-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhát chém Sasebo đầy ghê rợn, người ta không hiểu tại sao một đứa trẻ 11 tuổi có thể ra tay tàn độc như vậy.
Đây là loạt vụ án trong series NHỮNG VỤ ÁN MẠNG RÙNG RỢN NHẤT TRONG LỊCH SỬ NHẬT BẢN, ở một đất nước mà tỷ lệ tội phạm rất thấp nhưng mỗi khi có vụ án lại là một nỗi kinh hoàng tột độ cho người Nhật và toàn thế giới...
VỤ ÁN TRÒ CHƠI REDROOM VÀ KẺ SÁT NHÂN MỚI 11 TUỔI
Hồi năm 2004 thành phố Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki của Nhật Bản từng thu hút sự chú ý của dư luận khi ở thành phố này một nữ sinh tiểu học đã g.iết c.hết bạn học cùng lớp.
Tên thật của kẻ g.iết người đã không được tiết lộ trên báo chí, theo ngăn cấm việc nhận dạng những phạm tội. Cảnh sát Nhật Bản đã gọi cô là "Cô gái A ". Văn phòng Luật sư Quận Nagasaki cảnh báo ngắn cấm các thành viên cộng đồng internet tiết lộ ảnh thật của cô bé. Mặc cho những nỗ lực để bảo vệ danh tính của cô gái, tên thật của cô đã được tiết lộ vài ngày sau vụ việc là Natsumi Tsuji.
Nạn nhân của vụ việc, cô gái 12 tuổi tên là Satomi Mitarai đã bị g.iết bởi bạn của mình, Natsumi Tsuji mới 11 tuổi.
Lý do của vụ g.iết người được cho là liên quan bởi một trang web Tsuji được tạo ra, nội dung chủ yếu dựa vào một trò chơi kinh dị gọi là " Red Room " và fanfic về bộ phim Battle Royale nổi tiếng của Nhật Bản. Satomi Mitarai đã để lại những lời bình luận về không hay trên trang web đó, về việc chê bai cân nặng của Tsuji.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2004, Tsuji đã g.iết cô bạn học 12 tuổi, Satomi Mitarai trong giờ ăn trưa tại Trường tiểu học Okubo ở Sasebo. Cô bé g.iết bạn học bằng cách cắt cổ họng với một chiếc dao rọc giấy. Sau đó đã trở lại lớp học cùng lớp với bộ quần áo đẫm máu. Cô giáo của cả hai cô bé, người đã tìm thấy thi thể và gọi cảnh sát. Vì tính chất ghê rợn vụ án sau đó được đặt cho cái tên là " Nhát chém Sasebo "
Vụ g.iết người gây ra một cuộc tranh luận ở Nhật Bản về tuổi trách nhiệm hình sự, giảm từ 16 xuống còn 14 vào năm 2000 do năm 1997, cần phải được hạ xuống lần nữa. Người g.iết người được coi là một đứa trẻ bình thường trước khi xảy ra vụ việc, và làm cho công chúng thêm lo lắng. Quả thật việc một đứa trẻ ra tay tàn độc như vậy khiến người lớn cũng cảm thấy sợ hãi không tin nổi.
Tsuji đã được đưa đến một trại cải tạo ở tỉnh Tochigi. Tòa án gia đình Nagasaki năm 2004 ban đầu đã kết án cô hai năm tù tự nguyện, nhưng bản án đã được gia hạn thêm hai năm vào tháng 9 năm 2006.
Vì những vấn đề về khả năng giao tiếp và những mối quan tâm ám ảnh, cô bé được chẩn đoán sau vụ g.iết người là bị hội chứng Asperger.
Theo wiki : Hội chứng Asperger là một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển. Tỷ lệ nam giới có Asperger's so với nữ giới vẫn còn đang có nhiều tranh cãi, dao động từ 1:2 - 1:16. Những người có hội chứng Asperger này sẽ gặp bất lợi trong cuộc sống chủ yếu do kỹ năng giao tiếp kém đặc biệt là " ngôn ngữ cơ thể ". Những người bị hội chứng Asperger không chỉ có khuyết điểm, họ cũng có thể có ưu điểm trong những lãnh vực như nhận thức, tự quan sát, trong sự chú ý hoặc trí nhớ.
Và điều điều làm tôi chú ý là vụ án liên quan đến Red room là một trong những urban legend ở Nhật Bản với một câu chuyện là như thế này :
Lời nguyền này có liên quan đến internet, nó đề cập tới " cửa sổ quảng cáo "- pop ups - mỗi khi nhấn vào một đường link. Tuy nhiên, lần này nó không đem lại sự khó chịu, mà là nỗi sợ đến ... rợn người.
Câu chuyện có bối cảnh rất đơn giản : một cửa sổ quảng cáo đột nhiên hiện lên nhưng chỉ nhắc đến " cái chết sắp đến ", đồng thời xuất hiện câu hỏi " Bạn có thích... chết không ? "
Thông thường, nạn nhân sẽ chẳng để ý đến và tắt đi. Nhưng không, một khi "căn phòng đỏ" đã chọn nạn nhân, người đó không thể thoát. Nạn nhân có thể click " điên cuồng " vào dấu "X", nhưng cửa sổ quảng cáo này sẽ không mất đi mà thay vào đó, câu hỏi sẽ hiện dần lên, cuối cùng trở thành " Bạn có thích căn phòng màu đỏ ? "
Sau khi câu hỏi hiện ra, màn hình sẽ biến thành màu đỏ, đồng thời một danh sách về các nạn nhân trong quá khứ hiện lên. Và đó là thứ cuối cùng nạn nhân nhìn thấy, vì sáng hôm sau người ta sẽ phát hiện nạn nhân tự tử trong phòng riêng đã được " nhuộm đỏ " bằng chính máu của mình.
Sau vụ thảm sát ở trường tiểu học Sasebo lại có thêm rất nhiều những vụ g.iết hại dã man nữa được cho là ảnh hưởng của vụ việc này. Trong đó có một vụ thiếu nữ 15 tuổi đã sát hại bạn cùng lớp và cắt rời thi thể nạn nhân chỉ vì muốn mổ xẻ một người cũng thuộc thành phố Sasebo.
Nạn nhân:
Khi sát hại Satomi Mitarai đã mặc một chiếc áo in chữ Nevada. Ngay sau khi bức ảnh về cô lan truyền với một nụ cười trên môi đã ảnh hưởng đến truyền thông đại chúng. Chiếc áo nevada trở nên hot hơn bao giờ hết. Và biệt danh " Nevada " girl của cô cũng từ đó mà ra. Thậm chí còn có cả những bạn trẻ thích cosplay thành nevada girl.
Ở Việt Nam những thứ như vậy thường không có vì đa số những vụ án mạng đều sảy ra do mâu thuẫn cuộc sống và nhiều nhất liên quan đến vấn đề tiền bạc. Vậy mà ở những đất nước phát triển hơn chúng ta nơi nền văn minh đi hơn chúng ta 1 bước thế nhưng đừng đánh đồng điều đó với ý thức của con người. Ở đây g.iết người, tra tấn người khác, xem người khác tự sát được xem là 1 thú vui cho những áp lực hằng ngày của họ như công việc,gia đình hay v.v thứ khác. Đáng buồn thay điều đó đã ảnh hưởng đến ngay cả tâm lí của 1 đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên mà tôi vẫn còn bàn hoàng trước hành động vặn vẹo của em.
(Theo tâm điểm 247)
Bình luận facebook