Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 59
Thịnh Lệnh Nghi lấy quần áo mới ra từ hộp gỗ khắc cành mai, ngoắc Dư Niên, “Niên Niên, tới đây, năm nay bà lấy quần áo mới từ chỗ ông Bạch của con nè, con thử xem có vừa không.”
Dư Niên đứng trước mặt Thịnh Lệnh Nghi, ngoan ngoãn giơ cánh tay lên, “Bà ngoại, ông Bạch có khỏe không?”
“Khỏe lắm, lúc bà đi lấy đồ, ông ấy còn đưa một túi thơm hoa mai cho con, nói ông ấy cố ý chọn màu nhạt, bé trai mang sẽ rất đẹp.” Giúp Dư Niên gài nút áo, Thịnh Lệnh Nghi lui về phía sau vài bước, cười nói, “Đẹp quá! Sang năm mới Niên Niên của chúng ta lại lớn thêm một tuổi rồi.”
Vừa nói, bà vừa lấy bao lì xì được dán cẩn thận ra, bỏ vào trong túi xách nhỏ của Dư Niên, “Hy vọng Niên Niên bình an, mạnh khỏe lớn lên.”
“Con cũng hy vọng bà ngoại khỏe mạnh bình an.” Dư Niên trắng trắng mềm mềm, đôi mắt trong veo, con ngươi đen láy. Bé nghiêng đầu, “Bà ngoại, ông ngoại đã ở trong thư phòng suốt ba ngày rồi, có nên gọi ông ra không?”
Thịnh Lệnh Nghi giơ tay dắt Dư Niên, “Không cần để ý tới ông ấy, vài ngày trước ông ngoại con mua được tranh “Di Cư” về, vui mừng phấn khởi quên ăn quên ngủ. Sau khi nhìn đã rồi ổng tự khắc đi ra.”
Dư Niên cầm bàn tay ấm áp của Thịnh Lệnh Nghi, suy nghĩ một chút, nghiêm túc nói, “Bà ngoại, con đã bảy tuổi, lớn rồi, bà ngoại không cần dắt con đâu.”
Thuận tay chùi chóp mũi Dư Niên một cái, Thịnh Lệnh Nghi cười xán lạn, “Ừ, Niên Niên của chúng ta trưởng thành rồi, là bà ngoại muốn dắt Niên Niên của chúng ta, được không?”
Dư Niên mím môi cười, “Dĩ nhiên là được!”
Đi thẳng vào thư phòng nhỏ của Dư Niên, Thịnh Lệnh Nghi cầm đồ chặn giấy chặn lại đôi giấy đỏ dùng để viết câu đối, “Hay năm nay Niên Niên viết câu đối đi.”
“Dạ.” Dư Niên không đủ cao, đứng trên băng ghế thấp, miễn cưỡng cầm bút viết chữ. Chấm mực, bé nghiêng đầu hỏi, “Bà ngoại, năm nay viết cái gì?”
Thịnh Lệnh Nghi đứng cạnh bàn, tóc vấn lên, trên cổ tay đeo một cái vòng ngọc phỉ thúy rất đẹp, cổ tay mảnh khảnh, da thịt trắng nõn. Bà vuốt lọn tóc mai, cười nói, “Con muốn viết cái gì thì con cứ viết đi.”
Dư Niên gật đầu, không nghĩ nhiều, đặt bút viết xuống, “Gió xuân mưa xuân cảnh xuân, năm mới tuổi mới cảnh mới.” (Xuân phong xuân vũ xuân sắc, tân niên tân tuế tân cảnh)
” Không tệ, chữ Niên Niên càng ngày càng tốt.”
Được khen, Dư Niên hơi xấu hổ, “Bút lực của con vẫn còn chưa đủ, nét bút vẫn còn rời rạc.”
“Đó là do con còn bé, không có đủ sức, có thể viết được như vậy đã rất giỏi rồi.” Thịnh Lệnh Nghi cầm câu đối xuân và chữ phúc đã viết xong, đưa Dư Niên ra cửa, dán vào hai bên.
“Quả nhiên, vừa dán câu đối xuân và chữ phúc lên, lập tức có không khí tết!” Thịnh Lệnh Nghi lại cười nói, “Năm nay chắc sẽ không có người tới lặng lẽ xé đôi câu đối mang về nhà đâu ha?”
Dư Niên gật đầu theo.
Bé từng nghe bà ngoại nói hồi trước câu đối xuân đều do ông ngoại viết, nhưng sau đó hàng năm đều có người hâm mộ ông ngoại tới, lặng lẽ xé đôi câu đối mang về nhà xem như bảo vật mà cất giữ, khiến ông ngoại hàng năm đều phải viết bảy tám đôi câu đối dự phòng. Sau này khi bé có thể tự cầm bút viết rồi, ông ngoại dứt khoát quẳng gánh nặng này cho bé, để bé tự do phát huy.
Đến lúc này, câu đối xuân mới có thể yên ổn sống đến tết nguyên tiêu.
Đi vào lại trong sân, Trầm Vị đi ra từ phòng bếp, “Phu nhân, tiểu thiếu gia, đồ cúng đã chuẩn bị xong, canh cũng đã hầm rồi, trưa hôm nay có chuẩn bị bát đũa cho tiên sinh không?”
Thịnh Lệnh Nghi đang định nói không cần, liền nghe giọng nói của Dư Tu Ninh tà tà truyền tới, “Tôi bế quan xong rồi, dĩ nhiên phải chuẩn bị bát đũa cho tôi chứ.”
Dư Niên nghe thấy giọng nói liền quay đầu, ánh mắt sáng lên, “Ông ngoại?”
Dư Tu Ninh bước đến gần, cúi xuống ôm Dư Niên giơ lên thật cao, cười ha ha, “Chao ôi, Niên Niên của chúng ta nặng hơn rồi thì phải?”
Tay Dư Niên kéo chặt ống tay áo Dư Tu Ninh, nhỏ giọng nhắc nhở, “Ông ngoại, con bảy tuổi rồi.”
“Xem trí nhớ của ông này!” Vỗ đầu mình, Dư Tu Ninh cười nói, “Ừ, Niên Niên trưởng thành, là bạn lớn bảy tuổi rồi.”
Dư Niên kéo tay Dư Tu Ninh, tò mò, “Ông ngoại, bà ngoại nói ông đang xem tranh “Di Cư”, tranh đó vẽ cái gì vậy?”
Ôm bé vào thư phòng, Dư Tu Ninh kiên nhẫn, “Ý như tên gọi, tranh “Di Cư” tranh “Di Cư”, chính là bức tranh vẽ cảnh người chuyển nhà.”
“Chuyển nhà?”
“Đúng vậy, chuyển nhà, nhưng người chuyển nhà, thân phận không tầm thường, là một hoàng đế.”
Dư Niên rất nhanh đã hiểu, “Là Kỳ Văn Đế đúng không?”
“Đúng vậy, chính là ông ta. Năm đó Kỳ Văn Đế lơ là việc nước, trọng dụng gian thần, cuối cùng quân phản loạn đánh tới hoàng cung, lúc này ông ta mới hoảng hốt chạy trốn. Bức tranh này, chính là vẽ cảnh Kỳ Văn Đế vội vội vàng vàng trốn khỏi hoàng cung.”
Đi tới trước bàn đọc sách, Dư Tu Ninh đặt Dư Niên xuống băng ghế, để bé quan sát bức tranh “Di Cư” được bảo quản cẩn thận.
“Họa sĩ của bức tranh chắc con cũng biết, là một trong tứ đại danh gia trong năm cuối của Văn Đế, Vương Mạnh, tác phẩm truyền lại vô cùng thưa thớt, mỗi một bức đều vô cùng quý giá. Hơn nữa con nhìn lời đề tựa của bức tranh này đi, đã được mấy trăm năm rồi, trải qua bao triều đại nhưng vẫn giữ lại được, giá trị lịch sử vô cùng cao.”
Thấy trong mắt Dư Tu Ninh đầy ý tán thưởng, Dư Niên cái hiểu cái không, “Chính là câu hồi trước ông ngoại nói, lấy tranh ghi sử, lấy lời tựa kể sử, đúng không?”
” Đúng vậy, ông vung tay mua về, lúc trở lại bà ngoại con biết, nói ông phá của, bị phạt ba ngày không được ăn thịt, thật thảm!”
“Đúng là nên phạt.” Rồi Dư Niên lại nhỏ giọng an ủi, “Ông ngoại đừng buồn nữa, con bí mật giấu đùi gà cho ông!”
Dư Tu Ninh cười rạng rỡ, “Hay lắm! Vậy mấy ngày nay ông sẽ trông cậy vào đùi gà của con.”
Sự chú ý chuyển về bức tranh, Dư Niên lại hỏi, “Vậy nên bức tranh này mới mắc như vậy sao?”
“Không chỉ vậy. Ông hỏi con này, những bình lọ, sách viết tay còn có các loại thư họa kỳ phổ tạp thư trong nhà chúng ta, con thấy tụi nó có ích gì không?”
“Có thể sử dụng hằng ngày, với cả, có thể hiểu rõ tổ tiên của mình hơn.” Dư Niên cong mắt cười, “Hồi trước con lật một quyển sách trong thư phòng, trên đó bên ngoài cụ cố viết lời bình, nói tác giả quyển sách kia miệng đầy đạo lý, nhưng thực tế lại là thùng rỗng kêu to.”
Dư Tu Ninh cao giọng cười to, “Đúng vậy, cụ cố của con cả đời đắm chìm trong thi thư, không biết giữ mồm giữ miệng, cái gì cũng dám nói, nhưng học thức đứng đầu một phương.”
Xoa đầu Dư Niên, Dư Tu Ninh lại nói, “Vậy nên, giống như con có thể thông qua những món đồ gia truyền, biết ông cố của con mùa hè thích dùng bình quán nhĩ cắm trúc xanh, cụ cố của con không có chuyện gì bèn viết lời bình phát biểu góc nhìn. Thông qua những văn vật khó khăn lưu giữ lại, chúng ta có thể biết mấy trăm năm trước tư tưởng của dân tộc chúng ta là gì, cuộc sống của bọn họ ra sao, cách bọn họ nhìn thế gian này và quan sát bản thân như thế nào.”
“Văn hóa, là cội nguồn của dân tộc.”
Dư Niên gật đầu, “Vậy nên ông ngoại tình nguyện ba ngày không ăn thịt, cũng phải mua được bức tranh này về sao?”
” Ừ, không nói ba ngày, cho dù bắt ông ba năm, thậm chí cả đời không ăn thịt cá, ông cũng tình nguyện!”
Dư Niên ngoắc ngón tay Dư Tu Ninh, gật đầu, “Vâng, con cũng tình nguyện.”
Dư Niên đứng trước mặt Thịnh Lệnh Nghi, ngoan ngoãn giơ cánh tay lên, “Bà ngoại, ông Bạch có khỏe không?”
“Khỏe lắm, lúc bà đi lấy đồ, ông ấy còn đưa một túi thơm hoa mai cho con, nói ông ấy cố ý chọn màu nhạt, bé trai mang sẽ rất đẹp.” Giúp Dư Niên gài nút áo, Thịnh Lệnh Nghi lui về phía sau vài bước, cười nói, “Đẹp quá! Sang năm mới Niên Niên của chúng ta lại lớn thêm một tuổi rồi.”
Vừa nói, bà vừa lấy bao lì xì được dán cẩn thận ra, bỏ vào trong túi xách nhỏ của Dư Niên, “Hy vọng Niên Niên bình an, mạnh khỏe lớn lên.”
“Con cũng hy vọng bà ngoại khỏe mạnh bình an.” Dư Niên trắng trắng mềm mềm, đôi mắt trong veo, con ngươi đen láy. Bé nghiêng đầu, “Bà ngoại, ông ngoại đã ở trong thư phòng suốt ba ngày rồi, có nên gọi ông ra không?”
Thịnh Lệnh Nghi giơ tay dắt Dư Niên, “Không cần để ý tới ông ấy, vài ngày trước ông ngoại con mua được tranh “Di Cư” về, vui mừng phấn khởi quên ăn quên ngủ. Sau khi nhìn đã rồi ổng tự khắc đi ra.”
Dư Niên cầm bàn tay ấm áp của Thịnh Lệnh Nghi, suy nghĩ một chút, nghiêm túc nói, “Bà ngoại, con đã bảy tuổi, lớn rồi, bà ngoại không cần dắt con đâu.”
Thuận tay chùi chóp mũi Dư Niên một cái, Thịnh Lệnh Nghi cười xán lạn, “Ừ, Niên Niên của chúng ta trưởng thành rồi, là bà ngoại muốn dắt Niên Niên của chúng ta, được không?”
Dư Niên mím môi cười, “Dĩ nhiên là được!”
Đi thẳng vào thư phòng nhỏ của Dư Niên, Thịnh Lệnh Nghi cầm đồ chặn giấy chặn lại đôi giấy đỏ dùng để viết câu đối, “Hay năm nay Niên Niên viết câu đối đi.”
“Dạ.” Dư Niên không đủ cao, đứng trên băng ghế thấp, miễn cưỡng cầm bút viết chữ. Chấm mực, bé nghiêng đầu hỏi, “Bà ngoại, năm nay viết cái gì?”
Thịnh Lệnh Nghi đứng cạnh bàn, tóc vấn lên, trên cổ tay đeo một cái vòng ngọc phỉ thúy rất đẹp, cổ tay mảnh khảnh, da thịt trắng nõn. Bà vuốt lọn tóc mai, cười nói, “Con muốn viết cái gì thì con cứ viết đi.”
Dư Niên gật đầu, không nghĩ nhiều, đặt bút viết xuống, “Gió xuân mưa xuân cảnh xuân, năm mới tuổi mới cảnh mới.” (Xuân phong xuân vũ xuân sắc, tân niên tân tuế tân cảnh)
” Không tệ, chữ Niên Niên càng ngày càng tốt.”
Được khen, Dư Niên hơi xấu hổ, “Bút lực của con vẫn còn chưa đủ, nét bút vẫn còn rời rạc.”
“Đó là do con còn bé, không có đủ sức, có thể viết được như vậy đã rất giỏi rồi.” Thịnh Lệnh Nghi cầm câu đối xuân và chữ phúc đã viết xong, đưa Dư Niên ra cửa, dán vào hai bên.
“Quả nhiên, vừa dán câu đối xuân và chữ phúc lên, lập tức có không khí tết!” Thịnh Lệnh Nghi lại cười nói, “Năm nay chắc sẽ không có người tới lặng lẽ xé đôi câu đối mang về nhà đâu ha?”
Dư Niên gật đầu theo.
Bé từng nghe bà ngoại nói hồi trước câu đối xuân đều do ông ngoại viết, nhưng sau đó hàng năm đều có người hâm mộ ông ngoại tới, lặng lẽ xé đôi câu đối mang về nhà xem như bảo vật mà cất giữ, khiến ông ngoại hàng năm đều phải viết bảy tám đôi câu đối dự phòng. Sau này khi bé có thể tự cầm bút viết rồi, ông ngoại dứt khoát quẳng gánh nặng này cho bé, để bé tự do phát huy.
Đến lúc này, câu đối xuân mới có thể yên ổn sống đến tết nguyên tiêu.
Đi vào lại trong sân, Trầm Vị đi ra từ phòng bếp, “Phu nhân, tiểu thiếu gia, đồ cúng đã chuẩn bị xong, canh cũng đã hầm rồi, trưa hôm nay có chuẩn bị bát đũa cho tiên sinh không?”
Thịnh Lệnh Nghi đang định nói không cần, liền nghe giọng nói của Dư Tu Ninh tà tà truyền tới, “Tôi bế quan xong rồi, dĩ nhiên phải chuẩn bị bát đũa cho tôi chứ.”
Dư Niên nghe thấy giọng nói liền quay đầu, ánh mắt sáng lên, “Ông ngoại?”
Dư Tu Ninh bước đến gần, cúi xuống ôm Dư Niên giơ lên thật cao, cười ha ha, “Chao ôi, Niên Niên của chúng ta nặng hơn rồi thì phải?”
Tay Dư Niên kéo chặt ống tay áo Dư Tu Ninh, nhỏ giọng nhắc nhở, “Ông ngoại, con bảy tuổi rồi.”
“Xem trí nhớ của ông này!” Vỗ đầu mình, Dư Tu Ninh cười nói, “Ừ, Niên Niên trưởng thành, là bạn lớn bảy tuổi rồi.”
Dư Niên kéo tay Dư Tu Ninh, tò mò, “Ông ngoại, bà ngoại nói ông đang xem tranh “Di Cư”, tranh đó vẽ cái gì vậy?”
Ôm bé vào thư phòng, Dư Tu Ninh kiên nhẫn, “Ý như tên gọi, tranh “Di Cư” tranh “Di Cư”, chính là bức tranh vẽ cảnh người chuyển nhà.”
“Chuyển nhà?”
“Đúng vậy, chuyển nhà, nhưng người chuyển nhà, thân phận không tầm thường, là một hoàng đế.”
Dư Niên rất nhanh đã hiểu, “Là Kỳ Văn Đế đúng không?”
“Đúng vậy, chính là ông ta. Năm đó Kỳ Văn Đế lơ là việc nước, trọng dụng gian thần, cuối cùng quân phản loạn đánh tới hoàng cung, lúc này ông ta mới hoảng hốt chạy trốn. Bức tranh này, chính là vẽ cảnh Kỳ Văn Đế vội vội vàng vàng trốn khỏi hoàng cung.”
Đi tới trước bàn đọc sách, Dư Tu Ninh đặt Dư Niên xuống băng ghế, để bé quan sát bức tranh “Di Cư” được bảo quản cẩn thận.
“Họa sĩ của bức tranh chắc con cũng biết, là một trong tứ đại danh gia trong năm cuối của Văn Đế, Vương Mạnh, tác phẩm truyền lại vô cùng thưa thớt, mỗi một bức đều vô cùng quý giá. Hơn nữa con nhìn lời đề tựa của bức tranh này đi, đã được mấy trăm năm rồi, trải qua bao triều đại nhưng vẫn giữ lại được, giá trị lịch sử vô cùng cao.”
Thấy trong mắt Dư Tu Ninh đầy ý tán thưởng, Dư Niên cái hiểu cái không, “Chính là câu hồi trước ông ngoại nói, lấy tranh ghi sử, lấy lời tựa kể sử, đúng không?”
” Đúng vậy, ông vung tay mua về, lúc trở lại bà ngoại con biết, nói ông phá của, bị phạt ba ngày không được ăn thịt, thật thảm!”
“Đúng là nên phạt.” Rồi Dư Niên lại nhỏ giọng an ủi, “Ông ngoại đừng buồn nữa, con bí mật giấu đùi gà cho ông!”
Dư Tu Ninh cười rạng rỡ, “Hay lắm! Vậy mấy ngày nay ông sẽ trông cậy vào đùi gà của con.”
Sự chú ý chuyển về bức tranh, Dư Niên lại hỏi, “Vậy nên bức tranh này mới mắc như vậy sao?”
“Không chỉ vậy. Ông hỏi con này, những bình lọ, sách viết tay còn có các loại thư họa kỳ phổ tạp thư trong nhà chúng ta, con thấy tụi nó có ích gì không?”
“Có thể sử dụng hằng ngày, với cả, có thể hiểu rõ tổ tiên của mình hơn.” Dư Niên cong mắt cười, “Hồi trước con lật một quyển sách trong thư phòng, trên đó bên ngoài cụ cố viết lời bình, nói tác giả quyển sách kia miệng đầy đạo lý, nhưng thực tế lại là thùng rỗng kêu to.”
Dư Tu Ninh cao giọng cười to, “Đúng vậy, cụ cố của con cả đời đắm chìm trong thi thư, không biết giữ mồm giữ miệng, cái gì cũng dám nói, nhưng học thức đứng đầu một phương.”
Xoa đầu Dư Niên, Dư Tu Ninh lại nói, “Vậy nên, giống như con có thể thông qua những món đồ gia truyền, biết ông cố của con mùa hè thích dùng bình quán nhĩ cắm trúc xanh, cụ cố của con không có chuyện gì bèn viết lời bình phát biểu góc nhìn. Thông qua những văn vật khó khăn lưu giữ lại, chúng ta có thể biết mấy trăm năm trước tư tưởng của dân tộc chúng ta là gì, cuộc sống của bọn họ ra sao, cách bọn họ nhìn thế gian này và quan sát bản thân như thế nào.”
“Văn hóa, là cội nguồn của dân tộc.”
Dư Niên gật đầu, “Vậy nên ông ngoại tình nguyện ba ngày không ăn thịt, cũng phải mua được bức tranh này về sao?”
” Ừ, không nói ba ngày, cho dù bắt ông ba năm, thậm chí cả đời không ăn thịt cá, ông cũng tình nguyện!”
Dư Niên ngoắc ngón tay Dư Tu Ninh, gật đầu, “Vâng, con cũng tình nguyện.”
Bình luận facebook