự hỏi:
– Không biết thời gian qua ta vắng mặt, sư phụ có mong ta không? Người không thấy ta về, ắt là giận ta lắm. Hay ta cầu cứu với sư phụ, để người cứu Dương đại ca?
Nàng tiến tới chỗ con thuyền đậu, rồi lên tiếng gọi:
– Sư phụ! Sư phụ, đệ tử là Yến-Loan đây.
Không có tiếng trả lời. Nàng tung mình lên cao, tà tà đáp xuống mũi thuyền. Nàng gõ tay vào cánh cửa thuyền, cũng không có tiếng đáp lại. Nàng đẩy mạnh, mở tung cửa ra, một mùi hôi tanh kinh khủng bốc lên. Nàng dùng đá đánh lửa, rồi châm vào cái bổi. Dưới ánh sáng, cảnh tượng làm Minh-Ðệ kinh hoảng: sư mẫu của nàng nằm chết cong queo, máu ứa ra mũi, mắt, tai. Miệng dường như đang ăn cái gì. Vốn can đảm, nàng cố trấn tĩnh tinh thần kéo vật trong miệng sư mẫu, vật đó như bị vướng, nàng phải giật mạnh mới ra. Nàng nhìn kỹ thì đó là cái đùi chó thui luộc chín đã lóc hết thịt. Nàng xem xét khắp người bà, thì thấy lồng ngực bị đánh bằng chưởng âm nhu, nên xương nát hết.
Nàng nghĩ thầm:
– Cứ như tình trạng này, thì sư mẫu bị ai đó dùng chưởng âm nhu đánh trúng ngực, xương cùng tạng phủ nát hết. Rồi người đó nhét ngược cái đùi chó đã lóc hết thịt vào miệng. Hung thủ dùng sức khiến cái chân chó chọc thủng họng bà.
Nàng quan sát ở cuối thuyền, thì hai thuyền phu cũng bị đánh chết bằng chưởng lực âm nhu. Trong miệng mỗi người đều bị tọng một miếng thịt chó lớn.
Yến-Loan tìm tòi một lúc, không thấy gì khác lạ, nàng trở lên bờ, trong lòng suy nghĩ:
– Chắc chắn khi hung thủ tới hành thích thì sư phụ ta đi vắng, nên y sát hại sư mẫu với hai thuyền phu. Võ công hung thủ phải cao thâm lắm, nên y hạ sát sư mẫu với thuyền phu chỉ bằng một chiêu mà thôi. Chứ nếu có cuộc giao chiến, thì đồ đạc phải đổ vỡ ngổn ngang, chứ có đâu còn nguyên? Cứ tình trạng này, thì sư mẫu chết ít nhất hai ngày rồi, mà sao chưa thấy sư phụ về?
Chợt một tia sáng lỏe lên trong đầu nàng:
– Phải chăng hung thủ là Mộc-Tồn Vọng-Thê hòa thượng? Ðúng rồi, hồi còn ở nhà, một hôm nàng cùng các bạn đang đào đất vét sông, bạn khuyên nàng cầu cứu với Mộc-Tồn hòa thượng. Lý-trưởng chỉ nghe đến danh hiệu, mà mặt đã tái xanh, cấm không cho nói đến tên. Rồi khi An-vũ-sứ khám chùa Từ-quang, một đội trưởng chỉ mỉa mai sư trong chùa là Mộc-Tồn hòa thượng thôi, mà An-vũ-sứ đã kinh sợ phải quát tháo bắt im lặng. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau viên đội trưởng đó bị giết.
Những lời của viên Ðề-điểm hình ngục Khắc-Dụng vẫn còn vang trong lòng nàng:
– Mộc-Tồn Vọng-Thê hòa thượng chỉ giết bọn ác nhân, bọn lừa thầy phản bạn, bọn trốn chúa lộn chồng. Ông chưa bao giờ giết người vô cớ... Như vậy thì trung gian, sư phụ, sư mẫu ta là gian nhân ư?
Nàng trở về khách xá, leo lên dường nằm:
– Làm sao đây? Chỉ còn mấy giờ nữa thì Dương đại ca bị chém đầu. Ta phải làm bất cứ việc gì để cứu người. Nhưng làm gì??? Còn vụ sư mẫu bị giết, ta có nên đi báo quan không?
Bỗng nàng cảm thấy hai vai hơi nhức nhối, rồi cổ, đầu, rồi khắp người đau đớn không thể tưởng tượng nổi. Biết cơn đau hành hạ như sư phụ nói trước, nàng nghiến răng ngồi vận công chống đau. Cứ như vậy, cơn đau kéo dài gần một giờ mới hết, mồ hôi toát ra mùi cực kỳ khó chịu. Chợt nhớ sư phụ nói rằng nếu nàng vận công phát chiêu như người dạy, thì kẻ đối đấu sẽ bị trúng độc đau đớn như nàng. Một ý nghĩ thoáng qua:
– Hay ta bí mật đột nhập dinh tể tướng cứu Dương đại ca ra. Dù không cứu được, ta có chết cũng an lòng. Nhưng dù gì ta cũng nhất quyết không dùng Chu-sa huyền âm chưởng hại người.
Nghĩ đến đây thêm can đảm, nàng ngồi phắt dậy đi tắm. Tắm xong, nàng hướng dinh tể tướng đi tới. Dinh tể tướng ẩn hiện trong bóng đêm với ánh đèn từ trong chiếu ra. Ngoài cổng chỉ có một người lính đứng gác. Nàng đi một vòng quanh dinh, thấy hàng rào phía Bắc khá xa với những gian nhà, nàng tung mình lên cao, rồi đá gió một cái, người bắn vào trong. Nàng hướng phía căn nhà có ánh đèn đi tới. Nhưng nàng vừa bước đi mấy bước, thì có tiếng hú, rồi một đàn chó từ đâu nhảy xổ lại vây quanh nàng mà cắn. Bình tĩnh, nàng vận công phóng hai chưởng, hai con chó bắn tung vào tường. Chúng chỉ dẫy dụa được mấy cái rồi nằm im. Thấy hai đồng bạn bị giết, đám chó chỉ đứng xa xa mà xủa. Minh-Ðệ vội tung mình lên bờ tường, nhảy ra ngoài chạy trốn. Người nàng vừa rơi xuống đất, thì đã có năm võ sĩ cầm đao bao vây nàng vào giữa. Một người chĩa đao vào cổ nàng quát:
– Ðứng im chịu trói, bằng không chúng ta chặt đầu.
Minh-Ðệ trầm người xuống, rồi dùng một chiêu hổ trảo đoạt đao từ trên tay người kia, chân phóng cước đá vào mông y. Người ấy bắn tung lại phía sau. Lập tức bốn người còn lại vung đao chém nàng. Minh-Ðệ tung người lên cao tránh bốn thanh đao. Ở trên cao, nàng chĩa đao xuống dưới chân khoa một vòng. Bốn thanh đao chạm vào thanh đao của nàng kêu lên bốn tiếng loảng xoảng, rồi vượt khỏi tay bốn võ sĩ, văng ra xa.
Minh-Ðệ co chân bỏ chạy, nàng vừa cất bước, thì cảm thấy ngộp thở, một kình lực từ trên cao ụp xuống đầu nàng. Kinh hãi nàng vung tay phát chưởng đỡ. Bình một tiếng, nàng cảm thấy cánh tay tê rần, vội nhảy về trước bốn bước, rồi quay lại nhìn xem kẻ đánh mình là ai, thì có tiếng nói trầm trầm:
– Võ công Ðông-a! Người học ở đâu được bản lĩnh dường này mà lại đi ăn trộm ư? Người đừng chạy, hãy đứng lại cho ta xem mặt.
Ðuốc đã đốt lên sáng rực. Minh-Ðệ nhận ra người đối chưởng với mình là một thanh niên tuổi khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu. Thanh niên cũng đã nhìn thấy nàng:
– Thì ra người là con gái. Con gái mà công lực bằng người, e khắp Ðại-Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trông phong thái người thực khác phàm, dung nhan thuộc loại sắc nước hương trời mà lại đi ăn trộm ư?
Minh-Ðệ đáp:
– Tôi không phải kẻ trộm.
Thanh niên đổi cách xưng hô:
– À, thì cô nương là gian tế chăng?
– Tôi cũng không phải gian tế.
Thanh niên cau mày lại tỏ vẻ suy nghĩ:
– Thức khinh thân tung người lên tường của cô nương là của phái Ðông-a, còn mấy thức vung đao là do Ðông-a kiếm pháp biến ra. Rồi cô nương lại dùng một chiêu Ðông-hải lưu phong đỡ chưởng của tại hạ... Không biết cô nương là đệ tử của cao nhân nào trong phái Ðông-a?
Minh-Ðệ lắc đầu:
– Tôi không thể nói ra được
Thanh niên đưa cổ tay ra trước mặt Minh-Ðệ:
– Tôi có một điều thắc mắc là phái Ðông-a từ khi thành lập đến giờ vẫn đi theo chính đạo, đời đời lấy chủ đạo giúp dân cứu nước. Xưa kia Nhật-Hồ lão nhân mang Chu-sa độc chưởng vào Ðại-Việt, gây ra những trận phong ba trong võ lâm. Sau đại hiệp Trần Tự-An chế ra phản Chu-sa chưởng pháp, từ đó Chu-sa chưởng gần như tuyệt diệt, võ lâm đều hướng mặt về phái Ðông-a mà khâm phục. Tại sao cô nương lại luyện Chu-sa huyền âm công? Ban nãy cô nương tấn công tại hạ bằng Ðông-a chưởng, nhưng xử dụng nội lực âm nhu pha Chu-sa huyền âm công. Cô nương có hiểu tại sao tại hạ lại vô sự không?
– Tôi cũng không rõ.
Thanh niên cung tay:
– Dễ thôi, vì tại hạ xử dụng phản Chu-sa chưởng của quí phái đấy. Nhưng cô nương đã muốn dấu thân phận thì tại hạ cũng không dám cật vấn. Tại hạ họ Lê tên Văn-Thịnh hiện lĩnh chức trưởng sử trong phủ Gia-viễn quốc công. Việc đã như thế này, tại hạ xin kính mời cô nương dời gót ngọc vào yết kiến Quốc-công để người phát lạc.
Không đừng được, Minh-Ðệ phải theo Lê vào dinh. Trong dinh đèn đuốc đốt sáng như ban ngày, người đứng lố nhố trong sân đều hướng mắt nhìn nàng. Qua một dẫy nhà dài thì tới dinh thự cao hai tầng, cột sơn son thiếp vàng, vẽ phượng rất đẹp. Lê Văn-Thịnh chỉ vào một nữ tỳ:
– Cô nương, trước khi đưa cô nương vào yết kiến Tể-tướng, xin cô nương cho nữ tỳ khám xét trong người cô nương đã.
Không chờ Minh-Ðệ trả lời, người nữ tỳ khám nàng. Thị chỉ thấy trong túi có bộ Luận-ngữ, bộ Kinh-thi, ngoài ra không có gì khác. Lê Văn-Thịnh tiếp hai bộ sách mở ra xem, y thấy có tờ biểu Minh-Ðệ viết để khiếu oan, thì lấy ra đọc. Ðọc xong, y gật đầu:
– Thì ra cô nương họ Lê, khuê danh Yến-Loan. Ðúng, cô nương không phải là gian tế, cũng không phải kẻ trộm. Tờ biểu này hẳn do cô nương soạn?
Minh-Ðệ gật đầu. Lê tỏ vẻ kính trọng:
– Võ công cô nương vốn đã hiếm có, nhưng văn tài này thì e cả Ðại-Việt chỉ vua bà Bắc-biên là hơn được mà thôi. Xin mời cô nương theo tại hạ.
Hai người qua một dẫy hành lang nữa, tới một cánh cửa lớn, Lê Văn-Thịnh hô to:
– Trưởng sử Lê Văn-Thịnh đem người đột nhập vào dinh, xin yết kiến Quốc-công.
Có tiếng vọng ra:
– Cứ vào.
Cánh cửa mở, Minh-Ðệ nhìn vào trong: một người tuổi đã khá cao, tóc bạc, râu dài tới ngực, ngồi chễm trệ trên chiếc ghế chạm hổ. Hai bên, mỗi bên năm người cung tay đứng hầu. Phía sau lão có cái màn. Sau màn dường như ai đó ngồi. Lê Văn-Thịnh hô:
– Vị ngồi trên ghế kia là Tể-tướng quốc-công đại nhân. Xin cô nương hành lễ.
Minh-Ðệ quỳ gối lễ ba lễ.
Lê Văn-Thịnh chỉ Minh-Ðệ nói:
– Trình quốc-công, người đột nhập dinh tên là Lê Thị Yến-Loan, mười tám tuổi. Tiểu nhân đã xét kỹ, với dáng người thanh lịch, võ công cao cường, Lê cô nương không thể là phường trộm cắp. Lê cô nương cũng không chịu nhận là gian tế. Xin quốc-công phát lạc.
Lão già hỏi:
– Trên người thị có mang theo vũ khí không?
– Trình quốc-công chỉ có bộ Luận-ngữ, bộ Kinh-thi với bài biểu khiếu oan mà thôi.
Nói rồi y trao sách với tờ biểu cho lão già. Lão già cầm tờ biểu đọc đi, đọc lại đến ba lần. Ðọc xong y nói với Minh-Ðệ:
– Thì ra mi. Ta đã đọc tất cả biểu chương của lộ Kinh-Bắc cùng bản án do đề-điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng tâu về mi. Bản án này ta đã tuyên xử xong. Hà cớ gì chúng lại đưa mi về Khu-mật viện? Tại sao tên hoạn quan Lý Thường-Kiệt lại lạm dụng quyền mà thả lỏng mi? Còn nhận mi là sư muội, đem về dinh? Rồi bây giờ mi dám dâng biểu vu oan cho con cháu ta?
Minh-Ðệ đâm liều, nàng nói:
– Thưa tể tướng, tất cả những gì viết trong biểu là sự thực, không hề dối trá. Xin Tể-tướng xét lại.
Lão gìa cười nhạt:
– Láo, láo hết. Ðây là chỗ nào, hẳn mi biết rõ rồi mà đang đêm mi dám dột nhập vào? Chỉ nguyên tội danh này, bất biết mi đột nhập với mục đích gì, ta cũng có quyền đem mi ra chặt đầu, mà không cần xét xử.
Tiếng người đàn bà nói sau bức màn:
– Ðưa tờ biểu vào đây.
Gia-viễn Quốc-công dường như kính trọng người đàn bà này, vội trao tờ biểu cho thị nữ. Thị nữ cầm tờ biểu ra sau màn.
Tiếng phụ nữ nói sau màn:
– Mi muốn dâng biểu khiếu oan thì mi được như ý. Mai ta sẽ dâng lên Thiên tử cho mi vừa lòng. Nhưng ta cho mi biết, việc mi vu oan cho con cháu ta với mục đích hãm hại đại thần thì mi sẽ bị tùng xẻo.
Tiếng người đàn bà tiếp:
– Lê Văn-Thịnh. Sáng mai, người khẩn sang Khu-mật viện đem hết hồ sơ lấy khẩu cung thị, cùng giấy giải giao của lộ Kinh-Bắc về cho ta, để tâu lên hoàng thượng một thể.
Tiếng người đàn bà tiếp:
– Nhị-Tiệp! Từ khi thị bị giải về Thăng-long, người có biết thị đã làm những gì không?
Viên võ quan đứng phía ngoài cung tay:
– Tâu hoàng-hậu! Ngoài việc thị được Lý Thường-Kiệt đem về dinh nuôi nấng, thị có làm hai việc cực mật, nhưng tiểu nhân cũng theo dõi được. Một là đêm đêm thị ra bờ hồ học võ công với một lão già. Lão dạy thị Chu-sa huyền-âm chưởng, rồi phóng độc chưởng vào người thị, bắt thị phải lấy trộm tâm pháp nội công Cổ-loa của Thường-Kiệt. Nhưng thị thà chịu đau chứ không chịu làm việc đó.
Minh-Ðệ kinh hoàng nghĩ thầm:
– Thì ra bà này là Thượng-Dương hoàng hậu, nhũ danh Dương Hồng-Hạc đây. Bà là con của Lại-bộ thị-lang Dương Ðức-Uy và em của Dương Ðức-Thao, bị Ưng-sơn giết trên bến đò Bắc-ngạn xưa. Tể tướng Dương Ðạo-Gia hiện là bác ruột bà. Bọn công tử Dương Ðức-Huy, Dương-Ðức-Nhàn đều là cháu gọi bà bằng cô.
Lão già hỏi Minh-Ðệ:
– Sư phụ mi là ai vậy?
Minh-Ðệ thản nhiên trả lời:
– Người bảo người là cha đẻ của Khai-Quốc vương phi Thanh-Mai và Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai.
Lão già cười:
– Thì ra lão là Trần Tự-An. Không ngờ Tự-An nay lại đi theo đường tà. Hôm trước con trai lão là Tự-Mai cùng vợ là công chúa Huệ-Nhu đã cho vàng bạc, cùng dạy võ cho con nhỏ này, để nó làm gian tế cho Tống. Bây giờ đến lão xúi nó tiềm ẩn vào Khu-mật viện. Hà, chuyện này thực không nhỏ. Thế còn việc thứ nhì cực mật mà thị làm là chuyện gì?
Nhị-Tiệp tiếp:
– Hằng đêm có một người tên Dương Tông đột nhập dinh Thường-Kiệt tình tự với thị. Ban nãy thị đi cùng Dương Tông, đầy tớ của Dương Tông ăn cắp xe ngựa của nhị công tử, rồi giết chết đại công tử con của An-vũ kinh lược sứ Kinh-Bắc, sau đó chúng tới Anh-hùng tửu lầu. Tên Dương với tùy tùng đã bị bắt giải giao về phủ thừa Thăng-long. Còn y thị thì đột nhập vào đây, không rõ mục đích gì?
Tiếng người Thượng-Dương hoàng hậu quát lớn lên như vẻ hoảng hốt:
– Dương Tông tình tự với thị ư? Người có nghe rõ chúng nói những gì không? Dương Tông có nói rõ gia thế y ra không?
– Tâu lệnh bà, Dương nói rằng y là Nho-sinh theo học ở Thăng-long thế thôi. Dương có tặng quà cho thị nữa.
– Y tặng những gì?
Viên võ qua chạy ra ngoài một lúc rồi đem vào cái bao lụa. Y mở ra. Minh-Ðệ nhìn qua mà phát run, bởi đó là cái hộp Dương tặng nàng. Tên Nhị-Tiệp đã nhập dinh Thường-Kiệt ăn cắp mang ra. Cái hộp được đưa ra sau màn. Hoàng-hậu dường như nhìn thấy cái hộp thì nổi cơn tam bành:
– Ái chà chà, ghê thực. Con này thực không vừa.
Rồi bà nguyền rủa những tiếng thô tục. Bà hỏi:
– Cái tên Dương Tông kia có hứa hẹn cưới mi làm vợ không?
Minh-Ðệ nổi máu gan lì, nàng im lặng không trả lời. Hoàng-hậu càng nổi cáu hơn:
– Mi có biết cái hộp vàng chạm hai con rồng là của Thượng-Dương hoàng hậu không? Những vòng ngọc, kim cương này cũng đều là của trân bảo trong hoàng cung không? Như vậy gã họ Dương đã ăn cắp từ trong cung mang ra tặng mi. Tuy mi không ăn trộm nhưng cũng mắc tội gian nhân hiệp đảng.
Lão già nói:
– Tội trộm vật ở hoàng cung thì không nặng. Nhưng tội nặng nhất là kết cấu với Kinh-Nam vương với phái Ðông-a làm gian tế cho Tống. Hừ!
Lão già chắp tay hướng lên trời vái ba vái:
– Tạ ơn trời phật hộ trì cho Ðại-Việt, cho người ngay, nên chúng ta đã khám phá ra manh mối vụ gian tế Tống định cho người làm nội ứng, để rồi đem quân qua xâm chiếm. Mà việc này lại chính là Kinh-Nam vương Tự-Mai với phái Ðông-a chủ xướng. Việc đầu tiên là chúng thấy nhà ta ba đời trung với triều đình, lại hết tâm cần lao chính sự, nên chúng ra tay vu oan giá họa, hại gia đình ta trước. Mai ta phải tâu lên Hoàng-thượng ngay để người kịp đề phòng.
Hoàng-hậu bảo Minh-Ðệ:
– Tên Tự-An mấy lần xui mi trốn đi phải không? Ta nói cho mi biết, Hoàng-thượng là đấng nhân từ, nếu người xử vụ này, thì chỉ mình mi bị tội mà thôi. Còn như mi muốn trốn đi thì cứ trốn, nhưng ta sẽ cho người về bắt bố mẹ mi, em mi, họ hàng nhà mi đem về đây tùng xẻo. Mi hiểu không?
Minh-Ðệ vẫn gan lì không nói, không rằng.
Hoàng-hậu nói vọng ra:
– Mi muốn được ta tha tội cũng không khó, chỉ cần mi thuật chi tiết vụ gặp Dương Tông ra sao nói cho ta biết mà thôi. Nếu như mi nói dối một câu, thì lập tức ta ra lệnh dùng dao rạch lên mặt mi mấy cái, thì mi sẽ biến thành con quỷ dạ xoa xấu xa kinh khiếp. Sau đó ta dong đi khắp kinh thành cho thiên hạ coi. Người ta sẽ trầm trồ chỉ chỏ: trời, bộ mặt quỷ kìa. Mi có chịu khai không?
Minh-Ðệ không trả lời.
Hoàng-hậu nổi giận quát:
– Bay đâu, đem Yến-Loan ra, rạch lên mặt mười vết, rồi lấy vôi bôi vào cho ta, xem nó có gan được không?
Võ sĩ dạ ran. Minh-Ðệ quả đã bị uy hiếp, nàng nghĩ:
– Ðằng nào thì ta cũng chết. Dù ta có chết, cũng đừng để khuôn mặt kinh tởm.
Nghĩ vậy, nàng nói:
– Tôi xin thuật.
Minh-Ðệ khoan thai thuật hết mọi chi tiết từ khi Dương Tông xuất hiện cho đến lúc lên Anh-hùng tửu lâu, không dấu một chút nào.
Hoàng-hậu thở phào một tiếng rồi nói:
– Mi đã thành khẩn khai thực, vậy ta cũng ban hồng ân mà tìm cách ân xá cho mi. Bây giờ ta cho mi chọn một trong hai điều.
– Xin lệnh bà cứ nói.
– Thứ nhất, sáng mai ta giải mi với Dương Tông về quê mi, bắt bố mi, các em mi cùng trói ở giữa chợ, rồi kể tội mi cùng kẻ gian vào cung ăn cắp. Sau đó đem mi với Dương Tông xẻo từng miếng thịt một cho đến chết. Còn bố mẹ, các em mi sẽ bị bán cho nhà giầu trong làng làm đầy tớ.
Minh-Ðệ run run:
– Còn điều thứ nhì?
– Ngay sáng mai, ta đem Dương Tông xung quân ở châu Quảng-nguyên. Còn mi, thì mi phải viết tờ cung khai rằng: mi trốn nhà đến chùa Từ-quang ở. Ðêm đêm mi bị ép lần lượt đến từng phòng cho các sư hành dâm. Chính mi âm thầm đi mua chó, mua gà, mua thịt về nấu nướng cho các sư ăn. Mi cũng phải khai thêm: vợ chồng Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai thường âm thầm đến chùa bàn việc với sư Viên-Chiếu. Kinh-Nam vương trao cho Viên-Chiếu rất nhiều vàng bạc, để mua chuộc kết nạp các quan trong triều ngoài biên. Họ định rằng, khi quân Tống sang, thì sư Viên-Chiếu cùng chư đệ tử với các quan nhận vàng sẽ làm nội ứng. Vì vậy Kinh-Nam vương mới dạy võ công cho mi. Ðến khi việc bại lộ, tất cả bị bắt, thì Trần Tự-An lại xuất hiện dạy Chu-sa huyền âm độc chưởng cùng thu mi làm đệ tử. Chính y sai mi ăn cắp những cơ mật về võ công của Lý Thường-Kiệt trao cho y. Sau khi mi khai như vậy, thì ta kết án rằng mi là trẻ con, bị người ta dụ dỗ, ân xá cho mi. Ta sẽ gọi bố mẹ mi lên đây, trao mi cho bố mẹ mang về quê dạy bảo.
Bà ta im lặng một lát rồi nói:
– Bây giờ ta tạm giam mi lại. Trong phòng giam, ta cho mi đèn, cùng giấy bút. Mi suy nghĩ, rồi quyết định. Nếu mi chọn đường thứ nhì thì giấy bút đấy, mi viết tờ khai. Sáng mai, giờ Dần mà tờ khai không xong, thì ta sẽ cho giải mi với Dương Tông đi ngay.
Võ sĩ đem Minh-Ðệ đến một phòng đặc biệt khá sạch sẽ, nàng bị khóa hai chân bằng sợi xích sắt. Trong phòng có đèn đốt sáng, có án thư, với bút mực. Cạnh đó có chiếc giường.
Minh-Ðệ than thầm:
– Thôi thế là xong. Nhất định ta không chịu vu oan giá họa cho các thầy. Sáng mai Dương đại ca cùng ta sẽ bị giải về làng. Bố mẹ, các em ta đều bị nhục.
Nàng ôn lại chuyện cũ:
– Sao đời ta thực lắm gian truân. Ta có chết cũng chẳng ân hận gì. Bố ta thì coi ta như người dưng; mẹ ta, em ta coi ta như kẻ thù. Ta có sống cũng chẳng sung sướng gì, thì chi bằng chết đi cho rảnh.
Bỗng có tiếng mở khóa. Minh-Ðệ giật mình, Lê Văn-Thịnh xuất hiện. Thịnh cầm ngọn nến để lên đầu án thư. Minh-Ðệ đưa con mắt lạnh lùng nhìn y. Y nhìn trước, nhìn sau không có ai, sẽ hỏi nàng:
– Lê cô nương. Hồi chiều tôi có đôi điều thắc mắc muốn hỏi cô mà Tể-tướng không cho phép. Vậy cô nương có thể trả lời cho tôi một đôi câu không?
– Tôi sắp bị hành hình, thì sống cũng như chết. Anh muốn hỏi điều chi?
– Tôi đã đối chiêu với cô nương, thấy võ công cô nương tuy là của phái Ðông-a, nhưng đó là võ công Ðông-a thời Thuận-thiên. Từ sau đại hội Lộc-hà năm Thuận-thiên thứ mười bẩy (1017) thì Thiên-trường ngũ kiệt, cùng với những tôn sư như Côi-sơn tam anh, Thông-Mai, Thanh-Mai, Tự-Mai cùng họp nhau thay đổi rất nhiều về chiêu số, về nội công. Cớ sao chiêu số của cô nương lại giống chiêu số xa xưa? Lại nữa hiện Khai-Quốc vương đang dẫn một đoàn cao thủ Việt đi hồ Ðộng-đình dự đại hội giỗ Quốc-tổ. Phái đoàn có vương phi Thanh-Mai, đại hiệp Tự-An. Ưng sơn song kiệp Kinh-Nam vương Tự-Mai chắc cũng túc trực chờ đón phái đoàn. Vậy, tôi nghĩ rằng người xưng là đại hiệp Tự-An dạy võ công cho cô nương chưa chắc đã là người. Vợ chồng quý nhân dạy võ, cho vàng cô nương càng không thể là Ưng-sơn song hiệp.
Trước đây Minh-Ðệ đã hơi có ý nghi ngờ về sư phụ Tự-An: nào là dạy độc chưởng, phóng độc chưởng vào người nàng, nào là hình không giống hình ở tổ đường Thái-hà, nào là chính người sáng chế ra Cổ-loa tâm pháp, sao lại bắt nằng ăn cắp? Bây giờ nghe Lê Văn-Thịnh lý luận, nàng càng thấy cái nghi ngờ tăng lên. Nàng đáp:
– Tôi là đứa con gái quê, gặp người giúp đỡ, thì người xưng sao, tôi biết vậy mà thôi.
Lê Văn-Thịnh lại hỏi:
– Hai người đi với cô nương là Dương Tông, Ðỗ Oanh bị bắt đưa về phủ thừa Thăng-long, chứ đâu có đưa về đây? Tại sao cô nương lại đột nhập vào đây mong cứu họ?
Minh-Ðệ thuật lại lời người lính từ trong dinh tể tướng đi ra ngoài, nàng gặp y, hỏi tin tức, y nói rõ Dương Tông bị tể tướng xử trảm, sáng nay thì hành hình. Văn-Thịnh kinh ngạc:
– Như thế thì tên lính đó hại cô nương rồi. Cô nương ơi, chỉ lát nữa cô nương sẽ bị xử chém ngang lưng. Tôi biết cô nương bị hàm oan. Vậy tôi nghĩ cô nương nên tùng quyền mà khai theo lời quốc-công, để tạm hoãn cái chết đã, rồi tính sau. Chứ cô nương ương ương, thì mình có chết không sao, nhưng làm Dương Tông chết oan, bố mẹ bị nhục thì thực dại quá.
Bỗng có tiếng nói:
– Ai? Ðứng lại.
Lê Văn-Thịnh vội tung mình chạy, từ xa xa vọng lại tiếng người hô hoán, tiếng vũ khí chạm nhau, sau đó có tiếng nói:
– Ðã bắt được Lê Văn-Thịnh rồi. Xin giải quốc-công phát lạc. Y dám lẻn vào thăm nữ tù nhân.
Minh-Ðệ thở dài:
– Thôi thì ta đành tùng quyền, cứu mạng sống Dương đại ca, cứu bố mẹ, các em, rồi sau đó sẽ liệu. Cái việc đánh chuông kêu oan thì e vô ích mất rồi, vì ta với Dương đại ca bị khép vào tội vu hãm công thần, do gian nhân Tống xúi dục thì có khiếu oan cũng vô ích mà thôi. Còn các thầy, đằng nào cũng bị xung quân từ lâu. Ta có khai oan, hay không khai cũng thế thôi.
Nghĩ vậy nàng cầm bút viết đúng như lời người đàn bà trong màn nói. Viết xong, nước mắt dàn dụa ra, nàng gục đầu xuống án thư. Rồi mệt quá, nàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Minh-Ðệ giật mình thức giấc vì có tiếng đập cửa. Mặt trời đã lên cao. Nàng được giải đi tắm rửa, chải đầu rồi đưa lên công đường. Tại công đường, Gia-viễn quốc công cùng với mấy viên quan văn võ hôm qua đều có mặt. Minh-Ðệ phải quỳ gối hành lễ. Lễ tất, Quốc-công trao cho nàng tờ giấy:
– Ðây, tờ cung khai của Dương Tông đây.
Minh-Ðệ cầm lên đọc. Trong đó Dương Tông khai: chàng là phường du thủ, du thực ở Thăng-long, được phái Ðông-a kết nạp theo Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai. Những võ công của chàng đều do Kinh-Nam vương dạy. Chàng có bổn phận đột nhập cấm cung để dò la tin tức, vu hãm cho tể tướng Dương Ðạo-Gia. Rồi khi quân Tống do Kinh-Nam vương đánh sang, thì chàng cùng bọn đầu trộm đuôi cướp nổi lên làm nội ứng. Trong dịp dò thám dinh Thái-hà chàng gặp Minh-Ðệ. Những vàng bạc chàng tặng cho Minh-Ðệ là đồ ăn cắp trong hoàng cung.
Minh-Ðệ đọc xong mà bàng hoàng cả người. Nàng run run nghĩ thầm:
Minh-Ðệ đọc xong mà bàng hoàng cả người. Nàng run run nghĩ thầm:
– Thì ra thế. Dương Tông dò la dinh Thái-hà nhiều lần, cho nên ta thấy y quen thuộc đường lối trong trang. Y biết cả phòng ta chỗ nào, lần mò thẳng đến. Hõi ơi! Nhưng y không ngờ bị tế tác theo dõi mà không biết. Ðúng rồi, vì trên đời này, làm gì có người dám chạm trổ hình hai con rồng lên hộp bằng vàng, ngoài nhà vua? Thì ra y ăn trộm. Suýt nữa ta trao thân cho tên trộm.
Gia-viễn quốc công cười nhạt:
– Ta thấy con là người đọc sách, võ công cao, ta thương tài mà lên án nhẹ, trả con về với cha mẹ.
Minh-Ðệ xụp lạy, nàng rập đầu binh binh:
– Ða tạ quốc-công thương tình.
Quốc-công đem cái túi của Minh-Ðệ để ở Thái-hà trang mở ra: bên trong có hộp vàng Dương Tông tặng nàng với hộp thuốc trị Chu-sa huyền âm chưởng của Thường-Kiệt, mà nàng bỏ vào bọc để phòng thân. Ông nói:
– Những vàng bạc của Kinh-Nam vương cho con, ta ra lệnh xung vào công khố. Vàng ngọc mà tên Dương Tông ăn trộm trong hoàng cung, ta trả về hoàng cung. Tuy vậy còn ít bạc vụn không rõ ở đâu con có, ta trả lại con. Hộp thuốc này ta cũng trả cho con.
Minh-Ðệ chợt nhớ ra: đó là nén bạc mà viên Ðề-điểm hình ngục cho nàng. Hôm dạo chơi Thăng-long, nàng đã mua quần áo mất một lạng, còn lại chín lạng. Nàng tiếp lấy rồi bỏ vào túi.
Gia-viễn quốc-công hướng ra ngoài gọi:
– Cho vợ chồng Lê Văn-Thiết vào.
Minh-Ðệ nhìn ra, thấy bố, mẹ từ ngoài vào, mặt tái xanh, chân tay run run quỳ gối lạy Gia-viễn quốc công ba lạy. Quốc-công chỉ Minh-Ðệ hỏi:
– Vợ chồng mi thử nhìn kỹ xem, đứa con gái này là ai?
Bà Minh-Giang run run:
– Bẩm cụ lớn, nó là con gái của con, hư thân mất nết, bỏ nhà ra đi đã hai năm. Vợ chồng chúng con không nhận nó là con nữa. Nếu nó phạm tội gì, thì xin cụ lớn đem cho voi dày, ngựa xé, cho quạ mổ, diều tha cũng được ạ.
– Im cái mồm. Ðây là dinh tể tướng, không phải chợ hàng tôm hàng cá, mà mụ phun ra những lời đầu đường xó chợ như thế. Ta chưa tính cái tội mi với con gái tên Minh-Can giết chết con bé này. Mi biết đấy, cha mẹ giết con, thì bị tội chém đầu. Em giết chị thì bị tội chém ngang lưng. Nếu như từ nay mi với con Minh-Can còn ác độc với con bé này thì đừng trách ta. Nay ta có lời dạy dỗ mụ.
– Dạ, dạ con xin nghe lời cụ lớn.
– Mi đem con gái về, quản chế trong nhà, rồi kiếm người tử tế mà gả chồng. Nội trong một năm, mà mi chưa gả chồng cho nó, thì ta sẽ bỏ tù mi. Mi hiểu chưa?
– Dạ, dạ, con hiểu.
– Thôi vợ chồng mi đem con đi.
Vợ chồng ông Thiết với Minh-Ðệ lạy ba lạy rồi lui khỏi dinh Gia-viễn quốc công.
Ðã gần tháng nay rồi, Minh-Ðệ lại trở về với công việc hàng ngày của mấy năm trước: dã bèo, nấu cám lợn, giặt quần áo. Lý trưởng Thổ-lội đem con trâu mộng mà nàng mua năm trước của trường Trung-nghĩa trả nàng. Con trâu gặp lại ân nhân, nó vẫy đuôi, gầm lên mấy tiếng tỏ vẻ mừng rỡ. Từ đấy, sáng sáng nàng cỡi trâu đi quanh làng, rồi cắt cỏ cho nó ăn. Còn bà Thiết vì sợ oai Dương tể tướng, mà không dám hành hạ nàng nữa. Tuy nhiên bà bắt nàng ngủ dưới chuồng lợn, chứ không cho ngủ trên nhà. Mụ Sửu với Minh-Can thấy Minh-Ðệ xinh đẹp tuyệt trần, thì lòng thù hận càng tăng lên. Hơi tý là diếc móc, nói cạnh, nói khóe. Nhưng cả hai đều biết rằng võ công của nàng rất cao thâm, nên sợ nàng như sợ cọp, không dám đánh nàng nữa.
Bà Thiết vốn ghét Minh-Ðệ, nên từ hôm nàng trở về nhà, bà không nhìn mặt, không nói với nàng một câu. Vì Gia-viễn quốc công chỉ kết tội bà với Minh-Can giết Minh-Ðệ, mà tuyệt không nói cho ông bà Thiết biết những việc xẩy ra từ khi Minh-Ðệ rời nhà, thành ra bà Thiết chỉ hiểu lờ mờ rằng sau khi Minh-Ðệ bị vứt xuống chuống hôi, thì nàng chạy đến chùa Từ-quang, rồi được sư cụ cưu mang. Nhưng vì sư cụ cùng chư tăng bị tội phạm giới, nên quan tể tướng cho nàng về với cha mẹ.
Những lúc ngồi suy nghĩ lại chuyện mấy năm xa nhà, mà nàng rùng mình kinh hồn. Càng nghĩ, nàng càng thâm cảm ơn Gia-viễn quốc công Dương Ðạo-Gia đã cứu nàng thoát chết, thoát khỏi tay tên đại đạo Dương Tông.
Minh-Ðệ là người ôn nhu văn nhã, nên hầu hết các thiếu nữ ngang tuổi trong làng đều chơi thân với nàng. Việc Minh-Ðệ bị ném xuống cầu tiêu, rồi đến chùa Từ-quang, ngoài Minh-Can với bà Thiết, trong làng không ai hay. Bạn bè tìm đến nhà hỏi tin nàng, thì Minh-Can ngoạc mồm ra nói: nàng hư đốn bị mẹ đuổi đi rồi. Ðôi khi ả còn ác miệng: thị ngủ với sáu nhà sư ở chùa Từ-quang, bị kết án voi dầy rồi.
Bây giờ đột nhiên họ thấy nàng trở về, nhan sắc mặn mà hơn xưa, kiến thức quảng bác, họ kéo nhau tới chơi với nàng. Vì bà Thiết khó tính, không muốn cho bạn Minh-Ðệ tới chơi, nên nàng thường hẹn với họ ở miếu thổ thần, hoặc ngoài đồng, rồi nàng mượn cớ chăn trâu ra chơi với họ. Bốn người bạn thân nhất của nàng là Thanh-Thảo, Ngọc-Nam, Trinh-Dung, Ngọc-Huệ. Ðối với bốn người này, nàng không dấu diếm một chi tiết nào. Nàng kể cho họ nghe về cuộc viễn du kỳ lạ trong hai năm qua.
Trinh-Dung góp ý kiến rằng trong vụ án Dương Tông dường như ẩn tàng một điều gì bí mật cực kỳ. Nàng nêu lý do:
– Một là cái bà ngồi sau màn ở dinh tể-tướng là ai? Chưa chắc bà đã là Hoàng-hậu. Có khi ông Tể-tướng cho ai đó giả đóng kịch? Nếu Dương Tông là trộm cướp, thì dễ gì Thái-bảo Thường-Kiệt lại xui Minh-Ðệ đi chơi với chàng! Nếu chàng là trộm cướp sao lại có tên đánh xe ngựa kiến thức rộng mênh mông cùng võ công cao như thế?
Ngọc-Huệ góp ý kiến:
– Mình nghĩ chị nên tìm cách liên lạc với quan Thái-bảo Lý Thường-Kiệt, rồi kể hết mọi chuyện cho ngài nghe. Ngài là anh hùng đời nay, thì ngài có thể giải đoán ra tất cả những bí mật trong vụ này.
Ngọc-Nam kể về những điều phách lối của Minh-Can đối với con gái trong tổng, trong hai năm Minh-Ðệ vắng mặt cho nàng nghe rồi kết luận:
– Bây giờ, mình nghĩ chị nên chờ dịp bố mẹ đi vắng, nện cho nó một trận nhừ tử càng ra rồi cấm không được mách bố mẹ, bằng không sẽ đập chết. Như vậy từ nay chị muốn sai gì nó cũng phải nghe. Còn cái con mụ Sửu, nếu nó nói kháy, nói xa nói gần gì đến chị, chị đập cho nó một trận trước mặt bố mẹ, để bố mẹ cũng biết rằng chị không phải là con chó ghẻ.
Ngọc-Huệ đề nghị:
– Cái đám học trò trường Trung-nghĩa thường hợm hĩnh rằng võ công cao, văn học giỏi, lên mặt thầy ta là trung là nghĩa. Trong khi bề trong thì tên Trịnh Quang-Thạch là một thứ thái giám, tôi đòi của hậu cung, làm những chuyện phi pháp. Mình nghĩ chị nên âm thầm dạy võ cho bọn này. Ðợi một dịp nào đó, thình lình bọn này đập cho chúng nó bò lê, bò càng ra như Minh-Ðệ đập bọn Trịnh Phúc, Vũ Ðức, Vũ Ðạt, Minh-Can để chúng hết làm phách.
Ý kiến đó, Minh-Ðệ nhận lời ngay. Từ đấy, mỗi đêm nàng âm thầm dạy võ cho Thanh-Thảo, Ngọc-Nam, Ngọc-Huệ, Trinh-Dung. Trinh-Dung đề nghị đặt cho năm người cái tên gì hay hay. Cuối cùng tất cả đều đồng ý với tên Hồng-hà ngũ-long.
Từ hôm về nhà, mỗi tháng Minh-Ðệ vẫn lên cơn đau đớn cùng cực trong hai ngày: mồng một và ngày rằm. Nàng phải áp dụng phương pháp vận công của Tự-An để chống đau. Sau khi chịu đủ 49 lần vận công chống đau vào nửa đêm, Minh-Ðệ lấy ba viên thuốc của Thường-Kiệt uống. Nàng nghĩ thầm:
– Lão trượng dạy võ cho mình là ai? Tại sao với bản lĩnh cao như vậy mà người phải giả danh đại hiệp Trần Tự-An. Người nói rằng, mỗi đêm ta lên cơn, phải vận công chống đau, đó chính là phép luyện công. Sau 49 ngày thì coi như tiểu thành, tiếp theo mỗi tháng mồng một, mười rằm lại lên cơn, trải 49 ngày thì trung thành. Ðến đây nếu không có thuốc uống thì chết. Bằng như có thuốc uống thì một năm sau cũng phải tìm người mà xin thuốc, nếu không sẽ đau trong 49 ngày rồi chết. Khi ta trốn biệt, người tưởng ta không có thuốc, ắt chết rồi. Ðâu ngờ ta vẫn sống nhăn. Nhưng ta phải làm sao giải vĩnh viễn cái ách này, chứ không thì ma chướng sẽ nhập vào ta, ta sẽ hành xử theo đường tà.
Hôm ấy, vào ngày rằm, giữa đêm nàng đang ngủ, thì giật mình thức giấc vì có tiếng người lạ rón rén từ vườn đi lại phía nhà nàng. Nội công Minh-Ðệ hiện đã đến mức cao thâm. Nàng nhổm dậy nhìn ra: một bóng đen tiến đến cửa chính nhà nàng sẽ gõ hai tiếng. Có tiếng mở cửa, nàng nhìn rõ Minh-Can khép cửa, rồi cùng bóng đen dùng khinh công chạy ra sau nhà. Nàng kinh hãi vô cùng khi hai con chó Tâm-Ðức và Ðức-Tâm không xủa, mà lại vẫy đuôi mừng bóng đen. Nàng nghĩ thầm:
– Thì ra tên này đến đây nhiều lần ban ngày, khiến hai con chó tưởng y là người nhà, nên không xủa nữa.
Minh-Ðệ theo hai người bén gót. Tới gốc cây khế, bóng đen hỏi:
– Thế nào? Việc đó ra sao?
Minh-Ðệ nhận ra tiếng của đệ nhất thái-bảo trường Trung-nghĩa Ðoàn Quang-Minh. Tiếng Minh-Can trả lời:
– Túi thuốc mà sư huynh đưa, muội đã bỏ vào bát canh của nó. Nó ăn hồi chiều rồi. Sáng mai nó có chết hay không mới biết được.
Minh-Ðệ kinh hãi:
– Không biết con này nó đánh thuốc độc ai đây?
Tiếng Quang-Minh:
– Phải cẩn thận lắm mới được. Không biết nó học võ với ai, mà năm trước sư huynh bại về tay nó ở dinh kinh-lược sứ Kinh-Bắc. Muội thử dò xem.
– Việc gì phải dò. Sáng mai nó chết rồi. Chết là hết chuyện.
Minh-Ðệ hoảng sợ:
– Thì ra chúng đánh thuốc độc mình. Nhưng may mắn mình luyện Chu-sa huyền âm chưởng, nên bách độc không hại được mình.
Quang-Minh nói:
– Nếu quả đúng như sư muội nói, thì giờ này nó chết rồi. Vậy sư muội thử về dò xem.
– Sư huynh chờ đó.
Minh-Can chạy về phía chuồng lợn, thị vừa bước vào trong thì Minh-Ðệ phóng tay điểm vào huyệt Ðại-trùy của thị. Lập tức thị ngã lăn ra. Nàng khẽ đỡ thị đặt nằm xuống, hồi hướng ra ngoài hú một tiếng. Quang-Minh nghe tiếng hú, y chạy vào. Tới cửa chuồng lợn y hỏi:
– Gì vậy?
Minh-Ðệ lại phóng tay điểm một chỉ. Quang-Minh ngã lăn ra.
Minh-Ðệ túm hai đứa băng mình về miếu thổ thần. Tới nơi, nàng lấy đá đánh lửa lên đốt vào ngọn đèn. Nàng điểm hai huyệt Khúc-trì, Dương-lăng-tuyền cho chân tay chúng tê liệt rồi giải huyệt Ðại-trùy cho chúng. Nàng nhìn hai đứa, miệng cười nhạt:
– Ta không thù, không oán với bọn bay, hà cớ bay đánh thuốc độc định giết ta?
Minh-Can vẫn ngang ngạnh:
– Con đĩ ngựa, mi... mi điểm huyệt tao hả? Tao mách mẹ, mẹ sẽ trói mày lại cho tao đánh mày đến chết.
Thị vừa nói đến đây thì phát rùng mình, rồi kêu lên tiếng ái, chân tay run rẩy, nhưng không cử động được. Tên Ðoàn cũng phát rùng mình rồi kêu lên tiếng ái. Cả hai cùng tỏ vẻ quật cường, nghiến răng để chịu đựng. Nhưng người vẫn run rẩy. Minh-Ðệ thấy tình trạng hai đứa giống hệt tình trạng của nàng hôm trước thì kinh hãi tự hỏi:
– Tại sao hai đứa lại bị trúng Chu-sa huyền âm độc chưởng? Ai đã đánh chúng? Từ nãy đến giờ, chỉ có mình ta ở bên chúng, chứ có ai đâu?
Nhưng nàng chợt hiểu rằng nàng đã điểm huyệt, độc tố theo chân khí của nàng nhập cơ thể chúng. Bản tính Minh-Ðệ hiền hậu, lại thâm nhiễm Phật-giáo, nên dù giết con sâu cái kiến nàng cũng không nỡ, huống hồ làm người ta đau đớn.
Mạnh-tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện (Con người ta sinh ra tính vốn thiện), như nước chảy chỗ trũng, nhưng sau nhiễm tính của người đời mà thành ác. Câu này đúng với trường hợp Minh-Ðệ. Từ những ngày thơ ấu bị hành hạ, làm nhục đến cùng cực, nhưng nàng vẫn chịu đựng được. Cuộc hành hạ chấm dứt khi nàng bị chết, bị vứt xuống chuồng hôi. Rồi những ngày bị hiếp đáp ở Kinh-Bắc, ở Thăng-long, đã thay đổi tính tình của nàng. Bây giờ hai kẻ thù định đánh thuốc độc cho nàng chết, bị nàng kiềm chế mà còn muốn đe dọa nàng, hỏi sao nàng có thể mủi lòng?
Minh-Ðệ thản nhiên ngồi nhìn hai kẻ thù đau đớn quằn quại, rên siết. Ðến lúc đau quá không chịu được, tên Ðoàn Quang-Minh năn nỉ:
– Em... em... em.. lạy... chị, em cắn cỏ lạy chị, xin chị tha cho em.
Minh-Can quát lên:
– Ðại sư huynh, tại sao đại sư huynh lại phải xuống nước với con ngẫn ngờ, con khốn kiếp này... Ối...ối... con khốn nạn kia, mày có thôi đi không?
Minh-Ðệ thấy Minh-Can đau đến chết đi sống lại, mà còn hách dịch, nàng nghĩ thầm:
– Bây giờ võ công ta không hèn, văn học ta không dở, kiến thức ta lại rộng, ta không thể là đứa con "ngu hiếu" như Tăng-tử xưa kia nữa. Ta phải làm cho vụ này đến nơi đến chốn mới được.
Nghĩ vậy nàng ngồi im nhìn hai ác nhân rên rỉ. Một lát Ðoàn Quang-Minh lại năn nỉ:
– Ðại cô nương, xin đại cô nương tha cho tiểu nhân.
Vốn thông minh tuyệt đỉnh, khi một sự việc gì xẩy ra, chỉ liếc mắt là Minh-Ðệ đã nắm được những lẽ chính yếu, rồi biến đổi đi, thành hành động của mình. Nàng ở tù hơn năm, bị tra khảo hàng chục lần, thẩm vẩn hằng trăm lần, rồi lại bị đưa về Khu-mật viện thẩm cung, cuối cùng bị bắt bị điều tra ở phủ Gia-viễn quốc công. Bây bây giờ gặp hai ác nhân định giết mình, nàng quyết định phải hỏi cung hai đứa cho ra ba sự việc: môt là tại sao quần áo mình lại bị đem đến chùa Từ-quang hại chư tăng? Tại sao tên Minh lại có thẻ bài của Khu-mật viện? Tại sao chúng lại đánh thuốc độc giết mình?
Mặc hai đứa rên rỉ, nàng nói chậm rãi:
– Tha thì tha, nhưng mi phải khai hết sự thực. Bây giờ ta hỏi câu nào, mi phải nói cho đúng. Bằng không ta cứ để hai đứa bay nằm đây cho đau đớn đến chết. Mi hiểu không?
Minh-Can run lật bật:
– Con khốn nạn kia, mày... mày. Ái đau chết đi... Lạy chị, em cắn cỏ em lạy chị, chị tha cho cái mạng kiến ruồi của em. Từ nay đến chết, không bao giờ em dám hỗn với chị nữa.
Ðoàn Quang-Minh rên:
– Dạ... xin cô nương cứ hỏi... Ái đau.
– Chị Ðệ, em...em đau chết đi được. Chị... chị... tha cho em đi.
Minh-Ðệ phóng tay điểm vào huyệt Á-môn Minh-Can, ả bị cấm khẩu liền, nhưng vẫn run rẩy đau đớn. Nàng hỏi Quang-Minh:
– Ai xui mi cùng với Minh-Can đem quần áo của ta dấu vào chùa Từ-quang để hại chư tăng?
– Tiểu nhân không có chủ trương gì hết. Ái, đau chết đi thôi... việc này do sư phụ sai bảo.
– Trong vụ này còn những ai tham dự vào nữa?
– Sư phụ giao cho tiểu nhân điều động thập bát đệ Trịnh Phúc, với bọn Vũ Ðức, Vũ Ðạt, và Minh-Can.
Minh-Ðệ điểm vào huyệt Nội-quan, tên Quang-Minh hết rên rỉ liền.
– Trong mười tám thái-bảo, những đứa nào đã ra làm quan, đứa nào hiện ở tại trường?
– Thưa cô nương, trong mười tám huynh đệ, thì sư phụ chia ra Tam anh, Thất hùng, Bát tuấn. Tất cả đều xuất chính, chỉ mình tiểu nhân ở tại trường với sư phụ mà thôi.
– Tam anh à? Tam anh là những tên nào?
– Dạ, thưa là tiểu nhân với sư đệ Ðặng Vinh, Trịnh Quang-Liệt.
Minh-Ðệ nghĩ thầm: cả ba tên này mình đều biết cả rồi, nàng hỏi:
– Cái gã thị vệ Trịnh Quang-Liệt, cũng là đệ tử của Trung-nghĩa ư? Còn tên Nguyễn Quý-Toàn?
– Y cũng là sư đệ bản môn. Nhưng y chưa từng tĩnh thân.
– Mi nói lạ. Y chưa tĩnh thân thì sao có thể làm tổng lĩnh thái giám?
– Thưa cô nương đó là sự thực. Nguyên sư đệ tên là Trịnh Quang-Thư, con trai của sư phụ. Trong cuộc tĩnh thân cách nay ba năm, có một người tên Nguyễn Quý-Toàn bị chết. Thượng-Dương hoàng hậu cho y đội tên Toàn làm thái giám, để có người sai phái.
Minh-Ðệ nói rất nhỏ nhẹ:
– Cách đây hơn năm, khi ta đả bại mi ở phủ Kinh-lược sứ, mi đưa ra tấm thẻ bài chứng minh rằng mi là Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Hoài-đức hầu, rồi mi yêu cầu Kinh-lược sứ giải ta về kinh. Sau này Khu-mật-viện cho ta biết trong Khu-mật-viện không có ai tên là Ðoàn Quang-Minh cả. Sự thực vụ này ra sao?
Ðoàn Quang-Minh im lặng, Minh-Ðệ biết đây là điều cực kỳ bí mật, chắc y không chịu nói thực, nàng đập vào vai, giải khai huyệt đạo cho y. Lập tức cơn đau trở lại, Quang-Minh hét lên như con dê bị chọc tiết, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Y năn nỉ:
– Xin... côô... nương thaaa... cho... tiểu nhân xin nói..ói...ói.
Minh-Ðệ cười nhạt:
– Mi hãy khai đi, rồi ta tha cho mi.
– Tất cả mọi việc đều do sư phụ với Thượng-Dương hoàng hậu chủ xướng, tiểu nhân không biết gì hết. Ái...
Minh-Ðệ lại điểm huyệt cho y khỏi đau. Y tiếp:
– Nguyên trong triều, hiện giờ có hai phe ngoại thích tranh quyền nhau đến một mất một còn. Một phe thuộc họ Mai, anh em của Thiên-Kim thái hậu. Một phe của họ Dương, anh em của Thiên-Cảm thái hậu và Thượng-Dương hoàng hậu. Sư phụ thuộc phe họ Dương.
Ký ức của Minh-Ðệ trở về với vụ Ðề-điểm hình ngục Kinh-Bắc là Hoàng Khắc-Dụng đã thuật với nàng về vụ này. Nàng nghĩ thầm:
– Mình phải tỏ ra hiểu biết, để y phải nói thực cho khỏi mất thì giờ.
Nghĩ vậy nàng hừ một tiếng, rồi tiếp:
– Ta biết rồi. Nguyên sinh mẫu của hoàng thượng với công chúa Bình-Dương, Kim-Thành, Trường-Ninh họ Triệu, khuê danh Liên-Hương. Bà tuẫn quốc trong vụ chư vương khởi loạn cuối thời Thuận-Thiên. Bấy giờ hoàng thượng còn thơ ấu, được Mai phi nuôi dưỡng. Khi vua Thái-tông lên ngôi thì phong đến bẩy hoàng hậu, phong tước hầu cho cha, anh các hậu, để làm hậu thuẫn. Thân phụ Mai hậu là Mai-Hựu được phong Long-thành tiết độ-sứ, hữu-kim ngô thượng tướng quân, Nam-phong quốc công. Nhưng nhà vua rất sủng ái Dương hoàng hậu, phong làm Thiên-Cảm hoàng hậu. Chính vì vậy mà phụ thân hậu là Dương Ðức-Thành được làm Tể-tướng. Anh em hậu người thì được phong thượng thư, kẻ được phong tham tri. Hoàng-hậu đem cháu mình là Dương Hồng-Hạc gả cho Hoàng-thượng. Vô tình trong triều đình thành hai phe họ Mai, họ Dương tranh quyền nhau quyết liệt. Phe họ Mai nắm các quan võ, phe họ Dương nắm các quan văn.
Thấy nét mặt Quang-Minh tỏ ra kính phục, Minh-Ðệ hỏi:
– Ta nói có đúng không?
– Dạ, cô nương nói không sai.
– Vì Hoàng thượng được Mai hậu nuôi dưỡng, nên khi ngài lên ngôi vua, thì phong bà làm Linh-Cảm thái hậu, nhưng cũng phải phong đích mẫu là Thiên-Cảm hoàng hậu làm Thiên-Cảm hoàng thái hậu. Người lại phong Hồng-Hạc làm Thượng-Dương hoàng hậu. Hiện phe họ Mai nắm hầu hết binh quyền ở vùng Trường-yên, Thanh-hóa, Thăng-long cùng mười đạo Thiên-tử binh. Còn phe họ Dương nắm hầu hết các chức quan văn. Cái tên sư phụ mi là Trịnh Quang-Thạch vốn là gia thuộc họ Dương, nên đương nhiên theo phe họ Dương có đúng không?
– Dạ thưa đúng. Nhưng năm trước đây, Mai thái hậu băng hà, phe họ Mai bắt đầu yếu thế. Họ Mai mới đi tìm hậu thuẫn. Hậu thuẫn lớn nhất ở trong triều là Thuận-thiên thập hùng, lớn nhất ở dân gian là các đại môn phái. Trong các đại môn phái, thì họ Dương căm thù, sợ hãi nhất là phái Ðông-a.
– Ta biết rồi, vì trước đây họ Dương lộng quyền quá, nên Dương Ðức-Uy, Dương Ðức-Thao bị Ưng-sơn song hiệp giết, cho nên từ đấy họ Dương kinh sợ, thù hận phái Ðông-a. Ta thử đoán xem có đúng không nghe: nay Mai thái hậu băng hà, thế của họ Mai suy. Vì họ Mai tìm được hậu thuẫn ở phái Ðông-a, nên phe họ Dương tìm cách hại phái này để tỉa vây cánh đối thủ phải không? Nhưng sao sư phụ mi lại hại đại sư Viên-Chiếu?
– Cô nương không biết ư?
– Ta hỏi mi mà!
– Vì Viên-Chiếu là cháu của Mai Hựu, cháu gọi Mai thái hậu bằng cô ruột. Chính nhờ đại sư Viên-Chiếu, mà hầu hết chư tăng ở Ðại-Việt đều có cảm tình với phe Mai.
Minh-Ðệ như người mù được mở mắt ra. Nàng ớn da gà: chính vì muốn hại họ Mai, nên việc đầu tiên họ Dương sai tên Trịnh Quang-Thạch ra tay vu hãm chư tăng chùa Từ-quang. Nhân việc ta cứu con trâu, mà chúng biết ta là chị Minh-Can, chúng sai Minh-Can lấy quần áo của ta, rồi âm thầm dấu vào phòng chư tăng; lại cũng bọn chúng đem xương, lông chó, gà, trâu, thịt chó dấu vào chùa, rồi cũng chính phe họ Dương là kinh-lược sứ Phạm Anh, con rể Dương tể tướng đem quân vây chùa Từ-quang. Hèn gì vụ án phạm giới nhỏ như vậy, đúng lý chỉ do lý trưởng đem các sư ra đình đánh đòn, rồi đuổi về dân dã, mà chúng cố ý vu hãm ra chuyện nhận vàng của Tống để đưa về triều cho nhà vua xử. Dù không có chứng cớ rõ ràng, nhưng ít ra triều đình cũng nghi ngờ đám võ quan thân phe Mai. Chà! Ðộc thực.
Minh-Ðệ hỏi:
– Thế còn chuyện hai quý nhân tới chùa dạy võ, cho vàng ta, họ là ai?
– Việc này tiểu nhân không rõ.
Minh-Ðệ độ chừng việc này quá lớn, chắc họ Dương với Siêu-loại hầu làm mà không cho tên Quang-Minh biết. Nàng nghĩ thầm:
– Chắc họ Dương bố trí hai người nào đó, chờ sư phụ vắng nhà, rồi đến chùa xưng là bạn của người, thi ân bố đức cho ta. Ta nào biết địa ngục nhân gian, vô tình đi vào, rồi chắc vụ đuổi trâu chạy vào chùa cũng do chúng bố trí... rồi trước mấy trăm môn sinh trường Trung-nghĩa, lý dịch trong làng, Siêu-loại hầu cố tình đề cao Ưng-sơn song hiệp, cố ghép Ưng-sơn song hiệp là hai quý nhân đến chùa dạy võ, tặng vàng cho ta. Khi vụ án xẩy ra, thì có mấy trăm môn đệ trường Trung-nghĩa với bọn lý dịch đồn đại ra ngoài vụ này rằng Siêu-loại hầu biết ta học võ với Ưng-sơn song hiệp, mà phải rét run, rồi kính trọng ta.
Bất giác nàng rùng mình:
– Phải rồi, lúc ta đang ở chùa Từ-quang là lúc vua Bà cùng phò mã Thân Thiệu-Thái đem quân vượt biên, Kinh-Nam vương Tự-Mai đang có mặt ở Trường-sa, sao có thời giờ ngao du Ðại-Việt mà dạy võ, cho vàng ta. Họ mượn ta làm nhân chứng về việc đại sư Viên-Chiếu nhận vàng của Kinh-Nam vương Tự-Mai để làm gian tế cho Tống. Nhưng thực lạ lùng! Trong vụ tranh chấp biên giới vừa rồi, Kinh-Nam vương đứng về phía Ðại-Việt, sao chúng lại vu cho Vương mua chuộc võ lâm Ðại-Việt làm gian tế cho Tống?
Nàng hỏi:
– Còn vụ tên Ðặng Vinh, Trịnh Phúc, Vũ Ðức đột nhập vào phòng ta ở dinh kinh-lược để làm gì?
Quang-Minh ấp úng một lúc rồi nói:
– Kinh-lược sứ cho sư phụ biết vụ vu hãm chư tăng thông dâm với cô nương không ổn, vì cô nương còn đồng trinh. Nên sư phụ sai ba đứa đột nhập vào dinh kinh-lược, thổi thuốc mê cô nương, rồi... rồi... hại đời con gái. Như vậy khi giải cô nương về kinh, triều đình cho cô mụ khám cô nương, thì quả cô nương không còn là xử nữ nữa.
Minh-Ðệ rùng mình hỏi:
– Còn việc lão già xưng là Trần Tự-An bí mật dạy võ cho ta, cũng do sư phụ mi bố trí phải không?
– Ðiều này chắc không. Bởi sư phụ sai người theo dõi cô nương, nên biết việc hằng đêm cô nương ra thuyền bên sông luyện võ với một sư phụ lớn tuổi, nên người sai tiểu nhân đột nhập dinh An-vũ-sứ hầu tìm rõ nguồn gốc võ công cô nương. Không ngờ cô nương biết xử dụng độc chưởng, nên tiểu nhân bị bại.
– Thế thẻ bài chứng nhận mi là Tả-thiên ngưu-vệ thượng tướng quân, Hoài-đức hầu ở đâu mà mi lại có trong mình đến độ kinh-lược sứ cũng tin?
– Thưa cô nương đó là thẻ bài thực mà giả.
– Tại sao thực mà lại giả?
– Dạ, thực vì chính Tể-tướng Dương Ðạo-Gia ký. Còn giả vì tiểu nhân không hề làm tướng, làm hầu. Kinh-lược sứ cũng biết thế, nhưng người giả vờ tin là thực, để có cớ giải cô nương về triều cho Khu-mật viện điều tra, mà Ðề-điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng không thể cản trở.
Minh-Ðệ chợt hiểu ra:
– Thì ra thế, chúng muốn tách vụ chư tăng phạm giới với vụ làm gian tế cho Tống ra làm hai. Vụ chư tăng coi như xong. Còn vụ gian tế cho Tống, chúng nghĩ rằng với chứng cớ chúng tạo ra như vậy, thì khi Khu-mật-viện điều tra ra, sẽ tâu lên triều đình, khiến triều đình nghi ngờ phái Ðông-a. Phái này mất uy tín, thì phe họ Mai cũng bị liên lụy, mất chỗ dựa. Ðộc! Ðộc thực.
Minh-Ðệ tra khảo tên Quang-Minh để tìm hiểu về sư phụ Tự-An, cùng Dương Tông, nhưng y không biết gì hơn. Nàng nhủ thầm:
– Ta còn bằng này bí mật: có thực Quan-âm dạy nội công thượng thừa âm nhu cho ta là do lòng tốt không? Bà là ai? Cụ già dạy võ cho ta có thực là Trần Tự-An không? Nếu không thì do ai bố trí với mục đích gì? Dương Tông là ai? Có phải do Dương gia bố trí hại sư huynh Thường-Kiệt không?
Nàng hỏi:
– Việc mi với Minh-Can đánh thuốc độc hại ta là do ai sai khiến?
– Dạ, mọi việc do sư phụ chủ trương cả.
Minh-Ðệ nghĩ thầm:
– Mình phải làm cho vụ án này sáng tỏ để giải oan cho sư phụ với chư tăng chùa Từ-quang, cũng để giải oan vụ ta bị vu hãm phạm giới dâm với chư tăng. Trước hết ta bắt chúng khai để có chứng cớ đã.
Ðộ chừng cơn đau hơn hai giờ của Quang-Minh với Minh-Can đã qua, Minh-Ðệ giải khai huyệt đạo cho chúng, rồi nàng nói:
– Hai đứa mi có biết tại sao lại bị đau đớn như thế này không?
Bình luận facebook