Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 15: Táng thần tiên, mã tú tài đưa tang, nhớ cha mẹ, khuông đồng sinh trọn hiếu.
Mã Thuần Thượng đang quỳ khấn xin thẻ ở đền Đinh Tiên thì đằng sau bỗng có tiếng gọi:
- Ông Mã!
Mã quay lại, nhìn thấy người đó như một ông tiên, bèn vội đứng dậy thi lễ và nói:
- Tôi không biết tiên sinh đến đây nên không kịp chào. Tôi cũng chưa được biết tiên sinh là ai, tại sao lại biết tôi họ Mã?
- Thiên hạ ai chẳng biết tiên sinh? Tiên sinh đã gặp già này thì chả cần phải xin thẻ làm gì! Xin mời đến tệ xá nói chuyện.
- Tiên sinh ở đâu? - Ở gần đây thôi.
Người kia trỏ tay nói. Rồi dắt Mã ra khỏi đền Đinh Tiên. Đường đi rộng rãi bằng phẳng, không một tảng đá nào. Chỉ một chốc đã đến cửa đền Ngũ Tướng Quốc.
Mã nghĩ bụng: "Đường đi đâu ngắn thế? Mình vừa rồi đi nhầm đường chăng?"
Lại ngờ vực tự hỏi:
- Hay đây là phép rút đất của thần tiên chưa biết chừng!...
Đến trước cửa đền, người kia bảo:
- Đây là tệ xá, xin mời vào!
Bây giờ mới biết ở sau đền Ngũ Tướng Quốc có một đám đất rộng lại có vườn hoa. Trong vườn có năm gian lầu lớn. Bốn mặt đều có cửa sổ nhìn ra Trường Giang và Tây Hồ. Người kia mời Mã lên lầu. Thi lễ xong ngồi xuống, có bốn người tùy tùng mặc áo trừu đoạn, đi giày mới, bưng trà lên rất kính cẩn. Y bảo làm cơm, bốn người vâng dạ lui ra.
Mã liếc mắt nhìn, thấy gian giữa lầu treo một tờ giấy viết hai mươi tám chữ lớn! Đó là một bài thơ tứ tuyệt như sau:
Nam Độ năm xưa tới đất này 1
Phong lưu còn mãi đến ngày nay. Cảnh hồ sắc nước đều lơ láo Ngâm, hát mười châu vung vẩy tay.
Ở dưới viết mấy chữ: "Thiên thai Hồng Hám Tiên đề".
Mã đã đọc qua sách "Thông giám" nên biết Nam Độ là việc Tống Cao Tông. Bấm đốt ngón tay, đã hơn ba trăm năm. Nay ông ta còn sống đây. Vậy rõ ràng ông ta là một ông tiên, không nghi ngờ gì nữa! Mã bèn hỏi:
- Bài thơ này là do cụ làm ra?
Vị tiên nói:
- Hám Tiên là hiệu của tôi. Tôi ngẫu hứng mà làm chứ nó chẳng hay ho gì. Nếu ông thích xem thơ, tôi có một quyển thơ do các quan tuần vũ, phiên đài, các vị đương sự và tôi xướng họa với nhau, tôi xin lấy để ông xem.
Y nói xong, đưa ra một quyển thơ chép tay. Mã mở ra xem đều do chính tay tác giả viết ra cả. Toàn là thơ thất ngôn, vịnh cảnh Tây Hồ, chữ viết rất đẹp. Mã tấm tắc khen ngợi một lúc, rồi đưa lại. Cơm đã dọn lên. Trong mâm có một đĩa thịt dê hầm, một bát thịt vịt hầm với rượu, một đĩa tôm cuốn lớn và một bát canh nóng. Tuy là bữa cơm thường, nhưng rất tiêm tất. Mã tuy còn no cũng chiều lòng tiên ông cố gắng ăn trọn bữa cơm. Ăn xong tiên ông bảo người tùy tùng dọn bát đĩa.
Hồng Hám Tiên nói:
- Tôi nghe danh ông đã lâu. Các hiệu sách tranh nhau mời ông. Hôm nay sao ông lại tới đền này xin thẻ?
- Không giấu gì cụ, năm nay ở Gia Hưng tôi có soạn được một bộ văn tuyển, kiếm được mấy chục lạng bạc, nhưng tôi đã tiêu hết nhẵn để giúp cho người bạn một việc. Nay tôi đến ở một hàng sách gần đây, nhưng chưa có văn chương gì để làm văn tuyển. Tiền nhà trọ cũng hết ráo, trong lòng buồn bực, tôi mới đi dạo một chút cho khuây. Tôi định đến đền này xin một quẻ xem có cơ hội phát tài không. Không ngờ lại gặp cụ. Cụ đã rõ cả nỗi lòng tôi rồi vì vậy cũng không cần xin thẻ nữa.
- Kiếm tiền thì cũng chẳng khó, nhưng muốn ăn to phải thong thả. Bây giờ ông có muốn có món tiền nhỏ tiêu ngay không?
- Tôi chỉ cốt có tiền, kể gì to hay nhỏ. Nhưng không biết cụ có cách gì không?
Hồng Hám Tiên nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Thôi được, nay tôi tạm đưa cho ông vật này, ông đem về nhà làm thử xem. Nếu hiệu nghiệm thì lên nói với tôi lấy nữa. Không hiệu nghiệm thì thôi.
Hồng Hám Tiên nói xong, chạy vào đầu giường lấy ra một gói. Y mở ra, trong có mấy cục than đá đưa cho Mã mà rằng:
- Ông đem cái này về rồi đốt một lò lửa lên. Ông bỏ nó vào cái chậu đem để trên lửa xem nó thành ra cái gì. Sau đó lên đây nói cho tôi biết.
Mã nhận gói than, chào Hám Tiên rồi về. Tới nhà Mã đốt một lò lửa. Mã lấy chậu đặt lên lò. Ngọn lửa cháy lách tách một lát. Mã mang chậu ra xem thì thấy một đỉnh bạc có hoa rất quý.
Mã mừng rỡ, nấu luôn sáu, bảy chậu nữa. Kết quả được sáu, bảy đỉnh bạc thật tốt.
Mã vẫn nghi hoặc không biết số bạc này là thật hay giả. Sáng hôm sau, Mã đem đến hàng bạc ngoài phố nhờ xem thử, thì họ đều nói là một thứ bạc tốt. Mã đổi lấy mấy nghìn đồng đem về nhà.
Mã cất tiền rồi lên tạ ơn Hồng Hám Tiên. Hồng Hám Tiên đã đón ở cửa mà hỏi:
- Việc hôm qua như thế nào?
- Quả thực là phép tiên.
Rồi kể lại câu chuyện và nói cho Hám Tiên biết mình được bao nhiêu thỏi bạc.
- Tốt lắm! Tôi đang còn đây, ôm đem về thử nữa xem.
Y lại đưa cho Mã một gói to gấp ba, bốn lần gói trước. Y giữ Mã ở lại ăn cơm. Ăn xong Mã từ biệt ra về. Mã ở nhà luôn sáu, bảy hôm, ngày nào cũng lo đốt lò, đổ bạc. Mã đem tất cả than đổ thành bạc hết. Mã lấy cân, cân được tám chín mươi lạng. Mã mừng rỡ đem gói thành từng gói và cất đi.
Một hôm Hám Tiên mời Mã đến nhà và nói:
- Ông ở Xử Châu, tôi ở Thai Châu, quê quán cũng gần nhau. Ta có thể xem nhau như đồng hương đấy. Hôm nay có người khách lại thăm tôi, tôi và ông sẽ nhận nhau là anh em họ. Đây là một dịp may, ông chớ có bỏ qua.
- Cụ cho biết người khách ấy là ai.
- Ấy là ông Ba, con cụ thượng Hồ ở trong thành, tên là Chẩn hiệu là Mật Chi. Cụ thượng làm quan để của lại cũng không ít. Ông này lại có bệnh tham tiền, được càng nhiều tiền lại càng thích. Ông ta muốn học phép "đốt bạc" của tôi. Ông ta có thể bỏ bạc vạn ra để làm phí tổn đắp lò mua thuốc. Nhưng việc này cần phải có người làm trung gian. Ông ta đã biết tiếng ông. Hơn nữa, có ông làm nghề làm văn tuyển ở hàng sách, dễ tìm tung tích thì ông ta mới yên tâm. Nếu hôm nay chúng ta gặp nhau bàn tính việc ấy xong, thì đến sau bảy lần bảy là bốn mươi chín ngày, tôi sẽ chế tạo xong cái "cục bạc mẹ". Bấy giờ bất kỳ đồng, chì, thiếc gì cũng có thể làm phép hóa ra vàng cả. Bấy giờ có phải chỉ có mấy trăm lạng bạc mà thôi đâu. Tôi vốn không cần tiền nên lúc ấy sẽ cáo lui về núi, còn tiên sinh đưa "cục bạc mẹ" rồi thì trong nhà tha hồ mà phong lưu.
Mã thấy y có phép tiên như thế, làm gì mà chẳng tin, bèn ngồi đợi Hồ công tử. Hồ công tử đến chào Hám Tiên rồi hỏi Mã:
- Vị này ở đâu, tên họ là gì?
Hám Tiên nói:
- Thưa đây là em họ tôi. Các hiệu sách có viết mấy chữ: Sách văn tuyển, văn bát cổ do Mã Thuần Thượng tuyển, Mã Thuần Thượng là em họ tôi đấy.
Hồ công tử ân cần đón tiếp. Thi lễ xong mọi người ngồi xuống. Công tử đưa mắt nhìn một lượt, thấy Hám Tiên người hiên ngang, đồ đạc xung quanh bày biện đẹp đẽ, bốn người tùy tùng thay nhau bưng trà, lại có nhà làm văn tuyển họ Mã là chỗ chí thân cho nên hết sức an tâm, vui vẻ. Hồ công tử ngồi một lúc rồi về.
Ngày hôm sau, Hồng và Mã cùng lên kiệu đến Hồ phủ đáp lễ. Mã lại biếu Hồ công tử một bộ văn tuyển.
Hồ công tử giữ lại nói chuyện hồi lâu. Sau đó hai người trở về.
Mã về nhà được một lát, người nhà Hồ công tử đưa đến hai cái thiếp, một cái cho cụ Hồng, một cái cho cụ Mã. Trên thiếp đều viết "Sáng mai xin mời hai cụ đến cái đình trên hồ cùng uống rượu. Mong được thỉnh giáo". Hồ Chẩn bái.
Người cầm thiếp nói:
- Ông chủ tôi mời cụ đến dự tiệc tại vườn hoa bên lầu đọc sách ở Hoa Cảng trên Tây Hồ. Sáng mai xin mời cụ cùng với cụ Mã đến sớm.
Hám Tiên nhận danh thiếp. Hôm sau, hai người cùng đến Hoa Cảng dự tiệc. Cửa vườn mở rộng, Hồ công tử đã đứng đón ở đấy.
Hai bàn tiệc dọn ra. Họ ngồi xem một vở tuồng và ăn chơi suốt một ngày. Mã ngồi trong bữa tiệc nghĩ: "Ngày trước mình chỉ đứng xem người ta ăn uống. Ngờ đâu hôm nay lại chính mình được người ta mời đến dự tiệc ở đây!".
Rượu, các món ăn, đồ điểm tâm đều rất ngon. Mã được một bữa no say.
Hồ công tử định năm ba ngày sau sẽ mời đến nhà viết giấy hợp đồng. Mã sẽ làm trung gian. Sau đó quét dọn nhà cửa, sửa soạn vườn hoa để làm nhà luyện đan. Trước tiên Hồ công tử đưa ra một vạn lạng bạc, nhờ Hám Tiên mua chế các thứ thuốc và đến ở trong nhà luyện đan.
Ba người bàn định xong. Đến chiều, tiệc tan, Mã lên kiệu trở về Văn Hải Lâu.
Mã chờ luôn bốn ngày không thấy Hám Tiên cho người lại mời, bèn đến nhà Hám Tiên. Vào cửa, thấy người hầu đang bối rối. Mã hỏi tại sao, mới biết Hám Tiên ốm, bệnh tình rất nặng. Thầy thuốc bảo mạch yếu lắm rồi nên không chịu cho đơn.
Mã kinh ngạc liền lên lầu thăm thì thấy Hám Tiên chỉ còn thở thoi thóp, đầu không ngẩng lên được nữa.
Mã vốn là người tốt nên ở lại săn sóc, đến tối cũng không về nhà.
Hai ngày sau, Hám Tiên thở hơi thở cuối cùng.
Bốn người hầu tay chân rụng rời, moi móc khắp nơi chỉ còn bốn năm cái áo vóc, nhiễu đem đi cầm cũng được độ dăm lạng bạc. Ngoài ra không còn gì khác, mấy cái rương cũng đều trống không. Bấy giờ họ mới nói họ không phải là người hầu. Một người là con, hai người là cháu, một người là rể.
Mã nghe nói hoảng hốt, muốn giúp họ. Bây giờ đến quan tài họ cũng chưa có tiền mua. Mã có lòng tốt, vội vàng về nhà lấy mươi lạng bạc đưa cho họ. Người con ngồi cạnh xác cha khóc lóc, hai người cháu đi mua quan tài, chàng rể không có việc gì nên cùng với Mã ra tiệm trà cạnh nhà nói chuyện.
Mã nói:
- Ông nhạc của ông là một vị tiên sống, năm nay đã sống được ba trăm tuổi, sao bỗng chốc lại chết đi như vậy?
- Thực buồn cười! Ông nhạc tôi năm nay mới sáu mươi sáu tuổi, làm gì đến ba trăm tuổi. Ông nhạc tôi là người không chịu an phận làm ăn, cứ thích lừa đảo. Ông kiếm được đồng nào là phung phí hết ngay. Đến nay rút cục như thế! Không giấu gì ông, chúng tôi trước đây là người buôn bán nhưng bỏ công ăn việc làm theo ông ta làm cái trò gian dối này. Nay ông ta chết rồi, chỉ khổ chúng tôi. Thế này rồi đến phải đi ăn xin để về làng, thật là khó nghĩ quá!
- Ở đầu giường ông ta còn có bao nhiêu là gói than! Đốt lò lên đổ than thì đều đổ ra bạc hoa cả.
- Nào có phải than thiếc gì đâu! Đều là bạc cả, lấy than bôi đen đi đấy thôi. Mỗi khi bỏ nó vào lò mà đốt, thì chất bạc chảy ra. Đấy chỉ là cái lối để lừa người. Khi dùng hết rồi thế là nhẵn!
- Nhưng có một điều, nếu ông ta không phải là tiên, tại sao thấy tôi ở đền Đinh Tiên, chưa quen biết gì mà ông ta đã biết tôi họ Mã?
- Ông lại nhầm rồi! Hôm ấy, ông ta cầu tiên ở đền Phiến Thạch Cư, đi ra thấy ông ngồi xem sách ở hiệu sách. Khi hàng sách hỏi ông họ gì ông ta nghe ông nói họ Mã. Chứ ở trên thế gian này làm gì có tiên!
Bấy giờ Mã mới biết vỡ lẽ: té ra ông ta chơi thân với mình chỉ là cốt để mượn tay mình lừa gạt Hồ công tử! Cũng may vận nhà họ Hồ còn vượng nên mới chưa mắc mưu!
Mã lại lẩm bẩm nói: ông ta cũng chẳng làm hại ta gì? Rút cục ta vẫn phải mang ơn ông ta!
Mã quay vào lo việc khâm liệm, tính trả tiền thuê phòng trong miếu, rồi thuê mấy người khiêng quan tài ra ngoài cửa Thanh Ba.
Mã sắm đủ rượu thịt, lễ vật, vàng giấy đưa đến chỗ để quan tài lấy gạch xây tử tế. Còn thừa ít tiền, Mã cho bốn người kia làm tiền lộ phí rồi từ biệt ra về.
Mã đưa đám xong, trở về, lại đến uống trà ở núi Thành Hoàng. Bỗng thấy bên cạnh phòng trà có đặt thêm một cái bàn nhỏ có một chàng thiếu niên bói chiết tự ở đấy.
Chàng thiếu niên kia tuy gầy, nhỏ, nhưng có vẻ thông minh. Lại có một điều lạ, là trước mặt y đặt bút nghiên, tờ đoán chữ, nhưng trong tay y lại cầm một quyển sách xem.
Mã lấy làm lạ, giả bộ muốn bói chiết tự, lại gần xem. Thì quyển sách kia chính là quyển sách tuyển văn bát cổ do mình mới soạn ra.
Mã đến ngồi trên cái ghế cạnh bàn. Người thiếu niên hỏi:
- Ông muốn bói chiết tự phải không? - Tôi đi mệt nên đến đây ngồi một lát! - Mời ông ngồi để tôi đi lấy nước trà uống. Y liền vào phòng trà lấy ra một chén trà đưa đến trước mặt Mã và ngồi xuống một bên.
Mã thấy người kia có vẻ đứng đắn, bèn hỏi: - Ông họ gì? Người ở đây sao?
Người thiếu niên thấy Mã đầu đội mũ vuông biết Mã là nhà nho bèn nói:
- Cháu họ Khuông, không phải người ở đây. Cháu ở huyện Lạc Thanh phủ Ôn Châu.
Mã thấy y đầu đội mũ rách, mình mặc áo vải đơn rất là lam lũ mới hỏi:
- Ông bỏ nhà đi xa mấy trăm dặm lên tỉnh mà làm cái trò này sao? Nghề này tiền không được bao lăm, nuôi miệng cũng chẳng đủ. Ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ở nhà có cha mẹ, vợ con gì không? Tôi thấy ông chăm học như vậy chắc là ông phải là học trò?
Thiếu niên kia trả lời: - Cháu năm nay hai mươi hai tuổi, chưa có vợ. Cha mẹ vẫn còn mạnh. Lúc nhỏ cháu cũng có đi học mấy năm. Nhưng vì nhà nghèo, nên phải bỏ học. Năm ngoái, cháu theo một người buôn củi lên tỉnh, làm việc tính sổ cho họ. Không ngờ nhà chủ hết vốn, cháu không về quê được nên phải lưu lạc ở đây. Hôm trước, có một người làng đến nói cha cháu ở nhà bị ốm, đến nay không biết sống chết ra sao! Thật là đau xót!
Thiếu niên nói xong, nước mắt chảy ròng ròng. Mã cũng ái ngại bèn nói:
- Thôi, ông cũng không nên buồn bã làm chi. Ông tên và hiệu là gì?
Thiếu niên lau nước mắt nói: - Cháu tên là Khuông Hồi, hiệu là Siêu Nhân. Dám xin cho biết tên ông là gì?
- Cái đó chẳng cần phải hỏi. Vừa rồi, ông đọc tập văn, ngoài bìa có đề mấy chữ Mã Thuần Thượng. Mã Thuần Thượng tức là tên tự của tôi đấy.
Khuông Siêu Nhân nghe xong chắp tay, dập đầu xuống đất mà nói:
- Cháu thật là có mắt mà không trông thấy Thái Sơn. Mã vội vàng đỡ dậy nói:
- Đừng làm thế! Tôi với ông bèo mây gặp gỡ, cùng là chỗ thanh khí văn chương với nhau. Bây giờ trời đã gần tối, khách bói cũng đã vãn, sao ông không thu xếp đồ đạc cùng về nhà tôi nói chuyện cho vui.
- Thế thì tốt quá! Mời ông ngồi chơi, cho cháu thu xếp đồ đạc một chốc.
Khuông bèn thu xếp bút, nghiên, giấy mực, bỏ vào một gói mang lên vai, còn bàn ghế thì đem gửi vào trong cái đền ở trước mặt và theo Mã về Văn Hãn Lâu.
Mã về đến Văn Hãn Lâu, mở cửa phòng mời Khuông Siêu Nhân vào ngồi và nói:
- Này ông! Bây giờ ông có muốn học để cầu tiến nữa không? Hay muốn về nhà chăm nom ông cụ?
Khuông Siêu Nhân nghe nói như vậy, cảm động rơi nước mắt mà nói:
- Thưa ông, bây giờ cơm áo đều thiếu, còn biết lấy gì mà học hành để cầu tiến nữa? Cái đó xin chịu! Cháu chỉ có phụ thân ở nhà đau ốm, làm con làm cái không sao về nhà để phụng dưỡng, nghĩ lại thật không bằng giống chim muông. Vì thế mà trong lòng đau đớn, bực bội, đôi khi chỉ muốn chết cho xong!
- Sao ông lại nghĩ vớ vẩn thế! Lòng hiếu thảo của ông thấu đến trời đất. Ông cứ ngồi đây, tôi sẽ làm cơm ông ăn.
Rồi Mã mời y ở lại ăn cơm tối và nói:
- Nếu ông muốn về đến nhà thì tiền ăn đường cần độ bao nhiêu?
- Thưa tiên sinh, thực ra có nhiều gì đâu? Chỉ đáp thuyền đi đường thủy mấy hôm, rồi lên bộ, cũng chẳng dám xe cáng gì. Vai mang hành lý, ăn vài bữa cơm là xong! Cháu chỉ mong sao chóng về đến nhà gặp mặt phụ thân thì dầu chết cũng nhắm được mắt.
- Thế thì được thôi! Hôm nay ông cứ nghỉ lại đây với tôi một đêm rồi ta sẽ bàn.
Đến đêm Mã lại nói: - Ông trước đây đi học được mấy năm? Đã làm được văn bát cổ chưa?
- Cháu đã làm được bài rồi.
Mã nhìn y cười mà nói:
- Hôm nay tôi thử ra đề mục cho ông làm, để xem ông có hy vọng thi đỗ được không? Ý ông thế nào?
- Chính cháu cũng đang muốn tiên sinh dạy cho. Nếu không thông xin tiên sinh đừng cười.
- Sao ông lại nói thế? Tôi ra một đầu đề sáng mai sẽ làm.
Mã nói xong ra đầu đề đưa cho Khuông và bảo Khuông đi ngủ.
Hôm sau Mã vừa mới thức dậy, Khuông đã làm bài xong đưa cho Mã.
Mã vui mừng nói: - Ông chăm học lại thông minh lanh lợi, thật đáng khen! Thật đáng khen!
Mã cầm bài xem kỹ một lần rồi nói:
- Văn chương có tài đấy! Nhưng còn thiếu quy củ.
Bèn cầm để lên bàn lấy bút chấm, từ đầu đến cuối giảng rõ các chỗ "hư", "thực", "phản", "chính", "thôn", "thổ" 2 cho Khuông nghe.
Khuông cúi đầu cảm tạ rồi xin đi. Mã nói:
- Khoan! Khoan! Anh lần này về nhà phải có một số tiền để phụng dưỡng cha mẹ, rồi mới nói đến việc học tập được. Đây tôi có mười lạng bạc, anh cầm lấy tùy tiện lo liệu mời thầy thuốc chăm nom cho ông cụ.
Nói rồi mở hòm lấy ra một gói bạc mười lạng, lại đưa một chiếc áo bông cũ, một đôi giày cho Khuông và nói:
- Số tiền này anh cầm về nhà, còn giày và áo này sợ đi đường rét mướt, buổi sáng và ban đêm thì đem ra mà mặc 3.
Khuông Siêu Nhân cầm lấy quần áo, gói bạc, hai hàng nước mắt giàn giụa mà nói:
- Nhờ tiên sinh thương cho như thế này, Khuông Hồi này biết lấy gì mà báo đáp! Muốn xin cho thề kết nghĩa anh em, và còn mong nhờ về sau. Như vậy sợ có quá bạo, không biết huynh trưởng có nhận cho không?
Mã rất mừng, để cho Khuông lạy hai lạy, lại cũng lạy Khuông hai lạy, kết nghĩa làm anh em. Khuông ở lại trên lầu. Mã đi tìm rau quả, làm bữa ăn tiễn hành.
Trong lúc ăn, Mã nói với Khuông:
- Này em! Em nên nghe lời anh! Khi em về nhà, em phải cho rằng thi cử là cách phụng thờ cha mẹ tốt nhất. Con người ta sinh ra trên đời này, ngoài cái đó ra, thì không còn cách thứ hai nào nữa. Đấy là không bàn đến cái nghề bói chiết tự là cái nghề hèn hạ. Ngay việc dạy học hay làm thơ lại cũng không phải là cái nghề đáng làm. Chỉ có cách thi đỗ cử nhân, tiến sĩ là cách làm cho cha ông vinh hiển. Sách Hiếu kinh nói: "Làm vinh hiển cha mẹ, làm nổi danh tiếng cho gia đình" là thế. Sách xưa có câu: "Sách kia có sẵn nhà vàng, sách kia gạo có vô vàn khắp nơi, sách kia cô gái tuyệt vời" là như vậy. Mà sách bây giờ là sách gì, nếu không là văn bát cổ? Vì vậy cho nên khi em trở về phụng dưỡng cha mẹ, thì phải lo thi cử là chính. Ngay nếu việc làm ăn không khá, phụng dưỡng không tròn cũng không nên bận tâm. Phải lo văn chương làm chính. Nếu cha mẹ có mang bệnh nằm ở giường không có cái gì ăn mà nghe em ngâm văn bát cổ, thì cũng phải lấy làm hả dạ, vui lòng. Bao nhiêu buồn bã sẽ qua. Bao nhiêu bệnh tật sẽ hết! Tăng Tử nói "Nuôi cái chí lớn" là như vậy. Ngay nếu như em không gặp may, suốt đời thi không đỗ, ít nhất em cũng có thể thành một lẫm sinh sau này có thể làm thầy giáo và một đạo sắc phong cho cha mẹ. Anh là một thằng không ra gì! Anh đã già rồi, chứ em là thiếu niên anh tuấn. Em nghe lời anh, sau này làm quan chúng ta sẽ gặp nhau.
Nói xong, Mã lại giá sách chọn cẩn thận mấy bộ văn bát cổ nhét vào trong cuộn áo bông và nói:
- Đây đều là sách hay cả! Em đem về mà đọc. Khuông Siêu Nhân cứ quấn quýt không nỡ rời nhưng lại sốt ruột muốn về nhà thăm cha nên phải gạt nước mắt mà cáo từ.
Mã dắt tay Khuông đi đến chỗ Khuông ở dưới chân núi Thành Hoàng lấy hành lý. Lại đưa Khuông đến cửa Thanh Ba xuống thuyền ở bên sông. Mã chờ cho y lên thuyền rồi mới từ biệt trở về thành.
Khuông Siêu Nhân qua sông Tiền Đường, muốn đáp thuyền di Ôn Châu. Thấy một chiếc thuyền đang chèo nhanh ở lòng sông, bèn hỏi:
- Có chở khách không?
Chủ thuyền trả lời:
- Đây là thuyền của ông Trịnh đi việc công, không chở khách đâu!
Khuông Siêu Nhân mang hành lý lên vai toan đi thì có một ông già tóc bạc như tơ ngồi ở cửa thuyền nói với chủ thuyền:
- Khách một mình, thôi cho người ta đi. Ông lại được thêm ít tiền đánh chén.
Chủ thuyền nói:
- Cụ lớn đã bảo, thôi mời ông khách lên đi!
Rồi ghé thuyền vào bờ cho Khuông Siêu Nhân xuống. Bước xuống thuyền, Khuông Siêu Nhân đặt hành lý xuống vái chào cụ già. Thấy trong thuyền có ba người: cụ Trịnh ngồi giữa, người con ngồi một bên, một bên nữa là người khách ở phủ khác.
Cụ Trịnh chào lại rồi mời Khuông Siêu Nhân ngồi xuống, Khuông Siêu Nhân là người nhã nhặn khéo léo. Ở trong thuyền y tỏ vẻ cẩn thận, im lặng. Hễ mở miệng ra là một cụ, hai cụ nên cụ Trịnh rất hài lòng. Hễ ăn cơm là mời y cùng ăn. Sau bữa cơm, ngồi trong thuyền không có việc gì, cụ Trịnh nói:
- Bây giờ nhân tình bạc bẽo, bọn học trò phần nhiều bất hiếu với cha mẹ. Cứ xem ba anh em nhà họ Trương ở Ôn Châu đều là tú tài thế mà nghi cha chuyên của cho con út nên cứ sinh sự lục đục trong nhà. Ông cha chịu không nổi, phải đến quan kiện. Hai thằng anh mang tiền đút lót cho quan phủ, quan huyện giả làm đơn nói rằng: ông cha thương hại con, xin rút đơn không kiện nữa. Nhờ có ông thầy ở trong trường thẳng thắn không chịu, đem việc ấy bẩm lên tỉnh, cụ lớn sai chúng tôi về Ôn Châu để bắt bọn can phạm kia.Người khách nói:
- Nếu bắt thủ phạm về để xét xử thì các quan phủ, huyện có bị lỗi không nhỉ?
Cụ Trịnh nói:
- Nếu xét ra mà đúng thì phủ, huyện đều bị lôi thôi hết!
Khuông Siêu Nhân nghe chuyện ấy trong lòng bùi ngùi:
- Bọn có tiền thì bất hiếu với cha mẹ, còn hạng cùng khổ như mình, muốn hiếu thảo với cha mẹ thì lại không làm được! Ở đời thật lắm nỗi bất bình!
Được vài ngày, Khuông Siêu Nhân từ tạ cảm ơn cụ Trịnh rồi bỏ thuyền lên đi bộ. Cụ Trịnh không đòi tiền cơm. Y rất cảm tạ.
Từ đó Khuông Siêu Nhân ngày đi đêm nghỉ, về đến làng trông thấy cửa ngõ nhà mình.
Nhân việc này khiến cho:
Nết tốt lòng ngay khiến được người đời để ý;
danh hay, thực dở chỉ mang tiếng xấu trọn đời.
Chưa biết việc sau thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
- Ông Mã!
Mã quay lại, nhìn thấy người đó như một ông tiên, bèn vội đứng dậy thi lễ và nói:
- Tôi không biết tiên sinh đến đây nên không kịp chào. Tôi cũng chưa được biết tiên sinh là ai, tại sao lại biết tôi họ Mã?
- Thiên hạ ai chẳng biết tiên sinh? Tiên sinh đã gặp già này thì chả cần phải xin thẻ làm gì! Xin mời đến tệ xá nói chuyện.
- Tiên sinh ở đâu? - Ở gần đây thôi.
Người kia trỏ tay nói. Rồi dắt Mã ra khỏi đền Đinh Tiên. Đường đi rộng rãi bằng phẳng, không một tảng đá nào. Chỉ một chốc đã đến cửa đền Ngũ Tướng Quốc.
Mã nghĩ bụng: "Đường đi đâu ngắn thế? Mình vừa rồi đi nhầm đường chăng?"
Lại ngờ vực tự hỏi:
- Hay đây là phép rút đất của thần tiên chưa biết chừng!...
Đến trước cửa đền, người kia bảo:
- Đây là tệ xá, xin mời vào!
Bây giờ mới biết ở sau đền Ngũ Tướng Quốc có một đám đất rộng lại có vườn hoa. Trong vườn có năm gian lầu lớn. Bốn mặt đều có cửa sổ nhìn ra Trường Giang và Tây Hồ. Người kia mời Mã lên lầu. Thi lễ xong ngồi xuống, có bốn người tùy tùng mặc áo trừu đoạn, đi giày mới, bưng trà lên rất kính cẩn. Y bảo làm cơm, bốn người vâng dạ lui ra.
Mã liếc mắt nhìn, thấy gian giữa lầu treo một tờ giấy viết hai mươi tám chữ lớn! Đó là một bài thơ tứ tuyệt như sau:
Nam Độ năm xưa tới đất này 1
Phong lưu còn mãi đến ngày nay. Cảnh hồ sắc nước đều lơ láo Ngâm, hát mười châu vung vẩy tay.
Ở dưới viết mấy chữ: "Thiên thai Hồng Hám Tiên đề".
Mã đã đọc qua sách "Thông giám" nên biết Nam Độ là việc Tống Cao Tông. Bấm đốt ngón tay, đã hơn ba trăm năm. Nay ông ta còn sống đây. Vậy rõ ràng ông ta là một ông tiên, không nghi ngờ gì nữa! Mã bèn hỏi:
- Bài thơ này là do cụ làm ra?
Vị tiên nói:
- Hám Tiên là hiệu của tôi. Tôi ngẫu hứng mà làm chứ nó chẳng hay ho gì. Nếu ông thích xem thơ, tôi có một quyển thơ do các quan tuần vũ, phiên đài, các vị đương sự và tôi xướng họa với nhau, tôi xin lấy để ông xem.
Y nói xong, đưa ra một quyển thơ chép tay. Mã mở ra xem đều do chính tay tác giả viết ra cả. Toàn là thơ thất ngôn, vịnh cảnh Tây Hồ, chữ viết rất đẹp. Mã tấm tắc khen ngợi một lúc, rồi đưa lại. Cơm đã dọn lên. Trong mâm có một đĩa thịt dê hầm, một bát thịt vịt hầm với rượu, một đĩa tôm cuốn lớn và một bát canh nóng. Tuy là bữa cơm thường, nhưng rất tiêm tất. Mã tuy còn no cũng chiều lòng tiên ông cố gắng ăn trọn bữa cơm. Ăn xong tiên ông bảo người tùy tùng dọn bát đĩa.
Hồng Hám Tiên nói:
- Tôi nghe danh ông đã lâu. Các hiệu sách tranh nhau mời ông. Hôm nay sao ông lại tới đền này xin thẻ?
- Không giấu gì cụ, năm nay ở Gia Hưng tôi có soạn được một bộ văn tuyển, kiếm được mấy chục lạng bạc, nhưng tôi đã tiêu hết nhẵn để giúp cho người bạn một việc. Nay tôi đến ở một hàng sách gần đây, nhưng chưa có văn chương gì để làm văn tuyển. Tiền nhà trọ cũng hết ráo, trong lòng buồn bực, tôi mới đi dạo một chút cho khuây. Tôi định đến đền này xin một quẻ xem có cơ hội phát tài không. Không ngờ lại gặp cụ. Cụ đã rõ cả nỗi lòng tôi rồi vì vậy cũng không cần xin thẻ nữa.
- Kiếm tiền thì cũng chẳng khó, nhưng muốn ăn to phải thong thả. Bây giờ ông có muốn có món tiền nhỏ tiêu ngay không?
- Tôi chỉ cốt có tiền, kể gì to hay nhỏ. Nhưng không biết cụ có cách gì không?
Hồng Hám Tiên nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Thôi được, nay tôi tạm đưa cho ông vật này, ông đem về nhà làm thử xem. Nếu hiệu nghiệm thì lên nói với tôi lấy nữa. Không hiệu nghiệm thì thôi.
Hồng Hám Tiên nói xong, chạy vào đầu giường lấy ra một gói. Y mở ra, trong có mấy cục than đá đưa cho Mã mà rằng:
- Ông đem cái này về rồi đốt một lò lửa lên. Ông bỏ nó vào cái chậu đem để trên lửa xem nó thành ra cái gì. Sau đó lên đây nói cho tôi biết.
Mã nhận gói than, chào Hám Tiên rồi về. Tới nhà Mã đốt một lò lửa. Mã lấy chậu đặt lên lò. Ngọn lửa cháy lách tách một lát. Mã mang chậu ra xem thì thấy một đỉnh bạc có hoa rất quý.
Mã mừng rỡ, nấu luôn sáu, bảy chậu nữa. Kết quả được sáu, bảy đỉnh bạc thật tốt.
Mã vẫn nghi hoặc không biết số bạc này là thật hay giả. Sáng hôm sau, Mã đem đến hàng bạc ngoài phố nhờ xem thử, thì họ đều nói là một thứ bạc tốt. Mã đổi lấy mấy nghìn đồng đem về nhà.
Mã cất tiền rồi lên tạ ơn Hồng Hám Tiên. Hồng Hám Tiên đã đón ở cửa mà hỏi:
- Việc hôm qua như thế nào?
- Quả thực là phép tiên.
Rồi kể lại câu chuyện và nói cho Hám Tiên biết mình được bao nhiêu thỏi bạc.
- Tốt lắm! Tôi đang còn đây, ôm đem về thử nữa xem.
Y lại đưa cho Mã một gói to gấp ba, bốn lần gói trước. Y giữ Mã ở lại ăn cơm. Ăn xong Mã từ biệt ra về. Mã ở nhà luôn sáu, bảy hôm, ngày nào cũng lo đốt lò, đổ bạc. Mã đem tất cả than đổ thành bạc hết. Mã lấy cân, cân được tám chín mươi lạng. Mã mừng rỡ đem gói thành từng gói và cất đi.
Một hôm Hám Tiên mời Mã đến nhà và nói:
- Ông ở Xử Châu, tôi ở Thai Châu, quê quán cũng gần nhau. Ta có thể xem nhau như đồng hương đấy. Hôm nay có người khách lại thăm tôi, tôi và ông sẽ nhận nhau là anh em họ. Đây là một dịp may, ông chớ có bỏ qua.
- Cụ cho biết người khách ấy là ai.
- Ấy là ông Ba, con cụ thượng Hồ ở trong thành, tên là Chẩn hiệu là Mật Chi. Cụ thượng làm quan để của lại cũng không ít. Ông này lại có bệnh tham tiền, được càng nhiều tiền lại càng thích. Ông ta muốn học phép "đốt bạc" của tôi. Ông ta có thể bỏ bạc vạn ra để làm phí tổn đắp lò mua thuốc. Nhưng việc này cần phải có người làm trung gian. Ông ta đã biết tiếng ông. Hơn nữa, có ông làm nghề làm văn tuyển ở hàng sách, dễ tìm tung tích thì ông ta mới yên tâm. Nếu hôm nay chúng ta gặp nhau bàn tính việc ấy xong, thì đến sau bảy lần bảy là bốn mươi chín ngày, tôi sẽ chế tạo xong cái "cục bạc mẹ". Bấy giờ bất kỳ đồng, chì, thiếc gì cũng có thể làm phép hóa ra vàng cả. Bấy giờ có phải chỉ có mấy trăm lạng bạc mà thôi đâu. Tôi vốn không cần tiền nên lúc ấy sẽ cáo lui về núi, còn tiên sinh đưa "cục bạc mẹ" rồi thì trong nhà tha hồ mà phong lưu.
Mã thấy y có phép tiên như thế, làm gì mà chẳng tin, bèn ngồi đợi Hồ công tử. Hồ công tử đến chào Hám Tiên rồi hỏi Mã:
- Vị này ở đâu, tên họ là gì?
Hám Tiên nói:
- Thưa đây là em họ tôi. Các hiệu sách có viết mấy chữ: Sách văn tuyển, văn bát cổ do Mã Thuần Thượng tuyển, Mã Thuần Thượng là em họ tôi đấy.
Hồ công tử ân cần đón tiếp. Thi lễ xong mọi người ngồi xuống. Công tử đưa mắt nhìn một lượt, thấy Hám Tiên người hiên ngang, đồ đạc xung quanh bày biện đẹp đẽ, bốn người tùy tùng thay nhau bưng trà, lại có nhà làm văn tuyển họ Mã là chỗ chí thân cho nên hết sức an tâm, vui vẻ. Hồ công tử ngồi một lúc rồi về.
Ngày hôm sau, Hồng và Mã cùng lên kiệu đến Hồ phủ đáp lễ. Mã lại biếu Hồ công tử một bộ văn tuyển.
Hồ công tử giữ lại nói chuyện hồi lâu. Sau đó hai người trở về.
Mã về nhà được một lát, người nhà Hồ công tử đưa đến hai cái thiếp, một cái cho cụ Hồng, một cái cho cụ Mã. Trên thiếp đều viết "Sáng mai xin mời hai cụ đến cái đình trên hồ cùng uống rượu. Mong được thỉnh giáo". Hồ Chẩn bái.
Người cầm thiếp nói:
- Ông chủ tôi mời cụ đến dự tiệc tại vườn hoa bên lầu đọc sách ở Hoa Cảng trên Tây Hồ. Sáng mai xin mời cụ cùng với cụ Mã đến sớm.
Hám Tiên nhận danh thiếp. Hôm sau, hai người cùng đến Hoa Cảng dự tiệc. Cửa vườn mở rộng, Hồ công tử đã đứng đón ở đấy.
Hai bàn tiệc dọn ra. Họ ngồi xem một vở tuồng và ăn chơi suốt một ngày. Mã ngồi trong bữa tiệc nghĩ: "Ngày trước mình chỉ đứng xem người ta ăn uống. Ngờ đâu hôm nay lại chính mình được người ta mời đến dự tiệc ở đây!".
Rượu, các món ăn, đồ điểm tâm đều rất ngon. Mã được một bữa no say.
Hồ công tử định năm ba ngày sau sẽ mời đến nhà viết giấy hợp đồng. Mã sẽ làm trung gian. Sau đó quét dọn nhà cửa, sửa soạn vườn hoa để làm nhà luyện đan. Trước tiên Hồ công tử đưa ra một vạn lạng bạc, nhờ Hám Tiên mua chế các thứ thuốc và đến ở trong nhà luyện đan.
Ba người bàn định xong. Đến chiều, tiệc tan, Mã lên kiệu trở về Văn Hải Lâu.
Mã chờ luôn bốn ngày không thấy Hám Tiên cho người lại mời, bèn đến nhà Hám Tiên. Vào cửa, thấy người hầu đang bối rối. Mã hỏi tại sao, mới biết Hám Tiên ốm, bệnh tình rất nặng. Thầy thuốc bảo mạch yếu lắm rồi nên không chịu cho đơn.
Mã kinh ngạc liền lên lầu thăm thì thấy Hám Tiên chỉ còn thở thoi thóp, đầu không ngẩng lên được nữa.
Mã vốn là người tốt nên ở lại săn sóc, đến tối cũng không về nhà.
Hai ngày sau, Hám Tiên thở hơi thở cuối cùng.
Bốn người hầu tay chân rụng rời, moi móc khắp nơi chỉ còn bốn năm cái áo vóc, nhiễu đem đi cầm cũng được độ dăm lạng bạc. Ngoài ra không còn gì khác, mấy cái rương cũng đều trống không. Bấy giờ họ mới nói họ không phải là người hầu. Một người là con, hai người là cháu, một người là rể.
Mã nghe nói hoảng hốt, muốn giúp họ. Bây giờ đến quan tài họ cũng chưa có tiền mua. Mã có lòng tốt, vội vàng về nhà lấy mươi lạng bạc đưa cho họ. Người con ngồi cạnh xác cha khóc lóc, hai người cháu đi mua quan tài, chàng rể không có việc gì nên cùng với Mã ra tiệm trà cạnh nhà nói chuyện.
Mã nói:
- Ông nhạc của ông là một vị tiên sống, năm nay đã sống được ba trăm tuổi, sao bỗng chốc lại chết đi như vậy?
- Thực buồn cười! Ông nhạc tôi năm nay mới sáu mươi sáu tuổi, làm gì đến ba trăm tuổi. Ông nhạc tôi là người không chịu an phận làm ăn, cứ thích lừa đảo. Ông kiếm được đồng nào là phung phí hết ngay. Đến nay rút cục như thế! Không giấu gì ông, chúng tôi trước đây là người buôn bán nhưng bỏ công ăn việc làm theo ông ta làm cái trò gian dối này. Nay ông ta chết rồi, chỉ khổ chúng tôi. Thế này rồi đến phải đi ăn xin để về làng, thật là khó nghĩ quá!
- Ở đầu giường ông ta còn có bao nhiêu là gói than! Đốt lò lên đổ than thì đều đổ ra bạc hoa cả.
- Nào có phải than thiếc gì đâu! Đều là bạc cả, lấy than bôi đen đi đấy thôi. Mỗi khi bỏ nó vào lò mà đốt, thì chất bạc chảy ra. Đấy chỉ là cái lối để lừa người. Khi dùng hết rồi thế là nhẵn!
- Nhưng có một điều, nếu ông ta không phải là tiên, tại sao thấy tôi ở đền Đinh Tiên, chưa quen biết gì mà ông ta đã biết tôi họ Mã?
- Ông lại nhầm rồi! Hôm ấy, ông ta cầu tiên ở đền Phiến Thạch Cư, đi ra thấy ông ngồi xem sách ở hiệu sách. Khi hàng sách hỏi ông họ gì ông ta nghe ông nói họ Mã. Chứ ở trên thế gian này làm gì có tiên!
Bấy giờ Mã mới biết vỡ lẽ: té ra ông ta chơi thân với mình chỉ là cốt để mượn tay mình lừa gạt Hồ công tử! Cũng may vận nhà họ Hồ còn vượng nên mới chưa mắc mưu!
Mã lại lẩm bẩm nói: ông ta cũng chẳng làm hại ta gì? Rút cục ta vẫn phải mang ơn ông ta!
Mã quay vào lo việc khâm liệm, tính trả tiền thuê phòng trong miếu, rồi thuê mấy người khiêng quan tài ra ngoài cửa Thanh Ba.
Mã sắm đủ rượu thịt, lễ vật, vàng giấy đưa đến chỗ để quan tài lấy gạch xây tử tế. Còn thừa ít tiền, Mã cho bốn người kia làm tiền lộ phí rồi từ biệt ra về.
Mã đưa đám xong, trở về, lại đến uống trà ở núi Thành Hoàng. Bỗng thấy bên cạnh phòng trà có đặt thêm một cái bàn nhỏ có một chàng thiếu niên bói chiết tự ở đấy.
Chàng thiếu niên kia tuy gầy, nhỏ, nhưng có vẻ thông minh. Lại có một điều lạ, là trước mặt y đặt bút nghiên, tờ đoán chữ, nhưng trong tay y lại cầm một quyển sách xem.
Mã lấy làm lạ, giả bộ muốn bói chiết tự, lại gần xem. Thì quyển sách kia chính là quyển sách tuyển văn bát cổ do mình mới soạn ra.
Mã đến ngồi trên cái ghế cạnh bàn. Người thiếu niên hỏi:
- Ông muốn bói chiết tự phải không? - Tôi đi mệt nên đến đây ngồi một lát! - Mời ông ngồi để tôi đi lấy nước trà uống. Y liền vào phòng trà lấy ra một chén trà đưa đến trước mặt Mã và ngồi xuống một bên.
Mã thấy người kia có vẻ đứng đắn, bèn hỏi: - Ông họ gì? Người ở đây sao?
Người thiếu niên thấy Mã đầu đội mũ vuông biết Mã là nhà nho bèn nói:
- Cháu họ Khuông, không phải người ở đây. Cháu ở huyện Lạc Thanh phủ Ôn Châu.
Mã thấy y đầu đội mũ rách, mình mặc áo vải đơn rất là lam lũ mới hỏi:
- Ông bỏ nhà đi xa mấy trăm dặm lên tỉnh mà làm cái trò này sao? Nghề này tiền không được bao lăm, nuôi miệng cũng chẳng đủ. Ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ở nhà có cha mẹ, vợ con gì không? Tôi thấy ông chăm học như vậy chắc là ông phải là học trò?
Thiếu niên kia trả lời: - Cháu năm nay hai mươi hai tuổi, chưa có vợ. Cha mẹ vẫn còn mạnh. Lúc nhỏ cháu cũng có đi học mấy năm. Nhưng vì nhà nghèo, nên phải bỏ học. Năm ngoái, cháu theo một người buôn củi lên tỉnh, làm việc tính sổ cho họ. Không ngờ nhà chủ hết vốn, cháu không về quê được nên phải lưu lạc ở đây. Hôm trước, có một người làng đến nói cha cháu ở nhà bị ốm, đến nay không biết sống chết ra sao! Thật là đau xót!
Thiếu niên nói xong, nước mắt chảy ròng ròng. Mã cũng ái ngại bèn nói:
- Thôi, ông cũng không nên buồn bã làm chi. Ông tên và hiệu là gì?
Thiếu niên lau nước mắt nói: - Cháu tên là Khuông Hồi, hiệu là Siêu Nhân. Dám xin cho biết tên ông là gì?
- Cái đó chẳng cần phải hỏi. Vừa rồi, ông đọc tập văn, ngoài bìa có đề mấy chữ Mã Thuần Thượng. Mã Thuần Thượng tức là tên tự của tôi đấy.
Khuông Siêu Nhân nghe xong chắp tay, dập đầu xuống đất mà nói:
- Cháu thật là có mắt mà không trông thấy Thái Sơn. Mã vội vàng đỡ dậy nói:
- Đừng làm thế! Tôi với ông bèo mây gặp gỡ, cùng là chỗ thanh khí văn chương với nhau. Bây giờ trời đã gần tối, khách bói cũng đã vãn, sao ông không thu xếp đồ đạc cùng về nhà tôi nói chuyện cho vui.
- Thế thì tốt quá! Mời ông ngồi chơi, cho cháu thu xếp đồ đạc một chốc.
Khuông bèn thu xếp bút, nghiên, giấy mực, bỏ vào một gói mang lên vai, còn bàn ghế thì đem gửi vào trong cái đền ở trước mặt và theo Mã về Văn Hãn Lâu.
Mã về đến Văn Hãn Lâu, mở cửa phòng mời Khuông Siêu Nhân vào ngồi và nói:
- Này ông! Bây giờ ông có muốn học để cầu tiến nữa không? Hay muốn về nhà chăm nom ông cụ?
Khuông Siêu Nhân nghe nói như vậy, cảm động rơi nước mắt mà nói:
- Thưa ông, bây giờ cơm áo đều thiếu, còn biết lấy gì mà học hành để cầu tiến nữa? Cái đó xin chịu! Cháu chỉ có phụ thân ở nhà đau ốm, làm con làm cái không sao về nhà để phụng dưỡng, nghĩ lại thật không bằng giống chim muông. Vì thế mà trong lòng đau đớn, bực bội, đôi khi chỉ muốn chết cho xong!
- Sao ông lại nghĩ vớ vẩn thế! Lòng hiếu thảo của ông thấu đến trời đất. Ông cứ ngồi đây, tôi sẽ làm cơm ông ăn.
Rồi Mã mời y ở lại ăn cơm tối và nói:
- Nếu ông muốn về đến nhà thì tiền ăn đường cần độ bao nhiêu?
- Thưa tiên sinh, thực ra có nhiều gì đâu? Chỉ đáp thuyền đi đường thủy mấy hôm, rồi lên bộ, cũng chẳng dám xe cáng gì. Vai mang hành lý, ăn vài bữa cơm là xong! Cháu chỉ mong sao chóng về đến nhà gặp mặt phụ thân thì dầu chết cũng nhắm được mắt.
- Thế thì được thôi! Hôm nay ông cứ nghỉ lại đây với tôi một đêm rồi ta sẽ bàn.
Đến đêm Mã lại nói: - Ông trước đây đi học được mấy năm? Đã làm được văn bát cổ chưa?
- Cháu đã làm được bài rồi.
Mã nhìn y cười mà nói:
- Hôm nay tôi thử ra đề mục cho ông làm, để xem ông có hy vọng thi đỗ được không? Ý ông thế nào?
- Chính cháu cũng đang muốn tiên sinh dạy cho. Nếu không thông xin tiên sinh đừng cười.
- Sao ông lại nói thế? Tôi ra một đầu đề sáng mai sẽ làm.
Mã nói xong ra đầu đề đưa cho Khuông và bảo Khuông đi ngủ.
Hôm sau Mã vừa mới thức dậy, Khuông đã làm bài xong đưa cho Mã.
Mã vui mừng nói: - Ông chăm học lại thông minh lanh lợi, thật đáng khen! Thật đáng khen!
Mã cầm bài xem kỹ một lần rồi nói:
- Văn chương có tài đấy! Nhưng còn thiếu quy củ.
Bèn cầm để lên bàn lấy bút chấm, từ đầu đến cuối giảng rõ các chỗ "hư", "thực", "phản", "chính", "thôn", "thổ" 2 cho Khuông nghe.
Khuông cúi đầu cảm tạ rồi xin đi. Mã nói:
- Khoan! Khoan! Anh lần này về nhà phải có một số tiền để phụng dưỡng cha mẹ, rồi mới nói đến việc học tập được. Đây tôi có mười lạng bạc, anh cầm lấy tùy tiện lo liệu mời thầy thuốc chăm nom cho ông cụ.
Nói rồi mở hòm lấy ra một gói bạc mười lạng, lại đưa một chiếc áo bông cũ, một đôi giày cho Khuông và nói:
- Số tiền này anh cầm về nhà, còn giày và áo này sợ đi đường rét mướt, buổi sáng và ban đêm thì đem ra mà mặc 3.
Khuông Siêu Nhân cầm lấy quần áo, gói bạc, hai hàng nước mắt giàn giụa mà nói:
- Nhờ tiên sinh thương cho như thế này, Khuông Hồi này biết lấy gì mà báo đáp! Muốn xin cho thề kết nghĩa anh em, và còn mong nhờ về sau. Như vậy sợ có quá bạo, không biết huynh trưởng có nhận cho không?
Mã rất mừng, để cho Khuông lạy hai lạy, lại cũng lạy Khuông hai lạy, kết nghĩa làm anh em. Khuông ở lại trên lầu. Mã đi tìm rau quả, làm bữa ăn tiễn hành.
Trong lúc ăn, Mã nói với Khuông:
- Này em! Em nên nghe lời anh! Khi em về nhà, em phải cho rằng thi cử là cách phụng thờ cha mẹ tốt nhất. Con người ta sinh ra trên đời này, ngoài cái đó ra, thì không còn cách thứ hai nào nữa. Đấy là không bàn đến cái nghề bói chiết tự là cái nghề hèn hạ. Ngay việc dạy học hay làm thơ lại cũng không phải là cái nghề đáng làm. Chỉ có cách thi đỗ cử nhân, tiến sĩ là cách làm cho cha ông vinh hiển. Sách Hiếu kinh nói: "Làm vinh hiển cha mẹ, làm nổi danh tiếng cho gia đình" là thế. Sách xưa có câu: "Sách kia có sẵn nhà vàng, sách kia gạo có vô vàn khắp nơi, sách kia cô gái tuyệt vời" là như vậy. Mà sách bây giờ là sách gì, nếu không là văn bát cổ? Vì vậy cho nên khi em trở về phụng dưỡng cha mẹ, thì phải lo thi cử là chính. Ngay nếu việc làm ăn không khá, phụng dưỡng không tròn cũng không nên bận tâm. Phải lo văn chương làm chính. Nếu cha mẹ có mang bệnh nằm ở giường không có cái gì ăn mà nghe em ngâm văn bát cổ, thì cũng phải lấy làm hả dạ, vui lòng. Bao nhiêu buồn bã sẽ qua. Bao nhiêu bệnh tật sẽ hết! Tăng Tử nói "Nuôi cái chí lớn" là như vậy. Ngay nếu như em không gặp may, suốt đời thi không đỗ, ít nhất em cũng có thể thành một lẫm sinh sau này có thể làm thầy giáo và một đạo sắc phong cho cha mẹ. Anh là một thằng không ra gì! Anh đã già rồi, chứ em là thiếu niên anh tuấn. Em nghe lời anh, sau này làm quan chúng ta sẽ gặp nhau.
Nói xong, Mã lại giá sách chọn cẩn thận mấy bộ văn bát cổ nhét vào trong cuộn áo bông và nói:
- Đây đều là sách hay cả! Em đem về mà đọc. Khuông Siêu Nhân cứ quấn quýt không nỡ rời nhưng lại sốt ruột muốn về nhà thăm cha nên phải gạt nước mắt mà cáo từ.
Mã dắt tay Khuông đi đến chỗ Khuông ở dưới chân núi Thành Hoàng lấy hành lý. Lại đưa Khuông đến cửa Thanh Ba xuống thuyền ở bên sông. Mã chờ cho y lên thuyền rồi mới từ biệt trở về thành.
Khuông Siêu Nhân qua sông Tiền Đường, muốn đáp thuyền di Ôn Châu. Thấy một chiếc thuyền đang chèo nhanh ở lòng sông, bèn hỏi:
- Có chở khách không?
Chủ thuyền trả lời:
- Đây là thuyền của ông Trịnh đi việc công, không chở khách đâu!
Khuông Siêu Nhân mang hành lý lên vai toan đi thì có một ông già tóc bạc như tơ ngồi ở cửa thuyền nói với chủ thuyền:
- Khách một mình, thôi cho người ta đi. Ông lại được thêm ít tiền đánh chén.
Chủ thuyền nói:
- Cụ lớn đã bảo, thôi mời ông khách lên đi!
Rồi ghé thuyền vào bờ cho Khuông Siêu Nhân xuống. Bước xuống thuyền, Khuông Siêu Nhân đặt hành lý xuống vái chào cụ già. Thấy trong thuyền có ba người: cụ Trịnh ngồi giữa, người con ngồi một bên, một bên nữa là người khách ở phủ khác.
Cụ Trịnh chào lại rồi mời Khuông Siêu Nhân ngồi xuống, Khuông Siêu Nhân là người nhã nhặn khéo léo. Ở trong thuyền y tỏ vẻ cẩn thận, im lặng. Hễ mở miệng ra là một cụ, hai cụ nên cụ Trịnh rất hài lòng. Hễ ăn cơm là mời y cùng ăn. Sau bữa cơm, ngồi trong thuyền không có việc gì, cụ Trịnh nói:
- Bây giờ nhân tình bạc bẽo, bọn học trò phần nhiều bất hiếu với cha mẹ. Cứ xem ba anh em nhà họ Trương ở Ôn Châu đều là tú tài thế mà nghi cha chuyên của cho con út nên cứ sinh sự lục đục trong nhà. Ông cha chịu không nổi, phải đến quan kiện. Hai thằng anh mang tiền đút lót cho quan phủ, quan huyện giả làm đơn nói rằng: ông cha thương hại con, xin rút đơn không kiện nữa. Nhờ có ông thầy ở trong trường thẳng thắn không chịu, đem việc ấy bẩm lên tỉnh, cụ lớn sai chúng tôi về Ôn Châu để bắt bọn can phạm kia.Người khách nói:
- Nếu bắt thủ phạm về để xét xử thì các quan phủ, huyện có bị lỗi không nhỉ?
Cụ Trịnh nói:
- Nếu xét ra mà đúng thì phủ, huyện đều bị lôi thôi hết!
Khuông Siêu Nhân nghe chuyện ấy trong lòng bùi ngùi:
- Bọn có tiền thì bất hiếu với cha mẹ, còn hạng cùng khổ như mình, muốn hiếu thảo với cha mẹ thì lại không làm được! Ở đời thật lắm nỗi bất bình!
Được vài ngày, Khuông Siêu Nhân từ tạ cảm ơn cụ Trịnh rồi bỏ thuyền lên đi bộ. Cụ Trịnh không đòi tiền cơm. Y rất cảm tạ.
Từ đó Khuông Siêu Nhân ngày đi đêm nghỉ, về đến làng trông thấy cửa ngõ nhà mình.
Nhân việc này khiến cho:
Nết tốt lòng ngay khiến được người đời để ý;
danh hay, thực dở chỉ mang tiếng xấu trọn đời.
Chưa biết việc sau thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
Bình luận facebook