Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 70
Song Lưu dệt pháp được đại sư Hàn Ngọc Cầm sáng chế ra lúc mười chín tuổi. Tất nhiên không phải tự dưng chỉ qua một đêm mà thành. Không có thời gian tích lũy lâu dài và thiên phú kinh người thì không thể trở thành một vị đại sư. Liệt kê lại những vị đại sư đã xuất hiện trong lịch sử, đa phần từ khi còn trẻ đã bộc lộ thiên phú khác người rồi.
Mười chín tuổi, nhiều người còn đang học tập ở Cảm Ứng Tràng, đại sư Hàn Ngọc Cầm đã có thể sáng tạo ra cách dệt của riêng mình. Thiên phú như thế đủ khiến người người thán phục, bàn luận xôn xao.
Trong khoảng thời gian này, cảm thụ của Ngải Huy càng nhiều hơn, từ đó càng khâm phục đại sư Hàn Ngọc Cầm. Về nguyên lý, Song Lưu dệt pháp không quá phức tạp nhưng thiết kế đơn giản mà ảo diệu, mang vẻ đẹp rất cân đối.
Tất nhiên, hai chữ đơn giản này cũng chỉ là tương đối. Hiện giờ nó vẫn vượt xa khả năng nhận biết và tiếp nhận của Ngải Huy. Trong quá trình tìm tòi và thử nghiệm Sơn Lưu dệt pháp, Ngải Huy cảm nhận rõ sự khác biệt này. Sự đơn giản trong cách dệt này vẫn là một chướng ngại không dễ vượt qua với hắn.
Nhưng hắn không dễ dàng từ bỏ.
Gặp phải khó khăn thì tìm suy nghĩ tìm cách giải quyết. Không được ái dạy bảo, mỗi khi gặp khó hắn đều phải tự mình suy nghĩ. Căn bản của hắn vốn yếu, đối với nguyên lực cũng không có lý giải gì nhiều. Nếu là người khác, sợ rằng đã nhắm mắt cho qua.
Điều đáng vui mừng là ngày đó, Ngải Huy mượn lực lượng của Kiếm thai, quan sát toàn bộ quá trình sư tỷ Minh Tú biểu diễn. Mỗi động tác của nàng, mỗi biến đổi của nguyên lực đều đã khắc sâu vào trí óc hắn. Từng chi tiết của phương pháp dệt Song Lưu đều hiện ra rõ ràng trước mắt mắt hắn. Chuyện này cực kỳ quan trong đối với việc lý giải và suy ngẫm về Song Lưu dệt pháp của hắn.
Khi đã lý giải thấu đáo về cách dệt này, hắn thu được rất nhiều chỗ tốt. Tác phẩm khởi đầu của đại sư khi còn trẻ tuổi, bên trong ẩn chứa cấu tứ, kỹ xảo về cách điều chỉnh nguyên lực đều rất mới lạ và đáng quý với một người mới như Ngải Huy.
Sau quãng thời gian tìm tòi, Ngải Huy không quá vui mừng với mỗi thu hoạch mình đạt được, có lúc còn âu sầu khổ não vô cùng, vì vất vả lắm hắn mới hiểu thấu một vấn đề thì ngay lập tức lại gặp phải những vấn đề khác càng hóc búa hơn.
Khi hắn lý giải triệt để nguyên lý của Song Lưu dệt pháp, hắn nhận ra đó không phải cách hắn có thể làm. Tiêu chuẩn thấp nhất cần để vận dụng vẫn còn vượt quá khả năng của hắn nhiều. Tính toán chỉ ra, cảnh giới nguyên lực cần thiết tối thiểu phải là bốn cung.
Còn hắn? Một cung cũng chưa khai mở!
Tuy vậy, hắn không định dễ dàng bỏ qua như thế. Hắn là người thực tế. Hắn không quên mục tiêu của mình là có thể dệt ra Nguyên Phưởng Bố (lụa nguyên lực). Hắn đã trải qua nhiều tình cảnh khó khăn. Lúc còn ở trong hoang nguyên, hắn thường xuyên phải tự mình nỗ lực tìm cách giải quyết và vượt qua khó khăn. Không có kiếm thì tự làm lấy một thanh kiếm gỗ có thể sử dụng. Lúc ở kiếm tu đạo trường, chỉnh lý điển tịch nhưng không có giá sách, hắn liền đi nhặt một ít gỗ bỏ đi, tự mình làm ra một cái giá sách.
Đối với người nghèo, khó khăn trong thực tại sẽ luôn hiện diện. Tài nguyên để vận dụng thường thiếu thốn, thường phải vận dụng linh hoạt những gì mình có để đạt được điều mình muốn. Có thể gọi đó là trí tuệ của người nghèo. Tuy chưa làm ra những sản phẩm tốt nhất nhưng vẫn có thể dùng được.
Qua tay Ngải Huy, Song Lưu dệt pháp đã hoàn toàn thay đổi.
Bình thường Kim nguyên lực rời xa thân thể sẽ tiêu hao rất nhanh. Cách xử lý đơn giản là rút ngắn khoảng cách giữa Kim nguyên lực và ngón tay, để Kim nguyên lực rời đầu ngón tay chỉ chừng hai milimet. Lúc nhìn vào thì không được tiêu sái, phiêu dật cho lắm nhưng vẫn có thể làm được. Hơn nữa đối với những người còn mới bắt đầu như Ngải Huy thì dùng cách làm này càng dễ khống chế nguyên lực.
Tất nhiên, muốn bằng cách này mà đạt được khả năng cổng hưởng nguyên lực như sư tỷ Minh Tú là không thể.
Nếu nói Minh sư tỷ vận chuyển Song Lưu dệt pháp tựa như một con chim ruồi linh hoạt thì cách vận chuyển của Ngải Huy chậm chẳng khác nào sên bò. Đổi lại, động tác của hắn lại vô cùng nhanh nhẹn.
Tay trái Ngải Huy khống chế một cái Kim nguyên lực, tay phải khống chế một Kim nguyên lực khác. Hai ngón tay không ngừng thay nhau đưa tới trước tựa như đang dệt áo lông. Vẻ đẹp nguyên thủy của Song Lưu dệt pháp như biến mất trên tay hắn.
Dệt áo lông thì cũng là dệt chứ! Dù áo hắn dệt ra có hơi nhiều nếp nhăn, không được thuận mắt nhìn cho lắm. Tuy vậy, cách làm đơn giản ấy cũng khiến Ngải Huy phải dốc toàn lực.
Thực sự phải dốc hết toàn lực.
Mỗi lần, nguyên lực của Ngải Huy chỉ có thể kiên trì trong năm phút. Mỗi giây phút ấy hắn đều rất chăm chú, bởi mỗi sai sót là một lần lãng phí nguyên lực. Nguyên lực tiêu hao không còn, hắn lại phải đi vào Huyền Kim tháp hấp thu tơ bạc Kim nguyên. Sau khi ra khỏi thì bóp vỡ để hấp thu. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, cả quá trình cũng hết cả tiếng đồng hồ.
Nói cách khác, cứ mất một tiếng đồng hồ tu luyện hắn mới có năm phút để dệt.
Cảnh giới khác biệt thể hiện rất rõ qua việc này. Sư tỷ Minh Tú chỉ cần mười phút là dệt xong một dải lụa nguyên lực. Cũng một sản phẩm ấy, Ngải Huy phải mất không biết bao nhiêu ngày đêm.
Ngải Huy không nghỉ ngơi nhiều. Hắn tận dụng mọi thời gian mình có, điên cuồng tu luyện, điên cuồng dệt.
Lúc trước, hắn có thành kiến với việc thêu thùa. Khi đã hiểu rõ Song Lưu dệt pháp, hắn chỉ có một ý nghĩ, có xảy ra chuyện gì hắn cũng phải học thêu.
Loại khống chế nguyên lực tinh xảo khiến người hoa mắt này, nếu dùng trong chiến đấu thì sẽ đáng sợ thế nào? Tỷ như song châm cảm ứng, dùng trong chiến đấu sẽ biến hóa khôn lường, kẻ địch khó mà phòng bị. Nếu dùng cả dải năm mươi vạn, tác dụng thật khó mà tưởng tượng.
Ngải Huy không biết mất bao lâu hắn mới có thể dệt thành một tấm lụa nguyên lực, nhưng hắn biết, chỉ cần hắn tiếp tục thì nhất định có thể hoàn thành. Nếu hắn có thể đột phá cảnh giới bốn cung, hắn sẽ có thể vận dụng được Song Lưu dệt pháp.
Một phương pháp dệt cơ bản đã mang lại tác dụng lớn lao như thế khiến Ngải Huy không tiếc ngày đêm, bỏ qua mọi tạp niệm chuyên tâm học tập. Hắn là người từng trải, hắn biết quý trọng mỗi cơ hội mình có được. Dù kết quả có thể nào, hắn có thể tự hào vì mình đã làm hết khả năng.
Ba ngày ba đêm không ngủ, hắn liên tục tu luyện với cường độ cao nhất, một giây cũng không lãng phí. Cách tu luyện này khiến thân thể hắn mệt mỏi rã rời. Một người vốn cuồng tu luyện như hắn cũng có phần không chịu nổi. Tu luyện với cường độ cao trong một thời gian dài rất dễ sinh ra tổn thương cho thân thể.
Lần này thời gian Ngải Huy nán lại trong Huyền Kim tháp lâu hơn mọi lần. Hắn cố nén cảm giác tơ bạc Kim nguyên nổ trong cơ thể, khó khăn bò ra bên ngoài theo thiết liên. Liên tục tu luyện, nguyên lực cơ thể không ngừng được bổ sung nhưng thể lực tiêu hao là sự thực. Trong lúc bò ra ngoài, hắn có cảm giác lực bất tòng tâm.
Lúc này hắn chỉ muốn được nghỉ ngơi, được ngủ một giấc thật đã.
Dồn hết sức bò đến cửa tháp, Ngải Huy còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, không gian trước mặt hắn đã tối sầm lại. Một thân ảnh lảo đảo ngã chúi vào người hắn.
Theo phản xạ, Ngải Huy vươn tới trước, muốn giữ thăng bằng. Thân thể ngã vào hắn không được khống chế, cánh tay vung lên, theo bản năng ôm lấy Ngải Huy. Hai người ôm nhau hóa thành một thể cùng mất thăng bằng mà ngã ngược trở lại Huyền Kim tháp.
Mười chín tuổi, nhiều người còn đang học tập ở Cảm Ứng Tràng, đại sư Hàn Ngọc Cầm đã có thể sáng tạo ra cách dệt của riêng mình. Thiên phú như thế đủ khiến người người thán phục, bàn luận xôn xao.
Trong khoảng thời gian này, cảm thụ của Ngải Huy càng nhiều hơn, từ đó càng khâm phục đại sư Hàn Ngọc Cầm. Về nguyên lý, Song Lưu dệt pháp không quá phức tạp nhưng thiết kế đơn giản mà ảo diệu, mang vẻ đẹp rất cân đối.
Tất nhiên, hai chữ đơn giản này cũng chỉ là tương đối. Hiện giờ nó vẫn vượt xa khả năng nhận biết và tiếp nhận của Ngải Huy. Trong quá trình tìm tòi và thử nghiệm Sơn Lưu dệt pháp, Ngải Huy cảm nhận rõ sự khác biệt này. Sự đơn giản trong cách dệt này vẫn là một chướng ngại không dễ vượt qua với hắn.
Nhưng hắn không dễ dàng từ bỏ.
Gặp phải khó khăn thì tìm suy nghĩ tìm cách giải quyết. Không được ái dạy bảo, mỗi khi gặp khó hắn đều phải tự mình suy nghĩ. Căn bản của hắn vốn yếu, đối với nguyên lực cũng không có lý giải gì nhiều. Nếu là người khác, sợ rằng đã nhắm mắt cho qua.
Điều đáng vui mừng là ngày đó, Ngải Huy mượn lực lượng của Kiếm thai, quan sát toàn bộ quá trình sư tỷ Minh Tú biểu diễn. Mỗi động tác của nàng, mỗi biến đổi của nguyên lực đều đã khắc sâu vào trí óc hắn. Từng chi tiết của phương pháp dệt Song Lưu đều hiện ra rõ ràng trước mắt mắt hắn. Chuyện này cực kỳ quan trong đối với việc lý giải và suy ngẫm về Song Lưu dệt pháp của hắn.
Khi đã lý giải thấu đáo về cách dệt này, hắn thu được rất nhiều chỗ tốt. Tác phẩm khởi đầu của đại sư khi còn trẻ tuổi, bên trong ẩn chứa cấu tứ, kỹ xảo về cách điều chỉnh nguyên lực đều rất mới lạ và đáng quý với một người mới như Ngải Huy.
Sau quãng thời gian tìm tòi, Ngải Huy không quá vui mừng với mỗi thu hoạch mình đạt được, có lúc còn âu sầu khổ não vô cùng, vì vất vả lắm hắn mới hiểu thấu một vấn đề thì ngay lập tức lại gặp phải những vấn đề khác càng hóc búa hơn.
Khi hắn lý giải triệt để nguyên lý của Song Lưu dệt pháp, hắn nhận ra đó không phải cách hắn có thể làm. Tiêu chuẩn thấp nhất cần để vận dụng vẫn còn vượt quá khả năng của hắn nhiều. Tính toán chỉ ra, cảnh giới nguyên lực cần thiết tối thiểu phải là bốn cung.
Còn hắn? Một cung cũng chưa khai mở!
Tuy vậy, hắn không định dễ dàng bỏ qua như thế. Hắn là người thực tế. Hắn không quên mục tiêu của mình là có thể dệt ra Nguyên Phưởng Bố (lụa nguyên lực). Hắn đã trải qua nhiều tình cảnh khó khăn. Lúc còn ở trong hoang nguyên, hắn thường xuyên phải tự mình nỗ lực tìm cách giải quyết và vượt qua khó khăn. Không có kiếm thì tự làm lấy một thanh kiếm gỗ có thể sử dụng. Lúc ở kiếm tu đạo trường, chỉnh lý điển tịch nhưng không có giá sách, hắn liền đi nhặt một ít gỗ bỏ đi, tự mình làm ra một cái giá sách.
Đối với người nghèo, khó khăn trong thực tại sẽ luôn hiện diện. Tài nguyên để vận dụng thường thiếu thốn, thường phải vận dụng linh hoạt những gì mình có để đạt được điều mình muốn. Có thể gọi đó là trí tuệ của người nghèo. Tuy chưa làm ra những sản phẩm tốt nhất nhưng vẫn có thể dùng được.
Qua tay Ngải Huy, Song Lưu dệt pháp đã hoàn toàn thay đổi.
Bình thường Kim nguyên lực rời xa thân thể sẽ tiêu hao rất nhanh. Cách xử lý đơn giản là rút ngắn khoảng cách giữa Kim nguyên lực và ngón tay, để Kim nguyên lực rời đầu ngón tay chỉ chừng hai milimet. Lúc nhìn vào thì không được tiêu sái, phiêu dật cho lắm nhưng vẫn có thể làm được. Hơn nữa đối với những người còn mới bắt đầu như Ngải Huy thì dùng cách làm này càng dễ khống chế nguyên lực.
Tất nhiên, muốn bằng cách này mà đạt được khả năng cổng hưởng nguyên lực như sư tỷ Minh Tú là không thể.
Nếu nói Minh sư tỷ vận chuyển Song Lưu dệt pháp tựa như một con chim ruồi linh hoạt thì cách vận chuyển của Ngải Huy chậm chẳng khác nào sên bò. Đổi lại, động tác của hắn lại vô cùng nhanh nhẹn.
Tay trái Ngải Huy khống chế một cái Kim nguyên lực, tay phải khống chế một Kim nguyên lực khác. Hai ngón tay không ngừng thay nhau đưa tới trước tựa như đang dệt áo lông. Vẻ đẹp nguyên thủy của Song Lưu dệt pháp như biến mất trên tay hắn.
Dệt áo lông thì cũng là dệt chứ! Dù áo hắn dệt ra có hơi nhiều nếp nhăn, không được thuận mắt nhìn cho lắm. Tuy vậy, cách làm đơn giản ấy cũng khiến Ngải Huy phải dốc toàn lực.
Thực sự phải dốc hết toàn lực.
Mỗi lần, nguyên lực của Ngải Huy chỉ có thể kiên trì trong năm phút. Mỗi giây phút ấy hắn đều rất chăm chú, bởi mỗi sai sót là một lần lãng phí nguyên lực. Nguyên lực tiêu hao không còn, hắn lại phải đi vào Huyền Kim tháp hấp thu tơ bạc Kim nguyên. Sau khi ra khỏi thì bóp vỡ để hấp thu. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, cả quá trình cũng hết cả tiếng đồng hồ.
Nói cách khác, cứ mất một tiếng đồng hồ tu luyện hắn mới có năm phút để dệt.
Cảnh giới khác biệt thể hiện rất rõ qua việc này. Sư tỷ Minh Tú chỉ cần mười phút là dệt xong một dải lụa nguyên lực. Cũng một sản phẩm ấy, Ngải Huy phải mất không biết bao nhiêu ngày đêm.
Ngải Huy không nghỉ ngơi nhiều. Hắn tận dụng mọi thời gian mình có, điên cuồng tu luyện, điên cuồng dệt.
Lúc trước, hắn có thành kiến với việc thêu thùa. Khi đã hiểu rõ Song Lưu dệt pháp, hắn chỉ có một ý nghĩ, có xảy ra chuyện gì hắn cũng phải học thêu.
Loại khống chế nguyên lực tinh xảo khiến người hoa mắt này, nếu dùng trong chiến đấu thì sẽ đáng sợ thế nào? Tỷ như song châm cảm ứng, dùng trong chiến đấu sẽ biến hóa khôn lường, kẻ địch khó mà phòng bị. Nếu dùng cả dải năm mươi vạn, tác dụng thật khó mà tưởng tượng.
Ngải Huy không biết mất bao lâu hắn mới có thể dệt thành một tấm lụa nguyên lực, nhưng hắn biết, chỉ cần hắn tiếp tục thì nhất định có thể hoàn thành. Nếu hắn có thể đột phá cảnh giới bốn cung, hắn sẽ có thể vận dụng được Song Lưu dệt pháp.
Một phương pháp dệt cơ bản đã mang lại tác dụng lớn lao như thế khiến Ngải Huy không tiếc ngày đêm, bỏ qua mọi tạp niệm chuyên tâm học tập. Hắn là người từng trải, hắn biết quý trọng mỗi cơ hội mình có được. Dù kết quả có thể nào, hắn có thể tự hào vì mình đã làm hết khả năng.
Ba ngày ba đêm không ngủ, hắn liên tục tu luyện với cường độ cao nhất, một giây cũng không lãng phí. Cách tu luyện này khiến thân thể hắn mệt mỏi rã rời. Một người vốn cuồng tu luyện như hắn cũng có phần không chịu nổi. Tu luyện với cường độ cao trong một thời gian dài rất dễ sinh ra tổn thương cho thân thể.
Lần này thời gian Ngải Huy nán lại trong Huyền Kim tháp lâu hơn mọi lần. Hắn cố nén cảm giác tơ bạc Kim nguyên nổ trong cơ thể, khó khăn bò ra bên ngoài theo thiết liên. Liên tục tu luyện, nguyên lực cơ thể không ngừng được bổ sung nhưng thể lực tiêu hao là sự thực. Trong lúc bò ra ngoài, hắn có cảm giác lực bất tòng tâm.
Lúc này hắn chỉ muốn được nghỉ ngơi, được ngủ một giấc thật đã.
Dồn hết sức bò đến cửa tháp, Ngải Huy còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, không gian trước mặt hắn đã tối sầm lại. Một thân ảnh lảo đảo ngã chúi vào người hắn.
Theo phản xạ, Ngải Huy vươn tới trước, muốn giữ thăng bằng. Thân thể ngã vào hắn không được khống chế, cánh tay vung lên, theo bản năng ôm lấy Ngải Huy. Hai người ôm nhau hóa thành một thể cùng mất thăng bằng mà ngã ngược trở lại Huyền Kim tháp.
Bình luận facebook