Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 40: Núi quảng vũ tiêu vân tiên thưởng tuyết cầu lợi thiệp thẩm quỳnh chi bán văn
Tiêu Vân Tiên vâng lệnh Thiếu Bảo trông coi việc xây thành làm vất vả mất ba bốn năm mới xong. Thành chu vi mười dặm, có sáu cửa, trong thành có năm nha môn. Tiêu Vân Tiên viết bảng chiêu tập lưu dân đến ở và cho nhân dân đến khai khẩn đất hoang ở ngoài thành.
Tiêu Vân Tiên nghĩ bụng: - Đất này khô, nếu gặp năm đói kém thì nhân dân không có lương thực mà ăn. Ta phải lo việc thủy lợi mới được.
Tiêu Vân Tiên bèn đem tiền và lương thực ra thuê dân phu. Tiêu Vân Tiên thân hành chỉ dẫn nhân dân đào nhiều con sông trên khắp cánh đồng. Sông chảy vào ngòi, ngòi chảy vào lạch, cái cao, cái thấp, trông như cảnh tượng Giang Nam vậy. Khi làm xong, Tiêu Vân Tiên cưỡi ngựa mang theo Mộc Nại đi đến các nơi để khao thưởng, đến nơi nào, Tiêu Vân Tiên cũng giết bò, mổ dê, truyền lệnh gọi nhân dân địa phương đến đông đủ. Tiêu Vân Tiên xây một cái đàn, đặt bài vị Thần Nông ở đấy và mang thịt bò, thịt dê đến tế. Tiêu Vân Tiên đội mũ sa, mặc áo lễ đứng trước đàn, nhân dân đứng đằng sau. Mộc Nại ở bên cạnh xướng lễ. Sau khi dâng hương, rót ba tuần rượu, và lạy tám lạy, Tiêu lại dẫn nhân dân hướng về Bắc khuyết 1 tung hô cúi đầu, cảm tạ ơn đức nhà vua. Sau đó, cho mọi người ngồi thành một vòng, Tiêu ngồi giữa, tuốt kiếm chặt thịt, lấy chén tống ra uống rượu, reo hò cười vui. Họ uống rượu và vui chơi một ngày. Tiêu Vân Tiên quay về phía mọi người nói:
- Ta và trăm họ được uống say hết một ngày trời ở đây là có nguyên do. Ngày nay nhờ ơn hoàng đế lại nhờ sức của trăm họ mới khai khẩn được nhiều ruộng. Ta là Vân Tiên cũng góp một phần vào đấy. Nay ta trồng một cây liễu, mỗi người các ngươi cũng trồng một cây, hoặc liễu, hoặc đào, hoặc mơ đều được, để nhớ công việc hôm nay.
Mọi người reo hò như sấm dậy! Ai cũng đi trồng đào, liễu bên đường cái. Tiêu Vân Tiên và Mộc Nại nay ở nơi này, mai ở nơi khác, cùng nhân dân ăn uống mất mấy mươi ngày, trồng được mấy vạn cây liễu. Nhân dân cảm ân đức của Tiêu Vân Tiên dựng lên miếu "Tiên Nông Từ" ở ngoài thành. Ở chính giữa là bài vị Thần nông, ở bên cạnh có bài vị thờ sống Tiêu Vân Tiên, chúc Tiêu sống lâu và hưởng lộc nhiều. Lại tìm một người thợ vẽ để vẽ trên tường hình Tiêu Vân Tiên đầu đội mũ sa, mình mặc áo lễ, cưỡi ngựa, ở đằng trước vẽ hình Mộc Nại 2 tay cầm một cái cờ đỏ, dắt ngựa tỏ ra khuyến khích nghề nông. Trăm họ, trai gái đến ngày mồng một ngày rằm hàng tháng đến đó đốt hương, thắp đèn và gùi khấn vái.
Năm sau, vào mùa xuân, dương liễu xanh tươi, hoa đào hoa hạnh dần dần nở. Tiêu Vân Tiên cưỡi ngựa, mang theo Mộc Nại ra ngoài chơi. Thấy dưới bóng cây xanh, trẻ con trăm họ, tụm năm tụm ba chăn bò, đứa thì cưỡi trên lưng bò, có đứa lại nằm ngang trên lưng, dắt bò đến ngồi bên ruộng uống nước. Uống xong, bò từ từ đi khuất sau các nhà. Tiêu Vân Tiên trong lòng vui sướng nói với Mộc Nại:
- Xem quang cảnh này thì trăm họ có thể kiếm ăn được. Nhìn đứa trẻ nào cũng xinh xắn và thông minh. Bây giờ phải làm thế nào tìm thầy dạy cho chúng học thì mới được!
Mộc Nại nói:
- Ông không biết sao? Hôm trước có một người quê ở Giang Nam đến ở tại miếu Tiên Nông, có lẽ hiện nay ông ta vẫn còn ở đấy. Ông đi bàn với ông ta xem!
Tiêu Vân Tiên nói:
- Như thế thì tốt lắm!
Tiêu Vân Tiên bèn quay ngựa đến miếu. Hai người bước vào vái chào người kia. Vân Tiên nói:
- Nghe nói tiên sinh quê ở Giang Nam, làm sao lại đến ở nơi biên cương xa xôi này? Xin tiên sinh cho biết họ tên.
Người kia nói:
- Tôi họ Thẩm, người ở Thường Châu. Năm trước, tôi có đến thăm một người thân thích buôn bán ở Thanh Phong, không ngờ gặp cảnh chiến tranh, tôi phải lưu lạc ở đây đã năm sáu năm không trở về nhà được. Gần đây, nghe nói ông Tiêu ở triều đình lại đây đắp thành, lo việc thủy lợi cho nên tôi đến xem. Ông tên họ là gì, nha môn của ông ở đâu?
- Tiểu đệ là Tiêu Vân Tiên, đang lo việc thủy lợi ở đây! Người kia đứng dậy vái chào và nói:
- Ông thật là Định Viễn Hầu đời nay 3 tôi khâm phục vô cùng!
- Tiên sinh đã tới đây, vậy tôi là chủ, xin mời tiên sinh đến công đường chơi.
Vân Tiên bèn gọi hai người mang hành lý của Thẩm, bảo Mộc Nại dắt ngựa, Tiêu Vân Tiên và Thẩm dắt tay nhau về công đường, sai dọn cơm rượu để tiếp đãi và nói đến việc mình mời Thẩm dạy học. Thẩm nhận lời. Tiêu Vân Tiên lại nói:
- Chỉ có một người dạy thì không đủ!
Bèn chọn lấy mười người biết nhiều chữ nhất trong số hai ba ngàn quân sĩ đóng ở đấy nhờ Thẩm hàng ngày dạy cho họ học thêm và mở luôn mười lớp học. Những đứa trẻ nào hơi thông minh một chút đều được nuôi ở học đường để dạy dỗ. Được hơn hai năm. Thẩm dạy cho họ cái trò "phá đề" "phá thừa", "khơi giảng" vân vân. Những người làm được đều được Tiêu Vân Tiên tôn trọng tỏ rằng mình ưu đãi. Những người kia cũng biết việc học là một việc sang trọng.
Sau khi công việc đã xong. Tiêu Vân Tiên viết một công văn sai Mộc Nại mang đi. Mộc Nại yết kiến Thiếu Bảo, Thiếu Bảo hỏi tỉ mỉ sự tình thưởng cho y chức Bá Tổng 4 và căn cứ vào tờ công văn của Tiêu, viết một tờ công văn trình lên bộ Binh.
Nhưng bộ Công viết giấy hạch toán như sau:
"Việc Tiêu Vân Tiên xây đắp thành Thanh Phong đã được quan phụ trách báo cáo lên: Về gạch, vôi, thợ nề cộng tất cả tiền mất 19.360 lạng 12 phân 1 ly 5 hào.
Nay xét lại, thì nơi ấy có nước gần, việc làm gạch làm vôi rất dễ. Dân lưu tán lo việc công dịch lại nhiều. Không thể để tùy ý xa phí như thế được! Như vậy, phải rút ra
7.525 lạng bắt quan sở tại chịu. Xét ra, viên quan này là người phủ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Vậy báo cho các quan địa phương biết để lưu ý làm sao cho số tiền này được trả đúng hạn. Chỉ này đã được hoàng đế y".
Sau khi Tiêu Vân Tiên nhận được của quan trên bản sao về công văn này và lệnh trả tiền của quan trên, Tiêu Vân Tiên chỉ còn cách thu xếp hành lý trở về Thành Đô. Về đến nhà, thấy cha đã nằm liệt trên giường bệnh không sao dậy nổi. Tiêu Vân Tiên đến trước giường hỏi thăm sức khỏe của cha, và kể lại từ đầu đến đuôi mọi việc xảy ra từ khi đầu quân. Sau đó, cúi đầu nằm xuống đất không đứng lên nữa.
Tiêu Hạo Hiên nói:
- Con không làm việc gì sai trái, tại sao con lại không đứng lên?
Tiêu Vân Tiên kể chuyện về việc xây thành, bị bộ Công hặc rút bớt chi phí nên phải bồi thường và nói:
- Người con hiếu phải giúp đỡ cha mẹ. Nay con chẳng giúp đỡ cha được mảy may nào lại làm mất hết cả sản nghiệp của cha. Thực là con không bằng người ta, cho nên con rất lấy làm hổ thẹn!
- Đó là mệnh lệnh của triều đình, chứ không phải là con tiêu tiền hoang phí, con không nên buồn bã làm gì cho vô ích. Sản nghiệp của ta nhặt nhanh tất cả cũng được chừng bảy ngàn lạng. Con cứ làm giấy giao hết cho triều đình.
Tiêu Vân Tiên khóc và vâng lời. Nhìn thấy cha bệnh nặng. Tiêu Vân Tiên không kịp thay quần áo, chăm sóc cha mười ngày đêm liền, nhưng cũng không ăn thua gì. Tiêu Vân Tiên khóc mà hỏi:
- Cha có trối lại gì không?
Tiêu Hạo Hiên nói:
- Con nói gì mà ngốc thế! Ta còn sống ngày nào thì còn làm chủ ngày ấy, ta chết đi rồi thì tất cả đều là việc của con. Ở đời cốt nhất là phải làm con người trung, hiếu, còn ngoài ra đều là việc vặt hết!
Nói xong Hạo Hiên nhắm mắt qua đời.
Tiêu Vân Tiên kêu trời gào đất hết sức đau xót và lo việc chôn cất chu đáo theo đúng tang lễ. Vân Tiên một mình thở dài:
- Người ta nói: "Tái ông mất ngựa biết đâu là họa hay là phúc 5 Nếu không bị quan bắt bồi thường thì chắc chắn ta không thể về nhà. Như thế, thì không sao mà lo liệu được việc tống táng cha. Cho hay việc về nhà lần này cũng không thể nói là bất hạnh được.
Chôn cất xong, Vân Tiên đem tất cả gia sản ra bồi thường còn thiếu trên ba trăm lạng. Quan địa phương vẫn thúc bách gắt gao. May gặp lúc quan tri phủ vì án trộm cướp nên bị giáng chức đi nơi khác. Quan tri phủ mới đến là người được Bình Thiếu Bảo đề cử khi Thiếu Bảo còn làm Tuần Vũ. Sau khi nhậm chức, tri phủ biết Tiêu Vân Tiên là người của Thiếu Bảo cho nên làm một tờ trình rằng Tiêu Vân Tiên đã thanh toán khoản bồi thường kia rồi, và khuyên Vân Tiên đến gặp Bình Thiếu Bảo để tìm cách bồi thường sau. Thiếu Bảo trông thấy Tiêu Vân Tiên an ủi một lúc và viết một cái giấy lên bộ Binh. Quan đương sự nói:
"Việc Tiêu Vân Tiên xây thành không có lệ thăng thưởng. Phải cứ làm chức Thiên tổng cũ nhưng cho ăn lương bổng của thủ bị. Khi nào khuyết chân thủ bị thì sẽ dẫn đến bộ yết kiến".
Tiêu Vân Tiên đợi năm sáu tháng trong bộ mới được thăng làm thủ bị ở vệ Giang Hoài, phủ Ứng Thiên. Khi lên kinh yết kiến thì nhận được chiếu chỉ phải đi ngay đến nơi nhận chức.
Tiêu Vân Tiên mang công văn ra khỏi kinh theo đường phía đông về Nam Kinh. Đi qua cầu Chu Long, đến vệ Quảng vũ, buổi chiều vào nghỉ trong một cái quán. Bấy giờ là lúc giữa mùa đông. Trời rất lạnh. Vào khoảng cuối canh hai, chủ quán nói với các hành khách:
- Các ông mau mau tỉnh dậy! Ông Bả tổng Mọc Nại đi soát.
Mọi người đều khoác áo ngồi dậy. Thấy bốn năm người lính mang đèn lồng soi đường cho ông Bả tổng đi khám xét danh sách hành khách. Tiêu Vân Tiên nhìn ra thì chính là Mộc Nại. Mộc Nại thấy Vân Tiên mừng rỡ khôn xiết hỏi thăm sức khỏe, vội vàng mời Vân Tiên về chỗ mình làm việc nghỉ một đêm.
Hôm sau Tiêu Vân Tiên muốn đi. Mộc Nại giữ lại nói: - Ông hãy thư lại một hôm. Trời này sắp có nhiều tuyết. Hôm nay hãy đến xem đền thờ Nguyễn Công ở núi Quảng Vũ và ông hãy cho con làm tròn trách nhiệm người chủ.
Vân Tiên bằng lòng.
Mộc Nại bảo sửa soạn hai con ngựa, cùng Vân Tiên cưỡi ngựa, lại bảo một người lính mang theo nem, thịt và một hồ rượu đến đền thờ Nguyễn Công ở núi Quảng vũ. Đạo sĩ ra tiếp, mời vào ngồi ở lầu phía sau. Đạo sĩ không dám ngồi tiếp chỉ mang trà đến Mộc nại nhân tiện mở sáu cái cửa sổ nhìn ra núi Quảng Vũ.
Trên núi cây cối tiêu điều, gió bắc thổi, làm cho quang cảnh thê lương. Những bông tuyết từ trên trời rơi xuống. Tiêu Vân Tiên thấy vậy, nói với Mộc nại:
- Ở thành Thanh Phong hai chúng ta đã thấy tuyết không biết bao nhiêu lần rồi! Nhưng không lúc nào thấy nó thê lương buồn bã như hôm nay. Quả thật lạnh buốt xương!
Mộc Nại nói: - Nhờ tới hai ông đô đốc lúc bấy giờ mặc áo điêu áo cừu đứng bên lửa, chắc là họ vui sướng lắm nhỉ!
Uống rượu xong, Tiêu Vân Tiên đứng dậy đi dạo chơi. Ở lầu bên phải có một cái gác nhỏ, trên tường có nhiều danh nhân đề thơ ngâm vịnh. Tiêu Vân Tiên xem thấy ở trong đó có một bài đề là "Quảng Vũ sơn hoài cổ", đọc lên là một bài thơ thất ngôn cổ phong. Tiêu đọc đi đọc lại mấy lần không ngờ rơi nước mắt. Mộc Nại đứng bên cạnh không hiểu tại sao. Tiêu Vân Tiên lại nhìn ở đắng sau có một hàng chữ đề "Do Vũ Thư hiệu là Chính Tự ở Nam Kinh viết". Vân Tiên xem xong ghi nhớ trong lòng, sau đó thu thập hành lý về chỗ làm việc của Mộc Nại, ở lại đấy một đêm nữa. Hôm sau, trời sáng, Tiêu Vân Tiên từ biệt Mộc Nại ra đi. Mộc nại tiễn đến trạm Đại Liễu mới trở về.
Tiêu Vân Tiên qua sông Dương Tử ở Phố Khẩu rồi đến kinh thành. Sau khi đưa giấy tờ, Tiêu đến nhận chức mới. Tiêu xét lại số người vận chuyển, số thuyền và bàn giao với người đã làm trước. Hôm ấy Tiêu hỏi người làm việc vận chuyển:
- Anh có biết ở đây có ai họ vũ hiệu là Chính Tự không?
- Tôi không biết. Ông hỏi ông ta vì cớ gì?
- Ta ở Vệ Quảng vũ thấy thơ của ông ta nên muốn gặp.
- Nếu là người làm thơ thì con đến trường Quốc Tử Giám hỏi là biết.
- Thế thì anh đi hỏi nhanh đi!
Hôm sau người kia trở về nói:
- Tôi đến hỏi trường Giám, người ta nói có ông Vũ, gọi là Vũ Thư là giám sinh hiện ở Hoa Bài Lâu.
- Mau gọi một người đi theo không cần mang theo gì. Ta muốn gặp ông ta lắm.
Vân Tiên đi ngay đến Hoa Bài Lâu. lầu này quay mặt về hướng đông. Tiêu Vân Tiên đưa danh thiếp, Vũ Thư ra gặp. Vân Tiên nói:
- Tôi là một kẻ vũ phu mới đến đây; nhưng ngưỡng mộ bậc hiền nhân quân tử. Hôm trước, ở trên tường núi Quảng Vũ, tôi được đọc bài thơ hoài cổ của ông cho nên muốn đến đây bái yết.
- Bài thơ ấy của tôi, chẳng qua là xúc cảm trong lúc ấy mà làm không ngờ làm bẩn mắt ngài.
Vũ Thư mang trà ra cùng uống. Vũ Thư nói: - Ông từ Quảng Vũ đến đây, tôi chắc là ở kinh phái đến. - Không giấu gì ông. Việc nói ra thì dài. Sau khi tôi lấy lại được thành Thanh Phong, tôi sửa chữa thành lãng phí, nên vừa mới trang trải xong số tiền bồi thường. Vừa đây, tôi được thăng từ chức thiên tổng đến làm ở vệ Giang Hoài này. Nay được gặp tiên sinh, tôi rất mừng, có điều gì mong tiên sinh chỉ giáo.
- Tôi cũng mong được ông dạy bảo.
Nói chuyện xong Tiêu Vân Tiên đứng dậy ra về! Vũ Thư tiễn ra ngoài cửa, thấy một người làm việc ở Giám chạy vào nói:
- Cụ Ngu muốn gặp ông ở nhà.
Vũ Thư bèn đến thăm Ngu bác sĩ, Ngu bác sĩ nói:
- Việc sắc phong của bà cụ đã bị bác ba lần vì đơn xin quá chậm. Nay mới được chuẩn y. Tiền để làm nhà bia 6 hiện nay ở nhà tôi, anh mau đến mà lấy.
Vũ Thư cảm tạ đi ra. Hôm sau Vũ Thư mang thiếp đến thăm Vân Tiên, Vân Tiên mời vào nhà, rót nước, mời ngồi, Vũ Thư nói:
- Hôm qua ông hạ cố đến thăm tôi, tôi rất lấy làm cảm kích. Bài thơ của tôi lại được ông khen quá đáng trong lòng không an. Hiện nay tôi có mang theo đây một số bài thơ mong ông chỉ giáo.
Vũ Thư rút trong ống tay áo ra một quyển thơ. Tiêu cầm lấy, xem mấy trang, nức nở khen. Tiêu mời Vũ vào thư phòng ăn cơm. Ăn xong, Tiêu lấy ra một quyển tranh đưa cho Vũ Thư và nói:
- Đây là một tranh vẽ một vài việc tôi đã làm! Mong ông trổ tài văn chương đề vài bài thơ hay một bài văn để cho công việc làm của tôi sau này khỏi mai một đi.
Vũ Thư nhận lấy, đặt lên bàn, giở ra xem. Tờ ngoài có bốn chữ "Tây chinh tiểu ký". Ở trong có ba bức vẽ: Bức thứ nhất: "Phá địch ở Ỷ Nhi Sơn. Bức thứ hai: "Đánh lấy thành Thanh Phong". Bức thứ ba: "Mùa xuân khuyến khích việc nông". Dới mỗi bức tranh có viết tỉ mỉ sự việc xảy ra. Vũ Thư xem vui mừng nói:
- "Phi tướng quân" gặp số không may 7. Xưa nay đại khái thế cả! Ông công lao như thế, ngày nay vẫn làm chức thấp! Còn việc làm thơ thì tôi xin lĩnh giáo. Vì ông địa vị thấp nên công danh sự nghiệp to tát như thế vẫn không được ghi vào sử sách. Nay cần phải có vài tay văn tài kể lại, như thế văn tập sẽ được lưu truyền và lòng trung nghĩa của ông sẽ không bị mai một.
- Tôi xứng đâu với lời khen như thế! Nhưng nhờ văn tài của ông, tôi cũng nhờ đó mà không bị mai một.
- Không phải thế đâu! Tôi xin mang tập tranh này về. Ở đây có mấy vị danh sĩ, rất thích tán dương những người trung hiếu. Nếu họ thấy sự nghiệp của ông chắc họ sẽ làm thơ ngâm vịnh. Như thế việc làm của ông sẽ được lưu truyền mãi.
- Theo ý ông, tôi có thể đến thăm các vị ấy không?
- Được chứ!
Tiêu Vân Tiên lấy ra một tờ thiếp đỏ và bảo Vũ Thư viết tên và chỗ ở Ngu Dục Đức, Trì hành Sơn, Trang Thiệu Quang, Đỗ Thiếu Khanh. Vũ Thư viết xong, giao cho Tiêu Vân Tiên còn mình thì mang tập tranh về nhà.
Hôm sau, Tiêu Vân Tiên đến thăm những người kia và họ đều đến thăm lại. Sau đó Vân Tiên vâng lệnh mang lương thực vận chuyển đến miền Hoài. Tiêu xuống thuyền đi đến Dương Châu. Trước cửa sở thuế chật ních những thuyền. Đang lúc ồn ào thấy đằng sau có một chiếc thuyền, trên thuyền có một người đứng. Thấy Tiêu, người kia kêu lên:
- Ông Tiêu! Sao ông lại ở đây?
Tiêu Vân Tiên ngoảnh lại:
- A! Té ra ông Thẩm! Ông đến đây lúc nào thế?
Tiêu Vân Tiên bèn bảo ghé thuyền lại gần. Thẩm nhảy lên thuyền. Vân Tiên nói:
- Từ lúc xa nhau ở thành Thanh Phong đến nay đã mấy năm. Ông về Nam từ bao giờ?
- Từ khi khi được ông đoái tới, tôi dạy học được hai năm dành được ít tiền trở về làng, đem con gái tôi đến gả cho nhà họ Tống ở Dương Châu. Hiện nay tôi đang đưa cháu về nhà chồng.
- Chúc mừng lệnh ái!
Tiêu bảo tùy tùng đưa cho người con gái một lạng bạc để làm lễ mừng và nói:
- Tôi phải vận lương về phương Bắc cho nên không dám chậm trễ. Khi trở về nơi làm việc, tôi sẽ gặp ông.
Hai người vái chào nhau và từ biệt.
° ° °
Thẩm đem con gái là Quỳnh Chi lên bờ thuê cho nàng một cái kiệu nhỏ, và thân hành mang hành lý vào trọ ở hiệu "Đại Phong Kỳ" gần cửa Khuyết Khẩu. Những người buôn ở đấy tiếp đón và báo với chủ hiệu muối họ Tống, tên là "Vi Phú" 8. Tống Vi Phú cho người nhà đến nói:
- Ông chủ bảo đưa cô dâu vào trong nhà, còn cụ Thẩm cụ thì cứ ở lại hiệu và dọn tiệc mời cụ ăn.
Thẩm Đại Niên nghe vậy, nói với Quỳnh Chi:
- Ta định ở lại đây đợi ngày tốt sẽ đưa dâu. Tại sao ông ta lại vội vàng như thế? Xem tình hình này thì chắc ông ta không lấy con làm vợ chính đâu? Việc này nên làm như thế nào đây! Con ơi, con định như thế nào?
- Thưa cha, cha cứ yên tâm. Ta chưa làm giấy tờ gì và cũng chưa nhận tiền gì của họ, thì đời nào con lại chịu làm thiếp? Nếu ông ta đã lập mưu như thế mà cha lại sinh sự với ông ta thì chỉ làm cho người ngoài chê cười. Bây giờ cứ để con lên kiệu, đến đó xem ông ta đối đãi với con như thế nào.
Thẩm Đại Niên đành phải nghe lời con, nhìn con tô điểm; đầu đội mũ, mình mặc áo đỏ rộng, vái chào cha lên kiệu. Người nhà họ Tống đi theo kiệu, đưa đến bến sông vào một cái cửa lớn. Mấy bà vú em bồng con ông chủ đang nói chuyện bông đùa với người quản gia. Nhìn thấy kiệu đến họ hỏi:
- Có phải cô dâu họ Thẩm đấy không? Xin mời xuống kiệu, đi vào nhà theo ngõ bên cạnh.
Thẩm Quỳnh Chi nghe vậy, không nói gì, bước xuống kiệu, đi thẳng vào phòng khách, Quỳnh Chi nói:
- Mời ông chủ ra! Tôi họ Thẩm ở Thường Châu chứ không phải con nhà hèn hạ! Ông ta đã muốn lấy tôi; thì phải treo đèn, kết hoa, chọn ngày tốt để làm lễ cưới. Tại sao ông lại cho mang tôi lén lút như mang một người thiếp? Tôi không hỏi gì chuyện khác, chỉ cần ông đưa tôi xem tờ hôn thú có chữ ký của cha tôi, có thế mà thôi!
Bà vú và người nhà giật mình kinh ngạc, chạy vào nhà sau báo với chủ. Tống Vi Phú bấy giờ đang ở trong phòng thuốc xem người điều chế nhân sâm. Nghe vậy, Tống đỏ mặt nói:
- Bọn nhà buôn chúng tao, mỗi năm lấy ít nhất là bảy tám người thiếp. Nếu đứa nào cũng bướng bỉnh thế này thì còn sống sao được nữa. Nó đã bước vào đây thì có bay đi đằng trời!
Y suy nghĩ một lát rồi bảo a hoàn:
- Mày ra nói với cô dâu: hôm nay ông chủ không ở nhà, cô cứ tạm vào phòng. Muốn nói gì thì đợi ông về hãy nói.
A hoàn trở lại nói như vậy. Thẩm Quỳnh Chi nghĩ bụng:
- Ngồi ở đây cũng không ăn thua. Chi bằng ta hãy cứ vào đó xem sao. Bèn theo a hoàn ra sau sảnh theo một cái cửa nhỏ. Quỳnh Chi qua ba gian nhà gỗ hương, một cái sân rộng, xây núi giả lấy đá từ Thái Hồ về, men theo một con đường nhỏ ở bên trái núi giả, vào một cái vườn hoa. Ở đấy, bụi trúc xen nhau, đình đài rộng rãi, một cái ao cá vàng rất rộng. Hai bên bờ ao toàn là lan can màu đỏ sát với một cái hành lang. Ở cuối là một cái động nhỏ hình tròn có bốn cái cửa thiếp vàng. Bước vào là ba gian nhà, một gian là phòng phủ, bày biện gọn gàng đẹp đẽ, có riêng một cái sân. Người vú già đưa trà vào, Thẩm Quỳnh Chi uống trà và nghĩ bụng:
- Nơi này hết sức tĩnh mịch, chắc gì chàng kia đã thưởng thức nổi! Thôi ta hãy nghỉ lại đây vài hôm đã.
A hoàn trở lại bẩm với Tống Vi Phú
- Cô dâu là người rất xinh đẹp, nhưng xem ra có vẻ bướng bỉnh, không thể trêu chọc được đâu?
Hôm sau, Tống Vi Phú bảo quản gia đến hiệu buôn nói với người chủ hiệu đưa ra năm trăm lạng bạc cho cụ Thẩm bảo cụ trở về nhà để Quỳnh Chi ở lại đấy. Vi Phú cho rằng cụ Thẩm không ăn nói vào đâu được. Cụ Thẩm nghe vậy nói:
- Hỏng rồi! Thế rõ ràng là nó lấy con tôi làm thiếp, như thế sao được?
Thẩm Đại Niên lập tức đến huyện Giang Đô, phát đơn kiện. Tri huyện xem đơn nói:
- Thẩm Đại Niên đã là cống sinh ở Thường Châu, cũng là một con người áo mũ, làm sao lại chịu để con gái đi làm thiếp? Bọn buôn muối ngang ngược đến thế là cùng.
Và nhận lá đơn, Tống biết thế, vội vàng cho tay chân mang đơn lên kiện Thẩm và đút lót trên dưới để làm khó dễ. Hôm sau, quan phê vào đơn kiện: "Thẩm Đại Niên nếu đã gả con gái cho Tống Vi Phú làm vợ chính thì tại sao lại đưa con thầm lén đến nhà Tống, rõ ràng ông ta gả con làm thiếp nhưng đặt điều nói bậy 9. Đơn kiện của ông ta bị bác".
Và trên lá đơn kiện của Tống thì viết:
"Xem lời phê trong lá đơn của Thẩm Đại Niên".
Thẩm Đại Niên lại làm một lá đơn khác. Tri huyện nổi giận cho ông ta là đồ gây sự kiện tụng, viết giấy sai hai tên sai nhân giải về Thường Châu.
Thẩm Quỳnh Chi ở trong nhà họ Tống mấy ngày không có tin tức gì, nghĩ bụng:
- Hắn lại tìm cách đến bảo cha ta im, và sau đó sẽ làm khổ ta chứ gì! Chi bằng ta cứ trốn khỏi nhà này rồi sẽ liệu sau.
Quỳnh Chi bèn gói ghém tất cả số châu báu, chén bát bằng bạc và đồ trang sức, mặc bảy cái quần, cải trang làm đầy tớ gái và đút tiền cho a hoàn. Vào canh năm Quỳnh Chi chạy ra cửa sau, sáng tinh mơ thì đi qua cửa sở thuế và xuống thuyền. Thuyền này có cả gia quyến của chủ thuyền. Quỳnh Chi nghĩ bụng:
- Nếu ta về Thường Châu với cha mẹ, thì người làng sẽ chê cười.
Lại nghĩ:
- Nam Kinh là nơi có nhiều danh nhân, ta lại biết làm vài ba câu thơ, sao ta không lên đó bán thơ mà sống? Biết đâu gặp may cũng nên.
Chủ ý đã định, nàng đến Nghi Trung đáp thuyền đi thẳng lên Nam Kinh.
Chỉ nhân phen này khiến cho:
Nữ sĩ bán thơ, lại hóa ra phường trốn tránh;
Nho sinh khoa cử, sẽ làm kẻ khách phong lưu.
Muốn biết việc sau thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
--------------------------------
1Cửa khuyết ở phía bắc cung điện nhà vua, vì vậy khi quay về phía kinh đô người ta cũng gọi là quay về bắc khuyết. Khuyết là cái cửa gồm hai cột trụ trên có lầu ở giữa để trống. 2Quá trình biến đổi của Mộc Nại cũng đáng chú ý. 3Định Viễn Hầu: Ban Siêu đời Đông Hán đi xa lập nhiều quân công ở Tây Vực; có công được phong làm Định Viễn Hầu. 4Bá Tổng: chức quan võ nhỏ. 5Tái ông mất ngựa: Có ông già ở chửa ải mất con ngựa, những người xung quanh đến chia buồn. Ông nói: "Biết đâu đó lại là phúc". Sau con ngựa ấy về với một con ngựa khác, những người xung quanh đến mừng, ông nói: "Biết đâu đó là hoạ!" Đứa con trai của ông cưỡi ngựa ngã gãy chân, những người xung quanh đến chia buồn, ông lại nói: "Biết đâu đó là phúc!". Một năm sau người Hồ xâm lăng, những người trai tráng đều phải đi lính nên phần lớn chết trận, đứa con trai của ông vì què nên sống sót. Ý nói việc may rủi không thể biết ngay được. 6Nhà để biểu dương một người nào. 7Vũ Thư ví Tiêu Vân Tiên với Lý Quảng đời Hán hiệu là: "Phi tướng quân", Lý Quảng đánh trận giỏi nhưng vì không được ai nâng đỡ nên đến già vẫn không được phong hầu. 8Trong sách cổ có câu "Vi phú bất nhân" nghĩa là những kẻ làm giàu thì không có nhân nghĩa gì. Ngô Kinh Tử đặt cái tên cho anh chàng này thật là thích đáng. 9Quan huyện thay đổi ý kiến quá dễ dàng.
Tiêu Vân Tiên nghĩ bụng: - Đất này khô, nếu gặp năm đói kém thì nhân dân không có lương thực mà ăn. Ta phải lo việc thủy lợi mới được.
Tiêu Vân Tiên bèn đem tiền và lương thực ra thuê dân phu. Tiêu Vân Tiên thân hành chỉ dẫn nhân dân đào nhiều con sông trên khắp cánh đồng. Sông chảy vào ngòi, ngòi chảy vào lạch, cái cao, cái thấp, trông như cảnh tượng Giang Nam vậy. Khi làm xong, Tiêu Vân Tiên cưỡi ngựa mang theo Mộc Nại đi đến các nơi để khao thưởng, đến nơi nào, Tiêu Vân Tiên cũng giết bò, mổ dê, truyền lệnh gọi nhân dân địa phương đến đông đủ. Tiêu Vân Tiên xây một cái đàn, đặt bài vị Thần Nông ở đấy và mang thịt bò, thịt dê đến tế. Tiêu Vân Tiên đội mũ sa, mặc áo lễ đứng trước đàn, nhân dân đứng đằng sau. Mộc Nại ở bên cạnh xướng lễ. Sau khi dâng hương, rót ba tuần rượu, và lạy tám lạy, Tiêu lại dẫn nhân dân hướng về Bắc khuyết 1 tung hô cúi đầu, cảm tạ ơn đức nhà vua. Sau đó, cho mọi người ngồi thành một vòng, Tiêu ngồi giữa, tuốt kiếm chặt thịt, lấy chén tống ra uống rượu, reo hò cười vui. Họ uống rượu và vui chơi một ngày. Tiêu Vân Tiên quay về phía mọi người nói:
- Ta và trăm họ được uống say hết một ngày trời ở đây là có nguyên do. Ngày nay nhờ ơn hoàng đế lại nhờ sức của trăm họ mới khai khẩn được nhiều ruộng. Ta là Vân Tiên cũng góp một phần vào đấy. Nay ta trồng một cây liễu, mỗi người các ngươi cũng trồng một cây, hoặc liễu, hoặc đào, hoặc mơ đều được, để nhớ công việc hôm nay.
Mọi người reo hò như sấm dậy! Ai cũng đi trồng đào, liễu bên đường cái. Tiêu Vân Tiên và Mộc Nại nay ở nơi này, mai ở nơi khác, cùng nhân dân ăn uống mất mấy mươi ngày, trồng được mấy vạn cây liễu. Nhân dân cảm ân đức của Tiêu Vân Tiên dựng lên miếu "Tiên Nông Từ" ở ngoài thành. Ở chính giữa là bài vị Thần nông, ở bên cạnh có bài vị thờ sống Tiêu Vân Tiên, chúc Tiêu sống lâu và hưởng lộc nhiều. Lại tìm một người thợ vẽ để vẽ trên tường hình Tiêu Vân Tiên đầu đội mũ sa, mình mặc áo lễ, cưỡi ngựa, ở đằng trước vẽ hình Mộc Nại 2 tay cầm một cái cờ đỏ, dắt ngựa tỏ ra khuyến khích nghề nông. Trăm họ, trai gái đến ngày mồng một ngày rằm hàng tháng đến đó đốt hương, thắp đèn và gùi khấn vái.
Năm sau, vào mùa xuân, dương liễu xanh tươi, hoa đào hoa hạnh dần dần nở. Tiêu Vân Tiên cưỡi ngựa, mang theo Mộc Nại ra ngoài chơi. Thấy dưới bóng cây xanh, trẻ con trăm họ, tụm năm tụm ba chăn bò, đứa thì cưỡi trên lưng bò, có đứa lại nằm ngang trên lưng, dắt bò đến ngồi bên ruộng uống nước. Uống xong, bò từ từ đi khuất sau các nhà. Tiêu Vân Tiên trong lòng vui sướng nói với Mộc Nại:
- Xem quang cảnh này thì trăm họ có thể kiếm ăn được. Nhìn đứa trẻ nào cũng xinh xắn và thông minh. Bây giờ phải làm thế nào tìm thầy dạy cho chúng học thì mới được!
Mộc Nại nói:
- Ông không biết sao? Hôm trước có một người quê ở Giang Nam đến ở tại miếu Tiên Nông, có lẽ hiện nay ông ta vẫn còn ở đấy. Ông đi bàn với ông ta xem!
Tiêu Vân Tiên nói:
- Như thế thì tốt lắm!
Tiêu Vân Tiên bèn quay ngựa đến miếu. Hai người bước vào vái chào người kia. Vân Tiên nói:
- Nghe nói tiên sinh quê ở Giang Nam, làm sao lại đến ở nơi biên cương xa xôi này? Xin tiên sinh cho biết họ tên.
Người kia nói:
- Tôi họ Thẩm, người ở Thường Châu. Năm trước, tôi có đến thăm một người thân thích buôn bán ở Thanh Phong, không ngờ gặp cảnh chiến tranh, tôi phải lưu lạc ở đây đã năm sáu năm không trở về nhà được. Gần đây, nghe nói ông Tiêu ở triều đình lại đây đắp thành, lo việc thủy lợi cho nên tôi đến xem. Ông tên họ là gì, nha môn của ông ở đâu?
- Tiểu đệ là Tiêu Vân Tiên, đang lo việc thủy lợi ở đây! Người kia đứng dậy vái chào và nói:
- Ông thật là Định Viễn Hầu đời nay 3 tôi khâm phục vô cùng!
- Tiên sinh đã tới đây, vậy tôi là chủ, xin mời tiên sinh đến công đường chơi.
Vân Tiên bèn gọi hai người mang hành lý của Thẩm, bảo Mộc Nại dắt ngựa, Tiêu Vân Tiên và Thẩm dắt tay nhau về công đường, sai dọn cơm rượu để tiếp đãi và nói đến việc mình mời Thẩm dạy học. Thẩm nhận lời. Tiêu Vân Tiên lại nói:
- Chỉ có một người dạy thì không đủ!
Bèn chọn lấy mười người biết nhiều chữ nhất trong số hai ba ngàn quân sĩ đóng ở đấy nhờ Thẩm hàng ngày dạy cho họ học thêm và mở luôn mười lớp học. Những đứa trẻ nào hơi thông minh một chút đều được nuôi ở học đường để dạy dỗ. Được hơn hai năm. Thẩm dạy cho họ cái trò "phá đề" "phá thừa", "khơi giảng" vân vân. Những người làm được đều được Tiêu Vân Tiên tôn trọng tỏ rằng mình ưu đãi. Những người kia cũng biết việc học là một việc sang trọng.
Sau khi công việc đã xong. Tiêu Vân Tiên viết một công văn sai Mộc Nại mang đi. Mộc Nại yết kiến Thiếu Bảo, Thiếu Bảo hỏi tỉ mỉ sự tình thưởng cho y chức Bá Tổng 4 và căn cứ vào tờ công văn của Tiêu, viết một tờ công văn trình lên bộ Binh.
Nhưng bộ Công viết giấy hạch toán như sau:
"Việc Tiêu Vân Tiên xây đắp thành Thanh Phong đã được quan phụ trách báo cáo lên: Về gạch, vôi, thợ nề cộng tất cả tiền mất 19.360 lạng 12 phân 1 ly 5 hào.
Nay xét lại, thì nơi ấy có nước gần, việc làm gạch làm vôi rất dễ. Dân lưu tán lo việc công dịch lại nhiều. Không thể để tùy ý xa phí như thế được! Như vậy, phải rút ra
7.525 lạng bắt quan sở tại chịu. Xét ra, viên quan này là người phủ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Vậy báo cho các quan địa phương biết để lưu ý làm sao cho số tiền này được trả đúng hạn. Chỉ này đã được hoàng đế y".
Sau khi Tiêu Vân Tiên nhận được của quan trên bản sao về công văn này và lệnh trả tiền của quan trên, Tiêu Vân Tiên chỉ còn cách thu xếp hành lý trở về Thành Đô. Về đến nhà, thấy cha đã nằm liệt trên giường bệnh không sao dậy nổi. Tiêu Vân Tiên đến trước giường hỏi thăm sức khỏe của cha, và kể lại từ đầu đến đuôi mọi việc xảy ra từ khi đầu quân. Sau đó, cúi đầu nằm xuống đất không đứng lên nữa.
Tiêu Hạo Hiên nói:
- Con không làm việc gì sai trái, tại sao con lại không đứng lên?
Tiêu Vân Tiên kể chuyện về việc xây thành, bị bộ Công hặc rút bớt chi phí nên phải bồi thường và nói:
- Người con hiếu phải giúp đỡ cha mẹ. Nay con chẳng giúp đỡ cha được mảy may nào lại làm mất hết cả sản nghiệp của cha. Thực là con không bằng người ta, cho nên con rất lấy làm hổ thẹn!
- Đó là mệnh lệnh của triều đình, chứ không phải là con tiêu tiền hoang phí, con không nên buồn bã làm gì cho vô ích. Sản nghiệp của ta nhặt nhanh tất cả cũng được chừng bảy ngàn lạng. Con cứ làm giấy giao hết cho triều đình.
Tiêu Vân Tiên khóc và vâng lời. Nhìn thấy cha bệnh nặng. Tiêu Vân Tiên không kịp thay quần áo, chăm sóc cha mười ngày đêm liền, nhưng cũng không ăn thua gì. Tiêu Vân Tiên khóc mà hỏi:
- Cha có trối lại gì không?
Tiêu Hạo Hiên nói:
- Con nói gì mà ngốc thế! Ta còn sống ngày nào thì còn làm chủ ngày ấy, ta chết đi rồi thì tất cả đều là việc của con. Ở đời cốt nhất là phải làm con người trung, hiếu, còn ngoài ra đều là việc vặt hết!
Nói xong Hạo Hiên nhắm mắt qua đời.
Tiêu Vân Tiên kêu trời gào đất hết sức đau xót và lo việc chôn cất chu đáo theo đúng tang lễ. Vân Tiên một mình thở dài:
- Người ta nói: "Tái ông mất ngựa biết đâu là họa hay là phúc 5 Nếu không bị quan bắt bồi thường thì chắc chắn ta không thể về nhà. Như thế, thì không sao mà lo liệu được việc tống táng cha. Cho hay việc về nhà lần này cũng không thể nói là bất hạnh được.
Chôn cất xong, Vân Tiên đem tất cả gia sản ra bồi thường còn thiếu trên ba trăm lạng. Quan địa phương vẫn thúc bách gắt gao. May gặp lúc quan tri phủ vì án trộm cướp nên bị giáng chức đi nơi khác. Quan tri phủ mới đến là người được Bình Thiếu Bảo đề cử khi Thiếu Bảo còn làm Tuần Vũ. Sau khi nhậm chức, tri phủ biết Tiêu Vân Tiên là người của Thiếu Bảo cho nên làm một tờ trình rằng Tiêu Vân Tiên đã thanh toán khoản bồi thường kia rồi, và khuyên Vân Tiên đến gặp Bình Thiếu Bảo để tìm cách bồi thường sau. Thiếu Bảo trông thấy Tiêu Vân Tiên an ủi một lúc và viết một cái giấy lên bộ Binh. Quan đương sự nói:
"Việc Tiêu Vân Tiên xây thành không có lệ thăng thưởng. Phải cứ làm chức Thiên tổng cũ nhưng cho ăn lương bổng của thủ bị. Khi nào khuyết chân thủ bị thì sẽ dẫn đến bộ yết kiến".
Tiêu Vân Tiên đợi năm sáu tháng trong bộ mới được thăng làm thủ bị ở vệ Giang Hoài, phủ Ứng Thiên. Khi lên kinh yết kiến thì nhận được chiếu chỉ phải đi ngay đến nơi nhận chức.
Tiêu Vân Tiên mang công văn ra khỏi kinh theo đường phía đông về Nam Kinh. Đi qua cầu Chu Long, đến vệ Quảng vũ, buổi chiều vào nghỉ trong một cái quán. Bấy giờ là lúc giữa mùa đông. Trời rất lạnh. Vào khoảng cuối canh hai, chủ quán nói với các hành khách:
- Các ông mau mau tỉnh dậy! Ông Bả tổng Mọc Nại đi soát.
Mọi người đều khoác áo ngồi dậy. Thấy bốn năm người lính mang đèn lồng soi đường cho ông Bả tổng đi khám xét danh sách hành khách. Tiêu Vân Tiên nhìn ra thì chính là Mộc Nại. Mộc Nại thấy Vân Tiên mừng rỡ khôn xiết hỏi thăm sức khỏe, vội vàng mời Vân Tiên về chỗ mình làm việc nghỉ một đêm.
Hôm sau Tiêu Vân Tiên muốn đi. Mộc Nại giữ lại nói: - Ông hãy thư lại một hôm. Trời này sắp có nhiều tuyết. Hôm nay hãy đến xem đền thờ Nguyễn Công ở núi Quảng Vũ và ông hãy cho con làm tròn trách nhiệm người chủ.
Vân Tiên bằng lòng.
Mộc Nại bảo sửa soạn hai con ngựa, cùng Vân Tiên cưỡi ngựa, lại bảo một người lính mang theo nem, thịt và một hồ rượu đến đền thờ Nguyễn Công ở núi Quảng vũ. Đạo sĩ ra tiếp, mời vào ngồi ở lầu phía sau. Đạo sĩ không dám ngồi tiếp chỉ mang trà đến Mộc nại nhân tiện mở sáu cái cửa sổ nhìn ra núi Quảng Vũ.
Trên núi cây cối tiêu điều, gió bắc thổi, làm cho quang cảnh thê lương. Những bông tuyết từ trên trời rơi xuống. Tiêu Vân Tiên thấy vậy, nói với Mộc nại:
- Ở thành Thanh Phong hai chúng ta đã thấy tuyết không biết bao nhiêu lần rồi! Nhưng không lúc nào thấy nó thê lương buồn bã như hôm nay. Quả thật lạnh buốt xương!
Mộc Nại nói: - Nhờ tới hai ông đô đốc lúc bấy giờ mặc áo điêu áo cừu đứng bên lửa, chắc là họ vui sướng lắm nhỉ!
Uống rượu xong, Tiêu Vân Tiên đứng dậy đi dạo chơi. Ở lầu bên phải có một cái gác nhỏ, trên tường có nhiều danh nhân đề thơ ngâm vịnh. Tiêu Vân Tiên xem thấy ở trong đó có một bài đề là "Quảng Vũ sơn hoài cổ", đọc lên là một bài thơ thất ngôn cổ phong. Tiêu đọc đi đọc lại mấy lần không ngờ rơi nước mắt. Mộc Nại đứng bên cạnh không hiểu tại sao. Tiêu Vân Tiên lại nhìn ở đắng sau có một hàng chữ đề "Do Vũ Thư hiệu là Chính Tự ở Nam Kinh viết". Vân Tiên xem xong ghi nhớ trong lòng, sau đó thu thập hành lý về chỗ làm việc của Mộc Nại, ở lại đấy một đêm nữa. Hôm sau, trời sáng, Tiêu Vân Tiên từ biệt Mộc Nại ra đi. Mộc nại tiễn đến trạm Đại Liễu mới trở về.
Tiêu Vân Tiên qua sông Dương Tử ở Phố Khẩu rồi đến kinh thành. Sau khi đưa giấy tờ, Tiêu đến nhận chức mới. Tiêu xét lại số người vận chuyển, số thuyền và bàn giao với người đã làm trước. Hôm ấy Tiêu hỏi người làm việc vận chuyển:
- Anh có biết ở đây có ai họ vũ hiệu là Chính Tự không?
- Tôi không biết. Ông hỏi ông ta vì cớ gì?
- Ta ở Vệ Quảng vũ thấy thơ của ông ta nên muốn gặp.
- Nếu là người làm thơ thì con đến trường Quốc Tử Giám hỏi là biết.
- Thế thì anh đi hỏi nhanh đi!
Hôm sau người kia trở về nói:
- Tôi đến hỏi trường Giám, người ta nói có ông Vũ, gọi là Vũ Thư là giám sinh hiện ở Hoa Bài Lâu.
- Mau gọi một người đi theo không cần mang theo gì. Ta muốn gặp ông ta lắm.
Vân Tiên đi ngay đến Hoa Bài Lâu. lầu này quay mặt về hướng đông. Tiêu Vân Tiên đưa danh thiếp, Vũ Thư ra gặp. Vân Tiên nói:
- Tôi là một kẻ vũ phu mới đến đây; nhưng ngưỡng mộ bậc hiền nhân quân tử. Hôm trước, ở trên tường núi Quảng Vũ, tôi được đọc bài thơ hoài cổ của ông cho nên muốn đến đây bái yết.
- Bài thơ ấy của tôi, chẳng qua là xúc cảm trong lúc ấy mà làm không ngờ làm bẩn mắt ngài.
Vũ Thư mang trà ra cùng uống. Vũ Thư nói: - Ông từ Quảng Vũ đến đây, tôi chắc là ở kinh phái đến. - Không giấu gì ông. Việc nói ra thì dài. Sau khi tôi lấy lại được thành Thanh Phong, tôi sửa chữa thành lãng phí, nên vừa mới trang trải xong số tiền bồi thường. Vừa đây, tôi được thăng từ chức thiên tổng đến làm ở vệ Giang Hoài này. Nay được gặp tiên sinh, tôi rất mừng, có điều gì mong tiên sinh chỉ giáo.
- Tôi cũng mong được ông dạy bảo.
Nói chuyện xong Tiêu Vân Tiên đứng dậy ra về! Vũ Thư tiễn ra ngoài cửa, thấy một người làm việc ở Giám chạy vào nói:
- Cụ Ngu muốn gặp ông ở nhà.
Vũ Thư bèn đến thăm Ngu bác sĩ, Ngu bác sĩ nói:
- Việc sắc phong của bà cụ đã bị bác ba lần vì đơn xin quá chậm. Nay mới được chuẩn y. Tiền để làm nhà bia 6 hiện nay ở nhà tôi, anh mau đến mà lấy.
Vũ Thư cảm tạ đi ra. Hôm sau Vũ Thư mang thiếp đến thăm Vân Tiên, Vân Tiên mời vào nhà, rót nước, mời ngồi, Vũ Thư nói:
- Hôm qua ông hạ cố đến thăm tôi, tôi rất lấy làm cảm kích. Bài thơ của tôi lại được ông khen quá đáng trong lòng không an. Hiện nay tôi có mang theo đây một số bài thơ mong ông chỉ giáo.
Vũ Thư rút trong ống tay áo ra một quyển thơ. Tiêu cầm lấy, xem mấy trang, nức nở khen. Tiêu mời Vũ vào thư phòng ăn cơm. Ăn xong, Tiêu lấy ra một quyển tranh đưa cho Vũ Thư và nói:
- Đây là một tranh vẽ một vài việc tôi đã làm! Mong ông trổ tài văn chương đề vài bài thơ hay một bài văn để cho công việc làm của tôi sau này khỏi mai một đi.
Vũ Thư nhận lấy, đặt lên bàn, giở ra xem. Tờ ngoài có bốn chữ "Tây chinh tiểu ký". Ở trong có ba bức vẽ: Bức thứ nhất: "Phá địch ở Ỷ Nhi Sơn. Bức thứ hai: "Đánh lấy thành Thanh Phong". Bức thứ ba: "Mùa xuân khuyến khích việc nông". Dới mỗi bức tranh có viết tỉ mỉ sự việc xảy ra. Vũ Thư xem vui mừng nói:
- "Phi tướng quân" gặp số không may 7. Xưa nay đại khái thế cả! Ông công lao như thế, ngày nay vẫn làm chức thấp! Còn việc làm thơ thì tôi xin lĩnh giáo. Vì ông địa vị thấp nên công danh sự nghiệp to tát như thế vẫn không được ghi vào sử sách. Nay cần phải có vài tay văn tài kể lại, như thế văn tập sẽ được lưu truyền và lòng trung nghĩa của ông sẽ không bị mai một.
- Tôi xứng đâu với lời khen như thế! Nhưng nhờ văn tài của ông, tôi cũng nhờ đó mà không bị mai một.
- Không phải thế đâu! Tôi xin mang tập tranh này về. Ở đây có mấy vị danh sĩ, rất thích tán dương những người trung hiếu. Nếu họ thấy sự nghiệp của ông chắc họ sẽ làm thơ ngâm vịnh. Như thế việc làm của ông sẽ được lưu truyền mãi.
- Theo ý ông, tôi có thể đến thăm các vị ấy không?
- Được chứ!
Tiêu Vân Tiên lấy ra một tờ thiếp đỏ và bảo Vũ Thư viết tên và chỗ ở Ngu Dục Đức, Trì hành Sơn, Trang Thiệu Quang, Đỗ Thiếu Khanh. Vũ Thư viết xong, giao cho Tiêu Vân Tiên còn mình thì mang tập tranh về nhà.
Hôm sau, Tiêu Vân Tiên đến thăm những người kia và họ đều đến thăm lại. Sau đó Vân Tiên vâng lệnh mang lương thực vận chuyển đến miền Hoài. Tiêu xuống thuyền đi đến Dương Châu. Trước cửa sở thuế chật ních những thuyền. Đang lúc ồn ào thấy đằng sau có một chiếc thuyền, trên thuyền có một người đứng. Thấy Tiêu, người kia kêu lên:
- Ông Tiêu! Sao ông lại ở đây?
Tiêu Vân Tiên ngoảnh lại:
- A! Té ra ông Thẩm! Ông đến đây lúc nào thế?
Tiêu Vân Tiên bèn bảo ghé thuyền lại gần. Thẩm nhảy lên thuyền. Vân Tiên nói:
- Từ lúc xa nhau ở thành Thanh Phong đến nay đã mấy năm. Ông về Nam từ bao giờ?
- Từ khi khi được ông đoái tới, tôi dạy học được hai năm dành được ít tiền trở về làng, đem con gái tôi đến gả cho nhà họ Tống ở Dương Châu. Hiện nay tôi đang đưa cháu về nhà chồng.
- Chúc mừng lệnh ái!
Tiêu bảo tùy tùng đưa cho người con gái một lạng bạc để làm lễ mừng và nói:
- Tôi phải vận lương về phương Bắc cho nên không dám chậm trễ. Khi trở về nơi làm việc, tôi sẽ gặp ông.
Hai người vái chào nhau và từ biệt.
° ° °
Thẩm đem con gái là Quỳnh Chi lên bờ thuê cho nàng một cái kiệu nhỏ, và thân hành mang hành lý vào trọ ở hiệu "Đại Phong Kỳ" gần cửa Khuyết Khẩu. Những người buôn ở đấy tiếp đón và báo với chủ hiệu muối họ Tống, tên là "Vi Phú" 8. Tống Vi Phú cho người nhà đến nói:
- Ông chủ bảo đưa cô dâu vào trong nhà, còn cụ Thẩm cụ thì cứ ở lại hiệu và dọn tiệc mời cụ ăn.
Thẩm Đại Niên nghe vậy, nói với Quỳnh Chi:
- Ta định ở lại đây đợi ngày tốt sẽ đưa dâu. Tại sao ông ta lại vội vàng như thế? Xem tình hình này thì chắc ông ta không lấy con làm vợ chính đâu? Việc này nên làm như thế nào đây! Con ơi, con định như thế nào?
- Thưa cha, cha cứ yên tâm. Ta chưa làm giấy tờ gì và cũng chưa nhận tiền gì của họ, thì đời nào con lại chịu làm thiếp? Nếu ông ta đã lập mưu như thế mà cha lại sinh sự với ông ta thì chỉ làm cho người ngoài chê cười. Bây giờ cứ để con lên kiệu, đến đó xem ông ta đối đãi với con như thế nào.
Thẩm Đại Niên đành phải nghe lời con, nhìn con tô điểm; đầu đội mũ, mình mặc áo đỏ rộng, vái chào cha lên kiệu. Người nhà họ Tống đi theo kiệu, đưa đến bến sông vào một cái cửa lớn. Mấy bà vú em bồng con ông chủ đang nói chuyện bông đùa với người quản gia. Nhìn thấy kiệu đến họ hỏi:
- Có phải cô dâu họ Thẩm đấy không? Xin mời xuống kiệu, đi vào nhà theo ngõ bên cạnh.
Thẩm Quỳnh Chi nghe vậy, không nói gì, bước xuống kiệu, đi thẳng vào phòng khách, Quỳnh Chi nói:
- Mời ông chủ ra! Tôi họ Thẩm ở Thường Châu chứ không phải con nhà hèn hạ! Ông ta đã muốn lấy tôi; thì phải treo đèn, kết hoa, chọn ngày tốt để làm lễ cưới. Tại sao ông lại cho mang tôi lén lút như mang một người thiếp? Tôi không hỏi gì chuyện khác, chỉ cần ông đưa tôi xem tờ hôn thú có chữ ký của cha tôi, có thế mà thôi!
Bà vú và người nhà giật mình kinh ngạc, chạy vào nhà sau báo với chủ. Tống Vi Phú bấy giờ đang ở trong phòng thuốc xem người điều chế nhân sâm. Nghe vậy, Tống đỏ mặt nói:
- Bọn nhà buôn chúng tao, mỗi năm lấy ít nhất là bảy tám người thiếp. Nếu đứa nào cũng bướng bỉnh thế này thì còn sống sao được nữa. Nó đã bước vào đây thì có bay đi đằng trời!
Y suy nghĩ một lát rồi bảo a hoàn:
- Mày ra nói với cô dâu: hôm nay ông chủ không ở nhà, cô cứ tạm vào phòng. Muốn nói gì thì đợi ông về hãy nói.
A hoàn trở lại nói như vậy. Thẩm Quỳnh Chi nghĩ bụng:
- Ngồi ở đây cũng không ăn thua. Chi bằng ta hãy cứ vào đó xem sao. Bèn theo a hoàn ra sau sảnh theo một cái cửa nhỏ. Quỳnh Chi qua ba gian nhà gỗ hương, một cái sân rộng, xây núi giả lấy đá từ Thái Hồ về, men theo một con đường nhỏ ở bên trái núi giả, vào một cái vườn hoa. Ở đấy, bụi trúc xen nhau, đình đài rộng rãi, một cái ao cá vàng rất rộng. Hai bên bờ ao toàn là lan can màu đỏ sát với một cái hành lang. Ở cuối là một cái động nhỏ hình tròn có bốn cái cửa thiếp vàng. Bước vào là ba gian nhà, một gian là phòng phủ, bày biện gọn gàng đẹp đẽ, có riêng một cái sân. Người vú già đưa trà vào, Thẩm Quỳnh Chi uống trà và nghĩ bụng:
- Nơi này hết sức tĩnh mịch, chắc gì chàng kia đã thưởng thức nổi! Thôi ta hãy nghỉ lại đây vài hôm đã.
A hoàn trở lại bẩm với Tống Vi Phú
- Cô dâu là người rất xinh đẹp, nhưng xem ra có vẻ bướng bỉnh, không thể trêu chọc được đâu?
Hôm sau, Tống Vi Phú bảo quản gia đến hiệu buôn nói với người chủ hiệu đưa ra năm trăm lạng bạc cho cụ Thẩm bảo cụ trở về nhà để Quỳnh Chi ở lại đấy. Vi Phú cho rằng cụ Thẩm không ăn nói vào đâu được. Cụ Thẩm nghe vậy nói:
- Hỏng rồi! Thế rõ ràng là nó lấy con tôi làm thiếp, như thế sao được?
Thẩm Đại Niên lập tức đến huyện Giang Đô, phát đơn kiện. Tri huyện xem đơn nói:
- Thẩm Đại Niên đã là cống sinh ở Thường Châu, cũng là một con người áo mũ, làm sao lại chịu để con gái đi làm thiếp? Bọn buôn muối ngang ngược đến thế là cùng.
Và nhận lá đơn, Tống biết thế, vội vàng cho tay chân mang đơn lên kiện Thẩm và đút lót trên dưới để làm khó dễ. Hôm sau, quan phê vào đơn kiện: "Thẩm Đại Niên nếu đã gả con gái cho Tống Vi Phú làm vợ chính thì tại sao lại đưa con thầm lén đến nhà Tống, rõ ràng ông ta gả con làm thiếp nhưng đặt điều nói bậy 9. Đơn kiện của ông ta bị bác".
Và trên lá đơn kiện của Tống thì viết:
"Xem lời phê trong lá đơn của Thẩm Đại Niên".
Thẩm Đại Niên lại làm một lá đơn khác. Tri huyện nổi giận cho ông ta là đồ gây sự kiện tụng, viết giấy sai hai tên sai nhân giải về Thường Châu.
Thẩm Quỳnh Chi ở trong nhà họ Tống mấy ngày không có tin tức gì, nghĩ bụng:
- Hắn lại tìm cách đến bảo cha ta im, và sau đó sẽ làm khổ ta chứ gì! Chi bằng ta cứ trốn khỏi nhà này rồi sẽ liệu sau.
Quỳnh Chi bèn gói ghém tất cả số châu báu, chén bát bằng bạc và đồ trang sức, mặc bảy cái quần, cải trang làm đầy tớ gái và đút tiền cho a hoàn. Vào canh năm Quỳnh Chi chạy ra cửa sau, sáng tinh mơ thì đi qua cửa sở thuế và xuống thuyền. Thuyền này có cả gia quyến của chủ thuyền. Quỳnh Chi nghĩ bụng:
- Nếu ta về Thường Châu với cha mẹ, thì người làng sẽ chê cười.
Lại nghĩ:
- Nam Kinh là nơi có nhiều danh nhân, ta lại biết làm vài ba câu thơ, sao ta không lên đó bán thơ mà sống? Biết đâu gặp may cũng nên.
Chủ ý đã định, nàng đến Nghi Trung đáp thuyền đi thẳng lên Nam Kinh.
Chỉ nhân phen này khiến cho:
Nữ sĩ bán thơ, lại hóa ra phường trốn tránh;
Nho sinh khoa cử, sẽ làm kẻ khách phong lưu.
Muốn biết việc sau thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
--------------------------------
1Cửa khuyết ở phía bắc cung điện nhà vua, vì vậy khi quay về phía kinh đô người ta cũng gọi là quay về bắc khuyết. Khuyết là cái cửa gồm hai cột trụ trên có lầu ở giữa để trống. 2Quá trình biến đổi của Mộc Nại cũng đáng chú ý. 3Định Viễn Hầu: Ban Siêu đời Đông Hán đi xa lập nhiều quân công ở Tây Vực; có công được phong làm Định Viễn Hầu. 4Bá Tổng: chức quan võ nhỏ. 5Tái ông mất ngựa: Có ông già ở chửa ải mất con ngựa, những người xung quanh đến chia buồn. Ông nói: "Biết đâu đó lại là phúc". Sau con ngựa ấy về với một con ngựa khác, những người xung quanh đến mừng, ông nói: "Biết đâu đó là hoạ!" Đứa con trai của ông cưỡi ngựa ngã gãy chân, những người xung quanh đến chia buồn, ông lại nói: "Biết đâu đó là phúc!". Một năm sau người Hồ xâm lăng, những người trai tráng đều phải đi lính nên phần lớn chết trận, đứa con trai của ông vì què nên sống sót. Ý nói việc may rủi không thể biết ngay được. 6Nhà để biểu dương một người nào. 7Vũ Thư ví Tiêu Vân Tiên với Lý Quảng đời Hán hiệu là: "Phi tướng quân", Lý Quảng đánh trận giỏi nhưng vì không được ai nâng đỡ nên đến già vẫn không được phong hầu. 8Trong sách cổ có câu "Vi phú bất nhân" nghĩa là những kẻ làm giàu thì không có nhân nghĩa gì. Ngô Kinh Tử đặt cái tên cho anh chàng này thật là thích đáng. 9Quan huyện thay đổi ý kiến quá dễ dàng.
Bình luận facebook