Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 21: Mạo họ tên, cậu bé cầu danh; nhớ thân thích, ông già mắc bệnh
Ngưu Phố Lang đến am Cam Lộ đọc sách, hòa thượng hỏi họ tên là gì, y liền vái chào mà rằng:
- Thưa lão sư phụ, con họ Ngưu, ở phố đằng trước mặt đây. Vì con sinh trưởng ở nhà bà ngoại ở Phố Khẩu, cho nên người ta gọi là Phố Lang. Không may cha mẹ qua đời. Con chỉ còn ông nội năm nay đã ngoài bảy mươi, mở một hiệu buôn hương nến nhỏ để sinh sống. Mỗi ngày, ông con giao cho con cái sổ nợ này đi đòi nợ. Con đi ngang qua trường học, nghe tiếng người ta đọc sách vui tai cho nên con cũng ăn trộm một ít tiền trong hiệu để mua sách đọc. Con thấy con làm phiền sư phụ quả thật là không phải.
- Ta vẫn thường nói có người mất tiền đón thầy cho con cái học mà con cái cũng không chịu học! Bây giờ thì anh trộm tiền mua sách mà đọc, thật là một việc đáng khen! Nhưng con ngồi ở dưới đất thì lạnh, đèn lưu ly lại không sáng. Ta có cái bàn ở trong điện, có cả ngọn đèn treo ở đấy. Con vào đó mà đọc thì tốt hơn.
Phố Lang cảm tạ hòa thượng và bước vào. Quả nhiên có một cái bàn vuông ở trên treo một ngọn đèn dầu. Phòng rất là yên tĩnh. Phố Lang từ đấy thường đến am đọc sách. Hòa thượng ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, đêm nào y cũng đọc cho đến canh ba.
Một hôm nghe y ngâm thơ, hòa thượng đến hỏi:
- Này con! Ta tưởng rằng con học để đi thi cho nên mua sách văn chương để mà đọc. Không ngờ hôm nay nghe con đọc thì lại là thơ. Thơ thì đọc để làm gì?
- Đi buôn như con thì mơ việc thi cử làm sao được? Chỉ đọc vài ba câu thơ cho nó thanh cao nhuần nhã con người thôi.
Hòa thượng thấy y ăn nói khác người thường bèn hỏi:
- Con đọc thơ vậy có hiểu được không?
- Nhiều chỗ con không hiểu. Nhưng hễ hiểu được một hai câu thì trong lòng thấy hứng thú.
- Con đã thích thơ như thế, thì hôm nào ta sẽ cho con xem hai tập thơ. Chắc chắn con sẽ càng thích thú nữa.
- Sư phụ nói thơ ở đâu? Cho con xem với!
Hòa thượng cười mà rằng:
- Khoan đã! Đợi vài hôm nữa hẵng xem.
Qua một thời gian, hòa thượng xuống làng để tụng kinh, đi luôn mấy ngày không về. Hòa thượng khóa cửa phòng lại và nhờ Phố Lang giữ hộ điện thờ. Phố Lang trong lòng nghi hoặc:
- Sư phụ có những bài thơ gì mà không chịu cho ta xem làm ta nóng cả ruột?
Phố Lang cứ nghĩ mãi, và nói: - Ba xin không bằng một trộm. Chiều hôm ấy nhân lúc hòa thượng không ở nhà, y mở cửa lẻn vào phòng. Thấy ở trên bàn có một cái lư hương, một đĩa đèn dầu, một chuỗi tràng hạt. Trên bàn lại có mấy quyển kinh đã nhàu nát. Xem một lượt không thấy thơ đâu cả. Phố Lang ngờ vực nói:
- Lẽ nào sư phụ dối ta?
Y lại tìm ở đầu giường thì thấy một cái hòm khóa bằng một cái khóa đồng. Phố Lang mở khóa ra thấy có hai quyển bìa gấm gói rất cẩn thận trên đề: "Ngưu Bố Y thi cảo". 1 Phố Lang mừng rỡ, nói:
- Đây rồi!
Y vội vàng lấy sách ra, khóa hòm lại, chạy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng lại như cũ. Ngưu cầm hai quyển thơ đem đến dưới ánh đèn xem một lượt, bỗng nhiên mặt mày tươi tắn, đứng dậy hoa tay múa chân. Vì sao? Thì ra hàng ngày đọc thơ Đường, nghĩa thơ sâu sắc y không hiểu lắm. Còn đây là thơ của người đương thời xem ra thì mười phần hiểu được năm, sáu cho nên rất đỗi vui mừng. Lại thấy thơ có những đề mục như: "Trình tướng quốc mỗ đại nhân", "Nhớ đốc học Chu đại nhân", "Đi chơi hồ Oanh Đậu với Lâu công tử đồng tặng Thông Chính", "Từ biệt Lỗ Thái Sư", "Tặng Vương Quan Sát",, ngoài ra có những bài thơ tặng các quan thái thú, tư mã, tri phủ, thiếu doãn
v.v... Phố Lang nghĩ bụng:
- Tướng quốc, đốc học, thái sư, thông chính rồi đến thái thú, tư mã, tri phủ đều là tên gọi những chức quan đời nay. Thế ra chỉ cần biết làm dăm câu thơ không cần phải học hỏi đỗ đạt cũng có thể tới lui các nhà quan! Thật là vinh hạnh!
Lại nghĩ:
- Ông ta họ Ngưu, ta cũng họ Ngưu. Thơ ông chỉ viết độc có Ngưu Bố Y không có tên thật. Bây giờ ta cứ cho tên ta vào, lấy hiệu của ông ta. Ta cho thợ khắc hai con dấu đóng lên trên thế là sách này đã thành của ta rồi! Từ nay ta lấy hiệu là Ngưu Bố Y.
Đêm ấy y về nhà tính toán xong mừng quá không ngủ được.
Hôm sau, y lại lấy trộm thêm ít tiền ở hiệu, chạy đến hiệu khắc của Quách Thiết Bút ở cửa chùa Cát Tường. Y vái chào Quách Thiết Bút và ngồi xuống:
- Nhờ ông khắc cho tôi hai con dấu vuông.
Quách Thiết Bút đưa ra một tờ giấy:
- Xin ông viết tên và hiệu.
Phố Lang bỏ tên của mình là "Lang" viết một con dấu khắc chìm "Ngưu Phố Chi ấn", một con dấu khắc nổi hai chữ "Bố Y".
Quách Thiết Bút cầm tờ giấy lên nhìn Phố Lang một lượt và nói:
- Ông là ông Ngưu Bố Y?
- Bố Y là tên tự của tôi.
Quách Thiết Bút hoảng hốt chạy ra khỏi quầy hàng vái chào một lần nữa, mời ngồi, rót nước mời uống và nói:
- Tôi lâu nay nghe nói có ông Ngưu Bố Y trú tại am Cam Lộ, ông ta không thiết tiếp khách, bạn bè đều là những vị tai to mặt lớn. Xin lỗi thất lễ, xin lỗi! Tôi xin khắc dấu biếu ông, và không dám lấy tiền. Ở đây có mấy người bạn của tôi cũng ngưỡng mộ ông, hôm nào chúng tôi đến hầu thăm.
Phố Lang sợ ông ta đến am sẽ biết rõ tông tích nên phải đáp:
- Được tiên sinh yêu quí như thế tôi rất cảm ơn. Nhưng độ rày tôi có một ông bạn làm quan ở huyện bên hẹn tôi đến để làm thơ. Tôi phải vắng mặt một ít hôm. Đến mai phải đi sớm. Tiên sinh đừng đến làm gì. Khi nào trở về, chúng ta sẽ nói chuyện. Còn cái dấu thì để sáng mai tôi cũng xin lấy luôn.
Quách Thiết Bút vâng lời. Hôm sau Phố Lang lấy được con dấu đóng vào sách và đem cất kỹ. Mỗi buổi tối lại đem sách ra đọc ở trong am.
Một buổi chiều người ông của Phố Lang là cụ Ngưu đang ngồi rảnh trong làng, thấy cụ Bốc chủ hiệu buôn gạo ở sát tường qua chơi nói chuyện. Cụ Ngưu có sẵn rượu thuốc ở trong hiệu, bèn đi hâm một hồ. Cụ lấy ra hai miếng đậu phụ, một ít măng khô, dưa muối đặt lên quầy hàng và bắt đầu nói chuyện.
Cụ Bốc nói:
- Cụ thế mà khá đấy, buôn bán năm nay phát tài. Cái thằng cháu lớn lại lanh lợi. Cụ có người nối dõi như thế thì thật là có phúc sau này.
- Cụ nói gì thế! Tôi nay không may con trai và dâu thì chết cả, chỉ còn để lại một thằng cháu quái quỷ ấy vợ con chưa có, năm nay đã mười tám tuổi đầu rồi! Ngày nào tôi cũng bảo nó đi đòi nợ mà nó thì mãi đến khuya cũng chưa chịu về. Nói ra cụ không tin, việc này đã nhiều lần lắm rồi! Bây giờ nó đã khôn lớn rồi, thôi tha hồ mà đi theo bọn du đãng hư thân mất nết. Nó cứ chơi bời lêu lổng hỏng cả một đời, như thế thì sau này còn ai lo chôn cất cái thân già này nữa?
Nói xong, cụ Ngưu có vẻ rất buồn. Cụ Bốc nói:
- Chuyện đó không khó khăn gì! Nếu như ông lo ngại cậu ta chưa có vợ thì sao không cưới cho cậu ta một cô vợ để lo liệu cửa nhà? Vả chăng việc đó thì sớm muộn thế nào cũng phải lo!
- Ông ơi! Cái nghề buôn của tôi nuôi miệng ăn chưa đủ, kiếm đâu ra tiền mà lo cho nó?
Cụ Bốc trầm ngâm, nói:
- Bây giờ có một nơi, không biết ông có ưng ý không. Nếu ông ưng thuận thì không mất một đồng tiền nào hết.
- Làm gì có cái việc như thế?
- Tôi trước đây có một gái út gả cho nhà họ Giả làm việc chuyển vận thóc lúa. Không may nó mắc bệnh mất. Thằng rể của tôi lo buôn bán ở xa để lại một cháu gái ngoại cho tôi nuôi, năm nay mười chín, lớn hơn cháu trai cụ một tuổi. Nếu cụ không nghĩ gì, thì tôi gả cháu gái tôi cho cháu cụ. Tôi với cụ là chỗ láng giềng với nhau, yêu con ngon của. Tôi cũng không đòi lễ vật, tiền bạc gì, cụ cũng không đòi tôi của hồi môn làm gì, chỉ cần mấy bộ áo quần vải to là đủ. Nhà chúng ta ở sát vách nhau, chúng ta chỉ phải mở một cái cửa là đưa cháu sang. Mọi tiền cưới xin đều có thể bỏ đi được.
Cụ Ngưu nghe vậy mừng rỡ nói:
- Thật thì cụ tốt quá. Ngày mai tôi sẽ đưa người mối lái sang nhà cụ.
- Cái đó cũng không cần! Nó không phải cháu nội tôi, tôi với cụ khách sáo với nhau làm gì! Bây giờ người làm chủ là tôi, người làm mối cũng là tôi. Cụ chỉ phải mua hai cái thiếp. Tôi sẽ đem thiếp đề ngày sinh tháng đẻ của cháu, cụ nhờ một người xem ngày tốt. Như thế là công việc xong.
Cụ Ngưu nghe vậy liền rót một chén rượu đưa cho cụ Bốc và bước ra khỏi ghế vái một vái. Ngay đó, công việc bàn xong. Cụ Bốc trở về nhà.
Buổi tối hôm ấy, Phố Lang về nhà. Cụ Ngưu đem việc này nói lại với y một lượt. Ngưu Phố không dám trái lời. Sáng hôm sau y viết hai cái thiếp đỏ, một cái mời cụ Bốc làm mối, một cái để xin cô con gái ở nhà họ Giả. Khi nhà gái nhận được thiếp, bèn đưa lá số sang. Cụ Ngưu nhờ thầy bói họ Từ chọn ngày hai mươi bảy là ngày tốt để làm ngày cưới. Cụ Ngưu bán mấy đấu gạo bấy lâu còn giữ lại để mua một cái áo vải ngắn màu lục lót bông, một cái quần vải đỏ, một cái áo ngoài vải xanh, một cái quần vải tím, tất cả bốn cái đều bằng vải. Lại sắm bốn cái đồ trang sức cài đầu đưa sang ba ngày trước hôm cưới.
Ngày hai mươi bảy, cụ Ngưu dậy từ sáng sớm, đem chăn nệm đặt lên quầy hàng vì từ nay giường cụ là ở đấy. Trong nhà chỉ có một gian một chái, chái để quầy hàng còn lại một gian thì nửa ngoài là chỗ tiếp khách và phía trong là buồng cô dâu. Sau khi đã nhường cái giường của mình cho cháu, cụ Ngưu giúp chú rể sửa soạn chăn, màn, đệm. Cụ lại còn khiêng một cái bàn nhỏ đến đặt ở dưới mái sau nhà, có ánh sáng cửa sổ rọi vào để cho cô dâu đặt gương soi mà chải đầu.
Sau khi dọn dẹp trong buồng đâu vào đấy rồi, cụ bèn dựng một cái mái bằng chiếu ở sân trong làm nhà bếp. Bận rộn mất một buổi sáng. Sau đó đưa tiền cho Ngưu Phố đi mua các đồ vật. Cụ Bốc đã sắm sửa gương, giá đèn, bình trà, chậu rửa mặt, hai cái gối, bảo con cả là Bốc Thành gánh đến. Bốc Thành đến ngoài cửa vái chào cụ Ngưu. Cụ Ngưu trong lòng áy náy, mời ngồi, vội vàng lấy ở sau quầy hàng ra một cái hộp đem ra hai miếng mứt cam và một ít kẹo, rót một chén trà cầm hai tay đưa cho Bốc Thành và nói:
- Như thế này thật là làm phiền anh quá, lòng tôi áy náy hết sức!
- Bác không nên nói thế. Việc này là việc của cháu.
Nói xong, ngồi xuống uống trà.
Bỗng thấy Ngưu Phố đầu đội mũ hình miếng ngói mới, mình mặc áo xanh mới may, đi đôi giày mới ở ngoài bước vào. Đằng sau có một người nữa tay cầm mấy miếng thịt tướng, hai con gà, một con cá to, một ít măng khô, rau. Ngưu Phố thì tay bưng mỡ, muối và các đồ gia vị. Cụ Ngưu nói:
- Đây là cậu của cháu! Cháu lại mà chào cậu đi.
Ngưu Phố đặt đồ đạc xuống, cúi chào Bốc Thành, rồi đứng dậy cho người gánh đồ mấy đồng tiền. Còn mình mang các thức ăn xuống bếp.
Vừa lúc ấy Bốc Tín, con thứ hai của cụ Bốc bưng một cái hòm sang. Ở trong ấy có đủ kim, chỉ, mặt hài của cô dâu. Lại đem đến một cái khay lớn. Trên khay có mười cái chén đựng kẹo bọc hoa giấy để ngày mai làm lễ cúng tổ tiên. Cụ Ngưu giữ lại uống trà. Ngưu Phố cũng ra chào. Bốc Thành và em ngồi một lúc rồi từ tạ về. Cụ Ngưu xuống nhà bếp chuẩn bị dọn tiệc, bận rộn suốt một ngày.
Đến tối, cụ Ngưu thắp hai cây sáp đỏ cao, mỗi cây sáp trang điểm thêm mấy bông hoa giấy và mời hai bà già hàng xóm đưa cô dâu vào lạy trước đuốc hoa. Cụ Ngưu lại bày một bữa tiệc cho họ ở trong buồng cô dâu để họ cùng cô dâu ngồi ăn. Sau đó, cụ lại đặt một cái bàn ở trong phòng khách, thắp một ngọn nến, bày bát đũa ra mời ba cha con cụ Bốc ngồi. Cụ Ngưu trước tiên rót một chén rượu để cảm tạ trời đất, rồi rót một chén nữa đưa cho cụ Bốc, mời cụ Bốc ngồi lên ghế trên nói:
- Việc kết hôn này trăm sự nhờ cụ có lòng yêu. Tôi cảm kích khôn xiết. Nhưng chúng ta đều là người nghèo cả không làm sao dọn một bữa tiệc cho nó kha khá. Cho nên chỉ có một chén rượu nhạt. Tôi lại làm phiền cả hai cậu đến đây. Có việc gì xin thứ lỗi cho.Cụ Ngưu nói xong đứng vái dài. Cụ Bốc cũng đáp lễ lại. Cụ Ngưu lại mời Bốc Thành, Bốc Tín ngồi vào bàn. Hai người hai ba lần từ chối mới chịu ngồi xuống.
Cụ Ngưu nói:
- Thực ra thì thế này không phải là bữa tiệc, nhưng là chỗ thân thiết chắc các vị cũng không cười. Nhà chúng tôi không có gì khác ngoài lá chè và than. Cho nên hôm nay chúng tôi có nấu một ấm chè để giữ các vị cùng ở lại nói chuyện đến canh năm, cho đến khi hai cháu ra lạy chào. Tôi chỉ biết làm thế để tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Cụ Bốc nói: - Này ông! Cháu tôi nó trẻ người chưa biết gì là lễ phép. Cha nó lại không ở đây, của hồi môn thành ra cũng không có. Tôi xấu hổ chết đi được! Nếu nói chuyện đến sáng thì tôi cũng xin vâng, về mà làm gì?
Tiệc xong, Bốc Thành và Bốc Tín đều trở về. Cụ Bốc ở lại đến canh năm. Hai vợ chồng ăn mặc xong ra, mời cụ Ngưu ngồi ở trên để cùng lạy. Cụ Ngưu nói:
- Này cháu! Ông nuôi cháu đến ngày nay không phải là việc dễ. Nay may nhờ có ông ngoại cháu giúp ông lo việc trăm năm cho cháu nên cháu đã nên vợ nên chồng. Từ nay trở đi, tất cả mọi việc trong cửa hàng, ông đều giao cho cháu lo liệu hết. Tất cả mọi việc mua bán, lãi lỗ cho vay cháu đều phải tự mình lo liệu lấy. Ông thì già mệt rồi, chỉ có thể ngồi xem xét, giúp đỡ cháu trông hàng. Cháu xem ông như người già giúp việc vậy. Cháu được một người vợ tốt. Ông mong hai vợ chồng cháu sẽ bách niên giai lão, đông con nhiều cháu.
Lạy cụ Ngưu xong, hai vợ chồng mời cụ Bốc ngồi lên để nhận lễ. Hai người lại cúi đầu lạy.
Cụ Bốc nói:
- Nếu cháu ngoại của tôi có làm điều gì trái, xin anh chỉ bày cho. Cháu phải kính trọng người trên, chớ có trái lời cha, lời chồng. Cháu là người đàn bà duy nhất trong nhà. Phàm việc gì cũng phải chăm chỉ, chu đáo, chớ để cho ông cháu phải lo.
Nói xong cụ Bốc đỡ hai người dậy. Cụ Ngưu giữ ông thông gia lại ăn sáng. Cụ Bốc cáo từ ra về. Từ đấy nhà cụ Ngưu có tất cả ba người, sống qua ngày qua tháng.
Sau khi lấy vợ, trong một thời gian, Ngưu không đến am. Một hôm nhân việc đi đòi nợ, Ngưu thuận đường đi ngang qua am. Vừa tới cửa Phù Kiều, trông thấy ở ngoài cửa am có năm sáu con ngựa, trên ngựa đều có hành lý, có người coi ngựa. Đến gần thì thấy ở phía tây điện Vi Đà có ba bốn người ngồi trên ghế dài, đầu đội mũ lông chiên rộng, mình mặc áo lụa. Tay phải thì vuốt râu, tay trái ve vẩy cái roi ngựa, họ ngồi vắt chân cho nên thấy cả cái giày đầu đen đế trắng. Ngưu Phố không dám vào, nhưng hòa thượng đã nhìn thấy, vội vàng vẫy tay:
- Này con! Sao mấy lâu nay không thấy con đến chơi! Ta đang đợi con đến nói câu chuyện đây. Mau mau vào đây!
Ngưu Phố thấy hòa thượng gọi, đánh bạo bước vào. Thấy hòa thượng đã thu xếp hành lý chỉnh tề như sắp đi đâu Ngưu Phố bèn kinh ngạc hỏi:
- Sư phụ! Sư phụ mang hành lý định đi đâu7?
- Mấy người đợi ở ngoài là do cụ lớn Tề làm đề đốc ở kinh sai đến. Cụ lớn Tề trước đây là môn đệ của ta, lúc ta còn ở kinh. Nay cụ đã làm quan to, nên đặc biệt cho người mời ta về kinh để coi chùa Bảo Quốc. Ta vốn không muốn đi, nhưng vì trước đây có một người bạn của ta chết ở chùa này, ông ta có một người bạn lên kinh thi hội. Ta muốn nhân cơ hội này lên kinh để nói với người kia đem quan tài người này về nhà mà chôn. Như thế cũng là thỏa điều mong ước của ta. Hôm trước ta nói có hai quyển thơ muốn cho con, đó là thơ của người chết này. Hiện nay để ở trong hòm. Ta cũng không có thì giờ mở ra xem. Con cứ mở hòm ra lấy xem. Lại có cái nệm lót giường và mấy cái đồ vặt vãnh ta không mang đi được, con giữ hộ, đợi khi ta về.
Ngưu Phố muốn hỏi thì mấy người kia vào nói:
- Hôm nay trời còn sớm cần phải đi vài mươi dặm. Xin mời sư phụ mau mau lên ngựa để cho chúng con đi kẻo trễ.
Nói xong, mang hành lý, đỡ hòa thượng lên ngựa và mấy người này cũng đều nhảy lên ngựa đi theo. Ngưu Phố tiễn ra ngoài, chỉ nói được một câu: "Chúc sư phụ lên đường bình an", thì đoàn ngựa đã phi như bay.
Ngưu Phố nhìn không thấy hòa thượng mới quay vào, thân hành xem lại các đồ vật, lấy cái khóa ở cửa phòng của hòa thượng đem ra khóa cửa am rồi về nhà nghỉ.
Hôm sau y lại đến am, nghĩ bụng:
- Hòa thượng đi rồi, không còn ai biết nữa. Tại sao ta không nhận phắt là Ngưu Bố Y?
Bèn lấy một tờ giấy viết năm chữ lớn: "Ngưu Bố Y ở đây". Và từ đấy, ngày nào cũng đến am.
Một tháng qua, cụ Ngưu ngồi trong hiệu không có việc gì làm, mới đem sổ sách ra xem thì thấy số người mắc nợ mình không còn lại bao nhiêu. Mỗi ngày bán được vài chục đồng tiền chỉ dùng vào tiền gạo, tiền củi là hết nhẵn. Sau khi tính toán thấy số tiền vốn mười phần đã mất đi bảy phần, cửa hàng này sắp đến ngày đóng cửa, cụ giận lắm chỉ trợn mắt không nói một lời. Đến tối Ngưu Phố về nhà, cụ đem việc này hỏi y. Ngưu Phố trả lời ấp úng, trong miệng chỉ thấy "chi, hồ, giả, dã" 2 không đâu vào đâu hết.
Cụ Ngưu tức quá sinh ốm. Người đã già bảy mươi tuổi, nguyên khí suy nhược, lại không có thuốc thang tẩm bổ, bệnh chỉ trong mười ngày là tận số quy tiên.
Hai vợ chồng Ngưu Phố khóc, la ầm ĩ. Cụ Bốc nghe vậy vội vàng chạy sang thấy xác cụ Ngưu đặt ở ngoài cửa liền gọi:
- Anh!
Và hai dòng nước mắt chảy như mưa. Nhìn thấy Ngưu Phố đứng bên cạnh khóc nức nở không nói ra tiếng, cụ Bốc nói:
- Việc đã như thế này không phải là lúc khóc than. Cháu hãy bảo vợ cháu giữ gìn ông cháu, còn cháu thì cùng ta lo liệu việc khâm liệm.
Ngưu Phố gạt lệ cảm tạ cụ Bốc. Hai người cùng đi tới một cái hiệu cụ Bốc quen, mua chịu một cái quan tài, lại mua mấy thước vải nhờ thợ may cắt áo quần. Đến buổi chiều thì khâm liệm. Hôm sau thuê tám người khiêng quan tài đi đến chỗ phần mộ của tổ tiên để an táng. Cụ Bốc lại mời một người thầy bói là ông Từ. Cụ cỡi con lừa, cùng đi với ông Từ đến huyệt. Nhìn người thân hạ huyệt, cụ khóc một hồi rồi cùng thầy bói trở về, để lại Ngưu Phố trông coi phần mộ ba ngày.
Cụ Bốc vừa về đến nhà thì người đủ mọi lớp đến đòi tiền. Cụ Bốc đều hứa trả cho họ. Nhưng khi Ngưu Phố về, nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn đủ năm lạng để trả tiền áo quan. Ngoài ra tiền vải, tiền thợ may, tiền người khiêng đều không biết lấy đâu ra. Không biết làm thế nào, Ngưu đành đem cầm cái nhà mình ở cho người giữ đập nước ở cầu Phù Kiều lấy mười lăm lạng bạc. Sau khi trả mọi thứ nợ, Ngưu Phố còn lại hơn bốn lạng. Cụ Bốc bảo giữ lại để đến tiết thanh minh sang năm đắp mộ cho cụ Ngưu. Thấy Ngưu Phố và vợ không có nơi ở, cụ Bốc dọn một gian nhà của mình cho hai người đến ở để giao nhà lại cho người kia. Hôm dọn nhà, cụ Bốc soạn một bữa cơm để đón hai người về và ngồi với họ một lát. Nhưng nghĩ đến người thân đã chết thì cụ lại nức nở, nghẹn ngào.
Thấm thoắt đến ngày ba mươi tết. Cụ Bốc sửa soạn ăn mừng năm mới. Dâu, con trong phòng chuẩn bị rượu, đồ ăn và một lò than. Cụ Bốc đưa mấy cân than cho Ngưu Phố bảo Ngưu Phố đốt than ở trong phòng. Lại đưa vào một bàn rượu thịt bảo y lập bài vị mà cúng ông nội. Ngày mồng một đầu năm, lại bảo y đi ra mộ đốt vàng giấy. Cụ vừa nói vừa khóc:
- Anh ra ngoài mộ, thưa với cụ rằng tôi tuổi già, năm nay trời lạnh, tôi không thể ra chúc cụ năm mới được.
Ngưu Phố vâng dạ, đi ra.
Đến mãi ngày mồng ba, cụ Bốc mới đi mừng lại các nhà khác. Sau khi uống vài chén rượu, ăn vài miếng ở nhà bạn, cụ đi qua cầu Phù Kiều. Nhìn thấy nhà người giữ đập nước dán đôi câu đối mừng xuân đỏ chói, cụ không sao cầm được nỗi lòng, khóc hoài khóc mãi. Đang định trở về thì bỗng gặp người cháu rể nắm lấy tay cụ mời vào nhà. Người cháu gái mặc quần áo đẹp ra chúc mừng năm mới. Chào xong, họ giữ cụ lại uống rượu, ăn bánh nếp. Cụ ăn được hai cái thì thôi. Đứa cháu gái mời mãi, cụ mới lại ăn thêm hai cái nữa. Lúc trở về nhà thì gặp phải cơn gió độc, cụ biết mình mắc bệnh. Đến tối nhức đầu sốt nóng và phải đi nằm. Mời thầy thuốc đến, nói là cụ lo lắng nhiều nên sinh chứng đờm. Người thì bảo phải dùng thuốc phát tán.
Người bảo phải dùng thuốc ôn trung. Người lại cho là tuổi già phải dùng thuốc bổ, không ai giống ai. Bốc Thành, Bốc Tín hoảng hốt, cả ngày ở bên cạnh. Ngưu Phố sáng chiều vào phòng hỏi thăm.
Hôm ấy trời tối, cụ Bốc nằm trên giường thấy có hai người trèo qua cửa sổ đến trước giường tay cầm một tờ giấy đưa cho cụ xem. Nhưng lúc cụ hỏi mọi người, thì tất cả đều trả lời rằng không thấy ai cả. Cụ Bốc cầm tờ giấy trong tay, nhìn ra là một danh sách tên người viết bằng chữ son, có tất cả ba mươi bốn, ba mươi lăm tên, tên đầu là Ngưu Tương, tên người thông gia của cụ, tên chót là Bốc Sùng Lễ chính là tên của cụ. Cụ lại định hỏi người mang giấy đến nhưng chợp mắt một cái, cả người lẫn giấy đều không thấy ở đâu.
Nhân phen này làm cho
cửa quan giao kết nên chi thân thích khôn nương,
đường hoạn ngao du, may được họ hàng khá cậy.
Muốn biết cụ Bốc tính mạng ra sao hãy xem hồi sau phân giải.
- Thưa lão sư phụ, con họ Ngưu, ở phố đằng trước mặt đây. Vì con sinh trưởng ở nhà bà ngoại ở Phố Khẩu, cho nên người ta gọi là Phố Lang. Không may cha mẹ qua đời. Con chỉ còn ông nội năm nay đã ngoài bảy mươi, mở một hiệu buôn hương nến nhỏ để sinh sống. Mỗi ngày, ông con giao cho con cái sổ nợ này đi đòi nợ. Con đi ngang qua trường học, nghe tiếng người ta đọc sách vui tai cho nên con cũng ăn trộm một ít tiền trong hiệu để mua sách đọc. Con thấy con làm phiền sư phụ quả thật là không phải.
- Ta vẫn thường nói có người mất tiền đón thầy cho con cái học mà con cái cũng không chịu học! Bây giờ thì anh trộm tiền mua sách mà đọc, thật là một việc đáng khen! Nhưng con ngồi ở dưới đất thì lạnh, đèn lưu ly lại không sáng. Ta có cái bàn ở trong điện, có cả ngọn đèn treo ở đấy. Con vào đó mà đọc thì tốt hơn.
Phố Lang cảm tạ hòa thượng và bước vào. Quả nhiên có một cái bàn vuông ở trên treo một ngọn đèn dầu. Phòng rất là yên tĩnh. Phố Lang từ đấy thường đến am đọc sách. Hòa thượng ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, đêm nào y cũng đọc cho đến canh ba.
Một hôm nghe y ngâm thơ, hòa thượng đến hỏi:
- Này con! Ta tưởng rằng con học để đi thi cho nên mua sách văn chương để mà đọc. Không ngờ hôm nay nghe con đọc thì lại là thơ. Thơ thì đọc để làm gì?
- Đi buôn như con thì mơ việc thi cử làm sao được? Chỉ đọc vài ba câu thơ cho nó thanh cao nhuần nhã con người thôi.
Hòa thượng thấy y ăn nói khác người thường bèn hỏi:
- Con đọc thơ vậy có hiểu được không?
- Nhiều chỗ con không hiểu. Nhưng hễ hiểu được một hai câu thì trong lòng thấy hứng thú.
- Con đã thích thơ như thế, thì hôm nào ta sẽ cho con xem hai tập thơ. Chắc chắn con sẽ càng thích thú nữa.
- Sư phụ nói thơ ở đâu? Cho con xem với!
Hòa thượng cười mà rằng:
- Khoan đã! Đợi vài hôm nữa hẵng xem.
Qua một thời gian, hòa thượng xuống làng để tụng kinh, đi luôn mấy ngày không về. Hòa thượng khóa cửa phòng lại và nhờ Phố Lang giữ hộ điện thờ. Phố Lang trong lòng nghi hoặc:
- Sư phụ có những bài thơ gì mà không chịu cho ta xem làm ta nóng cả ruột?
Phố Lang cứ nghĩ mãi, và nói: - Ba xin không bằng một trộm. Chiều hôm ấy nhân lúc hòa thượng không ở nhà, y mở cửa lẻn vào phòng. Thấy ở trên bàn có một cái lư hương, một đĩa đèn dầu, một chuỗi tràng hạt. Trên bàn lại có mấy quyển kinh đã nhàu nát. Xem một lượt không thấy thơ đâu cả. Phố Lang ngờ vực nói:
- Lẽ nào sư phụ dối ta?
Y lại tìm ở đầu giường thì thấy một cái hòm khóa bằng một cái khóa đồng. Phố Lang mở khóa ra thấy có hai quyển bìa gấm gói rất cẩn thận trên đề: "Ngưu Bố Y thi cảo". 1 Phố Lang mừng rỡ, nói:
- Đây rồi!
Y vội vàng lấy sách ra, khóa hòm lại, chạy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng lại như cũ. Ngưu cầm hai quyển thơ đem đến dưới ánh đèn xem một lượt, bỗng nhiên mặt mày tươi tắn, đứng dậy hoa tay múa chân. Vì sao? Thì ra hàng ngày đọc thơ Đường, nghĩa thơ sâu sắc y không hiểu lắm. Còn đây là thơ của người đương thời xem ra thì mười phần hiểu được năm, sáu cho nên rất đỗi vui mừng. Lại thấy thơ có những đề mục như: "Trình tướng quốc mỗ đại nhân", "Nhớ đốc học Chu đại nhân", "Đi chơi hồ Oanh Đậu với Lâu công tử đồng tặng Thông Chính", "Từ biệt Lỗ Thái Sư", "Tặng Vương Quan Sát",, ngoài ra có những bài thơ tặng các quan thái thú, tư mã, tri phủ, thiếu doãn
v.v... Phố Lang nghĩ bụng:
- Tướng quốc, đốc học, thái sư, thông chính rồi đến thái thú, tư mã, tri phủ đều là tên gọi những chức quan đời nay. Thế ra chỉ cần biết làm dăm câu thơ không cần phải học hỏi đỗ đạt cũng có thể tới lui các nhà quan! Thật là vinh hạnh!
Lại nghĩ:
- Ông ta họ Ngưu, ta cũng họ Ngưu. Thơ ông chỉ viết độc có Ngưu Bố Y không có tên thật. Bây giờ ta cứ cho tên ta vào, lấy hiệu của ông ta. Ta cho thợ khắc hai con dấu đóng lên trên thế là sách này đã thành của ta rồi! Từ nay ta lấy hiệu là Ngưu Bố Y.
Đêm ấy y về nhà tính toán xong mừng quá không ngủ được.
Hôm sau, y lại lấy trộm thêm ít tiền ở hiệu, chạy đến hiệu khắc của Quách Thiết Bút ở cửa chùa Cát Tường. Y vái chào Quách Thiết Bút và ngồi xuống:
- Nhờ ông khắc cho tôi hai con dấu vuông.
Quách Thiết Bút đưa ra một tờ giấy:
- Xin ông viết tên và hiệu.
Phố Lang bỏ tên của mình là "Lang" viết một con dấu khắc chìm "Ngưu Phố Chi ấn", một con dấu khắc nổi hai chữ "Bố Y".
Quách Thiết Bút cầm tờ giấy lên nhìn Phố Lang một lượt và nói:
- Ông là ông Ngưu Bố Y?
- Bố Y là tên tự của tôi.
Quách Thiết Bút hoảng hốt chạy ra khỏi quầy hàng vái chào một lần nữa, mời ngồi, rót nước mời uống và nói:
- Tôi lâu nay nghe nói có ông Ngưu Bố Y trú tại am Cam Lộ, ông ta không thiết tiếp khách, bạn bè đều là những vị tai to mặt lớn. Xin lỗi thất lễ, xin lỗi! Tôi xin khắc dấu biếu ông, và không dám lấy tiền. Ở đây có mấy người bạn của tôi cũng ngưỡng mộ ông, hôm nào chúng tôi đến hầu thăm.
Phố Lang sợ ông ta đến am sẽ biết rõ tông tích nên phải đáp:
- Được tiên sinh yêu quí như thế tôi rất cảm ơn. Nhưng độ rày tôi có một ông bạn làm quan ở huyện bên hẹn tôi đến để làm thơ. Tôi phải vắng mặt một ít hôm. Đến mai phải đi sớm. Tiên sinh đừng đến làm gì. Khi nào trở về, chúng ta sẽ nói chuyện. Còn cái dấu thì để sáng mai tôi cũng xin lấy luôn.
Quách Thiết Bút vâng lời. Hôm sau Phố Lang lấy được con dấu đóng vào sách và đem cất kỹ. Mỗi buổi tối lại đem sách ra đọc ở trong am.
Một buổi chiều người ông của Phố Lang là cụ Ngưu đang ngồi rảnh trong làng, thấy cụ Bốc chủ hiệu buôn gạo ở sát tường qua chơi nói chuyện. Cụ Ngưu có sẵn rượu thuốc ở trong hiệu, bèn đi hâm một hồ. Cụ lấy ra hai miếng đậu phụ, một ít măng khô, dưa muối đặt lên quầy hàng và bắt đầu nói chuyện.
Cụ Bốc nói:
- Cụ thế mà khá đấy, buôn bán năm nay phát tài. Cái thằng cháu lớn lại lanh lợi. Cụ có người nối dõi như thế thì thật là có phúc sau này.
- Cụ nói gì thế! Tôi nay không may con trai và dâu thì chết cả, chỉ còn để lại một thằng cháu quái quỷ ấy vợ con chưa có, năm nay đã mười tám tuổi đầu rồi! Ngày nào tôi cũng bảo nó đi đòi nợ mà nó thì mãi đến khuya cũng chưa chịu về. Nói ra cụ không tin, việc này đã nhiều lần lắm rồi! Bây giờ nó đã khôn lớn rồi, thôi tha hồ mà đi theo bọn du đãng hư thân mất nết. Nó cứ chơi bời lêu lổng hỏng cả một đời, như thế thì sau này còn ai lo chôn cất cái thân già này nữa?
Nói xong, cụ Ngưu có vẻ rất buồn. Cụ Bốc nói:
- Chuyện đó không khó khăn gì! Nếu như ông lo ngại cậu ta chưa có vợ thì sao không cưới cho cậu ta một cô vợ để lo liệu cửa nhà? Vả chăng việc đó thì sớm muộn thế nào cũng phải lo!
- Ông ơi! Cái nghề buôn của tôi nuôi miệng ăn chưa đủ, kiếm đâu ra tiền mà lo cho nó?
Cụ Bốc trầm ngâm, nói:
- Bây giờ có một nơi, không biết ông có ưng ý không. Nếu ông ưng thuận thì không mất một đồng tiền nào hết.
- Làm gì có cái việc như thế?
- Tôi trước đây có một gái út gả cho nhà họ Giả làm việc chuyển vận thóc lúa. Không may nó mắc bệnh mất. Thằng rể của tôi lo buôn bán ở xa để lại một cháu gái ngoại cho tôi nuôi, năm nay mười chín, lớn hơn cháu trai cụ một tuổi. Nếu cụ không nghĩ gì, thì tôi gả cháu gái tôi cho cháu cụ. Tôi với cụ là chỗ láng giềng với nhau, yêu con ngon của. Tôi cũng không đòi lễ vật, tiền bạc gì, cụ cũng không đòi tôi của hồi môn làm gì, chỉ cần mấy bộ áo quần vải to là đủ. Nhà chúng ta ở sát vách nhau, chúng ta chỉ phải mở một cái cửa là đưa cháu sang. Mọi tiền cưới xin đều có thể bỏ đi được.
Cụ Ngưu nghe vậy mừng rỡ nói:
- Thật thì cụ tốt quá. Ngày mai tôi sẽ đưa người mối lái sang nhà cụ.
- Cái đó cũng không cần! Nó không phải cháu nội tôi, tôi với cụ khách sáo với nhau làm gì! Bây giờ người làm chủ là tôi, người làm mối cũng là tôi. Cụ chỉ phải mua hai cái thiếp. Tôi sẽ đem thiếp đề ngày sinh tháng đẻ của cháu, cụ nhờ một người xem ngày tốt. Như thế là công việc xong.
Cụ Ngưu nghe vậy liền rót một chén rượu đưa cho cụ Bốc và bước ra khỏi ghế vái một vái. Ngay đó, công việc bàn xong. Cụ Bốc trở về nhà.
Buổi tối hôm ấy, Phố Lang về nhà. Cụ Ngưu đem việc này nói lại với y một lượt. Ngưu Phố không dám trái lời. Sáng hôm sau y viết hai cái thiếp đỏ, một cái mời cụ Bốc làm mối, một cái để xin cô con gái ở nhà họ Giả. Khi nhà gái nhận được thiếp, bèn đưa lá số sang. Cụ Ngưu nhờ thầy bói họ Từ chọn ngày hai mươi bảy là ngày tốt để làm ngày cưới. Cụ Ngưu bán mấy đấu gạo bấy lâu còn giữ lại để mua một cái áo vải ngắn màu lục lót bông, một cái quần vải đỏ, một cái áo ngoài vải xanh, một cái quần vải tím, tất cả bốn cái đều bằng vải. Lại sắm bốn cái đồ trang sức cài đầu đưa sang ba ngày trước hôm cưới.
Ngày hai mươi bảy, cụ Ngưu dậy từ sáng sớm, đem chăn nệm đặt lên quầy hàng vì từ nay giường cụ là ở đấy. Trong nhà chỉ có một gian một chái, chái để quầy hàng còn lại một gian thì nửa ngoài là chỗ tiếp khách và phía trong là buồng cô dâu. Sau khi đã nhường cái giường của mình cho cháu, cụ Ngưu giúp chú rể sửa soạn chăn, màn, đệm. Cụ lại còn khiêng một cái bàn nhỏ đến đặt ở dưới mái sau nhà, có ánh sáng cửa sổ rọi vào để cho cô dâu đặt gương soi mà chải đầu.
Sau khi dọn dẹp trong buồng đâu vào đấy rồi, cụ bèn dựng một cái mái bằng chiếu ở sân trong làm nhà bếp. Bận rộn mất một buổi sáng. Sau đó đưa tiền cho Ngưu Phố đi mua các đồ vật. Cụ Bốc đã sắm sửa gương, giá đèn, bình trà, chậu rửa mặt, hai cái gối, bảo con cả là Bốc Thành gánh đến. Bốc Thành đến ngoài cửa vái chào cụ Ngưu. Cụ Ngưu trong lòng áy náy, mời ngồi, vội vàng lấy ở sau quầy hàng ra một cái hộp đem ra hai miếng mứt cam và một ít kẹo, rót một chén trà cầm hai tay đưa cho Bốc Thành và nói:
- Như thế này thật là làm phiền anh quá, lòng tôi áy náy hết sức!
- Bác không nên nói thế. Việc này là việc của cháu.
Nói xong, ngồi xuống uống trà.
Bỗng thấy Ngưu Phố đầu đội mũ hình miếng ngói mới, mình mặc áo xanh mới may, đi đôi giày mới ở ngoài bước vào. Đằng sau có một người nữa tay cầm mấy miếng thịt tướng, hai con gà, một con cá to, một ít măng khô, rau. Ngưu Phố thì tay bưng mỡ, muối và các đồ gia vị. Cụ Ngưu nói:
- Đây là cậu của cháu! Cháu lại mà chào cậu đi.
Ngưu Phố đặt đồ đạc xuống, cúi chào Bốc Thành, rồi đứng dậy cho người gánh đồ mấy đồng tiền. Còn mình mang các thức ăn xuống bếp.
Vừa lúc ấy Bốc Tín, con thứ hai của cụ Bốc bưng một cái hòm sang. Ở trong ấy có đủ kim, chỉ, mặt hài của cô dâu. Lại đem đến một cái khay lớn. Trên khay có mười cái chén đựng kẹo bọc hoa giấy để ngày mai làm lễ cúng tổ tiên. Cụ Ngưu giữ lại uống trà. Ngưu Phố cũng ra chào. Bốc Thành và em ngồi một lúc rồi từ tạ về. Cụ Ngưu xuống nhà bếp chuẩn bị dọn tiệc, bận rộn suốt một ngày.
Đến tối, cụ Ngưu thắp hai cây sáp đỏ cao, mỗi cây sáp trang điểm thêm mấy bông hoa giấy và mời hai bà già hàng xóm đưa cô dâu vào lạy trước đuốc hoa. Cụ Ngưu lại bày một bữa tiệc cho họ ở trong buồng cô dâu để họ cùng cô dâu ngồi ăn. Sau đó, cụ lại đặt một cái bàn ở trong phòng khách, thắp một ngọn nến, bày bát đũa ra mời ba cha con cụ Bốc ngồi. Cụ Ngưu trước tiên rót một chén rượu để cảm tạ trời đất, rồi rót một chén nữa đưa cho cụ Bốc, mời cụ Bốc ngồi lên ghế trên nói:
- Việc kết hôn này trăm sự nhờ cụ có lòng yêu. Tôi cảm kích khôn xiết. Nhưng chúng ta đều là người nghèo cả không làm sao dọn một bữa tiệc cho nó kha khá. Cho nên chỉ có một chén rượu nhạt. Tôi lại làm phiền cả hai cậu đến đây. Có việc gì xin thứ lỗi cho.Cụ Ngưu nói xong đứng vái dài. Cụ Bốc cũng đáp lễ lại. Cụ Ngưu lại mời Bốc Thành, Bốc Tín ngồi vào bàn. Hai người hai ba lần từ chối mới chịu ngồi xuống.
Cụ Ngưu nói:
- Thực ra thì thế này không phải là bữa tiệc, nhưng là chỗ thân thiết chắc các vị cũng không cười. Nhà chúng tôi không có gì khác ngoài lá chè và than. Cho nên hôm nay chúng tôi có nấu một ấm chè để giữ các vị cùng ở lại nói chuyện đến canh năm, cho đến khi hai cháu ra lạy chào. Tôi chỉ biết làm thế để tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Cụ Bốc nói: - Này ông! Cháu tôi nó trẻ người chưa biết gì là lễ phép. Cha nó lại không ở đây, của hồi môn thành ra cũng không có. Tôi xấu hổ chết đi được! Nếu nói chuyện đến sáng thì tôi cũng xin vâng, về mà làm gì?
Tiệc xong, Bốc Thành và Bốc Tín đều trở về. Cụ Bốc ở lại đến canh năm. Hai vợ chồng ăn mặc xong ra, mời cụ Ngưu ngồi ở trên để cùng lạy. Cụ Ngưu nói:
- Này cháu! Ông nuôi cháu đến ngày nay không phải là việc dễ. Nay may nhờ có ông ngoại cháu giúp ông lo việc trăm năm cho cháu nên cháu đã nên vợ nên chồng. Từ nay trở đi, tất cả mọi việc trong cửa hàng, ông đều giao cho cháu lo liệu hết. Tất cả mọi việc mua bán, lãi lỗ cho vay cháu đều phải tự mình lo liệu lấy. Ông thì già mệt rồi, chỉ có thể ngồi xem xét, giúp đỡ cháu trông hàng. Cháu xem ông như người già giúp việc vậy. Cháu được một người vợ tốt. Ông mong hai vợ chồng cháu sẽ bách niên giai lão, đông con nhiều cháu.
Lạy cụ Ngưu xong, hai vợ chồng mời cụ Bốc ngồi lên để nhận lễ. Hai người lại cúi đầu lạy.
Cụ Bốc nói:
- Nếu cháu ngoại của tôi có làm điều gì trái, xin anh chỉ bày cho. Cháu phải kính trọng người trên, chớ có trái lời cha, lời chồng. Cháu là người đàn bà duy nhất trong nhà. Phàm việc gì cũng phải chăm chỉ, chu đáo, chớ để cho ông cháu phải lo.
Nói xong cụ Bốc đỡ hai người dậy. Cụ Ngưu giữ ông thông gia lại ăn sáng. Cụ Bốc cáo từ ra về. Từ đấy nhà cụ Ngưu có tất cả ba người, sống qua ngày qua tháng.
Sau khi lấy vợ, trong một thời gian, Ngưu không đến am. Một hôm nhân việc đi đòi nợ, Ngưu thuận đường đi ngang qua am. Vừa tới cửa Phù Kiều, trông thấy ở ngoài cửa am có năm sáu con ngựa, trên ngựa đều có hành lý, có người coi ngựa. Đến gần thì thấy ở phía tây điện Vi Đà có ba bốn người ngồi trên ghế dài, đầu đội mũ lông chiên rộng, mình mặc áo lụa. Tay phải thì vuốt râu, tay trái ve vẩy cái roi ngựa, họ ngồi vắt chân cho nên thấy cả cái giày đầu đen đế trắng. Ngưu Phố không dám vào, nhưng hòa thượng đã nhìn thấy, vội vàng vẫy tay:
- Này con! Sao mấy lâu nay không thấy con đến chơi! Ta đang đợi con đến nói câu chuyện đây. Mau mau vào đây!
Ngưu Phố thấy hòa thượng gọi, đánh bạo bước vào. Thấy hòa thượng đã thu xếp hành lý chỉnh tề như sắp đi đâu Ngưu Phố bèn kinh ngạc hỏi:
- Sư phụ! Sư phụ mang hành lý định đi đâu7?
- Mấy người đợi ở ngoài là do cụ lớn Tề làm đề đốc ở kinh sai đến. Cụ lớn Tề trước đây là môn đệ của ta, lúc ta còn ở kinh. Nay cụ đã làm quan to, nên đặc biệt cho người mời ta về kinh để coi chùa Bảo Quốc. Ta vốn không muốn đi, nhưng vì trước đây có một người bạn của ta chết ở chùa này, ông ta có một người bạn lên kinh thi hội. Ta muốn nhân cơ hội này lên kinh để nói với người kia đem quan tài người này về nhà mà chôn. Như thế cũng là thỏa điều mong ước của ta. Hôm trước ta nói có hai quyển thơ muốn cho con, đó là thơ của người chết này. Hiện nay để ở trong hòm. Ta cũng không có thì giờ mở ra xem. Con cứ mở hòm ra lấy xem. Lại có cái nệm lót giường và mấy cái đồ vặt vãnh ta không mang đi được, con giữ hộ, đợi khi ta về.
Ngưu Phố muốn hỏi thì mấy người kia vào nói:
- Hôm nay trời còn sớm cần phải đi vài mươi dặm. Xin mời sư phụ mau mau lên ngựa để cho chúng con đi kẻo trễ.
Nói xong, mang hành lý, đỡ hòa thượng lên ngựa và mấy người này cũng đều nhảy lên ngựa đi theo. Ngưu Phố tiễn ra ngoài, chỉ nói được một câu: "Chúc sư phụ lên đường bình an", thì đoàn ngựa đã phi như bay.
Ngưu Phố nhìn không thấy hòa thượng mới quay vào, thân hành xem lại các đồ vật, lấy cái khóa ở cửa phòng của hòa thượng đem ra khóa cửa am rồi về nhà nghỉ.
Hôm sau y lại đến am, nghĩ bụng:
- Hòa thượng đi rồi, không còn ai biết nữa. Tại sao ta không nhận phắt là Ngưu Bố Y?
Bèn lấy một tờ giấy viết năm chữ lớn: "Ngưu Bố Y ở đây". Và từ đấy, ngày nào cũng đến am.
Một tháng qua, cụ Ngưu ngồi trong hiệu không có việc gì làm, mới đem sổ sách ra xem thì thấy số người mắc nợ mình không còn lại bao nhiêu. Mỗi ngày bán được vài chục đồng tiền chỉ dùng vào tiền gạo, tiền củi là hết nhẵn. Sau khi tính toán thấy số tiền vốn mười phần đã mất đi bảy phần, cửa hàng này sắp đến ngày đóng cửa, cụ giận lắm chỉ trợn mắt không nói một lời. Đến tối Ngưu Phố về nhà, cụ đem việc này hỏi y. Ngưu Phố trả lời ấp úng, trong miệng chỉ thấy "chi, hồ, giả, dã" 2 không đâu vào đâu hết.
Cụ Ngưu tức quá sinh ốm. Người đã già bảy mươi tuổi, nguyên khí suy nhược, lại không có thuốc thang tẩm bổ, bệnh chỉ trong mười ngày là tận số quy tiên.
Hai vợ chồng Ngưu Phố khóc, la ầm ĩ. Cụ Bốc nghe vậy vội vàng chạy sang thấy xác cụ Ngưu đặt ở ngoài cửa liền gọi:
- Anh!
Và hai dòng nước mắt chảy như mưa. Nhìn thấy Ngưu Phố đứng bên cạnh khóc nức nở không nói ra tiếng, cụ Bốc nói:
- Việc đã như thế này không phải là lúc khóc than. Cháu hãy bảo vợ cháu giữ gìn ông cháu, còn cháu thì cùng ta lo liệu việc khâm liệm.
Ngưu Phố gạt lệ cảm tạ cụ Bốc. Hai người cùng đi tới một cái hiệu cụ Bốc quen, mua chịu một cái quan tài, lại mua mấy thước vải nhờ thợ may cắt áo quần. Đến buổi chiều thì khâm liệm. Hôm sau thuê tám người khiêng quan tài đi đến chỗ phần mộ của tổ tiên để an táng. Cụ Bốc lại mời một người thầy bói là ông Từ. Cụ cỡi con lừa, cùng đi với ông Từ đến huyệt. Nhìn người thân hạ huyệt, cụ khóc một hồi rồi cùng thầy bói trở về, để lại Ngưu Phố trông coi phần mộ ba ngày.
Cụ Bốc vừa về đến nhà thì người đủ mọi lớp đến đòi tiền. Cụ Bốc đều hứa trả cho họ. Nhưng khi Ngưu Phố về, nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn đủ năm lạng để trả tiền áo quan. Ngoài ra tiền vải, tiền thợ may, tiền người khiêng đều không biết lấy đâu ra. Không biết làm thế nào, Ngưu đành đem cầm cái nhà mình ở cho người giữ đập nước ở cầu Phù Kiều lấy mười lăm lạng bạc. Sau khi trả mọi thứ nợ, Ngưu Phố còn lại hơn bốn lạng. Cụ Bốc bảo giữ lại để đến tiết thanh minh sang năm đắp mộ cho cụ Ngưu. Thấy Ngưu Phố và vợ không có nơi ở, cụ Bốc dọn một gian nhà của mình cho hai người đến ở để giao nhà lại cho người kia. Hôm dọn nhà, cụ Bốc soạn một bữa cơm để đón hai người về và ngồi với họ một lát. Nhưng nghĩ đến người thân đã chết thì cụ lại nức nở, nghẹn ngào.
Thấm thoắt đến ngày ba mươi tết. Cụ Bốc sửa soạn ăn mừng năm mới. Dâu, con trong phòng chuẩn bị rượu, đồ ăn và một lò than. Cụ Bốc đưa mấy cân than cho Ngưu Phố bảo Ngưu Phố đốt than ở trong phòng. Lại đưa vào một bàn rượu thịt bảo y lập bài vị mà cúng ông nội. Ngày mồng một đầu năm, lại bảo y đi ra mộ đốt vàng giấy. Cụ vừa nói vừa khóc:
- Anh ra ngoài mộ, thưa với cụ rằng tôi tuổi già, năm nay trời lạnh, tôi không thể ra chúc cụ năm mới được.
Ngưu Phố vâng dạ, đi ra.
Đến mãi ngày mồng ba, cụ Bốc mới đi mừng lại các nhà khác. Sau khi uống vài chén rượu, ăn vài miếng ở nhà bạn, cụ đi qua cầu Phù Kiều. Nhìn thấy nhà người giữ đập nước dán đôi câu đối mừng xuân đỏ chói, cụ không sao cầm được nỗi lòng, khóc hoài khóc mãi. Đang định trở về thì bỗng gặp người cháu rể nắm lấy tay cụ mời vào nhà. Người cháu gái mặc quần áo đẹp ra chúc mừng năm mới. Chào xong, họ giữ cụ lại uống rượu, ăn bánh nếp. Cụ ăn được hai cái thì thôi. Đứa cháu gái mời mãi, cụ mới lại ăn thêm hai cái nữa. Lúc trở về nhà thì gặp phải cơn gió độc, cụ biết mình mắc bệnh. Đến tối nhức đầu sốt nóng và phải đi nằm. Mời thầy thuốc đến, nói là cụ lo lắng nhiều nên sinh chứng đờm. Người thì bảo phải dùng thuốc phát tán.
Người bảo phải dùng thuốc ôn trung. Người lại cho là tuổi già phải dùng thuốc bổ, không ai giống ai. Bốc Thành, Bốc Tín hoảng hốt, cả ngày ở bên cạnh. Ngưu Phố sáng chiều vào phòng hỏi thăm.
Hôm ấy trời tối, cụ Bốc nằm trên giường thấy có hai người trèo qua cửa sổ đến trước giường tay cầm một tờ giấy đưa cho cụ xem. Nhưng lúc cụ hỏi mọi người, thì tất cả đều trả lời rằng không thấy ai cả. Cụ Bốc cầm tờ giấy trong tay, nhìn ra là một danh sách tên người viết bằng chữ son, có tất cả ba mươi bốn, ba mươi lăm tên, tên đầu là Ngưu Tương, tên người thông gia của cụ, tên chót là Bốc Sùng Lễ chính là tên của cụ. Cụ lại định hỏi người mang giấy đến nhưng chợp mắt một cái, cả người lẫn giấy đều không thấy ở đâu.
Nhân phen này làm cho
cửa quan giao kết nên chi thân thích khôn nương,
đường hoạn ngao du, may được họ hàng khá cậy.
Muốn biết cụ Bốc tính mạng ra sao hãy xem hồi sau phân giải.
Bình luận facebook