Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-3
Chương 3
Mấy bà giáo vụ già ngước lên nhìn tôi với đôi mắt hình dấu hỏi và vẻ mặt sầu thảm như đưa đám. Cũng không trách mấy bả được, mấy ngày nay theo như lão nói, hẳn mấy bả cũng vỡ mộng với đám hàng lởm chỉ chăm chăm xin vô cua gái. Tôi đưa mắt về phía con nhỏ, làm một vẻ mặt hết sức đứng đắn và tao nhã. Dù sao, ấn tượng đầu tiên luôn là điều vô cùng quan trọng trong quá trình cua gái - tôi tự nhủ vậy. Nhưng con nhỏ làm bộ tỉnh bơ, chẳng thèm quay qua ngó tôi lấy một cái. Bực à nha. Mắc công tôi tạo dáng mà nó không thèm liếc qua một cái, con nhỏ này chảnh quá trời chảnh chứ không phải giỡn! Tôi cố nén cơn giận, kiềm chế để khỏi bay vô đá vô họng con nhỏ, bình tĩnh ngồi xuống. Trên mặt bàn có 3 cái chì than lem nhem, một hộp màu nước và dăm ba cái bút vẽ. Tôi hỏi một bà giáo vụ già, coi bộ có vẻ sếp xòng:
- Báo mình làm về chủ đề gì, thưa cô?
Lâu lắm rồi không ai nói chuyện với mấy bả bằng một thứ ngôn ngữ lịch sự và thanh nhã như vầy, nên đôi mắt bả hiện lên vẻ ngạc nhiên thấy rõ. Giọng bả nghe mềm mỏng hẳn:
- Báo trường mình làm về chủ đề 20/11 đó con. Con tên gì, mới vô hả, sao cô thấy mặt lạ ghê?
- Dạ con tên Long, con mới vô. Vậy cần vẽ gì cô nói con, để con vẽ nháp qua cô coi!
- Được rồi, con uống nước đi đã, để cô kiếm giấy nha.
Tôi nhận ra một điều, mình cứ lịch sự và đàng hoàng với họ, cách họ đối xử sẽ khác hẳn với đám đầu trâu mặt ngựa kia. Bà giáo vụ già này là một ví dụ điển hình. Bà lóc cóc đi kiếm cho tôi ly nước, thêm tờ A4 trắng và cây chì than. Tuy vậy, giọng bả vẫn không được tự tin cho lắm:
- Long vẽ dùm cô cái hình đứa nhỏ tặng hoa cho cô giáo mặc áo dài được không con?
Tôi muốn té xỉu vì cái ý tưởng của bả. Đây là trường mẫu giáo hay sao trời? Ba cái vụ hình tầm bậy đó chỉ có tụi học sinh lóc nhóc mới vẽ báo tường, đây là trại cai nghiện chứ bộ. Thấy cái mặt tôi ỉu xìu, bả có vẻ lo:
- Sao vậy con? Con không vẽ được hả?
Tôi muốn khóc luôn. Bả kêu tôi vẽ bả khỏa thân tôi cũng vẽ được, nói chi ba cái vụ lẻ tẻ này. Nhưng vẽ như vầy khác gì xúc phạm tới đôi bàn tay của tôi đâu trời. Tôi làm mặt khổ, kêu:
- Con vẽ được, nhưng ý tưởng thì con không thích lắm. Như vầy đi, con vẽ nháp thử ý tưởng ngày 20/11 của trại mình cho cô coi thử nha!
Chấn động đó nha! Nguyên đám giáo viên quay qua nhìn tôi như thể fan Kpop nhìn thấy Super Junior vậy. Con nhỏ cũng không kiềm được tò mò, quay qua ngó tôi một cái. Nhìn gần càng thấy mặt con nhỏ xinh dữ dội, nước da nó trắng hồng, đôi mắt không đen mà lại hơi nâu, nhìn hệt như đám con lai vậy. Cái môi hồng hồng đang trề ra, coi bộ tôi không có chút xíu nào đáng tin cậy hết. Xong rồi, cảm hứng trong đầu tôi được con nhỏ tiếp thêm càng mãnh liệt. Tôi vơ lấy cái bút chì, cắm cúi vẽ.
Nói không phải khoe, sức sáng tạo của tôi thuộc hàng dữ dội. Nghe cái chủ đề, trong óc tôi đã hiện ra phác họa của bức tranh sắp vẽ. Tôi tính sẽ vẽ một cha du đãng mặt mũi thiệt cô hồn - vai này sẽ giao cho lão Ngọc là chuẩn khỏi cần chỉnh. Một hình đại diện cho nhân viên của trại - lấy luôn mẫu là bà giáo vụ già đi, nhìn cái tướng bả cũng sếp xòng lắm, hẳn là vị trí cũng khá. Trong bức tranh của tôi, bà giáo vụ đang trao cho lão du đãng một chiếc chìa khóa lớn thiệt lớn cạnh một cánh cửa màu xanh. Đó, ý nghĩa dữ dội không? Đem chiếc chìa khóa tương lai trao vô tay những người lầm lỡ, để họ mở ra cánh cửa hy vọng của cuộc đời. Tôi phục tôi quá xá!
Tôi vẽ cũng không tệ. Dù sao cũng từng mài mòn đít quần ở trường kiến trúc, dù là con bò cũng phải biết vẽ ít nhất là bãi cỏ. Đám giáo vụ bỏ nguyên công việc, dòm lom lom vô tay tôi. Con nhỏ Mỹ Anh cũng quay hẳn mặt sang, chăm chú coi tôi vẽ. Bức phác họa hoàn thành, dù còn hơi lem nhem vì vẽ vội, nhưng mấy mụ già và cả con nhỏ Mỹ Anh mắt đều hiện ra vẻ ngạc nhiên như thấy bức La Joconde của Leonardo da Vinci vậy. Bà giáo vụ cầm bức vẽ của tôi mặt đầy xúc động, rồi đột nhiên nhào tới cạnh tôi. Tôi hoảng hồn, sợ mụ trong lúc mất kiểm soát tặng tôi một nụ hôn thì coi như xong đời trai trẻ thì may mắn, mụ dừng lại kịp, vỗ vỗ lên vai tôi, giọng cảm động:
- Từ đó tới giờ cô mới thấy một học viên vẽ đẹp vậy! Cảm ơn con rất nhiều, lần này báo trường mình đoạt giải cao là cái chắc luôn!
Tôi cũng khoái được nghe khen (ai chả vậy). Nhưng con nhỏ Mỹ Anh còn làm tôi chết sững luôn khi thỏ thẻ:
- Anh Long vẽ đẹp quá trời luôn. Bữa nào dạy em nha!
Tôi thiệt tình muốn hét lên thật to: Tôi biết chơi ma túy nó ra làm sao rồi! Bởi cái cảm giác lâng lâng khi nghe con nhỏ nói câu đó y chang như thứ cảm giác mà tụi nghiện thường hay đem ra kể. Quả thật, khi vô tới mấy thứ trường trại đó, mọi thứ cảm xúc đều thay đổi lắm. Nếu bạn đã từng cảm thấy ngồi vắt vẻo uống một ly cafe vỉa hè cũng đem lại cảm giác sung sướng như ngồi New World uống Cappuccino hảo hạng, xin chúc mừng bạn mới ... ra tù hoặc ra trại. Những thứ tưởng chừng hết sức bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành nỗi khát khao khi bạn vô những nơi thiếu tự do như tôi đang ở. Cảm giác được một con nhỏ để ý, khen ngợi, đối với tôi là một điều hết sức bình thường khi tôi ở ngoài xã hội (như các bạn đã biết, tôi đẹp trai mà ), tuy nhiên trong cái khung cảnh như vầy, nó lại trở thành một điều vô cùng đặc biệt.
Nhưng khi tôi vẫn còn chưa hết lâng lâng, lão giáo vụ dường như không thèm để ý tới sức khỏe của tôi, giáng thêm một đòn chí tử khiến tôi mém chút bị sốc thuốc nằm lăn quay ra đất:
- Ái chà, phải Long trước học kiến trúc ra không nhỉ?
Tôi đưa cặp mắt đờ đẫn quay qua ngó lão. Lão đang lật chồng hồ sơ của học viên, mắt sáng ngời như thể Christopher Columbus mới tìm ra Châu Mỹ. Lâu lắm rồi trong trại cai nghiện mới xuất hiện một học viên có tí bằng cấp gọi là, lão mừng cũng phải. Tôi lấy lại phần nào bình tĩnh, đưa vẻ mặt khiêm tốn và lạnh lùng nhất ra khẽ gật đầu. Lại nghe bên cạnh, nhỏ Mỹ Anh ồ lên một tiếng nho nhỏ.
Bà giáo vụ già nhìn tôi với ánh mắt tình thương mến thương, rồi xúc động làm một câu làm tôi muốn xỉu:
- Trời ơi, đẹp trai học hành giỏi giang vậy, nghiện làm chi uổng quá con ơi!!!!
Tôi đưa bộ mặt đưa đám ra nhìn bả. Dù biết chả giải quyết được gì hết trơn, tôi vẫn thở dài, buông một câu muôn thuở:
- Con đâu có nghiện hồi nào đâu cô ơi!
Bả không thèm đối lời luôn. Chắc bả cũng tưởng tôi nói giỡn. Chúa mới tin nổi mấy đứa học viên trong trại lại kêu mình không nghiện. Nhưng con nhỏ Mỹ Anh không vậy. Nhỏ lén cầm vô áo tôi, lắc lắc:
- Anh Long nói thiệt hả? Em thấy anh cũng đâu có giống mấy người trong này đâu?
Tôi nghe mà thấy lòng được an ủi quá xá. Định quay qua ôm con nhỏ một cái bày tỏ sự biết ơn, nhưng cuối cùng đành xuôi xị:
- Anh nói thiệt mà, cảm ơn em nghe Mỹ Anh!
Mắt con nhỏ mở to:
- Ủa sao anh Long biết tên em?
Tôi gãi đầu:
- Trời đất ơi, ngày em vô trung tâm tụi nó nhắc tên em hoài, ngày nào anh cũng nghe tới tên em cả trăm lượt lận!
Con nhỏ trề môi, điệu bộ trẻ con và dễ thương hết sức:
- Em hổng thèm!
"Em hổng thèm nhưng anh thèm em" - Tôi đang tính nói vậy thì bà giáo vụ chẳng thèm để ý tới phép lịch sự tối thiểu, đưa ra cho tôi nguyên chồng giấy, hồ hởi kêu:
- Long xem dùm cô mấy bài thơ được không con?
Tôi quắc mắt, ném cho bả một cái nhìn thù hận - người ta đang nói chuyện ngon trớn xía cái mỏ vô, người đâu kì cục - rồi nhỏ nhẹ đáp:
- Dạ, cô cứ để đó con coi!
Kìm nén cơn giận, tôi đưa mắt nhìn xuống đống giấy. Thề có chúa, tôi chưa khi nào thấy trong thơ có nhiều động vật như thế. Cóc nhảy ra hàng tràng, lúc nhúc trên giấy hết trơn. Thơ toàn là thơ mới, nghĩa là chẳng cần vần điệu, chẳng cần quy tắc gì hết trơn hết trọi. Chưa tính mấy con chữ xiên xẹo làm tôi vừa đọc vừa dịch mất nguyên nửa tiếng mới luận ra. Nhìn vẻ mặt bần thần của tôi, bả lo lắng hỏi:
- Sao con, thơ vầy có được không con?
Tôi ráng nín cười, trả lời bả:
- Dạ, con nghĩ cũng tạm tạm cô à.
Bả thở phào một cái:
- Ừ, cô nghĩ cũng xài được mà. Tại vận động làm thơ hoài mà không có học viên nào hưởng ứng, cô phải kêu giáo vụ mỗi người làm một bài đó!
Mồ hôi lạnh tôi túa ra khắp trán. Không dè phép lịch sự lại có lợi ích to lớn vậy nha. Bả thấy khen, lại hăm hở:
- Con thấy bài nào được nhất hả Long?
Tôi gãi đầu. Thật ra cũng có một vài bài tạm gọi là thơ, nhất là một bản chữ khá rõ ràng, mềm mại, câu cú cũng tạm ổn. Tôi chỉ đại:
- Con thấy bài này ổn, cô à!
Bả có phần hơi thất vọng, chắc không phải bài của bả làm. Ngược lại, con nhỏ Mỹ Anh mắt sáng rỡ, cười re:
- Bài thơ đó của em đó, hay thiệt không anh!
Thiệt tình con nhỏ làm tôi hơi ngại. Tính tôi không hay nói những điều trái với lương tâm mình, tuy vậy bị con nhỏ cài vô thế khó, tôi đành mỉm cười:
- Hay mà Mỹ Anh. Em có năng khiếu ghê luôn đó!
Mắt con nhỏ chớp chớp. Nó có vẻ cũng đang được tôi cho chích cho một mũi, nên hổng thèm để ý tới gương mặt đang mắc ói vì nói xạo của tôi. Bà giáo vụ già được thể lại ỏn ẻn:
- Long chắc viết cũng tốt ha, cô thấy mấy người vẽ được thường cũng có tâm hồn nghệ sỹ lắm đó. Con giúp trung tâm vài bài cho phong phú, được không Long?
Tôi mém chút nữa xung phong đăng ký viết truyện *** đăng báo trại, tuy nhiên cảm thấy tuổi tác của mấy thím giáo vụ cũng ngoài năm chục, e không chịu nổi nhiều cú sốc liên tục nên đành thôi. Tôi cười ngượng nghịu, gãi đầu gãi tai:
- Con viết cũng tạm tạm thôi. Đợt này cũng rảnh nhiều, có gì con thu xếp thời gian sẽ viết sau nha!
Cha giáo vụ già lăn lộn giữa đám nghiện nhiều đã thành tinh, nhìn tôi đầy ẩn ý:
- Thu xếp gì nữa, em với nhỏ Mỹ Anh là hạt nhân của báo trại đợt này rồi. Từ giờ trong thời gian hành chính chịu khó xuống phụ tụi thầy, báo mình có giải thì tụi thầy đâu có để em thiệt thòi đâu!
Tôi cần gì quan tâm mấy cái phần thưởng tầm bậy chứ. Nghe cái vụ lão lôi con nhỏ Mỹ Anh ra làm mồi, tôi biết ngay là cái bẫy nhưng cũng đánh nhắm mắt đưa chân bước vô chứ biết sao giờ! Con nhỏ Mỹ Anh cũng tỏ vẻ không phản đối, con mắt nó nhìn tôi giờ khác hẳn với đám lâu nhâu trong trại. Có lẽ, con nhỏ cũng mắc chứng cận thị, hồi nào tới giờ chưa đứng gần tôi bao giờ nên nó chưa phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tôi!
Nói nhảm một hồi nữa, liếc đồng hồ đã tới giờ cơm. Cha giáo vụ khôn-hơn-nghiện lại ném cho tôi một quả ân tình nữa:
- Tới giờ cơm rồi đó, 2 đứa đi ăn cơm đi kẻo đói! Mai lại qua đây nha!
Nghe cái từ "2 đứa" thân thiết gì đâu. Tôi thiệt lòng muốn nhào vô ôm lão giáo vụ già quá xá, nhưng sợ con nhỏ có hiểu lầm về giới tính của mình nên đành bỏ. Tôi quay qua con nhỏ, nói bằng một giọng hết sức tự tin:
- Vậy mình xuống ăn cơm nha Mỹ Anh!
Con nhỏ đáp lời tôi nhẹ nhàng hết sức:
- Dạ.
Con người tôi bản chất vô cùng thiện lương và hòa nhã, nên chưa khi nào tôi trải qua cái cảnh có nhiều ánh mắt căm thù xen lẫn ghen tị chiếu vô mình như lúc tôi cùng con nhỏ đi xuống nhà ăn. Địa chấn à nha! Nguyên đám đang ăn cơm bỏ bo ra dòm lom lom, đám beo ăn cả hòm tôn cũng ngừng tán chuyện, nhìn chằm chặp. Trong một khoảnh khắc đó, tôi cứ thấy như mình là Brad Pitt và con nhỏ chính là Angelina Jolie, còn cái trại nhỏ xíu này chính là nhà hát Kodak của Hoa Kỳ vậy. Tôi làm mặt tỉnh bơ, dù trong lòng âm thầm sung sướng.
Con nhỏ làm như cũng khoái nhìn mấy cái cặp mắt muốn lòi ra của đám dê xồm, ra tới chỗ để cơm còn chịu khó bới cơm vô bo cho cả 2 đứa. Lấy cơm xong, nhỏ quay qua tôi hỏi nhỏ:
- Mình qua đâu ngồi ăn anh?
Tôi nghe mấy lời của nhỏ, cái bụng muốn no luôn chứ sức mấy mà ăn uống nữa, nhưng cơ hội như vậy mà bỏ lỡ thiệt không xứng đáng làm người. Tôi ngó một hồi, thấy cha nội Ngọc thể hình đã ngồi ung dung ở một bàn, bên cạnh còn vài ghế trống, chắc chừa sẵn cho tôi. Tôi giục nhỏ:
- Qua chỗ cha nội ốm nhách kia ăn đi em. Chỗ đó còn trống đó.
Mắt con nhỏ thoáng ngạc nhiên:
- Ủa anh quen ổng hả? Em nghe mấy bà trong phòng nói ổng dữ lắm đó!
Tôi cười khổ. Sao lão này mang tiếng ác dữ vậy hả trời.
- Đâu có đâu, ổng hiền khô mà. Ổng ăn chung mâm với anh đó!
Mặt con nhỏ lại hiện ra vẻ ngưỡng mộ à nha. Nói cho cùng, với bất kể một thành phần nào vô trại, nhìn thấy đám du đãng có số má cũng như nhìn thấy chính quyền vậy. Không có chút muốn thân cận và gần gũi mới là chuyện lạ.
Tôi cùng con nhỏ bưng bo cơm về phía lão Ngọc, mấy ánh mắt thù hận cũng nhanh chóng trở thành xuôi xị. Lão du đãng mắc dịch vẫn làm cái mặt tỉnh bơ, dù trong lòng lão tôi đoán cũng đang âm thầm ghen tị. Tôi kéo cái ghế cho con nhỏ:
- Em ngồi xuống đây nè Mỹ Anh!
Lão già dịch nhìn tôi cười nham hiểm. Chuẩn bị có vụ chọc quê nữa à nha. Y như rằng, lão làm cái mặt buồn, kêu con nhỏ:
- Em làm anh buồn quá. Hồi nào tới giờ, chưa khi nào thằng quỷ này kéo ghế cho anh ngồi hết!
Con nhỏ cười hích hích. Tôi làm bộ bơ bơ, cắm cúi ăn. Lão Ngọc thấy chưa đã, dòm vô bo tôi, la:
- Trời đất ơi hôm nay ăn kiêng hả Long? Mọi bữa mày ăn nhiều như heo luôn, sao hôm nay ăn có một nhúm cơm vậy?
Mặt tôi quê đần. Cái lão này thiệt tình... không biết đâu là điểm dừng hết trơn. Thấy cái mặt quê của tôi, lão coi bộ hả dạ, cười he he vài tiếng, bưng bo cơm qua chỗ khác, kêu:
- 2 đứa ngồi ăn tự nhiên đi, anh no rồi. Hễ khi nào nhìn mấy cái mặt ấm ức, tự dưng lại chán ăn cơm!
Mãi từ khi ngồi xuống tới giờ, lão quỷ này mới nói được một câu .... giống tiếng người đó nha. Con nhỏ đưa mắt nhìn tôi, cười khúc khích:
- Ổng vui tính quá ha. Mà có vẻ thân anh dữ!
Tôi cũng cười nhe:
- Lão đó đang bị hồi teen đó em. Đàn bà có hồi xuân, lão thì có hồi teen.
Con nhỏ trề môi:
- Anh cũng rành mấy vụ đó quá nha.
Nói không phải khoe, ngoài đẹp trai ra, tôi nói chuyện với gái cũng có nghề chứ bộ. Nhứt là ba cái vụ nắm được tâm lý đàn bà, thời đó đã 24 tuổi nên tôi rành một cây. Tôi ngó qua con nhỏ này cũng sơ sơ hiểu: nó không khoái tụi du đãng bặm trợn, không khoái tụi dê già nói năng cợt nhả. Gu của con nhỏ này là kiểu trí thức, đẹp trai, ăn nói có duyên, đại loại như ... tôi đó.
Mà tiếp xúc với con nhỏ một chút, tôi thấy mấy lời đồn về nó coi bộ đúng à nha. Con nhỏ hình như không có chơi hàng thiệt. Đám beo trong trường trại đốt thuốc như tàu hỏa, mỗi bận tụi nó ăn cơm xong ngồi túm năm tụm ba, khói bốc lên như có hỏa hoạn. Con nhỏ này thì mùi thuốc lá nó còn ghét, nói chi ba cái vụ phì phèo. Còn cái nữa, con nhỏ này ba má nó chắc nhà có xưởng in tiền, ngồi cạnh nó lại thấy thoang thoảng mùi Hermes Kelly mới ghê! Ba cái thứ nước hoa đó ở ngoài xài cũng không phải đại gia gì lắm, nhưng lọt vô trong này cứ đem giá tiền nhân lên cỡ gấp 10. Thứ nhất nó là lọ bằng thủy tinh, thứ này bị cấm ngặt vì sợ tụi nó đập miểng ra tự tử hoặc làm ba vụ tầm bậy gì đó, thứ 2 là trại chỉ cho phép xài những đồ căng tin bán. Căng tin của trại này cũng chưa phải là Diamond Plaza mà có cả Hermes lẫn Burberry!
Đăng bởi:
Miêu tiểu miêu
Mấy bà giáo vụ già ngước lên nhìn tôi với đôi mắt hình dấu hỏi và vẻ mặt sầu thảm như đưa đám. Cũng không trách mấy bả được, mấy ngày nay theo như lão nói, hẳn mấy bả cũng vỡ mộng với đám hàng lởm chỉ chăm chăm xin vô cua gái. Tôi đưa mắt về phía con nhỏ, làm một vẻ mặt hết sức đứng đắn và tao nhã. Dù sao, ấn tượng đầu tiên luôn là điều vô cùng quan trọng trong quá trình cua gái - tôi tự nhủ vậy. Nhưng con nhỏ làm bộ tỉnh bơ, chẳng thèm quay qua ngó tôi lấy một cái. Bực à nha. Mắc công tôi tạo dáng mà nó không thèm liếc qua một cái, con nhỏ này chảnh quá trời chảnh chứ không phải giỡn! Tôi cố nén cơn giận, kiềm chế để khỏi bay vô đá vô họng con nhỏ, bình tĩnh ngồi xuống. Trên mặt bàn có 3 cái chì than lem nhem, một hộp màu nước và dăm ba cái bút vẽ. Tôi hỏi một bà giáo vụ già, coi bộ có vẻ sếp xòng:
- Báo mình làm về chủ đề gì, thưa cô?
Lâu lắm rồi không ai nói chuyện với mấy bả bằng một thứ ngôn ngữ lịch sự và thanh nhã như vầy, nên đôi mắt bả hiện lên vẻ ngạc nhiên thấy rõ. Giọng bả nghe mềm mỏng hẳn:
- Báo trường mình làm về chủ đề 20/11 đó con. Con tên gì, mới vô hả, sao cô thấy mặt lạ ghê?
- Dạ con tên Long, con mới vô. Vậy cần vẽ gì cô nói con, để con vẽ nháp qua cô coi!
- Được rồi, con uống nước đi đã, để cô kiếm giấy nha.
Tôi nhận ra một điều, mình cứ lịch sự và đàng hoàng với họ, cách họ đối xử sẽ khác hẳn với đám đầu trâu mặt ngựa kia. Bà giáo vụ già này là một ví dụ điển hình. Bà lóc cóc đi kiếm cho tôi ly nước, thêm tờ A4 trắng và cây chì than. Tuy vậy, giọng bả vẫn không được tự tin cho lắm:
- Long vẽ dùm cô cái hình đứa nhỏ tặng hoa cho cô giáo mặc áo dài được không con?
Tôi muốn té xỉu vì cái ý tưởng của bả. Đây là trường mẫu giáo hay sao trời? Ba cái vụ hình tầm bậy đó chỉ có tụi học sinh lóc nhóc mới vẽ báo tường, đây là trại cai nghiện chứ bộ. Thấy cái mặt tôi ỉu xìu, bả có vẻ lo:
- Sao vậy con? Con không vẽ được hả?
Tôi muốn khóc luôn. Bả kêu tôi vẽ bả khỏa thân tôi cũng vẽ được, nói chi ba cái vụ lẻ tẻ này. Nhưng vẽ như vầy khác gì xúc phạm tới đôi bàn tay của tôi đâu trời. Tôi làm mặt khổ, kêu:
- Con vẽ được, nhưng ý tưởng thì con không thích lắm. Như vầy đi, con vẽ nháp thử ý tưởng ngày 20/11 của trại mình cho cô coi thử nha!
Chấn động đó nha! Nguyên đám giáo viên quay qua nhìn tôi như thể fan Kpop nhìn thấy Super Junior vậy. Con nhỏ cũng không kiềm được tò mò, quay qua ngó tôi một cái. Nhìn gần càng thấy mặt con nhỏ xinh dữ dội, nước da nó trắng hồng, đôi mắt không đen mà lại hơi nâu, nhìn hệt như đám con lai vậy. Cái môi hồng hồng đang trề ra, coi bộ tôi không có chút xíu nào đáng tin cậy hết. Xong rồi, cảm hứng trong đầu tôi được con nhỏ tiếp thêm càng mãnh liệt. Tôi vơ lấy cái bút chì, cắm cúi vẽ.
Nói không phải khoe, sức sáng tạo của tôi thuộc hàng dữ dội. Nghe cái chủ đề, trong óc tôi đã hiện ra phác họa của bức tranh sắp vẽ. Tôi tính sẽ vẽ một cha du đãng mặt mũi thiệt cô hồn - vai này sẽ giao cho lão Ngọc là chuẩn khỏi cần chỉnh. Một hình đại diện cho nhân viên của trại - lấy luôn mẫu là bà giáo vụ già đi, nhìn cái tướng bả cũng sếp xòng lắm, hẳn là vị trí cũng khá. Trong bức tranh của tôi, bà giáo vụ đang trao cho lão du đãng một chiếc chìa khóa lớn thiệt lớn cạnh một cánh cửa màu xanh. Đó, ý nghĩa dữ dội không? Đem chiếc chìa khóa tương lai trao vô tay những người lầm lỡ, để họ mở ra cánh cửa hy vọng của cuộc đời. Tôi phục tôi quá xá!
Tôi vẽ cũng không tệ. Dù sao cũng từng mài mòn đít quần ở trường kiến trúc, dù là con bò cũng phải biết vẽ ít nhất là bãi cỏ. Đám giáo vụ bỏ nguyên công việc, dòm lom lom vô tay tôi. Con nhỏ Mỹ Anh cũng quay hẳn mặt sang, chăm chú coi tôi vẽ. Bức phác họa hoàn thành, dù còn hơi lem nhem vì vẽ vội, nhưng mấy mụ già và cả con nhỏ Mỹ Anh mắt đều hiện ra vẻ ngạc nhiên như thấy bức La Joconde của Leonardo da Vinci vậy. Bà giáo vụ cầm bức vẽ của tôi mặt đầy xúc động, rồi đột nhiên nhào tới cạnh tôi. Tôi hoảng hồn, sợ mụ trong lúc mất kiểm soát tặng tôi một nụ hôn thì coi như xong đời trai trẻ thì may mắn, mụ dừng lại kịp, vỗ vỗ lên vai tôi, giọng cảm động:
- Từ đó tới giờ cô mới thấy một học viên vẽ đẹp vậy! Cảm ơn con rất nhiều, lần này báo trường mình đoạt giải cao là cái chắc luôn!
Tôi cũng khoái được nghe khen (ai chả vậy). Nhưng con nhỏ Mỹ Anh còn làm tôi chết sững luôn khi thỏ thẻ:
- Anh Long vẽ đẹp quá trời luôn. Bữa nào dạy em nha!
Tôi thiệt tình muốn hét lên thật to: Tôi biết chơi ma túy nó ra làm sao rồi! Bởi cái cảm giác lâng lâng khi nghe con nhỏ nói câu đó y chang như thứ cảm giác mà tụi nghiện thường hay đem ra kể. Quả thật, khi vô tới mấy thứ trường trại đó, mọi thứ cảm xúc đều thay đổi lắm. Nếu bạn đã từng cảm thấy ngồi vắt vẻo uống một ly cafe vỉa hè cũng đem lại cảm giác sung sướng như ngồi New World uống Cappuccino hảo hạng, xin chúc mừng bạn mới ... ra tù hoặc ra trại. Những thứ tưởng chừng hết sức bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành nỗi khát khao khi bạn vô những nơi thiếu tự do như tôi đang ở. Cảm giác được một con nhỏ để ý, khen ngợi, đối với tôi là một điều hết sức bình thường khi tôi ở ngoài xã hội (như các bạn đã biết, tôi đẹp trai mà ), tuy nhiên trong cái khung cảnh như vầy, nó lại trở thành một điều vô cùng đặc biệt.
Nhưng khi tôi vẫn còn chưa hết lâng lâng, lão giáo vụ dường như không thèm để ý tới sức khỏe của tôi, giáng thêm một đòn chí tử khiến tôi mém chút bị sốc thuốc nằm lăn quay ra đất:
- Ái chà, phải Long trước học kiến trúc ra không nhỉ?
Tôi đưa cặp mắt đờ đẫn quay qua ngó lão. Lão đang lật chồng hồ sơ của học viên, mắt sáng ngời như thể Christopher Columbus mới tìm ra Châu Mỹ. Lâu lắm rồi trong trại cai nghiện mới xuất hiện một học viên có tí bằng cấp gọi là, lão mừng cũng phải. Tôi lấy lại phần nào bình tĩnh, đưa vẻ mặt khiêm tốn và lạnh lùng nhất ra khẽ gật đầu. Lại nghe bên cạnh, nhỏ Mỹ Anh ồ lên một tiếng nho nhỏ.
Bà giáo vụ già nhìn tôi với ánh mắt tình thương mến thương, rồi xúc động làm một câu làm tôi muốn xỉu:
- Trời ơi, đẹp trai học hành giỏi giang vậy, nghiện làm chi uổng quá con ơi!!!!
Tôi đưa bộ mặt đưa đám ra nhìn bả. Dù biết chả giải quyết được gì hết trơn, tôi vẫn thở dài, buông một câu muôn thuở:
- Con đâu có nghiện hồi nào đâu cô ơi!
Bả không thèm đối lời luôn. Chắc bả cũng tưởng tôi nói giỡn. Chúa mới tin nổi mấy đứa học viên trong trại lại kêu mình không nghiện. Nhưng con nhỏ Mỹ Anh không vậy. Nhỏ lén cầm vô áo tôi, lắc lắc:
- Anh Long nói thiệt hả? Em thấy anh cũng đâu có giống mấy người trong này đâu?
Tôi nghe mà thấy lòng được an ủi quá xá. Định quay qua ôm con nhỏ một cái bày tỏ sự biết ơn, nhưng cuối cùng đành xuôi xị:
- Anh nói thiệt mà, cảm ơn em nghe Mỹ Anh!
Mắt con nhỏ mở to:
- Ủa sao anh Long biết tên em?
Tôi gãi đầu:
- Trời đất ơi, ngày em vô trung tâm tụi nó nhắc tên em hoài, ngày nào anh cũng nghe tới tên em cả trăm lượt lận!
Con nhỏ trề môi, điệu bộ trẻ con và dễ thương hết sức:
- Em hổng thèm!
"Em hổng thèm nhưng anh thèm em" - Tôi đang tính nói vậy thì bà giáo vụ chẳng thèm để ý tới phép lịch sự tối thiểu, đưa ra cho tôi nguyên chồng giấy, hồ hởi kêu:
- Long xem dùm cô mấy bài thơ được không con?
Tôi quắc mắt, ném cho bả một cái nhìn thù hận - người ta đang nói chuyện ngon trớn xía cái mỏ vô, người đâu kì cục - rồi nhỏ nhẹ đáp:
- Dạ, cô cứ để đó con coi!
Kìm nén cơn giận, tôi đưa mắt nhìn xuống đống giấy. Thề có chúa, tôi chưa khi nào thấy trong thơ có nhiều động vật như thế. Cóc nhảy ra hàng tràng, lúc nhúc trên giấy hết trơn. Thơ toàn là thơ mới, nghĩa là chẳng cần vần điệu, chẳng cần quy tắc gì hết trơn hết trọi. Chưa tính mấy con chữ xiên xẹo làm tôi vừa đọc vừa dịch mất nguyên nửa tiếng mới luận ra. Nhìn vẻ mặt bần thần của tôi, bả lo lắng hỏi:
- Sao con, thơ vầy có được không con?
Tôi ráng nín cười, trả lời bả:
- Dạ, con nghĩ cũng tạm tạm cô à.
Bả thở phào một cái:
- Ừ, cô nghĩ cũng xài được mà. Tại vận động làm thơ hoài mà không có học viên nào hưởng ứng, cô phải kêu giáo vụ mỗi người làm một bài đó!
Mồ hôi lạnh tôi túa ra khắp trán. Không dè phép lịch sự lại có lợi ích to lớn vậy nha. Bả thấy khen, lại hăm hở:
- Con thấy bài nào được nhất hả Long?
Tôi gãi đầu. Thật ra cũng có một vài bài tạm gọi là thơ, nhất là một bản chữ khá rõ ràng, mềm mại, câu cú cũng tạm ổn. Tôi chỉ đại:
- Con thấy bài này ổn, cô à!
Bả có phần hơi thất vọng, chắc không phải bài của bả làm. Ngược lại, con nhỏ Mỹ Anh mắt sáng rỡ, cười re:
- Bài thơ đó của em đó, hay thiệt không anh!
Thiệt tình con nhỏ làm tôi hơi ngại. Tính tôi không hay nói những điều trái với lương tâm mình, tuy vậy bị con nhỏ cài vô thế khó, tôi đành mỉm cười:
- Hay mà Mỹ Anh. Em có năng khiếu ghê luôn đó!
Mắt con nhỏ chớp chớp. Nó có vẻ cũng đang được tôi cho chích cho một mũi, nên hổng thèm để ý tới gương mặt đang mắc ói vì nói xạo của tôi. Bà giáo vụ già được thể lại ỏn ẻn:
- Long chắc viết cũng tốt ha, cô thấy mấy người vẽ được thường cũng có tâm hồn nghệ sỹ lắm đó. Con giúp trung tâm vài bài cho phong phú, được không Long?
Tôi mém chút nữa xung phong đăng ký viết truyện *** đăng báo trại, tuy nhiên cảm thấy tuổi tác của mấy thím giáo vụ cũng ngoài năm chục, e không chịu nổi nhiều cú sốc liên tục nên đành thôi. Tôi cười ngượng nghịu, gãi đầu gãi tai:
- Con viết cũng tạm tạm thôi. Đợt này cũng rảnh nhiều, có gì con thu xếp thời gian sẽ viết sau nha!
Cha giáo vụ già lăn lộn giữa đám nghiện nhiều đã thành tinh, nhìn tôi đầy ẩn ý:
- Thu xếp gì nữa, em với nhỏ Mỹ Anh là hạt nhân của báo trại đợt này rồi. Từ giờ trong thời gian hành chính chịu khó xuống phụ tụi thầy, báo mình có giải thì tụi thầy đâu có để em thiệt thòi đâu!
Tôi cần gì quan tâm mấy cái phần thưởng tầm bậy chứ. Nghe cái vụ lão lôi con nhỏ Mỹ Anh ra làm mồi, tôi biết ngay là cái bẫy nhưng cũng đánh nhắm mắt đưa chân bước vô chứ biết sao giờ! Con nhỏ Mỹ Anh cũng tỏ vẻ không phản đối, con mắt nó nhìn tôi giờ khác hẳn với đám lâu nhâu trong trại. Có lẽ, con nhỏ cũng mắc chứng cận thị, hồi nào tới giờ chưa đứng gần tôi bao giờ nên nó chưa phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tôi!
Nói nhảm một hồi nữa, liếc đồng hồ đã tới giờ cơm. Cha giáo vụ khôn-hơn-nghiện lại ném cho tôi một quả ân tình nữa:
- Tới giờ cơm rồi đó, 2 đứa đi ăn cơm đi kẻo đói! Mai lại qua đây nha!
Nghe cái từ "2 đứa" thân thiết gì đâu. Tôi thiệt lòng muốn nhào vô ôm lão giáo vụ già quá xá, nhưng sợ con nhỏ có hiểu lầm về giới tính của mình nên đành bỏ. Tôi quay qua con nhỏ, nói bằng một giọng hết sức tự tin:
- Vậy mình xuống ăn cơm nha Mỹ Anh!
Con nhỏ đáp lời tôi nhẹ nhàng hết sức:
- Dạ.
Con người tôi bản chất vô cùng thiện lương và hòa nhã, nên chưa khi nào tôi trải qua cái cảnh có nhiều ánh mắt căm thù xen lẫn ghen tị chiếu vô mình như lúc tôi cùng con nhỏ đi xuống nhà ăn. Địa chấn à nha! Nguyên đám đang ăn cơm bỏ bo ra dòm lom lom, đám beo ăn cả hòm tôn cũng ngừng tán chuyện, nhìn chằm chặp. Trong một khoảnh khắc đó, tôi cứ thấy như mình là Brad Pitt và con nhỏ chính là Angelina Jolie, còn cái trại nhỏ xíu này chính là nhà hát Kodak của Hoa Kỳ vậy. Tôi làm mặt tỉnh bơ, dù trong lòng âm thầm sung sướng.
Con nhỏ làm như cũng khoái nhìn mấy cái cặp mắt muốn lòi ra của đám dê xồm, ra tới chỗ để cơm còn chịu khó bới cơm vô bo cho cả 2 đứa. Lấy cơm xong, nhỏ quay qua tôi hỏi nhỏ:
- Mình qua đâu ngồi ăn anh?
Tôi nghe mấy lời của nhỏ, cái bụng muốn no luôn chứ sức mấy mà ăn uống nữa, nhưng cơ hội như vậy mà bỏ lỡ thiệt không xứng đáng làm người. Tôi ngó một hồi, thấy cha nội Ngọc thể hình đã ngồi ung dung ở một bàn, bên cạnh còn vài ghế trống, chắc chừa sẵn cho tôi. Tôi giục nhỏ:
- Qua chỗ cha nội ốm nhách kia ăn đi em. Chỗ đó còn trống đó.
Mắt con nhỏ thoáng ngạc nhiên:
- Ủa anh quen ổng hả? Em nghe mấy bà trong phòng nói ổng dữ lắm đó!
Tôi cười khổ. Sao lão này mang tiếng ác dữ vậy hả trời.
- Đâu có đâu, ổng hiền khô mà. Ổng ăn chung mâm với anh đó!
Mặt con nhỏ lại hiện ra vẻ ngưỡng mộ à nha. Nói cho cùng, với bất kể một thành phần nào vô trại, nhìn thấy đám du đãng có số má cũng như nhìn thấy chính quyền vậy. Không có chút muốn thân cận và gần gũi mới là chuyện lạ.
Tôi cùng con nhỏ bưng bo cơm về phía lão Ngọc, mấy ánh mắt thù hận cũng nhanh chóng trở thành xuôi xị. Lão du đãng mắc dịch vẫn làm cái mặt tỉnh bơ, dù trong lòng lão tôi đoán cũng đang âm thầm ghen tị. Tôi kéo cái ghế cho con nhỏ:
- Em ngồi xuống đây nè Mỹ Anh!
Lão già dịch nhìn tôi cười nham hiểm. Chuẩn bị có vụ chọc quê nữa à nha. Y như rằng, lão làm cái mặt buồn, kêu con nhỏ:
- Em làm anh buồn quá. Hồi nào tới giờ, chưa khi nào thằng quỷ này kéo ghế cho anh ngồi hết!
Con nhỏ cười hích hích. Tôi làm bộ bơ bơ, cắm cúi ăn. Lão Ngọc thấy chưa đã, dòm vô bo tôi, la:
- Trời đất ơi hôm nay ăn kiêng hả Long? Mọi bữa mày ăn nhiều như heo luôn, sao hôm nay ăn có một nhúm cơm vậy?
Mặt tôi quê đần. Cái lão này thiệt tình... không biết đâu là điểm dừng hết trơn. Thấy cái mặt quê của tôi, lão coi bộ hả dạ, cười he he vài tiếng, bưng bo cơm qua chỗ khác, kêu:
- 2 đứa ngồi ăn tự nhiên đi, anh no rồi. Hễ khi nào nhìn mấy cái mặt ấm ức, tự dưng lại chán ăn cơm!
Mãi từ khi ngồi xuống tới giờ, lão quỷ này mới nói được một câu .... giống tiếng người đó nha. Con nhỏ đưa mắt nhìn tôi, cười khúc khích:
- Ổng vui tính quá ha. Mà có vẻ thân anh dữ!
Tôi cũng cười nhe:
- Lão đó đang bị hồi teen đó em. Đàn bà có hồi xuân, lão thì có hồi teen.
Con nhỏ trề môi:
- Anh cũng rành mấy vụ đó quá nha.
Nói không phải khoe, ngoài đẹp trai ra, tôi nói chuyện với gái cũng có nghề chứ bộ. Nhứt là ba cái vụ nắm được tâm lý đàn bà, thời đó đã 24 tuổi nên tôi rành một cây. Tôi ngó qua con nhỏ này cũng sơ sơ hiểu: nó không khoái tụi du đãng bặm trợn, không khoái tụi dê già nói năng cợt nhả. Gu của con nhỏ này là kiểu trí thức, đẹp trai, ăn nói có duyên, đại loại như ... tôi đó.
Mà tiếp xúc với con nhỏ một chút, tôi thấy mấy lời đồn về nó coi bộ đúng à nha. Con nhỏ hình như không có chơi hàng thiệt. Đám beo trong trường trại đốt thuốc như tàu hỏa, mỗi bận tụi nó ăn cơm xong ngồi túm năm tụm ba, khói bốc lên như có hỏa hoạn. Con nhỏ này thì mùi thuốc lá nó còn ghét, nói chi ba cái vụ phì phèo. Còn cái nữa, con nhỏ này ba má nó chắc nhà có xưởng in tiền, ngồi cạnh nó lại thấy thoang thoảng mùi Hermes Kelly mới ghê! Ba cái thứ nước hoa đó ở ngoài xài cũng không phải đại gia gì lắm, nhưng lọt vô trong này cứ đem giá tiền nhân lên cỡ gấp 10. Thứ nhất nó là lọ bằng thủy tinh, thứ này bị cấm ngặt vì sợ tụi nó đập miểng ra tự tử hoặc làm ba vụ tầm bậy gì đó, thứ 2 là trại chỉ cho phép xài những đồ căng tin bán. Căng tin của trại này cũng chưa phải là Diamond Plaza mà có cả Hermes lẫn Burberry!
Đăng bởi:
Miêu tiểu miêu
Bình luận facebook