Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes - Chương 04 - Phần 2
Ông ta hơi chần chừ, khuôn mặt lạnh lùng đầy nếp nhăn sa sầm, nghiêm nghị.
- Tôi sẽ nói ngắn gọn cho ông hay. - Cuối cùng thì ông ta cũng phải hé răng - Có một số việc rất khó nói và nói ra cũng rất khổ tâm. Tôi gặp nhà tôi ở mỏ vàng, khi tôi đi đào vàng ở Brazil. Maria Pinto là con gái của một quan chức chính phủ ở Manaos. Cô ấy vô cùng xinh đẹp, tính tình sôi nổi, nồng nhiệt, đam mê hết mình, nhưng rất dễ xúc động, đầy khí chất của người xứ nhiệt đới, hoàn toàn khác với phụ nữ Mỹ. Thế là tôi yêu và lấy cô ấy làm vợ. Tới khi tình yêu lãng mạn qua đi - phải mất vài năm - tôi mới nhận ra là giữa chúng tôi không có điểm chung gì cả, hoàn toàn không; tình yêu đã nguội lạnh. Nếu cô ấy cũng vậy thì chuyện dễ xử lý rồi. Nhưng chắc ông cũng biết, dù tôi có nói gì cũng chẳng ảnh hưởng tới tình cảm của cô ấy. Sở dĩ tôi lạnh lùng, thậm chí có người bảo là tàn nhẫn nữa, vì tôi biết nếu có thể phá vỡ tình yêu đó, hoặc biến nó thành hận thù, thì đều có lợi cho cả hai. Nhưng chẳng có cách nào! Cô ấy vẫn yêu tôi, vẫn sùng bái tôi.
“Giữa lúc đó thì cô Dunbar tới theo lời rao trên báo, và trở thành gia sư trong gia đình tôi. Mọi người đều công nhận cô ấy vô cùng xinh đẹp. Tôi không muốn mình giả vờ cao thượng, tôi thừa nhận cùng sống với một cô gái trẻ đẹp, lại thường xuyên tiếp xúc thì không thể không nảy sinh những tình cảm thân mật mãnh liệt. Ông có trách tôi không, thưa ông?”
- Tôi không trách ngài. Nhưng nếu ngài đã thổ lộ như vậy thì ngài lại đáng trách, bởi có thể nói, ngài phải có trách nhiệm bảo vệ cô gái đó.
- Có lẽ là như vậy. - Ông ta nói - Tôi e rằng, suốt cả cuộc đời tôi chưa hề khao khát thứ gì hơn là tình yêu và chiếm được cô ấy. Tôi có nói với cô ấy điều đó.
- Ồ, ngài đã nói như thế rồi sao?
Một khi tình cảm của Holmes lay động, trông anh ấy thật ghê gớm.
- Tôi nói với cô ấy, nếu được, tôi nhất định sẽ cưới cô ấy; nhưng điều đó lại không do tôi quyết định. Tôi nói, tôi không tiếc tiền, chỉ cần việc gì làm cho cô ấy hạnh phúc, tôi đều sẵn sàng.
- Thật khảng khái! - Holmes giọng đầy mỉa mai bình luận.
- Xem ông kìa! Tôi tìm đến ông là để nhờ ông chứng minh cô ấy vô tội, chứ không phải để nghe ông thuyết giảng về đạo đức.
- Tôi chỉ nghĩ tới thân phận cô gái ấy, nên mới quan tâm đến vụ án này. - Holmes nghiêm giọng - Tôi cho rằng tội trạng mà cô ta bị gán cho còn tồi tệ hơn cái việc ngài vừa thừa nhận. Ngài mắc tội hủy hoại một người con gái yếu ớt đang sống dưới mái nhà của mình. Những người lắm tiền như ngài đáng phải nhận lấy bài học này, không phải tất cả đều có thể mua bằng tiền.
Tôi không ngờ là ông vua vàng lại thành thực tiếp nhận lời chỉ trích đó.
- Nay thì tôi đã cảm thấy như vậy rồi. Cảm ơn Chúa, tôi đã không được toại nguyện. Cô ấy kiên quyết không nghe, muốn ngay lập tức thôi việc để về nhà.
- Vì sao cô ấy chưa đi?
- Cái đó, trước tiên là do còn có người phải sống nhờ vào cô ấy, nếu bỏ việc thì với cả cô ấy lẫn người kia, đều chẳng khác gì một tai họa. Do tôi hết lời thề thốt sẽ không quấy nhiễu sự bình an của cô ấy, nên cô ấy đã đồng ý ở lại. Còn một lý do nữa, là cô ấy biết ảnh hưởng của mình đối với tôi, và ảnh hưởng đó mạnh hơn bất kỳ ảnh hưởng nào khác. Cô ấy muốn dùng ảnh hưởng đó để làm việc tốt.
- Làm gì vậy?
- Cô ấy biết một số việc làm ăn của tôi, cơ nghiệp của tôi rất to lớn, lớn đến mức người khác khó tưởng tượng nổi. Tôi có thể xây dựng nó và cũng có thể phá hủy nó; mà tôi thì luôn hủy hoại, chẳng những hủy hoại cá nhân mà còn hủy hoại cả cộng đồng, cả thành phố, thậm chí cả một quốc gia nữa. Kinh doanh là một cuộc đấu tranh tàn khốc, kẻ yếu sẽ thất bại. Tôi dốc toàn lực vào đó mà không hề ngó ngàng tới những lời than khóc khổ đau của người khác. Nhưng cô ấy lại có cách nhìn khác, cô ấy tin rằng, sự giàu có vược bậc của người này không nên được xây dựng trên cơ sở sự phá sản và đói khổ của hàng nghìn người khác. Cô ấy cho rằng tôi chịu nghe lời cô ấy, cũng như tin rằng bằng nguyên tắc hành xử của mình, có thể làm được chút gì tốt lành cho công chúng. Vì vậy mà cô ấy ở lại, không bỏ đi nữa. Sau đó mới xảy ra bi kịch…
- Ngài có thể làm sáng tỏ được điều gì không?
Ông ta im lặng, suy nghĩ mấy phút:
- Tôi không phủ nhận điều này rất không có lợi cho cô ấy. Phụ nữ cũng có cuộc sống nội tâm của họ mà đàn ông không hiểu. Lúc đầu khi sự việc vừa xảy ra, tôi rất ngạc nhiên, cho rằng có thể do cô ấy quá bị kích động nên đã đi ngược bản tính của mình. Tôi có một cách giải thích sẽ nói cho ông ngay bây giờ, bất chấp nó là thực hay giả. Hiển nhiên vợ tôi là người cực kỳ ghen tuông, ghen tuông cả trong tâm tưởng và tinh thần, còn đáng sợ hơn cả sự ghen tị về thể xác. Mặc dù vợ tôi chẳng có lý do gì để ghen tuông với cô gia sư kia, tôi thấy cô ấy cũng rất biết điều. Cô ấy thực sự cảm nhận được ảnh hưởng về tư tưởng và hành vi của cô gái người Anh kia đối với tôi, điều mà cô ấy không có được. Dẫu đó là ảnh hưởng tốt thì cũng thế thôi. Cô ấy tự hận mình đến phát điên lên, cô ấy luôn mang dòng máu của người xứ nhiệt đới. Có thể cô ấy mưu toan giết Dunbar, hoặc có ý định dùng súng để uy hiếp, buộc cô ấy phải rời xa chúng tôi… Nhưng có lẽ súng… cướp cò, khiến chính người cầm súng bị thiệt mạng.
- Ồ! Có lẽ đây là giả thuyết duy nhất có thể giải thoát cô gái khỏi tội giết người.
- Phủ nhận chưa phải là điều tồi tệ nhất, đúng không? Người ta có thể hiểu được, một cô gái rơi vào hoàn cảnh hãi hùng đó có thể hốt hoảng trở về nhà với khẩu súng trong tay, thậm chí có thể vứt nó vào tủ quần áo hay vào một chỗ nào đó, mà rồi chính mình cũng không biết gì. Khi khẩu súng bị phát hiện thì cô ấy lại phủ nhận tất cả, bởi giải thích thế nào cũng không thể nói rõ được. Chẳng có gì đánh đổ được giả thiết đó cả.
- Chỉ bản thân cô Dunbar là biết rõ điều đó thôi.
- Cũng có thể…
Sherlock Holmes nhìn đồng hồ:
- Tôi tin rằng sáng hôm nay chúng tôi sẽ nhận được giấy phép cần thiết, và có thể tới Winchester bằng chuyến tàu buổi chiều. Khi tôi gặp được cô gái trẻ đó, rất có thể tôi sẽ làm sáng tỏ được nhiều điều. Nhưng tôi không thể đảm bảo đạt được kết quả như ngài mong muốn.
Do việc lấy giấy phép từ nhà chức trách bị trục trặc khiến ngay hôm đó không thể xuất phát được, chúng tôi đành đi tới cầu Thor ở khu lãnh địa của ông ta. Ông ta không đi cùng chúng tôi, nhưng cho chúng tôi địa chỉ của thượng sĩ Coventry - viên cảnh sát sở tại. Đây chính là viên cảnh sát đến hiện trường điều tra đầu tiên. Anh ta cao gầy, da trắng, trông bộ dạng hơi bí hiểm, dễ gây cho người ta cảm giác anh ta biết nhiều điều nhưng không dám nói ra. Anh ta còn có một thói quen là hay đột ngột hạ thấp giọng ra vẻ như chuyện rất quan trọng, kỳ thực lại chẳng có gì cả. Nhưng đằng sau những điều đó, anh ta lại là một người thành thực, đúng mực, không kiêu ngạo tới mức không dám thừa nhận năng lực mình có hạn, cần được người khác giúp đỡ.
- Dù sao thì tôi cũng muốn ngài đến chứ không muốn những người ở Scotland Yard đến, thưa ngài Holmes. - Anh ta thật thà thừa nhận. - Cảnh sát cấp trên nhúng tay vào thì dù có thành công, cảnh sát địa phương cũng chẳng vinh dự gì, mà thất bại thì lại bị đem ra làm vật hy sinh. Còn ngài, tôi nghe tiếng ngài chơi đẹp hơn. Có thể khẳng định là ngài rất có nghĩa khí. Ông bạn Watson của ngài hẳn cũng như vậy. Vậy thì thưa ngài, chúng ta có thể cùng ra hiện trường. Tôi xin nêu ra một vấn đề chỉ riêng với ngài thôi. - Anh ta ngó xung quanh vẻ sợ sệt - Ngài không cho rằng trong vụ này, Neil Gibson chính là thủ phạm sao?
- Tôi cũng đang suy xét điều đó.
- Chắc ngài chưa gặp tiểu thư Dunbar, cô ấy là người tuyệt vời về mọi mặt. Chắc chắn là ông ta không muốn cô vợ gây khó cho mình. Mà người Mỹ lại dùng súng dễ dàng hơn người Anh chúng ta nhiều. Đó chính là khẩu súng của ông ấy đấy.
- Điều này đã được chứng thực chưa?
- Rồi. Đó là một khẩu trong bộ đôi súng của ông ta.
- Một khẩu trong bộ đôi ư? Còn khẩu kia đâu?
- Ông ta có rất nhiều loại vũ khí. Chúng tôi chưa tìm thấy khẩu súng thứ hai, nhưng bao súng đúng là bao đôi.
- Nếu đúng vậy thì phải tìm bằng được khẩu súng kia nữa.
- Chúng tôi đã gom tất vào góc nhà ông ấy, ngài có thể đến xem.
- Để sau! Bây giờ chúng ta tới hiện trường đã.
Đoạn đối thoại trên diễn ra trong căn phòng nhỏ của viên cảnh sát, nơi đã biến thành trạm cảnh sát địa phương. Từ đây đi nửa dặm, xuyên qua cánh đồng hoang lộng gió phủ đầy lá vàng của cây dương xỉ, chúng tôi đến cổng phụ của lãnh địa Thor của nhà triệu phú Mỹ. Đi dọc con đường nhỏ trong khu vực bảo tồn chim trĩ, từ giữa vùng đất hoang mênh mông, chúng tôi nhìn thấy một ngôi nhà nửa làm bằng gỗ, theo hai lối kiến trúc cổ khác nhau đứng chênh vênh trên đỉnh đồi. Bên cạnh đó, có một hồ nhỏ dài, mọc đầy cỏ lau, quãng giữa hẹp nhất có một cây cầu đá. Dừng ở đầu cầu, viên cảnh sát chỉ tay xuống mặt đất, nói:
- Đây chính là nơi thi thể nạn nhân nằm. Tôi đã đặt hòn đá này làm dấu.
- Anh đến trước khi thi thể bị chuyển đi chứ?
- Đúng vậy! Họ lập tức tìm gọi tôi đến đây.
- Ai tới tìm anh?
- Chính ông Gibson. Khi có người báo, ông ta và một số người khác cùng từ trong nhà chạy ra. Ông ta kiên quyết không cho ai di chuyển thi thể nạn nhân cũng như mọi thứ, trước khi cảnh sát tới.
- Thật sáng suốt. Tôi đọc trên báo, biết rằng hung thủ bắn ở cự ly không xa?
- Quả vậy, rất gần là đằng khác.
- Viên đạn xuyên qua thái dương bên phải, đúng không?
- Sát gần chỗ đó, thưa ngài. - Thi thể nằm ở tư thế nào?
- Nằm sấp. Không có dấu vết vật lộn. Không một dấu vân tay. Không thấy có vũ khí. Tay trái của bà ta giữ chặt mẩu giấy do Dunbar viết.
- Anh vừa bảo là nắm chặt ư?
- Đúng như vậy! Chúng tôi phải rất vất vả mới mở các ngón tay ra được.
- Điều này vô cùng quan trọng, vì nó loại bỏ được giả thiết là mảnh giấy bị nhét vào tay khi nạn nhân đã chết, nhằm tạo chứng cứ giả. À, tôi nhớ rồi, trên mảnh giấy viết: “Tôi sẽ đến cầu Thor lúc 9 giờ tối. G. Dunbar”, đúng không?
- Đúng, đúng vậy!
- Cô Dunbar đã thừa nhận mình viết mảnh giấy đó?
- Thưa vâng.
- Cô ta giải thích ra sao?
- Cô ấy chuẩn bị biện hộ cho mình tại tòa nên chẳng nói gì cả.
- Quả là bài toán hóc búa đây. Về mảnh giấy, xem ra còn rất mù mờ.
- Nhưng, - Anh chàng cảnh sát chen vào - theo thiển ý của tôi, trong toàn bộ vụ này, mẩu giấy là điểm sáng tỏ duy nhất đấy.
Sherlock Holmes lắc đầu:
- Bây giờ cứ giả thiết mảnh giấy đó là do bị cáo viết thật, thì bà ta đã phải nhận được trước đó một vài giờ. Vậy vì sao người chết vẫn nắm chặt nó trong tay? Khi gặp nhau, họ đâu cần tới mảnh giấy đó nữa? Điều đó chẳng phải rất lạ sao?
- Nghe ngài nói vậy, tôi cũng thấy kỳ lạ thật.
- Tôi muốn ngồi yên đây suy nghĩ một lát.
Holmes vừa nói vừa ngồi lên thành cầu bằng đá. Tôi thấy anh đưa mắt săm soi tìm kiếm. Đột nhiên anh vụt đứng dậy, chạy tới thành cầu bên kia, rút kính lúp ra quan sát tỉ mỉ từng phiến đá.
- Có chuyện kỳ lạ này! - Holmes nói.
- Đúng, chúng tôi cũng đã nhìn thấy vết sứt trên thành cầu. Nhưng tôi lại nghĩ rằng là do người qua đường vô tình gây ra.
Đá màu xám, nhưng vết sứt lại sáng màu, to bằng đồng tiền xu. Nhìn kỹ, có thể thấy vết sứt đó phải do một lực rất mạnh tác động vào.
- Phải cần cú đập thật mạnh mới để lại dấu vết như vậy. - Anh ấy lấy cây gậy gõ thật mạnh mấy cái vào thành cầu đá mà chẳng thấy có vết gì cả - Rõ ràng là rất mạnh, mà lại ở một vị trí rất bất bình thường thế này: ở mép dưới của thành cầu.
- Nhưng chỗ này còn cách thi thể ít ra là năm thước cơ mà.
- Không sai, đúng là năm thước. Có thể điều này chẳng liên quan gì tới vụ án cũng nên, nhưng vẫn rất đáng lưu ý. Được rồi, ở đây chẳng có gì để tìm kiếm nữa. Có phải anh nói, ở quanh đây không có dấu chân phải không?
- Thưa, mặt đất cứng như sắt, tuyệt nhiên chẳng có dấu chân nào!
- Vậy chúng ta đi thôi! Có thể vào trong nhà xem trước mớ vũ khí mà anh nói, sau đó chúng tôi sẽ đi Winchester. Tôi muốn gặp cô Dunbar trước khi tiếp tục điều tra.
Ông Gibson vẫn chưa về. Chúng tôi gặp lại Bates, người hơi có vẻ hoảng loạn mà hồi sáng đã ghé qua văn phòng chúng tôi. Ông ta dẫn chúng tôi đi xem số vũ khí của ông chủ với vẻ mặt rất đau khổ. Chúng tôi thấy các loại vũ khí xếp thành một mớ, nghĩ rằng đây có lẽ là những thứ mà cả đời chủ nhân của chúng mạo hiểm mới có được. Ông Bates nói:
- Ông chủ có không ít kẻ thù, phàm những ai biết tính cách và tác phong của ông ta đều chẳng lấy gì làm lạ. Hàng ngày, khi đi ngủ, ông ta luôn để súng với đạn đã lên nòng ở ngay đầu giường và trong ngăn kéo. Ông ta là con người đầy bạo lực, nhiều lúc chúng tôi rất sợ hãi. Bà vợ đã quá cố của ông ta cũng nhiều phen phải hết hồn, bị khủng hoảng…
- Ông đã nhìn thấy ông ấy đánh đập bà ấy bao giờ chưa?
- Việc này thì tôi đâu dám nói. Nhưng tôi có nghe được những lời nhục mạ rợn đến tận xương tủy của ông ta với bà vợ, thậm chí ngay trước mặt gia nhân.
- Ông vua vàng này, cuộc sống riêng tư cũng chẳng sáng chói cho lắm. - Khi chúng tôi lên xe, Holmes thốt lên - Watson này, chúng ta nắm được không ít dữ liệu, có một số hoàn toàn mới, nhưng tôi e để có thể kết luận được thì còn xa vời đấy. Mặc dù ông Bates rõ ràng không ưa gì ông chủ của mình, nhưng tôi được biết rằng: Khi phát hiện sự việc xảy ra, rõ ràng là ông chủ vẫn ở trong thư viện tại nhà. Bữa tối phải 8 giờ 30 phút mới được dọn ra, tới lúc đó mọi việc vẫn bình thường. Đúng là nhận được tin báo lúc khuya khoắt, nhưng thảm kịch lại xảy ra vào thời gian như ghi trên mảnh giấy. Không có bằng chứng nào để khẳng định là ông chủ từ 5 giờ chiều, sau khi từ thành phố về, đã ra ngoài. Ngược lại, cô Dunbar đã thừa nhận việc hẹn gặp bà chủ ở cầu Thor. Tôi có mấy việc tối quan trọng cần hỏi cô ấy. Chỉ có gặp được chính cô ấy, tôi mới yên tâm. Tôi phải thừa nhận, vụ án này hết sức bất lợi với cô ấy… Chỉ trừ một điều… - Điều gì vậy?
- Chính là việc phát hiện ra khẩu súng trong tủ quần áo của cô ấy.
- Cái gì? - Tôi ngạc nhiên hỏi - Tôi cứ nghĩ, đó là chứng cứ thuyết phục nhất chứ?
- Không đúng. Lần đầu tiên nghe chi tiết này, tôi đã thấy rất đáng ngờ rồi. Bây giờ, sau khi biết được ít nhiều, tôi lại cho rằng đó chính là chứng cứ duy nhất có thể tin cậy được để mà hy vọng. Chúng ta cần phải biết nghi ngờ rằng đây là một màn dàn dựng lừa bịp có chủ ý.
- Tôi chẳng hiểu gì cả.
- Vậy thì, Watson này, giả sử anh là một cô gái định loại bỏ tình địch của mình. Lạnh lùng và tỉnh táo, anh đã sắp đặt âm mưu xong xuôi: Viết một mảnh giấy hẹn. Đối phương đã tới. Anh cầm súng theo, rồi gây án… Tất cả đều êm xuôi. Lẽ nào sau khi thực hiện xong, anh lại làm một việc rất ngu xuẩn, chẳng giống tí gì phong thái của một sát thủ lừng danh là không ném súng xuống đầm nước sâu dày đặc lau sậy ngay đấy để vĩnh viễn phi tang, mà lại mang về, cẩn thận giấu trong tủ quần áo, mặc dù biết rõ đó là nơi cảnh sát lục tìm đầu tiên? Watson này, nếu là anh, chắc chắn anh cũng không làm cái việc quá ư là ngu ngốc đó chứ?
- Nhưng biết đâu là do quá hoảng hốt.
- Không thể! Tôi không tin khả năng đó. Nếu vụ án mạng đã được tính toán âm mưu từ trước, thì nó dứt khoát cũng phải được tỉnh táo che đậy. Cầu mong rằng tất cả đều đang vướng vào một sự nhầm lẫn to lớn!
- Nhưng quan điểm này của anh lại đòi phải giải quyết nhiều vấn đề khác nữa.
- Đúng, phải giải quyết chúng. Một khi quan điểm đã chuyển biến, những chứng cứ vốn bất lợi trước đây lại trở thành bằng chứng của chính sự thật. Ví dụ như khẩu súng, Dunbar nói cô không hề biết gì về nó cả. Theo giả thiết mới của chúng ta thì cô ấy đã nói thật; cho nên súng là do ai đó cố ý bỏ vào tủ của cô ấy. Vậy là ai đây? Ai muốn đổ tội cho cô ấy? Kẻ đó có phải chính là tên tội phạm? Anh thấy không: chúng ta đã có hướng điều tra mới rồi đó.
- Tôi sẽ nói ngắn gọn cho ông hay. - Cuối cùng thì ông ta cũng phải hé răng - Có một số việc rất khó nói và nói ra cũng rất khổ tâm. Tôi gặp nhà tôi ở mỏ vàng, khi tôi đi đào vàng ở Brazil. Maria Pinto là con gái của một quan chức chính phủ ở Manaos. Cô ấy vô cùng xinh đẹp, tính tình sôi nổi, nồng nhiệt, đam mê hết mình, nhưng rất dễ xúc động, đầy khí chất của người xứ nhiệt đới, hoàn toàn khác với phụ nữ Mỹ. Thế là tôi yêu và lấy cô ấy làm vợ. Tới khi tình yêu lãng mạn qua đi - phải mất vài năm - tôi mới nhận ra là giữa chúng tôi không có điểm chung gì cả, hoàn toàn không; tình yêu đã nguội lạnh. Nếu cô ấy cũng vậy thì chuyện dễ xử lý rồi. Nhưng chắc ông cũng biết, dù tôi có nói gì cũng chẳng ảnh hưởng tới tình cảm của cô ấy. Sở dĩ tôi lạnh lùng, thậm chí có người bảo là tàn nhẫn nữa, vì tôi biết nếu có thể phá vỡ tình yêu đó, hoặc biến nó thành hận thù, thì đều có lợi cho cả hai. Nhưng chẳng có cách nào! Cô ấy vẫn yêu tôi, vẫn sùng bái tôi.
“Giữa lúc đó thì cô Dunbar tới theo lời rao trên báo, và trở thành gia sư trong gia đình tôi. Mọi người đều công nhận cô ấy vô cùng xinh đẹp. Tôi không muốn mình giả vờ cao thượng, tôi thừa nhận cùng sống với một cô gái trẻ đẹp, lại thường xuyên tiếp xúc thì không thể không nảy sinh những tình cảm thân mật mãnh liệt. Ông có trách tôi không, thưa ông?”
- Tôi không trách ngài. Nhưng nếu ngài đã thổ lộ như vậy thì ngài lại đáng trách, bởi có thể nói, ngài phải có trách nhiệm bảo vệ cô gái đó.
- Có lẽ là như vậy. - Ông ta nói - Tôi e rằng, suốt cả cuộc đời tôi chưa hề khao khát thứ gì hơn là tình yêu và chiếm được cô ấy. Tôi có nói với cô ấy điều đó.
- Ồ, ngài đã nói như thế rồi sao?
Một khi tình cảm của Holmes lay động, trông anh ấy thật ghê gớm.
- Tôi nói với cô ấy, nếu được, tôi nhất định sẽ cưới cô ấy; nhưng điều đó lại không do tôi quyết định. Tôi nói, tôi không tiếc tiền, chỉ cần việc gì làm cho cô ấy hạnh phúc, tôi đều sẵn sàng.
- Thật khảng khái! - Holmes giọng đầy mỉa mai bình luận.
- Xem ông kìa! Tôi tìm đến ông là để nhờ ông chứng minh cô ấy vô tội, chứ không phải để nghe ông thuyết giảng về đạo đức.
- Tôi chỉ nghĩ tới thân phận cô gái ấy, nên mới quan tâm đến vụ án này. - Holmes nghiêm giọng - Tôi cho rằng tội trạng mà cô ta bị gán cho còn tồi tệ hơn cái việc ngài vừa thừa nhận. Ngài mắc tội hủy hoại một người con gái yếu ớt đang sống dưới mái nhà của mình. Những người lắm tiền như ngài đáng phải nhận lấy bài học này, không phải tất cả đều có thể mua bằng tiền.
Tôi không ngờ là ông vua vàng lại thành thực tiếp nhận lời chỉ trích đó.
- Nay thì tôi đã cảm thấy như vậy rồi. Cảm ơn Chúa, tôi đã không được toại nguyện. Cô ấy kiên quyết không nghe, muốn ngay lập tức thôi việc để về nhà.
- Vì sao cô ấy chưa đi?
- Cái đó, trước tiên là do còn có người phải sống nhờ vào cô ấy, nếu bỏ việc thì với cả cô ấy lẫn người kia, đều chẳng khác gì một tai họa. Do tôi hết lời thề thốt sẽ không quấy nhiễu sự bình an của cô ấy, nên cô ấy đã đồng ý ở lại. Còn một lý do nữa, là cô ấy biết ảnh hưởng của mình đối với tôi, và ảnh hưởng đó mạnh hơn bất kỳ ảnh hưởng nào khác. Cô ấy muốn dùng ảnh hưởng đó để làm việc tốt.
- Làm gì vậy?
- Cô ấy biết một số việc làm ăn của tôi, cơ nghiệp của tôi rất to lớn, lớn đến mức người khác khó tưởng tượng nổi. Tôi có thể xây dựng nó và cũng có thể phá hủy nó; mà tôi thì luôn hủy hoại, chẳng những hủy hoại cá nhân mà còn hủy hoại cả cộng đồng, cả thành phố, thậm chí cả một quốc gia nữa. Kinh doanh là một cuộc đấu tranh tàn khốc, kẻ yếu sẽ thất bại. Tôi dốc toàn lực vào đó mà không hề ngó ngàng tới những lời than khóc khổ đau của người khác. Nhưng cô ấy lại có cách nhìn khác, cô ấy tin rằng, sự giàu có vược bậc của người này không nên được xây dựng trên cơ sở sự phá sản và đói khổ của hàng nghìn người khác. Cô ấy cho rằng tôi chịu nghe lời cô ấy, cũng như tin rằng bằng nguyên tắc hành xử của mình, có thể làm được chút gì tốt lành cho công chúng. Vì vậy mà cô ấy ở lại, không bỏ đi nữa. Sau đó mới xảy ra bi kịch…
- Ngài có thể làm sáng tỏ được điều gì không?
Ông ta im lặng, suy nghĩ mấy phút:
- Tôi không phủ nhận điều này rất không có lợi cho cô ấy. Phụ nữ cũng có cuộc sống nội tâm của họ mà đàn ông không hiểu. Lúc đầu khi sự việc vừa xảy ra, tôi rất ngạc nhiên, cho rằng có thể do cô ấy quá bị kích động nên đã đi ngược bản tính của mình. Tôi có một cách giải thích sẽ nói cho ông ngay bây giờ, bất chấp nó là thực hay giả. Hiển nhiên vợ tôi là người cực kỳ ghen tuông, ghen tuông cả trong tâm tưởng và tinh thần, còn đáng sợ hơn cả sự ghen tị về thể xác. Mặc dù vợ tôi chẳng có lý do gì để ghen tuông với cô gia sư kia, tôi thấy cô ấy cũng rất biết điều. Cô ấy thực sự cảm nhận được ảnh hưởng về tư tưởng và hành vi của cô gái người Anh kia đối với tôi, điều mà cô ấy không có được. Dẫu đó là ảnh hưởng tốt thì cũng thế thôi. Cô ấy tự hận mình đến phát điên lên, cô ấy luôn mang dòng máu của người xứ nhiệt đới. Có thể cô ấy mưu toan giết Dunbar, hoặc có ý định dùng súng để uy hiếp, buộc cô ấy phải rời xa chúng tôi… Nhưng có lẽ súng… cướp cò, khiến chính người cầm súng bị thiệt mạng.
- Ồ! Có lẽ đây là giả thuyết duy nhất có thể giải thoát cô gái khỏi tội giết người.
- Phủ nhận chưa phải là điều tồi tệ nhất, đúng không? Người ta có thể hiểu được, một cô gái rơi vào hoàn cảnh hãi hùng đó có thể hốt hoảng trở về nhà với khẩu súng trong tay, thậm chí có thể vứt nó vào tủ quần áo hay vào một chỗ nào đó, mà rồi chính mình cũng không biết gì. Khi khẩu súng bị phát hiện thì cô ấy lại phủ nhận tất cả, bởi giải thích thế nào cũng không thể nói rõ được. Chẳng có gì đánh đổ được giả thiết đó cả.
- Chỉ bản thân cô Dunbar là biết rõ điều đó thôi.
- Cũng có thể…
Sherlock Holmes nhìn đồng hồ:
- Tôi tin rằng sáng hôm nay chúng tôi sẽ nhận được giấy phép cần thiết, và có thể tới Winchester bằng chuyến tàu buổi chiều. Khi tôi gặp được cô gái trẻ đó, rất có thể tôi sẽ làm sáng tỏ được nhiều điều. Nhưng tôi không thể đảm bảo đạt được kết quả như ngài mong muốn.
Do việc lấy giấy phép từ nhà chức trách bị trục trặc khiến ngay hôm đó không thể xuất phát được, chúng tôi đành đi tới cầu Thor ở khu lãnh địa của ông ta. Ông ta không đi cùng chúng tôi, nhưng cho chúng tôi địa chỉ của thượng sĩ Coventry - viên cảnh sát sở tại. Đây chính là viên cảnh sát đến hiện trường điều tra đầu tiên. Anh ta cao gầy, da trắng, trông bộ dạng hơi bí hiểm, dễ gây cho người ta cảm giác anh ta biết nhiều điều nhưng không dám nói ra. Anh ta còn có một thói quen là hay đột ngột hạ thấp giọng ra vẻ như chuyện rất quan trọng, kỳ thực lại chẳng có gì cả. Nhưng đằng sau những điều đó, anh ta lại là một người thành thực, đúng mực, không kiêu ngạo tới mức không dám thừa nhận năng lực mình có hạn, cần được người khác giúp đỡ.
- Dù sao thì tôi cũng muốn ngài đến chứ không muốn những người ở Scotland Yard đến, thưa ngài Holmes. - Anh ta thật thà thừa nhận. - Cảnh sát cấp trên nhúng tay vào thì dù có thành công, cảnh sát địa phương cũng chẳng vinh dự gì, mà thất bại thì lại bị đem ra làm vật hy sinh. Còn ngài, tôi nghe tiếng ngài chơi đẹp hơn. Có thể khẳng định là ngài rất có nghĩa khí. Ông bạn Watson của ngài hẳn cũng như vậy. Vậy thì thưa ngài, chúng ta có thể cùng ra hiện trường. Tôi xin nêu ra một vấn đề chỉ riêng với ngài thôi. - Anh ta ngó xung quanh vẻ sợ sệt - Ngài không cho rằng trong vụ này, Neil Gibson chính là thủ phạm sao?
- Tôi cũng đang suy xét điều đó.
- Chắc ngài chưa gặp tiểu thư Dunbar, cô ấy là người tuyệt vời về mọi mặt. Chắc chắn là ông ta không muốn cô vợ gây khó cho mình. Mà người Mỹ lại dùng súng dễ dàng hơn người Anh chúng ta nhiều. Đó chính là khẩu súng của ông ấy đấy.
- Điều này đã được chứng thực chưa?
- Rồi. Đó là một khẩu trong bộ đôi súng của ông ta.
- Một khẩu trong bộ đôi ư? Còn khẩu kia đâu?
- Ông ta có rất nhiều loại vũ khí. Chúng tôi chưa tìm thấy khẩu súng thứ hai, nhưng bao súng đúng là bao đôi.
- Nếu đúng vậy thì phải tìm bằng được khẩu súng kia nữa.
- Chúng tôi đã gom tất vào góc nhà ông ấy, ngài có thể đến xem.
- Để sau! Bây giờ chúng ta tới hiện trường đã.
Đoạn đối thoại trên diễn ra trong căn phòng nhỏ của viên cảnh sát, nơi đã biến thành trạm cảnh sát địa phương. Từ đây đi nửa dặm, xuyên qua cánh đồng hoang lộng gió phủ đầy lá vàng của cây dương xỉ, chúng tôi đến cổng phụ của lãnh địa Thor của nhà triệu phú Mỹ. Đi dọc con đường nhỏ trong khu vực bảo tồn chim trĩ, từ giữa vùng đất hoang mênh mông, chúng tôi nhìn thấy một ngôi nhà nửa làm bằng gỗ, theo hai lối kiến trúc cổ khác nhau đứng chênh vênh trên đỉnh đồi. Bên cạnh đó, có một hồ nhỏ dài, mọc đầy cỏ lau, quãng giữa hẹp nhất có một cây cầu đá. Dừng ở đầu cầu, viên cảnh sát chỉ tay xuống mặt đất, nói:
- Đây chính là nơi thi thể nạn nhân nằm. Tôi đã đặt hòn đá này làm dấu.
- Anh đến trước khi thi thể bị chuyển đi chứ?
- Đúng vậy! Họ lập tức tìm gọi tôi đến đây.
- Ai tới tìm anh?
- Chính ông Gibson. Khi có người báo, ông ta và một số người khác cùng từ trong nhà chạy ra. Ông ta kiên quyết không cho ai di chuyển thi thể nạn nhân cũng như mọi thứ, trước khi cảnh sát tới.
- Thật sáng suốt. Tôi đọc trên báo, biết rằng hung thủ bắn ở cự ly không xa?
- Quả vậy, rất gần là đằng khác.
- Viên đạn xuyên qua thái dương bên phải, đúng không?
- Sát gần chỗ đó, thưa ngài. - Thi thể nằm ở tư thế nào?
- Nằm sấp. Không có dấu vết vật lộn. Không một dấu vân tay. Không thấy có vũ khí. Tay trái của bà ta giữ chặt mẩu giấy do Dunbar viết.
- Anh vừa bảo là nắm chặt ư?
- Đúng như vậy! Chúng tôi phải rất vất vả mới mở các ngón tay ra được.
- Điều này vô cùng quan trọng, vì nó loại bỏ được giả thiết là mảnh giấy bị nhét vào tay khi nạn nhân đã chết, nhằm tạo chứng cứ giả. À, tôi nhớ rồi, trên mảnh giấy viết: “Tôi sẽ đến cầu Thor lúc 9 giờ tối. G. Dunbar”, đúng không?
- Đúng, đúng vậy!
- Cô Dunbar đã thừa nhận mình viết mảnh giấy đó?
- Thưa vâng.
- Cô ta giải thích ra sao?
- Cô ấy chuẩn bị biện hộ cho mình tại tòa nên chẳng nói gì cả.
- Quả là bài toán hóc búa đây. Về mảnh giấy, xem ra còn rất mù mờ.
- Nhưng, - Anh chàng cảnh sát chen vào - theo thiển ý của tôi, trong toàn bộ vụ này, mẩu giấy là điểm sáng tỏ duy nhất đấy.
Sherlock Holmes lắc đầu:
- Bây giờ cứ giả thiết mảnh giấy đó là do bị cáo viết thật, thì bà ta đã phải nhận được trước đó một vài giờ. Vậy vì sao người chết vẫn nắm chặt nó trong tay? Khi gặp nhau, họ đâu cần tới mảnh giấy đó nữa? Điều đó chẳng phải rất lạ sao?
- Nghe ngài nói vậy, tôi cũng thấy kỳ lạ thật.
- Tôi muốn ngồi yên đây suy nghĩ một lát.
Holmes vừa nói vừa ngồi lên thành cầu bằng đá. Tôi thấy anh đưa mắt săm soi tìm kiếm. Đột nhiên anh vụt đứng dậy, chạy tới thành cầu bên kia, rút kính lúp ra quan sát tỉ mỉ từng phiến đá.
- Có chuyện kỳ lạ này! - Holmes nói.
- Đúng, chúng tôi cũng đã nhìn thấy vết sứt trên thành cầu. Nhưng tôi lại nghĩ rằng là do người qua đường vô tình gây ra.
Đá màu xám, nhưng vết sứt lại sáng màu, to bằng đồng tiền xu. Nhìn kỹ, có thể thấy vết sứt đó phải do một lực rất mạnh tác động vào.
- Phải cần cú đập thật mạnh mới để lại dấu vết như vậy. - Anh ấy lấy cây gậy gõ thật mạnh mấy cái vào thành cầu đá mà chẳng thấy có vết gì cả - Rõ ràng là rất mạnh, mà lại ở một vị trí rất bất bình thường thế này: ở mép dưới của thành cầu.
- Nhưng chỗ này còn cách thi thể ít ra là năm thước cơ mà.
- Không sai, đúng là năm thước. Có thể điều này chẳng liên quan gì tới vụ án cũng nên, nhưng vẫn rất đáng lưu ý. Được rồi, ở đây chẳng có gì để tìm kiếm nữa. Có phải anh nói, ở quanh đây không có dấu chân phải không?
- Thưa, mặt đất cứng như sắt, tuyệt nhiên chẳng có dấu chân nào!
- Vậy chúng ta đi thôi! Có thể vào trong nhà xem trước mớ vũ khí mà anh nói, sau đó chúng tôi sẽ đi Winchester. Tôi muốn gặp cô Dunbar trước khi tiếp tục điều tra.
Ông Gibson vẫn chưa về. Chúng tôi gặp lại Bates, người hơi có vẻ hoảng loạn mà hồi sáng đã ghé qua văn phòng chúng tôi. Ông ta dẫn chúng tôi đi xem số vũ khí của ông chủ với vẻ mặt rất đau khổ. Chúng tôi thấy các loại vũ khí xếp thành một mớ, nghĩ rằng đây có lẽ là những thứ mà cả đời chủ nhân của chúng mạo hiểm mới có được. Ông Bates nói:
- Ông chủ có không ít kẻ thù, phàm những ai biết tính cách và tác phong của ông ta đều chẳng lấy gì làm lạ. Hàng ngày, khi đi ngủ, ông ta luôn để súng với đạn đã lên nòng ở ngay đầu giường và trong ngăn kéo. Ông ta là con người đầy bạo lực, nhiều lúc chúng tôi rất sợ hãi. Bà vợ đã quá cố của ông ta cũng nhiều phen phải hết hồn, bị khủng hoảng…
- Ông đã nhìn thấy ông ấy đánh đập bà ấy bao giờ chưa?
- Việc này thì tôi đâu dám nói. Nhưng tôi có nghe được những lời nhục mạ rợn đến tận xương tủy của ông ta với bà vợ, thậm chí ngay trước mặt gia nhân.
- Ông vua vàng này, cuộc sống riêng tư cũng chẳng sáng chói cho lắm. - Khi chúng tôi lên xe, Holmes thốt lên - Watson này, chúng ta nắm được không ít dữ liệu, có một số hoàn toàn mới, nhưng tôi e để có thể kết luận được thì còn xa vời đấy. Mặc dù ông Bates rõ ràng không ưa gì ông chủ của mình, nhưng tôi được biết rằng: Khi phát hiện sự việc xảy ra, rõ ràng là ông chủ vẫn ở trong thư viện tại nhà. Bữa tối phải 8 giờ 30 phút mới được dọn ra, tới lúc đó mọi việc vẫn bình thường. Đúng là nhận được tin báo lúc khuya khoắt, nhưng thảm kịch lại xảy ra vào thời gian như ghi trên mảnh giấy. Không có bằng chứng nào để khẳng định là ông chủ từ 5 giờ chiều, sau khi từ thành phố về, đã ra ngoài. Ngược lại, cô Dunbar đã thừa nhận việc hẹn gặp bà chủ ở cầu Thor. Tôi có mấy việc tối quan trọng cần hỏi cô ấy. Chỉ có gặp được chính cô ấy, tôi mới yên tâm. Tôi phải thừa nhận, vụ án này hết sức bất lợi với cô ấy… Chỉ trừ một điều… - Điều gì vậy?
- Chính là việc phát hiện ra khẩu súng trong tủ quần áo của cô ấy.
- Cái gì? - Tôi ngạc nhiên hỏi - Tôi cứ nghĩ, đó là chứng cứ thuyết phục nhất chứ?
- Không đúng. Lần đầu tiên nghe chi tiết này, tôi đã thấy rất đáng ngờ rồi. Bây giờ, sau khi biết được ít nhiều, tôi lại cho rằng đó chính là chứng cứ duy nhất có thể tin cậy được để mà hy vọng. Chúng ta cần phải biết nghi ngờ rằng đây là một màn dàn dựng lừa bịp có chủ ý.
- Tôi chẳng hiểu gì cả.
- Vậy thì, Watson này, giả sử anh là một cô gái định loại bỏ tình địch của mình. Lạnh lùng và tỉnh táo, anh đã sắp đặt âm mưu xong xuôi: Viết một mảnh giấy hẹn. Đối phương đã tới. Anh cầm súng theo, rồi gây án… Tất cả đều êm xuôi. Lẽ nào sau khi thực hiện xong, anh lại làm một việc rất ngu xuẩn, chẳng giống tí gì phong thái của một sát thủ lừng danh là không ném súng xuống đầm nước sâu dày đặc lau sậy ngay đấy để vĩnh viễn phi tang, mà lại mang về, cẩn thận giấu trong tủ quần áo, mặc dù biết rõ đó là nơi cảnh sát lục tìm đầu tiên? Watson này, nếu là anh, chắc chắn anh cũng không làm cái việc quá ư là ngu ngốc đó chứ?
- Nhưng biết đâu là do quá hoảng hốt.
- Không thể! Tôi không tin khả năng đó. Nếu vụ án mạng đã được tính toán âm mưu từ trước, thì nó dứt khoát cũng phải được tỉnh táo che đậy. Cầu mong rằng tất cả đều đang vướng vào một sự nhầm lẫn to lớn!
- Nhưng quan điểm này của anh lại đòi phải giải quyết nhiều vấn đề khác nữa.
- Đúng, phải giải quyết chúng. Một khi quan điểm đã chuyển biến, những chứng cứ vốn bất lợi trước đây lại trở thành bằng chứng của chính sự thật. Ví dụ như khẩu súng, Dunbar nói cô không hề biết gì về nó cả. Theo giả thiết mới của chúng ta thì cô ấy đã nói thật; cho nên súng là do ai đó cố ý bỏ vào tủ của cô ấy. Vậy là ai đây? Ai muốn đổ tội cho cô ấy? Kẻ đó có phải chính là tên tội phạm? Anh thấy không: chúng ta đã có hướng điều tra mới rồi đó.