Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 48
Võ công của Cao Kê Huyết vốn linh hoạt, uyển chuyển, nhưng trong trận chiến với Vô Tình vừa rồi, vì ám khí của chàng quá mãnh liệt nên võ công của hắn không kịp phát huy. Một đao quét tới của Cao Phong Lượng lúc này khí thế bức người, Cao Kê Huyết lùi nửa bước, vung quạt ra gạt đao đi.
Lưỡi đao sắc bén vô cùng, có thể chém sắt như chém bùn.
Nhưng không ngờ quạt lại gạt được đao.
Cao Phong Lượng quát lớn: “Được lắm!” Một đao biến thành muôn vạn ánh đao, như mưa như gió phủ đầy trời, uy phong đánh tới.
Cao Kê Huyết xòe quạt ra, trên quạt ghi năm chữ “Cao xử bất thắng hàn” (cây càng cao gió càng mạnh, người ngôi cao thì cô độc), như con rồng quẫy mình xé quạt bay lên. Quạt của hắn vừa xòe ra, xoay một vòng che chắn bốn phía, cản đao lại.
Cao Kê Huyết tán thưởng: “Hảo đao pháp! ‘Bát phương phong vũ lưu nhân đao’ (Chiêu đao: tám phía gió mưa chẳng chạm người).”
Cao Phong Lượng đã nổi giận thật sự, vuốt chòm râu trắng xóa như cước một cái, hai tay múa đao, tận hết sức bình sinh, khí thế mạnh mẽ vàng đá cũng tan, hét lớn: “Còn có ‘Ngũ quỷ khai sơn đao’ nữa!”
Một đao chặt vút đến!
Cao Kê Huyết quát to một tiếng, quạt giấy đâm vào mười một yếu huyệt của Cao Phong Lượng.
Đao của Cao Phong Lượng bổ vào Cao Kê Huyết, còn quạt của Cao Kê Huyết lại tấn công vào chỗ yếu hại trên người Cao Phong Lượng, hai chiêu hoàn toàn chẳng có gì giống nhau, lại còn chẳng màng đến thế tấn công của đối phương. Nhưng kì lạ thay, hai chiêu thức khác biệt đó lại gặp nhau giữa đường. Vừa giao kích, người của Cao Phong Lượng chao đi, còn thân hình của Cao Kế Huyết lại rung lên. Hai người đều quát lớn: “Được lắm!”
Đao pháp của Cao Phong Lượng lại thay đổi. Hai tay lão nắm chặt lấy lưỡi đao, dùng cán đao làm mũi nhọn, thét lên: “Thử đao pháp ‘Điên đảo chúng sinh, thụ nhân vu bính’ của ta xem!” (đâm người bằng cán, thế giới đảo điên)
Đao của lão vừa đâm ra, Cao Kê Huyết đã vút người xông đến.Tuy hắn mập mạp như vậy nhưng động tác lại cực kì khéo léo, cả thân hình béo quay bình một tiếng đập vào người Cao Phong Lượng.
Cao Phong Lượng bị hắn va mạnh vào, ngã lui bảy tám bước, khí huyết nhộn nhạo, nhưng chuôi đao của lão cũng đã đâm trúng bụng Cao Kê Huyết.
Cao Kê Huyết rên lên một tiếng, cũng lùi ba bốn bước, cố gắng dựa vào chiếc cột, nhưng phần bụng đã bị thương bởi đao khí.
Nếu không phải là hắn dùng “Di đà tiếu phật đỗ bì công” (Công phu bụng Phật Di Lặc) để phòng ngự, thì đao đã đâm thấu vào tận trong người, không tránh khỏi cảnh xương nát thịt tan.
Thế đao của Cao Phong Lượng lại thay đổi.
Lão dùng cả hai tay huy đao, vòng lên cao quá đầu, để lộ vùng ngực. Đao xoay vòng rất nhanh tạo nên luồng gió mãnh liệt.
Cao Kê Huyết thét to: “Đao pháp Long quyển phong (cơn lốc xoáy) được lắm!” Rồi hắn vụt nhảy lên cao, lộn vòng ra xa, tránh được hết luồng đao phong của Cao Phong Lượng.
Cao Phong Lượng động nộ, đao pháp lại thay đổi lần nữa, cả thanh đao nặng gần sáu mươi cân được lão sử nhẹ như không, tựa như lông hồng.
Cao Kê Huyết lúc này mới bắt đầu biến sắc.
Hắn biết đây mới là bản lĩnh chân chính của Thần Uy tiêu cục: Bào Đinh đao pháp (xem chú thích chương 11)
Cao Kê Huyết là hảo thủ số một giới lục lâm, còn Cao Phong Lượng là cao thủ nhất lưu giới hộ tiêu. Vốn trời sinh hai người là đối thủ, nhưng lần này vì quan phủ vì bằng hữu mà lại càng đối đầu sống chết, xuất thủ không nương tay.
Khi hai người đang tận lực khổ chiến thì ngược lại, Tức đại nương chỉ muốn bỏ chạy.
Nàng và Hỉ Lai Cẩm đang cùng nhau kịch chiến với Tiên Vu Cừu. Vết thương của nàng chưa lành, suốt đường lại bôn ba chạy trốn nên mệt càng thêm mệt, võ công giảm đáng kể. Nhưng vì hợp lực cùng Hỉ Lai Cẩm đánh với một mình Tiên Vu Cừu nên nàng vẫn chiếm được chút thượng phong, có thể quan sát được toàn trường.
Cao Kê Huyết đang khổ chiến với Cao Phong Lượng, bất phân thắng bại.
Hách Liên Xuân Thủy quyết chiến với Thư Tự Tú, đang chiếm thượng phong.
Vi Áp Mao toàn lực đấu với Văn Trương, tình huống đang nguy hiểm khôn lường.
Đường Khẳng giao đấu với Dũng Thành, xem ra cả hai đều chưa tận hết sức.
Thiết Thủ đang thống lĩnh mười gã nha dịch, bốn mươi bộ hạ của Vi Áp Mao và tám thủ hạ của Hách Liên Xuân Thủy cùng ác chiến với toán người đang ào ào xông lên như thủy triều, gồm có quân binh, phản đồ của Liên Vân trại và các đệ tử của Thần Uy tiêu cục. Người bên phía Thiết Thủ võ công cao hơn có thể ứng phó dễ dàng nhưng quân binh càng lúc càng đông, nếu cứ tiếp tục thế này thì khó tránh khỏi cảnh toàn quân bị diệt vong.
Cho dù Tức đại nương có muốn liều mạng đi nữa, thì nàng làm sao nhẫn tâm để những người nghĩa khí này chết theo mình được?
Trong chốc lát, Tức đại nương hạ quyết tâm: cho dù như thế nào đi nữa thì nàng cũng phải sống sót để báo thù cho các tỉ muội và để giải thoát Thích Thiếu Thương. Đây cũng là điều mà y mong mỏi nhất ở nàng.
Suy nghĩ xong, Tức đại nương không màng đến việc cố giết Tiên Vu Cừu nữa. Nàng tung ra một loạt bảy tám chiêu sát thủ ép Tiên Vu Cừu phải luống cuống chân tay, rồi cánh tay ngọc của nàng chợt rung lên, phi đao như con mãng xà, bay vút ra.
Tiên Vu Cừu xoay quải trượng chống đỡ, nhưng phi đao lại đột nhiên xoay mấy vòng, vẫn bắn nhanh về phía lão. Không muốn thả quải trượng ra, Tiên Vu Cừu chỉ kịp lắc người nghiêng sườn nhưng phi đao đã bắn trúng ngực phải của lão.
Hét lớn một tiếng, lão ôm ngực thối lui.
Tức đại nương hô lên: “Chạy mau!”
Tiếng hô này của nàng thật sự có hiệu quả.
Chiếc quạt của Cao Kê Huyết bỗng bắn vụt ra, xoay vòng đuổi theo Cao Phong Lượng làm lão phải vội vã nhảy tránh ra xa, ngưng thần chờ đợi. Nhưng Cao Kê Huyết lại lăng không lên cao, thu quạt lại, quay người chạy.
Khinh công của hắn không dưới Cao Phong Lượng, nhưng hắn lại trẻ hơn lão nhiều, nên Cao Phong Lượng thật sự không đuổi kịp hắn.
Hách Liên Xuân Thủy vốn đã chiếm thượng phong, đang vung trường thương tấn công dồn dập thì đột nhiên hai tay gã nắm lấy đuôi thương, toàn thân nhảy lên cao như muốn toàn lực đánh xuống.
Thư Tự Tú đã từng thấy qua thương pháp liều mạng thế này, nên vừa đưa móc câu lên đỡ, vừa tán lực lùi nhanh.
Không ngờ với tư thế tấn công mãnh liệt vô cùng đó, Hách Liên Xuân Thủy lại lộn mình trên không, cầm thương rút lui. Hắn hợp cùng Cao Kê Huyết, Hỉ Cẩm Lai và Tức đại nương đang muốn chạy trốn.
Đáng tiếc Vi Áp Mao lại đang bị nguy khốn.
Võ công của Văn Trương thật cao thâm khó lường.
Đúng lúc đó, Thiết Thủ đột ngột lướt đến, quát to: “Nhất định phải đánh!” rồi túm lấy Vi Áp Mao, vung chưởng tấn công Văn Trương.
Tức đại nương, Cao Kê Huyết, Hách Liên Xuân Thủy thấy Thiết Thủ hoảng kinh như vậy cũng ngạc nhiên, lướt đến bên cạnh Vi Áp Mao. Lúc này ống tay áo của Văn Trương cũng không còn quấn lấy lão nữa. Ba người chạm vào Vi Áp Mao mới phát hiện ra dưới lớp quần áo đó không còn cái xương nào lành lặn, khóe miệng lão rướm máu, răng nghiến chặt, dĩ nhiên là trong miệng vẫn còn ngậm một ngụm máu tươi chưa kịp phun ra. Sờ lên mũi lão, không còn hơi thở nữa rồi.
Tức đại nương, Cao Kê Huyết và Hách Liên Xuân Thủy đau đớn bi phẫn, nhất tề vung chưởng tấn công Văn Trương.
Thật ra thì nội công của Văn Trương không hơn được Vi Áp Mao.
“Thiết tụ nghênh phong” của Vi Áp Mao đem chân khí bao phủ khắp thân thể, nhưng chân khí của lão lại từ tụ công mà sinh ra, không phải là chân nguyên của bản thân. Còn Văn Trương xuất thân lại rất phức tạp, sở học cũng nhiều, nhưng nội tức lại có nguồn gốc từ “Kim Cương quyền” và “Đại Vi Đà Sử” của Thiếu Lâm, nên nguyên khí sung mãn cương mãnh, liên miên bất tuyệt. Sở trường của hắn cũng là “Đông hải thủy vân tụ công”, Dùng ống tay áo đấu ống tay áo, hai người đúng là kì phùng địch thủ, nhưng giao thủ trong ống tay áo thì Văn Trương chiếm thượng phong hơn hẳn.
Đầu tiên hai ngươi đấu chưởng, Văn Trương tuy chiếm ưu thế nhưng nhất thời chưa thể chế trụ được Vi Áp Mao. Rồi Văn Trương chơi bẩn, giấu đao trong ống tay áo, rạch lên ngón tay giữa của Vi Áp Mao.
Ngày trước, trong vụ án “Khô Lâu Họa,” Văn Trương cũng dùng đầu mũi dao găm như thế này để giết chết Lỗ Vấn Trương. Khi hai người đối chưởng trong ống tay áo, Văn Trương dùng mũi dao làm Vi Áp Mao bị thương, đau đến thất thần, rơi vào thế bất lợi. Nội lực của Văn Trương lập tức ào ào đổ qua, đầu tiên là chấn gãy khớp đầu trong ngón tay giữa của Vi Áp Mao, tiếp đó dùng đầu khớp này chấn đứt khớp thứ hai, rồi lại tập hợp lực của hai khớp đã gãy đó chấn gãy khớp thứ ba.
Ba khớp xương bị vỡ vụn hết, nội lực của Vi Áp Mao thất tán, còn nội lực của Văn Trương thì lại ồ ạt tràn vào, tiếp tục dùng khớp xương thứ ba chấn nát xương bàn tay, lại dùng xương bàn tay chấn nát xương cánh tay, cứ thế lan lên, tiếp tục chấn nát xương bả vai, xương sườn. Bị xương sườn đâm vào tim, Vi Áp Mao không kịp kêu nửa tiếng đã mất mạng.
Một phát đánh chết Vi Áp Mao, Văn Trương đang đắc chí trong lòng thì không ngờ giữa lằn ranh sống chết Vi Áp Mao lại phản đòn, đá về phía hắn.
Văn Trương vận lực lên tay, lách người né tránh, đồng thời nhấc tay trái lên muốn chụp lấy cẳng chân đang đá tới; nào ngờ chụp hụp, trên ngực lại dính một chưởng.
Vi Áp Mao vừa sử dụng bản lĩnh giữ nhà “Dương đông kích tây” của mình. Nhìn thì có vẻ như là lão ra đòn chân, nhưng thật ra là tạo khoảng trống cho tay chặt ra một chưởng. Tuy lão luyện cáo già nhưng trong lúc sơ ý, Văn Trương cũng dính đòn. Có điều lúc này Vi Áp Mao đã sức cùng lực kiệt, còn Văn Trương thì nội kình phân bố khắp cơ thể, nên một chưởng này của lão chỉ có thể làm cho hắn huyết khí nhộn nhạo mà thôi.
Nhưng lúc này Thiết Thủ đã nhận ra tình thế nguy hiểm của Vi Áp Mao, nên cấp tốc lướt tới, vung chưởng đánh hắn.
Huyết khí Văn Trương vẫn chưa bình ổn, chưởng lực cũng loạn, đành phải cố gắng tiếp chiêu.
Nếu là lúc bình thường, với nội công cao cường, Thiết Thủ đủ sức đánh Văn Trương phun máu đương trường. Nhưng giờ nguyên khí của chàng đang bị tổn thương nghiêm trọng, chưởng đánh ra chỉ còn hai thành công lực, nên Văn Trương muốn trực tiếp đối chưởng cũng không phải là không được.
Có điều đúng lúc này, chưởng lực của ba người Tức đại nương, Hách Liên Xuân Thủy và Cao Kê Huyết cũng ập tới.
Bất ngờ rơi vào tình thế nguy hiểm, nhưng Văn Trương lâm nguy không loạn, tay trái đối chưởng với Thiết Thủ, ống tay áo bên phải phất lên, ra chiêu “Đông hải thủy vân tụ” chặn đứng ba luồng kình lực mạnh mẽ.
Kình lực đụng nhau, Văn Trương bị đẩy lui luôn năm xích, trong miệng thấy mặn, ụa ra một ngụm máu tươi.
Nhóm Tức đại nương, Hách Liên Xuân Thủy, Thiết Thủ đang muốn tấn công tiếp thì Cao Phong Lượng, Thư Tự Tú và Tiên Vu Cừu đã ào đến bảo vệ Văn Trương.
Cao Kê Huyết mắt thấy Vi Áp Mao bị giết chết, trong lòng bi phẫn cuồng hận, đau đớn kêu lên: “Sư đệ!”
Cảm thấy Vi Áp Mao, Vũ Toàn Thịnh chết đều vì việc của mình, nên lúc đầu gã căm phẫn, thống hận như điên. Nhưng rốt lại, vẫn là một đại tông sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo đồng đạo lục lâm, gã tự biết nếu mình không lui thì người khác vì thương cảm Vi Áp Mao cũng sẽ không rút lui. Như vậy thì dù có giết chết được Văn Trương, cả bọn cũng sẽ bị tiêu diệt ở đây. Đã quyết tâm lấy đại cục làm trọng, gã hét to: “Rút mau!”
Lệnh của Cao Kê Huyết, nào ai dám không theo.
Tức đại nương nhanh chóng rút lui. Hách Liên Xuân Thủy truyền lệnh cho bộ hạ mau lùi. Còn Thiết Thủ cũng hô hào nhóm nha dịch bỏ chạy nhanh.
Đường Khẳng vẫn không quên cõng Vưu Tri Vị chạy theo. Thật ra thì gã không hề biết Vưu Tri Vị là địch nhân, chỉ thấy hắn ta cũng ở trong khách sạn và bị phong bế huyệt đạo. Nhưng vì thủ pháp điểm huyệt rất đặc biệt, Đường Khẳng không đủ công lực nên cũng chẳng giải khai giúp hắn được. Gã bèn không quản hắn là địch hay là bạn, dù gì thì cũng sẽ cùng nhau chạy trốn thôi. Như thế, tên đáng ghét Vưu Tri Vị chỉ đành nghiến răng tức tối.
Văn Trương là người tinh minh, đoán chắc trong khách sạn vẫn còn yếu phạm, nên hắn cố ý ở lại thảo phạt lập công. Nhưng qua trận huyết chiến trên, Vưu Tri Vị vẫn nằm trong tay nhóm Tức đại nương.
Cao Kê Huyết đang cõng Vi Áp Mao chạy.
Làm như vậy, bộ hạ của Vi Áp Mao đều nhầm tưởng là lão chưa chết, toàn bộ chạy trốn theo Cao Kê Huyết.
Cao Phong Lượng vốn không hào hứng gì việc bắt nhóm người này, Thư Tự Tú thì bị Hách Liên Xuân Thủy đả thương không nhẹ, chỉ lo bảo vệ Văn Trương, không dám đuổi theo. Chỉ có Tiên Vu Cừu là hung hãn, nhất quyết dẫn quân binh truy đuổi.
Hắn chạy theo được vài bước thì Thiết Thủ đột ngột dừng lại, đánh ra một chưởng.
Tiên Vu Cừu rất sợ thần uy của Thiết Thủ, thấy vậy bèn đứng sững lại. Không ngờ công lực của Thiết Thủ đã suy giảm nhiều, chàng chỉ hư trương thanh thế, nhưng vẫn làm cho Tiên Vu Cừu sợ cứng cả người.
Tiên Vu Cừu trước mắt bộ hạ bị hạ nhục, tức điên lên, vội cuồng chân đuổi tiếp, quyết ít ra cũng phải giết được một tên trọng phạm mới hả giận.
Trên đời này có rất nhiều kẻ muốn đuổi cùng giết tận người thất thế. Vì đối phương bỏ trốn lại càng kích thích cái bản tính luôn bị đè nén của hắn, hơn nữa lại háo hức lập công nên Tiên Vu Cừu dẫn quân điên cuồng đuổi theo. Khi hắn đuổi gần kịp Hách Liên Xuân Thủy, y không đợi hắn ra tay, đã trầm mình xuống, xoay nửa bước, ra một cú “Hồi mã thương.”
Một thương này đâm thẳng vào ngực, thanh thế mới nhanh nhẹn, lợi hại làm sao. Nhưng Tiên Vu Cừu kiêu dũng thiện chiến, ứng biến thần tốc, đúng là có khả năng hơn người. Trong lúc đang chạy nhanh như thế, hắn hét một tiếng to, hai chân cắm ngập xuống đất như hai cây đinh, tư thế trầm ổn, xoay trượng chặn ngang, “kịch” một tiếng, thương đâm ngập vào núm u trên trượng.
Tiên Vu Cừu ra sức xoay thanh trượng, muốn giật bay cây ngân thương của Hách Liên Xuân Thủy đi. Ngón giữa tay trái vừa mới bị đứt nên cầm thương không vững, Hách Liên Xuân Thủy bèn bỏ thương, vặn người nhảy lên, “bình” một tiếng va vào người Tiên Vu Cừu.
Tiên Vu Cừu hét to một tiếng. Sau lưng hắn bảy tám tên tinh binh ào lên, nhưng nhóm Thập Nhất Lang, Thập Nhị Lang và Thập Tam Muội đã chém tới rất nhanh, làm rối loạn trận tuyến của địch nhân. Tức đại nương giơ tay lên, ngọn phi đao phòng vù vào mặt Tiên Vu Cừu.
Tiên Vu Cừu cấp bách khua trượng quấn chặt lấy dây phi đao. Sợi dây quấn nhanh quanh trượng vài vòng, mũi đao vẫn bắn thẳng về hướng Tiên Vu Cừu. Mắt tinh tay lẹ, Tiên Vu Cừu vươn tay chụp được. Thấy mình trong chốc lát đã đánh bay binh khí của hai đại cao thủ, trong lòng vô cùng đắc ý, đang muốn khoe khoang thì bỗng nhiên hắn thấy lạnh ở vai trái, cổ phải, rồi đau nhói lên.
Thì ra lúc Tức đại nương bắn phi đao ra, tay kia khẽ xoay ra sau, âm thầm phóng ra hai mũi ám khí. Chỉ lo đối phó với ngọn phi đao, sơ xuất trúng phải hai mũi tên, Tiên Vu Cừu kinh hãi trong lòng. Tức đại nương lại lướt đến, tung cước đá vào bụng hắn.
Tiên Vu Cừu trúng phải cú đá, không hề ngã ra sau mà lại ôm bụng gập người về phía trước. Tức đại nương vừa rút chân phải về thì Tứ đại gia bộc nhảy lên phía trước bảo vệ, còn nàng và Hách Liên Xuân Thủy cùng nhau lùi nhanh.
Cao Phong Lượng và Dũng Thành cũng đã đuổi tới gần, đỡ lấy Tiên Vu Cừu. Lúc đó chúng mới biết trên mũi giày của Tức đại nương có giấu mũi đao sắc, đã đâm vào bụng Tiên Vu Cừu. Giờ hắn ở trong tình trạng hít vào thì ít, thở ra thì nhiều.
Toán truy binh thấy nhóm Tức đại nương lợi hại như vậy, đều chần chừ, không dám đuổi tới gần. Cao Phong Lượng thì vốn cũng không tận sức mấy, Văn Trương thì đang thụ thương, đợi hắn điều tức xong thì nhóm Hách Liên Xuân Thủy đã sớm chạy mất tung mất tích rồi.
Đoàn người nhốn nháo chạy đến Thanh Thiên trại, nơi giáp giữa huyện Nam Yến và ngòi Cự Mã.
Cư trú nơi vùng Cự Mã không phải là cường đạo, cũng chẳng phải phỉ khấu, mà là một nhóm hảo hán phương Bắc sống bằng nghề nuôi ngựa.
Lãnh tụ của nhóm hảo hán này nguyên là “Tam Tuyệt Nhất Thanh Lôi” Ngũ Cương Trung, một người nghĩa bạc vân thiên, hào sảng phóng khoáng. Nhưng Ngũ Trung Cương đã chết trong khi theo Thiết Thủ truy đuổi “Diệt Tuyệt Vương” Sở Tương Ngọc. Toàn bộ trọng trách của Thanh Thiên trại đè lên vai con rễ lão là “Cấp Điện” Ân Thừa Phong.
Ân Thừa Phong vốn là bạn thanh mai trúc mã với Ngũ Thải Vân, con gái rượu của Ngũ Cương Trung, hai người ân ái mặn nồng. Nhưng Ngũ Thải Vân lại chết thảm trong vụ án “Đàm Đình Hội” Sau khi vụ án này xảy ra, mặc dù hung thủ đã bị Vô Tình và Truy Mệnh giết chết, nhưng cái chết của Ngũ Thải Vân đã khiến cho Ân Thừa Phong đau đớn tuyệt vọng, tâm tính biến đổi, không lý gì đến sự đời nữa. Thanh thế của Thanh Thiên trại vì thế cũng một đi không trở lại.
Trong võ lâm, vốn Thanh Thiên trại được xưng là Nam trại. Cái tên này không phải do vị trí trại thuộc về phương nam, mà là vì trại được xây dựng ở gần nhánh phía nam của sông Dịch Thủy. Nam trại vốn cùng với Đông bảo, Tây trấn và Bắc thành hợp nên “Võ lâm tứ đại gia”. Nhưng trải qua nhiều cuộc chiến loạn, biến cố, “Hám Thiên Bảo” Hoàng Thiên Tinh đã qua đời, Tây bảo suy yếu. Còn “Phục Tê Trấn” Lam Nguyên Sơn của Tây trấn thì vì bộc lộ dã tâm mà vợ yêu Hoắc Ngân Tiên phải chết. “Vũ Dương Thành” Chu Bạch Tự, thành chủ của Bắc thành thì vì có tư tình với Tiểu Hoắc, vợ của Lam Nguyên Sơn mà nhục nhã với hảo hán thiên hạ, cả hai đã cùng nhau tự sát. Vũ Dương Thành vốn đã bị “Ma Cô” Cơ Diệu Hoa tấn công mà đại tổn nguyên khí, nên có thể nói là suy vong hoàn toàn. Tất cả những biến cố hưng vong thịnh suy đó đều được kể trong hai bộ “Hội Kinh Sư” và “Đàm Đình Hội” của Tứ đại danh bộ.
Ân Thừa Phong tuy dửng dưng với thế sự nhưng y vẫn là trại chủ của Nam trại.
Tức đại nương là thành chủ Hủy Nặc thành, vốn có mối quan hệ thân tình với Ngũ Thải Vân; còn Thích Thiếu Thương là trại chủ Liên Vân trại, thanh thế của Liên Vân trại hậu sinh khả úy, nên y cũng có mối quan hệ thân thiết với Ân Thừa Phong. Cao Kê Huyết là “kẻ trung gian” trong giới lục lâm, tuy không thân với Ân Thừa Phong, nhưng lại có mối giao hảo thâm tình với Ngũ Cương Trung.
Thiết Thủ đã từng cùng Ngũ Cương Trung xử án, còn Vô Tình chắc chắn cũng quan hệ mật thiết với Ân Thừa Phong.
Nếu không có Vô Tình, chưa chắc Ân Thừa Phong đã báo thù được cho vợ.
Trước giờ phút Hủy Nặc thành bị phá, Tức đại nương đã hẹn với chúng tỉ muội gặp nhau ở sông Dịch Thủy, tuy không nói ra nhưng ai cũng thầm hiểu đó là Thanh Thiên trại.
Bởi mối giao tình với Liên Vân trại và Hủy Nặc thành, không thể nào Thanh Thiên trại lại thấy chết mà không cứu, thờ ơ ngồi nhìn được.
Địa điểm mọi người tập trung chính là Thanh Thiên trại, một thời từng nằm trong Võ Lâm Tứ đại thế gia.
Phía nam sông Dịch Thủy.
Nơi ngòi Cự Mã.
Nam trại.
Lưỡi đao sắc bén vô cùng, có thể chém sắt như chém bùn.
Nhưng không ngờ quạt lại gạt được đao.
Cao Phong Lượng quát lớn: “Được lắm!” Một đao biến thành muôn vạn ánh đao, như mưa như gió phủ đầy trời, uy phong đánh tới.
Cao Kê Huyết xòe quạt ra, trên quạt ghi năm chữ “Cao xử bất thắng hàn” (cây càng cao gió càng mạnh, người ngôi cao thì cô độc), như con rồng quẫy mình xé quạt bay lên. Quạt của hắn vừa xòe ra, xoay một vòng che chắn bốn phía, cản đao lại.
Cao Kê Huyết tán thưởng: “Hảo đao pháp! ‘Bát phương phong vũ lưu nhân đao’ (Chiêu đao: tám phía gió mưa chẳng chạm người).”
Cao Phong Lượng đã nổi giận thật sự, vuốt chòm râu trắng xóa như cước một cái, hai tay múa đao, tận hết sức bình sinh, khí thế mạnh mẽ vàng đá cũng tan, hét lớn: “Còn có ‘Ngũ quỷ khai sơn đao’ nữa!”
Một đao chặt vút đến!
Cao Kê Huyết quát to một tiếng, quạt giấy đâm vào mười một yếu huyệt của Cao Phong Lượng.
Đao của Cao Phong Lượng bổ vào Cao Kê Huyết, còn quạt của Cao Kê Huyết lại tấn công vào chỗ yếu hại trên người Cao Phong Lượng, hai chiêu hoàn toàn chẳng có gì giống nhau, lại còn chẳng màng đến thế tấn công của đối phương. Nhưng kì lạ thay, hai chiêu thức khác biệt đó lại gặp nhau giữa đường. Vừa giao kích, người của Cao Phong Lượng chao đi, còn thân hình của Cao Kế Huyết lại rung lên. Hai người đều quát lớn: “Được lắm!”
Đao pháp của Cao Phong Lượng lại thay đổi. Hai tay lão nắm chặt lấy lưỡi đao, dùng cán đao làm mũi nhọn, thét lên: “Thử đao pháp ‘Điên đảo chúng sinh, thụ nhân vu bính’ của ta xem!” (đâm người bằng cán, thế giới đảo điên)
Đao của lão vừa đâm ra, Cao Kê Huyết đã vút người xông đến.Tuy hắn mập mạp như vậy nhưng động tác lại cực kì khéo léo, cả thân hình béo quay bình một tiếng đập vào người Cao Phong Lượng.
Cao Phong Lượng bị hắn va mạnh vào, ngã lui bảy tám bước, khí huyết nhộn nhạo, nhưng chuôi đao của lão cũng đã đâm trúng bụng Cao Kê Huyết.
Cao Kê Huyết rên lên một tiếng, cũng lùi ba bốn bước, cố gắng dựa vào chiếc cột, nhưng phần bụng đã bị thương bởi đao khí.
Nếu không phải là hắn dùng “Di đà tiếu phật đỗ bì công” (Công phu bụng Phật Di Lặc) để phòng ngự, thì đao đã đâm thấu vào tận trong người, không tránh khỏi cảnh xương nát thịt tan.
Thế đao của Cao Phong Lượng lại thay đổi.
Lão dùng cả hai tay huy đao, vòng lên cao quá đầu, để lộ vùng ngực. Đao xoay vòng rất nhanh tạo nên luồng gió mãnh liệt.
Cao Kê Huyết thét to: “Đao pháp Long quyển phong (cơn lốc xoáy) được lắm!” Rồi hắn vụt nhảy lên cao, lộn vòng ra xa, tránh được hết luồng đao phong của Cao Phong Lượng.
Cao Phong Lượng động nộ, đao pháp lại thay đổi lần nữa, cả thanh đao nặng gần sáu mươi cân được lão sử nhẹ như không, tựa như lông hồng.
Cao Kê Huyết lúc này mới bắt đầu biến sắc.
Hắn biết đây mới là bản lĩnh chân chính của Thần Uy tiêu cục: Bào Đinh đao pháp (xem chú thích chương 11)
Cao Kê Huyết là hảo thủ số một giới lục lâm, còn Cao Phong Lượng là cao thủ nhất lưu giới hộ tiêu. Vốn trời sinh hai người là đối thủ, nhưng lần này vì quan phủ vì bằng hữu mà lại càng đối đầu sống chết, xuất thủ không nương tay.
Khi hai người đang tận lực khổ chiến thì ngược lại, Tức đại nương chỉ muốn bỏ chạy.
Nàng và Hỉ Lai Cẩm đang cùng nhau kịch chiến với Tiên Vu Cừu. Vết thương của nàng chưa lành, suốt đường lại bôn ba chạy trốn nên mệt càng thêm mệt, võ công giảm đáng kể. Nhưng vì hợp lực cùng Hỉ Lai Cẩm đánh với một mình Tiên Vu Cừu nên nàng vẫn chiếm được chút thượng phong, có thể quan sát được toàn trường.
Cao Kê Huyết đang khổ chiến với Cao Phong Lượng, bất phân thắng bại.
Hách Liên Xuân Thủy quyết chiến với Thư Tự Tú, đang chiếm thượng phong.
Vi Áp Mao toàn lực đấu với Văn Trương, tình huống đang nguy hiểm khôn lường.
Đường Khẳng giao đấu với Dũng Thành, xem ra cả hai đều chưa tận hết sức.
Thiết Thủ đang thống lĩnh mười gã nha dịch, bốn mươi bộ hạ của Vi Áp Mao và tám thủ hạ của Hách Liên Xuân Thủy cùng ác chiến với toán người đang ào ào xông lên như thủy triều, gồm có quân binh, phản đồ của Liên Vân trại và các đệ tử của Thần Uy tiêu cục. Người bên phía Thiết Thủ võ công cao hơn có thể ứng phó dễ dàng nhưng quân binh càng lúc càng đông, nếu cứ tiếp tục thế này thì khó tránh khỏi cảnh toàn quân bị diệt vong.
Cho dù Tức đại nương có muốn liều mạng đi nữa, thì nàng làm sao nhẫn tâm để những người nghĩa khí này chết theo mình được?
Trong chốc lát, Tức đại nương hạ quyết tâm: cho dù như thế nào đi nữa thì nàng cũng phải sống sót để báo thù cho các tỉ muội và để giải thoát Thích Thiếu Thương. Đây cũng là điều mà y mong mỏi nhất ở nàng.
Suy nghĩ xong, Tức đại nương không màng đến việc cố giết Tiên Vu Cừu nữa. Nàng tung ra một loạt bảy tám chiêu sát thủ ép Tiên Vu Cừu phải luống cuống chân tay, rồi cánh tay ngọc của nàng chợt rung lên, phi đao như con mãng xà, bay vút ra.
Tiên Vu Cừu xoay quải trượng chống đỡ, nhưng phi đao lại đột nhiên xoay mấy vòng, vẫn bắn nhanh về phía lão. Không muốn thả quải trượng ra, Tiên Vu Cừu chỉ kịp lắc người nghiêng sườn nhưng phi đao đã bắn trúng ngực phải của lão.
Hét lớn một tiếng, lão ôm ngực thối lui.
Tức đại nương hô lên: “Chạy mau!”
Tiếng hô này của nàng thật sự có hiệu quả.
Chiếc quạt của Cao Kê Huyết bỗng bắn vụt ra, xoay vòng đuổi theo Cao Phong Lượng làm lão phải vội vã nhảy tránh ra xa, ngưng thần chờ đợi. Nhưng Cao Kê Huyết lại lăng không lên cao, thu quạt lại, quay người chạy.
Khinh công của hắn không dưới Cao Phong Lượng, nhưng hắn lại trẻ hơn lão nhiều, nên Cao Phong Lượng thật sự không đuổi kịp hắn.
Hách Liên Xuân Thủy vốn đã chiếm thượng phong, đang vung trường thương tấn công dồn dập thì đột nhiên hai tay gã nắm lấy đuôi thương, toàn thân nhảy lên cao như muốn toàn lực đánh xuống.
Thư Tự Tú đã từng thấy qua thương pháp liều mạng thế này, nên vừa đưa móc câu lên đỡ, vừa tán lực lùi nhanh.
Không ngờ với tư thế tấn công mãnh liệt vô cùng đó, Hách Liên Xuân Thủy lại lộn mình trên không, cầm thương rút lui. Hắn hợp cùng Cao Kê Huyết, Hỉ Cẩm Lai và Tức đại nương đang muốn chạy trốn.
Đáng tiếc Vi Áp Mao lại đang bị nguy khốn.
Võ công của Văn Trương thật cao thâm khó lường.
Đúng lúc đó, Thiết Thủ đột ngột lướt đến, quát to: “Nhất định phải đánh!” rồi túm lấy Vi Áp Mao, vung chưởng tấn công Văn Trương.
Tức đại nương, Cao Kê Huyết, Hách Liên Xuân Thủy thấy Thiết Thủ hoảng kinh như vậy cũng ngạc nhiên, lướt đến bên cạnh Vi Áp Mao. Lúc này ống tay áo của Văn Trương cũng không còn quấn lấy lão nữa. Ba người chạm vào Vi Áp Mao mới phát hiện ra dưới lớp quần áo đó không còn cái xương nào lành lặn, khóe miệng lão rướm máu, răng nghiến chặt, dĩ nhiên là trong miệng vẫn còn ngậm một ngụm máu tươi chưa kịp phun ra. Sờ lên mũi lão, không còn hơi thở nữa rồi.
Tức đại nương, Cao Kê Huyết và Hách Liên Xuân Thủy đau đớn bi phẫn, nhất tề vung chưởng tấn công Văn Trương.
Thật ra thì nội công của Văn Trương không hơn được Vi Áp Mao.
“Thiết tụ nghênh phong” của Vi Áp Mao đem chân khí bao phủ khắp thân thể, nhưng chân khí của lão lại từ tụ công mà sinh ra, không phải là chân nguyên của bản thân. Còn Văn Trương xuất thân lại rất phức tạp, sở học cũng nhiều, nhưng nội tức lại có nguồn gốc từ “Kim Cương quyền” và “Đại Vi Đà Sử” của Thiếu Lâm, nên nguyên khí sung mãn cương mãnh, liên miên bất tuyệt. Sở trường của hắn cũng là “Đông hải thủy vân tụ công”, Dùng ống tay áo đấu ống tay áo, hai người đúng là kì phùng địch thủ, nhưng giao thủ trong ống tay áo thì Văn Trương chiếm thượng phong hơn hẳn.
Đầu tiên hai ngươi đấu chưởng, Văn Trương tuy chiếm ưu thế nhưng nhất thời chưa thể chế trụ được Vi Áp Mao. Rồi Văn Trương chơi bẩn, giấu đao trong ống tay áo, rạch lên ngón tay giữa của Vi Áp Mao.
Ngày trước, trong vụ án “Khô Lâu Họa,” Văn Trương cũng dùng đầu mũi dao găm như thế này để giết chết Lỗ Vấn Trương. Khi hai người đối chưởng trong ống tay áo, Văn Trương dùng mũi dao làm Vi Áp Mao bị thương, đau đến thất thần, rơi vào thế bất lợi. Nội lực của Văn Trương lập tức ào ào đổ qua, đầu tiên là chấn gãy khớp đầu trong ngón tay giữa của Vi Áp Mao, tiếp đó dùng đầu khớp này chấn đứt khớp thứ hai, rồi lại tập hợp lực của hai khớp đã gãy đó chấn gãy khớp thứ ba.
Ba khớp xương bị vỡ vụn hết, nội lực của Vi Áp Mao thất tán, còn nội lực của Văn Trương thì lại ồ ạt tràn vào, tiếp tục dùng khớp xương thứ ba chấn nát xương bàn tay, lại dùng xương bàn tay chấn nát xương cánh tay, cứ thế lan lên, tiếp tục chấn nát xương bả vai, xương sườn. Bị xương sườn đâm vào tim, Vi Áp Mao không kịp kêu nửa tiếng đã mất mạng.
Một phát đánh chết Vi Áp Mao, Văn Trương đang đắc chí trong lòng thì không ngờ giữa lằn ranh sống chết Vi Áp Mao lại phản đòn, đá về phía hắn.
Văn Trương vận lực lên tay, lách người né tránh, đồng thời nhấc tay trái lên muốn chụp lấy cẳng chân đang đá tới; nào ngờ chụp hụp, trên ngực lại dính một chưởng.
Vi Áp Mao vừa sử dụng bản lĩnh giữ nhà “Dương đông kích tây” của mình. Nhìn thì có vẻ như là lão ra đòn chân, nhưng thật ra là tạo khoảng trống cho tay chặt ra một chưởng. Tuy lão luyện cáo già nhưng trong lúc sơ ý, Văn Trương cũng dính đòn. Có điều lúc này Vi Áp Mao đã sức cùng lực kiệt, còn Văn Trương thì nội kình phân bố khắp cơ thể, nên một chưởng này của lão chỉ có thể làm cho hắn huyết khí nhộn nhạo mà thôi.
Nhưng lúc này Thiết Thủ đã nhận ra tình thế nguy hiểm của Vi Áp Mao, nên cấp tốc lướt tới, vung chưởng đánh hắn.
Huyết khí Văn Trương vẫn chưa bình ổn, chưởng lực cũng loạn, đành phải cố gắng tiếp chiêu.
Nếu là lúc bình thường, với nội công cao cường, Thiết Thủ đủ sức đánh Văn Trương phun máu đương trường. Nhưng giờ nguyên khí của chàng đang bị tổn thương nghiêm trọng, chưởng đánh ra chỉ còn hai thành công lực, nên Văn Trương muốn trực tiếp đối chưởng cũng không phải là không được.
Có điều đúng lúc này, chưởng lực của ba người Tức đại nương, Hách Liên Xuân Thủy và Cao Kê Huyết cũng ập tới.
Bất ngờ rơi vào tình thế nguy hiểm, nhưng Văn Trương lâm nguy không loạn, tay trái đối chưởng với Thiết Thủ, ống tay áo bên phải phất lên, ra chiêu “Đông hải thủy vân tụ” chặn đứng ba luồng kình lực mạnh mẽ.
Kình lực đụng nhau, Văn Trương bị đẩy lui luôn năm xích, trong miệng thấy mặn, ụa ra một ngụm máu tươi.
Nhóm Tức đại nương, Hách Liên Xuân Thủy, Thiết Thủ đang muốn tấn công tiếp thì Cao Phong Lượng, Thư Tự Tú và Tiên Vu Cừu đã ào đến bảo vệ Văn Trương.
Cao Kê Huyết mắt thấy Vi Áp Mao bị giết chết, trong lòng bi phẫn cuồng hận, đau đớn kêu lên: “Sư đệ!”
Cảm thấy Vi Áp Mao, Vũ Toàn Thịnh chết đều vì việc của mình, nên lúc đầu gã căm phẫn, thống hận như điên. Nhưng rốt lại, vẫn là một đại tông sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo đồng đạo lục lâm, gã tự biết nếu mình không lui thì người khác vì thương cảm Vi Áp Mao cũng sẽ không rút lui. Như vậy thì dù có giết chết được Văn Trương, cả bọn cũng sẽ bị tiêu diệt ở đây. Đã quyết tâm lấy đại cục làm trọng, gã hét to: “Rút mau!”
Lệnh của Cao Kê Huyết, nào ai dám không theo.
Tức đại nương nhanh chóng rút lui. Hách Liên Xuân Thủy truyền lệnh cho bộ hạ mau lùi. Còn Thiết Thủ cũng hô hào nhóm nha dịch bỏ chạy nhanh.
Đường Khẳng vẫn không quên cõng Vưu Tri Vị chạy theo. Thật ra thì gã không hề biết Vưu Tri Vị là địch nhân, chỉ thấy hắn ta cũng ở trong khách sạn và bị phong bế huyệt đạo. Nhưng vì thủ pháp điểm huyệt rất đặc biệt, Đường Khẳng không đủ công lực nên cũng chẳng giải khai giúp hắn được. Gã bèn không quản hắn là địch hay là bạn, dù gì thì cũng sẽ cùng nhau chạy trốn thôi. Như thế, tên đáng ghét Vưu Tri Vị chỉ đành nghiến răng tức tối.
Văn Trương là người tinh minh, đoán chắc trong khách sạn vẫn còn yếu phạm, nên hắn cố ý ở lại thảo phạt lập công. Nhưng qua trận huyết chiến trên, Vưu Tri Vị vẫn nằm trong tay nhóm Tức đại nương.
Cao Kê Huyết đang cõng Vi Áp Mao chạy.
Làm như vậy, bộ hạ của Vi Áp Mao đều nhầm tưởng là lão chưa chết, toàn bộ chạy trốn theo Cao Kê Huyết.
Cao Phong Lượng vốn không hào hứng gì việc bắt nhóm người này, Thư Tự Tú thì bị Hách Liên Xuân Thủy đả thương không nhẹ, chỉ lo bảo vệ Văn Trương, không dám đuổi theo. Chỉ có Tiên Vu Cừu là hung hãn, nhất quyết dẫn quân binh truy đuổi.
Hắn chạy theo được vài bước thì Thiết Thủ đột ngột dừng lại, đánh ra một chưởng.
Tiên Vu Cừu rất sợ thần uy của Thiết Thủ, thấy vậy bèn đứng sững lại. Không ngờ công lực của Thiết Thủ đã suy giảm nhiều, chàng chỉ hư trương thanh thế, nhưng vẫn làm cho Tiên Vu Cừu sợ cứng cả người.
Tiên Vu Cừu trước mắt bộ hạ bị hạ nhục, tức điên lên, vội cuồng chân đuổi tiếp, quyết ít ra cũng phải giết được một tên trọng phạm mới hả giận.
Trên đời này có rất nhiều kẻ muốn đuổi cùng giết tận người thất thế. Vì đối phương bỏ trốn lại càng kích thích cái bản tính luôn bị đè nén của hắn, hơn nữa lại háo hức lập công nên Tiên Vu Cừu dẫn quân điên cuồng đuổi theo. Khi hắn đuổi gần kịp Hách Liên Xuân Thủy, y không đợi hắn ra tay, đã trầm mình xuống, xoay nửa bước, ra một cú “Hồi mã thương.”
Một thương này đâm thẳng vào ngực, thanh thế mới nhanh nhẹn, lợi hại làm sao. Nhưng Tiên Vu Cừu kiêu dũng thiện chiến, ứng biến thần tốc, đúng là có khả năng hơn người. Trong lúc đang chạy nhanh như thế, hắn hét một tiếng to, hai chân cắm ngập xuống đất như hai cây đinh, tư thế trầm ổn, xoay trượng chặn ngang, “kịch” một tiếng, thương đâm ngập vào núm u trên trượng.
Tiên Vu Cừu ra sức xoay thanh trượng, muốn giật bay cây ngân thương của Hách Liên Xuân Thủy đi. Ngón giữa tay trái vừa mới bị đứt nên cầm thương không vững, Hách Liên Xuân Thủy bèn bỏ thương, vặn người nhảy lên, “bình” một tiếng va vào người Tiên Vu Cừu.
Tiên Vu Cừu hét to một tiếng. Sau lưng hắn bảy tám tên tinh binh ào lên, nhưng nhóm Thập Nhất Lang, Thập Nhị Lang và Thập Tam Muội đã chém tới rất nhanh, làm rối loạn trận tuyến của địch nhân. Tức đại nương giơ tay lên, ngọn phi đao phòng vù vào mặt Tiên Vu Cừu.
Tiên Vu Cừu cấp bách khua trượng quấn chặt lấy dây phi đao. Sợi dây quấn nhanh quanh trượng vài vòng, mũi đao vẫn bắn thẳng về hướng Tiên Vu Cừu. Mắt tinh tay lẹ, Tiên Vu Cừu vươn tay chụp được. Thấy mình trong chốc lát đã đánh bay binh khí của hai đại cao thủ, trong lòng vô cùng đắc ý, đang muốn khoe khoang thì bỗng nhiên hắn thấy lạnh ở vai trái, cổ phải, rồi đau nhói lên.
Thì ra lúc Tức đại nương bắn phi đao ra, tay kia khẽ xoay ra sau, âm thầm phóng ra hai mũi ám khí. Chỉ lo đối phó với ngọn phi đao, sơ xuất trúng phải hai mũi tên, Tiên Vu Cừu kinh hãi trong lòng. Tức đại nương lại lướt đến, tung cước đá vào bụng hắn.
Tiên Vu Cừu trúng phải cú đá, không hề ngã ra sau mà lại ôm bụng gập người về phía trước. Tức đại nương vừa rút chân phải về thì Tứ đại gia bộc nhảy lên phía trước bảo vệ, còn nàng và Hách Liên Xuân Thủy cùng nhau lùi nhanh.
Cao Phong Lượng và Dũng Thành cũng đã đuổi tới gần, đỡ lấy Tiên Vu Cừu. Lúc đó chúng mới biết trên mũi giày của Tức đại nương có giấu mũi đao sắc, đã đâm vào bụng Tiên Vu Cừu. Giờ hắn ở trong tình trạng hít vào thì ít, thở ra thì nhiều.
Toán truy binh thấy nhóm Tức đại nương lợi hại như vậy, đều chần chừ, không dám đuổi tới gần. Cao Phong Lượng thì vốn cũng không tận sức mấy, Văn Trương thì đang thụ thương, đợi hắn điều tức xong thì nhóm Hách Liên Xuân Thủy đã sớm chạy mất tung mất tích rồi.
Đoàn người nhốn nháo chạy đến Thanh Thiên trại, nơi giáp giữa huyện Nam Yến và ngòi Cự Mã.
Cư trú nơi vùng Cự Mã không phải là cường đạo, cũng chẳng phải phỉ khấu, mà là một nhóm hảo hán phương Bắc sống bằng nghề nuôi ngựa.
Lãnh tụ của nhóm hảo hán này nguyên là “Tam Tuyệt Nhất Thanh Lôi” Ngũ Cương Trung, một người nghĩa bạc vân thiên, hào sảng phóng khoáng. Nhưng Ngũ Trung Cương đã chết trong khi theo Thiết Thủ truy đuổi “Diệt Tuyệt Vương” Sở Tương Ngọc. Toàn bộ trọng trách của Thanh Thiên trại đè lên vai con rễ lão là “Cấp Điện” Ân Thừa Phong.
Ân Thừa Phong vốn là bạn thanh mai trúc mã với Ngũ Thải Vân, con gái rượu của Ngũ Cương Trung, hai người ân ái mặn nồng. Nhưng Ngũ Thải Vân lại chết thảm trong vụ án “Đàm Đình Hội” Sau khi vụ án này xảy ra, mặc dù hung thủ đã bị Vô Tình và Truy Mệnh giết chết, nhưng cái chết của Ngũ Thải Vân đã khiến cho Ân Thừa Phong đau đớn tuyệt vọng, tâm tính biến đổi, không lý gì đến sự đời nữa. Thanh thế của Thanh Thiên trại vì thế cũng một đi không trở lại.
Trong võ lâm, vốn Thanh Thiên trại được xưng là Nam trại. Cái tên này không phải do vị trí trại thuộc về phương nam, mà là vì trại được xây dựng ở gần nhánh phía nam của sông Dịch Thủy. Nam trại vốn cùng với Đông bảo, Tây trấn và Bắc thành hợp nên “Võ lâm tứ đại gia”. Nhưng trải qua nhiều cuộc chiến loạn, biến cố, “Hám Thiên Bảo” Hoàng Thiên Tinh đã qua đời, Tây bảo suy yếu. Còn “Phục Tê Trấn” Lam Nguyên Sơn của Tây trấn thì vì bộc lộ dã tâm mà vợ yêu Hoắc Ngân Tiên phải chết. “Vũ Dương Thành” Chu Bạch Tự, thành chủ của Bắc thành thì vì có tư tình với Tiểu Hoắc, vợ của Lam Nguyên Sơn mà nhục nhã với hảo hán thiên hạ, cả hai đã cùng nhau tự sát. Vũ Dương Thành vốn đã bị “Ma Cô” Cơ Diệu Hoa tấn công mà đại tổn nguyên khí, nên có thể nói là suy vong hoàn toàn. Tất cả những biến cố hưng vong thịnh suy đó đều được kể trong hai bộ “Hội Kinh Sư” và “Đàm Đình Hội” của Tứ đại danh bộ.
Ân Thừa Phong tuy dửng dưng với thế sự nhưng y vẫn là trại chủ của Nam trại.
Tức đại nương là thành chủ Hủy Nặc thành, vốn có mối quan hệ thân tình với Ngũ Thải Vân; còn Thích Thiếu Thương là trại chủ Liên Vân trại, thanh thế của Liên Vân trại hậu sinh khả úy, nên y cũng có mối quan hệ thân thiết với Ân Thừa Phong. Cao Kê Huyết là “kẻ trung gian” trong giới lục lâm, tuy không thân với Ân Thừa Phong, nhưng lại có mối giao hảo thâm tình với Ngũ Cương Trung.
Thiết Thủ đã từng cùng Ngũ Cương Trung xử án, còn Vô Tình chắc chắn cũng quan hệ mật thiết với Ân Thừa Phong.
Nếu không có Vô Tình, chưa chắc Ân Thừa Phong đã báo thù được cho vợ.
Trước giờ phút Hủy Nặc thành bị phá, Tức đại nương đã hẹn với chúng tỉ muội gặp nhau ở sông Dịch Thủy, tuy không nói ra nhưng ai cũng thầm hiểu đó là Thanh Thiên trại.
Bởi mối giao tình với Liên Vân trại và Hủy Nặc thành, không thể nào Thanh Thiên trại lại thấy chết mà không cứu, thờ ơ ngồi nhìn được.
Địa điểm mọi người tập trung chính là Thanh Thiên trại, một thời từng nằm trong Võ Lâm Tứ đại thế gia.
Phía nam sông Dịch Thủy.
Nơi ngòi Cự Mã.
Nam trại.
Bình luận facebook